Mục tiêu bài học Giúp học sinh: -Cảm nhận tâm trạng tương tư của chàng trai với những diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê quện chặt với cảnh quê một cách nhuần nhị..
Trang 1TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN- GV: TRỊNH THỊ HƯƠNG
Ngày soạn: 12/02/2009
Tiết: 93 - 94
Tên bài dạy:
TƯƠNG TƯ
NGUYỄN BÍNH
A Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
-Cảm nhận tâm trạng tương tư của chàng trai với những diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê quện chặt với cảnh quê một cách nhuần nhị
-Nhận ra vẻ đẹp của một bài thơ mới mang đậm phong vị ca dao
-Giúp học sinh cảm nhận được ý vị của tình yêu lứa đôi có vô vàn cung bậc, có nỗi nhớ nhung, có sự hờn ghen…Và qua bài thơ cũng phần nào giúp các em hiểu được tình yêu lứa đôi thẹn thùng của những chàng trai, cô gái ở thôn quê xưa
B.Phương tiện thực hiện, cách thức tiến hành:
I Phương tiện:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế, tài liệu tham khảo
II Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo,gợi tìm,kết hợp với các hình thức thảo luận,trả lời các câu hỏi
C Tiến trình lên lớp:
I Ổn định tổ chức
II Kiểm tra bài cũ
III Bài mới:
Trong tình yêu luôn có rất nhiều những cung bậc khác nhau: yêu, ghét, giận hờn Đã có rất nhiều nhà thơ khai thác thành công đề tài này “Tương tư” là một trong những ví dụ tiêu biểu Để hiểu hơn về tâm trạng của những người đang yêu ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ để thấy rõ điều đó
IV Tìm hiểu bài:
Trang 2Hoạt động của GV và
Hoạt động 1: GV
hướng dẫn hs tìm hiểu
chung về tác giả, tác
phẩm
- GV: Dựa vào phần
tiểu dẫn trong SGK em
hãy nêu những nét khái
quát về tác giả?
- HS trả lời cá nhân
- GV nhận xét góp ý
I TÌM HIỂU CHUNG
1.Tiểu sử:
a.Tác giả:
- Nguyễn Bính (1918-1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng
- Ông quê ở làng Thiện Vịnh, huyện Vụ Bản,tỉnh Nam Định
- Gia đình: Mẹ mất sớm, cha lấy vợ kế, ông được người cậu ruột đem về nuôi dạy.Sau này ông theo anh trai vào Hà Nội sinh sống Để sinh sống trên đất thành phố ông đã làm nhiều nghề để sinh sống, ông vừa dạy học vừa làm thơ
Từ năm 1945-1954 ông làm tuyên huấn và văn nghệ ở Nam Bộ Năm 1954 ông tập kết ra Bắc vẫn hoạt động văn nghệ ở Hà Nội và Nam Định Ông mất đột ngột vào ngày 20/1/1966
b.Tác phẩm:
Nguyễn Bính làm thơ từ năm 13 tuổi.Năm 1937 ông đoạt giải thưởng của Tự lực văn đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi.Ông sáng tác khá nhiều thể loại: Các tập thơ :
+Lỡ bước sang ngang (1940) +Mười hai bến nước (1942) +Gửi người vợ Miền Nam (1955) +Đêm sao sáng (1962)
Các truyện thơ:
+Cây đàn tì bà (1944) +Tiếng trống đêm xuân (1958) Chèo Cô Son (1961)…
Ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng
HỒ CHÍ MINH về văn học và nghệ thuật đợt II năm 2000
- Ông là một con người nhạy cảm với thời đại đầy biến động,ông cũng là người muốn bảo tồn và
Trang 3- GV: Em hãy cho biết
xuất xứ bài thơ “Tương
tư” và bố cục của bài
thơ này?
Hoạt dộng II: Đọc–
hiểu bài thơ
- GV: Theo em hiểu
tương tư là trạng thái
tình cảm như thế nào?
Nỗi niềm tương tư của
chàng trai trong bài thơ
là do đâu?
- HS trả lời cá nhân
-GV nhận xét, góp ý
(Tương tư là tâm trạng
thương nhớ trong tình
yêu đôi lứa,thường là
tình yêu đơn phương xa
cách đó là một phức
hợp cảm xúc khác nhau
với những diễn biến
nhiều khi trái ngược
nhau mà thống nhất rất
khó nắm bắt và lí giải.)
- GV: Không gian lúc
duy trì những giá trị truyền thống.Là một nhà thơ mới nhưng ông lại trở về đào sâu vào truyền thống dân gian nên đã đem đến cho thơ mình một
vẻ đẹp Chân quê.
2.Về bài thơ : a.Bài thơ được viết năm 1939 và được đưa vào tập thơ “Lỡ bước sang ngang” (1940)
b.Bố cục: 3 phần +Phần 1: Bốn câu thơ đầu-Khơi nguồn tương
tư-Căn bệnh của tình yêu đơn phương của tôi +Phần 2: từ Hai thôn chung lại đến…Gặp nhau?-là sự giãi bày tâm trạng tương tư.
+Phần 3: Bốn câu thơ cuối- khát vọng về nhân duyên
II.ĐỌC-HIỂU BÀI THƠ
1 Nỗi niềm thương nhớ, “tương tư”:
Nỗi niềm Tương tư được Nguyễn Bính thể hiện
bằng những sắc thái muôn thuở của chuyện trai gái yêu nhau mà phải xa cách.Có nhớ nhung,có trách móc,có hờn giận và dĩ nhiên có cả khắc khoải đợi chờ,nỗi niềm tương tư ấy thật tha thiết,chân thành
Cách sử dụng hoán dụ-nhân hoá kết hợp với thành ngữ và nghệ thuật phân hợp số từ-vị ngữ (Chín,mười,nhớ mong = Chín nhớ mười mong) làm cho lời thơ trở nên bình dị mà hồn nhiên đằm thắm Nỗi nhớ ấy không chỉ đầy ắp,da diết trong lòng chàng trai đa tình mà còn tràn ngập cả xóm thôn,cả thôn Đông lẫn thôn Đoài.Yêu cô gái mà chàng trai đã thành bệnh cũng như bệnh nắng
mưa của trời vậy.Cách so sánh bệnh giời với bệnh tương tư của tôi yêu nàng Nguyễn Bính đã diễn tả
một cách hồn nhiên,thú vị về nỗi buồn tương tư trong tình yêu là lẽ tự nhiên,là tất yếu.Yêu thì mong được gần nhau,mà xa nhau thì lại nhớ,yêu lắm thì nhớ nhiều,mà nhớ nhiều thì càng tương tư
2 Sự hờn dỗi, than thở, trách cứ của chàng trai:
Trang 4này diễn ra ntn?
- GV:Em hãy cho biết ở
đoạn 2 này nhà thơ đã
để cho chàng trai giãi
bày tình cảm của mình
như thế nào?Chàng trai
có nhận được sự đáp lại
tình cảm của cô gái
không?
- Không gian rút gọn: →Một làng
→đầu đình →bên ấy – bên này
- Trước hết đó là nỗi băn khoăn,thắc mắc.Tuy
chẳng được ở gần nhau Bên giậu mồng tơi,Bên giàn thiên lý…nhưng tôi với nàng gần gũi biết bao
vì Hai thôn chung lại một làng,Có mong,có nhớ
mà chẳng được đáp lại nên băn khoăn,thắc mắc biết ngỏ cùng ai bây giờ?Một câu hỏi không lời đáp cất lên một cách não nề:
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này
Đã bao lâu rồi chưa được gặp nàng,nỗi buồn tương tư càng da diết,nôn nao:
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Ba chữ Ngày kết hợp với chữ Qua và một chữ Lại diễn tả một nỗi buôn triền miên,dằng dặc.Từ mùa xuân khi lá còn Xanh vậy mà nay đã cuối thu Cây lá vàng,thế mà Bên ấy chẳng sang bên này?
Làm sao chẳng mỏi mòn,mong nhớ?Làm sao chẳng tàn úa như lá vàng mùa thu?Nguyễn Bính
đã học tập cách nói của dân gian là:Lấy cây cỏ sắc màu để diễn tả thời gian ly cách.Thời gian tâm lí,thời gian tâm trạng:dằng dặc mong nhớ,triền miên,buồn trông được nói một cách rất thơ đậm đà,ý vị
Chàng trai ây thắc mắc rồi trách móc rồi hờn tủi
để rồi băn khoăn tự hỏi,tự giày vò mình:
Bảo rằng cách trở đò giang Không sang là chẳng đường sang đã đành Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi Tương tư thức mấy đêm rồi Biết cho ai,hỏi ai người biết cho!
Giá mà xa xôi,cách trở thi chàng trai còn được
an ủi phần nào vì dù sao nàng là phận con gái để đến bên chàng thì kèm theo đó là bao nhiêu khó khăn và điều tiếng.Nhưng buồn và thương thay họ
ở rất gần nhau chỉ cách có một đầu đình mà
thôi.Chàng băn khoăn tự hỏi nhưng cũng chỉ biết
Trang 5- GV: Ở 2 câu thơ cuối
trong khổ 2 tác giả đã
mượn hình ảnh nào
trong thơ xưa để nói lên
nỗi lo lắng của mình?
- Ai biết tình ai có đậm
đà?
(Hàn Mặc Tử)
- Nhớ mình ra ngẩn vào
ngơ / Trông mây trông
nước nay chờ mai mong
(Tản Đà)
- GV: Em hãy cho biết ở
4 câu thơ cuối chàng trai
đã ước mong điều gì khi
cô gái không đáp lại
tình cảm của anh?
hỏi mình mà thôi,càng hỏi thì lại càng cô đơn lẻ loi,hờn tủi
Và rồi trải qua những Chín nhớ mười mong hết
trách móc hờn dỗi rồi lại trông đợi cầu mong: Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các,bướm giang hồ gặp nhau?
Vận dụng lối nói ước lệ, ẩn dụ trong ca dao Bến
và Đò và trong thơ văn truyền thống Hoa khuê các và Bướm giang hồ để thể hiện một nỗi ước
mong,một niềm khao khát về tình yêu hạnh phúc của lứa đôi rất thiết tha Cái tôi trữ tình của chàng trai đa tình,nỗi buồn tương tư,nỗi khát khao về hạnh phúc “của tôi yêu nàng” trở thành cái chung của nhiều chàng trai cô gái khác.Vì thế mà đã bao năm qua tiếng thơ “Tương tư” vẫn được bao thế
hệ độc giả trân trọng coi nó như tâm hồn mình,tiếng lòng mình vậy
* Tiểu kết: Ở đoạn thơ này chàng trai lúc thì trách
móc,lúc thì nhắn hỏi liên tiếp mà nàng vẫn hững hờ,có đi mà chẳng có lại,đó chỉ là chuyện hão huyền vô vọng,vì đó là một tình yêu đơn phương.Bởi vậy nhớ và mong,trách và hỏi đâu
mơ hồ,vu vơ.Ở đời vẫn có những chuyện tình như thế,lãng mạn như thế
3.Ước mơ khát vọng về nhân duyên:
Có một giàn giầu,Có một hàng cau liên phòng,Nhà anh,Nhà em…mới đều chỉ có một
nghĩa là còn lẻ loi, đơn chiếc Anh và em vẫn đôi
nơi: Anh ở thôn Đoài,em ở thôn Đông, vẫn còn
xa cách quá chừng Vẫn là một trời mong nhớ
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Anh nhớ em tưởng như Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? Hình ảnh ẩn dụ Giầu - Cau dân dã biểu lộ niềm
mơ ước: Duyên trầu cau cũng là duyên lứa đôi son sắt,bền chặt Cấu trúc song hành gợi tả mối
Trang 6- GV:Em hãy nêu nghệ
thuật và nội dung của
bài thơ?
quan hệ gắn bó của đôi trai gái trong một tình yêu đẹp : Nhà tôi và nhà em, thôn Đoài và thôn Đông
* Tình yêu là chuyện muôn đời của lứa đôi, của trai gái Nguyễn Bính đã diễn đạt tinh tế, đậm đà nhiều man mác, bâng khuâng Mơ ước về trái ngọt hạnh phúc, mơ ước về con thuyền tình sẽ cập bến hạnh phúc…Đó là mơ ước đẹp đẽ rất nhân văn
III.TỔNG KẾT 1.Nghệ thuật:
-Ngôn ngữ thơ dung dị hồn nhiên,dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn thơ mộng
-Sử dụng hệ thống ẩn dụ-hoán dụ-ước lệ một cách đặc sắc và sáng tạo
-Sử dụng nhiều điệp từ,điệp ngữ -Sử dụng nhiều cặp hình tượng tượng trưng cho hạnh phúc lưa đôi
-Thơ lục bát mang chất biểu cảm nồng nàn
2.Nội dung:
Bài thơ thể hiện một tình cảm thiết tha,rạo rực,chân thành của chàng trai với cô gái nhưng tình yêu đơn phương thầm kín đó cô gái không thể cảm nhận và không thể đáp lại nỗi mong mỏi khát khao của chàng trai,cho đến cuối bài thơ dù
đã ước ao và khát vọng sum họp nhưng niềm hạnh phúc ấy chỉ là trong ý nghĩ của chàng trai tự
an ủi mình mà thôi.Nhưng điều đáng trân trọng là
dù cô gái không đáp lại tình cảm của minh nhưng chàng trai vẫn dành cho cô gái những tình cảm tốt đẹp như ngày nào
V Củng cố:
- Bài thơ “Tương tư” là một bài thơ Mới nhưng vẫn mang nhiều âm hưởng của ca dao, dân ca
D Dặn dò:
- Soạn bài mới: “Kiểm tra văn học”