Qua tìm hiểu và phân tích khái quát các công trình nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy việc nghiên cứu các liên hợp máy cỡ vừa và nhỏ chỉ tập trung vào xác định khả năng làm việc
Trang 1Tôi xin cam đoan, đây là công trình của riêng tôi
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực
và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trần Văn Thịnh
LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian làm việc khẩn trương, với tinh thần nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc, trên cơ sở các kiến thức của bản thân và các tài liệu tham khảo, sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Văn Quân, thầy hướng dẫn trực tiếp, thầy Phạm Văn Lý với những nhận xét và góp ý xác đáng, thầy Trần Kim Khôi và các bạn đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ trong quá trình khảo nghiệm tại hiện trường và xử lý số liệu đo đếm được Đến nay, Đề tài
“Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất và chi phí năng lượng riêng khi vận xuất gỗ rừng tự nhiên bằng tời tự hành hai trống” của tôi
đã hoàn thành và đạt được mục tiêu đề ra
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những sự giúp đỡ tận tình quý báu đó Tôi xin hứa với những kiến thức đã học được trong quá trình học tập và nghiên cứu, trong điều kiện có thể tôi sẽ vận dụng vào quá trình hoạt động
LỜI CAM ĐOAN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-
BÙI THANH THỦY
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỘNG LỰC HỌC CỦA LIÊN HỢP MÁY JOHN DEERE 5310 VỚI MÁY CÀY PHỤC
VU ̣ LÀM ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP
Chuyên ngànhnghệ gỗ, giấy
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Hà Nội, 2011
Trang 2Tác giả luận văn
Trần Văn Thịnh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-
BÙI THANH THỦY
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỘNG LỰC HỌC CỦA LIÊN HỢP MÁY JOHN DEERE 5310 VỚI MÁY CÀY PHỤC
VU ̣ LÀM ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Máy và Thiết bị cơ giới hóa Nông -Lâm nghiệp
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Lê Văn Thái
Hà Nội, 2011
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, việc cơ giới hóa phục vụ trong sản xuất nông nghiệp là việc sử dụng các thiết bị máy móc để thực hiện các công việc từ sản xuất cây giống tại vườn ươm, chuẩn bị làm đất, trồng cây, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch cây trồng Để đáp ứng được các yêu cầu về cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta thì việc sử dụng có hiệu quả các liên hợp máy là hết sức quan trọng Do nhu cầu thực tế phục vụ cho sản xuất ở nước ta đã nhập khẩu một số mẫu máy của nhiều nước, trong đó có một số mẫu máy thích ứng và phổ biến ở trong nước, tuy nhiên việc chọn lựa chưa được nghiên cứu trên cơ sở khoa học Các máy được nhập khẩu chủ yếu từ các nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, ….Còn các máy cỡ nhỏ được chế tạo trong nước chủ yếu ở nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, nhà máy cơ khí Sông Công Thái Nguyên và một số nhà máy cơ khí ở địa phương…Tuy nhiên một số liên hợp máy sản xuất trong nước được sử dụng trong thời gian qua có chất lượng công nghệ chế tạo chưa phù hợp với điều kiện sản xuất, cho nên việc nghiên cứu phục vụ thiết kế cũng như để nâng cao chất lượng đang dần dần từng bước được củng cố và quan tâm
Trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu đề cập đến vấn
đề sử dụng máy kéo cỡ nhỏ trong sản xuất nông, lâm nghiệp như: PGS.TS Đặng Thế Hòa Trường Đại học Nông nghiệp – Hà Nội, PGS – TS Nguyễn Nhật Chiêu Hội Khoa học lâm nghiệp, TS Nguyễn Văn Đạt Trường Đại học Tây Nguyên Những đề tài trên tập trung nghiên cứu cải tiến, lắp thêm một
số bộ phận công tác nhằm nâng cao hiệu quả khả năng sử dụng của liên hợp máy trong điều kiện sản xuất nông, lâm nghiệp Tuy nhiên vấn đề động lực học của liên hợp máy phục vụ khâu làm đất nông, lâm nghiệp ở nước ta thì hầu như các đề tài đề cập đến còn rất ít
Trang 4Qua tìm hiểu và phân tích khái quát các công trình nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy việc nghiên cứu các liên hợp máy cỡ vừa và nhỏ chỉ tập trung vào xác định khả năng làm việc hoặc cải tiến một số hệ thống hay cơ cấu riêng lẻ, mà chưa chú ý đầy đủ đến các tính chất hoạt động thực tế của liên hợp máy trong sản xuất nông, lâm nghiệp, mối tương quan qua lại giữa liên hợp máy và đối tượng tác động Trong điều kiện làm việc cụ thể có
sự sai số rất lớn so với các giả thuyết khi tính toán thiết kế và nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc, hiệu quả và chất lượng công việc của liên hợp máy
Tuy các liên hợp máy cỡ nhỏ có tốc độ truyền động thấp, xong do có khối lượng chuyển động, mô men quán tính nhỏ và những đặc điểm kết cấu riêng nên rất dễ nhạy cảm với các tác động động lực học trong quá trình liên hợp với máy công tác Để đánh giá và nâng cao hiệu quả sử dụng của quá trình làm việc của liên hợp máy và đưa ra giới hạn phạm vi làm việc nhằm cải thiện liên hợp máy sao cho thích ứng với các điều kiện làm việc thực tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở nước ta, cần thiết phải nhận dạng các chế độ động lực học của liên hợp máy Có nghĩa là chúng ta phải nắm được về định tính và định lượng các tác động động lực học đến khả năng làm việc cũng như đến chất lượng công việc, độ bền của các chi tiết máy và tính năng điều khiển của liên hợp máy
Với những lý do trên tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu một số vấn
đề động lực học của liên hợp máy John Deere 5310 với máy cày phục vụ làm đất nông, lâm nghiệp”
Trang 5
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình trang bị máy kéo và áp dụng cơ giới trong sản xuất nông, lâm nghiệp nước ta
Từ năm 2000 đến nay, khi sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã có nhiều chính sách mới được ban hành ngày càng đồng bộ Làm cho sản xuất nông, lâm nghiệp đã chuyển từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa Tính đến tháng 4 năm 2005 cả nước đã trang bị trên 16,3 triệu mã lực dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy lợi Bình quân trang bị động lực cho một ha canh tác đạt 0,8 mã lực, do điều kiện phát triển kinh tế ở các vùng khác nhau nên việc trang bị động lực cũng khác nhau Cao nhất là Tây nguyên đạt 1,78 mã lực/ha Đông Nam bộ 1,25 mã lực/ha, Đồng Bằng Sông Cửu Long 0,98 mã lực/ha Trong khi đó khu 4 cũ và Trung du miền núi phía bắc mới chỉ đạt 0,36 mã lực/ha, [11]
Trong 10 năm gần đây số máy kéo các loại tăng 5,5 lần, động cơ diesel sản xuất trong nước đạt 8,3 lần, các loại máy canh tác khác phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi tăng vượt bậc Các phương tiện vận chuyển ở nông thôn phát triển mạnh, hiện có 100.000 xe vận tải nhỏ và 875.650 tầu thuyền cơ giới Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được cày bừa bằng máy đạt 7,2 %, trong đó máy kéo cỡ nhỏ được xác định là một nguồn động lực quan trọng trong sản xuất
Một trong những chủ trương thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là trang bị các loại máy kéo để cơ giới các khâu sản xuất Việc trang bị các loại máy kéo để phục vụ sản xuất trong các hộ gia đình nông dân đang được người dân chú trọng đầu tư mua sắm Nhiều loại máy kéo cỡ nhỏ đã được nhập vào Việt nam với số lượng lớn và phân theo các vùng lãnh thổ Các loại máy kéo cỡ nhỏ được nhập và sử dụng ở Việt Nam chủ yếu do các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc sản xuất
Trang 6Nhu cầu sử dụng nguồn liên hợp máy cỡ vừa và máy kéo nhỏ ở các vùng núi phía Bắc, Tây nguyên và Đông Nam Bộ còn rất lớn, trong các ngành chế tạo máy và sản xuất trong nước chỉ mới cung cấp được khoảng 17% [19] Chính vì vậy thị trường trong nước còn tràn ngập các loại máy kéo nhỏ của Trung Quốc với giá cao và chất lượng chưa tốt Máy kéo qua sử dụng của Nhật cũng tràn vào Việt Nam, có chất lượng chế tạo tốt hơn nhưng giá thành đắt và phụ tùng thay thế khan hiếm Ngành chế tạo máy nước ta trong những năm hội nhập WTO đã gặp nhiều khó khăn hầu hết các máy kéo cỡ nhỏ chế tạo trong nước đều sao chép mẫu của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản ra đời cách đây nhiều thập kỷ, đơn điệu về mẫu mã lạc hậu về tính năng kĩ thuật [19] Ngay cả việc sao chép mẫu cũng chưa có căn cứ khoa học đầy đủ để có được những máy phù hợp với điều kiện sử dụng ở nước ta Trong những năm gần đây các công ty chế tạo động cơ (viết tắt là VINAPPRO), công ty máy kéo và máy Nông nghiệp (viết tắt là VIKYNO), công ty Diesel Sông Công ở phía Bắc (viết tắt DISOCO) đã có nhiều tiến bộ trong việc thay đổi chủng loại, nâng cao chất lượng, phát triển số lượng và đã bước đầu có xuất khẩu sang các nước trong khu vực
Thực hiê ̣n cơ giới hóa nông, lâm nghiê ̣p theo quan điểm của Lênin:
“Muố n thay đổi tâ ̣p quán thói quen của người tiểu nông cần hàng chu ̣c va ̣n
máy kéo” Tới nay tỷ lê ̣ công viê ̣c sử du ̣ng máy móc tăng lên đáng kể Tính đến tháng 4 năm 2005 cả nước đã trang bi ̣ trên 16 triê ̣u mã lực dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản Bình quân trang bi ̣ đô ̣ng lực cho mô ̣t ha canh
tác đa ̣t gần 0,8 mã lực/ha, do điều kiê ̣n sản xuất, phát triển kinh tế từng khác nhau nên viê ̣c trang bi ̣ đô ̣ng lực cũng khác nhau Cao nhất là Tây Nguyên đa ̣t 1,78 mã lực/ha, đông Nam Bô ̣ 1,25 mã lực/ ha, đồ ng bằng sông Cửa Long 0,98 mã lực/ha, trong khi đó miền trung và khu vực miền núi phía bắc chỉ đa ̣t 0,36 mã lực/ha.[8]
Trang 7Do yêu cầu của quá trình công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa nông nghiê ̣p nông thôn Nhu cầu trang bi ̣ máy kéo để cơ giới hóa các khâu sản xuất là rất
lớ n Trong khi đó, nền cơ khí trong nước chưa theo ki ̣p cơ giới hóa nông nghiệp, số lươ ̣ng máy kéo sản xuất ở trong nước chỉ đáp ứng được 17% nhu cầu Do đó thi ̣ trường máy kéo trong nước tràn ngâ ̣p các loa ̣i máy kéo nhâ ̣p khẩu củ a Trung Quốc, Nhâ ̣t Bản, Mỹ… Trong những năm gần đây, nhà nước đã có rất nhiều chính sách ưu tiên kích thích phát triển nền cơ khí nông nghiệp trong nước, nhưng vẫn chưa có bước tiến triển đáng kể Điều này là do
sản phẩm trong nước không thể ca ̣nh tranh với hàng nhâ ̣p khẩu về giá cả và chất lượng Do đó, để thúc đẩy sản xuất máy móc phu ̣c vu ̣ cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn, cần có sự nỗ lực từ rất nhiều phía, các công ty cơ khí, nhà nước, nhà khoa ho ̣c.[11]
Hiện nay đã có những tiến bộ nhất định trong ngành chế tạo máy, nhưng máy kéo do Việt Nam sản xuất được thị trường trong nước chấp nhận với số lượng còn rất nhiều hạn chế do chất lượng các máy còn chưa đảm bảo, chưa đáp ứng được các yêu cầu tính năng kỹ thuật đặt ra Do đó, cần phải tập trung đầu tư nghiên cứu tính toán thiết kế, đổi mới qui trình công nghệ cho ra được sản phẩm có chất lượng, phù hợp với đặc điểm và tính chất công việc
mà máy đảm nhận Mục tiêu của ngành chế tạo máy nước ta là phấn đấu đến năm 2020 chế tạo khoảng 10.000 máy kéo cầm tay cỡ 6 – 15 mã lực/năm, chiếm lĩnh được toàn bộ thị trường máy kéo cỡ nhỏ trong nước, cùng với kéo
cỡ lớn đạt được
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, thì việc cơ giới hóa các khâu công việc trong sản xuất đòi hỏi lượng máy móc thiết bị cơ giới rất lớn, trong đó chủ yếu là các loại máy kéo và liên hợp máy kéo Máy kéo được sử dụng ở nước ta đã góp phần cơ giới hóa nhiều công việc trong sản xuất Những năm gần đây tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất bình quân cả nước đạt 63,8 %, cao nhất là đồng bằng Sông Cửu Long đạt 87 %,
Trang 8Đông Nam bộ 75 %, Đồng Bằng Sông Hồng và duyên hải Nam Trung bộ trên
65 %, các vùng khác xấp xỉ 41 % Trong khâu thu hoạch lúa việc đập và làm sạch bằng máy liên hoàn phát triển khá nhanh, hiện có 890.000 máy đập lúa động cơ các loại Khả năng phòng trừ sâu bệnh được tăng lên nhờ có hàng nghìn máy bơm thuốc trừ sâu các loại Về tưới tiêu đến cuối năm 2005 nhà nước đầu tư xây dựng trên 76.000 công trình thủy lợi lớn nhỏ và 6000 trạm bơm các loại, hàng năm đạt khối lượng nước tưới 110.000 triệu m3/h, tiêu úng 100.000 triệu m3/h Ngoài ra hộ gia đình nông dân tự trang bị gần 1.800.000 máy bơm nhỏ các loại [11]
Vớ i viê ̣c nhà nước chủ trương phát triển đa da ̣ng hóa nền kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế hô ̣ gia đình, kinh tế trang tra ̣i, do đó nhu cầu trang bi ̣
máy kéo cỡ nhỏ cho sản xuất nông, lâm nghiê ̣p là rất lớn Vì vâ ̣y cần đầu tư, quan tâm hơn nữa tới lĩnh vực này, để sớm hoàn thành mu ̣c tiêu công nghiê ̣p
hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa nông nghiê ̣p nông thôn
1.2 Một số tính chất và đặc điểm động lực học liên hợp máy kéo cỡ nhỏ
Liên hợp máy kéo cỡ nhỏ khi làm việc trong sản xuất nông, lâm nghiệp chịu tác động của các điều kiện ngoài thay đổi, được nhìn nhận là đa yếu tố và
đa dạng Có thể kể đến là tính chất không bằng phẳng của trái đất, tính chất không đồng nhất của trái đất, tính đa dạng về cơ cấu cây trồng, tính phức tạp
và đa dạng của các quá tình công nghệ v.v… Các yếu tố này chủ yếu ảnh hưởng đến độ không đồng đều của tải trọng và các chỉ tiêu của quá trình công nghệ mà máy cần hoàn thành cũng như chi phí năng lượng Đối với liên hợp máy khi làm việc thì tác động chủ yếu là tác động qua lại giữa bộ phận làm việc với vật liệu và giữa bộ phận di động với mặt đất Đồng thời khi tính toán
và thiết kế máy, các trạng thái thực không được xem xét đầy đủ Đa số các trường hợp khi tính toán thiết kế người ta ứng dụng cơ bản là mô hình tĩnh học với sự lý tưởng hóa đáng kể các điều kiện làm việc thực tế, mà lẽ ra các yếu tố này rất đa dạng và phức tạp Nhiều tác giả cho rằng khi tính toán thiết
Trang 9kế cũng như nghiên cứu liên hợp máy, cần phải có một mô hình mô tả đầy đủ đến mức có thể về các tính chất của liên hợp máy làm việc trong các điều kiện khác nhau [4]
Hoạt động của liên hợp máy có thể được xem như là phản ứng đối với kích thích ngoài ở đầu vào và các tác động điều khiển Khi đó sơ đồ tính toán, phân tích các tính chất hoạt động của một máy bất kỳ không phụ thuộc vào công dụng của nó mà có thể đưa ra về sơ đồ tổng quát theo nguyên lí đầu vào – đầu ra Với sơ đồ này việc nghiên cứu chủ yếu là quan hệ giữa các biến đổi thông số vào và thông số ra, cũng như động lực học việc truyền và chuyển đổi các thông số đó Các thông số đầu vào có thể là tất cả các kích thích ngoài (thí
dụ thông số về điều kiện làm việc: Độ mấp mô mặt đất, lực cản của máy v.v…) và các tác động điều khiển (quá trình thay đổi ga, cắt gài côn, sang số v.v…) tùy từng trường hợp có thể là các đại lượng vật lý như: Lực, mô men lực, chỉ tiêu cơ giới hóa khâu làm đất lên đến 60 ÷ 70% diện tích canh tác trong cả nước [7]
Liên hợp máy kéo cỡ vừa và nhỏ với công suất động cơ từ 6 – 15 mã lực (máy kéo hai bánh đẩy tay ) và 20 – 50 mã lực (máy kéo bốn bánh lái vô lăng), thường sử dụng động cơ một xilanh nằm ngang, có bộ điều chỉnh số vòng quay động cơ kiểu bi – đĩa li tâm Khi làm việc trên mặt đất với các máy kéo, tuy có tốc độ chậm nhưng do khối lượng nhỏ và mô men quán tính nhỏ, nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của tải trọng ngoài, đặc biệt là trong điều kiện mặt đồng không bằng phẳng và tính chất không đồng nhất của đất Một đặc điểm khác là bánh xe máy kéo có đường kính nhỏ làm giảm khả năng bám, tăng lực cản lăn của máy kéo khi làm việc trên đất có độ ẩm cao hoặc trên đất nhiều sỏi đá [8]
Do trọng lượng và bề rộng cơ sở nhỏ, khi di chuyển trên đường không bằng phẳng hoặc làm việc trên đồng thì liên hợp máy rất dễ nhạy cảm với các kích thích dao động theo phương thẳng đứng và phương ngang, điều đó phần
Trang 10nào ảnh hưởng đến chất lượng khâu canh tác mà máy đảm nhận Thí dụ, khi thực hiện khâu cày trọng lượng của máy cày nhỏ dẫn đến độ ăn sâu của cày kém, độ mất ổn định tăng lên Đặc biệt là đối với máy nhỏ hai bánh lái càng rất nhạy cảm với dao động lắc xung quanh trục bánh xe chủ động, [8]
Liên hợp máy kéo hai bánh đẩy tay hoặc bốn bánh lái vô lăng, trong đường truyền lực từ động cơ đến bánh chủ động sau có sử dụng bộ chuyền đai thang Đặc điểm này dẫn đến hiệu suất truyền lực kém Ngoài ra theo nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nếu hệ truyền lực có truyền động đai kết hợp với côn ly hợp ma sát sẽ làm giảm tải trọng khi máy kéo di chuyển
Đối với liên hợp máy kéo cỡ nhỏ đẩy tay với kết cấu chỉ có phần chủ động ở phía trước và kết cấu hệ thống lái đơn giản, điều khiển bằng côn chuyển hướng và không có trợ lực lái, nếu tính điều khiển kém, tay lái dễ bị lắc xung quanh trục chủ động Tuy nhiên nếu ta thiết kế vị trí trọng tâm hợp
lý, vị trí tay điều khiển côn và hợp sử dụng chế độ tải trọng, chế độ tốc độ phù hợp thì sẽ cải thiện được điều khiển lái rất nhiều
1.3 Tình hình nghiên cứu động lực học của máy kéo nông nghiệp trên thế giới và trong nước
1.3.1 Trên thế giới
Đối với liên hợp máy kéo nông nghiệp cỡ lớn, các công trình nghiên
cứu các chế độ động lực học đã được các nhà khoa học quan tâm đến từ lâu
và được công bố ở nhiều công trình nghiên cứu, thường sử dụng các mô hình toán học, trong đó sử dụng rộng rãi các mô hình dao động nhiều bậc tự do Thông thường một máy kéo có 7 loại dao động: Dao động thẳng đứng, dao động xoay trục thẳng đứng, dao động ngang, dao động xoay trục ngang, dao động dọc, dao động xoay trục dọc, và dao động liên kết xoay quanh cân bằng Trong các nghiên cứu riêng phụ thuộc vào phương thức và mục đích nghiên cứu có thể chỉ quan tâm đến những loại dao động nhất định còn các loại khác
bỏ qua
Trang 11Muller khi phân tích các mô hình ông đã đưa ra một mô hình không gian tả tất cả các dao động có thể của máy kéo (hình 1.1), [4]
Hình 1.1 – Mô hình không gian dao động của máy kéo
Mục tiêu của công trình này là xác định bằng tính toán tải trọng ở các cầu của máy kéo và ôtô trong nông nghiệp khi vượt qua vật cản có kích thước lớn, do đó đã bỏ qua tác động và ảnh hưởng của tải trọng kéo, còn động cơ được giả thiết như một bánh đà có mô men quán tính cực lớn Để nghiên cứu ảnh hưởng của tải trọng kéo đến lực cản lăn trong công trình trên, tác giả đã chú ý đến dao động theo phương dọc của máy kéo và các thông số cũng như các yếu tố ảnh hưởng, ví dụ như mô men quán của tất cả các phần chuyển động của máy kéo, độ cứng và hệ số cản dao động của bánh xe theo phương tiếp tuyến, tính chất tác động qua lại giữa bánh xe và đất với sự thay đổi của lực kéo, ở đây giả thiết mô men chủ động của bánh xe là một hàm điều hòa
Trong mô hình trên, mô men quay của động cơ được lấy từ đặc tính tĩnh của động cơ và hệ thống được nghiên cứu là hai hay nhiều khối lượng, bỏ qua tính chất cản dao động của các phần truyền lực và tác động của dao động thẳng đứng Popesku sử dụng mô hình thay thế để nghiên cứu về đường truyền lực và khả năng tăng tốc theo phương dọc của máy kéo, trong đó cũng bỏ qua dao động thẳng đứng [4] Kết quả tính toán và mô hình nghiên cứu thực nghiệm các tác động động lực học rất phù hợp
Trang 12Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của mô men quay động cơ đến các hệ thống khác của liên hợp máy thì Vantjutov, Peters và Kutkov [4], đã mô tả tác động động lực học của động cơ và máy điều chỉnh vào hệ thống liên hợp máy bởi hai phương trình vi phân Quan hệ giữa các thông số của động và máy điều chỉnh cũng như tác động qua lại của chúng được biểu diễn một cách đơn giản theo dạng quan hệ tuyến tính giữa mô men với vận tốc gốc Trong công trình này không quan tâm đến quá trình bên trong và các quá trình biến đổi năng lượng phức tạp ở các chế độ làm việc động lực học của động cơ
Khi nghiên cứu động lực học quá trình khởi hành và phanh của máy kéo bốn bánh chủ động thì Ksenvin và Solonski đã quan tâm đến dao động thẳng đứng và các dao động khác của máy kéo Các thông số động lực học và các hiện tượng vật lí được miêu tả đầy đủ ở một mô hình thay thế Tác động qua lại giữa đất và bánh xe cũng được tính đến, thông qua sự phụ thuộc của lực chủ động bánh xe vào phản lực của đất theo phương thẳng đứng, tính chất bám và trượt của bánh xe được đặc trưng hóa
Vogel với công trình của mình đã góp phần làm rõ tính chất động lực học của một liên hợp máy cày khi lực kéo, tải trọng thẳng đứng và các dao động (hình 1.2)
Hình 1.2- Mô hình máy kéo theo Vogel
Trang 13Mục đích của công trình này là xác định tính chất biên độ, tần số của các thông số làm việc như vận tốc quay của động cơ, độ trượt, tốc độ chuyển động, mô men chủ động của bánh xe, tải trọng lên cầu và lực kéo Ngoài ra còn giải thích được các hiệu ứng động lực học có dẫn đến sự tổn thất trượt hay không Với một mô hình dao động liên kết tính đến các tính chất đàn hồi, cản của hệ truyền lực và bánh xe, mô men quán tính của các phân tử chuyển động, dao động lực kéo và cả tác động qua lại của bánh xe vào đất, tác giả đã thực hiện được việc tính toán mô hình cũng như trong nghiên cứu thực nghiệm Trong công trình này mô men của động cơ cũng được biểu diễn là hàm số tuyến tính của tốc độ quay Qua kết quả tính toán mô hình có thể chỉ
ra rằng trong các điều kiện hoạt động nhất định, sự dao động của lực kéo gây ảnh hưởng lớn hơn so với ảnh hưởng của dao động tải trong thẳng đứng đến tính chất động lực học của việc truyền công suất
Công trình của Pluznikov và Solonski đã tạo ra một mô hình phỏng máy kéo khi thiết kế với sự hỗ trợ của máy tính Mô hình đã hệ thống quá được các phương án cấu trúc, thí dụ hộp số cơ học, cơ học – thủy lực và hộp
số thủy lực, máy kéo bốn bánh hay bánh tự động, trục thu công suất loại độc lập hay phụ thuộc, các phương án liên hợp và các quá trình làm việc, cũng như các phương án hoạt động của quá trình khởi hành sang số và chuyển động dừng Các thông số động cơ được thay thế bởi các quan hệ hàm số giữa mô men quay và chi phí nguyên liệu phụ thuộc và tốc độ quay và hành trình tay thước mô hình chưa quan tâm đến tính chất đàn hồi và giảm chấn của bánh xe cũng như hệ thống truyển lực
Để mô tả tính chất tiếp xúc giữa đất và bánh xe khi liên hợp máy làm việc nhiều tác giả đã đưa vào mô hình nghiên cứu quan hệ bám trượt của nhiều dạng khác nhau Trong tác giả đã đưa ra một mô hình phản ánh khá đầy
đủ cả về tính chất hoạt động và cấu trúc của máy kéo Mô hình mô tả tác động qua lại giữa các quá trình làm việc của động cơ với máy điều chỉnh, tính đến
Trang 14các tính chất đàn hồi và dẫn chấn của các phần tử trong hệ thống các tính chất bám và trượt của bộ ly hợp cũng như của bánh xe với mặt đường, tính chất biến đổi mô men quay, tốc độ quay và mô men quán tính qua hệ thống truyền lực
Mục đích của công trình này là nghiên cứu các trạng thái hoạt động của máy kéo khi tải trọng ngoài hai lỗi cũng như khi có tác động điều khiển điều chỉnh Tuy nhiên công trình này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tính chất hoạt động của kéo bánh hơi khi di chuyển trên nền cứng
Qua các phân tích trên có thể nhận xét rằng: Các chế độ động lực học của các máy kéo nông, lâm nghiệp, đã được nghiên cứu từng phần hoặc theo các vấn đề riêng bằng lí thuyết, hoặc thực nghiệm đã và đạt được các kết quả rất đáng kể, tuy nhiên các mô hình nghiên cứu chưa mô tả một cách hoàn hảo đầy đủ các tính chất hoạt động của liên hợp máy như tác động qua lại bằng động cơ đến máy công tác Các tính chất hoạt động của động cơ được xác định bởi những quá trình phức tạp, thí dụ như các quá trình lưu động của khí hoặc các quá trình điều chỉnh thường chỉ được mô tả bởi một đặc tính mô men
tĩnh, hoặc tĩnh tương đương hoặc một hàm số phụ thuộc thời gian xác định bằng thực nghiê ̣m Một số công trình sự tác động qua lại giữa động cơ – máy điều chỉnh và các phần tử khác của liên hợp máy kéo được đề cặp đến xong máy chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu máy kéo cở lớn di chuyển trên nền cứng
1.3.2 Ở Việt Nam
Máy kéo bánh hơi được sử dụng làm nguồn động lực trong sản xuất nông lâm nghiệp ở nước ta chủ yếu nhập từ nước ngoài, rất đa dạng về chủng loại và phạm vi công suất và có đặc điểm riêng, cụ thể: [11]
- Máy kéo nhập từ Nhật Bản chủ yếu của các Hãng như Komatsu, Kubota, Shibaura đặc điểm chung của chúng là có cấu tạo phức tạp, những máy này tuy có độ bền, độ tin cậy cao và tiện nghi sử dụng tốt nhưng khi nhập vào nước ta thường là máy cũ, không có máy công tác kèm theo, phụ tùng thay thế sửa chữa khó khăn và giá bán tương đối cao
Trang 15- Mẫu máy nông nghiệp nhập từ các nước trong khối Đông Âu có cấu tạo phức tạp, kết cấu cồng kềnh, độ bền của các chi tiết không cao và giá bán
ở mức khá cao Điển hình như MTZ50, Belaruts của Liên xô cũ, MT8 của Tiệp khắc Hiện nay các mẫu này ở nước ta còn lại rất ít
- Máy kéo nhập từ Trung Quốc có kết cấu đơn giản, độ bền các chi tiết không cao nhưng giá bán rẻ, điển hình như máy kéo Xinhtai 120, Máy kéo DFH 180, Thạch Gia trang 15, sư tử vàng 120
- Máy kéo nhập từ Mỹ chủ yếu ở Đồng bằng sông Cưu Long, điển hình
là Máy kéo Jonh Deere loại 4x2 và loại 4x4 Đặc điểm chính của loại này là công suất trong bình rất thích hợp cho các khâu canh tác, tuổi thọ các chi tiết cao, làm việc tin cậy và giá thành bán không cao
Ngoài những máy kéo nhập ngoại, chúng ta đã chế tạo được một số loại như Bông sen 20, 15 và 12, máy kéo Kim Bảng – 1550A Tuy nhiên các laoij máy kéo tronmg nước còn bộc lộ nhiều nhược điểm trong sử dụng nên tỷ lệ trang
bị tại các vùng còn thấp
Việc nghiên cứu về tính chất động lực học của liên hợp máy kéo trong nông nghiệp nước ta cũng chưa được quan tâm đúng mức Trong chương trình nghiên cứu của Viê ̣n Cơ Điện Nông Nghiệp (1981 – 1985) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm liên hợp kéo cỡ nhỏ hai bánh theo mô hình một mắt,
đã xây dựng được hàm truyển cho liên hợp máy kéo cỡ nhỏ làm việc với cày
và nhận xét của máy kéo nhỏ khi làm việc với độ ổn định thấp hơn nhiều so máy kéo Jonh Deere 5310 Tuy nhiên còn các vấn đề động lực học của quá trình kéo bám, ổn định của liên hợp máy khi làm việc trên địa hình dốc, các quá trình điều khiển, điều khiển cũng như tính chất tải trọng của các phân tử riêng đã được nhiều tác giả quan tâm, cụ thể như sau:[7]
Năm 2000, TS Đặng Tiến Hoà thực hiê ̣n đề tài “ nghiên cứu mô ̣t số vấn đề động lực ho ̣c của liên hợp máy kéo cỡ nhỏ 2 bánh” tác giả đã đưa ra
mô hình nghiên cứu một số đặc tính động lực học của máy kéo BS12 và một
Trang 16số loại máy kéo cỡ nhỏ khác liên hợp với máy công tác như: cày, bừa, phay Công trình đã nghiên cứu và phân tích các tính chất động lực học, có tính đến
sự hoạt động phi tuyến của động cơ trong sự tác động lẫn nhau với các hệ thống thành phần khác của máy kéo và máy công tác
Năm 2000, TS Lê Minh Lư đã nghiên cứu dao động của máy kéo bánh hơi có tính đến đặc trưng phi tuyến của các phần tử đàn hồi chịu kích động của mặt đường là các hàm xác định và hàm ngẫu nhiên nhằm đánh giá ảnh hưởng của các phần tử đàn hồi phi tuyến đến dao động của máy kéo và của người lái
Năm 2001, TS Nguyễn Tiến Đạt nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực nghiệm của việc sử dụng máy kéo cỡ nhỏ để cơ giới hoá khâu vận xuất gỗ rừng trồng Việt Nam Công trình đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ mấp mô mặt đường, tốc độ và tải trọng tới một số đặc tính động lực học của máy kéo
có công suất nhỏ với thiết bị tời cáp khi vận xuất gỗ rừng trồng
Năm 2002, TS Nguyễn Văn Quân đã xây dựng cơ sở lý thuyết xác định một số thông số cơ bản của trang bị lam nghiệp chuyên dùng kèm theo MKNN, lực tải công nghệ tác dụng lên máy kéo và trang bị chuyên dùng khi LHM vận xuất gỗ nhỏ rừng trồng
Năm 2002, Thạc sỹ Nguyễn Văn An đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ mấp mô mặt đất và tốc độ chuyển động đến phản lực pháp tuyến lên cầu trước của máy kéo DFH-180 khi vận xuất gỗ rừng trồng
Năm 2002, Thạc sỹ Nguyễn Văn Vệ đã nghiên cứu dao động thẳng đứng của ghế ngồi trên máy kéo DFH-180 khi vận xuất gỗ và biện pháp giảm xóc cho người lái
Năm 2002, Thạc sỹ Nguyễn Đức Sỹ đã nghiên cứu ổn định động lực học dọc liên hợp máy kéo cỡ nhỏ vận xuất gỗ khi khởi hành theo hướng lên dốc
Năm 2002, Thạc sỹ Phạm Minh Đức đã nghiên cứu khả năng kéo bám của liên hợp máy kéo DFH-180 khi sử dụng rơ moóc một trục vận chuyển gỗ nhỏ rừng trồng Công trình đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tải trọng kéo,
Trang 17khoảng cách từ móc nối tới rơ moóc và một số chỉ tiêu kéo-bám của máy kéo, kích thước tối ưu của rơ moóc một trục
Năm 2007, Thạc sỹ Nguyễn Hồng Quang đã nghiên cứu về dao động của máy kéo Shibaura với thiết bị tời cáp khi vận xuất gỗ theo phương pháp kéo nửa lết, làm cơ sở cho việc hoàn thiện thiết kế và chọn chế độ sử dụng hợp lý LHM kéo khi vận xuất gỗ rừng trồng
Năm 2010, Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiếu với đề tài “nghiên cứu mô ̣t số vấn đề động lực ho ̣c của liên hợp máy kéo BS12 trong khâu làm đất nông lâm nghiệp” tác giả đã xác định được khả năng kéo bám cũng như tính ổn định của liên hợp máy phục vụ khâu canh tác trên đất nông lâm nghiệp
Trang 181.4 Kết luận chương 1
Trong những năm gần đây tình hình áp dụng máy móc thiết bị để cơ giới các khâu trong sản xuất nông lâm nghiệp ngày càng tăng không ngừng Máy kéo được sử dụng phục vụ canh tác nông lâm nghiệp rất phong phú về chủng loại và phạm vi công suất rất rộng Máy kéo được sử dụng phổ biến tại các Tỉnh Miền bắc nước ta được nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản và máy kéo được sản xuất trong nước còn tại các Tỉnh vùng Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu dùng máy kéo nhập khẩu từ Nhật Bản và Mỹ
Việc nghiên cứu các yếu tố động lực học của LHM kéo nông nghiệp đã được nhiều tác giả đầu tư nghiên cứu và đạt những kết quả nhất định Các công trình nghiên cứu đó đã góp phần đóng góp tích cực cho các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp ở nước ta, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lớn cho việc hoàn thiện thêm kết cấu và chọn ra chế độ sử dụng hợp lý an toàn và hiệu quả khi làm việc
Máy kéo John Deere của Mỹ được nhập vào nước ta trong những năm gần đây với số lượng khá lớn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long Để sử
dụng liên hơ ̣p máy John Deere 5310 mô ̣t cách có hiê ̣u quả trong sản xuất nông, lâm nghiê ̣p thì còn nhiều vấn đề về kỹ thuâ ̣t ảnh hưởng trực tiếp lên liên
hợp máy làm viê ̣c như: Các lực cản, thông số về của thực đi ̣a, khả năng kéo
bám, đi ̣a hình Nên việc khảo sát các chế đô ̣ đô ̣ng ho ̣c và đô ̣ng lực ho ̣c của liên hơ ̣p máy John Deere 5310 với máy cày để làm đất nông lâm nghiệp là rất cần thiết nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiê ̣n về mă ̣t kết cấu, sử dụng hợp lý, nâng cao năng suất và chất lượng làm viê ̣c
Trang 19Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mô ̣t số thông số về đô ̣ng ho ̣c và động lực học của liên hợp máy Jonh Deer 5310 với máy cày khi làm đất sản xuất nông, lâm nghiệp Kết quả nghiên cứu đạt được góp phần bổ sung những cơ sở khoa học cho việc xác định khả năng làm việc và sử dụng hợp lý liên hợp máy
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Ngành cơ khí nông, lâm nghiệp đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn trong những năm gần đây Các hộ gia đình và các trang trại có quy mô vừa và lớn
đã và đang sử dụng các thiết bị để cơ giới hóa các khâu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc
Cù ng với sự phát triển của kinh tế nông nghiê ̣p nông thôn Trong những năm gần đây ở nước ta, các loa ̣i máy kéo cỡ nhỏ và vừa đươ ̣c sử dụng phổ biến phục vụ cơ giới hóa các khâu công việc trong sản xuất nông lâm nghiệp, đó là máy kéo Shibaua-SD2843, SD 3100, Kubota, DFH-180, máy
kéo Bông Sen 6,8,12,15, máy kéo John Deere 5310 Viê ̣c đưa máy kéo vào phục vu ̣ sản xuất nông, lâm nghiê ̣p giúp người nông dân nâng cao năng suất,
cải thiê ̣n điều kiê ̣n lao đô ̣ng, đáp ứng ki ̣p thời vu ̣ gieo trồng, nâng cao hiê ̣u quả kinh tế
Trong những năm gần đây máy kéo John Deere đã đươ ̣c nhâ ̣p khẩu về Việt Nam với số lượng khá lớn, chủ yếu là máy kéo bánh hơi với công suất trung bình làm nguồn động lực cho các máy làm đất, thu hoạch Qua khảo sát thực tế cho thấy tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long sử dụng chủ yếu loại 5310 với một cầu chủ động liên hợp với máy cày đĩa phục vụ khâu làm
Trang 20đất canh tác Vì vậy đề tài chọn máy kéo Jonh Deere 5310 liên hợp với máy cày đĩa làm đối tượng nghiên cứu
Hi ̀nh 2.1 Máy kéo John Deere-5310
2.2.1 Đă ̣c tính kỹ thuâ ̣t của máy kéo John Deere-5310
1 Công suất tru ̣c thu công suất PTO 37 KW
9 Kích thước dài x rô ̣ng x cao 3600 x 1885 x 1678 mm
12 Tải tro ̣ng trên tru ̣c cho phép cực đa ̣i (2 1100 kg
Trang 21bánh trước)
13 Tải tro ̣ng trên tru ̣c cho phép cực đa ̣i( 2
bánh chủ đô ̣ng sau) 3680 kg
17 Số vòng quay chạy không cực đại 2600 v/p
22 Số vòng quay của tru ̣c cơ 2400 v/p
Trang 222.2.2 Bô ̣ phâ ̣n chuyên dùng
Sử dụng cày đĩa do Tây Ban Nha chế tạo và lắp ráp ta ̣i Viê ̣t Nam, liên hợp với máy kéo John Deere 5310
Hình 2.2 – Cày đĩa lắp trên máy kéo Jonh Deere 5310
Thông số của cày: Rộng: 1900 mm
Dài: 2200 mm Cao: 1100 mm Khối lượng: 850 kg Chiều rộng lưỡi cày: 660mm
2.3 Pha ̣m vi nghiên cứu
Xác đi ̣nh một số thông số động học và động lực học của liên hơ ̣p máy
kéo John Deere với cày đĩa phục vụ canh tác nông lâm nghiệp trên nền đất thuần thục, không có gốc cây, đá vụn ở đi ̣a hình dốc từ 0º đến 20º
2.4 Nội dung nghiên cứu
2.4.1 Nghiên cứu lý thuyết
- Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Nghiên cứu động học liên hợp máy
- Nghiên cứu động lực học liên hợp máy
Trang 232.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm
- Xác định một số thông số đặc trưng động học, động lực học của liên hợp máy khi làm việc
- Xác định tọa độ trọng tâm của liên hợp máy
2.5 Phương pha ́ p nghiên cứu
2.5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Lý thuyết ôtô máy kéo
- Lý thuyết liên hợp máy
- Lý thuyết cơ học kỹ thuật
2.5.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp thí nghiệm ô tô máy kéo
- Phương pháp xác định đặc trưng động học của liên hợp máy
- Phương pháp xác định tọa độ trọng tâm của liên hợp máy
Trang 24Chương 3 ĐỘNG HỌC LIÊN HỢP MÁY KÉO JOHN DEERE
VỚI CÀY ĐĨA PHỤC VỤ LÀM ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP
Động học liên hợp máy kéo là các qui luật chuyển động của liên hợp máy (LHM) trong quá trình thực hiện công việc Khi thực hiện công việc trên đồng ruộng, sự chuyển động của liên hợp máy bao gồm hai phần chính là đường làm việc (trên đó LHM thực hiện công nghệ sản xuất) và đường chạy không (không thực hiện công nghệ sản xuất như quay vòng đầu bờ, di chuyển
từ ruộng này sang ruộng khác )
3.1 Một số đặc trưng động học của liên hợp máy
3.1.1.Tâm động học liên hợp máy kéo O a
Tâm động học liên hợp máy kéo Oa (còn gọi tâm liên hợp máy) là một điểm của liên hợp máy, quĩ đạo của nó dùng để xác định động học của những điểm khác của liên hợp máy
Đối với liên hợp máy kéo John Deere 5310 có một cầu chủ động thì tâm động học liên hợp máy kéo là hình chiếu điểm giữa trục chủ động lên mặt phẳng chuyển động (hình 3.1)
Hình 3.1 Vị trí tâm động học liên hợp máy John Deere 5310
Trang 253.1.2 Chiều dài động học của liên hợp máy (l đ )
Chiều dài động học của liên hợp máy (lđ) là hình chiếu khoảng cách tâm liên hợp máy với đường thẳng bố trí bộ phận làm việc máy nông nghiệp
xa nhất khi chuyển động thẳng (hình 3.2)
3.1.3 Bề rộng động học liên hợp máy kéo (B đ )
Bề rộng động học liên hợp máy kéo (Bđ) là bề rộng lớn nhất của liên
hợp máy (bề rộng biên) (hình 3.2)
3.1.4 Chiều dài đi ra của liên hợp máy kéo (e)
Chiều dài đi ra của liên hợp máy kéo (e) là khoảng cách cần thiết đưa liên hợp máy kéo từ đường kiểm tra ở dải quay vòng (E) đến khi liên hợp máy kéo bắt đầu quay vòng để khỏi làm hỏng cây trồng khi chăm sóc hoặc bị lỏi khi cày
Trang 26Hình 3.2 Sơ đồ xác định một số đặc trưng động học liên hợp máy
3.1.6 Bán kính quay vòng R và bán kính quay vòng nhỏ nhất (R min )
Bán kính quay vòng R là khoảng cách giữa tâm của LHM kéo 0a và tâm quay vòng 0q Bán kính quay vòng càng lớn thì chất lượng công việc càng tốt nhưng khi chạy không bán kính quay vòng lớn thì không lợi vì tăng quãng đường chạy không Vì vậy quay vòng khi chạy không cần thực hiện với bán kính quay vòng nhỏ nhất có thể
Bán kính quay vòng nhỏ nhất (Rmin) của liên hợp máy kéo là một trong những thông số quan trọng xác định chiều dài quãng đường quay vòng, bề rộng cần thiết của dải đất quay vòng
Đối với liên hợp máy John Deere 5310 với máy cày nông nghiệp treo thì bán kính quay vòng nhỏ nhất bằng bán kính quay vòng nhỏ nhất của máy kéo
và được xác định bằng thực nghiệm
Các đặc trưng động học của liên hợp được xác định bằng cách đo đạc trực tiếp trên liên hợp máy, kết quả được ghi ở bảng 5.1
Trang 273.2.Các dạng quay vòng và chiều dài đường quay vòng
3.2.1 Các dạng quay vòng
Khi liên hợp máy làm việc tại hiện trường có thể áp dụng một trong các dạng quay vòng 900 hoặc quay vòng 1800 Quay vòng 900 dùng cho trường hợp liên hợp máy chuyển động vòng quanh, quay vòng 1800 dùng cho trường hợp chuyển động thẳng kiểu đưa thoi, úp sống trâu, xẻ lòng máng,
Tuỳ theo khoảng cách giữa hai đường làm việc kế tiếp nhau (bề rộng quay vòng X) của liên hợp máy kéo và quay vòng 1800 theo hình nút hoặc không theo hình nút Nếu X 2R thì thực hiện quay vòng 1800 không theo hình nút (hình 2.2a, b),
Trang 28Quay vòng 1800 có nút gồm các dạng sau: quay vòng có nút dạng quả
lê (hình 2.4a), hình số 8 (hình 2.4b), và hình nấm (hình 2.4c)
Hình 3.5 - Các dạng quay vòng 180 O theo hình nút
a vòng quả lê; b vòng số 8; c vòng theo hình nấm
3.2.2 Xác định chiều dài chạy không cho các dạng quay vòng
a/ Quay vòng không nút
Khi liên hợp máy kéo quay vòng 1800 không nút X>2R thì chiều dài
chạy không của đường vòng là:
lck = 1,14R+X ( m ) (3.1) Bằng thực nghiệm ta đã xác định được bán kính quay vòng nhỏ nhất của liên hợp máy là R = 3200mm = 3,2m
Trang 29Tính thêm cả chiều dài đi ra (e) thì chiều dài quãng đường chạy không khi liên hợp máy quay vòng là:
lck = 1,14R+X+2e, ( m ) (3.2) Trong đó:
e- chiều dài đi ra, là khoảng cách từ tâm Oa của LHM đến đường kiểm tra, chọn e = 2,4 m, ta có:
lck = 1,14* 3,2 + 5,4 + 2*2,4 = 13,848 ( m ) Khi quay vòng 1800 không nút và X = 2R thì chiều dài đoạn đường máy chạy không bằng:
lck = R + 2e (3.3) Thay số vào ta có: lck = 14,848 (m)
b/ Quay vòng có nút
- Dạng hình quả lê (hình 3.5a)
Chiều dài quãng đường chạy vòng khi liên hợp máy quay vòng 1800 có nút hình quả lê, theo hình (3.5a) được tính theo công thức sau:
X R
R hoặc 2 2
l v
4
2 arcsin 2 90
Trang 30e R e l
l ck v 2 6 2 ( m ) (3.9) Thay số ta được: lck = 6*3,2+2* 2,4 = 24 ( m )
4
2 sin
1- LHM chuyển động với bán kính thay đổi từ R = đến R = const 2- LHM chuyển động với bán kính không đổi R = const
Trang 313- LHM chuyển động với bán kính thay đổi từ R = const đến R = ; sang số lùi;
4- LHM lùi theo đường thẳng; sang số tiến, đến đây liên hợp máy kéo quay vòng được nửa chiều dài hình nấm, còn nửa thứ hai gồm các giai đoạn
5, 6, 7 và 8 cũng tương tự như các giai đoạn ở nửa chiều dài thứ nhất đường vòng nhưng ngược lại như 4, 3, 2 và 1
+ Từ hình (3.5c) ta có chiều dài đường vòng theo hình nấm:
lv = + + (3.11)
Do cung = nên cung + = R và đoạn thẳng BC =2R+X
Thay trị số cung , và đoạn thẳng BC vào công thức (3.11) ta có:
lv = 5,14R + X
Vì X=Blv nên lv = 5,14R +Blv
Mà bề rộng làm việc của liên hợp máy Blv = 1885mm =1,885 m
Vậy chiều dài đường chạy không của dạng quay vòng này là:
e B R
l ck 5 , 14 lv 2 (3.12) Thay số vào ta được: lck = 5,14*3,2 + 1,885 +2*2,4 = 23,165 (m)
3.2.3 Xác định bề rộng dải đất quay vòng (E)
Dạng quay vòng và kích thước của liên hợp máy ảnh hưởng đến bề rộng dải đất quay vòng
2 2
Để đơn giản, ta cho X=R, vậy: OM= 4R2 2R2 1 , 4R
Thay trị số OM vào công thức (3.13) ta có:
Trang 32E = 0,5Blv+2,4R+e với Blv=R và làm tròn số nguyên ta có:
E = 3R+e (3.14) Thay số vào ta được: E = 3*3,2 + 2,4 = 12 (m)
- Dạng quay vòng hình nấm
Bề rộng dải đất quay vòng hình nấm (hình 3.5c) bằng:
E = R+a+e (3.15) Trong đó:
a- khoảng cách từ tâm cầu sau đến mép ngoài của bánh xe, a = 1,25 (m)Thay số vào công thức (3.5) ta có:
E = 3,2 + 1,25+2,4 = 6,87 (m)
3.4 Lựa chọn phương pháp chuyển động của liên hợp máy
3.4.1 Các phương pháp chuyển động của liên hợp máy
Theo hướng các đường làm việc, người ta chia thành ba nhóm phương pháp chuyển động là thẳng, chéo và vòng quanh
a/ Phương pháp chuyển động thẳng
Phương pháp chuyển động thẳng thì đường làm việc của liên hợp máy luôn song song ít nhất với một bờ của thửa ruộng, đường cong chạy không là đường quay vòng ở hai đầu bờ Phương pháp chuyển động này có nhiều dạng khác nhau và áp dụng cho những khâu canh tác khác nhau: Chuyển động thẳng quay vòng không nút gồm có kiểu lò xo (hình 3.6a) dùng cho khâu gieo, xới; kiểu phối hợp (hình 3.6b) dùng cho khâu cày Chuyển động thẳng quay vòng có nút (hình 3.6 c,d) gồm kiểu đưa con thoi (hình 3.6c) dùng cho khâu gieo, xới; kiểu úp sống trâu (hình 3.6 d) và xẻ lòng máng dùng cho khâu cày, gieo, xới và gặt Phương pháp chuyển động thẳng kiểu úp sống trâu là khi cày xong trên thửa ruộng cày ở giữa có những luống cày cao hơn như sống trâu, liên hợp máy chuyển động từ giữa ruộng đi ra ngoài bờ, ngược lại
là phương pháp chuyển động thẳng theo kiểu xẻ lòng máng, ruộng cày xong
ở giữa hơi trũng xuống như lòng máng, liên hợp máy chuyển động từ ngoài
Trang 33bờ ruộng vào giữa ruộng (chuyển động ngược chiều với hình 3.6d) phương pháp chuyển động này cũng dùng cho khâu cày, gieo, xới và gặt
Hình 3.7 – Phương pháp chuyển động chéo
a./ Chéo chữ thập; b/ Chéo hình thoi
Các đường làm việc theo đường chéo tạo thành một góc với bờ thửa ruộng Phương pháp chuyển động này khác với phương pháp chuyển động thẳng là dải đất quay vòng có bề rộng E cũng được làm cùng lúc với khu ruộng chính Có hai kiểu chuyển động chéo: chéo chữ thập (hình 2.6a) dùng cho khâu bừa và gieo và chéo đưa thoi (hình 2.6b) dùng cho khâu xới, bừa
Trang 34c/ Phương pháp chuyển động vòng quanh
Phương pháp chuyển động vòng quanh thì các đường làm việc song song với các bờ của thửa ruộng (những đường đứt quãng trong hình 3.7) Phương pháp chuyển động này chủ yếu dùng cho khâu thu hoạch Trên hình 3.7 trình bày các phương pháp chuyển động vòng quanh thường dùng hơn cả Các phương pháp chuyển động vòng quanh có thể chia làm hai kiểu: chuyển động theo đường xoắn ốc từ chu vi thửa ruộng vào trong, hoặc theo đường xoắn ốc ngược lại Phương pháp chuyển động vòng quanh kiểu thứ nhất gồm
có các dạng quay vòng: quay vòng không nút ở thế làm việc (hình 3.7a); quay vòng có nút ở thế chạy không (hình 3.7b); quay vòng có nút trong dải đất quay vòng (hình 7.7c)
Hình 3.8 - Phương pháp chuyển động vòng quanh
a- quay vòng không nút ở thế làm việc ; b- quay vòng có nút ở thế chạy không
c- quay vòng có nút trong dải quay vòng
3.4.2 Chọn phương pháp chuyển động của liên hợp máy
3.4.2.1 Xác định hệ số sử dụng đường làm việc
Khi chọn phương pháp chuyển động liên hợp máy, trước hết phải căn
cứ vào yêu cầu kỹ thuật nông học, vào việc phục vụ máy dễ dàng có thể làm giảm những công việc phụ Nếu những điều kiện này cho phép ta có thể
c)
Trang 35dùng phương pháp chuyển động nào cho ta trị số hệ số sử dụng đường làm việc () lớn nhất, vì ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất liên hợp máy; hệ số càng lớn thì năng suất máy càng cao, chi phí sử dụng trực tiếp càng ít
Hệ số sử dụng đường làm việc được xác định theo công thức:
ckt ck lvt lv
lvt lv n
i
n i i ck i
lv
n i i lv
l n l n
l n l
n- số đường làm việc, i=1 2, , n);
llv, lck- tương ứng chiều dài đường làm việc và chạy không
nlv,nck- tương ứng với số đường làm việc và số đường máy chạy không;
llvt, lckt- tương ứng chiều dài đường làm việc trung bình và đường chạy không trung bình
Theo phân tích ở mục 3.4.1 ta nhận thấy đối với phương pháp chuyển động thẳng thường được áp dụng đối với khâu cày, thường có các dạng sau:
- Chuyển động thẳng quay vòng không nút kiểu lò xo (hình 3.7a)
- Chuyển động thẳng quay vòng không nút kiểu đưa thoi (hình 3.7c) và kiểu xẻ lòng máng (hình 3.7) Vậy chọn dạng chuyển động nào mang lại hiệu quả cao nhất ta phải xác định hệ số sử dụng đường làm việc () cho các dạng chọn ở trên
a/.Phương pháp chuyển động thẳng kiểu đưa thoi vòng quả lê (hình 3.9)
Chiều dài đường chạy không theo phương pháp chuyển động này là 6R+2e Để làm xong thửa ruộng liên hợp máy phải đi một số đường làm việc
và một số đường chạy không:
-1 (3.17)
Trang 36
Hình 3.9 - Phương pháp chuyển động kiểu đưa thoi
Vì đường làm việc cuối cùng không có đường quay vòng, nhưng nếu liên hợp máy chuyển sang làm việc ở ruộng bên cạnh thì số đường chạy không bằng số đường làm việc Như vậy tông chiều dài đường chạy không khi quay vòng là (6R+2e)C/B và tổng chiều dài đường làm việc là llvC/Blv, vậy hệ số sử dụng đường làm việc:
l B
C e R B
C l
B
C l
lv lv
lv lv
lv
lv lv
2 6 2
X- khoảng cách giữa hai đường làm việc liên tiếp, ta có:
Sau khi làm xong dải thứ 1: X1 = C - 1Blv
Sau khi làm xong dải thứ 2: X2 = C - 2Blv
Sau khi làm xong dải thứ 3: X3 = C - 3Blv
.:
Sau khi làm xong dải thứ (n-1): Xn-1 = C - (n-1)Blv
E C
llv L
e
Trang 37Hình 3.10- Phương pháp chuyển động kiểu úp sống trâu ( xẻ lòng máng)
Sau khi làm xong n đường làm việc liên hợp máy kéo chuyển sang thửa bên cạnh và chiều dài đường chạy không theo bề rộng (C) của thửa ruộng là 1,5C; (X = 1,5C)
Chiều dài đường chạy không khi vòng 1800 không nút tính theo công thức (3.2) ta xác định tổng chiều dài đường chạy không trên thửa ruộng như tổng số cấp số cộng Trong trường hợp này thì những số hạng cấp số cộng bằng:
E
Trang 38=
e C R n
e R B
n C e R B
2 5 , 1 14 , 1 1 2
2 14 , 1 1
2 14 ,
Số đường làm việc trên thửa ruộng n = C/B
Sau khi thay trị số n vào công thức trên đây và biến đổi, rút gọn, ta có:
lv
lv ck
B
e B
R C
Vậy tổng chiều dài đoạn đường chạy không theo hình nút trên phần ruộng còn lại (C = 2R) là:
lv ck
B
R e R
l ( 6 2 )2 (3.22)
Tổng chiều dài đoạn đường chạy không khi quay vòng có nút lớn hơn tổng chiều dài chạy không khi quay vòng không có nút (với bề rộng ruộng còn lại C = 2R) là: (6R+2e) 2R/Blv - (1,14R + R + 2e) 2R/Blv 8R2/Blv
Ngoài ra chiều dài đường chạy không trên thửa ruộng còn bao gồm đường chạy không phụ (kph) do không sử dụng hết bề rộng cấu trúc của liên hợp máy và do phải làm lại ở đầu bờ (dải đất quay vòng)
Vậy tổng chiều dài chạy không trên thửa ruộng là:
lv
lv ck
B
e B R C C
lv lv
l B
R B e B R C C B
C
l
B C l
/ 8 /
2 14
, 1 5
, 0 /
R e B
R C l
l
ckph lv
lv lv
lv
//
825
Trang 39đồ thị f (L)cho hai trường hợp đó như hình 3.11)
Hình 3.11 - Đồ thị quan hệ giữa hệ số sử dụng đường làm việc và
chiều dài thửa ruộng canh tác L
Phi 1 – Phương pháp chuyển động quay vòng không nút Phi 2 – Phương pháp chuyển động quay vòng có nút
Nhận xét: Sử dụng đồ thị hình (3.11) giúp ta có thể lựa chọn được
phương pháp chuyển động phù hợp cho LHM Jonh Deere 5310 với cày đĩa khi làm đất tùy thuộc vào chiều dài của thửa ruộng canh tác, cụ thể là:
Dóng điểm giao nhau của hai độ thị xuống trục hoàng ta được giá trị L0
= 235 (m) Như vậy nếu chiều dài thửa ruộng canh tác mà nhỏ hơn 235 (m) thì chọn phương pháp chuyển động của LHM là quay vòng không nút (đường phi 1)
Nếu chiều dài thửa ruộng canh tác mà lớn hơn 235 (m) thì chọn phương pháp chuyển động là quay vòng có nút (đường phi 2)
0
Trang 40Chương 4 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KÉO, BÁM VÀ ỔN ĐỊNH CỦA LIÊN
HỢP MÁY KHI LÀM ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP
4.1 Khả năng kéo bám
Khả năng kéo, bám là một thông số động lực học quan trọng của liên hợp Nó cho biết khả năng làm việc tới hạn của LHM máy kéo trong từng điều kiện cụ thể Để nghiên cứa khả năng kéo bám của LHM trước hết ta phải xây dựng được đồ thị cân bằng lực kéo
4.1.1.Xây dựng đường đặc tính kéo của máy kéo
Đồ thị đặc tính kéo của máy kéo biểu thị quan hệ giữa lực kéo tiếp
tuyếnvới vận tốc chuyển động của máy kéo ở từng số truyền
4.1.1.1 Xây dựng đường đặc tính động cơ máy kéo
Theo catalogue [18], máy kéo John Deere 5310 có số vòng quay định mức là 2400 (v/p), số vòng quay lớn nhất nmax = 2600 (v/p) và công suất định mức của máy kéo 40.48 (Kw) Theo [7] thì momen xoắn của động cơ được tính theo công thức:
H
e H
e
n n
n n
M M
Từ hai công thức (4.1) và (4.2) ta tính được momen của động cơ ứng với từng tốc độ động cơ nhất định Bảng giá trị tính toán momen được cho ở phụ lục 01
Với trục hoành là tốc độ của động cơ, trục tung biểu thị giá trị của momen động cơ Ta cho tốc độ động cơ biên thiên trong khoảng từ 800 - 2600 v/p Với mỗi giá trị của vận tốc động cơ ta xác định được một giá tri momen động cơ nhất định Kết quả tính toán được ghi ở bảng 4.1