1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụng trong quan hệ truyền thông của VNPT

45 460 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 6,5 MB

Nội dung

Để hiểu rõ hơn về những điều đó, về xu hướng phát triển, được ứng dụng ra sao của báo mạngđiện tử trong quan hệ truyền thông của VNPT thì hôm nay nhóm chúng em đã làm ra đồ án này với đề

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Vào thời đại hiện nay khi mà công nghệ phát triển và thay đổi từng ngày, cácphương tiện truyền thông cũng vậy từ báo in dần dần phát triển lên phát thanh, truyềnhình và lên dần đến báo mạng điện tử nhưng không dừng lại mà vẫn đều đều từngngày từng ngày phát triển lên nữa Với thời đại hiện nay, báo mạng điện tử trở nên rấtphổ biến cho mọi người khi mà với chiếc điện thoại, laptop hay với các thiết bị côngnghệ hiện đại khác cùng với mạng internet là đã có thể lên mạng tìm các trang báomạng điện tử, các tin tức v.v… để có thể đọc và cập nhật hàng ngày hàng giờ ở bất cứđâu Nhờ sự tiện lợi hữu ích như vậy mà báo mạng điện tử phát triển rất mạnh hàngngày hàng giờ Trong thời đại như thế này thì bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn cómối quan hệ tốt với giới truyền thông, các trang báo mạng v.v… để có được những bàiviết tốt trên các phương tiện truyền thông đặc biệt là báo mạng, phương tiện truyềnthông có tốc độ lan truyền rất nhanh Đồng thời báo mạng điện tử cũng có vai trò quantrong đối với doanh nghiệp mọi lúc, đặc biệt là vào các dịp doanh nghiệp có sự kiệnquan trọng, tất cả các doanh nghiệp nói chung và VNPT nói riêng cũng vậy Để hiểu

rõ hơn về những điều đó, về xu hướng phát triển, được ứng dụng ra sao của báo mạngđiện tử trong quan hệ truyền thông của VNPT thì hôm nay nhóm chúng em đã làm ra

đồ án này với đề tài “Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụngtrong quan hệ truyền thông của VNPT” để hiểu sâu và rõ hơn

Đồ án được chia làm 3 chương với các nội dung chính:

Chương 1: SỰ RA ĐỜI VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO MẠNGĐIỆN TỬ

Chương 2: VNPT VÀ PHÂN TÍCH XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁOMẠNG ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ TRUYỀNTHÔNG CỦA VNPT

Chương 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ TRUYỀNTHÔNG CHO VNPT

Nhóm chúng em đã làm nên đồ án này dựa vào những kiến thức của bản thânthông qua việc học và tìm kiếm thêm thông tin cùng với sự hướng dẫn và giải đáp củagiảng viên Nhưng do lượng kiến thức của chúng em còn hạn chế nên có thể đồ án còn

Trang 2

nhiều thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để đồ án củachúng em sẽ trở nên hoàn thiện hơn.

Nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Lê Ngọc Trâm đã giảngdạy và giúp đỡ chúng em trong quá trình làm đồ án để có thể hoàn thành đồ án mộtcách tốt nhất

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU i

MỤC LỤC iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH v

CHƯƠNG 1 SỰ RA ĐỜI VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1

1.1 Tổng quan về báo mạng điện tử 1

1.1.1 Sự ra đời của báo mạng điện tử 1

1.1.2 Vai trò của báo mạng điện tử 2

1.1.3 Sự phát triển của báo mạng điện tử 4

1.1.3.1 Sự phát triển của báo mạng điện tử trên thế giới 4

1.1.3.2 Sự phát triển của báo mạng điện tử ở Việt Nam 5

1.2 Các giai đoạn phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam 9

1.3 Xu hướng phát triển của báo mạng điện tử 11

1.4 Lấy tốc độ cập nhật thông tin làm trọng tâm 12

1.5 Sự kết hợp nhiều loại hình trên tờ báo điện tử 13

1.6 Nâng cao khá năng tương tác 13

CHƯƠNG 2: VNPT VÀ PHÂN TÍCH XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG CỦA VNPT 14

2.1 Tổng quan về tập đoàn Bưu chính viễn thông( VNPT) 14

2.1.1 Quá trình hình thành 14

2.1.2 Các giai đoạn phát triển qua các năm của VNPT 15

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của VNPT 18

2.1.4 Mô hình tổ chức quản lý của VNPT 19

2.1.5 Các lĩnh vực mà VNPT kinh doanh 19

2.2 Thị trường và đối thủ cạnh tranh của VNPT 20

2.3 Công chúng mục tiêu 21

2.4 Hoạt động quan hệ truyền thông của VNPT 21

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG CHO VNPT 34

Trang 4

3.1 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của VNPT 34

3.2 Một số đề xuất đẩy mạnh hoạt động quan hệ truyền thông tại tập đoàn bưu chính viễn thông VNPT 34

3.3 Duy trì mối quan hệ tốt với giới truyền thông 35

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Tạp chí Quê hương điện tử 6

Hình 1.2 Báo điện tử Nhân dân 7

Hình 1.3 Báo điện tử Vietnamnet 8

Hình 1.4 VNMeaia 8

Hình 1.5 Vnexpress 8

Hình 2.1 Bảng thống dịch vụ Internet của VNPT, Viettel và FPT từ năm 2003 đến 2013( Nguồn: Internet) 20

Hình 2.2 Năm 2016, VNPT là doanh nghiệp viễn thông duy nhất giữ được mức tăng trưởng lợi nhuận trên 20% 23

Hình 2.3 Ngày 28/10/2016, 5 doanh nghiệp gồm VNPT, Vietnamobile, Viettel, MobiFone và Gtel đã ký cam kết với Bộ TT&TT thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên hệ thống 24

Hình 2.4 VNPT 25

Hình 2.5 VNPT 26

Hình 2.6 Tập đoàn VNPT giới thiệu về mô hình đô thị thông minh 27

Hình 2.7 VNPT trên trang VnExpress 28

Hình 2.8 VNPT trên Vietnamnet 28

Hình 2.9 VNPT trên trang VietnamNet 29

Hình 2.10 VNPT tài trợ cho chương trình Giọng hát hay Hà Nội năm 2016 29

Hình 2.11 VNPT tài trợ các chương trình của Kiều bào hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội 30

Hình 2.12 VNPT là nhà tài trợ đồng cho Festival Huế 2016 30

Hình 2.13 Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son (ngoài cùng bên trái) chứng kiến Lễ ký giữa VNPT với NTT East 31

Hình 2.14 Lãnh đạo 2 Bộ đã chứng kiến Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa VNPost và JPPost Ảnh: TTXVN 32

Hình 3.1 VNPT trên báo Vnexpress 35

Trang 6

CHƯƠNG 1 SỰ RA ĐỜI VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ1.1 Tổng quan về báo mạng điện tử.

Báo trực tuyến, báo điện tử, báo mạng hay tin tức trực tuyến là loại hình báo chíđược xây dựng theo hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng Internet.Báo điện tử được tòa soạn điện tử xuất bản, còn người đọc báo dựa trên máy tính, thiết

bị cá nhân như máy tính bảng, điện thoại di động trung cao cấp, có kết nối internet.Khác với một trang web nói chung hay trang thông tin điện tử, báo trực tuyến cập

nhật thường xuyên tin tức, đặc biệt là đăng "tin tức thời" hay "tin giật gân" (Breaking

news) Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóngkhông phụ thuộc vào không gian và thời gian Sự phát triển của Báo điện tử đã làmthay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy truyềnthống

1.1.1 Sự ra đời của báo mạng điện tử.

Năm 1962, ý tưởng đầu tiên về mạng kết nối các máy tính với nhau của J.C.R.Licklider ra đời

Năm 1969: Mạng này được đưa vào hoạt động và là tiền thân của Internet;Internet – liên mạng bắt đầu xuất hiện khi nhiều mạng được kết nối với nhau

Sau bao biến cố thăng trầm, đến năm 1984, giao thức chuyển tin giao thứcchuyển gởi tin TCP/IP (Transmision Control Pro- tocol và Internet Protocol) trở thànhgiao thức chuẩn của Internet; hệ thống các tên miền DNS (Domain Name System) rađời để phân biệt các máy chủ

Năm 1991, ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Mark- upLanguage) ra đời cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP (HyperText TransferProtocol), Internet từ đó thực sự trở thành công cụ đắc lực với hàng loạt các dịch vụmới WWW ra đời, đem lại cho người dùng khả năng tham chiếu từ một văn bản đếnnhiều văn bản khác, chuyển từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác với hình thứchấp dẫn và nội dung phong phú

Và trong guồng quay công nghệ đó, khi mọi lĩnh vực của cuộc sống đều được

Trang 7

ứng dụng khoa học công nghệ thì báo chí không tránh khỏi những tác động Kết quả

là, những tờ báo mạng điện tử ra đời theo xu thế phát triển của thời đại

Tháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự tin là tờbáo Internet đầu tiên Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy nhữngbanner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở website “Cơn sốtvàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu

Cũng có tài liệu cho rằng năm 1992, tờ báo Chicago của Mỹ mới là tờ báo điện

tử đầu tiên trên thế giới

Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối, giúp đẩy nhanh tốc

độ truy tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới, truyền tảithông tin dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống cung cấp Có thể coi báođiện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình(video) Người lướt web không chỉ được cập nhật tin tức dưới dạng chữ viết mà còn cóthể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên các website báo chí

1.1.2 Vai trò của báo mạng điện tử.

Trong nền báo chí cách mạng Việt Nam, báo mạng điện tử tuy ra đời sau nhữngloại hình báo chí khác nhưng đã nhanh chóng phát triển về số lượng, chất lượng vàngày càng khẳng định được vị trí của mình trong đời sống báo chí, đời sống xã hội củađất nước

Với dịch vụ Internet tạo nên một mạng thông tin báo chí điện tử sôi động có sứcthu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng ngày, báo mạng đã và đang trở thành mộtcông cụ hữu ích có tác động lớn đến độc giả Ở bất kì nơi đâu chỉ cần một chiếc máytính, một chiếc điện thoại hay máy tính bảng có kết nối internet là mọi người có thểthỏa sức tìm kiếm các thông tin trên báo mạng điện tử ở tất cả các lĩnh vực từ kinh tế,chính tri, văn hóa, xã hội…và nó cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận và đọckhông bị phụ thuộc vào không gian và thời gian Báo mạng điện tử bao gồm nhiềucông cụ truyền thống, đó là: văn bản (text), hình ảnh tĩnh và đồ họa (still image &graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video & animation) và gần đây nhất là cácchương trình tương tác (interactive program) Chính vì vậy, báo điện tử được xem nhưbiểu tượng điển hình của truyền thông đa phương tiện, ngày càng có nhiều người sử

Trang 8

Sự phát triển của báo mạng là sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trong

xã hội hiện đại Internet là hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập côngcộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau giữa mọi người dùng trên toàncầu Mạng internet có vai trò quan trọng, mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng chongười sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của internet là hệ thống thư điện tử(email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy tính truy tìm dữ liệu (search engine), cácdịch vụ thương mại và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế, giáo dục… Chúng cungcấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên internet Trung bình một ngày ởViệt Nam người sử dụng mạng internet dành khoảng từ 5-6 tiếng và ở Mỹ người dùngdành khoảng 9 tiếng để truy cập internet Nhưng ít có mấy ai bỏ ra từng ấy thời gian đểđọc báo hay xem các chương trình truyền hình, nghe các chương trình phát thanh

Sự kết nối internet đã kết nối công dân giữa nước này với nước kia một cáchnhanh chóng, chặt chẽ, tạo thành một mạng xã hội toàn cầu đã giúp cho con người cóthể giao lưu, học hỏi những nét đẹp của những nền văn hóa tiên tiến khác trên thế giới.Điều quan trọng đời sống xã hội nữa là báo mạng điện tử góp phần tăng hiệu quả xãhội của báo chí Báo mạng điện tử ra đời giúp cho việc trao đổi và truy cập thông tinmột cách kịp thời, nâng cao trình độ dân trí của xã hội Chúng ta có thể tìm hiểu đượctất cả những thông tin một cách hiệu quả trên mạng internet

Khi xã hội phát triển chắc chắn nhu cầu về sự hiểu biết của con người cũng sẽtăng lên, vì thế con người cũng đòi hỏi những phương tiện truyền thông hiện đại,nhanh nhạy và thuận tiện nhất Thay vì việc phải ra khỏi nhà để mua một tờ báo, haybật ti vi, radio để đón xem từng chương trình mà mình yêu thích nhưng lại không chủđộng về thời gian để đón xem các thông tin đó, thì giờ đây họ chỉ cần vào mạng truycập là đã nhanh chóng làm chủ được các tin tức mà mình muốn Báo mạng điện tử sẽphát triển không ngừng hơn nữa cùng với sự phát triển của nên văn minh nhân loại.Mỗi một bước tiến của xã hội ngày nay càng thấy rõ vai trò của công nghệ thông tinnói chung và của báo mạng điện tử nói riêng đối với đời sống xã hội Vì thế hệ thốngbáo mạng điện tử ở Việt Nam cũng như trên thế giới cần không ngừng phát triển mạnh

mẽ và rộng khắp hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của con người vàvươn tới một thời đại mới của nền văn hóa tri thức

Trang 9

1.1.3 Sự phát triển của báo mạng điện tử.

1.1.3.1 Sự phát triển của báo mạng điện tử trên thế giới

Công nghệ internet đã làm tiền đề báo điện tử ra đời, và chính báo điện tử cũngthúc đẩy sự phát triển của các công nghệ mới Những trình duyệt phiên bản mới liêntục được cải tiến để có thể tích hợp các tính năng truyền thông đa phương tiện Sự pháttriển của báo chí điện tử cũng là một động lực thúc đẩy hoạt động thương mại điện tửkhi tạo ra một môi trường mới cho ngành công nghiệp quảng cáo phát huy nhữngphương cách quảng bá thông tin thương mại muôn hình vạn trạng

Trong sự phát triển của báo điện tử không thể không nhắc tới vai trò to lớn củacác dịch vụ tìm kiếm trực tuyến với những cái tên đã trở thành một từ không thể thiếuđối với những người thường xuyên khai thác thông tin trên mạng, như công cụ củaYahoo, Google, MSN… Những dịch vụ search này đang liên tục mở rộng tiện ích,không chỉ đem đến một cổng thông tin tổng hợp nhiều nguồn mà còn là một bộ dẫnhướng cực mạnh giúp người sử dụng tiếp cận không chỉ những nội dung dạng text mà

cả hình ảnh và video

Xét về nội dung truyền tải, báo điện tử có những lợi thế mà báo in, thậm chí cảphát thanh – truyền hình cũng phải kính nể Báo điện tử hiện nay không phải là mộtphiên bản rút gọn của báo in như người ta từng làm và từng lầm tưởng Nhiều tờ báolập bộ phận riêng để phụ trách mảng này với lực lượng phóng viên, biên tập viên, kỹthuật viên và nhân viên thiết kế đồ họa đông đảo (chẳng hạn như BBC, quân số lên tới

400 người)

Về công nghệ, báo điện tử có thể đồng thời tích hợp nhiều hình thức đa phươngtiện – từ chữ viết, âm thanh cho đến hình ảnh tĩnh và động Và nếu nói đến tốc độ củathông tin thì báo điện tử đúng là nhà vô địch Chẳng cần chờ đến giờ ra báo, giờ phátsóng, và thao tác thì quá đơn giản (và đỡ tốn kém) nhờ những công nghệ hiện đại

Có thể kể thêm một số đặc điểm khác của báo điện tử mà các loại hình báo chíkhác không có được hoặc khó cạnh tranh được Chẳng hạn tính tương tác của báo điện

tử rất cao Một tin tức gửi đi có thể nhanh chóng nhận ngay phản hồi của rất nhiều độcgiả, nhận xét về nội dung thông tin, chia sẻ tình cảm với người trong cuộc hoặc thậmchí phản ứng ngay với tờ báo về cách đưa tin (Ví dụ việc đưa tin về vụ sóng thần hồi

Trang 10

cuối năm 2004 rất được quan tâm nhưng không ít người phàn nàn về việc đăng tải cáchình ảnh quá thương tâm) Đài phát thanh và truyền hình có một số mục giao lưu haytalkshow cho phép người xem, người nghe gọi điện trực tiếp, nhưng chắc chắn không

“bì” kịp với kiểu trao đổi qua Internet

Báo điện tử cũng cho phép một tính năng đặc biệt: Tìm kiếm Với phát thanh vàtruyền hình thì đương nhiên là… “nghỉ khỏe”, với báo in cũng vô cùng khó khăn nếumuốn lục lại một thông tin từ các số trước Ngay cả khi đã cầm trên tay tờ báo, lại lànhững tờ nhật báo dày như Washington Post hay New York Times, thì vẫn không đơngiản chút nào Với báo điện tử thì ai cũng biết là chỉ cần gõ từ khóa rồi nhấn nút “Go”.Thế là xong! Tìm lại những bài viết cách đây cả chục năm, hoặc nhiều bài viết củanhiều nguồn về một vấn đề, cũng là chuyện nhỏ

Chỉ với một động tác click chuột để biết tất cả các tin tức mỗi buổi sáng thay vì

mở radio, xem truyền hình hoặc mua một tờ báo Thói quen này đã bắt đầu hình thành

ở Việt Nam, trước hết là giới trẻ tại các thành phố lớn Và thói quen ấy bắt đầu cho sựphát triển mạnh mẽ của một loại hình báo chí mới: Báo điện tử

Được xem là sự hội tụ của cả 3 loại hình báo chí đi trước là báo nói, báo in vàbáo hình, báo điện tử đã thu hút được ngay một lượng độc giả đáng kể ngay từ khi mới

ra đời Nó chia sẻ số lượng độc giả của các loại hình báo chí khác …

Cùng với sự phát triển của Internet và máy tính, loại hình báo chí này còn đangđược dự đoán sẽ trở thành loại báo được nhiều người đọc nhất chỉ trong vòng 5 nămtới ở bất kỳ nơi nào trên thế giới

1.1.3.2 Sự phát triển của báo mạng điện tử ở Việt Nam

Với sự phát triển nhanh chóng của mạng internet sau 1 tháng kết nối tại ViệtNam, tờ báo trực tuyến đầu tiên là tờ tạp chí Quê hương điện tử ra đời vào năm 1997.Đây là tờ tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoạigiao, phát hành số đầu tiên vào ngày 6/2/1997, chính thức khai trương ngày 3/12/1997

có địa chỉ http://quehuongonline.vn Tờ tạp chí Quê hương hướng đến người đọc làngười Việt Nam định cư và sinh sống ở nước ngoài hoặc thân nhân của họ ở trongnước, những đọc giả muốn tìm hiểu cũng như quan tâm đến các vấn đề liên quan đếncộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Điều này đã đánh một dấu mốc quan trọng

Trang 11

trong lịch sử ngành báo chí Việt Nam Kể từ đó, hệ thống các phương tiện truyềnthông đại chúng có thêm một phương tiện mới, một loại hình báo chí mới vừa hiện đạilại vừa tiện lợi cho việc cập nhật tin tức một cách nhanh nhất.

Hình 1.1 Tạp chí Quê hương điện tử

Sau hơn 6 tháng báo tạp chí Quê hương online ra đời, một số cơ quan báo chí đãnhận thấy được sức mạnh tiềm ẩn loại hình báo mạng điện tử, đã cho tiến hình thửnghiệm và lần lượt cho xuất bản các ấn phẩm đầu tiên của mình trên mạng Internet.Năm 1998, báo Nhân Dân điện tử ra đời và chính thức hoạt động trên mạng Internetvới địa chỉ http://nhandan.com.vn Tiếp theo đó là các cơ quan báo chí lớn như báoTiền Phong, báo Lao Động, báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ,…đều đã có phiên bảnonline Ban đầu những tờ báo này chỉ là những tờ báo in với chất lượng thấp, mực hay

bị nhòe và khổ quá to gây bất tiện cho đọc giả Ngày nay, với hình thức báo mạng điệntử- phiên bản của báo in đã phát triển độc lập hơn, có đường nét hơn và chiếm ưu thếvượt trội hơn báo in

Trang 12

Hình 1.2 Báo điện tử Nhân dân

Song song đó, cũng có những tờ báo mạng điện tử độc lập lần lượt xuất hiện.Ngày 26-2-2002, tờ Tin Nhanh Việt Nam ra mắt đọc giả với địa chỉ truy cập làhttp://vnexpess.net và được cấp phép hoạt động vào ngày 25-11-2002 Đây là tờ báomạng điện tử độc lập đầu tiên ở Việt Nam Sau tờ Tin Nhanh Việt Nam- Vnexpress làbáo Vietnamnet với địa chỉ cùng tên http://vietnamnet.vn, được cấp phép ngày 23-1-

2003 Ngày 6-8-2003, báo điện tử VnMedia- http://www.vnmedia.vn ra đời Tuynhiên, theo định hướng của quy hoạch báo chí đã được Bộ Chính trị thông qua,VnMedia đã được chuyển thành trang thông tin điện tử Có thể nói, với gần 200 tờ báomạng điện tử và trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí đã và đang tạo ra bứctranh đầy màu sắc, ấn tượng và phong phú trong không gian báo mạng điện tử ViệtNam

Trang 13

Hình 1.3 Báo điện tử Vietnamnet

Hình 1.4 VNMeaia

Hình 1.5 Vnexpress

Trang 14

1.2 Các giai đoạn phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam

Sự phát triển của báo mạng điện tử có thế được chia ra làm ba giai đoạn

Giai đoạn thứ nhất , từ năm 1997 – 2001 Là giai đoạn đánh dấu sự ra đời củabáo mạng điện tử ở Việt Nam nhưng ở giai đoạn này chủ yếu là các trang thông tinđiện tử của các cơ quan báo chí Các tờ báo còn khá đơn giản cả về nội dung, thậm chí

là những bản sao của các phiên bản báo in và chưa có thông tin do chính phóng viênbáo mạng điện tử tự làm Về hình thức, giao diện của các tờ báo còn sơ sài và khônggây được ấn tượng cho đọc giả Ở giai đoạn này, còn gặp nhiều khó khăn Thứ nhất, là

hạ tầng công nghệ, thời gian này mạng Internet mới được kết nối ở Việt Nam nên đượctruyền còn thấp, hầu hết các trang wed thông tin đều là trang wed tĩnh thông qua phầnmềm Front Page nên tốc độ cập nhật thường chỉ 1 lần/ ngày Điều này đã gây khó khăncho các tờ báo mạng điện tử và người sử dụng cũng phải trả nhiều phí hơn cho mỗi lầntruy cập Thứ hai, là về nguồn lực Vì đây là loại hình báo chí còn khá mới mẻ ở ViệtNam, nên những người đang làm việc tại các tờ báo còn khá bỡ ngỡ Hầu như chưatừng được đào tạo về báo mạng điện tử và phần lớn là được chuyển từ báo in sang.Bên cạnh đó, sự tiếp nhận của công chúng đối với báo điện tử còn hạn chế và cơ sởpháp lý nhằm tạo điều kiện cho báo mạng điện tử phát triển còn hạn hẹp Ngay chínhcác cơ quan báo chí cũng coi báo mạng điện tử như “con nuôi” nên cũng ít đầu tư vàquan tâm Điều này đã khiến cho giai đoạn này sự phát triển của báo mạng điện tử ViệtNam chỉ đạt được những thành tựu nhất định

Giai đoạn thứ hai, từ năm 2001 – 2005.Ở giai đoạn này là sự xuất hiện như vũbão của hàng loạt các trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí lớn

Nếu như trước đây, những tờ báo in có lượng phát hành lớn ở nước ta như ThanhNiên, Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Công an nhân dân, Tiền Phong,… còn có vẻdửng dưng với báo mạng điện tử thì giờ đây, mọi chuyện đã thay đổi 180 độ Các cơquan báo in không chỉ quan tâm mà còn đầu tư rất mạnh đến các ấn bản trực tuyến.Riêng tờ Thanh Niên- http://www.thanhnien.com.vn mỗi năm chi từ 5 đến 6 tỷ đồngcho báo mạng điện tử Và để tạo điều kiện cho bà con Việt kiều dễ dàng truy cập,Thanh Niên còn đầu tư một máy chủ phiên bản tiếng Anh đắt tại New York( Mỹ) Haynhư Công an nhân dân đều đưa ra các ấn phẩm An ninh thế giới, Văn nghệ công ancủa mình lên mạng tại cùng một địa chỉ http://cand.com.vn với giao diện khá hiện đại

Trang 15

và thân thiện với người đọc Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâmtới phiên bản điện tử Hiện giờ, Tuổi trẻ Online- http://tuoitre.vn được đánh giá là mộttrong số ít tờ báo mạng điện tử chính luận hấp dẫn, có thông tin đáng tin cậy và thu hútđược đông đảo bạn đọc.

Đặc biệt là sự ra đời của các tờ báo mạng điện tử độc lập đã tạo ra luồng gió mớithúc đẩy báo mạng điện tử Việt Nam phát triển Tuy nhiên, do sự phát triển nóng củabáo mạng điện tử giai đoạn này đã khiến nảy sinh hàng loạt vấn đề Đội ngũ nhữngngười làm báo mạng điện tử vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế Tuy đã có một số

ít được đào tạo đôi chút về báo mạng điện tử, nhưng về cơ bản chủ yếu vẫn thiếuchuyên nghiệp Hầu hết các tờ báo mạng điện tử, ngay cả những tờ báo mạng điện tửđộc lập thông tin cũng phụ thuộc vào báo in và các nguồn khác mà chưa thể tự mìnhsản xuất

Giai đoạn thứ ba, từ 2005 trở đi: Ở giai đoạn này đánh dấu sự trưởng thành cả vềchất lượng và số lượng của báo mạng điện tử Việt Nam Những trang thông tin điện tửdần dần thoát ra khỏi cái bóng của tờ báo in, còn những tờ báo độc lập đã bước đầukhẳng định vị trí của mình trong lòng độc giả Vào giai đoạn này, các tờ báo mạngđiện tử đã chú trọng nhiều hơn đến nội dung và hình thức nhằm xây dựng thương hiệu,phong cách riêng đại diện cho mỗi tờ báo Giao diện các báo ngày càng chuyênnghiệp, hiện đại và theo hướng tiện lợi cho người sử dụng Tin, bài vừa phong phú, đadạng vừa nhanh chóng, hấp dẫn Những thông tin được sao chép và dán cũng dần ít đi

mà thay vào đó là những tin, bài do chính đội ngũ phóng viên của mình làm ra Tháng10-2007, năm tờ báo gồm: Sài Gòn giải phóng, Lao Động, Tiền Phong, Thanh Niên,Tuổi Trẻ Thành Phố Hồ Chí Minh đã kí kết một thỏa thuận về trao đổi và bảo vệ bảnquyền, cho phép sử dụng thông tin của nhau đã được đăng tải trên báo mạng điện tử.Các báo mạng điện tử và website chưa tham gia thỏa thuận này muốn dăng lại thôngtin trên năm tờ báo trên phải xin phép Đây là một dấu hiệu cho thấy vấn đề bản quyềntrên báo mạng điện tử Việt Nam đang trở thành một chủ đề nóng và cần được quantâm đúng mức

Năm 2006, Vnexpress lọt vào top 300 tờ báo mạng điện tử được truy cập nhiềunhất trên thế giới Bước ngoặt của báo điện tử ở Việt Nam đã được đánh dấu bằng sự

ra đời của báo điện tử VnExpress, tiếp đó là Vietnamnet và một số tờ khác Tuy nhiên,

Trang 16

báo điện tử khi đó chỉ đơn thuần là phương tiện chuyển tải những thông tin của báoviết lên trên mạng Các biên tập viên của báo khi đó chỉ có mỗi một việc là đọc, chọnlựa và copy tất cả các bài trên báo viết lên báo điện tử.

Giống như bản thân việc phát triển báo điện tử đang trong giai đoạn sơ khởi, vừaphát triển vừa tự điều chỉnh để kiếm tìm một mô hình phù hợp, việc tìm kiếm cácnguồn thu cho báo điện tử cũng đang đi những bước chập chững Có thể rồi đây, người

ta sẽ phải tính đến phương án hỗ trợ, chia sẻ doanh số từ các nhà cung cấp dịch vụ kếtnối Internet đối với các nhà cung cấp nội dung Nhưng trước mắt, nguồn thu rõ ràngnhất chính là quảng cáo trực tuyến

1.3 Xu hướng phát triển của báo mạng điện tử

Với khả năng tích hợp cả 3 loại hình báo chí đi trước (bái in, báo phát thanh, báotruyền hình), đặc điểm tương tác cao, thông tin cập nhập nhanh báo mạng điện tử hiện(BMĐT) này đã chiếm được lượng lớn đọc giả

Xu hướng phát triển của BMĐT trong tương lai chú trọng đẩy mạnh các ưu điểmcủa mình như: lấy tốc độ cập nhật thông tin làm trọng tâm, kết hợp nhiều loại hình trên

tờ báo điện tử và sử dụng công nghệ Web 2.0 để tăng độ tương tác

Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí vì thế xu hướng phát triển của báomạng điện tử cũng nằm trong xu hướng chung của các loại hình báo chí khác như toàncầu hóa thông tin, xã hội hóa, thương mại hóa, chuyên biệt hóa, và sự xuất hiện củacác tập đoàn báo chí…

Ngoài ra báo mạng điện tử cũng có những xu hướng phát triển riêng

Về nội dung, hình thức, quản lý và công nghệ

Về hình thức: Các tờ báo đang ngày càng chạy đua đế có một hình thức đẹp mắthơn, dễ đọc hơn, mang séc hấp dẫn, ma két hợp lý

Về quản lý và công nghệ: Nâng cao khá năng quản lý, trình duyệt, có khá năngngăn chặn ‘tin tặc’’, hacker…

Về công nghệ được nâng cao, đầu tư nhiều máy móc hiện đại, chuyên nghiệp,nâng cấp máy chủ, tần số phát sóng…

Về nội dung từng bước nâng cao chất lượng tin bài, đa dạng hóa thông tin Dưới

Trang 17

đây là một số xu hương phát triển chung.

1.4 Lấy tốc độ cập nhật thông tin làm trọng tâm

Thời đại của thông tin, thông tin được xem là một tài sản vô cùng quan trọng, làvấn đề sống còn của một tờ báo Chính điều này đã tạo nên vị thế của báo mạng Vớiviệc cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, liên tục, tức thời, báo mạng điện tử đãkhắc phục được những nhược điểm mà các loại hình báo chí khác Và đây cũng làcuộc chạy đua của các tờ báo mạng với nhau

Kết quả cuộc điều tra trên 3.000 nhà lãnh đạo truyền thông tại cuộc triển lãm IfraExpo cho thấy có đến 40% trong số họ tin rằng chỉ trong ba năm nữa nội dung báo họ

sẽ là UGC Phần lớn người được hỏi đều tin rằng những trang mạng xã hội nhưMySpace hay Facebook sẽ trở thành những người khổng lồ trong nền công nghiệp tintức tương lai

Tháng 7-2007, tại một diễn đàn do Hãng quảng cáo Northlich tổ chức, TomCallihan – phó chủ tịch tờ The Enquirer – đã mô tả UGC là “cách thức để các tờ báotái tạo chính mình trong cuộc cạnh tranh để sinh tồn” Ông nhấn mạnh: “Phải thay đổi(vận dụng UGC) hay là chết!” (Trích từ Trends in Newsroom 2008)

Bạn đọc hiện nay luôn đòi hỏi được cập nhật thông tin nhanh, liên tục và vớilượng thông tin lớn, đa dạng Để đáp ứng được nhu cầu đó các tờ báo mạng điện tửluôn phải cạnh tranh nhau về nguồn tin, sử dụng công nghệ mới để đẩy nhanh tốc độcập nhật thông tin Để chạy đua thông tin, báo mạng điện tử có thể chạy những tít,những tin nhanh về sự kiện đó rồi sau đó họ mới bổ sung thêm các thông tin, hình ảnh,

dữ liệu khác

Tuy nhiên, nếu chỉ với lượng phóng viên có hạn của tờ báo thì việc có một lượngthông tin khổng lồ thật quá khó khăn Dựa vào ưu điểm của mạng Internet đó là tínhtương tác cao, một xu hướng mới của báo điện tử là công chúng tham gia vào nội dungcủa tờ báo Trong rất nhiều trường hợp, bạn đọc không chỉ thông báo sự kiện cho báochí mà còn tham gia trực tiếp viết bài, chụp hình, quay video clip về sự kiện đó Ví dụnhư thảm hoạ sóng thần ở châu Á tháng 12-2004, nhiều khách du lịch châu Âu đã viếtnhật ký trực tuyến (blog) tường thuật sự kiện và chụp ảnh, quay camera nhiều hình ảnhđưa lên mạng internet, sau đó được nhiều báo sử dụng Hay trường hợp đưa tin về trận

Trang 18

lũ lụt tại Anh vào tháng 6-2007 của tờ Grimsby Telegraph Ngay ngày đầu của trận lũ,

đã có 33 bản tín nóng về trận lũ Bốn ngày sau có đến 80 bài viết được đưa lên Đặcbiệt Thisisgrimsby.co.uk trình làng 3 video clip, 200 bức ảnh về trận lũ do người dân

tự quay, tự chụp Nhờ hoạt động này, lượng báo bán ra của Grimsby Telegraph tăng3.700 bản trong cung thời gian

Tại Viêt Nam, công chúng đã tham gia vào báo chí nhưng vẫn chưa mạnh Dotrình độ của người dân về mạng Internet còn chưa cao đặc biệt ở nông thôn Mặt khác,cũng do đội ngũ phóng viên ở các toà soạn vẫn chưa được huy động để giúp báo điện

tử nâng cao sức cạnh tranh thông tin

1.5 Sự kết hợp nhiều loại hình trên tờ báo điện tử

Xu hướng báo mạng điện tử là loại hình truyền thông đa phương tiện là sự kếthợp của nhiều loại hình báo chí như báo in, phát thanh, truyền hình Với những videoclip giúp bạn đọc hiểu hơn các bài viết, ưu thế vượt hơn so với truyền hình là có thểtung ra ngay sau khi vừa quay xong và biên tập nhanh, ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủthông tin video clip là cuộc cách mạng truyền thông có thể hậu thuẫn cho báo in Cácnhà nghiên cứu dự đoán video online sẽ phát triển vào thời gian tới

1.6 Nâng cao khá năng tương tác

Khá năng tương tác lớn đã làm nên sự vượt bậc của báo mạng điện tử với cácloại hình báo chí khác Báo mạng điện tử cho phép độc giá có thế tương tác dễ dàngvới tòa soạn, giữa tòa soạn với phóng viên, giữa độc giá và tác giá, độc giá với nhânvật

Hiện nay nhiều tờ báo đã có những công cụ hỗ trợ trực tuyến trong quá trìnhtương tác, như ý kiến phản hồi sau mỗi bài viết, chat với tòa soạn…

Trang 19

CHƯƠNG 2: VNPT VÀ PHÂN TÍCH XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG CỦA VNPT2.1 Tổng quan về tập đoàn Bưu chính viễn thông( VNPT)

2.1.1 Quá trình hình thành

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là VietnamPosts and Telecommunications Group (viết tắt là VNPT) là một DNNN chuyên đầu tư,sản xuất, hoặc kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính và viễn thông tại Việt Nam Theocông bố của VNR 500 – Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam công bốnăm 2010, đây là doanh nghiệp lớn thứ 4 tại Việt Nam VNPT được hình thành trên cơ

sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các ĐVTVtheo quyết định số 58/2005/QĐ- TTg ngày 23/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn BCVT Việt Nam Ngày09/01/2006, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ra quyết định số 06/2006/QĐ-TTg vềviệc thành lập Công ty mẹ - VNPT Ngày 24/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã raQuyết định số 955/QĐ-TTg chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thôngViệt Nam thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu với mụctiêu xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam có tiềm lực to lớn, sức cạnh tranhcao để có thể sẵn sàng bước vào hội nhập với khu vực và thế giới VNPT có trình độcông nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao; kinh doanh đa ngành, trong đóbưu chính, viễn thông và CNTT là ngành nghề kinh doanh chính

VNPT được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con nhằm tăng cường tích tụ vềvốn, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận Điểm khác biệt cơbản so với trước là cơ chế liên kết giữa các ĐVTV Trong Tập đoàn, các ĐVTV liênkết theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con Công ty mẹ - VNPT có tư cách phápnhân, có con dấu theo tên gọi, là công ty TNHH Nhà nước một thành viên, nhà nướcgiữ 100% vốn và nắm giữ từ 51 - 100% vốn ở các công ty con; có vai trò tối đa hoá lợinhuận của Tập đoàn; trực tiếp kinh doanh một số lĩnh vực như mạng đường trục; quản

lý, đầu tư, kinh doanh vốn; hoạch định chiến lược mở rộng kinh doanh; hỗ trợ cáccông ty con hoạt động; nghiên cứu phát triển Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ thực hiện

Trang 20

nghĩa vụ công ích; thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn Nhànước đầu tư vào các công ty con theo qui định của pháp luật; giữ quyền chi phối cáccông ty con thông qua vốn - công nghệ - thị trường; thay mặt nhà nước giao vốn choTCT Bưu chính Việt 56 Nam; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về bảo toàn, phát triểnvốn; điều hành thống nhất mạng lưới viễn thông và CNTT của Tập đoàn; là pháp nhânđại diện cho Tập đoàn Vốn chủ sở hữu Nhà nước của Tập đoàn bao gồm vốn chủ sởhữu Nhà nước tại Tập đoàn và vốn chủ sở hữu của Tập đoàn đầu tư tại các ĐVTV vàdoanh nghiệp khác Quan hệ giữa Tập đoàn với các ĐVTV mà Tập đoàn góp vốn làquan hệ giữa các pháp nhân độc lập, chủ yếu dựa trên quan hệ sở hữu vốn điều lệ đồngthời giữ quyền chi phối các ĐVTV thông qua chiến lược, công nghệ, thương hiệu, thịtrường, nghiệp vụ Trong Tập đoàn, các công ty VMS sẽ chuyển thành công ty cổ phầntrong đó Tập đoàn giữ cổ phần chi phối.

2.1.2 Các giai đoạn phát triển qua các năm của VNPT

Giai đoạn năm 1995:

30/04/1995, Thành lập Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).Tháng 4/1995,Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam chính thức đượcthành lập theo mô hình Tổng Công ty 91, trực thuộc Chính phủ và Tổng cục Bưu điệnvới tên giao dịch quốc tế viết tắt là VNPT, chính thức tách khỏi chức năng quản lý nhànước và trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh, quản lý khai thác và cung cấp các dịch

vụ bưu chính, viễn thông

15/08/1995, VNPT đón nhận Huân chương Sao vàng

Vào kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống của Ngành (15/8/1945 - 15/8/1995), cán

bộ CNVC của VNPT có vinh dự là ngành kinh tế- kỹ thuật đầu tiên trong cả nước đónnhận phần thưởng cao quý: Huân chương Sao vàng Năm 1995, VNPT đã có 742.000thuê bao điện thoại, đưa mật độ điện thoại của Việt Nam lên 1 máy/100 dân Với con

số này, lần đầu tiên mạng viễn thông Việt Nam có tên trên bản đồ viễn thông thế giới.Giai đoạn năm 1997:

Ngày 19/11/1997, Việt Nam chính thức hòa mạng Internet quốc tế Ngày19/11/1997 Việt Nam chính thức hòa mạng Internet quốc tế VDC (đơn vị trực thuộccủa VNPT) là nhà cung cấp cổng truy nhập Internet duy nhất (IAP) và là 1 trong 4 nhà

Trang 21

cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên của Việt Nam.

Giai đoạn năm 2006:

26/03/2006, VNPT chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn

Ngày 26/3/2006, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chínhthức ra mắt và đi vào hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi

mô hình từ Tổng công ty Theo đó, VNPT là Tập đoàn kinh tế chủ đạo của Nhà nướctrong lĩnh vực BCVT & CNTT, kinh doanh đa ngành cả trong nước và quốc tế, có sựtham gia của nhiều thành phần kinh tế; làm nòng cốt để BCVT và CNTT Việt Namphát triển và hội nhập quốc tế

Giai đoạn năm 2008:

01/01/2008, VNPost chính thức đi vào hoạt động

Năm 2008 đánh dấu sự phát triển mới của Bưu chính Việt Nam với sự ra đời vàchính thức đi vào hoạt động của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost), thànhviên của VNPT từ ngày 1/1/2008 VNPost có số vốn điều lệ 8.122 tỷ đồng, kinh doanhcác lĩnh vực như: thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng,cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích và các dịch vụ công ích khác Tổ chức củaVNPost gồm có 64 tỉnh, thành phố được hình thành trên cơ sở tách hoạt động bưuchính từ các bưu điện tỉnh, thành phố hiện nay Khối Viễn thông các tỉnh, thành phốđược tách ra từ các Bưu điện tỉnh, thành cũ thành các Viễn thông tỉnh, thành phố trựcthuộc Tập đoàn BCVT Việt Nam VNPT

19/04/2008, VNPT phóng thành công vệ tinh đầu tiên của Việt Nam VINASAT-1.05h17 phút ngày 19/4/2008, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT,với vai trò là chủ đầu tư dự án, đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên của Việt NamVINASAT-1 lên quỹ đạo Đây là sự kiện khẳng định chủ quyền quốc gia của VN trênkhông gian, góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của VN nói chung và VT- CNTT VNnói riêng Với việc đưa vệ tinh viễn thông đầu tiên vào sử dụng, Việt Nam đã chủ độngđược toàn bộ các phương thức truyền dẫn, kể cả các phương thức truyền dẫn hiện đại,hoàn thiện hạ tầng thông tin liên lạc quốc gia, đảm bảo an toàn và tin cậy mạng lưới cơ

sở hạ tầng viễn thông, tạo điều kiện cho các đơn vị phát triển các dịch vụ viễn thông,phát thanh, truyền hình Với dung lượng truyền dẫn trên 10.000 kênh thoại, Internet,

Trang 22

truyền số liệu; trên 120 kênh truyền hình chất lượng cao, VINASAT-1 sẽ đưa các dịch

vụ viễn thông, Internet và truyền hình đến các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hảiđảo là những nơi mà phương thức truyền dẫn khác khó vươn tới được

Giai đoạn năm 2009:

05/04/2009, Hoàn thiện Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quanĐảng, chính quyền trên toàn quốc

Ngày 30/3/2009, VNPT đã thiết lập thành công phiên họp trực tuyến lần đầu tiêncủa Chính phủ tới Văn phòng UBND 63 tỉnh/ thành, đánh dấu bước đổi mới tích cựctrong việc ứng dụng VT-CNTT vào công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ Đồngthời thể hiện năng lực của VNPT trong việc thực hiện Dự án "Mạng truyền số liệuchuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước"

15/10/2009, VNPT tiên phong triển khai 3G

Ngày 12/10/2009, VinaPhone - đơn vị cung cấp dịch vụ di động thuộc VNPT đãtrở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ 3G, ghi thêm Việt Namvào bản đồ 3G thế giới, đưa vị trí của ngành di động Việt Nam lên một nấc thang mới.Tiếp đó, ngày 15/12/2009, MobiFone cũng chính thức cung cấp dịch vụ 3G trên thịtrường, khẳng định vị trí tiên phong công nghệ của VNPT

25/12/2009, VNPT được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động

Ngày 22/12, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 2056/QĐ-CTN về việc phongtặng Danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tập đoàn BCVT Việt Nam vì đã có thành tíchđặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo từ năm 1999 đến năm 2008, góp phần vào sựnghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Trong chặng đường 10 nămphát triển từ 2000 đến nay, VNPT luôn giữ vững vai trò là doanh nghiệp chủ lực củađất nước trong lĩnh vực BCVT-CNTT, đã xây dựng và phát triển một hạ tầng cơ sởthông tin liên lạc hiện đại, đồng bộ và rộng khắp phục vụ đắc lực cho sự nghiệp pháttriển kinh tế xã hội, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước

Giai đoạn năm 2011:

08/11/2011, VNPT được trao giải thưởng quốc tế "Băng rộng thay đổi cuộcsống"

Ngày đăng: 16/09/2017, 22:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Tạp chí Quê hương điện tử - Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụng trong quan hệ truyền thông của VNPT
Hình 1.1. Tạp chí Quê hương điện tử (Trang 11)
Hình 1.2. Báo điện tử Nhân dân - Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụng trong quan hệ truyền thông của VNPT
Hình 1.2. Báo điện tử Nhân dân (Trang 12)
Hình 1.3. Báo điện tử Vietnamnet - Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụng trong quan hệ truyền thông của VNPT
Hình 1.3. Báo điện tử Vietnamnet (Trang 13)
Hình 2.1. Bảng thống dịch vụ Internet của VNPT, Viettel và FPT từ năm 2003 đến 2013( Nguồn: Internet) - Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụng trong quan hệ truyền thông của VNPT
Hình 2.1. Bảng thống dịch vụ Internet của VNPT, Viettel và FPT từ năm 2003 đến 2013( Nguồn: Internet) (Trang 25)
Hình 2.2. Năm 2016, VNPT là doanh nghiệp viễn thông duy nhất giữ được mức tăng trưởng lợi nhuận trên 20%. - Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụng trong quan hệ truyền thông của VNPT
Hình 2.2. Năm 2016, VNPT là doanh nghiệp viễn thông duy nhất giữ được mức tăng trưởng lợi nhuận trên 20% (Trang 28)
Hình 2.5. VNPT - Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụng trong quan hệ truyền thông của VNPT
Hình 2.5. VNPT (Trang 31)
Hình 2.4. VNPT - Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụng trong quan hệ truyền thông của VNPT
Hình 2.4. VNPT (Trang 31)
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế của Lào Cai, VNPT đã đưa ra các đề xuất triển khai giải pháp đồng bộ, tập trung vào lĩnh vực chính quyền số, giao thông, y tế, giáo dục và du lịch. - Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụng trong quan hệ truyền thông của VNPT
r ên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế của Lào Cai, VNPT đã đưa ra các đề xuất triển khai giải pháp đồng bộ, tập trung vào lĩnh vực chính quyền số, giao thông, y tế, giáo dục và du lịch (Trang 32)
Hình 2.8. VNPT trên Vietnamnet - Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụng trong quan hệ truyền thông của VNPT
Hình 2.8. VNPT trên Vietnamnet (Trang 34)
Hình 2.9. VNPT trên trang VietnamNet - Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụng trong quan hệ truyền thông của VNPT
Hình 2.9. VNPT trên trang VietnamNet (Trang 34)
Hình 2.10. VNPT tài trợ cho chương trình Giọng hát hay Hà Nội năm 2016 - Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụng trong quan hệ truyền thông của VNPT
Hình 2.10. VNPT tài trợ cho chương trình Giọng hát hay Hà Nội năm 2016 (Trang 35)
Hình 2.11. VNPT tài trợ các chương trình của Kiều bào hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội - Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụng trong quan hệ truyền thông của VNPT
Hình 2.11. VNPT tài trợ các chương trình của Kiều bào hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội (Trang 35)
Hình 2.12. VNPT là nhà tài trợ đồng cho Festival Huế 2016 - Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụng trong quan hệ truyền thông của VNPT
Hình 2.12. VNPT là nhà tài trợ đồng cho Festival Huế 2016 (Trang 36)
Hình 2.13. Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son (ngoài cùng bên trái) chứng kiến Lễ ký giữa VNPT với NTT East. - Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụng trong quan hệ truyền thông của VNPT
Hình 2.13. Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son (ngoài cùng bên trái) chứng kiến Lễ ký giữa VNPT với NTT East (Trang 37)
Hình 2.14. Lãnh đạo 2 Bộ đã chứng kiến Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa VNPost và JPPost - Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụng trong quan hệ truyền thông của VNPT
Hình 2.14. Lãnh đạo 2 Bộ đã chứng kiến Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa VNPost và JPPost (Trang 38)
Hình 3.1. VNPT trên báo Vnexpress - Phân tích xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ứng dụng trong quan hệ truyền thông của VNPT
Hình 3.1. VNPT trên báo Vnexpress (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w