MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG Nắm bắt được khái niệm và bản chất của tiền tệ Hiểu rõ chức năng của tiền tệ Khái quát khái niệm thị trường tài chính Hiểu rõ chức năng của thị trường tài chín
Trang 1Chương 1: tổng quan về THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TiỀN TỆ
1
Trang 2MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG
Nắm bắt được khái niệm và bản chất của tiền tệ
Hiểu rõ chức năng của tiền tệ
Khái quát khái niệm thị trường tài chính
Hiểu rõ chức năng của thị trường tài chính
Phân biệt các loại thị trường tài chính
Hiểu và phân biệt các công cụ lưu thông trên thị trường tài chính
Sơ lược các chủ thể tham gia thị trường tài chính
Mối quan hệ giữa các thị trường tài chính
Trang 31 Khái niệm và bản chất của tiền tệ
Tiền là bất cứ vật gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ hoặc để trả các khoản nợ
Bản chất của tiền tệ thể hiện rõ qua 2 thuộc tính:
Giá trị sử dụng của tiền: là khả năng thỏa mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu làm vật trung gian để trao đổi
Giá trị của tiền được thể hiện thông qua khái niệm “sức mua tiền tệ”
Trang 41 Khái niệm và bản chất của tiền tệ
Sự phát triển các hình thái tồn tại của tiền tệ:
Tiền tệ hàng hóa – hóa tệ (commodity money)
Hóa tệ phi kim loại
Hóa tệ kim loại
Tiền giấy – paper money
Tiền tín dụng – credit money
Tiền điện tử - electronic money
Thẻ thanh toán Tiền mặt điện tử (E-cash) Séc điện tử (E-check)
Trang 52 Chức năng của tiền tệ
Phương tiện trao đổi:
Tiền chỉ xuất hiện tạm thời trong quá trình trao đổi
Thời gian và chi phí cho các nỗ lực trao đổi hàng hóa và dịch vụ được gọi là chi phí giao dịch
Tiền là cơ sở hỗ trợ cho nền kinh tế trong việc:
Giảm thiểu chi phí giao dịch
Khuyến khích tạo điều kiện chuyên môn hóa
Phân công lao động trong xã hội
Để thực hiện hiệu quả chức năng này, tiền phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Dễ dàng chuẩn hóa và đánh giá giá trị một cách đơn giản
Trang 62 Chức năng của tiền tệ
Thước đo giá trị:
Biểu thị bằng tiền của giá trị hàng hóa gọi là giá cả hàng hóa
Cất trữ giá trị:
Tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất
Trang 7Các khối tiền
M1 đồng tiền chính thức + các loại séc và tài khoản phát
séc
M2 M1 + các tài khoản ngắn hạn + các tài khoản tiết kiệm + các
tài khoản tín dụng thị trường tiền + các cổ phần của các quỹ tiển tệ thị trường tiền
M3 M2 + các tài khoản dài hạn + các thỏa thuận mua lại
L M3 + trái phiếu kho bạc ngắn hạn + thương phiếu + trái
phiếu tiết kiệm + ngân phiếu ngân hàng
Trang 83 Khái niệm thị trường tài chính
Thị trường tài chính là nơi diễn ra quá trình luân chuyển vốn từ
những người dư thừa đến những người thiếu hụt, thông qua các công
cụ tài chính và một cơ chế nhất định
Trang 94 Chức năng của thị trường tài chính
Các trung gian tài chính Thị trường tài chính gián tiếp
Người cho vay:
- hộ gia đình
- Công ty
- Chính phủ
- Người nước ngoài
Người đi vay:
- hộ gia đình
- Công ty
- Chính phủ
- Người nước ngoài
Thị trường tài chính trực tiếp
Các thị trường tài chính
Vốn
Trang 105 Cấu trúc thị trường tài chính
5.1 Căn cứ phương thức luân chuyển vốn:
Thị trường tài chính trực tiếp: là kênh dẫn vốn trực tiếp từ người sở
hữu vốn sang người sử dụng vốn, thường thông qua nhà môi giới
Thị trường tài chính gián tiếp: là kênh dẫn vốn từ người sở hữu vốn
sang người sử dụng vốn thông qua các trung gian tài chính
Trang 115 Cấu trúc thị trường tài chính
5.2 Căn cứ vào tính chất hoàn trả:
Thị trường nợ (Debt market): phát hành chứng khoán nợ để tăng vốn
Chứng khoán nợ (debt securities): là chứng khoán xác nhận quyền được nhận lại khoản vốn đã cho nhà phát hành vay và tiền lãi theo thỏa thuận vay Có thời hạn từ 1 năm (ngắn hạn) đến 5 năm (dài hạn)
Thị trường cổ phiếu (Equity market): phát hành chứng khoán vốn để tăng vốn Chứng khoán vốn xác nhận quyền được sở hữu một phần thu nhập và tài sản của công ty phát hành
Trang 125 Cấu trúc thị trường tài chính
5.3 Căn cứ vào mục đích hoạt động:
Thị trường sơ cấp (primary market): là thị trường mà các chứng
khoán lần đầu được bán ra thị trường
Thị trường thứ cấp (secondary market): là thị trường mà chứng
khoán đã được phát hành và mua đi bán lại nhằm thay đổi quyền sở hữu
Trang 135 Cấu trúc thị trường tài chính
5.4 Căn cứ vào thời hạn luân chuyển:
Thị trường tiền tệ (monetary market): là thị trường mua bán các
chứng khoán nợ ngắn hạn (thường là 1 năm)
Thị trường vốn (capital market): là thị trường mua bán các chứng
khoán nợ dài hạn , có thời hạn đến trên 1 năm và các chứng khoán vốn
Trang 145 Cấu trúc thị trường tài chính
5.5 Căn cứ phương thức tổ chức:
Thị trường tập trung (exchange): là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện có tổ chức và tập trung tại một nơi nhất định
Thị trường phi tập trung (OTC): là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được phân tán ở những địa điểm khác nhau, không
có nơi tập trung nhất định
Trang 155 Cấu trúc thị trường tài chính
5.1 Căn cứ nguồn gốc:
Thị trường tài chính phái sinh (Derivaties market): là thị trường giao
dịch mua bán các công cụ chứng khoán phái sinh
Trang 166 Công cụ của thị trường tài chính
Trang 176.1 Công cụ tài chính ngắn hạn
Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (CDs): là công cụ nợ do các
ngân hàng phát hành, cam kết trả lãi định kỳ cho khoản tiền gửi và
sẽ hoàn trả vốn gốc (gọi là mệnh giá) cho người gửi tiền khi đến hạn
Một số chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn được phép bán lại trước hạn (với một mức giá khấu trừ) đuôc gọi là các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCDs)
Trang 186.1 Công cụ tài chính ngắn hạn
Thương phiếu (Commercial paper): là những giấy nhận nợ do các
công ty có uy tín phát hành để vay vốn ngắn hạn từ thị trường tài chính
Thường được phát hành theo hình thức chiết khấu (bán với giá thấp hơn mệnh giá).
Thương phiếu nguyên thủy (commercial bill) có 2 loại: hối phiếu đòi nợ (bill
of exchange) và hối phiếu nhận nợ (promissory note).
Việc chuyển nhượng thương phiếu được thực hiện bằng hình thức ký hậu
Trang 196.1 Công cụ tài chính ngắn hạn
Chấp phiếu ngân hàng (Banker’s Acceptance-BAs): là các hối phiếu
kỳ hạn do các công ty ký phát và được ngân hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu “đã chấp nhận” lên tờ hối phiếu
Những người sở hữu chấp phiếu có thể đem bán chúng trên thị trường tiền
tệ với giá chiết khấu để thu tiền mặt ngay khi cần vốn.
Trang 206.1 Công cụ tài chính ngắn hạn
Hợp đồng mua lại (Repurchase Agreement-Repo): là hợp đồng trong
đó ngân hàng bán một lượng tín phiếu kho bạc mà nó đang nắm
giữ , kèm theo điều khoản mua lại số tín phiếu đó sau một vài ngày hoặc một vài tuần với mức giá cao hơn
Trang 216.1 Công cụ tài chính ngắn hạn
Tiền NHTW: là những khoản vay nợ ngắn hạn (thường chỉ qua một
đêm) giữa các ngân hàng
Tín phiếu NHTW:
Đô la châu Âu (Eurodollars): những đồng đôla Mỹ do các ngân hàng
ngoại quốc ở bên ngoài nước Mỹ hoặc những chi nhánh của ngân hàng Mỹ ở nước ngoài nắm giữ được gọi là đôl châu Âu
Trang 226.2 Các Công cụ tài chính dài hạn
6.2.1 Trái phiếu (Bonds): là một chứng thư xác nhận nghĩa vụ trả
những khoản lãi theo định kỳ và vốn gốc khi đến hạn của tổ chức phát hành
“Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành”-Luật chứng khoán Việt Nam
Trái phiếu thường tồn tại dưới 2 dạng: chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ
Trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) luôn được ưu tiên hơn cổ đông khi nhận lãi hoạc nhận vốn gốc khi công ty phá sản, Tuy nhiên, trái chủ không được quyền tham gia vào các quyết định của công ty như các cổ đông.
Trang 236.2.1 Trái phiếu
Trái phiếu bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Mệnh giá của trái phiếu (par/face value): là số tiền ghi trên bề mặt của tờ trái phiếu Là số vốn gốc mà tổ chức phát hàng phải hoàn trả cho trái chủ khi trái phiếu hết hạn.
Thời hạn của trái phiếu (maturity): là khoảng thời gian tính từ ngày phát hành đến ngày đáo hạn của trái phiếu.
Lãi trái phiếu (interest/coupon bond): là khoản tiền lãi mà nhà phát hành cam kết trả cho người sở hữu trái phiếu ối với trái phiếu chiết khấu, khoản tiền lãi này được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa giá bán lúc phát hành và mệnh giá của nó.
Người sở hữu trái phiếu (bondholder) có thể được ghi tên sở hữu trên trái phiếu (trái phiếu đích danh) và không ghi tên (trái phiếu vô danh)
Các điều khoản đặc biệt
Trái phiếu có lãi suất thả nổi
Trái phiếu được ưu tiên thanh toán
Trái phiếu có điều khoản bảo vệ
Trái phiếu có thể được mua lại
Trái phiếu có thể bán lại
Trái phiếu có thể chuyển đổi
Trang 24 Trái phiếu chính quyền địa phương (municipal bonds)
Trái phiếu công ty (corporate bonds)
Trang 256.2.2 Cổ phiếu (Stock)
Là một chứng thư hoặc bút toán ghi sổ xác nhận trái quyền về vốn (quyền hưởng lợi) đối với thu nhập và tài sản ròng của một công ty
cổ phần
Cổ đông có những quyền cơ bản sau:
Quyền tham gia quản lý công ty
Quyền tham gia chia lợi nhuận ròng sau thuế
Cổ phiếu có các đặc điểm chủ yếu sau:
Thời hạn cổ phiếu: cổ phiếu có thời hạn thanh toán vốn bằng thời gian hoạt động của công ty.
Thị giá (market value): là giá cổ phiếu khi mua bán trên thị trường.
Lãi chia cho cổ phần được gọi là cổ tức
Trang 266.2.2 Cổ phiếu (Stock)
Cổ phiếu có hai loại căn bản:
Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thông (Common Stock)
Cổ phiếu ưu đãi (prefered stock): là loại cổ phiếu cho phép người nắm giữ được hưởng một số ưu đãi hơn so với cổ đông cổ phiếu thường:
Được hưởng mức cổ tức cố định hàng năm dù công ty làm ăn có lãi hay không.
Được ưu tiên chia cổ tức trước cổ phiếu thường
Được ưu tiên chia tài sản còn lại của công ty khi thanh lý, giải thể.
Hạn chế của cổ phiếu ưu đãi:
Không được tham gia quản lý công ty
Cổ tức cổ phiếu ưu đại không tăng dù công ty tăng lợi nhuận.
Trang 276.2.3 Các khoản vay thế chấp (mortgages)
Là khoản tiền cho các cá nhân hoặc công ty vay đầu tư (mua hoặc
xây dựng) vào nhà, đất hoặc những bất động sản khác, các bất động sản và đất sau đó lại trở thành vật thế chấp cho chính các khoản
vay
Trang 286.2.4 Các khoản vay thương mại và tiêu dùng (Consumer and commercial Loans)
Là món vay dành cho những công ty kinh doanh và người tiêu dùng,
chủ yếu là do ngân hàng cung cấp (một số là do công ty tài chính cung câp, chủ yếu là vay tiêu dùng)
Trang 297 Các chủ thể tham gia thị trường tài chính
Những nhà phát hành
Những nhà đầu tư
Những nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ
Những nhà quản lý
Trang 30Chương 2: Thông tin bất cân xứng và vai trò của các trung
gian tài chính
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TiỀN TỆ
30
Trang 31 Hiểu và liên hệ các vấn đề liên quan đến rủi ro đạo đức.
Nắm rõ và phân biệt tính chất của các định chế tài chính trung gian
Trang 321 Các khái niệm cơ bản
Chi phí giao dịch: là thời gian và tiền bạc chi vào các hoạt động tài chính Các trung gian tài chính giảm thiểu chi phí giao dịch bằng: tiết kiệm nhờ quy mô (economies of sclae) và dịch vụ chuyên nghiệp
Chênh lệch thông tin (thông tin bất cân xứng-information
assymetry):là tình huống phát sinh khi một bên không biết rõ đầy đủ
về đối tác của mình để có những quyết định chính xác phù hợp trong giao dịch
Lựa chọn đối nghịch (adverse selection): là tình huống thông tin không cân xứng xuất hiện trước khi giao dịch được thực hiện.
Rủi ro đạo đức (moral hazard): phát sinh sau khi giao dịch được thực hiện Người cho vay sẽ có rủi ro khi người đi vay tham gia vào những hoạt động không nên làm theo quan điểm của người cho vay bởi vì chúng làm cho khoản vay ít có khả năng hoàn trả.
Trang 332 Vấn đề lựa chọn nghịch và các công cụ giải quyết
2.1 Tác động của lựa chọn nghịch lên cấu trúc tài chính (vấn đề quả
chanh):
Nhà đầu tư chỉ mua trái phiếu nếu lãi suất trái phiếu đủ cao để bù đắp cho khoản rủi ro phá sản trung bình giữa công ty có phát hành trái phiếu nợ tốt và công ty phát hành trái phiếu nợ xấu Như vậy, công ty tốt sẽ không muốn phát hành để vay và chỉ còn công ty xấu muốn phát hành để vay và khi đó nhà đầu tư cũng không muốn mua những loại trái phiếu này nên thị trường nợ không còn hoạt động
hiệu quả
Tương tự dành cho thị trường cổ phiếu
Như vậy vấn đề lựa chọn nghịch hạn chế tính hiệu quả của thị trường trái phiếu và cổ phiếu
Trang 342.2 Các công cụ giải quyết vấn đề lựa chọn nghịch
Sản xuất và bán thông tin:
Giải quyết vấn đề “người trốn vé”: “người trốn vé” là những người không hề chi trả tiền cho thông tin lại có được các ưu thế thông tin
do người khác chi trả
Điều hành của nhà nước
Trung gian tài chính
Trang 353 Rủi ro đạo đức và các công cụ giải quyết
3.1 Rủi ro đạo đức trong hợp đồng vốn: thường được gọi là vấn đề
người chủ và người quản lý Sự tách rời quyền chủ sở hữu và sự quản lý doanh nghiệp làm cho những người quản lý có thể hành động theo lợi ích riêng của mình chứ không theo lợi ích cổ đông
Trang 363.2 Các công cụ giải quyết vấn đề người chủ-người quản lý
Sản xuất thông tin – theo dõi
Điều hành nhà nước để tăng lượng thông tin.
Trung gian tài chính
Các hợp đồng vay nợ
Trang 373.3 ảnh hưởng của RRĐĐ lên cấu trúc tài chính trên thị trường
nợ và công cụ giải quyết
Trong hợp đồng nợ, người vay có động lực tham gia vào các dự án đầu tư có độ rủi ro cao hơn là người cho vay mong muốn Điều này làm phát sinh rủi ro đạo đức trong hợp đồng nợ.
Các công cụ giải quyết:
Vốn chủ sở hữu: khi người đi vay có vốn chủ sở hữu cao thì khả năng nảy sinh rủi ro đạo đức sẽ giảm.
Theo dõi các điều khoản bắt buộc: có 4 dạng điều khoản ràng buộc thường
Khuyến khích người đi vay bảo vệ duy trì các tài sản thế chấp trong tình trạng tốt
và luôn nằm trong quyền sở hữu của người đi vay
Yêu cầu công ty đi vay cung cấp thông tin về hoạt động công ty thường xuyên dưới dạng các báo cáo kế toán hoặc thu nhập,
Trung gian tài chính
Trang 384 Các định chế tài chính trung gian
4.1 Ngân hàng thương mại:
Hoạt động chủ yếu dưới dạng:
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi tiết kiệm
Vay mua bất động sản (mortgage loans)
Ngoài ra, NHTM còn cung cấp các dịch vụ thanh toán và buôn bán ngoại tệ
Trang 394.2 Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
Lợi thế so với NHTM: tính năng động và tự do trong hoạt động
Mặc dù các khoản cho vay có rủi ro phá sản cao nhưng công ty tài chính vẫn thu được lợi nhuận do áp lãi suất cao hơn cho các khoản vay đó
Có 3 dạng công ty tài chính: bán buôn, tiêu dùng và doanh nghiệp
Trang 404.2 Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
4.2.2 Công ty bảo hiểm:
Là các trung gian tài chính thực hiện nhiệm vụ chi trả cho các sự kiện không mong đợi xảy ra (với khoản phí hay với giá cả nhất định)
Có 2 dạng công ty bảo hiểm: nhân thọ và tài sản
Điểm khác biệt chủ chốt của 2 loại hình là mức độ khó khăn về quy
mô và thời gian của các khoản chi trả tiền
Trang 414.2 Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
4.2.2 Công ty bảo hiểm (tt):
Khi cty chấp nhận hợp đồng bảo hiểm (HĐBH), HĐBH trở thành tài sản của người được bảo hiểm và là khoản nghĩa vụ đối với công ty bảo hiểm.
Các nguyên tắc quản trị bảo hiểm: nhằm giảm thiểu rủi ro do lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức mang lại
Trang 424.2 Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
4.2.2 Công ty bảo hiểm (tt):
Thặng dư của công ty bảo hiểm là khoản chênh lệch giữa tài sản và nghĩa vụ công ty
Do các khoản chi trả thuộc nghĩa vụ rất khó xác định chắc chắn nên cty bảo hiểm phải thực hiện một tài khoản dự trữ
Thu nhập (lời/lỗ) của cty bảo hiểm được chia làm 2 phần: thu nhập đầu tư và thu nhập bảo hiểm
Có 3 vấn đề chính tác động lên quyết định của các công ty bảo hiểm:
Các yêu cầu vốn rủi ro
Phương pháp đánh giá tài sản cho các mục tiêu báo cáo
Các xu hướng đầu tư