Phương pháp chế tạo nước rửa chén sinh học từ quả bồ kết, vỏ bưởi, cam, chanh, quýt và lá tía tô, cực tốt, cực an toàn với sức khỏe có thể thay thế nước rửa chén hóa học độc hại trên thị trường hiện nay, tránh nguy hại cho sức khỏe, gây bệnh ung thư qua con đường ăn uống.Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học dành cho học sinh trung học các trường có thể tham khảo hướng dẫn cho học sinh một cách thiết thực hiệu quả.
Trang 1PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KRÔNG BÔNG
TRƯỜNG THCS ÊA TRUL
CUỘC THI SÁNG TẠO KHKT DÀNH CHO HỌC SINH THCS NĂM 2016
ĐỀ TÀI: NƯỚC RỬA CHÉN AN TOÀN
VÀ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nước rửa chén hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nên khi sử dụng phải rửa qua nhiều nước làm mất nhiều thời gian và nước sạch Mặt khác khi rửa chén bát xong da tay người sử dụng thường
bị khô, bong da Về môi trường, phần lớn các chất tẩy rửa hóa chất này làm ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi Đây là nhược điểm khó khắc phục trong quá trình chế tạo chất tẩy rửa từ nguyên liệu các hợp chất có nguồn gốc hóa vô cơ như: xút, axít…
và các chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc từ sản phẩm hóa dầu
Từ ngày xưa con người đã biết sử dụng quả bồ kết để gội đầu, kháng khuẩn chống nấm và dùng vỏ bưởi, lá tía tô đun nước gội đầu sẽ giúp cho tóc trở nên bóng, chắc, mượt, lá tía tô thì dùng để tắm rửa, bảo vệ da, dưỡng da, trừ vết nhăn, vết nám, khô ngứa, làm dịu da, ẩm da…ngoài ra vỏ bưởi, lá tía tô còn dùng để xông trừ cảm cúm Với mong muốn sử dụng các chất có sẵn trong tự nhiên, các nguyên liệu thải bỏ không dùng đến để chế tạo ra nước rửa chén sinh học dễ làm, giá thành rẻ, có tính tẩy rửa cao, dưỡng da, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, thân thiện với môi
trường, nên chúng em nghiên cứu đề tài: “Nước rửa chén an toàn và thân thiện với môi trường"
II Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Sự thành công của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra nước rửa chén bát sinh học từ các vật lệu dễ tìm và tận dụng các nguyên liệu thải bỏ không dùng đến
để chế tạo ra nước rửa chén sinh học dễ làm, giá thành rẻ, tẩy sạch vết bẩn dầu mỡ, khử mùi hôi tanh Đồng thời có tác dụng dưỡng da, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, thân thiện với môi trường
III Mục tiêu nghiên cứu:
Sản xuất nước rửa chén từ các vật lệu có sẵn trong tự nhiên, các nguyên liệu thải bỏ không dùng đến để chế tạo ra nước rửa chén sinh học dễ làm, giá thành rẻ, có tính tẩy rửa cao, dưỡng da, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, thân thiện với môi trường
IV Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tại nhà, trường học
V Phương pháp nghiên cứu:
Trang 2Nghiên cứu về lý thuyết về các thành phần các chất có trong quả bồ kết, vỏ quả bưởi và thân lá cây tía tô
2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Nghiên cứu các nguyên liệu sinh học là quả bồ kết, vỏ quả bưởi, thân lá tía tô
và công thức pha chế để đảm bảo chất lượng và thời gian bảo quản lâu hơn
PHẦN II: NỘI DUNG
I Cơ sở lí thuyết:
1 Quả Bồ Kết: (tạo giác - Fructus Gleditschiae)
1.1 Tính chất dược lý của quả Bồ Kết:
- Trong quả Bồ Kết có hỗ hợp chất flavônid và chất saponin có tác dụng kháng
vi rút, chống trùng roi, tẩy rửa, giảm đau…
- Giá trị đa dụng của quả Bồ Kết được sử dụng để chế tạo xà bông, dùng trong
y học chữa bệnh như nhuận trường, cảm lạnh, ngộ độc thực phẩm, lành vết thương…
- Quả bồ kết có thể sử dụng để nấu nước gội đầu, trị gầu rất tốt, kích thích da đầu mọc tóc, nếu nấu nước để tăm sẽ làm cho da sạch sẽ, mịn màng
1.2 Tính chất, cấu trúc hóa học và công dụng của saponin:
Saponin còn gọi là saponosid do chữ la tinh sapo = xà phòng, là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực vật.
- Saponin có một số tính chất đặc biệt:
+ Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khí lắc với nước, có tác dụng nhũ hóa và tẩy sạch.
+ Saponin tan trong nước, alcol, rất ít tan trong aceton, ether, hexan…
- Cấu trúc hóa học: Dựa vào cấu trúc hóa học có thể chia saponin thành hai nhóm Cấu trúc hóa học cơ bản của nhóm saponin trung tính là steroid (a) còn của nhóm saponin acid là triterpenoid (b)
- Công dụng của saponin:
+ Làm tăng thẩm thấu của tế bào: sự có mặt của saponin sẽ làm cho các hoạt chất khác dễ hòa tan và hấp thu
+ Một số saponin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm và ức chế
vi rút.
2 Vỏ Quả Bưởi: (Vỏ quả - Exocarpium Citri Grandis)
Trang 3Tính chất dược lý của quả của vỏ quả Bưởi:
- Thành phần hóa học: vỏ rất giàu chất narin-gosid, do đó có vị đắng, trong vỏ
có tinh dầu bưởi Tinh dầu vỏ bưởi có d-limonen, a-pinen, linalol, geraniol, citral; còn
có alcol, pectin, acid citric
- Tính vị, tác dụng: Các loại tinh dầu trong vỏ bưởi (d-limonen, a-pinen, linalol, geraniol, citral; còn có alcol, pectin, acid citric) có tác dụng tẩy rửa các loại cặn bẩn và dầu mỡ, ngoài ra còn có mùi thơm dễ chịu được sử dụng trong các loại dược liệu thư giãn, giảm stress.
3 Lá Tía Tô: (Folium Perillae Fructescentis)
Tính chất dược lý của quả của lá Tía Tô:
- Lá tía tô đun làm nước gội đầu sẽ giúp cho tóc trở nên bóng, mượt, dùng để
tắm rửa, bảo vệ da, dưỡng da, trừ vết nhăn, vết nám, khô ngứa, làm dịu da, ẩm da…
ngoài ra lá tía tô còn dùng để xông trừ cảm cúm
- Thành phần chủ yếu: chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu là Perilla Andehit limonen
- Tác dụng dược lý:
+ Làm ra mồ hôi, giải cảm
+ Trợ tiêu hóa (kiện vị) uống nước sắc làm tăng tiết dịch vị, tăng nhu động dạ dày
+ Tiêu đờm giảm ho, giảm xuất tiết của phế quản (hạt có tác dụng tiêu đờm mạnh hơn)
+ Giải ngộ độc ốc cua gây đau bụng, nôn mửa
+ Chất tinh dầu làm tăng đường huyết Aldehyt tía tô chống thối và ức chế
trung khu thần kinh
Trang 4+ Nước ngâm kiệt lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như: Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng.
II Nghiên cứu quy trình sản xuất nước rửa chén sinh học từ quả Bồ Kết,
vỏ Bưởi và lá Tía Tô.
1 Dùng bồ kết, sả và vỏ bưởi
1.1 Nguyên liệu:
- Bồ kết
- Vỏ bưởi
- Thân, lá cây Tía tô
1.2 Cách làm:
- Quả bồ kết 50gam rửa sạch bụi bẩn, sau đó để khô và nướng lên cho bồ kết bốc mùi thơm
- Sau khi nướng, bạn bẻ nát hoặc giã hơi dập bồ kết, bỏ vào nồi đun
- Vỏ quả bưởi tươi 100gam rửa sạch cắt miếng
- Khoảng 25g thân, lá tía tô rửa sạch, vò dập
Trang 5- Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi đun với 1lít nước sạch đun sôi trong khoảng từ 15-20 phút cho đến khi nước ra có vẻ đen đen đặc và sẫm màu
- Để nguội vắt bã bỏ, đổ qua rây lọc để bỏ cặn bã đi
- Đổ vào chai để dùng dần
Trang 6- Sử dụng: Mỗi lần rửa chén, bạn xả nước qua cho sạch dầu mỡ sơ, sau đó dùng nước cốt vừa làm rửa với mút rửa chén như bình thường rồi xả lại với nước, chén bát sẽ vừa thơm vừa sạch lại cực kỳ lành tính
1.3 Định tính chấp saponin (chất tẩy rửa sinh học) trong sản phẩm:
- Để xác đinh saponin, có nhiều cách, chúng ta dựa trên các tính đặc trưng của
nó, đơn giản nhất là dựa trên tính chất tạo bọt
- Dựa vào chỉ số bọt là độ pha loãng của nước sắc nguyên liệu cột bọt cao trên
1 cm sau khi lắc trong ống nghiệm, tiến hành qua nhiều phép thử và so sánh
1.4 Thực nghiệm của sản phẩm đối với sinh vật và môi trường sống:
- Để chứng minh độ an toàn của nước rửa chén sinh học mà do chúng em chế tạo đối với cây trồng, sau mỗi lần rửa chén em lấy nước đó tưới cho luống rau muống
và rau cải xanh của nhà em trong vòng ba tuần rồi quan sát, chúng em nhận thấy những cây rau được tưới bằng nước rửa chén sinh học này vẫn xanh tốt bình thường
- Để chứng tỏ độ an toàn của nước rửa chén đối với động vật chúng em pha nước rửa chén sinh học với nước sạch với tỉ lệ 0.5-1% rồi thả cá cảnh loại nhỏ và thử nghiệm nuôi trong 10 ngày rồi quan sát, chúng em nhận thấy cá vẫn sống khỏe mạnh
và ăn bình thường, nước vẫn trong, không đổi màu do nước rửa chén
1.5 Cách sử dụng:
Mỗi lần rửa chén, bạn xả nước qua cho sạch dầu mỡ sơ, sau đó dùng nước cốt vừa làm rửa với mút rửa chén như bình thường rồi xả lại với nước, chén bát sẽ vừa thơm vừa sạch lại cực kỳ lành tính
PHẦN III: KẾT LUẬN
Sau một thời gian sử dụng nước rửa chén sinh học chế tạo từ nguyên liệu nước
Bồ Kết, vỏ Bưởi, lá Tía Tô theo công thức: 50g bồ kết khô + 100g vỏ bưởi tươi +
25g lá tía tô tươi + 1lít nước sạch => 500ml nước rửa chén, thì có nhiều ưu điểm
vượt trội so với nước rửa chén hóa học trên thị trường
1 Ưu điểm:
- Giá thành rẻ, dễ làm, lực tẩy rửa cao, tạo mùi thơm, không hình thành bọt khó tan, an toàn cho người sử dụng, có tác dụng dưỡng da, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho sinh vật có ích
- Do sản phẩm có sử dụng nguyên liệu lá tía tô nên có khả năng bảo vệ da, dưỡng da, không làm khô ngứa, làm dịu da, ẩm da và thời gian bảo quản lâu hơn nhờ lá tía tô có thành phần Aldehyt chống thối; ức chế các loại vi trùng.
- Sản phẩm này có thể dùng làm nước rửa tay, lau chùi các vật dụng khác, khử mùi hôi tanh
2 Hạn chế:
- Thời gian bảo quản không dài chỉ khoảng từ 18 đến 20 ngày khi để ở nhiệt độ phòng và khoảng 45-50 ngày khi bảo quản trong tủ lạnh
- Sản phẩm có ít bọt nên lượng nước rửa chén phải dùng cho mỗi lần nhiều hơn
so với nước rửa chén hóa học
3 Hướng khắc phục:
Trang 7Tiếp tục tìm ra công thức pha chế hiệu quả hơn, thời gian bảo quản lâu hơn, có nhiều bọt hơn
NGƯỜI THỰC HIỆN
Phan Tịnh Nhi Nguyễn Hà Thanh
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Nguyễn Quốc Thể
Trang 8PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KRÔNG BÔNG
TRƯỜNG THCS ÊA TRUL
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
DỰ ÁN: NƯỚC RỬA CHÉN AN TOÀN
VÀ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
I Lời cảm ơn:
Trong quá trình nhóm nghiên cứu chúng em thực hiện nghiên cứu làm nên công trình khoa học kỹ thuật này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà trường
Chúng em xin gửi đến BGH trường THCS Êa Trul, đến các thầy cô bộ môn Sinh - Hóa và toàn thể các thầy cô trong hội đồng nhà trường lời cảm ơn chân thành nhất Các thầy cô là người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn cho chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài để chúng em có thể làm tốt công việc của mình
II Tóm tắt dự án:
Tận dụng vỏ bưởi, thân, lá tía tô và quả bồ kết để chế tạo nước rửa chén sinh học an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường
III Mục tiêu:
Với mong muốn sử dụng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên, các nguyên liệu thải bỏ không dùng đến để chế tạo ra nước rửa chén sinh học dễ làm, giá thành rẻ, có tính tẩy rửa cao, dưỡng da, an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường
IV Vật liệu, thiết bị, quy trình sản xuất:
1 Vật liệu, thiết bị:
1 Trái bồ kết (50gam)
Trong quả Bồ Kết có hỗ hợp chất flavônid và chất saponin có tác dụng kháng vi rút, chống trùng roi; Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khí lắc với nước, có tác dụng nhũ hóa và tẩy sạch.
2.000đồng/ 50gam
2 Vỏ bưởi, chanh (100gam)
Các loại tinh dầu trong vỏ bưởi (d-limonen, a-pinen, linalol, geraniol, citral; còn có alcol, pectin, acid citric) có tác dụng tẩy rửa các loại cặn bẩn và dầu mỡ, ngoài ra còn có mùi thơm dễ chịu được sử dụng trong các loại dược liệu thư giãn, giảm stress.
Tận dụng
0 đồng
3 Thân, lá tía tô (25gam) Nước ngâm kiệt lá tía tô có tác
dụng ức chế các loại vi trùng như: Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị,
Tận dụng
0 đồng
Trang 9trực khuẩn đại tràng; bảo vệ da, dưỡng da, trừ vết nhăn, vết nám, khô ngứa, làm dịu da, ẩm da;
Có Aldehyt tía tô chống thối giúp bảo quản nước rửa chén lâu hơn.
1 Vĩ nướng, lò nướng Nướng quả bồ kết tạo mùi thơm Sử dụng đồ dùng
gia đình
2 Nồi nhôm Nấu vật liệu vỏ bưởi, thân, lá tía tô, quả bồ kết tạo nước rửa chén Sử dụng đồ dùng gia đình
3 Rây lọc Lọc cặn bã, tạo nước rửa chén trong và sạch hơn 15.000 đồng/cái
4 Chai nhựa Đựng nước rửa chen sau khi pha chế xong. 25.000 đồng/ chai
2 Quy trình sản xuất nước rửa chén sinh học:
- Quả bồ kết 50g rửa sạch bụi bẩn, sau đó để khô và nướng lên cho bồ kết bốc mùi thơm
- Sau khi nướng, bạn bẻ nát hoặc giã hơi dập bồ kết, bỏ vào nồi đun
- Vỏ quả bưởi tươi 100g rửa sạch cắt miếng
Trang 10- Khoảng 25g thân, lá tía tô rửa sạch, vò dập
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi đun với 1lít nước sạch đun sôi trong khoảng từ 15-20 phút cho đến khi nước ra có vẻ đen đen đặc và sẫm màu
- Để nguội vắt bã bỏ, đổ qua rây lọc để bỏ cặn bã đi
- Đổ vào chai để dùng dần
Trang 113 Định tính chấp saponin (chất tẩy rửa sinh học) trong sản phẩm:
- Để xác đinh saponin, có nhiều cách, chúng ta dựa trên các tính đặc trưng của
nó, đơn giản nhất là dựa trên tính chất tạo bọt
- Dựa vào chỉ số bọt là độ pha loãng của nước sắc nguyên liệu cột bọt cao trên
1 cm sau khi lắc trong ống nghiệm, tiến hành qua nhiều phép thử và so sánh
4 Thực nghiệm của sản phẩm đối với sinh vật và môi trường sống:
- Để chứng minh độ an toàn của nước rửa chén sinh học mà do chúng em chế tạo đối với cây trồng, sau mỗi lần rửa chén em lấy nước đó tưới cho luống rau muống
và rau cải xanh của nhà em trong vòng ba tuần rồi quan sát, chúng em nhận thấy những cây rau được tưới bằng nước rửa chén sinh học này vẫn xanh tốt bình thường
- Để chứng tỏ độ an toàn của nước rửa chén đối với động vật chúng em pha nước rửa chén sinh học với nước sạch với tỉ lệ 0.5-1% rồi thả cá cảnh loại nhỏ và thử nghiệm nuôi trong 10 ngày rồi quan sát, chúng e nhận thấy cá vẫn sống khỏe mạnh và
ăn bình thường, nước vẫn trong, không đổi màu do nước rửa chén
5 Cách sử dụng:
Mỗi lần rửa chén, bạn xả nước qua cho sạch dầu mỡ sơ, sau đó dùng nước cốt vừa làm rửa với mút rửa chén như bình thường rồi xả lại với nước, chén bát sẽ vừa thơm vừa sạch lại cực kỳ lành tính
V Kết luận:
Sau một thời gian sử dụng nước rửa chén sinh học chế tạo từ nguyên liệu nước
Bồ Kết, vỏ Bưởi, lá Tía Tô theo công thức: 50gam bồ kết khô + 100gam vỏ bưởi tươi + 25gam lá, thân cây tía tô tươi + 1lít nước sạch => 500ml nước rửa chén, thì
có nhiều ưu điểm vượt trội so với nước rửa chén hóa học trên thị trường
1 Ưu điểm:
- Giá thành rẻ, dễ làm, lực tẩy rửa cao, tạo mùi thơm, không hình thành bọt khó tan, an toàn cho người sử dụng, có tác dụng dưỡng da, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho sinh vật có ích
- Do sản phẩm có sử dụng nguyên liệu lá tía tô nên có khả năng bảo vệ da, dưỡng da, không làm khô ngứa, làm dịu da, ẩm da và thời gian bảo quản lâu hơn nhờ lá tía tô có thành phần Aldehyt chống thối; ức chế các loại vi trùng.
- Sản phẩm này có thể dùng làm nước rửa tay, lau chùi các vật dụng khác, khử mùi hôi tanh
Trang 122 Hạn chế:
- Thời gian bảo quản không dài chỉ khoảng từ 18 đến 20 ngày khi để ở nhiệt độ phòng và khoảng 45-50 ngày khi bảo quản trong tủ ngăn lạnh
- Sản phẩm có ít bọt nên lượng nước rửa chén phải dùng cho mỗi lần nhiều hơn
so với nước rửa chén hóa học
3 Hướng khắc phục:
Tiếp tục tìm ra công thức pha chế hiệu quả hơn, thời gian bảo quản lâu hơn, có nhiều bọt hơn
VI Tài liệu tham khảo.
- Sách giáo khoa môn Hóa học, Sinh học 8, 9
- Các trang web, các tài liệu liên quan đến chế tạo nước rửa chén
- Trang tailieu123.nex
NGƯỜI THỰC HIỆN Phan Tịnh Nhi Nguyễn Hà Thanh
Trang 13TỜ KHAI DÀNH CHO HỌC SINH (1A)
(Bắt buộc đối với mọi dự án)
1) a Họ và tên học sinh/nhóm trưởng: NGUYỄN HÀ THANH, Lớp: 9B
Email: hathanhkgb@gmail.com/ Điện thoại: 0979234169
b Thành viên trong nhóm: PHAN TỊNH NHI Lớp: 9B
2) Tên dự án: NƯỚC RỬA CHÉN AN TOÀN VÀ THÂN THIỆN VỚI MÔI
TRƯỜNG
3) Trường: THCS ÊA TRUL Điện thoại: 05002468555
Địa chỉ: Thôn III, xã Ea Trul
Huyện: KRông Bông Tỉnh/Thành phố: Đăk Lăk
4) Người bảo trợ: Nguyễn Quốc Thể
Điện thoại/email quocthekgb@yahoo.com.vn/ 0918364639
5) Dự án này có tiếp tục từ năm trước không? Có Không
Nếu có:
a) Đính kèm Tóm tắt và Kế hoạch nghiên cứu của năm trước
b) Giải thích sự khác và mới của dự án này so với năm trước trong Phiếu
dự án tiếp tục (7)
6) Năm nay, thí nghiệm/thu thập số liệu trong khoảng thời gian: (Phải nêu rõ
ngày/tháng/năm)
Ngày bắt đầu: 20/09/2016 Ngày kết thúc: 25/10/2016
7) Bạn sẽ tiến hành thí nghiệm ở đâu? (Đánh dấu tất cả những nơi thích hợp)
Cơ quan nghiên cứu Trường học Thực địa Ở nhà Nơi khác 8) Liêt kê tên và địa chỉ của tất cả những nơi làm việc ngoài nhà trường:
a) Tên đơn vị: Tại nhà em Nguyễn Hà Thanh
Địa chỉ: Thôn 2, xã Êa Trul, huyện Krông Bông
Điện thoại: 0979234169
b) Tên đơn vị: Tại nhà ông Nguyễn Quốc Thể
Địa chỉ: Thôn 1, xã Yang Reh, huyện Krông Bông
Điện thoại: 0918364639
9) Kế hoạch nghiên cứu kèm theo
10) Bản tóm tắt dự án sau khi thí nghiệm kèm theo
Êa Trul, ngày 25 tháng 10 năm 2016
Nhóm trưởng