Đề án môn học kế toán Bàn về phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Trang 1MỤC LỤC
Chương I:
1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm 4
1.2.1 Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành 5
1.4 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 6
Chương II
Chế độ kế toán về phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp và thực tiễn vận dụng
2.1 Thực trạng kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty 9
2.1.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 10
2.1.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 11
2.1.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 11
Chương III
3.1 Nhận xét, đánh giá chung về công tác kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp tại
Trang 23.1.1 Ưu điểm 17
3.2 Một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành sản phẩm
+ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
+TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công
+ Sổ chi tiết TK 623 và sổ chi tiết TK 627
+ Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta luôn vận động, phát triển không ngừng, sự cạnhtranh giữa các doanh nghiệp với nhau diễn ra ngày càng khốc liệt Để có thể tồn tại và phát triển, cácdoanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp như cải tiến chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm,nâng cao năng suất lao động… Với những doanh nghiệp sản xuất đặc thù, mà điển hình là các công ty xâydựng thì một trong những giải pháp hữu hiệu là hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn duy trì, thậm chí nângcao chất lượng của sản phẩm Để đạt mục tiêu này, yêu cầu đặt ra là phải quản lý chặt chẽ các chi phí,phải có phương pháp tính giá thành sản phẩm hợp lý, khoa học giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường Nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác này, em chọn đề tài “Bàn về phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng”.
Trong phạm vi đề tài, em xin đề cập đến một số mặt của vấn đề Tuy nhiên, do kiến thức về kinh
tế, tài chính, kế toán chưa nhiều, và chưa có kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp nên đề tài không tránhkhỏi hạn chế, sai sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo chân thành của thầy giáo hướng dẫn để đề tài cóthể hoàn thiện hơn nữa
Trân trọng!
Trang 4CHƯƠNG I
Những vấn đề cơ bản về phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng
1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm
1.1.1 Khái niệm, bản chất giá thành sản phẩm
Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vậthóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, dịch vụ nhất định
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, nó vừa mang tính chất kháchquan vừa mang tính chất chủ quan Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sảnphẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình kinh doanh,cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp thực hiện để nhằm mục đích hạthấp chi phí, tăng cao lợi nhuận
1.1.2 Yêu cầu quản lý giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh
tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả lãi lỗcủa hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy được chủ doanh nghiệp rất quan tâm
Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúngđắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm Việc tổ chức kiểm tra tính hợppháp, hợp lý của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng, góp phần tăng cườngquản lý tài sản, vật tư lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả Mặt khác tạo điều kiện phấn đấutiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanhnghiệp ưu thế cạnh tranh Mặt khác, giá thành sản phẩm còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là cơ sở đểđánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với nội dung chủ yếu thuộc về kế toán quản trị, cungcấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán giá thành sản phẩm
Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmtrong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán có liên quan, trong đó
kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chi phí và tính giá thành
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sảnxuất, đặc điểm của sản phẩm, khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn,xác định đúng đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợpvới điều kiện của doanh nghiệp
Trang 5Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh,đặc điểm của sản phẩm, khả năng và yêu cầuquản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.
Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm củatừng nhân viên, từng bộ phận có liên quan đặc biệt đến bộ phận kế toán các yếu tố chi phí
Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với cácnguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận, xử lý, hệ thống hóathông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp
Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, cung cấp nhữngthông tin cần thiết về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra cácquyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
1.2 Phân loại giá thành sản phẩm
1.2.1 Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành
Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành 3 loại:
Giá thành sản phẩm kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và
số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch Giá thành kế hoạch bao giờ cũng được tính toán trước khi bắt đầuquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ Giá thành sản phẩm kế hoạch là mụctiêu phấn đấu trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng là căn cứ để so sánh, phân tích,đánh giá tình hình thực tế kế hoạch giá thành của doanh nghiệp
Giá thành sản phẩm định mức: Giá thành sản phẩm định mức là giá thành sản phẩm được tính trên
cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm Định mức chi phí được xácđịnh trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật của từng doanh nghiệp trong từng thời kì Giá thành sảnphẩm định mức được xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Giá thành sản phẩm thực tế: Giá thành sản phẩm thực tế là giá thành sản phẩm được tính toán và
xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kì cũng như số lượngsản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kì Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúcquá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị.Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trongviệc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức và công nghệ để thực hiện quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước cũng như cácbên liên quan
1.2.2 Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi cấu thành
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được phân biệt thành hai loại sau:
Giá thành sản xuất sản phẩm: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí liên quan đếnquá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp và
Trang 6Chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành Giá thành sản xuất sản phẩm được sửdụng để hạch toán thành phẩm, giá vốn hàng xuất bán và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp.
Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụcộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp phát sinh trong kì tính cho số sản phẩm này.Như vậy, giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ tính và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sảnxuất và tiêu thụ, nó là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận thuần trước thuế của doanh nghiệp
1.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, công việc do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành cần phảitính tổng giá thành và giá thành đơn vị
Để xác định đối tượng tính giá thành hợp lý, doanh nghiệp cần phải căn cứ vào các nhân tố: + Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và cơ cấu sản xuất;
+ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm;
+ Khả năng và yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản trị doanh nghiệp;+ Trong doanh nghiệp xây lắp, tổ chức sản xuất sản phẩm đơn chiếc theo từng công trình, hạngmục công trình với thiết kế khác nhau, đối tượng tính giá thành phụ thuộc vào thỏa thuận thanh toán khốilượng hoàn thành giữa doanh nghiệp xây lắp với bên giao thầu
Nếu thỏa thuận thanh toán khối lượng khi có khối lượng hoặc giai đoạn xây lắp hoàn thành ghivào phiếu tính giá thành thì đối tượng tính giá thành là khối lượng hoặc giai đoạn xây lắp đạt đến điểmdựng kỹ thuật hợp lý, xác định được dự toán riêng thuộc từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành.Nếu thỏa thuận thanh toán khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, thìđối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành Tuy nhiên đối tượng tính giáthành sản phẩm xây lắp là khối lượng (giai đoạn) xây lắp hoàn thành hay công trình, hạng mục công trìnhhoàn thành còn phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức sản xuất và yêu cầu quản trị chi phí, giá thành của doanhnghiệp
1.4 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.4.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn
Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp vì nó cho phép cung cấpkịp thời số liệu giá thành cho mỗi kì báo cáo, cách tính toán thực hiện đơn giản dễ dàng
Phương pháp này thích hợp cho trường hợp đối tượng tính giá thành là khối lượng (hoặc giaiđoạn) xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành
Nội dung: Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ theo từng công trình, hạng mụccông trình và căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kì trước và cuối kì này để tínhgiá thành các giai đoạn xây lắp hoàn thành theo công thức:
Trang 7Giá thành CPSX dở dang CPSX phát sinh CPSX dở dang
Sản phẩm = đầu kì + trong kì - cuối kì
Trong đó: Giá thành sản phẩm là giá thành các giai đoạn xây lắp thuộc từng công trình, hạng mục
công trình hoàn thành
Tài liệu liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp được thể hiện trên sổ tính giá thành
1.4.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này thích hợp với đối tượng tính giá thành là những công trình, hạng mục công trìnhhoàn thành
Nội dung: Mỗi đơn đặt hàng ngay từ khi bắt đầu thi công được mở một phiếu tính giá thành (bảngtính giá thành theo Đơn đặt hàng) Chi phí sản xuất được phát sinh tập hợp cho từng đơn đặt hàng bằngphương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp Cuối hàng kỳ căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được cho từngđơn đặt hàng theo từng khoản mục chi phí vào bảng tính giá thành của đơn đặt hàng tương ứng Khi cóchứng từ chứng minh đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành đơn đặt hàng (công trình,hạng mục công trình) hoàn thành bằng cách cộng lũy kế chi phí từ kì bắt đầu thi công cho đến khi đơn đặthàng hoàn thành ngay trên bảng tính giá thành của đơn đặt hàng đó Với các đơn đặt hàng chưa hoànthành, chi phí lũy kế từ kỳ bắt đầu thi công đến thời điểm xác định chính là giá trị sản phẩm xây lắp dởdang Bởi vậy bảng tính giá thành của đơn đặt hàng chưa xong được coi là báo cáo các chi phí sản xuấtxây lắp dở dang
Trường hợp đơn đặt hàng gồm một số hạng mục công trình thì sau khi tính giá thành cho đơn đặthàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành cho từng hạng mục công trình bằng cách căn cứ vào giáthành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành và giá thành dự toán của các hạng mục công trình đó, côngthức tính như sau:
Zđh
Zi = x Zidt
Zdt
Trong đó:
Zidt: Giá dự toán của hạng mục công trình thứ i
1.4.3 Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện phương pháp kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức Nội dung chủ yếu của phương pháp này nhưsau:
Trang 8Trước hết phải căn cứ vào định mức kinh tế, kỹ thuật hiện hành và chi phí được duyệt để tính giáthành định mức của sản phẩm.
Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí sản xuất xây lắp thực tế phù hợp với định mức và số chiphí sản xuất xây lắp chênh lệch thoát ly định mức, thường xuyên thực hiện phân tích những chênh lệchnày để kịp thời đề ra các biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm xâylắp
Khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và xácđịnh số chênh lệch chi phí sản phẩm xây lắp do thay đổi định mức của số sản phẩm đang sản xuất dở dangcuối kì trước (nếu có)
Trên cơ sở giá thành định mức, số chi phí sản xuất xây lắp chênh lệch thoát ly định mức đã đượctập hợp riêng và số chênh lệch do thay đổi định mức để tính giá thành thực tế sản phẩm xây lắp hoànthành trong kì theo công thức:
Trong đó:
Zđm: Giá thành định mức của sản phẩm xây lắp
Trang 9CHƯƠNG II
Chế độ kế toán về phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp và thực tiễn vận
dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
2.1 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty
2.1.1.Đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý:
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất độc lập, có những đặc thù riêng về mặtsản xuất do vậy phải có tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với đặc thù riêng của ngành, cũng như tìnhhình sản xuất kinh doanh thực tế của công ty
Lực lượng lao động của công ty được tổ chức thành các đội công trình, mỗi đội lại có thể phânthành các tổ sản xuất theo yêu cầu thi công thực tế Tùy thuộc vào nhu cầu thi công trong từng thời kì màcông ty có những phương án thích hợp để tổ chức lại các đơn vị trực thuộc, các tổ chức sản xuất trong độicũng sẽ được thay đổi cho phù hợp với yêu cầu sản xuất và đúng theo quy định của pháp luật nhằm manglại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các công ty xây dựng không ngừng mở rộng quy mô sảnxuất Sau khi ký kết được các hợp đồng xây dựng, Công ty giao khoán cho các đội thi công, đây là mộthình thức khoán gọn tới từng đội xây dựng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với Cán bộ quản lýtrực tiếp tại công trình, đồng thời tạo điều kiện cho các đội chủ động được trong quá trình thi công Công
ty sẽ hỗ trợ vốn đầu tư và giám sát kiểm tra để có thể theo dõi được chính xác đầy đủ các chi phí bỏ ra chotừng Cán bộ quản lý công trình, phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả sản xuất, chất lượngcông trình cũng như việc điều hành quản lý toàn bộ tài sản cố định của Công ty, chịu trách nhiệm việcđiều động sử dụng máy cho các đội công trình, sửa chữa nhỏ các máy móc thi công của toàn Công ty Đểđảm bảo cho việc quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Công ty đã phân cấp quản lý mộtcách rõ ràng Chỉ có Công ty mới có tư cách pháp nhân đầy đủ trong các giao dịch, ký kết hợp đồng vớikhách hàng, với các tổ chức, các cơ quan quản lý nhà nước và trực tiếp thực hiện nghĩa vụ với ngân sáchnhà nước, Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện các quan hệ thanh toán, quan hệ về hợpđồng tài chính
Các xí nghiệp, các đội xây dựng không có tư cách pháp nhân đầy đủ trong quan hệ ký kết, giaodịch với khách hàng Các xí nghiệp được công ty cấp vốn để sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ Công tygiao, các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về kết quả sản xuất kinh doanh, vềhiệu quả sử dụng vốn, trích nộp các khoản theo quy định Các xí nghiệp, các đội xây dựng này được Công
ty trang bị các tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh, đơn vị có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn vàphát huy tính năng sử dụng của tài sản cố định đạt hiệu quả cao, phải có trách nhiệm nộp đủ khấu hao tài
Trang 10sản cố định và chi phí sử dụng tài sản cố định về công ty Các xí nghiệp, đội xây dựng chịu sự điều độngvốn và tài sản của Công ty theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, việc thanh toán nội bộ giữa các
Xí nghiệp đều do công ty thanh toán bù trừ cho các đơn vị Khi nhận được tiền thanh toán khối lượngcông trình đơn vị phải nộp ngay về công ty và làm thủ tục thanh toán
2.1.2.Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty
Công ty xây dựng có đặc điểm chi phí sản xuất như sau:
Chi phí sử dụng máy thi công: Là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng côngtác xây, lắp bằng máy
Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: Lương củanhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích theo tiền lương theo tỷ lệ quy định của nhân viên quản lýđội và công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt độngcủa đội, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạtđộng của đội…
2.1.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty
2.1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty xây dựng:
Trong sản xuất kinh doanh xây lắp, để hạch toán chi phí sản xuất chính xác, kịp thời đòi hỏi côngviệc đầu tiên mà các nhà quản lý cần phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Vấn đềnày có tầm quan trọng đặc biệt cả trong lý luận cũng như thực tiễn và là nội dung cơ bản của tổ chức hạchtoán và tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp chính là việc xácđinh giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí
Tại công ty xây dựng, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mụccông trình Mỗi đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành bàngiao đều được mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất Các sổ chi tiết này được tổng hợp theo từngtháng và được theo dõi chi tiết theo từng khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân côngtrực tiếp, Chi phí sử dụng máy thi công, Chi phí sản xuất chung
Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng là phương pháp tập hợp trựctiếp các chi phí phát sinh sử dụng cho công trình, hạng mục công trình của từng hợp đồng cụ thể vàphương pháp phân bổ chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng
Trang 112.1.3.2 Đối tượng kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng:
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, công việc do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành cần phảitính tổng giá thành và giá thành đơn vị
Tại công ty xây dựng, đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình hoàn thànhbàn giao…
2.1.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty
2.1.4.1.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Tài khoản sử dụng: TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu là loại nguyên vật liệu trực tiếp nên được hạch toán trực tiếp vào từng đốitượng sử dụng (công trình, hạng mục công trình) theo giá trị thực tế của vật liệu đó gồm giá mua ghi tronghóa đơn cộng với chi phí thu mua Giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp nhập trướcxuất trước và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Các công ty xây dựngthường áp dụng phương thức khoán gọn khoản mục chi phí đến chân công trình Do đó, với vật tư xuấtkho, công ty xây dựng giao khoán gọn cho các đội chịu trách nhiệm phụ trách công trình
Công ty sẽ giao nhiệm vụ cho các đội công trình thực hiện thi công thông qua “ Hợp đồng giaokhoán” ký kết giữa Ban lãnh đạo công ty và Cán bộ quản lý công trình
Sau khi hợp đồng nhận thầu công trình được kí kết, dựa vào các tài liệu dự toán công trình, cácđịnh mức kinh tế kỹ thuật mà công ty xác định nhu cầu vật liệu cần thiết
Hàng tháng (vào cuối tháng) kế toán thu nhận chứng từ bao gồm hóa đơn giá trị gia tăng, cácphiếu nhập kho, xuất kho, thẻ kho, sổ chi tiết vật liệu nhập liệu vào phần mềm
2.1.4.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:
Hiện nay tại đa số các Công ty xây dựng, công nhân kỹ thuật lành nghề, công nhân hợp đồng dàihạn là thuộc biên chế Công ty Còn số lao động phổ thông hầu hết là ký hợp đồng tại chỗ và tùy theo tìnhhình thi công mà Công ty sẽ ký hợp đồng ngắn hạn với số lao động thuê ngoài (thường là dưới 03 tháng)
Số lao động này khi đã hết thời hạn ký hợp đồng nếu công việc còn cần thì Công ty lại ký hợp đồng tiếp
Số nhân công này được tổ chức thành các tổ sản xuất phục vụ cho từng yêu cầu thi công cụ thể như : tổ nề,
tổ điện nước…
Hình thức trả lương cho lao động trực tiếp mà Công ty áp dụng là giao khoán từng khối lượngcông việc hoàn thành và khoán gọn công việc Lao động trong công ty bao gồm:
+ Lao động trong biên chế của Công ty
+ Lao động thuê ngoài