1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hướng dẩn ôn tập kiểm tra sử 9 HKII

3 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 67 KB

Nội dung

Gợi ý trả lời: - Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt N

Trang 1

PHÒNG GD-ĐT VĨNH THUẬN

Tổ: Lịch Sử

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra học kỳ II

Năm học: 2015-2016 Môn: Lịch sử 9

Câu 1: Nêu những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Aí Quốc ở nước ngoài từ năm (1919-1925)? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

Gợi ý trả lời:

- Nguyễn Aí Quốc ở pháp (1917-1923)

- Nguyễn Aí Quốc ở Liên Xô (1923-1924)

- Nguyễn Aí Quốc ở Trung Quốc (1924-1925)

Vai trò của Nguyễn Aí Quốc:

- Có công sáng lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, lãnh đạo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

- Lựa chọn thanh niên yêu nước đưa vào Hội, vạch ra mục đích, chương trình của Hội

- Mở lớp huấn luyện chính trị, trực tiếp viết bài dạy, cho xuất bản báo Thanh niên

- Thông qua việc thành lập và hoạt động của Hội, người đã đào tạo được đội ngũ cán bộ nòng cốt chuẩn bị cơ sở cho việc thành lập một chính Đảng vô sản ở Việt Nam

Câu 2: Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng?

Gợi ý trả lời:

- Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam

- Là bước ngoặt của cách mạng Việt Nam…

- Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới

- Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam

Câu 3: So sánh phong trào cách Mạng 1930 - 1931 và 1936 – 1939?

Gợi ý trả lời:

Kẻ thù - Đế quốc, phong kiến, tay sai - Phát xít, bọn phản động Pháp vàtay sai.

Nhiệm vụ - Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc, chống phong kiến đem

lại ruộng cho dân cày

- Chống phát xít, chống đế quốc, bọn phản động và tay sai, đòi tự

do dân chủ, cơm áo, hòa bình Mặt trận - Không có tổ chức

- Mặt trận nhân dân phản đế sau đổi thành mặt trận dân chủ Đông Dương

Hình thức và

phương pháp

cách mạng

- Bí mật, bất hợp pháp, bạo động

vũ trang

- Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai, bí mật tuyên truyền

Câu 4: Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945?

Gợi ý trả lời:

* Ý nghĩa:

- Trong nước: Đập tan ách thống trị 80 năm của Pháp và phát xít Nhật, lật đổ sự tồn tại của phong kiến…

Trang 2

- Quốc tế: là nguồn cổ vũ cho phong trào đấu tranh toàn thế giới…

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Dân tộc có truyền thống yêu nước sâu sắc

- Có Đảng Cộng Sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh lãnh đạo

- Khối liên minh công nông vững chắc

- Điều kiện quốc tế thuận lợi

Câu 5: Những khó khăn của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945?

Gợi ý trả lời:

* Chính trị - quân sự:

- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng kéo vào giải giáp quân Nhật

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, thực dân Anh mở đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược

- Bọn phản động trong nước lợi dụng tình hình chống phá cách mạng…

-> Độc lập tự do bị đe dọa, nhà nước cách mạng chưa củng cố

*Kinh tế:

- Nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá …

- Ngân sách nhà nườc hầu như trống rổng, Nhà nước cách mạng chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương

* Văn hóa – xã hội:

- Hơn 90% dân số mù chữ

- Tệ nạn xã hội tràn lan…

Câu 6: Đường lối kháng chiến chống thực dân pháp thời kì(1946-1950)? Tại sau nói cuộc kháng chiến chống pháp của ta là chính nghĩa và có tính nhân dân?

Gợi ý trả lời:

- Đường lối kháng chiến là toàn dân,

- Tính chính nghĩa là chiến tranh tự vệ

- Tính nhân dân là toàn dân tham gia

Câu 7: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 - 1954)?

Gợi ý trả lời:

a Nguyên nhân thắng lợi:

- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn sáng tạo…

- Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang 3 thứ quân không ngừng được

mở rộng, có hậu phương vững chắc

- Tình đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt-Miên-Lào và sự giúp đở của Trung Quốc, Liên

Xô cùng các lực lượng tiến bộ khác

b Ý nghĩa lịch sử:

- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta trong gần một thế kỉ Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc

- Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Câu 8: Nêu ba sự kiên chính trị lớn trong thời kì 1951-1953 ? Sự kiện nào có tính chất quyết định nhất để đưa cuộc kháng chiến chống pháp đến thắng lợi hoàn toàn?

Gợi ý trả lời:

- ĐHĐB toàn quốc lần 2 của Đảng (2/1951)

- Đại Hội thống nhất mặt trận Việt Minh và hội Liên Việt (3/1951)

- Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần 1 (5/1952)

- Sự kiện có tính chất quyết định nhất là ĐHĐB toàn quốc lần 2 của Đảng

Trang 3

Câu 9: “Chiến tranh cục bộ” là gì? So sánh chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?

Gợi ý trả lời:

* “Chiến tranh cục bộ”: là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn

* So sánh:

- Giống nhau: Cả 2 đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ -> biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, điều bị thất bại

- Khác:

Nội dung “Chiến tranh đặc biệt” “Chiến tranh cục bộ”

Hình thức

Quân đội Sài Gòn + cố vấn Mĩ chỉ huy + phương tiện chiến tranh của Mĩ

Quân Mĩ + quân đồng minh + quân đội Sài Gòn + phương tiện chiến tranh của Mĩ

Quy mô Thực hiện ở Miền Nam

Tiến hành ở miền Nam và mở rộng

ra cả miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại

Vai trò của

Mĩ chỉ huy bằng hệ thống “cố vấn”

quân sự

Vừa trực tiếp chiến đấu, làm “cố vấn” chỉ huy

Câu 10: Em hiểu thế nào là 3 thứ quân, 3 mũi giáp công, 3 vùng chiến lược?

Gợi ý trả lời:

- 3 thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích

- 3 mũi giáp công: chính trị, quân sự và binh vận

- 3 vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị

Câu 11: trình bày nội dung và ý nghĩa của hiệp định Pa-ri năm 1973 ?

Gợi ý trả lời:

- Hoa Kì và các nước cam kết

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định

* Ý nghĩa: Với hiệp định Pa-ri Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân

ta, phải rút hết quân về nước Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo cơ sở thuận lợi để ta giải phóng hoàn toàn miền Nam

Câu 12: Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã quyết định những công việc gì?

Gợi ý trả lời:

- Quốc hội thông qua chính sách đối nội, đối ngoại…

- Quốc hội bầu các cơ quan, các chức vụ lảnh đạo cao nhất của nhà nước …

- Bầu ủy ban dự thảo hiến pháp

- Ở địa phương tổ chức tổ chức thành 3 cấp quyền …

-

Ngày đăng: 13/09/2017, 09:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức và phương pháp cách mạng - Hướng dẩn ôn tập kiểm tra sử 9  HKII
Hình th ức và phương pháp cách mạng (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w