SỔ TAY HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
BẢN THẢO SỔ TAY HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HƯỚNG ĐI THỰC TIỄN CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1 THIẾT KẾ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HƯỚNG ĐI THỰC TIỄN CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Tài liệu này được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh Châu Âu. Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam - VNCPC, Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Delft -TUD và Phòng Kỹ thuật, Công nghiệp và Kinh tế của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc - UNEP DTIE hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu và trong mọi trường hợp không thể coi là phản ánh quan điểm của Liên minh Châu Âu 2 LỜI NÓI ĐẦU Một điều dễ thấy là các phương thức tiêu dùng và sản xuất hiện nay không mang tính bền vững. Các quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại nhanh chóng, được thúc đẩy bởi các tiến bộ của công nghệ thông tin, đã làm thay đổi đến tận gốc rễ diện mạo của khu vực tư nhân ở tất cả các nước, phát triển cũng như đang phát triển. Các quá trình này mang đến những cơ hội và thách thức mớ i. Các công ty, dù lớn hay nhỏ, đã có những nỗ lực to lớn hướng tới Phát triển bền vững với trọng tâm là 3 cạnh tam giác (tạm dịch từ nguyên bản “triple bottom line”, hàm ý tới mặt đáy của Kim tự tháp Phát triển Bền vững là một tam giác với 3 cạnh nối giữa các đỉnh: Kinh tế, Xã hội và Môi trường). Thiết kế hướng tới Phát triển bền vững (ThP) có tiềm năng cải thiện hiệu su ất, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng các cơ hội về thị trường (nội địa và xuất khẩu), đồng thời có thể giảm bớt các tác động xấu đến môi trường. Ở nhiều nước phát triển, nhờ có nhận thức tốt, các nỗ lực ThP thường gắn với các khái niệm rộng hơn về sự pha trộn giữa sản phẩm-dịch vụ, về đổi mới hệ thống và về vòng đời sản phẩm. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, do trình độ nhận thức còn thấp, cần có những hỗ trợ kỹ thuật kịp thời để triển khai khái niệm ThP. Đồng thời, để triển khai thành công ThP họ còn cần đến sự phối hợp hoạt động hiệu quả. Cuốn hướng dẫn này là một ví dụ của s ự phối hợp đó. Sự quan tâm ngày càng nhiều tới ThP là thành quả của các nỗ lực của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc- UNEP trong các hoạt động liên quan tới Sản xuất Sạch hơn, các hệ thống công nghiệp có hiệu quả môi trường (thân thiện môi trường) và quản lý toàn bộ vòng đời sản phẩm. Đây là bước tiếp theo trong quá trình mở rộng khái niệm phòng ngừa ô nhiễm- sự mở rộng đi từ trọng tâm giới hạn trong các quá trình sản xuất (Sản xuất Sạch hơn), tới các sản phẩm (Thiết kế Thân thiện Môi trường- EcoDesign), các hệ thống sản phẩm (ThP bao gồm vận chuyển nguyên vật liệu, thu gom sau sử dụng và tái sử dụng các bộ phận hay vật liệu) và đổi mới hệ thống. Trên cơ sở các kết quả công việc thực hiện cùng với Trường Đại học T ổng hợp Kỹ thuật Delft và các chuyên gia về Thiết kế Thân thiện môi trường, UNEP đã xuất bản cuốn sách hướng dẫn “Thiết kế Thân thiện Môi trường: một hướng đi hứa hẹn tới Sản xuất và Tiêu dùng Bền vững” vào năm 1997. Từ đó, khái niệm về thiết kế lại sản phẩm đã được phổ biến trong nhiều sách và tài liệu hỗ trợ trong lĩnh vự c thiết kế, và đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng. Trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm đó, Thiết kế Thân thiện Môi trường đã phát triển thành Thiết kế hướng tới Môi trường (Design for Environment- DfE) rồi tới khái niệm bao quát hơn- Thiết kế hướng tới Phát triển Bền vững - ThP (Tiếng Anh: Design for Sustainability-D4S). ThP bao hàm cả những khía cạnh như các vấn đề về xã hội của phát tri ển bền vững và nhu cầu về phát triển những cách thức mới đáp ứng người tiêu dùng với lượng tiêu thụ tài nguyên ít hơn. ThP đã vượt qua giới hạn của việc sản xuất ra sản phẩm “xanh”, nó hướng đến việc đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thông qua phát triển bền vững theo một phương thức có hệ thống và tổng quát. Một trong các hoạt động của UNEP trong lĩnh vực ThP là phát hành một cuố n sách hướng dẫn cho các nhà thiết kế và những người làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực phát triển sản phẩm cho công nghiệp cũng như cho các ngành khác. Cuốn sách hướng dẫn này được dùng để hỗ trợ và chỉ dẫn họ về khái niệm ThP đang thịnh hành. Cuốn sách này hữu ích cả cho những người mới làm quen với khái niệm Thiết kế Thân thiện môi trường lẫn những ai quan tâm đến sự đổi mới có tính b ước ngoặt hướng tới Phát triển bền vững. Cuốn sách hướng dẫn tổng quan về ThP này tập trung vào đối tượng là các công ty vừa và nhỏ thuộc các nước đang phát triển. Những lợi ích do ThP mang lại cũng được đề cập trong cuốn sách này. Khảo sát tại các trung tâm tư vấn cho thấy ThP có hiệu quả thực sự cho các ngành công nghiệp. Nhu cầu về tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực trong qu ản lý chuỗi cung càng thúc đẩy việc áp dụng ThP. Ngày nay, tại các nước phát triển, các quy định về loại bỏ sản phẩm (sau khi sử dụng) buộc các 3 công ty phải suy nghĩ lại về cách thiết kế sản phẩm của họ. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, các sản phẩm có xu hướng “bắt chước” (hay sao chép) những thứ đang có sẵn trên thị trường. Ngày nay, nhiều công ty ở các nước đang phát triển muốn gia nhập thị trường các nước phát triển. Để làm được điều đó, họ cần phải tính tới các tiêu chuẩn đặt ra cho sản ph ẩm tại thị trường mới. Một cách khái quát, có thể nói rằng các công ty (của các nước đang phát triển) còn chưa biết làm thế nào để đồng thời vừa nâng cao hiệu quả sản xuất lại vừa giảm các tác động môi trường. Các nền kinh tế đang phát triển có những nhu cầu khác biệt và cũng cấp thiết hơn so với các nền kinh tế phát triển. Nhận thức về tối ưu hóa việc s ử dụng các nguồn lực- hiệu suất hoặc bảo vệ môi trường- là tương đối thấp. Con đường tốt nhất để tác động đến các công ty này là thông qua các đơn vị trung gian- chẳng hạn như các trung tâm sản xuất sạch thuộc hệ thống UNIDO-UNEP (UNIDO: Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc, UNEP: Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc), hoặc là thông qua các quan hệ chuỗi cung với công ty lớn, bao gồm cả các công ty đa quố c gia. Mối quan tâm về giảm nghèo và sự xuống cấp môi trường nhanh chóng càng nhấn mạnh tiềm năng áp dụng ThP vào hoạt động sản xuất kinh doanh ở các nền kinh tế đang phát triển. ThP là một hướng đi cho phép “bứt phá” lên một trình độ cao hơn hẳn so với phương thức sản xuất sử dụng nhiều tài nguyên và gây ô nhiễm mà các nước phát triển đã đi. UNEP, với nhiệm vụ bảo vệ môi trường và gi ảm nghèo trên toàn thế giới, là một trong những nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ hướng đi này. Bản dự thảo của cuốn hướng dẫn về ThP đã được biên tập và sửa đổi trên cơ sở kết quả của một đợt tập huấn do Tổ chức Phát triển Cộng hòa LB Đức (InWent) tài trợ, được tổ chức vào tháng 10 năm 2005 với sự tham gia của đại diện 9 nướ c. Tài liệu này giới thiệu khái niệm về ThP và các hướng dẫn áp dụng ThP tại thực tiễn ở công ty. Các công ty có thể sử dụng tài liệu này để hỗ trợ triển khai ThP trong nội bộ (thông qua chuỗi cung hoặc đơn thuần trong công ty). Các tổ chức tư vấn cũng có thể dùng tài liệu này khi làm việc với các công ty. Công tác phổ biến khái niệm ThP sẽ được thực hiện bắt đầu từ các Trung tâm Sản xuất Sạch thu ộc UNIDO-UNEP. Đây là các đầu mối quốc gia tại hơn 40 nước trên thế giới. Tiếp tục hoàn thiện cuốn hướng dẫn này, các ví dụ và điển hình đã được cập nhật từ các dự án trình diễn kỹ thuật tại Costa Rica và Maroc trong năm 2006. Các bài học rút ra từ các dự án này cũng đã được đưa vào phiên bản tiếng Pháp và Tây Ban Nha của Hướng dẫn và sẽ được đưa lên trang web của UNEP vào năm 2007. UNEP kính mời các đố i tác: các công ty, các hiệp hội công nghiệp, các cơ quan chính phủ, các nhà giáo dục- hợp tác bằng cách sử dụng tài liệu Hướng dẫn này trong các chương trình đào tạo và phát triển các tài liệu hướng dẫn ThP cho các chuyên ngành phục vụ cho phát triển các sản phẩm và dịch vụ mang tính bền vững. Đặc biệt, chúng tôi mong nhận được những điển hình áp dụng và các kinh nghiệm rút ra từ việc áp dụng ThP trong thực tiễn. ThP có thể đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp thay đổi phương thức sản xuất và tiêu dùng không bền vững hiện nay. Chúng tôi tin tưởng rằng, với những nỗ lực chung của tất cả các đối tác, cuốn Hướng dẫn này sẽ có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp đó. Monique Barbut, Giám đốc UNEP DTIE 4 MỤC LỤC PHẦN I - ThP LÀ GÌ? TẠI SAO NÊN ÁP DỤNG? CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU 1.1 Sự thích hợp của Thiết kế hướng tới Phát triển bền vững (ThP) 10 1.2 Cuốn sách này dành cho những đối tượng nào? .11 1.3 Bố cục của Cuốn sách này ra sao? 12 CHƯƠNG 2 - THIẾT KẾ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - ThP 2.1. Sản phẩm và sự Phát triển bền vững 14 2.2. Sản phẩm và các khía cạnh môi trường - các vấn đề liên quan đến Trái Đất 16 2.3. Tư duy vòng đời sản ph ẩm và hệ số cải thiện 18 2.4. Sản phẩm và các khía cạnh xã hội- những liên quan đến con người .19 2.5. ThP mang lại lợi ích gì cho công ty tham gia? 20 CHƯƠNG 3 - ĐỔI MỚI SẢN PHẨM 3.1 Đổi mới sản phẩm .24 3.2 Các cấp độ đổi mới .24 3.3 Quá trình Phát triển Sản phẩm 27 3.4 Lập chính sách 27 3.5 Hình thành ý tưởng .32 3.6 Hiện thực hóa 34 PHẦN II - LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC HIỆN ThP? CHƯƠNG 4 - ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ThP 4.1. Cấp độ 1: Dự án .39 4.2. Cấp độ 2: Bối cảnh nền kinh tế quốc dân 39 4.3. Cấp độ 3: Lĩnh vực 48 4.4. Cấp độ 4: Công ty 48 4.5. Các nhu cầu về ThP .50 CHƯƠNG 5 - PHƯƠNG PHÁP 10 BƯỚC THIẾT KÊ LẠI ThP Bước 1: Thành lập Nhóm dự án và lên kế hoạch 53 Bước 2: Phân tích SWOT cho các động lực và mục tiêu của công ty 54 Bước 3: Lựa chọn sản phẩm .56 Bước 4: Các động lực ThP cho sản ph ẩm được lựa chọn .57 Bước 5: Đánh giá tác động ThP 57 Bước 6: Phát triển kế hoạch ThP và bản tóm tắt Thiết kế ThP .62 Bước 7: Đề xuất ý tưởng và lựa chọn .64 Bước 8. Phát triển khái niệm 69 Bước 9: Đánh giá ThP 70 Bước 10: Thực hiện và theo dõi 70 CHƯƠNG 6 - THAM CHIẾU ThP 6.1 Giới thiệu về Tham Chiếu ThP .72 6.2. Lợi ích của Tham Chiếu ThP .73 6.3. Tham Chiếu ThP trong thực tiễn. 73 6.4 Làm thế nào để thực hiện m ột dự án Tham Chiếu ThP? 74 6.5. Các bước thực hiện Tham Chiếu ThP 75 6.6. Tham Chiếu ThP cho các nhóm sản phẩm cụ thể 82 PHẦN III - THÔNG TIN THAM KHẢO 5 CHƯƠNG 7 - CÁC VÍ DỤ THỰC HIỆN ThP ĐIỂN HÌNH Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 7.1. Xây dựng đội ngũ ThP tại Công ty Fabrica Venus, Guatemala .86 7.2. Phương pháp Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro), phân tích tác động và chiến lược ThP ở Công ty Talleres Rea, Guatemala .87 7.3. Dự án chuỗi sản xuất của Hacienda El Jobo ở El Salvador .89 7.4. Các khía cạnh xã hội của phát triển bền vững: Sản phẩm xây dựng từ chất thải (đất đá thải) công nghiệp mỏ ở Nam Phi 90 7.5. Các sản phẩm mới và việc tái sử dụng : Túi xách tái chế (RAGBAG) tại Ấn Độ và Hà Lan 92 7.6. Thiết kế lại sản phẩm : Chai nhựa ở Công ty Microplast, Costa Rica .93 7.7. Thiết kế lại sản phẩm: Công ty bao bì MAKSS ở Kampala, Uganda 95 7.8. Sản phẩm sáng tạo: Đèn năng lượng mặt trời cho thị trường Campuchia .97 7.9. Thiết kế lại sản phẩm: xe moóc dùng trong vận chuyển nông sản ở Ghana 98 7.10. Áp dụng phương pháp luận Tham chiếu với thiết kế tủ lạnh của công ty Waiman Industries, Costa Rica .101 7.11. Tham chiếu trong sản xuất máy chà sắn của Công ty Intermech, Tanzania 102 7.12 Tham chiếu: Màn hình máy tính Philips .105 CHƯƠNG 8 - CÁC QUY TẮC ThP 8.1. Lựa chọn vật liệu ít độc hại 108 8.2. Giảm việc sử dụng vật liệu 109 8.3. Tối ưu hoá công nghệ sản xuất 109 8.4. Tối ưu hóa hệ thống phân phối 110 8.5. Giảm tác động trong quá trình sử dụng .111 8.6. Tối ưu hoá vòng đời sản phẩm .112 8.7. Tối ưu hoá giai đoạn thải bỏ sản phẩm 113 CHƯƠNG 9 - CÁC KỸ THUẬT SÁNG TẠO Kỹ thuật sáng tạo là gì? .114 Kỹ thuật sáng tạo nhóm và cá nhân 115 Thành viên 115 Đặt vấn đề .115 Vai trò trưởng nhóm .115 Các bước trình tự cho một buổi họp sáng tạo .116 Xác định vấn đề 116 Giai đoạn phân kỳ .116 Giai đoạn tập hợp 117 Giai đoạn hội tụ .117 Sử dụng các loại kỹ thuật sáng tạo nào? .118 Các ví dụ về các công cụ sáng tạo 118 PHẦN IV - CÁC BIỂU MẪU CÁC BIỂU MẪU KÈM THEO CHƯƠNG 5 .126 CÁC BIỂU MẪU KÈM THEO CHƯƠNG 4 .151 CÁC BIỂU MẪU KÈM THEO CHƯƠNG 6 .167 TÀI LIỆU THAM KHẢO 187 6 Bản quyền @ Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, 2006 Ấn bản này có thể được sao chép toàn bộ hoặc một phần và ở bất kỳ dạng nào cho các mục đích giáo dục và phi lợi nhuận mà không cần sự cho phép đặc biệt từ người giữ bản quyền, chỉ cần có lời cảm ơn đến nguồn thông tin cung cấp. UNEP sẽ trân trọng bất kỳ bản copy ấn phẩm nào có sử dụ ng ấn bản này như một nguồn thông tin. Không được sử dụng ấn bản này để bán lại hoặc cho bất kỳ một mục đích thương mại nào khác mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc Tuyên bố Các phần sử dụng và cách trình bày trong ấn bản này không thể hiện bất kỳ quan điểm nào của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quố c liên quan đến trình trạng pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ, thành phố hoặc khu vực nào, hoặc của các nhà chức trách, hoặc liên quan đến phân định ranh giới. Hơn nữa, các quan điểm thể hiện không nhất thiết đại diện cho các quyết định hoặc chính sách tuyên bố của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, cũng như không chỉ ra các tên thương mịa hoặc các quá trình thương mại cấu thành nên văn kiện. ISBN-10: 90-5155-027-8 (Delf UT) ISBN-13: 978-90-5155-027-6 (Delf UT) ISBN: 92-807-2712-5 (UNEP) 7 Thiết kế hướng tới phát triển bền vững Các tiếp cận thực tiễn Dành cho các nền kinh tế đang phát triển Chương trình Môi trường Liên hợp Quốc Phòng Kỹ thuật, Công nghiệp và Kinh tế 39-43 Quai André Citroën 73739 Paris CEDEX 15, France Tel: +33 1 44371450 Fax: +33 1 44371474 E-mail: unep.tie@unep.fr Internet: www.uneptie.fr/pc Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Delf Khoa Thiết kế Công nghiệp Chương trình Thiết kế Phát triển Bền vững Landbergstraat 15 2628 CE Delft The Netherlands Tel: +31 15 278 2738 Fax: +31 15 278 2956 E-mail: dfs@tudelft.nl Internet: www.io.tudelft.nl/research/dfs Với hỗ trợ tài chính từ InWEnt - Internationale Weiterbildung und Entwicklung gGmbH Capacity Building International, Germany Friedrich-Ebert-Allee 40 53113 Bonn Germany Tel: +49 (0) 228 - 44 60 1106 Fax: +49 (0) 228 - 44 60 1480 Internet: www.inwent.org Thay mặt Bộ Kinh tế Chương trình hợp tác và phát triển, CHLB Đức 8 Lời cảm ơn GIÁM SÁT, BIÊN TẬP KỸ THUẬT VÀ HỖ TRỢ Ms. Garrette Clark, UNEP DTIE, Pháp CÁC TÁC GIẢ Dr. M.R.M. Crul and Mr. J.C. Diehl Đại học Tổng hợp kỹ thuật Delf, Hà Lan Khoa Thiết kế Công nghiệp UỶ BAN GIÁM SÁT KHOA HỌC CHUYÊN NGHIỆP QUỐC TẾ Mr. Smail Al-Hilali, MCPC, Morocco Prof. Dr. Han Brezet, Delft University of Technology, The Netherlands Prof. Dr.Tijani Bounahmidi, LASPI, Morocco Mr. Lelisa Daba, NCPC, Ethiopia Mr. Bas de Leeuw, UNEP DTIE, France Prof. Dr. Patrik Eagan, University of Wisconsin-Madison, United States of America Mr. Juan Carlos Espinosa, Universidad Los Andes, Colombia Mr. Leonardo Guiruta, MNCPC, Mozambique Mr. Jens Hönerhoff, CEGESTI, Costa Rica Mr. Evert Kok, UNIDO, Austria Mr. Samantha Kumarasena, NCPC, Sri Lanka Mr. Nguyen Hong Long, NCPC,Vietnam Ms. Sophie Loran, UNEP DTIE, France Dr. Diego Masera, UNEP Regional Office for Latin America and the Carribbean, Mexico Dr. Desta Mebratu, UNEP Regional Office for Africa, Kenya Mr. Zhao Ming,Tsinghua University Beijing, China Mr. Sergio Musmanni, CNPML, Costa Rica Dr. Kasimoni Patrick Mwesigye, UCPC, Uganda Ms. Maria Amalia Porta, CGPML, Guatemala Mr. Peter Repinski, UNEP Regional Office of North America, United States of America Mr. Alex Saer Saker, ODES, Colombia Dr. Nurelegne Tefera,Addis Abbaba University, Ethiopia Mr. B.S. Samarasiri, Moratuwa University, Sri Lanka Prof. Dr. John Turyagyanda, Makerere University, Uganda Dr. Sonia Valdivia, UNEP DTIE, France THIẾT KÉ VÀ TRÌNH BÀY Ms. Ana Mestre and Ms. Graça Campelo, SUSDESIGN, Portugal ẢNH Mrs. Carmen van der Vecht,The Netherlands and SUSDESIGN Portugal HỖ TRỢ TÀI CHÍNH InWEnt - Capacity Building International, Germany 9 PHẦN I ThP LÀ GÌ? TẠI SAO NÊN ÁP DỤNG? . THẢO SỔ TAY HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HƯỚNG ĐI THỰC TIỄN CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1 THIẾT KẾ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HƯỚNG. Trái Đất và Sản phẩm THIẾT KẾ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ThP) ThP dựa trên sự kết hợp giữa đổi mới sản phẩm và sự phát triển bền vững. Trong chương này,