LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp chè Việt Nam có nhiều ưu thế trên thị trường xuất khẩu cũng như thị trường nội địa, cùng với đó là rất nhiều chính sách ưu đãi của nh
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ 2
CHƯƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 5
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 5
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 5
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 7
1.1.3 Định hướng phát triển chè xanh tại Nghệ An 9
1.2 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM 11
1.2.1 Tình hình thế giới 11
1.2.2 Tình hình xuất khẩu chè tại Việt Nam 12
1.2.3 Dự báo nhu cầu trong tương lai 12
1.2.4 Phân tích cạnh tranh 13
1.3 KẾT LUẬN SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 15
CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT VÀ LỰA CHỌN CÔNG SUẤT 17
CỦA DỰ ÁN 17
2.1 MÔ TẢ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 17
2.1.1 Mô tả chung về đặc tính nguyên liệu 17
2.1.2 Mô tả về sản phẩm 19
2.1.3 Quy trình chế biến chè đen theo công nghệ CTC 21
2.2 QUY MÔ CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN 23
2.2.1 Xác định công suất của dự án 23
2.2.2 Máy móc thiết bị 23
CHƯƠNG 3 LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ NHÀ MÁY 25
3.1 NGUYÊN TẮC VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN CHỌN ĐỊA ĐIỂM 25
3.1.1 Nguyên tắc lựa chọn địa điểm 25
3.1.2 Các phương án lựa chọn địa điểm 25
3.2 CÁC ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ 25
3.2.1 Khu đất quy hoạch ở huyện Thanh Chương - Nghệ An 27
3.2.2 Phân tích đánh giá lựa chọn địa điểm 29
Trang 2CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC
MẶT BẰNG SẢN XUẤT 31
4.1 LẬP PHƯƠNG ÁN MẶT BẰNG TỔNG THỂ 31
4.1.1 Tình hình địa điểm xây dựng 31
4.1.2 Quy mô dự án 32
4.1.3 Giải pháp kết cấu công trình 33
4.2 LẬP PHƯƠNG ÁN MẶT BẰNG SẢN XUẤT CHÍNH 33
4.2.1 Cơ sở lựa chọn các phương án mặt bằng dự án 33
4.2.2 Mục tiêu của việc bố trí mặt bằng sản xuất 33
4.2.3 Các phương án lựa chọn mặt bằng sản xuất 33
4.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 35
4.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CÁC ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 35
4.4.1 Trong quá trình xây dựng 35
4.4.2 Trong quá trình vận hành 36
CHƯƠNG 5 TỔ CHỨC QUẢN LÍ VÀ NHÂN SỰ 37
5.1 LỰA CHỌN HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÍ DỰ ÁN 37
5.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÍ VẬN HÀNH DỰ ÁN 37
5.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trong quá trình thi công xây dựng dự án 37
5.3.2 Nội dung quy đinh an toàn vệ sinh lao động 40
CHƯƠNG 6 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN DỰ ÁN 41
6.1 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 41
6.2 XÁC ĐỊNH CÁC HẠNG MỤC CHI PHÍ TRONG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 41
6.2.1 Chi phí xây dựng 41
6.2.2 Chi phí thiết bị 42
6.2.3 Chi phí giải phóng mặt bằng 42
6.2.4 Chi phí quản lí dự án 42
6.2.5 Chi phí tư vấn đầu tư 43
6.2.6 Chi phí khác 43
6.2.7 Chi phí dự phòng 43
6.2.8 Vốn lưu động 44
Trang 36.2.9 Lãi vay trong thời gian xây dựng 44
6.2.10 Tiến độ dự án 45
6.3 NGUỒN VỐN VÀ KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN 45
6.3.1 Cơ cấu nguồn vốn 45
6.3.2 Kế hoạch huy động nguồn vốn 46
6.4 XÂY DỰNG BẢNG TÍNH CỦA DỰ ÁN 47
6.4.1 Kế hoạch khấu hao hàng năm 47
6.4.2 Dự tính doanh thu 47
6.4.3 Dự tính chi phí sản xuất 47
6.4.4 Dự trù lãi lỗ và khả năng trả nợ 47
6.4.5 Dòng tiền của dự án 48
6.5 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 48
6.5.1 Suất chiết khấu của dự án 48
6.5.2 Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án 48
6.6 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN ẢNH HƯỞNG TỚI DỰ ÁN 49
6.6.1 Ảnh hưởng của giá bán 49
6.6.2 Ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu 50
6.6.3 Ảnh hưởng của giá bán và chi phí nguyên vật liệu 50
CHƯƠNG 7 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI 51
7.1 MỘT SỐ TÁC ĐỘNG VỀ MẶT XÃ HỘI 51
7.1.1 Tác động đến lao động và việc làm 51
7.1.2 Đóng góp cho ngân sách nhà nước 51
7.1.3 Các lợi ích khác 51
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tình hình sử dụng đất ở tỉnh Nghệ An 6
Bảng 1.2 Tổng sản phẩm trong tỉnh Nghệ An (GRDP) 8
Bảng 1.3 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Nghệ An năm 2010 - 2015 9
Bảng 1.4 Phân tích SWOT 14
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của tôm chè tươi 18
Bảng 2.2 Chỉ tiêu hóa lý của chè đen 20
Bảng 2.3 Tổng hợp các thiết bị máy móc 24
Bảng 3.1 Phân tích các phương án lựa chọn địa điểm 29
Bảng 4.1 Kích thước các hạng mục của dự án 32
Bảng 5.1 Chi phí thuê đất của dự án 42
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ tỉnh Nghệ An 5
Hình 2.1 Búp 1 tôm 2 lá non 17
Hình 2.2 Chè đen 19
Hình 2.3 Sơ đồ quy trình chế biến chè đen 21
Hình 3.1 Đồi chè huyện Thanh Chương 28
Hình 4.1 Bản đồ quy hoạch KCN Bắc vinh 31
Hình 5.1 Cơ cấu tổ chức trong quá trình thi công dự án 37
Hình 5.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 38
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế tại tỉnh Nghệ An 9
Biểu đồ 1.2 Sản lượng và lượng tiêu thụ chè toàn cầu năm 2006 đến năm 2015 11
Biểu đồ 1.3 Sản lượng và xuất khẩu chè ở Việt Nam qua các năm 2006 - 2015 12
Biểu đồ 1.4 Dự báo sản lượng và xuất khẩu chè ở Việt Nam qua các năm 2017 - 2021 13
Biểu đồ 1.5 Tỷ trọng 5 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới 13
Biểu đồ 6.1 Cơ cấu nguồn vốn 46
Biểu đồ 6.2 Phân bổ nguồn vốn theo từng quý của dự án 46
Biểu đồ 6.3 Kế hoạch vay trả nợ của dự án 48
Biểu đồ 6.4 Ảnh hưởng của giá bán đến NPV và IRR 49
Biểu đồ 6.5 Ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu đến NPV và IRR 50
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp chè Việt Nam có nhiều ưu thế trên thị trường xuất khẩu cũng như thị trường nội địa, cùng với đó là rất nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng Thị trường chè có xu hướng đón nhận dòng sản phẩm sạch, cao cấp Qua quá trình nghiên cứu về thị trường trong và ngoài nước, chúng em nhận thấy nhu cầu sử dụng chè trên thế giới đang có xu hướng gia tăng mạnh với yêu cầu về chất lượng ngày càng cao Khu vực sản xuất của dự án là tỉnh Nghệ An nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng tốt, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của ngành Tuy nhiên, sản phẩm chè xuất khẩu chủ yếu đều là chè chưa qua chế biến, chè bán thành phẩm
vì vậy chưa tạo dựng được thương hiệu trên thế giới Đây chính là cơ hội để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chè tại khu vực này Việc xây dựng nhà máy sản xuất chè sẽ góp phần đẩy mạnh vị thế về xuất khẩu chè của Việt Nam ra thế giới, cũng như tận dụng được triệt để nguồn nguyên liệu dồi dào ở tỉnh Nghệ An
Trong quá trình làm đồ án, chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các quý thầy cô giáo trong Khoa quản lý dự án, đặc biệt là sự quan tâm chu đáo của cô Nguyễn Thị Thảo Nguyên đã giúp em hoàn thành tốt đồ án này
Với sự hiểu biết còn hạn hẹp, chắc chắn chúng em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vậy kính mong quý thầy cô chỉ dẫn, góp ý để em có thể hoàn thành
đồ án một cách tốt nhất
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 5 tháng 5 năm 2017
Nhóm thực hiện: D06
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ
GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
Tên dự án: Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chè đen theo công nghệ CTC tại Nghệ An
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Phát Triển Chè Nghệ An
Địa điểm xây dựng: Khu Công nghiệp Bắc Vinh, xã Hưng Đông - TP Vinh - Nghệ An
Quy mô công suất: 3,000 tấn sản phẩm/ năm
Diện tích xây dựng: 16,900 m2
Tổng mức đầu tư: là 87,714.34 triệu đồng
Hình thức đầu tư: Xây dựng mới
Nguồn vốn: Vốn chủ đầu tư và vốn vay
GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên chủ đầu tư: Công Ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Phát Triển Chè Nghệ An
Tên giao dịch quốc tế: Nghe An tea Development Investment Company Limited
Tên viết tắt: NgheanteaCo.LTD
Địa chỉ: Số 376, đường Nguyễn Trãi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0383.851.170 Email: Natea@hn.vnn.vn
Website: http://ngheantea.com.vn
Ngành nghề kinh doanh: Trồng, chế biến, kinh doanh chè xuất khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ tùng, nông sản cho sản xuất chế biến chè, đầu tư phát triển sản xuất, chỉ đạo vùng quy hoạch trồng chè của Tỉnh
Trang 9 Luật lao động số 10/2012/QH13 ban hành ngày 18/06/2012
Luật về thuế số 71/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ban hành ngày 3/6/2008
Nghị định số 32/2015/NĐ – CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ: Quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Nghị định số 59/2015/NĐ – CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ: Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nghị định 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư
Quyết định 1161/2015 QĐ – BXD ngày 15/10/2015 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2014
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng
Thông tư 22/2010/TT-BKH ngày 02/12/2010 của Bộ kế hoạch Đầu tư quy đinh về định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
Thông tư số 96/2015/TT – BTC của Bộ Tài chính: Quy định chi tiết một số nội dung của nghị định 12/2015 NĐ – CP về thuế thu nhập doanh nghiệp
Thông tư 26/2015/TT – BTC của Bộ Tài chính: Quy định chi tiết một số nội dung của nghị định 12/2015 NĐ – CP về thuế giá trị gia tăng
Thông tư 45/2013/TT – BTC của Bộ Tài chính: Quy định một số nội dung chi tiết của nghị định 122/2011/NĐ – CP, hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
Thông tư 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở
Thông tư 210/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng
Trang 10Thông tư 258/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy
Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
Thông tư 19/2011/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 06/06/2011 hướng dẫn quản lý
vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp
Trang 11CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông Với diện tích 16,490.25 km2
, lớn nhất cả nước; dân số hơn 3 triệu người, đứng thứ tư cả nước; là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ Nghệ
An có nhiều tiềm năm và lợi thế để thu hút đầu tư và ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Nghệ An
Vị trí địa lí kinh tế
Hình 1.1 Bản đồ tỉnh Nghệ An
Nghệ An nằm ở vĩ độ 18033' đến 20001' vĩ độ Bắc, kinh độ 103052' đến
105048' kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ Nghệ An là tỉnh nằm
ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở
Trang 12phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển phía Đông dài 82 km
Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế - xã hội Bắc – Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế
Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Myanma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt; tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luôngprabang - Viêng Chăn - Băng Cốc và ngược lại qua Quốc
lộ 7 và đường 8)
Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hóa với cả nước và các nước khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
Đất đai – Thổ nhưỡng
Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16,490.25 km2 Hơn 80% diện tích là vùng đồi núi nằm ở phía tây gồm 10 huyện, và 1 thị xã; Phía đông là phần diện tích đồng bằng và duyên hải ven biển gồm 7 huyện, 2 thị xã và thành phố Vinh
(%)
Trang 13C, nhiệt độ thấp tuyệt đối – 0.50C Số giờ nắng trung bình/năm là 1,500 – 1,700 giờ Tổng tích ôn là 3,5000
Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), tuy nhiên 6 trong số này
là các sông ngắn ven biển có chiều dài dưới 50 km, duy nhất có sông Cả với lưu vực 15,346 km2, chiều dài 361 km Địa hình núi thấp và gò đồi chiếm tỷ trọng lớn nên mạng lưới sông suối trong khu vực khá phát triển với mật độ trung bình đạt 0.62 km/km2 nhưng phân bố không đều trong toàn vùng Vùng núi có độ dốc địa hình lớn, chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối phát triển mạnh trên 1 km/km2, còn đối với khu vực trung du địa hình gò đồi nên mạng lưới sông suối kém phát triển, trung bình đạt dưới 0.5 km/km2
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kính tế
Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An năm 2016
Tăng trưởng kinh tế: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2016 theo giá
so sánh 2010 ước đạt 62,655.5 tỷ đồng, tăng 7.5% so với năm 2015, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 15,096.9 tỷ đồng, tăng 3.53%; khu vực công nghiệp – xây dựng 18,523.1 tỷ đồng, tăng 11.58%; khu vực dịch vụ 25,155.7
tỷ đồng, tăng 6.71% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 3,879.8 tỷ đồng tăng 10.09% Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay cao hơn tốc độ tăng của năm 2015 (6.81%) Khu vực công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng cao hơn năm 2015 nhưng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực dịch vụ có tốc độ tăng thấp hơn
Trang 14Diễn giải Năm 2016
(tỷ đồng)
Mức đóng góp vào tăng trưởng chung (%)
Đầu tư, xây dựng: Năm 2016 hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã có bước phục hồi Do đó vốn đầu tư phát triển tháng 12 năm 2016 thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 499.9 tỷ đồng, cộng dồn cả năm 2016 ước đạt 5,580.1 tỷ đồng, tăng 13.72% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 2,260.8 tỷ đồng, tăng 12.99%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 2,036.8 tỷ đồng, tăng 13.94% và cấp xã 1,282.5 tỷ đồng, tăng 14.68% Ước tính tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh năm 2016 đạt 43,213.8 tỷ đồng, tăng 13.62% (+5,181.3 tỷ đồng) so với năm trước Trong đó vốn nhà nước ước đạt 14,726 tỷ đồng, tăng 15.41% (Trung ương quản lý tăng 11.99%, địa phương quản lý tăng 17.73%); vốn ngoài nhà nước 27,804.3 tỷ đồng, tăng 12.63%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 683.4 tỷ đồng, tăng 16.49%
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp: Trong 11 tháng đầu năm 2016 đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 1,773 doanh nghiệp, tăng 15% so với cùng kỳ, vốn điều lệ đăng ký bình quân khoảng 3.7 tỷ đồng/doanh nghiệp Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tính đến nay số doanh nghiệp được thành lập toàn tỉnh đạt 15,780 doanh nghiệp Còn theo số liệu của Cục Thuế tính đến 31/10/2016 toàn tỉnh có 9,822 doanh nghiệp đang hoạt động Trong 10 tháng đầu năm có 639 doanh nghiệp đóng mã số thuế, nợ bảo hiểm xã hội 167.45 tỷ đồng
Điều kiện xã hội và nông thôn
Tình hình lao động tại tỉnh Nghệ An
Theo số liệu Cục Thống kê Nghệ An năm 2015, Nghệ An là tỉnh có quy mô dân số lớn thứ 4 trong cả nước với dân số trung bình là 3,011,300 người, trong đó
Trang 15có 1,892,031 lao động Bình quân hàng năm số lao động đến tuổi bổ sung vào lực lượng lao động của tỉnh trên 4 vạn người, lực lượng lao động phần lớn là trẻ, độ tuổi
Bảng 1.3 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Nghệ An năm 2010 - 2015
Cứ mỗi năm, tỉnh Nghệ An có hơn 3 vạn người bước vào độ tuổi lao động, xét về cơ cấu, lực lượng lao động phần lớn là trẻ và sung sức, đồng nghĩa với việc tỉnh đang có thị trường nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, có sức hấp dẫn đầu tư
Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế tại tỉnh Nghệ An
Trong những năm qua Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, cơ cấu lao động làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đang có xu hướng giảm dần và lực lượng lao động ở ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng Cụ thể ở tỉnh Nghệ An, Khu vực 1 năm
2012 chiếm tỷ trọng 65.45% thì năm 2015 giảm xuống còn 59.7%, trong khi tỷ trọng khu vực 2 tăng 2.48% từ 12.53% lên 15.01% và khu vực 3 tăng khoảng 3%
1.1.3 Định hướng phát triển chè xanh tại Nghệ An
Theo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có tổng diện tích chè 10,000 ha (quy hoạch cũ 12,000 ha), sản lượng búp tươi khoảng 120,000
%
Trang 16tấn; tập trung tại các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Tương Dương và Tân Kỳ
Đối với việc điều chỉnh quy hoạch chế biến cây chè, tỉnh sẽ tập trung rà soát, sắp xếp lại 74 cơ sở chế biến chè quy mô nhỏ lẻ trên địa bàn huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông thay bằng đầu tư 3 dây chuyền chè đen có tổng công suất 46 tấn búp tươi/ngày, 10 dây chuyền chè xanh có tổng công suất 150 tấn chè búp tươi/ ngày
Để việc thực hiện quy hoạch đạt kết quả, tỉnh yêu cầu các địa phương cân đối quỹ đất và bố trí các diện tích đất đủ điều kiện để đưa vào quy hoạch phát triển chè công nghiệp Rà soát lại các quy hoạch các cây trồng trước đây để tránh trùng lặp khi bố trí quỹ đất phát triển chè Sử dụng các giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng
để đầu tư trồng mới
Đối với quy hoạch chế biến nông lâm sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu nâng chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo ATVSTP và bảo vệ môi trường; góp phần tăng nhanh giá trị gia tăng của sản phẩm
Mục tiêu đưa giá trị sản xuất ngành chế biến nông, lâm sản đến năm 2020 đạt 16,313 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt 12.2 - 12.7%/năm; tầm nhìn đến năm 2030 đạt 25,454 tỷ đồng Giá trị kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 327.25 triệu USD, tăng trưởng bình quân hơn 17%; tầm nhìn đến năm 2030 đạt 489.50 triệu USD
Riêng đối với quy hoạch phát triển vùng chè công nghiệp, cần đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp trong vấn đề đầu tư hạ tầng, cơ chế thu mua nguyên liệu cho người dân; chú trọng tăng cường liên kết với doanh nghiệp Nhật Bản để nâng cao cải tiến kỹ thuật, chế biến góp phần tăng giá trị cây chè trên địa bàn tỉnh
Trang 171.2 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM
1.2.1 Tình hình thế giới
Sản lượng chè thế giới tiếp tục tăng trưởng đều, tăng mạnh trong vòng 5 năm qua từ mức 3,666 triệu tấn năm 2006 lên mức 5,306 triệu tấn (tương đương 5,3 tỉ kg) năm 2015 Tiêu thụ chè toàn cầu 5 năm qua củng tăng qua các năm từ 3,584 triệu tấn năm 2006 đến 4,999 triệu tấn năm 2015
Biểu đồ 1.2 Sản lượng và lượng tiêu thụ chè toàn cầu năm 2006 đến năm 2015
Trong khi chè được trồng tại hơn 35 quốc gia nhưng sản lượng chè lại chỉ tập trung tại một số quốc gia trong top 7 và top 10 các nước sản xuất chè lớn nhất thế giới, với tỉ trọng lần lượt là 90% và 94%
Nhu cầu là không đồng đều giữa các thị trường truyền thống như tại Anh Quốc, người dân hiện đang tiêu thụ ít chè hơn Thị trường Ấn Độ lại khởi sắc trong khi nền kinh tế Trung Quốc được đánh giá là rất trì trệ; chính điều này đã tạo ra một thị trường lớn đầy tiềm năng, có thể phát triển mạnh
Trang 181.2.2 Tình hình xuất khẩu chè tại Việt Nam
Hiện Việt Nam là nước sản xuất chè lớn thứ 7 và xuất khẩu chè lớn thứ 5 trên thế giới
Biểu đồ 1.3 Sản lượng và xuất khẩu chè ở Việt Nam qua các năm 2006 - 2015
Sản lượng chè ở Việt Nam những năm 2013 trở lại đây đang có xu hướng tăng khá đáng kể 4,734.87 tấn năm 2014 lên 5,269.32 tấn năm 2016
Sản lượng xuất khẩu chè cũng tăng mạnh trong 5 năm qua, năm 2012 từ 3,877.34 tấn lên 4,363.15 tấn năm 2016
1.2.3 Dự báo nhu cầu trong tương lai
Để đưa ra quyết định lựa chọn công suất củng như quy mô nhà máy ta phải ước tính được sản lượng cũng như là nhu cầu tiêu thụ tương lai, vì vậy ta áp dụng phương pháp dự báo bình phương bé nhất từ số liệu thống kê năm 2012 đến 2015
để dự báo sản lượng, tiêu thụ và xuất khẩu chè cho các năm 2017 – 2021
n
Y X XY
n b
2 2
X X
n
XY X Y
X a
Tấn
Năm
Trang 19Biểu đồ 1.4 Dự báo sản lượng và xuất khẩu chè ở Việt Nam qua các năm 2017 - 2021
Qua biểu đồ dự báo trên cho thấy sản lượng chè dự báo tăng đều từ năm
2017 cho đến 2021 từ 5,100.64 tấn lên 5,273.88 tấn Kéo theo nhu cầu về xuất khẩu cũng tăng theo từ 4,313.23 tấn lên 4,793.23 nghìn tấn
Từ các điều trên cho thấy việc đầu tư xây dựng thêm cái nhà máy sản xuất chế biến chè là hoàn toàn hợp lí và cần thiết
1.2.4 Phân tích cạnh tranh
Khối lượng xuất khẩu chè của Việt Nam trong năm 2016 ước đạt 104,700 tấn Việt Nam tiếp tục là nước sản xuất chè lớn thứ 7 và xuất khẩu chè lớn thứ 5 trên thế giới
Biểu đồ 1.5 Tỷ trọng 5 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới
Tổng sản lượng 5100.64 5143.95 5187.26 5230.57 5273.88
Xuất khẩu 4313.23 4433.23 4553.23 4673.23 4793.23
0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000
Trang 20Chè tại Việt Nam được sản xuất chủ yếu là trên quy mô thương mại và công nghiệp, có khoảng 174,900 tấn chè được sản xuất mỗi năm có giá trị 204,018,000 USD trên thị trường quốc tế Giá chè xuất khẩu bình quân từ Việt Nam là 1,340 USD/tấn, đạt mức cao so với các nước khác Tuy nhiên, chè của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 61 quốc gia khác trên thế giới, trong đó có một số lượng nhỏ là được xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ Đài Loan và Pakistan là hai quốc gia nhập khẩu gần như toàn bộ các nguồn cung cấp chè từ Việt Nam
Các nước cạnh tranh trực tiếp với xuất khẩu chè Việt Nam là Ấn Độ với sản lượng xuất khẩu 203,207 tấn, Trung Quốc với 299,789 tấn, Sri Lanka 318,329 tấn,
và nước đang đứng đầu về xuất khẩu chè là Kenya với sản lượng xuất khẩu lên tới 396,641 tấn
Với hơn 111,000 ha đất phục vụ cho việc trồng chè, Kenya hiện đứng đầu trong danh sách các nhà xuất khẩu chè lớn nhất thế giới Đóng góp từ 17 đến 20% tổng doanh thu xuất khẩu các loại hàng hóa của quốc gia này Hàng năm Kenya xuất khẩu 396,641 tấn chè ra thị trường thế giới, con số này đã tăng đến 39% so với một thập kỷ trước Trong đó 80% tổng lượng chè sản xuất ở Kenya là đến từ các nông dân với quy mô nhỏ lẻ, chỉ có 20% là đến từ các nhà sản xuất với quy mô lớn Sản phẩm được thu mua, xử lý và tinh chế rồi xuất khẩu đạt giá trị khoảng 858,250,000 USD, đóng góp 28% tổng lượng chè xuất khẩu trên toàn cầu
- Chất lượng chè nguyên liệu cao
- Có nguồn nguyên liệu dồi dào và lực
lượng lao động nhiều, giá rẻ, thuận lợi
cho phát triển ngành
- Dây chuyền thiết bị hiện đại, sản
xuất chuyên canh, quy mô tập trung
- Các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm trong phân tích và dự báo thị trường, dẫn đến giá trị thương hiệu không cao
- Các mặt hàng chủ yếu là xuất khẩu thô, chưa qua chế biến chính vì vậy chưa tạo dựng được thương hiệu riêng
Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)
Trang 211.3 KẾT LUẬN SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế xã hội thì nhu cầu về thực phẩm và các sản phẩm chế biến từ nông sản trong địa bàn tỉnh ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng Chè là đồ uống phổ biến của người dân Việt Nam từ xưa đến nay cũng như trên thế giới có rất nhiều nước sử dụng số lượng chè lớn có thể kể đến như: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Việc đầu tư xây dựng Dự án tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương nói riêng và của cả tỉnh nói chung, đồng thời tạo đà phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh, đóng góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
Đất Nghệ An rất phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển Nếu như trước đây, người dân chỉ trồng chè cho kín vườn, xanh đồi, thu nhập từ chè chỉ được coi là "thu nhập phụ", thì ngày nay, cây chè đã được xác định là một trong mười cây công nghiệp chủ lực của Nghệ An Cây chè có lợi thế trong nền kinh tế thị trường,
là một trong những mặt hàng chủ lực tham gia xuất khẩu đem lại ngoại tệ mạnh cho tỉnh, là cây xoá đói giảm nghèo và làm giàu của nông dân Ngoài ý nghĩa kinh tế, cây chè còn có vai trò che phủ đất trống, đồi núi trọc và bảo vệ môi trường sinh thái, một trong những vấn đề nhiều quốc gia quan tâm
Theo định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 của tỉnh Nghệ An thì cây chè vẫn được xác định là cây mũi nhọn để phát triển kinh tế Đi đôi với đó là yêu cầu đặt ra với các cơ quan chức năng, với cộng đồng người dân Nghệ An nói chung và các cơ sở sản xuất, kinh doanh chè nói riêng là phải xây dựng một cơ chế quản lý chất lượng sản phẩm, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chè Nghệ An và thành lập một tổ chức tập thể để cùng nhau gìn giữ, bảo vệ cũng như khai thác giá trị kinh tế của sản phẩm chè một cách phù hợp và hiệu quả cao
Vì vậy, việc sớm thực hiện xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể "chè Nghệ An" dùng cho sản phẩm chè của tỉnh Nghệ An sẽ là một trong những điều kiện hết sức thuận lợi để khẳng định uy tín đối với khách hàng, khẳng định danh tiếng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm chè và đem lại giá trị lợi nhuận cao cho người sản xuất
Kết luận
Điều kiện về địa hình và khí hậu ở Nghệ An thích hợp cho việc phát triển chè xanh (nguồn nguyên liệu chính của nhà máy), vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương với các tỉnh cũng như là các nước bên ngoài, hệ thống sông ngòi nhiều lưu lượng nước dồi dào thuận lợi cho việc khai thác, cung cấp nguồn nước cho nhà máy
Trang 22Tình hình kinh tế tỉnh Nghệ An trong năm qua đang có những chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế đạt được những mục tiêu đề ra, hoạt động tài chính ngân hàng ổn định, có nhiều chính sách thu hút doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư
Lực lượng lao động dồi dào chiếm hơn 50% so với tổng dân số và đang có
xu hướng dịch chuyển từ khu vực 1 sang khu vực 2 và 3, đây là nguồn lực dồi dào về nhân công cho nhà máy sản xuất chè
Nhận thấy được những thuận lợi, tiềm năng phát triển cũng như những định hướng về ngành chè trong tương lai ở Việt Nam nói chung và ở Nghệ An nói riêng thì việc xây dựng nhà máy sản xuất chè là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với những chính sách, chủ trưởng ở Nghệ An
Với những điều kiện về địa hình, đất đai, khí hậu, thủy văn đều thuận lợi cho sự phát triển của cây chè (nguồn nguyên liệu chính của nhà máy) cũng như
là việc xây dựng nhà máy, lực lượng lao động trẻ, dồi dào cùng với ưu thế trong việc cung ứng nguồn nguyên liệu của chủ đầu tư và vị thế của doanh nghiệp trong, ngoài nước, khả năng cạnh tranh với đối thủ Từ các nhận định trên cho thấy được sự cần thiết của dự án
Trang 23CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT VÀ LỰA CHỌN CÔNG SUẤT
Trang 24Bảng 2.1 Thành phần hóa học của tôm chè tươi
Giá trị nguyên liệu
- Chè tươi có nhiều giá trị về dược lý
- Chè chữa đau bụng do giun đũa và đau rang
- Chữa cảm nhiễm ở hệ tiết niệu
- Chữa trị viêm gan dạng hoàng đảm cấp tính
- Chữa chứng béo phì
- Chữa chứng hen suyễn
- Chữa tiêu chảy
- Chữa chứng ăn không tiêu
- Chữa phong nhiệt đau đầu
- Dùng cho người đang trị bệnh lao
Yêu cầu chất lượng nguyên liệu
Chất lượng của chè sản phẩm phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng của búp chè Vì vậy, kiểm soát chất lượng của búp chè đóng vai trò quan trọng trong công nghệ chế biến chè
Dựa theo TCVN 1053 - 86 về chất lượng của búp chè tươi, ta đề ra tiêu chuẩn búp chè cho sản xuất chè công nghiệp của nhà máy:
Trang 25Chỉ tiêu về sâu bệnh: Đối với búp chè tươi đem đi sản xuất không được phép
có rệp sáp, rầy xanh, không bị phồng lá
Chỉ tiêu cảm quan: búp chè tươi phải đạt tiêu chuẩn cảm quan sau:
Trạng thái bên ngoài: Búp chè thu hoạch gồm 1 tôm 2 - 3 lá Búp chè còn nguyên vẹn, không bị dập nát, thối rữa, ôi ngốt Búp chè phải đạt độ trưởng thành
kỹ thuật, tức là đang trong giai đoạn phát triển có 1 tôm 2 - 3 lá nhưng lá dưới cùng
sờ không ráp tay
Nguyên liệu chè của nhà máy được thu hái từ những nương chè đang khai thác trên khu vực tỉnh Nghệ An Thời điểm thu hái là lúc chè đạt độ trưởng thành kỹ thuật, nguyên liệu có chất lượng tốt, đảm bảo được lứa hái sau và thu hoạch với sản lượng cao nhất
Khả năng đáp ứng nguyên liệu
Nghệ An là địa phương có khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho cây chè nãy búp quanh năm Với những nông trường đã được quy hoạch thì có khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng ổn định cho nhà máy hoạt động
Sản lượng chè búp tươi của Nghệ An năm 2016 đạt trên 67 nghìn tấn, phấn đấu đến năm 2020 con số đó sẽ nâng lên 130 nghìn tấn Như vậy, việc cung ứng cho nhà máy chế biến chè với công suất là 3,000 tấn sản phẩm/ năm là hoàn toàn đáp ứng được
2.1.2 Mô tả về sản phẩm
Chè đen là loại chè sau khi chế biến có vẻ ngoài nâu đen, bóng, nước chè pha
có màu đỏ nâu, tươi sáng có viền vàng, sánh, hương thơm mùi hoa quả, mùi mật ong và vị chát dịu
Hình 2.2 Chè đen
Trang 26 Các chỉ tiêu hóa lý của sản phẩm
Chè cánh ≤ 0.5 Chè mảnh ≤ 1.0 Chè tấm ≤ 6.0
Chè cánh ≤ 0.5 Chè mảnh ≤ 1.0 Chè tấm ≤ 2.0 Hàm lượng thuốc trừ sâu DDT và 666 Không cho phép
- Giúp xương khỏe mạnh
- Giúp giảm cân
- Giúp giảm cholesterol trong máu
- Giúp cho răng miệng luôn khỏe mạnh
- Loại bỏ các gốc tự do
Trang 272.1.3 Quy trình chế biến chè đen theo công nghệ CTC
Hình 2.3 Sơ đồ quy trình chế biến chè đen
Thuyết minh sơ đồ
Nguyên liệu:
- Nguyên liệu dùng sản xuất chè đen là những búp chè tươi 1 tôm 2, 3 lá non
- Nguyên liệu chính sản xuất là giống chè cành, chè hột và chè lai Phần lớn là giống chè cành TB14, khoảng 50 - 60%, còn lại là chè hột, chè lai
- Chè sau khi được thu mua và vận chuyển về nhà sẽ được cán bộ kiểm tra đánh giá chất lượng kiểm tra sau đó được đem đi làm héo ngay
Trang 28- Cắt chè nhằm phá vỡ cấu trúc tế bào của lá chè, đồng thời giải phóng dịch trong
tế bào lá chè, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ enzyme tiếp xúc với các thành phần chất tan, tannin chè và các hợp chất hữu cơ
- Hàm lượng tannin, clorofin, vitamin đều giảm, hàm lượng các chất bay hơi tạo hương thơm tăng lên, tạo mùi thơm trong giai đoạn cắt
- Chè nguyên liệu sau khi cắt phải mịn đều, các cọng cứng đều được cắt nát
- Trước khi chè được đưa vào các dàn lên men sẽ qua hệ thống gạt vòng, được dàn đều thành lớp mỏng, chiều dày lớp chè khoảng 4 cm
- Chè lên men phải đạt các yêu cầu sau:
+ Khối chè có màu hồng đỏ, đều, không còn màu xanh
+ Mất mùi hăng xanh, có mùi thơm dịu đặc trưng
+ Không còn vị chat, có vị đậm đà
Sấy chè:
- Dùng nhiệt độ cao để đình chỉ các hoạt động của enzyme, cố định các chất đặc trưng đã được tạo thành trong quá trình lên men, đồng thời làm khô chè đến độ ẩm quy định để bảo đảm ổn định chất lượng sản phẩm
- Lượng nước trong chè bay hơi mạnh Chè nguyên liệu từ màu hồng đỏ chuyển sang màu nâu đen
- Nhiệt độ và thời gian sấy: Nhiệt độ sấy thích hợ là 95 -1000C
- Thời gian lưu chè trong máy sấy là 23 - 25 phút
- Tốc độ không khí: 0.5 m/s, độ ẩm không khí 30%
- Chè được sấy khô đều, đạt độ khô 4 - 6%
Trang 29- Chè có màu nâu đen, sánh, không có mùi khói khét, cao lửa, có mùi thơm đặt trưng
Sàng phân loại:
- Mục đích của phân loại để tạo các mặt hàng chè theo yêu cầu người sử dụng, thuận lợi cho việc định giá và bảo quản
- Đầu tiên chè được sàng thô trước để loại đi phần lớn sơ râu và tạp chất Tiếp theo
đi qua các máy sàng phân loại Tùy thuộc vào kích thước các hạt chè lớn nhỏ khác nhau sẽ lọt qua các lỗ sàng có kích thước tương ứng để được phân thành từng loại riêng biệt
Đóng gói và bảo quản:
- Chè được đóng gói trong các bao giấy carton có lớp bạc ở trong hoặc các bao tải
bọc nilon bên trong đảm bảo cho chè không bị hút ẩm và nhiễm mùi lạ
2.2 QUY MÔ CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN
2.2.1 Xác định công suất của dự án
- Công suất chung của dự án dự án: 3,000 tấn sản phẩm/ năm
- Thời gian làm việc 1 năm của dây chuyền 300 ngày
(Trong đó: Một năm có 365 hoặc 366 ngày, bao gồm 52 tuần tương ứng với 52 ngày chủ nhật; nghỉ lễ 2/9, 30/4, 1/5 là 3 ngày; nghỉ tết 8 ngày và 2 đến 3 ngày dự bị cho công nhân xin nghỉ vì lý do cá nhân Như vậy số ngày làm việc trong năm sẽ là:
365 - 52 - 3 - 8 - 2 = 300 ngày)
- Thời gian làm việc 1 ngày của dây chuyền 8 giờ/ ngày
- Công suất của dây chuyền là: 1.25 tấn/ ngày = 1,250 kg/ ngày
- Công suất trong năm đầu tiên là 85%, năm thứ 2 và 3 là 90%, năm thứ 4 trở đi là 95%
lô dự phòng để thay thế trong trường hợp hư hỏng các bộ lô chính
Dụng cụ để đựng nguyên liệu chè là các thùng làm bằng nhựa
Trang 30Ngoài ra còn có các băng tải để di chuyển chè, lưới làm héo chè để ở khu làm héo,
để giúp cho nguyên liệu chè được sạch sẽ và làm héo đều
5 Hệ thống men tự động Khu vực chế biến
6 Máy sấy chè đen theo công nghệ Đức Khu vực sấy + sàng
7 Máy sàng phân loại chè đen CTC Khu vực sấy + sàng
8 Hệ thống máy phân loại chè đen Khu vực đấu trộn và đóng gói
10 Băng tải kiểu xích mô ray Khu vực làm héo, khu vực chế biến
12 Bộ lô dự phòng cho máy cắt CTC Khu vực chế biến
13 Bảng điều khiển máy lên men tự động Khu vực chế biến
16 Máy phay rãnh xoắn cho bộ CTC Xưởng cơ khí
17 Máy tiện rãnh tròn cho bộ CTC Xưởng cơ khí