1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Vẻ đẹp của hội họa và văn chương trong Hòn đá xanh của Jimmy Liao

68 419 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 2,46 MB

Nội dung

Từ đó làm nổi bật mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ của hai loại hình nghệ thuật này cũng như cảm nhận được bức tranh cuộc sống, những triết lý nhân sinh của cuộc đời mà Jimmy Liao đã th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ HÒA TRANG

VẺ ĐẸP CỦA HỘI HỌA

VÀ VĂN CHƯƠNG TRONG HÒN ĐÁ XANH

CỦA JIMMY LIAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy Cô, những người đã tận tình giảng dạy, động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến, nhận xét cho tôi trong quá trình học tập cũng như khi thực hiện khóa luận

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Mai Thị Hồng Tuyết, người đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích

và tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình thực hiện khóa luận

Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp của Thầy Cô và các bạn

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Hòa Trang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ HÒA TRANG

VẺ ĐẸP CỦA HỘI HỌA

VÀ VĂN CHƯƠNG TRONG HÒN ĐÁ XANH

CỦA JIMMY LIAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn khoa học

TS MAI THỊ HỒNG TUYẾT

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy Cô, những người đã tận tình giảng dạy, động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến, nhận xét cho tôi trong quá trình học tập cũng như khi thực hiện khóa luận

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Mai Thị Hồng Tuyết, người đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình thực hiện khóa luận

Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự giúp

đỡ, đóng góp của Thầy Cô và các bạn

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Hòa Trang

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Mai Thị Hồng Tuyết Các luận cứ nêu trong khóa luận là xác thực Những kết luận khoa học của khóa luận chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Hòa Trang

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.1 Mục đích nghiên cứu 4

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của khóa luận 5

7 Bố cục khóa luận 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ HỘI HỌA 6

1.1 Một số nét khái quát về hội họa 6

1.1.1 Lịch sử hội họa 6

1.1.2 Các bình diện đặc trưng của tác phẩm hội họa 11

1.2 Một số nét khái quát về văn học 15

1.2.1 Lịch sử văn học 15

1.2.2 Đặc điểm cơ bản của văn học 21

1.3 Mối quan hệ giữa văn học và hội họa 25

1.3.1 Quan niệm ở phương Đông 25

1.3.2 Quan niệm ở phương Tây 26

CHƯƠNG 2 SỰ KẾT HỢP GIỮA HỘ HỌA VÀ VĂN HỌC TRONG “HÒN ĐÁ XANH” (J.LIAO) 28

2.1 “Hòn đá xanh” – một câu chuyện giàu chất thơ 28

2.1.1 Quan niệm về chất thơ và chất thơ trong văn xuôi 28

2.1.2 Chất thơ được thể hiện trong “Hòn đá xanh” 31

2.2 “ Hòn đá xanh” – một bức tranh đẹp 45

2.2.1 Về bố cục 45

Trang 6

2.2.2 Về màu sắc 48

2.2.3 Về đường nét 50

2.3 “Hòn đá xanh” như là sự hội tụ vẻ đẹp của văn học và hội họa 52

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Mối quan hệ giữa hội họa và văn học là mối quan hệ bền chặt Nó được biểu hiện trong suốt quá trình phát triển của lịch sử Mối quan hệ này được biểu hiện ở chỗ: Nhiều tác phẩm hội họa lấy đề tài từ các tác phẩm văn học Ngược lại, nhiều tác phẩm văn học lại vận dụng một số kĩ thuật của hội họa để miêu tả Và khi truyện tranh ra đời, mối quan hệ này được nâng lên một cấp độ mới

1.1 Jimmy Liao tên thật là Kỷ Mễ, ông sinh năm 1958 tại một thành phố nhỏ phía đông bắc Đài Loan Sau khi tốt nghiệp Đại học Văn hóa, tác giả đã khởi nghiệp với nghề quảng cáo và thiết kế Mỹ thuật cho sách Mãi tới năm 40 tuổi ông mới cho ra mắt cuốn truyện tranh đầu tiên Ngay sau đó, các tác phẩm của ông đã vượt ra khỏi biên giới Đài Loan và trở thành “ hiện tượng xuất bản” ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nhật Bản… Jimmy Liao được xem như người dẫn đầu cho dòng truyện tranh dành cho người lớn Trong những tác phẩm của mình, ông đã sáng tạo nên một thế giới đặc biệt bằng màu sắc, ngôn ngữ và cả sự lãng mạn, bay bổng đến tận cùng Đó là thế giới, là cuộc sống của con người mà đặc biệt

là giới trẻ hiện nay Các nhân vật trong sáng tác của Jimmy Liao đều là những người bình thường thậm chí có phần yếu thế trong xã hội Đó là nghệ sỹ nghèo

trong Nàng rẽ trái, chàng rẽ phải, là cô gái mù trong Âm thanh của sắc màu, là hòn

đá trong Hòn đá xanh… Tác phẩm của ông là những nét vẽ, những ngôn từ, những

cảm xúc… đề cập đến cuộc sống , đến lẽ sống và tình người Nó khơi gợi lên lòng trắc ẩn và đem đến những giá trị nhân văn sâu sắc, nó chạm tới nơi sâu thẳm nhất trong trái tim mỗi con người Cũng chính vì điều đó đã khiến các tác phẩm của ông trở nên nổi tiếng và phổ biến trên thế giới

Đặc biệt là tác phẩm Hòn đá xanh, tác phẩm kể lại cuộc hành trình trở về với

rừng xanh của một hòn đá kỳ diệu hay cũng chính là câu chuyện cảm động về tình yêu quê hương và nỗi nhớ nhà của những người con xa xứ Một tảng đá khổng lồ được sinh ra trong rừng sâu bỗng một ngày phải rời xa rừng và đến một nơi xa lạ Thời gian trôi qua, bề mặt hòn đá đã được tạc thành biết bao những tác phẩm nghệ

Trang 8

thuật hoàn mỹ nhưng hòn đá ấy vẫn không nguôi ngoai nỗi nhớ khu rừng Mỗi lần nhớ là mỗi lần hòn đá tội nghiệp ấy vỡ ra thành trăm mảnh và dù có phải vỡ ra thêm nữa thì điều nó muốn vẫn là trở về khu rừng Để rồi khi chỉ còn là một viên đá bé xíu bị chìm vào trong cát bụi, nó vẫn hạnh phúc khi được trở về với rừng Kết hợp nét vẽ comic quen thuộc của truyện tranh những năm 1980 cùng cách phối màu đầy

thẩm mỹ, Jimmy Liao đã kể lại những câu chuyện tuyệt vời bằng tranh Hòn đá

xanh của Jimmy Liao là đỉnh cao trong sự kết hợp giữa hội họa và văn học, hai yếu

tố này như hòa quyện làm một Sự kết hợp tuyệt vời này đã tạo nên một câu chuyện lãng mạn, rung động người đọc

Trên tinh thần nghiên cứu đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: Vẻ đẹp của hội họa và

văn chương trong Hòn đá xanh của Jimmy Liao với mục đích làm rõ mối quan hệ

giữa hội họa và văn học trong tác phẩm Việc lựa chọn đề tài này, người viết cũng mong muốn áp dụng những kiến thức lý luận văn học để tiếp cận một cách hệ thống

và khoa học nhằm lý giải phần nào mối quan hệ đa chiều và phức tạp đó

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Jimmy Liao đã trở thành cái tên quen thuộc đối với bạn đọc yêu thích dòng tranh truyện với những câu chuyện cuộc sống vô cùng lãng mạn Năm 2003, tạp chí

Studio Voice bình chọn ông là 1 trong 55 người Châu Á sáng tạo nhất Các tác phẩm

của ông được giới văn chương, hội họa và cả điện ảnh quan tâm rất nhiều

Có một số nghiên cứu, nhận xét về tác giả Jimmy Liao và tác phẩm của ông

Nó xoay quanh một số vấn đề sau:

Xét ở chủ đề tác phẩm, tác giả Phạm Hải Anh trên baomoi.com cho rằng:

“Hòn đá xanh là câu chuyện về nỗi cô đơn đã ám màu sắc tuyệt vọng Từ một hòn

đá xanh nguyên vẹn đẹp đẽ giữa rừng, bỗng dưng một ngày kia hòn đá bị chia cắt,rồi tan vỡ, rồi lại chia cắt… Hòn đá chưa bao giờ thôi nhung nhớ về phần thân thể bị tách rời và nỗi đau ấy đã hủy hoại nó, biến nó từ một khối đá giữa rừng thành những hạt bụi vô tri, trên hành trình ấy, hòn đá đã chứng kiến biết bao nỗi đau, biết bao nỗi cô đơn của những người đã từng đi qua nó - tuy không thể sẻ chia, những đều được nó ghi nhận, đều thổi bùng lên nỗi nhớ nhung từ sâu thẳm trong

Trang 9

tim, và cuối cùng , quay lại hủy hoại nó” Trên trang Vnexpress.net, Quỳnh Anh có

viết: “ Hòn đá xanh là câu chuyện cảm động về tình yêu quê hương và nỗi nhớ nhà

của những người con xa xứ thông qua hình tượng tảng đá Một tảng đá xanh khổng

lồ được sinh ra từ rừng sâu bỗng một ngày phải rời xa rừng để đến nơi xa lạ Thời gian trôi qua, bề mặt tảng đá thô kệch đã trở thành tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ, nhưng thẳm sâu trong nó là nỗi nhớ rừng da diết, khôn nguôi Để rồi khi chỉ còn là một viên đá bé xíu bị chìm lẫn trong cát bụi, nó vẫn hạnh phúc khi được trở về khu rừng”

Có một số tác giả đã nhấn mạnh màu sắc hội họa và văn chương trong tác

phẩm: Tác giả Quỳnh Anh trên trang Vnexpress.net cho rằng: “ Đến với những tác

phẩm của Jimmy Liao, độc giả sẽ cảm nhận những câu chuyện bằng ngôn ngữ đầy màu sắc của hội họa Với nét vẽ sinh động, bố cục hài hòa cùng cách phối màu ấn tượng, các bức tranh thể hiện hoàn chỉnh nội dung câu chuyện Khi đó, ngôn từ chỉ đóng vai trò là lời dẫn Hội họa và văn chương hòa làm một, người đọc được tự do cảm nhận trong một thế giới đầy màu sắc” Thụy Oanh trên zing.vn có viết: “ Với những nét vẽ tinh tế mà đầy cá tính cùng cách phối màu đầy sáng tạo, những cuốn truyện tranh của Jimmy Liao đã chạm tới trái tim của hàng triệu độc giả trên khắp thế giới” hay như “ Kết hợp nét vẽ comic quen thuộc của truyện tranh những năm

1980 cùng cách phối màu đầy thẩm mỹ, Jimmy Liao đã kể những câu chuyện tuyệt vời bằng tranh Trong những tác phẩm của họa sỹ nổi tiếng người Đài Loan này, hội họa và văn chương như hòa quyện làm một Hai yếu tố này đã có một sự kết hợp rất tuyệt vời để tạo nên những câu chuyện lãng mạn rung động lòng người Đặc biệt nếu là người yêu hội họa, bạn sẽ ấn tượng với những nét vẽ bay bổng và cách sử dụng màu sắc ấn tượng của Jimmy Liao”

Song tất cả những nhận định này mới chỉ là những nhận xét mà chưa có những nghiên cứu chuyên sâu Chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu nào về mối quan

hệ giữa hội họa và văn học trong các tác phẩm của Jimmy Liao và đặc biệt là tác

phẩm Hòn đá xanh

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 10

3.1 Mục đích nghiên cứu

Triển khai đề tài này, chúng tôi cố gắng phát hiện và chỉ rõ mối quan hệ giữa

văn học và hội họa trong truyện Hòn đá xanh của Jimmy Liao Từ đó làm nổi bật

mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ của hai loại hình nghệ thuật này cũng như cảm nhận được bức tranh cuộc sống, những triết lý nhân sinh của cuộc đời mà Jimmy Liao đã thể hiện trong tác phẩm

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu, khóa luận cần thực hiện các nhiệm

vụ sau:

- Tìm hiểu một số điểm khái quát về lịch sử hội họa, đặc điểm cơ bản của hội họa và lịch sử văn học, đặc điểm cơ bản của văn học

- Chỉ ra được mối quan hệ chung giữa văn học và hội họa

- Phát hiện ra vẻ đẹp văn học và hội họa trong cùng tác phẩm Hòn đá xanh Từ

đó giúp người đọc thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm

- So sánh với một số tác giả sáng tác thuộc thể loại tranh truyện tiêu biểu có tác phẩm tương đồng để chỉ ra nét đặc sắc của hai loại hình nghệ thuật nói chung và

nét đặc sắc trong truyện Hòn đá xanh của Jimmy Liao nói riêng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: Vẻ đẹp của hội họa và văn chương trong

Hòn đá xanh của Jimmy Liao

(Dưới sự tranh luận về sự khác biệt giữa hai thuật ngữ là văn chương và văn học nhưng trong khóa luận này, chúng tôi sử dụng hai thuật ngữ này với hàm nghĩa tương đương.)

Phạm vi nghiên cứu:

- Về tác phẩm: Hòn đá xanh của Jimmy Liao

- Về nội dung nghiên cứu: Tập trung vào những vấn đề chính thể hiện sự hòa quyện giữa văn học và hội họa trong tác phẩm

5 Phư1ơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi sử dụng kết hợp

Trang 11

các phương pháp sau đây:

- Phương pháp khảo sát - thống kê

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp so sánh

6 Đóng góp của khóa luận

tác phẩm văn học

Về mặt thực tiễn, khóa luận giúp cho người đọc thấy được giữa văn học và hội họa có mối quan hệ chặt chẽ và kết hợp hài hòa với nhau Mối quan hệ này được thể

hiện sâu sắc trong tác phẩm Hòn đá xanh Từ đó, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp

của câu chuyện

7 Bố cục khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm hai chương:

Chương 1: Mối quan hệ của văn học và hội họa

Chương 2: Sự kết hợp giữa hội họa và văn học trong Hòn đá xanh của J Liao

Trang 12

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ HỘI HỌA 1.1 Một số nét khái quát về hội họa

Hội hoạ là một loại hình nghệ thuật cơ bản Nó đã có một lịch sử phát triển dài

lâu với những ưu thế riêng có Nói như Sister Wendy Beckett trong cuốn Câu

chuyện nghệ thuật hội họa từ tiền sử tới hiện đại:“Hội họa là ngôn ngữ phổ quát như âm nhạc, vượt ngoài mọi biên giới quốc gia chứ không bị giới hạn như thổ ngữ, dân ngữ hay như ngôn ngữ văn chương Họa phẩm Mona Lisa không cần thông dịch như Truyện Kiều Bằng hình sắc, ánh mắt và nụ cười, Mona Lisa tự nói lên tâm trạng của mình hay của chính tác giả Leonardo da Vinci” [3, 8]

1.1.1 Lịch sử hội họa

Bất cứ một ngành nghệ thuật nào ra đời đều gắn liền với nguồn gốc, lịch sử nhất định Đó là lý do mà các nhà nghiên cứu luôn cố gắng tìm tòi và phát hiện

Trong cuốn Lịch sử hội họa, Wendy Beckett có viết: “Đối với tôi, nghệ thuật luôn

luôn là một say mê và tôi thường ngạc nhiên là người ta lại truy vấn về lý do và nguồn gốc của sự say mê này” [3, 5] Vậy nghệ thuật ra đời trong hoàn cảnh nào?

Họa sỹ Thái Tuấn trong cuốn Câu chuyện hôi họa cho rằng:

“Giữa dòng đêm tối của thời gian, sự vật vô tri ôm giấc ngủ dài chờ đợi

Bỗng từ cõi hư vô, hơi thở nào đã bùng lên ngọn lửa đam mê và cài hoa rắc bướm vào tóc rừng ngực núi

Khi gót chân chàng nhẹ nhàng hôn lên vầng cát trắng, đuổi bắt mặt trời để chia cho bình minh hoang dại và hoàng hôn cô độc, là lúc phán hương xao xuyến mừng đón gió về phổ vào đàn suối lời ca cho bầy Ngọc Nữ

Nhưng khi đàn bướm bay theo tiếng ca vừa tắt thì cũng là lúc gót chân lưu đày xót xa hơn bao giờ hết

Trước mặt hữu thế lõa lồ nhạo báng, chàng lặng lẽ cúi đầu cất cao bản kinh chiều để tiễn đưa phi lý vào cõi hư vô

Trong cơn xuất thần mầu nhiệm thì thầm: câu chuyện lưu đày chỉ là cuộc

Trang 13

được tiếp nối tới thế kỷ 21

1.1.1.1 Thời Tiền sử

Ở thời kỳ này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra được sự ra đời của hội họa

Tuy nhiên, hội họa ra đời cụ thể vào thời gian nào vẫn là một câu hỏi “Có cần phải

nói rằng chúng ta không có một tài liệu nào, dầu là thầm lặng, để tìm hiểu về những bức tranh trên đá thuộc đại Cổ thạch khí không,những bức tranh như ta có thể chiễm ngưỡng ở Lascaux, ở Eyxies, ở Altamira và ở những nơi khác nữa? Những bức bính họa đó, mà việc khám phá ra được đã làm cho cả các nhà bác học và công chúng xôn xao, chứng tỏ một nghệ thuật hội họa cực kỳ phát triển có những phẩm chất tạo hình rất cao” [5, 21] Có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề về nguồn gốc

hội họa “Vấn đề nguồn gốc cuả hội họa là một vấn đề mơ hồ… Người Ai Cập khẳng

định rằng nghệ thuật này đã được phát minh ở xứ sở họ sáu ngàn năm trước rồi mới truyền sang Hy Lạp; đây là sự biểu lộ lòng tự phụng vô vọng; con người Hy Lạp thì kẻ nói hội họa được phát minh ở Sycione, người nói ở Corinthe, nhưng tất

cả đều nói rằng người ta bắt đầu bằng cách vẽ một đường bao quanh bóng con người” [5, 31].Theo nghiên cứu, những bức tranh lâu đời nhất khoảng 40.000 năm

tuổi José Luis Sanchidrián tại trường Đại học Cordoba, Tây Ban Nha, tin rằng những bức tranh này dường như được vẽ bởi người Neanderthals hơn là con người hiện đại thời kỳ đầu Các hình ảnh tại hang động Chauvet nước Pháp được cho rằng

có khoảng 32.000 năm tuổi Chúng được khắc và vẽ bằng cách sử dụng màu đất son

đỏ và chất bột màu đen thể hiện các hình ảnh về ngựa, tê giác, sư tử, trâu, voi ma mút và thói quen săn bắn của con người Hang động là nơi xuất hiện nhiều bức

Trang 14

tranh nhất và nghệ thuật hang động được gọi là “bước khởi hành” đầu tiên của hội họa và cũng là đối tượng của hội họa “Chỉ trong hang Lascaux đã có hàng trăm và

còn rất nhiều ở nhiều hang động trên khắp nước Pháp và Tây Ban Nha Hang Lascaux chỉ hiến cho ta bộ sưu tập đẹp nhất, nguyên vẹn nhất của những bức tranh

cổ xưa nhất” [5, 24 ].Có thể nói, hội họa ra đời bắt nguồn từ sự sống của con người

Theo nghiên cứu, người ta phát hiện được khoảng 500000 bức bính họa tại 70000 di chỉ nằm rải rác ở 160 nước trên thế giới Tuy nhiên, đó chỉ là nói riêng về các hình khắc, vẽ trên xương thú, vỏ cây hoặc trên các hòn cuội, hòn sỏi

sự xuất hiện của ánh sáng trong tranh tuy vẫn còn chưa tập trung, chưa đúng vị trí, chưa cụ thể… Tuy nhiên, so với tranh thời Trung cổ thì tranh thời kỳ này đã có những điểm rất khác biệt và mới mẻ

Giai đoạn 2: Kéo dài khoảng 200 năm,bắt đầu từ thế kỷ XIV đến cuối thế kỷ

XV với các tên tuổi nổi tiếng như: Masaccio, Angelico hay nổi bật là Sandro Botticelli Đối với Masaccio, ông là người mở đầu cho nghệ thuật thế kỷ XV Ông được thừa hưởng thành tựu về phép phối cảnh, hình họa, điêu khắc, ánh sáng trong tranh rõ ràng, các mạng sáng tối tren nhân vật sắc nét, tương phản, được gợi khối tròn và có sự mềm mại Chiều thứ ba của không gian cũng được diễn tả khá tốt Ngoài cái đẹp hình thể, ông còn chú ý thể hiện được rõ tình cảm, dụng ý của chính mình

Giai đoạn 3: Từ khoảng năm 1490 - 1500 cho đến năm 1520, đây được coi là thời kỳ đỉnh cao của nghệ thuật Phục Hưng Hầu hết các tác phẩm đều đạt tới độ hoàn mỹ trở thành những tác phẩm kinh điển thế giới Các danh họa thời kỳ này có

Trang 15

thể kể tới tam trụ của thời kỳ Phục Hưng: Raphael, Michelangelo và Leonardo da

Vinci Nhắc tới Michelangelo là nhắc tới bức họa Ngày phán xét cuối cùng được vẽ

trên tường nhà nguyện Sistine trong 4 năm liên tục và hoàn thành trong khoảng

1536 đến 1541 Nói về Leonardo da Vinci thì người ta sẽ không quên nhắc tới bức

tranh Nàng Mona Lisa vốn chưa bao giờ làm vơi giấy mực để bình phẩm Đối với ông “Hội họa là khoa học, là đứa con chân chính của thiên nhiên, vì nó chính là

con đẻ của thiên nhiên” [5, 94]

Thời kỳ Phục Hưng được đánh giá là thời kỳ vàng son của hội họa Hơn nữa thời kỳ Phục Hưng này còn mang tới sự trỗi dậy của một phong cách hội họa gọi là trường phái Kiểu cách và sự xuất hiện của Baroque Hội họa Baroque đặc trưng bởi tính tuyệt vời, màu sắc sâu, phong phú với cường độ bóng, sáng và tối với một số tên tuổi tiêu biểu như: Caravaggio, Rembrandt, Frans Hals, Rubens…

1.1.1.3 Thời kỳ cận đại:

Hội họa thời kỳ này đánh dấu sự xuất hiện của các loại hình nghệ thuật và các trường phái như: nghệ thuật baroque, nghệ thuật rococo, chủ nghĩa lãng mạn, trường phái Ấn tượng (Impressionism), trường phái hậu Ấn tượng, trường phái Biểu hiện (Expressionism)

Trước tiên là hội họa Baroque, tồn tại cùng với nghệ thuật cổ điển trong suốt thế kỷ XVII Nghệ thuật Baroque phát triển và ghi dấu cho sự chấm dứt chiến tranh Tôn giáo Phong cách Baroque bắt nguồn ở Italy, nơi các tác phẩm dùng để trang trí cho nhà thờ Các họa sỹ thuộc phong cách này chú trọng về chuyển động và ảo tưởng và các tác phẩm gợi lên những cảm xúc mãnh liệt

Thứ hai là nghệ thuật Rococo, xuất hiện vào thế kỷ Ánh Sáng ở Pháp và trở thành một loại nghệ thuật đáng yêu, tinh tế nhất Phong cách này ra đời đã quyến rũ những người yêu thích phong tục hay các cảnh tình tứ, đại diện cho thứ nghệ thuật nên thơ và phóng khoáng

Thứ ba là chủ nghĩa Lãng Mạn Đây là chủ nghĩa thể hiện khao khát tự do, bình đẳng, bác ái… Hơn hết, với chủ nghĩa này con người tuân theo tình cảm hơn lý trí, gợi nên những cảm xúc mãnh liệt Tiêu biểu cho phong cách này là Gericault

Trang 16

(1791 - 1824), họa sỹ lãng mạn đầu tiên của Pháp với bức tranh Chiếc bè Mesdse

Tiếp đến là sự xuất hiện của trường phái Ấn Tượng (Impressionism) Đây là một trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại Paris (Pháp) vào cuối thế kỷ XIX) Trường phái

ấn tượng đánh dấu một bước tiến quan trọng của hội họa Một số họa sỹ tiêu biểu thuộc trường phái này như: Mary Cassatt, Paul Cezanne, Edgar Degas, Max Liebermann, Claude Monet, Berth Morisot,…

Thứ năm là trường phái Hậu Ấn Tượng, là trào lưu tiếp theo của làn sóng Ấn tượng Năm 1884, nhiều họa sỹ từ bỏ trường phái Ấn tượng để bắt đầu bảo vệ nền hội họa có tính xây dựng hơn Tiêu biểu cho trường phái này là họa sỹ Gauguin (1848 - 1903) nổi tiếng

Tiêu biểu cho thời kỳ này phải kể đến trường phái Biểu hiện (Expressionism) Đây là một trào lưu nghệ thuật xuất hiện và phát triển ở Châu Âu vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bao gồm một số họa sỹ nổi tiếng như: Vincent, Van Gogh Monet, Renoir, Sisley, Bazille, Camille Pissaro…

1.1.1.4 Thời kỳ hiện đại:

Một số trường phái, chủ nghĩa tiếp tục dẫn đường và phát triển ở thế kỷ XXI như: chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa tối giản, Trừu tượng trữ tình, pop art, op art, chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng, phong cách mảng màu, hội họa đơn sắc, tân chủ nghĩa biểu hiện… Và các nghệ thuật cắt dán, hội họa liên truyền thông, vẽ tranh tập hợp, tranh kỹ thuật, hội họa hậu hiện đại, tân Dada, tranh trên vải, tranh tường về môi trường,hội họa tạo hình truyền thống, tranh phong cảnh, tranh chân dung vẫn

cho hội họa phải kể đến thể loại “tranh truyện”, đặc biệt là sự hình thành các nét vẽ comic Nhiều người lầm tưởng rằng, tranh truyện là thể loại mới ra đời trong những

thế kỷ hiện đại này Tác giả Thạch Linh trên trang hcmufa.edu.vn có viết: “nếu hiểu

truyện tranh là những truyện kể bằng hình vẽ thì những hình vẽ trên các hang động như Lacaux thuộc thể loại “truyện tranh” cách đây 35.000 năm Còn cho rằng truyện tranh là truyện được kể lại bằng hình ảnh kết hợp với chữ viết thì những bức bích họa trong lăng mộ Ai Cập cổ đại mới được gọi là truyện tranh cổ nhất” [13]

Trang 17

Đặc trưng cơ bản của thể loại truyện tranh là tính biếm họa và hài hước, họa sỹ Annibale được coi là người mở đầu cho tranh châm biếm thế kỷ XVI Cũng vẽ tranh theo hình thức biếm họa đó có một số tên tuổi như: Guercino, Domenechio (học trò của Annibale), Bernini, Pier Leone Ghezzi, Gillray, Rowlandson, Monet, Dore, Daumier… Tuy nhiên, nếu chỉ là sự hài hước, biếm họa thì chưa được gọi là

truyện tranh mà nó cần có cốt truyện được thể hiện qua sự tiếp nối của hình vẽ

Năm 1771, William Hogarth – họa sỹ người Anh xuất bản một loạt tranh “trường đoạn” gồm nhiều bức tranh kể lần lượt một câu chuyện, được trình bày như một vở

kịch có tựa đề Sự tiến bộ của kẻ phóng đãng Đến đầu thế kỷ XIX, họa sỹ người

Nhật Hokusai được coi là tổ sư loại truyện tranh “manga” khi ông cho in những bức tranh độc đáo về phong tục, con người và phong cảnh nước Nhật… Nhưng trong lúc này thì truyện tranh vẫn ghi lời riêng, hình vẽ riêng, cho đến năm 1884, một họa sỹ người Anh là Thomas đã đưa ô ghi lời vào trong hình vẽ Đó là một bước đến gần hơn với hình thức comic Sau đó, các truyện tranh được tập hợp thành sách và gọi là

comic book Các cuốn truyện tranh tiêu biểu như: truyện Tarzan (Rex Mason); thám

tử Tracy (Cherter Gould), những chú rùa Ninja đột biến (Kevin Eastman)…

Truyện tranh phát triển từ thập niên 80 và hiện tại nó đã trở thành một hiện tượng văn hóa của thế kỷ XX Đối tượng của nó không chỉ dừng lại ở thiếu nhi mà

đã đang phát triển tới mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi thành phần cuả xã hội Nó hoàn toàn phù hợp với một xã hội hiện đại, nơi văn hóa nghe nhìn phát triển,, đọc nhanh,

xem nhanh Truyện Hòn đá xanh của Jimmy Liao là truyện tranh tiêu biểu cho thể

loại này

1.1.2 Các bình diện đặc trưng của tác phẩm hội họa

Theo Từ điển Mĩ thuật phổ thông có viết: “Hội họa là nghệ thuật dùng màu

sắc, hình mảng, đường nét để diễn đạt cảm xúc của người vẽ trước vẻ đẹp của con người, thiên nhiên, xã hội Hội hoa là một ngành của nghệ thuật tạo hình…” [15]

Để làm nên một bức tranh không thể thiếu sự góp mặt của các yếu tố như: bố cục, đường nét và màu sắc

1.1.2.1 Bố cục trong tác phẩm hội họa

Trang 18

Có thể hiểu một cách đơn giản bố cục là bố trí các hình thể và yếu tố khác nhau sao cho cân đối, là quy định thứ bậc quan trọng để tạo nên một ấn tượng nhất

định cho người xem Trong cuốn Những nền tảng của mỹ thuật của Ocvirk cho rằng: Bố cục “là sự cơ cấu hoặc sắp xếp có sáng tạo mọi yêu tố thuộc thị giác phù

hợp với những nguyên tắc đưa đến sự phát triển sự thống nhất trong tác phẩm” [18,

42] hay là “toàn bộ cơ cấu hoặc vẻ bề ngoài” [18, 42] Đối với một bức tranh

không thể thiếu đi yếu tố bố cục mà ngược lại bố cục có vai trò vô cùng quan trọng

“Bố cục là phẩm chất đầy đủ của tác phẩm” [18, 94] Bố cục không đơn thuần chỉ

là những sự xê dịch các yếu tố trong bức tranh mà nó ẩn chứa cả những dụng ý nghệ thuật và thông điệp của tác giả nghệ thuật, bố cục thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật ở

mức độ cao nhất, một hành vi sáng tạo tuyệt vời Nói như tác giả Lưu Lê Oanh: “Bố

cục là cách tổ chức và những quan hệ qua lại giữa tất cả các yếu tố trong tác phẩm, giúp thể hiện ý đồ sáng tác và có khả năng biểu hiện” [16, 159] Trên thực tế, đó là

lúc mà người nghệ sĩ lượm nhặt những yếu tố ở ngoài thực tế, sáng tạo lại, tổ chức lại theo ý mình và sắp xếp lại theo một trật tự nhất định

Bố cục có một số loại chủ yếu như: các bố cục đối xứng, các bố cục hay khuôn hình lệch tâm, các bố cục dựa trên đường ngang của hình ảnh, các bố cục dựa trên đường dọc của hình ảnh, các bố cục dựa trên đường chéo của hình ảnh,các bố cục tam giác… Mỗi loại bố cục đều chứa đựng một ý nghĩa và dụng ý nhất định Chẳng hạn như loại bố cục dựa trên đường ngang của hình ảnh là loại bố cục rước ánh mắt

ta chạy dài theo hình ảnh một cách rất bình thản, tự tại Đây là những bố cục tạo ra cảm giác bình lặng, thánh thiện… Hay như bố cục dựa trên đường chéo của hình ảnh gợi lên cảm giác năng động, lên xuống, trùng điệp cho người xem Bố cục tam giác thí dụ như trong bức tranh Đức Mẹ ở nhà thờ Xicxtin của Raphael: đỉnh của khuôn mặt Đức Mẹ, cạnh đáy là cha Xicxtin và nữ thánh Vacvara gợi lên sự hài hòa cao độ Tất cả các bố cục được tạo nên đều phụ thuộc vào dụng ý của người họa sỹ

Để hình thành nên một bố cục thống nhất cần phải sử dụng các công cụ và các phương tiện nghệ thuật như: Đường nét, hình dạng, sắc độ, cách sắp xếp, màu sắc

và sử dụng những nguyên tắc cơ cấu là sự hài hòa, tính nhiều vẻ, sự cân xứng, tính

Trang 19

trội… Xuất phát từ đó để hình thành không gian, nhằm tạo ra sự thống nhất cho một bố cục hoàn hảo Bố cục còn được xây dựng qua cách phối cảnh đậm nhạt theo chiều của ánh sáng Từ đó giúp thể hiện không gian trên mặt phẳng

1.1.2.2 Màu sắc trong tác phẩm hội họa

Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người từ sự kết hợp tín hiệu của ba loại tế bào cảm thụ màu ở mắt người Cảm giác này cũng bị ảnh hưởng

"dài hạn" từ trí nhớ lưu lại quá trình học hỏi từ khi lớn lên trong xã hội, và "ngắn hạn" bởi các hiệu ứng ánh sáng của phông nền Màu sắc là một trong nhưng yếu tố được xem trọng một cách phổ quát nhất; nó là yếu tố hấp dẫn tức thời mọi người lớn và cả trẻ con

Cơ sở của mọi màu sắc, đó là ở quy luật của cái sáng và cái tối Để tạo nên

một bức tranh đẹp phải có sự kêt hợp giữa màu sắc và ánh sáng , bóng tối, bởi “Nó

cho phép ta phân biệt được khoảng cách, những sự khác nhau về các cảnh , sự giới hạn của các đối tượng; nói tóm lại, nó cho phép ta nêu bật hình dáng cảm quan với tính cách cảm quan Nó tạo ra cái mà người ta vẫn gọi là sự đắp nặn” [11, 306]

Hơn nữa, màu sắc còn bao hàm sự đối lập giữa cái sáng và cái tối, hai yếu tố này tác động vào nhau hoặc nêu bật nhau hoặc làm cho cả hai yếu dần đi Chẳng hạn như trong màu lam thì cái tối thống trị và nó chỉ xuất hiện thành màu lam sau khi đã trải qua môi trường sáng hơn, nhưng không phải hoàn toàn trong suốt Hay như bầu trời, nếu càng nhìn lên cao thì càng tối nhưng khi nhìn qua một môi trường trong suốt, dù hơi đục thì nó là màu lam thậm chí càng lam khi không khí càng ít trong suốt

Theo cảm giác thì màu sắc được chia làm 2 loại: màu nóng và màu lạnh Còn màu đen và màu trắng thì lĩnh vực hội họa không coi đó thuộc màu sắc Mỗi màu

đều ẩn chứa những ý nghĩa khác nhau “Màu nóng thiên về tươi vui, màu lạnh

thường bông và lạnh lẽo” [16, 158] Ví như “màu lam tiêu biểu cho một cái gì bình lặng, chan chứa ý nghĩ, tràn đầy cảm xúc…”; “màu lục biểu hiện sự bàng quang, trung hòa…” [11, 309] Sự kết hợp màu thành hệ thống được gọi là hòa sắc Kỹ

thuật hội họa thường hay chú ý tới độ sáng, tối, hài hòa, đậm nhạt Đối với mỗi tác

Trang 20

phẩm hội họa, màu sắc là yếu tố cốt yếu và đặc biệt quan trọng Theo Đơroacơloa (nhà hội họa Pháp thế kỷ XVIII): “Màu sắc ẩn chứa một sức mạnh lớn lao hơn người ta tưởng” Muốn thể hiện sự tươi vui hay u buồn cho một bức tranh đều phải dựa trên sự kết hợp màu sắc Màu sắc trở thành chất liệu không thể thiếu và là ngôn ngữ của hội họa Có thể thấy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của người họa

sỹ đó là vẽ màu, bởi “nhờ việc dùng màu sắc mà làm cho các sự vật dường như có

tâm hồn và có sức sống” [11, 304] Hơn nữa, hội họa còn giúp vào việc thể hiện

không gian trong việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa sáng – tối; gần – xa; lồi – lõm; thanh – thô; đậm – nhạt, dày – mỏng,…

1.1.2.3 Đường nét trong tác phẩm hội họa

Đối với một bức tranh thì yếu tố đường nét là một yếu tố không thể thiếu

Đường nét là một yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong một bức tranh Đường nét

không phải là một sự thật cụ thể nhìn thấy ở sự vật, một dấu hiệu tượng trưng giới hạn, tách rời một sự vật với những sự vật xung quanh nó ( đường nét chỉ là giả định) Đường nét là hai yếu tố khác nhau: Đường + nét Đường vẽ lên lí trí - Nét thuộc về tình cảm Đường vẽ cố định - Nét vẽ tùy hứng Đường vẽ diễn tả sự vật – Nét vẽ diễn tả sự vật và cả tâm tư, tình cảm, thái độ, quan điểm của người họa sỹ Đường vẽ cứng cỏi – Nét vẽ linh động

Đường được xem như một vạch vẽ dài, có thể liên tục hay đứt quãng, cong,

ngay hoặc đơn điệ hay thay đổi Trên một bức vẽ sử dụng nhiều đường thẳng song song, đều đặn dễ tạo cảm giác đơn điệu, khô cứng Việc sử dụng các đường thẳng vào bức vẽ đều thể hiện một ý nghĩa nhất định: Đường thẳng đứng tượng trưng cho

sự sống động; Đường thẳng nằm ngang tượng trưng cho sự chết, sự tĩnh nhưng nó đồng thời cũng biểu lộ cho nghị lực, sự bền bỉ và cương quyết; Đường chéo góc, góc xiên thể hiện những biến cố bất ngờ sức mạnh hay hành động; Đường cong thể hiện sự duyên dáng, bay bổng, sự chuyển động…; Đường gẫy tạo cảm giác về sự tan vỡ, thay đổi, mất mát…Ngoài ra còn đường ngang, đường dọc Đường ngang gợi cảm giác bình thản, buồn bã biểu lộ sự lâu dài Trái lại đường dọc gợi cho ta cảm giác sôi nổi và phát sinh ra cảm tưởng trang nghiêm, cao quý

Trang 21

Nét là sự biểu thị động tác vẽ bằng một dụng cụ nào đó, có điểm khởi đầu và

kết thúc Nét vẽ biểu lộ tính cách, quan điểm và ý nghĩa của bức vẽ của người họa

sỹ Đó có thể là những nét mạnh, yếu, nhẹ nhàng, hợp lý, điêu luyện, là lướt

Đường và nét kết hợp dựng lên giống như thật toàn bộ cảnh sắc, trạng thái,

hành động con người, phong cảnh thiên nhiên, con vật, đồ vật, dựng lại từ những cái to lớn nhất tới những điều nhỏ nhặt nhất của cuộc sống Mỗi kiểu đường nét đều

ẩn chứa các dụng ý khác nhau, nói như tác giả Lưu Lê Oanh trong cuốn Văn học và

các loại hình nghệ thuật: “ Bản thân đường nét cũng có thể gợi được nhiều tình cảm

nhất định: nhiều đường gãy góc gây cảm giác khỏe khoắn, đường cong là sự mềm mại, đường cong tiếp nối là sự uyển chuyển, đường thẳng tạo cảm giác buồn tẻ, yên tĩnh…” [16, 158] Hơn nữa đường nét cùng với độ sáng, tối làm thành bức tranh có

hình khối, có chiều sâu, tạo nên không gian của bức tranh

1.2 Một số nét khái quát về văn học

1.2.1 Lịch sử văn học

Lịch sử văn học là lịch sử sự phát triển của các tác phẩm văn xuôi hay thơ ca; nhằm mang đến sự giải trí, khai sáng, truyền đạt kiến thức cho người đọc, người nghe, người quan sát, và sự phát triển của phương pháp truyền tải các thông điệp để tạo sự liên kết giữa các phần với nhau Khái niệm lịch sử văn học có hai ý nghĩa cơ

bản: Thứ nhất, đó là “khoa học nghiên cứu quá khứ của văn học” [ 12, 15 ], bao

gồm quy luật hình thành và phát triển của các hiện tượng và quá trình văn học diễn

ra trong những điều kiện xã hội – lịch sử nhất định Thứ hai, “lịch sử văn học còn là

bản thân tiến trình vận động, phát triển của các hiện tượng văn học, tiến trình tích lũy liên tục các giá trị văn học qua các thời kỳ” [12, 16 ]

Thiết nghĩ, lịch sử văn học vốn là một dòng sông chảy không có điểm kết thúc Ở mỗi đất nước, văn học lại đi theo một con đường khác nhau Vì vậy, chúng tôi quyết định chỉ ra lịch sử văn học của một số nước tiêu biểu trong nền văn học phương Đông và phương Tây

1.2.1.1 Sơ lược về văn học phương Đông

Nói đến văn học phương Đông là chúng ta phải nói đến những nền văn học

Trang 22

lớn như văn học Trung Quốc, văn học Ấn Độ, văn học Nhật Bản…

Đại diện tiêu biểu khi tìm hiểu về văn học phương Đông phải kể đến nền văn học Trung Quốc Trung Quốc là đất nước có bề dày văn học từ lâu đời, có thể chia thành ba giai đoạn sau: Văn học từ Thượng cổ đến nhà Tùy; Văn học trong xã hội phong kiến; Văn học thời cận và hiện đại

Văn học từ thời Thượng cổ đến nhà Tùy là sự xuất hiện của các tác phẩm truyền miệng có thơ ca và thần thoại Văn học bắt đầu được hình thành nhờ quá

trình lao động sản xuất “văn học nghệ thuật thời xã hội nguyên thủy bắt nguồn từ

lao động, nội dung của một số tác phẩm có liên quan đến lao động sản xuất, văn học nghệ thuật đã không ngừng giàu có và phát triển thêm trong lao động sản xuất

và trong đời sống hiện thực” [21, 10] Tác phẩm được coi là cổ nhất trong văn học

Trung Quốc là tập thơ ca Kinh thi Bao gồm 305 bài được tổng hợp từ đầu thời Chu

cho đến giữa Xuân Thu, với 3 thể loại chính là Phong, Nhã, Tụng Trong giai đoạn

này còn có sự xuất hiện của bộ sách lịch sử Thượng Thư, đồng thời đây cũng là bộ

văn tập tản văn

Đặc biệt là văn học trong xã hội phong kiến, có thể nói đây là giai đoạn mà văn học được mùa nhất trong lịch sử văn học Nền văn học giai đoạn này chạy dọc theo các triều đại phong kiến, bao gồm: Văn học thời Chiến Quốc; văn học Tần Hán; văn học Ngụy Tấn Nam Bắc triều; văn học đời Đường; văn học đời Tống; văn học đời Nguyên; văn học đời Minh và văn học đời Thanh Văn học ở mỗi triều đại đều có sự phát triển và những nét đặc biệt riêng Tiêu biểu là văn học đời Đường – thời kỳ nở rộ của thơ ca Đánh dấu cho thời kỳ này phải kể đến các tác giả như: Vương Bột, Trần Tử Ngang, Mạnh Hạ Nhiên, Vương Duy, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch

Cư Dị… Mở đầu cho thời kỳ này là tác giả Vương Bột với tác phẩm Vương Tử Am

và đặc biệt là người đưa thơ ca cổ điển Trung Quốc vào giai đoạn mới là Đỗ Phủ Ông đã góp phần làm cho thơ ca đi vào đời sống nhân dân, thơ ca mang đậm tính

đời sống thực tế - một điều chưa bao giờ xảy ra trước đó Tác phẩm tiêu biểu là Đỗ

Lăng tập gồm 1400 bài thơ

Làm nên sự phát triển của văn học Trung Hoa không thể không kể đến là văn

Trang 23

học đời Minh Đây là thời kỳ xuất hiện một số tên tuổi lớn như Thi Nạ An với cuốn

tiểu thuyết Thủy hử nổi tiếng Đây là tác phẩm cuộc đấu tranh giai cấp của nông

dân, khởi nghĩa nông dân, chiến tranh nông dân với quy mô lớn về nhân vật, về thời

gian và không gian Là Ngô Thừa Ân với tác phẩm Tây Du Kí đồ sộ

Khép lại cho giai đoạn văn học trong xã hội phong kiến là văn học đời Thanh

Tiêu biểu là tác phẩm Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, các tác phẩm: Chuyện làng

Nho, Văn Mộc sơn phòng thi văn tập,… của Ngô Tử Kính Mà đặc biệt là tác giả

Tào Tuyết Cần với tác phẩm Hồng lâu mộng Đây là bộ tiểu thuyết hoành tráng,

kiêu sa biểu lộ lòng chán ghét cùng cực đối với đời sống trong xã hội phong kiến đồng thời cũng thể hiện quan niệm về cõi nhân sinh quan mà nó biểu hiện ở ngay tên tác phẩm

Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn văn học thời cận đại và hiện đại Tiếp nối những thành tựu của văn học các giai đoạn trước, văn học giai đoạn này tiếp tục phát triển

Lỗ Tấn là cái tên tiêu biểu cho giai đoạn này bởi ông là người đầu tiên đặt nền móng cho văn học mới Các tác phẩm của ông vạch trần tội ác của phong kiến, phản ánh cuộc sống bế tắc lầm than của người dân lao động cũng như sự bế tắc của lớp

trí thức Tác phẩm tiêu biểu: Hoa cải, Dã thảo, Nhật ký người điên, A Quy chính

truyện,…

Một trong những nền văn học phát triển của các nước phương Đông là Nhật Bản Thời kỳ bình minh của văn học xứ Phù Tang có thể tính bắt đầu là vào thời Nara (thế kỷ thứ VII) Ở giai đoạn này, góp phần làm cho văn hóa, văn học Nhật tồn tại một cách độc lập phải kể đến công to lớn của thái tử Shotoku Vào năm 607, thái

tử đã thiết lập bang giao bình đẳng với Trung Quốc nhằm mục đích vận dụng văn

hóa đại lục vào “duy tân” xứ sở mình “Sự tiếp thu văn hóa nước ngoài của Nhật

Bản, tóm lại là một cảm hứng tuyệt diệu Không bị cưỡng bách, xâm lược, nó đem

từ đại lục trở về quần đảo biết bao là hoa trái…” [6, 17] Chữ Hán từ đó mà có ảnh

hưởng rất lớn, sau khi đã trở nên thông dụng thì triều đình đã ra lệnh tập hợp các truyền thuyết dân gian, biên soạn thành sách Trải qua nhiều khó khăn thì đến năm

712, công việc biên soạn mới hoàn thành và tác phẩm được gọi là Kojiki (Kojiki có

Trang 24

nghĩa là “ghi chép chuyện xưa”, tác phẩm khi được viết bằng chứ Hán thuần túy, khi thì lại mượn chữ Hán như ngữ âm, lúc lại mượn như ngữ nghĩa) Có thể nói đây chính là năm mà văn học Nhật Bản ra đời

Tiếp đến là thời kỳ văn học Heian (IX – XII) Đây là giai đoạn văn học đầy mùi hương nữ tính và tôn thờ cái đẹp, bởi các tác phẩm cổ điển thời kỳ này do phụ

nữ viết ra Tác phẩm được cho là kiệt tác, đánh dấu sự ra đời của tiểu thuyết phải kể

đến Truyện Genji của Murasaki Ngoài ra còn có sự phát triển của một số thể loại

văn học khác như: thơ ca, nhật kí, tùy bút…

Tiếp nối cho dòng chảy văn học ấy là thời kỳ trung đại (XII – XVI) Khác với thời kỳ trước thì ở thời kỳ này các yếu tố anh hùng đã thay thế cho yếu tố nữ tính, yếu tố tâm linh thay thế cho yếu tố tâm lý, yếu tố dung dị thay thế cho yếu tố xa hoa Đây được gọi là thời kỳ văn chương “võ sĩ đạo” với các tác phẩm chiến tranh

(gunki), tiêu biểu là tác phẩm: Heike monogatari (Bình gia vật ngữ), Taikeiki (Thái

bình kí)

Thời kỳ thư tư trong văn học Nhật Bản là thời Edo (XVII – 1868) Đây được gọi là thời kỳ văn chương phú thế Cùng với các thể loại văn học khác thì thể sân khấu ở thời kỳ này cũng rất nổi bật với tên tuổi của Chikamatsu Monzaemon Đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, người đã tiếp nối con đường của Murasaki đưa thể loại tiểu thuyết phát triển là Ihara Saikaku Một số tiểu thuyết tiêu biểu của ông như:

Hiếu sắc nhất đại nam (1686), Hiếu sắc nhất đại nữ (1686), Hiếu sắc ngũ nhân nữ

(1686)…

Đặc biệt ở những năm của thế kỷ hiện đại, văn học Nhật Bản phát triển nổi bật Nếu Murasaki là người khai sinh ra thể loại tiểu thuyết, Ihara Sakaku là người

thuyết đến sự phát triển rực rỡ, đi đến đài vinh quang của văn học Bởi vào năm

1968, Hội đồng Nobel Na Uy đã trao cho văn hào Yasunari Kawabata giải thưởng Nobel văn học Đây là giải thưởng Nobel đầu tiên của Nhật Bản và là thứ ba của Châu Á

Những năm tiếp theo của thời kỳ đương đại, văn học Nhật Bản tiếp tục phát

Trang 25

triển với sự ghi danh của nhà văn Oe Kenzaburo Oe Kenzaburo đã mang về cho nước Nhật giải Nobel văn chương thứ hai vào năm 1994

1.2.1.2 Sơ lược về văn học Nga và phương Tây

Nhắc đến lịch sử văn học phương Tây, chúng ta không thể không nhắc tới nền văn hóa, văn học Hy Lạp cổ đại Nền văn hóa, văn học đó đã mở đường cho sử học, triết học, thần thoại, anh hùng ca, kịch, thơ, văn hùng biện và cả kiến trúc, điêu khắc… Không những thế nó còn có ảnh hưởng bao trùm đối với lịch sử phát triển

lịch sử văn nghệ phương Tây qua các thời đại “Nó là kho điển tích, là nguồn cung

cấp đề tài và tư liệu không bao giờ cạn Triết gia, nhà tư tưởng, văn nghệ sỹ…và cả người bình thường đều say sưa hút nhụy trong vườn hoa văn hóa muôn sắc muôn hương ấy” [9, 9 ] Theo Cac Mac: “Không có cơ sở văn minh Hi Lạp cổ đại , không

có đế quốc La Mã thì không có châu Âu ngày nay” Văn học nghệ thuật Hi Lạp phát

triển rực rỡ là nhờ được xây dựng trên cơ sở một nền văn minh hình thành khá sớm,

đã được thừa nhận như một trong những chiếc nôi của nền nền văn minh nhân loại nói chung

Nền văn minh Cret – Mixen được coi là thời kỳ bình minh của lịch sử văn học

Hi Lạp cổ đại Tiếp đến là nền văn minh Hi Lạp, nền văn minh này đã tiếp thu, kế thừa và phát triển văn minh Cret – Mixen lên một trình độ mới, rực rỡ, huy hoàng chưa từng thấy trước đó Nền văn học Hi Lạp diễn ra trong vòng bảy, tám thế kỷ từ khi có những bút tích văn học đầu tiên đến khi Hi Lạp và Maxêđoan trở thành chư hầu của đế quốc La Mã (thế kỷ I trước CN) Trên cơ sở những sự kiện lịch sử, các học giả thường chia lịch sử văn học Hi Lạp ra thành 3 thời kỳ lớn: Thời kỳ tối cổ: bắt đầu từ khi có những bút tích văn học đầu tiên đến thế kỷ V TCN; Thời kỳ cổ điển (hoặc Attich) từ chiến tranh Ba Tư – Hi Lạp đến thế kỷ III TCN; Thời kỳ của chủ nghĩa Hêlen (hoặc Alêcxăngđơ) từ thế kỷ III đến thế kỷ I TCN Đây có thể nói

là thời kỳ nở rộ của văn học văn minh Hi Lạp Trên đất nước “con cháu các vị thần” trước khi có văn học viết đã tồn tại một kho tàng thần thoại hết sức phong phú, vào loại bậc nhất thế giới Bắt nguồn từ những chất liệu thần thoại giàu có đó, các ca sỹ dân gian Hi Lạp đã xây dựng nên những bài ca bất tử về các vị thần, về các anh

Trang 26

hùng thành bang,… Xuất phát từ những bài ca ấy chính là cơ sở để Hôme sáng tác

hai thiên anh hùng ca nổi tiếng Iliat và Ôđixê – những thiên anh hùng ca được xếp

vào loại bậc nhất thế giới Ngoài ra ở thời kỳ này, thơ trữ tình cũng phát triển với những tên tuổi lẫy lừng như: Tiêctê, Minnecmơ, Ximônitơ, Panhđa…

Nền văn học Nga cũng là một nền văn học tiêu tiểu và phát triển trên thế giới Văn học Nga được chia thành hai thời kỳ lớn : thời kỳ văn học Nga thế kỷ XIX và văn học Nga thế kỷ XX

Trong thời kỳ văn học thế kỷ XIX, trước hết là nền văn học nửa đầu thế kỷ XIX Điểm bắt đầu cho văn học Nga chính là nền văn học dân gian Nga với các tác phẩm có giá trị cao phản ánh cuộc sống muôn màu về chính trị, văn hóa, đạo đức… Các tác phẩm này mang đầy bản sắc Nga, tâm hồn Nga và thiên nhiên Nga Đây là

giai đoạn mà “Văn học dân gian Nga phong phú về thể loại, giàu có về ngôn từ,…

đã trở thành mảnh đất màu mỡ vô giá, nuôi dưỡng, vun đắp cho rừng cây văn học thành văn tốt tươi, sinh hoa kết trái và phát triển rực rỡ, sánh kịp với các nền văn học tiên tiến trên thế giới” [7, 7] Nhờ đó mà các tác phẩm văn học dần xuất hiện,

đặc biệt là vào giữa thế kỷ XVII và bước vào thế kỷ XVIII, hàng trăm các tác phẩm văn thơ đã được ra đời và được khơi nguồn từ nền văn học dân gian Ngôn ngữ văn học Nga ngày càng phong phú, đa dạng được thể hiện qua các tác phẩm của Lômônôxôp, Đecgiavin, Caramdin, Rađisep,… Tiêu biểu là A.X Puskin – đại thi

hào của nước Nga Ông là “tâm hồn Nga đẹp đẽ, thuần khiết”, là “Người hiến dâng

cả cuộc đời sôi nổi, khẩn trương, lúc nào cũng tràn đầy sức sống thanh xuân cho Tổ quốc và nhân dân… người mở đường cho thơ, kịch, văn xuôi phát triển toàn diện và rực rỡ; người yêu quý, giữ gìn tiếng Nga, xây dựng thành thứ ngôn ngữ văn học uyển chuyển, tinh tế…” [7, 50] Puskin thực sự là một văn hào đa tài, ông để lại một

khối lượng bài thơ rất lớn như: Buổi tối mùa đông, Gửi nhũ mẫu, Gửi người bạn

làm thơ, Những kỉ niệm Hoàng thôn,… ; các bài trường ca như: trường ca Ruxlan và Liutmila, Người tù, Đoàn người Sưgan; rồi cả tiểu thuyết Epghênhi Ôghênhin; vở

kịch Boorrix Gôđunnôp…

Cũng ở thời kỳ này, kế thừa và phát huy những thành tựu của văn học Nga nửa

Trang 27

đầu thế kỷ XIX, văn học Nga nửa sau XIX đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ Người ta có

thể tự hào về tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình của L Tônxtôi, đó là một trong

những tiểu thuyết được xem là hay nhất thế giới Tiểu thuyết và truyện ngắn của Tuôcghênhep thì được xem là cổ điển và trầm lặng như những tác phẩm đặc sắc của phương Tây Còn những tác phẩm của Ðôxtôiepki thì sâu sắc và đầy bão tố tâm hồn như những tiểu thuyết hiện đại Những tác phẩm của các tác gia này là những mẫu mực, tinh hoa của nền nghệ thuật hiện đại và có ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng đến các nền văn học khác trên thế giới Văn học giai đoạn này gắn bó mật thiết với các

phong trào cách mạng và “Văn học nghệ thuật trở thành một diễn đàn cách mạng

đầy hiệu lực mà nhà thơ phải là người công dân” [7, 249]

Thời kỳ thứ hai là thời kỳ văn học Nga thế kỷ XX Văn học thời kỳ này được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau với tên tuổi của các nhà văn kiệt xuất, đó là A.M Gorki, V.V.Maiacôpxki, A.N Tônxtôi, N.A.Ôxtơrôpxki, A.A Fađêep, M.A Sôlôkhôp, L.M Lêônôp Đặc biệt là văn hào Macxim Gorki, người có vị trí đặc biệt trong nền văn học Nga Ông là người khai sinh, bậc thầy của văn học Nga – Xô viết Với toàn bộ tác phẩm của Macxim Gorki, văn học Nga trở thành ngọn cờ đầu của văn học thế giới đương đại trong công cuộc thức tỉnh và đấu tranh giải phóng nhân loại cần lao khỏi ách áp bức thống trị của chủ nghĩa tư bản Ông cũng là người đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình văn học thế giới hiện đại Đó còn là

M.A Sôlôkhôp với tiểu thuyết vĩ đại Sông Đông êm đềm Với tiểu thuyết này,

Sôlôkhôp đã được trao tặng giải thưởng Nobel văn học năm 1965

1.2.2 Đặc điểm cơ bản của văn học

Theo cuốn Từ điển văn học, văn học được coi là một “Loại hình nghệ thuật

sáng tạo bằng ngôn từ” và “Khái niệm văn học bao gồm cả văn học dân gian, được sáng tác và lưu truyền bằng miệng từ đời này sang đời khác, và văn học viết, được sáng tác và lưu truyền dưới hình thức văn bản viết” [10, 341] Hầu hết, văn học của

bất kỳ quốc gia nào cũng được tạo nên từ hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết Cùng với các hình thái ý thức xã hội khác như : chính trị, tôn giáo, triết học, đạo đức… văn học chính là một đứa đứa con trong gia đình nghệ thuật Văn học

Trang 28

phản ánh sự nhận thức và sáng tạo của con người So với các loại hình nghệ thuật khác, văn học có những đặc trưng riêng, thể hiện ở ba phương diện chính: đối tượng nhận thức; ở nội dung và phương thức biểu đạt và ở chất liệu sáng tạo

1.2.2.1 Về đối tượng của tác phẩm văn học

Mỹ học duy tâm khách quan từ thời Platông đến Hêghen đều cho rằng đối tượng của nghệ thuật chính là sự biểu hiện của thế giới thần linh, của linh cảm và các ý niệm tuyệt đối Vì vậy văn học nghệ thuật cũng chính là sự hồi tưởng và miêu

tả thế giới ấy, một thế giới không thuộc phạm vi của đời sống hiện thực Mỹ học duy tâm chủ quan lại cho rằng, đối tượng nghệ thuật chính là những cảm giác chủ quan, cái tôi cá nhân của người nghệ sỹ, không liên quan tới đời sống hiện thực Ngược lại với Mỹ học duy tâm, Mỹ học duy vật từ xưa đến nay đều khẳng định, đối tượng của nghệ thuật chính là toàn bộ đời sống hiện thực khách quan Quan điểm này đã đưa đối tượng nghệ thuât về gần gũi hơn với cuộc sống

Thực tế từ xưa tới nay con người đã biết văn học nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống và được tạo nên do con người muốn bộc lộ những cảm xúc, cảnh ngộ trong lòng Hơn nữa, cái cảm xúc và cảnh ngộ đó lại do tác động của đời sống tạo nên Tuy nhiên nếu nói đối tượng của văn học là đời sống thì lại chưa tách biệt với đối tượng của các ngành khoa học và các hình thái ý thức xã hội khác Nếu như đối tượng của triết học là các quy luật chung của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy, quan hệ giữa vật chất và ý thức; đối tượng của lịch sử là các sự kiện lịch sử, sự thay đổi của các chế độ; đối tượng của đạo đức là chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ giữa người với người… thì đối tượng của văn học là toàn bộ đời sống hiện thực , nhưng chỉ là hiện thực đối với đời sống tâm hồn, tình cảm của con người Nghĩa là, văn học dù có miêu tả thế giới bên ngoài như: thiên nhiên, lịch sử, chiến tranh… thì cũng chỉ chú ý tới quan hệ giữa chúng với con người Văn học không nhìn thiên nhiên như một nhà sinh học, một nhà khí tượng mà tìm thấy ở đó tâm trạng, số phận, vận mệnh con người,… Văn học cũng không phản ánh chi tiết một sự kiện lịch sử nào mà chỉ quan tâm tới tác động của các biến cố lịch sử tới tâm trạng con người Thêm vào đó, toàn bộ thế giới được tái hiện trong tác phẩm đều được nhìn

Trang 29

qua con mắt của một người cụ thể Đó có thể là người kể chuyện, là nhân vật hay nhân vật trữ tình… Con người trở thành hệ quy chiếu và văn học nhìn qua lăng kính của những con người có cá tính riêng

Như vậy, có thể thấy văn học lấy con người làm đối tượng trung tâm Văn học nhận thức con người ở tính tổng quát, tổng hợp và toàn vẹn, sống động với các mối quan hệ đầy phong phú và phức tạp của cuộc sống

1.2.2.2 Về nội dung của tác phẩm văn học

Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, vì vậy nó phản ảnh mọi quy luật của đời sống hiện thực Trong mỗi một tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà còn bày tỏ tình cảm, tư tưởng và cả ước mơ, khát vọng của bản thân đối với con người và cuộc sống Chính vì thế mà nội dung của văn học là sự thống nhất biện chứng giữa hai yếu tố chủ quan và khách quan Nội dung khách quan cảu văn học là toàn bộ đời sống hiện thực được tái hiện, từ các vấn đề lịch sử, con người, phong tục tập quán, , từ các chi tiết hiện thực nhỏ nhặt tới các biến cố lịch sử lớn lao Điều đó có nghĩa là nội dung của đời sống khi đi vào tác phẩm văn học phải phản ánh được chiều rộng, chiều sâu và cả tầm cao tư tưởng của thời đại Bên cạnh đó còn có những nội dung khách quan không mang tầm vóc lớn lao song

ít nhiều chứa đựng ý nghĩa nhân sinh Chẳng hạn như các bài thơ trữ tình, những bài

ca dân gian giản dị, mộc mạc… đều có những ý nghĩa nhân sinh đặc biệt: niềm yêu cuộc đời, nỗi xót xa thân phận, niềm mơ ước và khát khao hạnh phúc,…

Không chỉ miêu tả đời sống khách quan, trong văn học còn thể hiện những tình cảm xã hôi,, ước mơ, khát vọng, lí tưởng thẩm mỹ, những thể nghiệm… của bản thân tác giả Toàn bộ những đời sống hiện thực đi vào tác phẩm đã hóa thành nỗi niềm, khát vọng Khi đọc tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du ta không chỉ thấy bộ mặt của xã hội phong kiến, nỗi đau của Thúy Kiều,… mà thông qua đó cong thấy được tấm lòng và trái tim chứa chan tình cảm của tác giả

1.2.2.3 Chất liệu của tác phẩm văn học

Nếu như hội họa lấy màu săc, đường nét,… làm chất liệu thì chất liệu của văn học là ở ngôn từ Ngôn từ ở đây được hiểu là những lời nói được sử dụng với tất cả

Trang 30

các phẩm chất thẩm mỹ và khả năng nghệ thuật của nó Ngôn từ văn học bao gồm các đặc điểm: tính chính xác và điêu luyện; tính hàm súc và đa nghĩa; tính hình tượng;tính biểu cảm Tính chính xác và điêu luyện được thể hiện ở việc sử dụng đúng và chính xác câu chữ trong việc nắm bắt cái thần của người và việc Qua cách lựa chọn từ ngữ còn có thể thấu được tài năng của nhà văn: gọi đúng tên, đúng bản chất cảu đối tượng Tính hàm súc và đa nghĩa chính là yếu tố làm nên ý tại ngôn ngoại, tạo dư ba cho tác phẩm Ngôn từ trong văn học phải thật cô đọng, nén chặt, ý tạo nên sức nặng, độ thừa và nhiều lượng nghĩa Tính hình tượng là yếu tố quan trong nhất đối với một tác phẩm văn học Nó biểu hiện ở việc làm sống dậy hiện thực trong tâm trí độc giả, tái hiện được trạng thái, tình cảm và truyền được động tác hay sự vân động của con người, cảnh vật, toàn bộ thế giới mà tác phẩm nói tới Ngoài ra nó còn có khả năng nắm bắt những cái mơ hồ, mong manh, vô hình chứ không dừng lại ở những cái hữu hình Và tính biểu cảm chính là thứ tiếng của cảm xúc Bản chất của người nghệ sỹ chính là giàu tình cảm và nhạy bén trước cuộc đời

Vì thế nên tác phẩm văn học bên cạnh các yếu tố khác cũng đậm đà tình cảm

Nhờ chất liệu ngôn từ mà văn học xây dựng được hình tượng “phi vật thể”, có khả năm tác động trực tiếp vào trí tuệ và liên tưởng của con người Âm nhạc dùng

âm thanh, hội họa dùng màu sắc, điêu khắc dùng mảng khối để xây dựng hình tượng Đây là những chất liệu “vật chất”, có thể nhìn, nghe, cảm nhận bằng giác quan, nó khác với chất liệu ngôn từ của văn học Ngôn từ tồn tại trong trí óc, không thể sờ hay cảm nhận bằng những cách thông thường mà buộc độc giả phải thâm nhập, cảm nhận và tưởng tượng như mình đang bên cạnh hình tượng Làm như vậy người đọc mới cảm nhận được những điều mà nhà văn viết ra Mặt khác, chất liệu

ngôn từ giúp văn học có được tính vạn năng trong việc chiếm lĩnh đời sống, “Văn

học chẳng những chiếm lĩnh được tất cả những gì mắt thấy tai nghe bằng cái nhìn thị giác và thính giác mà còn tái hiện được cả mùi vụ, nắm bắt được cả những điều

mơ hồ, vô hình nhưng có thật trong cảm giác của con người” [10, 342] Văn học

còn có khả năng phản ánh mọi quá trình vận động của đời sống trong mọi không

gian vào thời gian “Về thời gian, không gian trong văn học có thể được xáo trộn,

Trang 31

lắp ghéo, đẩy nhanh hay chậm, đồng hiện… phụ thuộc vào ý tưởng của nhà văn”

[16, 131] Với chất liệu ngôn từ, văn học còn có khả năng phản ánh mọi dòng trạng thái, đi tới mỗi ngõ ngách của cảm xúc và thế giới tư duy của con người Như vậy,

có thể khẳng định, nhờ chất liệu ngôn từ mà văn học đi xa hơn các loại hình nghệ thuật khác, là loại hình nghệ thuật tổng hợp có thể nhận thức và phản ánh đời sống con người từ trạng thái vĩ mô tới vi mô

1.3 Mối quan hệ giữa văn học và hội họa

1.3.1 Quan niệm ở phương Đông

Ở các nước phương Đông mà đại diện tiêu biểu là Trung Quốc, từ lâu đời đã

có truyền thống kết hợp giữa hội họa và văn học, với quan niệm “thi họa đồng

nguyên, họa thi thư hợp nhất” Bởi lẽ “Thơ và họa xuất phát từ một nguồn gốc bởi cùng chung những quan niệm triết học về thế giới, cái nhìn vũ trụ” [16] Nhờ sự kết

hợp đó mà sáng tạo ra loại thơ đề tranh Thể loại này ban đầu tồn tại dưới dạng thơ

đề trên các tấm bình phong, đề trên quạt Dữu Tín được xem là người tiên phong

của loại thơ đề tranh với 25 bài Vịnh họa bình phong thi

Ở thời nhà Đường, thơ ca và hội họa Trung Quốc phát triển cực thịnh, xuất hiện nhiều bài thơ bình phẩm, vịnh tán tranh Thơ và họa còn có chung một kiểu tư duy, thiên về tổng hợp, trực giác, muốn nắm bắt cái thần, cái khí qua cái nhìn bao quát Các nguyên tắc thẩm mỹ như: hàm ý, gợi nhiều hơn tả, điểm xuyết, chấm phá… và các khái niệm như: thần khí, ý cảnh, thực – hư, hữu – vô… giữa hội họa

và thơ đều có điểm chung Chính vì vậy mà người làm thơ rất am hiểu hội họa, thậm chí nhiều nhà thơ là họa sỹ và ngược lại nhiều họa sỹ nổi tiếng lại là nhà thơ Tiêu biểu là Vương Duy, trong thơ ông có họa, trong họa lại có thơ

Đến đời nhà Tống, hội họa đã trở thành một trong những môn khoa cử mà các

sĩ tử phải vẽ một bức tranh dựa vào một bài thơ nào đó Cũng ở thời kỳ này xuất hiện quan niệm “thi họa đồng chất” hay “thơ là họa vô hình, họa là thơ hữu hình”;

“thơ là họa hữu thanh, họa là thơ vô thanh” Chẳng hạn như tác giả Tôn Vũ Trọng cho rằng: “Văn giả vô hình chỉ họa, họa giả hữu hình chỉ văn, nhị giả dị tích nhi đồng thú” (Văn là họa vô hình, họa là văn hữu hình, hai loại này tuy khác nhau về

Trang 32

hình thức nhưng chung lý thú) Hội họa và thơ ca từ lâu đời đã có mối quan hệ chặt chẽ như vậy

1.3.2 Quan niệm ở phương Tây

Văn học và hội họa trong quan niệm Phương Tây vốn có sự gắn bó từ lâu đời Trong các nghi thức thời xưa, các bức vẽ được đưa vào các buổi hành lễ đã có sự

kết hợp cùng với âm nhạc, vũ đạo và ngôn từ “Ngôn từ như nhập vào bức họa và

tìm thấy trong bức họa một tính chất tạo hình cho ý nghĩa của ngôn từ” [16, 186]

Đặc biệt trong nghệ thuật Ai Cập cổ, trên những bia nhọn, những chuỗi phù điêu ghi chiến công của các vị vua có những bài tụng ca, những đoạn thơ được chạm lên rất hài hòa và đặc sắc Thậm chí vào thời đại của các quốc gia chiếm hữu nô lệ thì

“nghệ thuật tạo hình đã giữ vai trò chủ đạo và là tiêu chuẩn cho văn học” [16,189]

Trong nghệ thuật Hy Lạp thì văn học còn hình thành theo một số quy luật của tạo hình hay nói cách khác văn học chịu ảnh hưởng của tạo hình (hội họa) Arixtôt đã từng coi ngôn từ và nhịp trong thơ như là “đá hoa” và “màu sắc” và đó chính là vật liệu tạo nên cái đẹp cho tác phẩm

Ở thời trung cổ, hội họa có vai trò đặc biệt nổi bật Nghệ thuật tạo hình lúc này

đã mang tính chất tự sự Người ta cho rằng: các bức họa trong nhà thờ Gotic là

“quyển sách bằng đá”, là “kinh thánh của những người mù chữ” bởi đó là các bức tranh liên hoàn kể về các tích truyện, tích tôn giáo…Như vậy có thể thấy, giữa văn học và hội họa đã có sự giao thoa

Ở thời Phục hưng và sau Phục hưng thì hội họa vẫn chiếm ưu thế và có vai trò nổi bật Có các bức chân dung của thiên tài Lêôna đơ Vanhxi là minh chứng, nó thể hiện cảm giác hài hòa và tính cân đối của tác phẩm nghệ thuật Văn học vẫn chưa thực sự thể hiện được ưu thế, mặc dù trên kịch trường nước Anh đã xuất hiện thiên tài W Sếchxpia Có những quy luật của hội họa chuyển sang văn học, chẳng hạn như luật Tam duy nhất ( duy nhất một thời gian, một địa điểm, một hành động) là điều hiển nhiên của hội họa nhưng chuyển sang văn học thì còn gượng ép

Cho đến thế kỷ XIX là thời kỳ phát triển của văn học, văn học đã bước đầu chi phối hội họa Hội họa và tạo hình lúc này nhìn đời qua lăng kính hội họa Có một

Trang 33

số họa sỹ sáng tác theo hướng này như: V Pêrốp, I Reepin, V Xuricốp với các tác

phẩm như: Những người kéo thuyền, Nữ bá tước Môrôdova, Buổi hành quyết các

lính cận vệ… Hay như bài thơ Gửi Xibêri của Puskin chính là gợi ý cho Lêvintan vẽ

nên bức tranh Đường Vlađimia miêu tả con đường dẫn tù khổ sai của nước Nga thế

kỷ XIX Nếu như ở thời kỳ trước, văn học chịu ảnh hưởng một số quy luật của hội họa thì ở giai đoạn này hội họa đã bắt đầu sử dụng những nguyên tắc của nghệ thuật ngôn từ Họa sỹ Van Gốc đã tư duy như nhà văn, màu sắc, đường nét trong tranh ông không giống như các yếu tố miêu tả vật chất mà đã như một kí hiệu ngôn từ

Hội họa giai đoạn này còn in dấu trong văn học Chẳng hạn như trong bài thơ Mưa

của Apôlinaine, ông đã khá cực đoan sử dụng hình họa để thể hiện nội dung thơ Các chữ trong bài thơ bị rải tung và nối tiếp nhau từng chữ một theo năm vệt mưa bay

Đặc biệt ở thế kỷ XX, trong bối cảnh xã hội sôi nổi nhưng đầy biến động “văn

học và hội họa đã cùng khai sinh ra những trào lưu mới: trường phái biểu hiện, lập thể, đa đa, siêu thực, vị lai…” [16, 188] Hội họa lúc này có xu hướng biểu hiện

những cái không nhìn thấy như ấn tượng, cảm xúc, tưởng tượng Điểm đáng chú ý ở giai đoạn này là các nguyên tắc biểu hiện của tư duy luôn được chú trọng như một đặc điểm chung của cả văn học và hội họa

Trang 34

CHƯƠNG 2

SỰ KẾT HỢP GIỮA HỘ HỌA VÀ VĂN HỌC TRONG “HÒN ĐÁ XANH” (J.LIAO)

2.1 “Hòn đá xanh” – một câu chuyện giàu chất thơ

2.1.1 Quan niệm về chất thơ và chất thơ trong văn xuôi

Chất thơ chính là ý vị trữ tình,là sự thú vị gợi lên từ chính hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm Nó có sức gợi , sức lan tỏa rất lớn, tác động tới tâm hồn người đọc tạo nên những khoái cảm kỳ lạ Không những thế, chất thơ còn nhắc tới tính cảm

xúc và cái đẹp Trên báo Quân đội nhân dân, PGS.TS Đỗ Lai Thúy có nói: “Chất

thơ trước tiên được hiểu theo nghĩa rộng phải gắn với cái đẹp Cái đẹp có thể là do

tự nhiên mang lại như cảnh mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh thẳm, tạo cảm giác dễ chịu cho người ngắm nhìn Hoặc “ chất thơ” cũng được tạo ra từ những tình cảm, hành động của con người như: sự nhớ nhung, sự uyển chuyển của các điệu múa…” [17] Chất thơ gắn với chất trữ tình bay bổng Chất thơ còn là

những ý nghĩa nằm ở ngoài lời, vượt qua cái vỏ bọc chật hẹp của ngôn từ mà chúng

ta chủ yếu cảm nhận bằng hồn, bằng tâm và bằng sự liên tưởng

Theo Trần Đình Sử, chất thơ được biểu hiện ở chỗ: “Nó không nói những điều

nó viết ra, mà ở những chỗ trống, những chỗ trắng, chỗ im lặng giữa các chữ, các lời” [12, 40] Trong thơ có những ý nghĩa thuộc về mặt chữ, về lôgic, ý nghĩa trong

hình tượng, nhưng đó không phải là ý nghĩa có chất thơ, “Cái ý nghĩa có tính thơ

chính là ý nghĩa nằm ngoài lời, ngoài hình ảnh do chính lời và hình ảnh tạo lên”

Ngày đăng: 07/09/2017, 14:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quỳnh Anh (1/10/2015), “ Sách của Jimmy Liao: Cuộc gặp gỡ giữa hội họa và văn chương”, vnexpress.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách của Jimmy Liao: Cuộc gặp gỡ giữa hội họa và văn chương
2. Phạm Hải Anh (13/02/2015), tranh truyện của Jimmy Liao: “Vẻ đẹp của nỗi cô đơn”, www.baomoi.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vẻ đẹp của nỗi cô đơn
3. Sister Wendy Beckett (09/2005), Câu chuyện nghệ thuật hội họa từ tiền sử tới hiện đại, Nxb Mỹ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu chuyện nghệ thuật hội họa từ tiền sử tới hiện đại
Nhà XB: Nxb Mỹ Thuật
4. Sister Wendy Beckett (1996), Lịch sử hội họa, Nxb Mỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử hội họa
Tác giả: Sister Wendy Beckett
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 1996
5. Jacques Charpier (1996) - Pierre Seghers - Lê Thành Lộc (dịch), Nghệ thuật hội họa, Nxb trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật hội họa
Nhà XB: Nxb trẻ
6. Nhật Chiêu (2010), Văn học Nhật Bản, Nxb GD Việt Nam, Vĩnh Phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nhật Bản
Tác giả: Nhật Chiêu
Nhà XB: Nxb GD Việt Nam
Năm: 2010
7. Đỗ Hồng Chung – Nguyễn Kim Đính – Nguyễn Hải Hà – Hoàng Ngọc Hiến – Nguyễn Trường Lịch – Huy Liên (1997), Lịch sử văn học Nga, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga
Tác giả: Đỗ Hồng Chung – Nguyễn Kim Đính – Nguyễn Hải Hà – Hoàng Ngọc Hiến – Nguyễn Trường Lịch – Huy Liên
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1997
8. Nguyễn Du (11/2015), Truyện Kiều, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều
Nhà XB: Nxb Trẻ
9. Đặng Anh Đào – Hoàng Nhân – Lương Duy Chung – Nguyễn Đức Nam – Nguyễn Thị Hoàng – Nguyễn Văn Chính – Phùng Văn Tửu (2010), Văn học Phương Tây, Nxb GD Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Phương Tây
Tác giả: Đặng Anh Đào – Hoàng Nhân – Lương Duy Chung – Nguyễn Đức Nam – Nguyễn Thị Hoàng – Nguyễn Văn Chính – Phùng Văn Tửu
Nhà XB: Nxb GD Việt Nam
Năm: 2010
10. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2006
11. Heghen (2005), Mỹ học, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học
Tác giả: Heghen
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2005
12. Phương Lựu (chủ biên) (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
13. Thạch Linh, “Vài nét về lịch sử truyện tranh”, Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, hcmufa.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về lịch sử truyện tranh
14. Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1999
15. Đặng Thị Bích Ngân (2012), Từ điển Mỹ thuật phổ thông, Nxb Mỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Mỹ thuật phổ thông
Tác giả: Đặng Thị Bích Ngân
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 2012
16. Lưu Lê Oanh (2006), Văn học và các loại hình nghệ thuật, Nxn Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và các loại hình nghệ thuật
Tác giả: Lưu Lê Oanh
Năm: 2006
17. Thụy Oanh (02/12/2015), “Jimmy Liao – Người kể chuyện tài tình bằng hội họa”, news.zing.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jimmy Liao – Người kể chuyện tài tình bằng hội họa
18. Ocvirk – Stinson – Wigg – Bone (2006), Những nền tảng của Mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Những nền tảng của Mỹ thuật
Tác giả: Ocvirk – Stinson – Wigg – Bone
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 2006
19. Đỗ Lai Thúy (18/10/2012), “Bàn về chất thơ”, Báo QĐND, Hà Nội, http://www.qdnd.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về chất thơ
20. Thái Tuấn (11/2006), Câu chuyện hội họa, Nxb văn nghệ TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu chuyện hội họa
Nhà XB: Nxb văn nghệ TP. Hồ Chí Minh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w