Định nghĩa quá trình xã hội hóa Neil Smelser Mỹ, XHH là “quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình để phụ vụ tốt cho việc thực hiện các mô hìn
Trang 1BÀI 4: XÃ HỘI HÓA &
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁI TÔI
Trang 2I XÃ HỘI HÓA LÀ GÌ?
Khái niệm: Quá trình hình thành ý thức
trong cách ứng xử của con người được gọi
là quá trình xã hội hóa Hay, quá trình xã hội hóa là quá trình mà trong đó chúng ta
có thể tiếp nhận nền văn hóa của xã hội, có thể học được cách suy nghĩ và ứng xử hợp với đặc trưng của xã hội
Trong quá trình xã hội hóa, cá nhân thu
thập kinh nghiệm xã hội và học các chuẩn mực, khuôn mẫu một cách tự nhiên mà
không chống đối lại được
Trang 3Định nghĩa quá trình xã hội hóa
Neil Smelser (Mỹ), XHH là “quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình để phụ vụ tốt cho việc thực hiện các mô hình hành vi tương ứng với hệ thống vai trò
mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời mình”
Fichter đã xem "XHH là một quá trình tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và sự thích nghi với những khuôn mẫu“
Nhà XHH người Nga G.Andreeva, đã nêu được cả hai mặt của quá trình xã hội hoá:
Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào xã hội, vào hệ thống xã hội
Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động bằng các mối quan hệ thông qua việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm
nhập vào các quan hệ xã hội
Trang 4Các giai đoạn của quá trình xã hội hoá.
Giai đoạn xã hội hoá ban đầu của đứa trẻ trong gia đình
Giai đoạn xã hội hoá diễn ra trong nhà trường
Giai đoạn con người thực sự bước vào xã hội
Ranh giới giữa các giai đoạn trên không phải lúc nào cũng rõ
ràng mà chỉ mang tính ước lệ Tức là nó không được phân chia một cách rạch ròi theo kiểu giai đoạn này kết thúc thì giai đoạn khác mới được bắt đầu Vì trong thực tế cuộc sống, cá nhân có thể đã đi làm, đã có gia đình, nhưng vẫn tiếp tục học tập và có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh ở cơ quan hay trong quan hệ vợ chồng, họ vẫn tìm đến cha mẹ để tìm một lời
khuyên Như vậy, quá trình xã hội hoá chỉ chấm dứt khi cuộc sống của chúng ta chấm dứt mà thôi
Trang 5Giai đoạn xã hội hoá ban đầu của đứa trẻ trong gia đình
Môi trường gia đình là môi trường xã hội hóa quan trọng bậc nhất của cá nhân, bởi vì hầu hết cá nhân đều sinh ra và lớn lên trong gia đình, chịu sự giáo dục về những quan
niệm đúng, sai của riêng gia đình và các phương cách ứng
xử chuẩn bị cho việc gia nhập xã hội lớn hơn Có thể xem gia đình như một tiểu văn hóa, với nền giáo dục, lối sống, truyền thống của gia đình, v.v mà cá nhân sẽ tiếp nhận các đặc điểm này
Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của gia đình thường là không
chính thức và không có chủ đích, vì nó là sản phẩm của sự tương tác qua lại giữa những người sống gần gũi nhau về mặt tinh thần và thể chất Sự tiếp thu trong giai đoạn đầu của quá trình xã hội hóa này không đơn thuần thông qua những lời răn dạy, mà còn thông qua các hành vi của thành viên trong gia đình
Trang 6Giai đoạn xã hội hoá diễn ra trong nhà trường
Dưới mái trường, trẻ con được học tập và vui chơi và dần dần trở thành một con người của xã hội thông qua hoạt động thu nhận những kiến thức ban đầu về ý
thức trách nhiệm và xã hội, thông qua giao tiếp và dần dần hình thành các mối quan hệ xã hội
Theo các nhà xã hội học, trường lớp không chỉ đơn
thuần là cơ sở để truyền đạt kiến thức khoa học cơ
bản về tự nhiên, văn hóa - kinh tế - xã hội làm nền
tảng cho cuộc sống sau này, mà còn là các cơ quan
xã hội chính yếu Khi đứa trẻ đến trường, nó không chỉ học các kiến thức, mà học cả những qui tắc và cách thức xác định hành vi.
Trang 7Giai đoạn con người thực
sự bước vào xã hội
Cá nhân tham gia vào xã hội thường dưới dạng thành viên của nhóm (từ nhóm sinh viên, đồng nghiệp, nhóm nghiên cứu, sáng tác, đến thành viên của các hội
đoàn, các tổ chức chính thống của xã hội) Lúc này, quá trình xã hội hóa của cá nhân được thể hiện thông qua các chuẩn mực chính thức (của xã hội) hay không chính thức (của nhóm)
Đây là một quá trình phức tạp và chồng chéo hơn
nhiều so với hai giai đoạn trước (gia đình và nhà
trường), và thường là một quá trình liên tục và kéo dài đến suốt đời Khi đó, cá nhân thực hiện một lúc nhiều vai trò khác nhau trong các nhóm xã hội và trong toàn
xã hội (làm chồng, vợ, viên chức…).
Trang 8II SỰ HÌNH THÀNH CÁI
TÔI CỦA CÁ NHÂN
Thông qua quá trình xã hội hóa, mỗi cá
nhân dần dần nhập tâm những giá trị và
chuẩn mực xã hội và dần dần biến chúng thành những giá trị chuẩn mực của riêng
mình
Sự cá nhân hóa các giá trị chân lý, xã hội
và qui tắc ứng xử để biến con người thành chủ thể xã hội này chính là quá trình hình thành “cái tôi” của con người, hay nói cách khác, “cái tôi” chính là kết quả của quá trình
xã hội hóa
Trang 91 Cơ sở hình thành cái tôi
của con người
Người ta thường đề cập đến “Cái tôi” nhằm nói kinh nghiệm
của các cá nhân trong quá trình xã hội hóa cũng như những
đặc trưng nhân cách của cá nhân ấy trong quá trình tương tác
xã hội
Theo Talcot Parsons (1954), ứng xử của con người thường
dựa trên 4 cấp độ:
Cấp độ văn hóa, liên quan đến những truyền thống, chẳng
hạn như thiết chế hay các giá trị chuẩn mực
Cấp độ xã hội, liên quan đến tổ chức và bao hàm những khái
niệm như nhóm, địa vị, vai trò…
Cấp độ nhân cách, gắn liền với cái tôi và những khái niệm mô
tả về cái tôi cũng những những kinh nghiệm cá nhân.
Cấp độ cá nhân, liên hệ tới sinh vật sinh lý, cơ thể.
Trang 10Cơ sở hình thành cái tôi của con người (tt)
Bốn cấp độ trên đều thuộc khía cạnh ứng xử của con người, và qua quá trình xã hội hóa, con người
sẽ không ngừng học tập, cải thiện mình để lĩnh
hội được những kỳ vọng đối với hành vi và giá trị
mà xã hội đó thừa nhận
Tuy nhiên, sự kiểm soát của xã hội bằng các chế tài chỉ là từ bên ngoài (ngọai tại), các thành viên trong xã hội luôn tự tìm cách điều chỉnh hành vi
của mình để phù hợp với những phản ứng đã
được trù liệu trước
Trang 112 Sự phát triển của cái tôi
Sự phát triển của cái tôi, theo lý thuyết biểu tượng, là quá trình cá nhân học hỏi để đáp ứng lại các kì vọng của người khác về cách thức họ đánh giá bản thân và thể hiện mình
Cái tôi được phát triển thông qua sự tác động qua lại với những người khác, được họ đánh giá, hướng dẫn Cái tôi mang tính phản chiếu và được Cooley (1922)
mô tả thông qua hình tượng cái tôi trong gương: “cá
nhân thực hiện hành vi nào đó và có thể tự quan sát hành vi của mình thông qua phản ứng của cá nhân khác, sau đó lí giải những đánh giá phản ứng
đó về những hành vi của mình”
Trang 12Sự phát triển của cái tôi (tt)
Nhờ quá trình “cái tôi trong gương”, cá nhân
hiểu được cái tôi của mình và phản ứng tương đối với những đánh giá (dù chính xác hay
không), bằng sự xấu hổ hoặc giận dữ (khi nhận được những phản ứng tiêu cực), hoặc tự hào (khi nhận được phản ứng tích cực Những
phản ứng của người khác là cơ sở cho sự
đánh giá lại bản thân mình, và cũng là cơ sở để
cá nhân ý thức về chính bản thân mình (cái tôi).
Trang 13Một số lí thuyết về sự hình
thành cái tôi
Lý thuyết sinh học xã hội
Lý thuyết hình thành nhân cách theo lứa tuổi
Lý thuyết Freud
Lý thuyết về đạo đức
Lý thuyết tương tác biểu tượng về sự hình
thành cái tôi (George Herbert Mead khởi
xướng năm 1934)
Trong khuôn khổ của lý thuyết tương tác biểu
tượng, G Mead còn đề ra những khái niệm về
“những người khác nói chung”, và “những
người khác có ý nghĩa”
Trang 14Lý thuyết sinh học xã hội
Cho rằng những yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định hành động con người, ví dụ như quan điểm về phân loại chủng tộc cho rằng sự khác biệt chủng tộc quyết định sự khác biệt trong trí lực, sức kkhỏe của con người và vì
vậy có người thông minh, có người ngu đần
Những quan điểm này dễ dàng bị bác bỏ bằng phát triển phản xạ có điều kiện, và những nghiên cứu về lí thuyết hành vi cho thấy quá trình xã hội hóa mới là quan trọng (ví dụ: những đứa trẻ bị cô lập không phát triển bình
thường được), yếu tố sinh vật chỉ đóng vai trò là điều
kiện cần nhưng chưa đủ quyết định hành vi của con
người
Trang 15Lý thuyết hình thành nhân cách theo lứa tuổi
Jean Piaget (1896-1980): quá trình hình thành nhân cách
của con người trải qua 4 giai đoạn:
các giác quan qua tiếp xúc mang tính vật chất;
biểu tượng và ngôn ngữ, đứa trẻ phân biệt tư tưởng và thực tại khách quan bằng cách cho mình là trung tâm;
(3) Giai đoạn thao tác cụ thể (7-11 tuổi), bắt đầu lý luận
nhưng dựa vào những tình huống cụ thể chứ chưa nâng lên mức trừu tượng;
trừu tượng cao, có thể hình dung khả năng của thực tế
Trang 16Lý thuyết Freud
Do Etik Emikson sáng lập (ông là học trò của Freud), chú ý đến quá trình học hỏi trong việc hình thành nhân cách con người
Ông cho rằng sự hình thành cái tôi của con người là một quá trình xã hội, trong đó cá nhânlựa chọn và cố gắng bắt chước hành vi người lớn hoặc những người mình ngưỡng mộ (quá trình cố gắng đồng nhất hóa – Identification)
Quá trình này kéo dài suốt cuộc đời của con người,
nhưng những khía cạnh cơ bản nhất và quan trọng
nhất được hình thành từ thời ấu thơ
Trang 17Lý thuyết về đạo đức
Do Lowtence Kolbeng (học trò của Jean Piaget) sáng
lập, chú ý quá trình hình thành nhân cách về mặt đạo đức, thông qua 3 giai đoạn:
(1) Giai đoạn tiền qui ước, trong đó hành vi đạo đức
cá nhân chịu sự chi phối của các tiêu chuẩn chế tài (khen thưởng hay trừng phạt);
(2) Giai đọan qui ước, hiểu được cái đúng cái sai của
luật lệ hay luật pháp;
(3) Giai đoạn hậu qui ước, cá nhân phân biệt được
những qui chuẩn của luật pháp và các nguyên tắc đạo đức Lí thuyết này bị phê phán là không chú
trọng đến sự khác biệt giữa các nền văn hóa và
khác biệt giới tính
Trang 18Lý thuyết tương tác biểu tượng về sự hình thành cái tôi
Đưa ra sự giải thích về cách thức cá nhân học tập để đáp ứng lại các kỳ vọng của người khác và cách thức
họ tự đánh giá về bản thân mình mỗi khi bị phản ứng
Cái tôi hình thành nhờ sự tương tác với người khác
và nó quyết định cách thức hành động trong quan hệ
xã hội
Cái tôi vừa là chủ thể (vì là tác nhân của hành động), vừa là đối tượng (vì có thể nhìn chính mình qua phản ứng của người khác) Quá trình này được phân tích thông qua khái niệm phản ứng “cái tôi trong gương”
Trang 19Cái tôi trong gương
(1) Cá nhân thực hiện hành vi và được mọi
người xung quan quan sát và phản ứng lại,
(2) Cá nhân tiếp nhận và lý giải những phản ứng
của người khác đối với ứng xử của mình,
(3) Sau đó, cá nhân phản ứng lại với những đánh
giá của những người khác bằng sự kiêu hãnh hay xấu hổ
Trang 20“những người khác nói chung”,
và “những người khác có ý nghĩa”
Khi cá nhân sống trong xã hội và được kì vọng một số vai trò nào đó
Kết hợp những vai trò được kỳ vọng này được gọi là “những
người khác nói chung”, theo đó khi cá nhân đóng một vai trò nào
đó, cá nhân cũng coi mình như người khác (ví dụ: cô bé đóng vai cô bảo mẫu để chăm sóc các búp bê) và thông qua đó làm
cá nhân hiểu người khác hơn (cô bé khi đóng vai cô bảo mẫu phải làm những công việc phù hợp với vai trò bảo mẫu, từ đó hình thành ý niệm về thái độ, hành vi ứng xử của người bảo
mẫu)
Tuy nhiên, đối với những người có khả năng tạo ra ảnh hưởng đối với hành vi của cá nhân (cha mẹn, anh chị, bản thân, thầy cô), cá nhân ý thức về những người này như là “những người khác có ý nghĩa”, và cố gắng làm điều gì đó để vừa lòng họ,
mong muốn tuân theo lời khuyên hay hướng dẫn của họ, từ đó hình thành nhân cách