Từ những kết quả nghiên cứu này mở ra một hướng nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ trong đó có hành vi chê.. Hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp người sử dụng và tiếp n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
HÀNH VI CHÊ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC HIỆN THỰC
PHÊ PHÁN TIÊU BIỂU GIAI ĐOẠN 1930 - 1945
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
HÀ NỘI – 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
HÀNH VI CHÊ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC HIỆN THỰC
PHÊ PHÁN TIÊU BIỂU GIAI ĐOẠN 1930 - 1945
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Người hướng dẫn khoa học
TS KHUẤT THỊ LAN
HÀ NỘI – 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS Khuất Thị Lan, người thầy đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này
Em xin gửi lời biết ơn tới toàn thể các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã ủng hộ và tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Bản thân em đã hết sức cố gắng nhưng việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi một số thiếu sót Vì vậy, em kính mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy, cô và các bạn sinh viên quan tâm
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Huyền
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS Khuất Thị Lan Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố trong công trình nghiên cứu trước đây Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các công trình nghiên cứu khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do lựa chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Đóng góp của đề tài 4
7 Bố cục của khóa luận 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 6
1.1 Một số vấn đề về hành vi ngôn ngữ 6
1.1.1 Khái niệm hành vi ngôn ngữ 6
1.1.2 Phân loại hành vi ngôn ngữ 8
1.1.3 Hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp 12
1.1.3.1 Khái niệm “hành vi ở lời” 12
1.1.3.2 Điều kiện sử dụng hành vi ở lời 12
1.1.3.3 Hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp 15
1.2 Hành vi ngôn ngữ chê 18
1.2.1 Khái niệm hành vi ngôn ngữ chê 18
1.2.2 Hành vi chê trực tiếp và hành vi chê gián tiếp 19
1.2.3 Các nhân tố giao tiếp ảnh hưởng đến hành vi ngôn ngữ chê 21
1.3 Hành vi chê trong văn hoá giao tiếp của người Việt 24
1.3.1 Các quan niệm về văn hoá 24
1.3.1.1 Trên thế giới 24
1.3.1.2 Ở Việt Nam 25
1.3.2 Quan niệm của người Việt về hành vi chê 26
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HÀNH VI CHÊ TRONG MỘT SỐ 28
TÁC PHẨM VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN TIÊU BIỂU 28
GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 28
2.1 Khảo sát hành vi chê được sử dụng trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1945 28
2.1.1 Kết quả khảo sát 28
Trang 62.1.2 Nhận xét kết quả khảo sát 29
2.2 Hành vi chê trực tiếp và các biểu thức sử dụng 30
2.3 Hành vi chê gián tiếp và các biểu thức sử dụng 45
2.4 Ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp đến việc sử dụng hành vi chê 52
2.4.1 Ảnh hưởng của văn hóa đến chủ đề chê 52
2.4.2 Ảnh hưởng của văn hóa đến cách thức chê 54
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7X : Chủ ngữ của nội dung mệnh đề chê trong biểu thức
ngữ vi chê nguyên cấp
vi chê nguyên cấp
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài
Trong đời sống hàng ngày, khen - chê là hai mặt của một vấn đề Tuy nhiên, người nghe vẫn thích nghe phát ngôn khen hơn là chê Vì thế mà hành vi chê ít được ưa chuộng sử dụng
Về mặt lí thuyết, hành vi chê là hành vi được sử dụng với hiệu lực không tích cực Song, trên thực tế, hành vi chê lại được sử dụng với nhiều hiệu lực ở lời khác nhau Hành vi chê có thể làm cho mối quan hệ liên cá nhân giữa người tham gia giao tiếp trở nên xa cách Ngược lại, nếu hành vi chê được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và chừng mực cũng có thể làm cho mối quan hệ giữa những người giao tiếp thêm gần gũi, thân thiết
Hành vi chê là hành vi ngôn ngữ mang tính đánh giá Người ta có thể nhận ra quan điểm sống, đôi khi nhận ra cả trình độ văn hóa, ứng xử của người thực hiện hành vi chê Qua hành vi chê, cho thấy những phát hiện tinh tế cũng như sự “khéo nói” của một người nào đó
Trong văn học, cùng với những hành vi ngôn ngữ khác, hành vi chê là hành vi ngôn ngữ góp phần làm nên một tác phẩm văn học hoàn chỉnh Trong một số tác phẩm văn học tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1945, không thể phủ nhận hành vi chê đã góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu trong văn học giai đoạn này
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn khóa luận với tiêu
đề: “Hành vi chê trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1945”
2 Lịch sử vấn đề
Luận văn thạc sĩ của các tác giả Nguyễn Thị Ngận, Lê Thị Thu Hoa, Đinh Thị Hà (1996), đã nghiên cứu về cấu trúc ngữ nghĩa của một số nhóm động từ nói năng biểu thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt như:
Trang 9Nhóm thông tin; nhóm bàn, tranh luận, cãi; nhóm khen, chê; các luận văn này đã đặt động từ nói năng trong hội thoại và xây dựng được cấu trúc ngữ nghĩa của một số động từ nói năng cụ thể, đồng thời có đề cập đến vấn đề biểu thức ngữ vi, những cách xác định vai trò của biểu thức ngữ vi trong biểu đạt và nhận diện một hành vi ngôn ngữ
Năm 1999, luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Quang đã đặt hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong sự khảo sát và so sánh để tìm ra sự khác biệt trong việc sử dụng hành vi này giữa người Việt và người Mỹ Tác giả chủ yếu đi sâu nghiên cứu cách sử dụng, không mô tả cụ thể cấu trúc của những biểu thức ngữ vi Khen và chê là hai mặt của một vấn đề Vì vậy chúng tôi cho rằng hành vi chê cũng có thể được tiếp cận từ góc độ nghiên cứu này
Năm 2000, các luận văn của Vũ Tố Nga, Lê Thị Thu Hoa, Hà Thị Hải Yến đã đặt các hành vi ngôn ngữ cam kết, chê, cảm thán trong tương tác thoại để nghiên cứu
Năm 2001, các luận văn của Trịnh Thanh Trà, Nguyễn Thị Vân Anh, Chử Thị Bích, Phạm Hùng Linh đã nghiên cứu một số hành vi ngôn ngữ (điều khiển, thỉnh cầu, cho, tặng, kể) và các cặp thoại có chứa hành vi ngôn ngữ đó trong tổ chức của một sự kiện lời nói trong những tình huống giao tiếp cụ thể để tìm hiểu Từ những kết quả nghiên cứu này mở ra một hướng nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ trong đó có hành vi chê
Tác giả Nguyễn Thị Hoài Linh (năm 2003) và Nguyễn Thu Hạnh (năm 2005) cũng đã đặt hành vi ngôn ngữ “mách” và “trách” trong sự tương tác hội thoại để xem xét Nguyễn Thu Hạnh đã bước đầu đề cập đến vấn đề lịch sự trong việc sử dụng hành vi trách Từ đây, chúng tôi nhận thấy có thể vận dụng hướng nghiên cứu này vào nghiên cứu hành vi chê
Trang 10Năm 2006, luận án tiến sĩ Sự kiện lời nói chê trong tiếng Việt (cấu trúc và ngữ nghĩa) của Nguyễn Thị Hoàng Yến đã tìm hiểu về sự kiện lời
nói chê trong tiếng Việt chủ yếu ở góc độ cấu trúc và ngữ nghĩa, tức tìm hiểu các thành phần cấu tạo nên sự kiện lời nói chê và ngữ nghĩa của các thành tố đó
Hành vi chê được người Việt sử dụng với nhiều mục đích khác nhau
và sự kiện lời nói chê trong tiếng Việt có thể được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài của mình Hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp người sử dụng và tiếp nhận hành vi chê có thể hiểu và lí giải được vấn đề trong quá trình giao tiếp
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề chủ yếu được tìm hiểu trong khóa luận là: Hành vi chê trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán tiêu biểu giai đoạn 1930 -
1945 và ảnh hưởng của văn hóa giao tiếp đến việc sử dụng hành vi chê
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Các hành vi giao tiếp trong ngôn ngữ vô cùng phong phú và đa dạng Khóa luận của chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một hành vi ngôn ngữ cụ thể (hành vi chê) trong phạm vi một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán tiêu biểu giai đoạn 1930 – 1945 của các tác giả: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích
Cung cấp những lý thuyết cơ bản về giao tiếp nói chung và lý thuyết về hành vi ngôn ngữ nói riêng
Trang 11Giúp cho người học thấy được đặc trưng của hành vi ngôn ngữ chê trong hoạt động giao tiếp nói chung và tác phẩm văn học nói riêng; thấy được đặc trưng văn hóa và tư duy của người Việt khi sử dụng hành vi ngôn ngữ chê
Nâng cao năng lực tư duy và năng lực phân tích tác phẩm văn học, tích lũy ngữ liệu để có thể dạy tốt môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, khảo sát: Chúng tôi sử dụng trong việc thống
kê, khảo sát các hành vi chê trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê
phán tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1945
Phương pháp phân tích: Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích
để xem xét, nghiên cứu các hành vi chê được sử dụng phân tích các ngữ
liệu làm rõ hơn các khái niệm
Phương pháp hệ thống hóa: Trên cơ sở đã phân tích những ngữ liệu,
chúng tôi xem xét các vấn đề thuộc hành vi chê
6 Đóng góp của đề tài
6.1 Về lí luận
Trang 12Cung cấp thêm những lí thuyết về hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi chê nói riêng
6.2 Về thực tiễn
Mô tả chi tiết và khái quát được những đặc điểm của hành vi chê trong tiếng Việt nói chung và một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1945
Thấy được nét riêng của hành vi chê trong sử dụng của các nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1945
7 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Khảo sát hành vi chê trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1945
Trang 13NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Một số vấn đề về hành vi ngôn ngữ
1.1.1 Khái niệm hành vi ngôn ngữ
Đặt nền móng cho việc nghiên cứu lí thuyết hành vi ngôn ngữ là nhà
triết học người Anh J.L.Austin với công trình How to do things with word.(Hành động như thế nào bằng lời nói)
Người đã phát triển lí thuyết này là nhà triết học J.Searle với công
trình nổi tiếng Speech Acts (Hành động lời nói)
Trên cơ sở lí luận của Austin và Searle trong các công trình nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam đã đưa ra các khái
niệm về “hành vi ngôn ngữ”
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) SP1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người đọc) SP2 trong ngữ cảnh C” [1; tr.88]
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp gọi hành vi ngôn ngữ là hành động ngôn
từ Ông cho rằng: “Hành động ngôn từ chính là ý định về mặt chức năng của một phát ngôn” [5; tr.337-338]
Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, hành vi ngôn ngữ được các nhà nghiên cứu định nghĩa là: “Một đoạn lời nói có tính mục đích nhất định được thực hiện trong những điều kiện nhất định, được tách biệt bằng các phương tiện tiết tấu - ngữ điệu và hoàn chỉnh, thống nhất về mặt cấu âm - âm học mà người nói và người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó” [9; tr.107]
Trang 14Như vậy ta thấy rằng, xung quanh khái niệm “hành vi ngôn ngữ”, có
không ít khái niệm được đưa ra Khóa luận này, chúng tôi thống nhất chọn
khái niệm sau làm cơ sở nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ:“Hành vi ngôn ngữ là những phát ngôn mà khi người ta nói chúng ra thì đồng thời người
ta thực hiện ngay cái việc được biểu thị trong phát ngôn”.[1; tr.88]
J.Austin (1962) đã phân biệt phát ngôn khảo nghiệm và phát ngôn ngữ vi Từ đó, ông phát hiện ra bản chất của hành vi ngôn ngữ là hành vi nói năng Ông cho rằng khi chúng ta nói năng tức là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một hành vi đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ Theo Austin, khi người ta sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp thì đồng thời thực hiện
3 hành vi: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời
Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ (như ngữ
âm, từ, ), các nguyên tắc của ngôn ngữ (như các kiểu kết hợp từ thành câu, v.v) để tạo ra các phát ngôn có ý nghĩa trong ngôn ngữ Chẳng hạn, khi ta
nói: “Hôm qua, tôi đi học” thì ta sử dụng các từ: “Hôm qua”, “tôi”, “đi”,
“học” và các quy tắc đặt câu của tiếng Việt như: Chủ ngữ đặt ngay trước vị ngữ, trạng ngữ chỉ thời gian đặt ngay trước nòng cốt câu
Hành vi mượn lời là hành vi sử dụng (có thể coi là “mượn”) phương
tiện ngôn ngữ để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ đối với người nghe,
người nhận, có khi ở chính người nói
Ví dụ, nghe thông báo trên đài phát thanh:“Ngày mai, 25 tháng 7 ở Hà Nội sẽ có mưa lớn, gió mạnh, sức gió cấp 4, cấp 5 tức 40 đến 50 km một giờ”
Một số người sẽ rất lo lắng, tỏ ra bực mình nếu họ là những người ở
xa cơ quan công tác, một số người khác trái lại sẽ thờ ơ, một số khác nữa có thể lại vui mừng vì trời sẽ đỡ nóng bức v.v… Nghe phát ngôn sai khiến:
“Đóng cửa lại!”, SP2 có thể đứng dậy đi ra cửa và đẩy cánh cửa cho kín
Trang 15lại, anh ta cũng có thể bực tức, càu nhàu, tỏ vẻ khó chịu Hành động vật lí đóng cửa, sự bực tức đều thuộc hành vi mượn lời Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ các hiệu quả mượn lời của phát ngôn Có những hiệu quả mượn lời là đích của một hành vi ở lời (như đóng cửa là hiệu quả mượn lời của hành vi điều khiển) nhưng có những hiệu quả không thuộc đích của hành vi ở lời điều khiển) nhưng có những hiệu quả không thuộc đích của hành vi ở lời (như vùng vằng, gắt gỏng, khó chịu khi nghe lệnh) Những hiệu quả mượn lời, rất phân tán, không thể tính toán được [1; tr.88-89]
Hành vi ở lời là hành vi người phát ngôn thực hiện ngay trong phát
ngôn của mình và tạo ra những hiệu quả thuộc ngôn ngữ (phản ứng ngôn ngữ tưng ứng với chúng ở người nhận) Trong đó, hành vi ở lời là một trong những phát hiện quan trọng của ngôn ngữ học nghiên cứu theo chức năng giao tiếp
Chẳng hạn khi chúng ta hỏi ai về một vấn đề nào đó thì người được hỏi có nhiệm vụ trả lời chúng ta, có thể trả lời là không biết nhưng nếu
không trả lời thì sẽ bị xem là thiếu lịch sự
1.1.2 Phân loại hành vi ngôn ngữ
Austin đã phân loại các hành vi ngôn ngữ thành 5 nhóm phạm trù lớn [1; tr.120-121]
Phán xử (verdities, verditifs): Đây là những hành vi đưa ra những lời
phán xét (verdicts) về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lí lẽ vững chắc như: Xử trắng án, xem là, tính toán, miêu tả, phân tích, đánh giá, phân loại, cho là, nêu đặc điểm v.v…
Hành xử (exercities, exercitifs): Đây là những hành vi đưa ra những
quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ cho, khẩn cầu, đặt hàng, giới thiệu, van xin, khuyến cáo và
Trang 16các hành vi ngôn ngữ như bổ nhiệm, đặt tên, tuyên bố khai mạc, bế mạc, cảnh cáo, tuyên ngôn
Cam kết (commissies, commissifs): Những hành vi này ràng buộc
người nói vào một chuỗi những hành động nhất định: Hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao ước, bảo đảm, thề nguyền, thông qua các quy ước, tham gia một phe nhóm
Trình bày (expositives, expositifs): Những hành vi này được dùng để
trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như khẳng định, phủ định, chối, trả lời, phản bác, nhượng bộ, dẫn thí dụ, chuyển dạng lời, báo cáo các ý kiến v.v…
Ứng xử (behabitives, comportementaux): Đây là những hành vi phản
ứng với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác: xin lỗi, cám ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán, chia buồn, ban phước, nguyền rủa, nâng cốc, chống lại, thách thức, nghi ngờ v.v…
Chính Austin sau này cũng nhận thấy sự phân loại của mình chưa hoàn thiện Searle là người tiếp thu và khắc phục những hạn chế trong lí thuyết phân laoij hành vi ngôn ngữ của Austin Searle đã đưa ra quan niệm phân loại của mình dựa trên 12 tiêu chí.[1; tr.123-124]
Đích ở lời (the point of the illocutin): Ví dụ một thỉnh cầu hướng tới
việc đưa SP2 đến việc thực hiện cái gì đó; một miêu tả phải hướng tới sự cung cấp một sự biểu diễn (representation) sự vật như nó vốn có; một hứa hẹn nhằm ràng buộc người nói SP1 vào việc thực hiện cái gì đó
Hướng khớp ghép lời với hiện thực (direction of lit): Ví dụ trần thuật
(statement) có hướng khớp ghép lời – hiện thực vì giá trị đúng sai mà nó
nêu ra xác định trên cơ sở lời (phát ngôn) miêu tả có phù hợp hay không
với sự vật được nói tới; thỉnh cầu có hướng khớp ghép hiện thực – lời bởi
Trang 17vì thế giới hiện thực phải thay đổi để thực hiện điều mà người nói SP1 thỉnh cầu
Trạng thái tâm lí được thể hiện (expressed psychological states): Ví
dụ một lời (phát ngôn) trần thuật tỏ ra là SP1 tin vào (p); hứa hẹn thể hiện ý định của SP1 thực hiện cái gì đó; thỉnh cầu thể hiện mong muốn của SP1 rằng SP2 thực hiện cái gì đó
Sức mạnh mà đích được trình bày ra (the strength with which the illocutionary point is presented)
Ví dụ:“Tôi nhấn mạnh rằng…”, mạnh hơn là: “Tôi xin gợi ý rằng…”
Tính quan yếu (relevance) của mối quan hệ liên cá nhân giữa SP1 và
SP2 Một số hành vi như sai bảo nhậy cảm với mối quan hệ liên cá nhân giữa SP1 và SP2, còn hành vi như trần thuật thì không
Nội dung mệnh đề (propositional content)
Ví dụ: SP2 thực hiện A (tức làm một hành động nào đó) là đặc trưng của nội dung mệnh đề của sai bảo, còn SP1 thực hiện A là của hứa hẹn
Hứa hẹn chỉ có thể thực hiện bằng lời, tức thực hiện như một hành vi
ở lời trong khi đó phân loại có thể được thực hiện bằng phương thức khác không phải bằng lời
Đặt tên thánh và rút phép thông công đòi hỏi phải có thể chế xã hội
mới có hiệu lực nhưng trần thuật thì không đòi hỏi như vậy
Trang 18Không phải tất cả các động từ gọi tên hành vi ở lời đều là động từ ngữ vi
Ví dụ: “Khoe” và “doạ” không phải động từ ngữ vi
Phong cách thực hiện (style of performing) hành vi ở lời, thí dụ công
bố và thổ lộ khác nhau ở phong cách thực hiện
Trong đó Searle sử dụng 4 tiêu chí cơ bản nhất (tiêu chí đích ở lời; tiêu chí hướng khớp ghép; tiêu chí trạng thái tâm lí và tiêu chí nội dung mệnh đề) để phân lập được năm loại hành động ở lời Đó là các hành vi:
Tái hiện: Hành vi này trước đó được Searle gọi tên là xác tín Đích ở
lời là miêu tả lại một sự tình đang được nói đến Hướng khớp ghép là lời – hiện thực, trạng thái tâm lí là niềm tin vào điều mình xác tín, nội dung mệnh đề là một mệnh đề Câu mệnh đề này có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng - sai lôgic
Điều khiển: Đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện
một hành động tương lai; hướng khớp ghép là hiện thực - lời, trạng thái tâm lí là sự mong muốn của người nói; nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người nghe Hành động điều khiển gồm các động từ: ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép, dặn dò, mời mọc
Cam kết(hứa hẹn, tặng, biếu): Đích ở lời là trách nhiệm phải thực
hiện hành động tương lai mà SP1 bị ràng buộc; hướng khớp – ghép hiện thực – lời; trạng thái tâm lí là ý định của SP1 và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của SP1
Biểu cảm: Đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với hành
động ở lời (vui thích / khó chịu, mong muốn / rẫy bỏ ) Trạng thái tâm lí thay đổi tùy theo từng loại hành vi; nội dung mệnh đề là một hành động hay một tính chất nào đó của SP1 hay của SP2
Trang 19Tuyên bố (tuyên bố, buộc tội): Đích ở lời là nhằm làm cho có tác
dụng nội dung của hành vi hướng khớp ghép vừa là lời – hiện thực, vừa là hiện thực – lời; nội dung mệnh đề là một mệnh đề [1; tr.126]
1.1.3 Hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp
1.1.3.1 Khái niệm “hành vi ở lời”
“Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận”
[1; tr.89]
Ví dụ về hành vi ở lời: hỏi, yêu cầu, ra lệnh, mời, hứa hẹn, khuyên bảo Khi chúng ta hỏi ai về một cái gì đó thì người được hỏi có nhiệm vụ phải trả lời chúng ta, cho dù trả lời không biết Không trả lời, không đáp lại câu hỏi, người nghe bị xem là không lịch sự
1.1.3.2 Điều kiện sử dụng hành vi ở lời
Bất cứ một hành vi nào khi thực hiện cũng phải có những điều kiện nhất định Các hành vi ở lời là loại hành vi xã hội cho nên các điều kiện để
nó có thể thực hiện được lại càng chặt chẽ, đa dạng hơn “Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó”
[1; tr.111]
Austin là người đầu tiên đề cập tới các điều kiện sử dụng các hành vi
ở lời Ông xem các điều kiện sử dụng hành vi ở lời là những điều kiện
“may mắn” (felicity conditions) nếu chúng được bảo đảm thì hành vi mới
“thành công”, đạt hiệu quả Nếu chúng không được đảm bảo thì hành vi sẽ thất bại Những điều kiện may mắn của Austin như sau:
A-(i): Phải có thủ tục có tính chất quy ước và thủ tục này phải có hiệu quả cũng có tính quy ước
Trang 20(ii): Hoàn cảnh và con người phải thích hợp với những điều quy định trong thủ tục
B- Thủ tục phải được thực hiện (i) một cách đúng đắn và (ii) đầy đủ C- Thông thường thì (i) những người thực hiện hành vi ở lời phải có ý nghĩ, tình cảm và ý định đúng như đã được đề ra trong thủ tục và (ii) khi hành động diễn ra thì ý nghĩ, tình cảm, ý định đúng như nó đã có [1; tr.112]
Sau này, trên cơ sở những điều kiện may mắn của Austin, Searle đã điều chỉnh, bổ sung và gọi chúng là điều kiện sử dụng hay điều kiện thỏa mãn các hành vi ở lời Các điều kiện đó như sau:
Điều kiện nội dung mệnh đề chỉ ra bản chất, nội dung của hành vi Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi khảo nghiệm xác tín, miêu tả), hay một hàm mệnh đề (đối với các câu hỏi
khép kín, tức những câu hỏi chỉ có hai khả năng trả lời “có” hay “không”;
“phải”, “không phải” v.v Gọi là hàm mệnh đề vì phát ngôn ngữ vi tương ứng với hành vi hỏi đưa ra hai khả năng (tương tự như hai biến, hai nghiệm trong một hàm toán học), người trả lời chọn lấy một mà trả lời Nội dung
mệnh đề có thể là một hành động của người nói (như hứa hẹn) hay một hành động của người nghe (lệnh, yêu cầu)
Đối với hành vi chê, nội dung mệnh đề của biểu thức ngữ vi chê là những đặc điểm của người / vật / việc đã xảy ra hoặc đang tồn tại trước khi thực hiện hành vi chê
Điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về
năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói
và người nghe
Ví dụ: Khi ra lệnh, người nói phải tin rằng người nhận lệnh có khả năng thực hiện hành động quy định trong lệnh, đồng thời biết rằng giữa
Trang 21người nói và người nhận có vị thế xã hội có lợi ích cho người nói Sự hứa hẹn đòi hỏi người hứa hẹn có ý muốn thực hiện lời hứa và người nghe cũng thực sự mong muốn lời hứa được thực hiện Khảo nghiệm, xác tín, không những đòi hỏi người nói một cái gì đó đúng mà còn đòi hỏi anh ta phải có những bằng chứng
Ở hành vi chê, điều kiện chuẩn bị là: SP1 nhận thấy một vấn đề nào đó (theo quan điểm của SP1) của một người nào đó là không đúng, không tốt, không phù hợp hoặc chưa thỏa đáng SP1 cảm thấy không hài lòng và muốn nói cho SP2 biết về vấn đề đó Nếu SP1 không nói ra, có thể SP2 cũng không nhận ra điều đó
Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của
người phát ngôn Chẳng hạn: Cam kết đòi hỏi phải có ý định và khả năng thực hiện, chê đòi hỏi phải có sự không hài lòng về điều gì đó đã xảy ra Đối với hành vi chê, điều kiện chân thành chỉ ra trạng thái tâm lí của người đưa ra hành vi chê SP1 mong muốn qua lời nói của mình, SP2 cũng nhận ra và đồng tình với hành vi đáng giá của mình về vấn đề mà SP1 cho
là xấu, là không đúng, không tốt, không phù hợp hoặc chưa thỏa đáng Nếu SP1 không có mong muốn trên thì SP1 đã vi phạm vào điều kiện chân thành và đó không còn hành vi chê chân chính nữa Chẳng hạn những trường hợp giả vờ chê để thử dò tìm quan điểm, ý kiến của SP2
Cuối cùng là điều kiện căn bản, đây là điều kiện liên quan đến trách
nhiệm mà người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành vi ở lời được đó được phát ra Trách nhiệm có thể rơi vào hành động sẽ được thực hiện (lệnh, hứa hẹn) hoặc đối với tính chân thực của nội dung (một lời xác tín buộc người nói phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của điều nói ra)
Trang 22Khi thực hiện một hành vi chê, người nói (SP1) phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của nội dung mệnh đề chê, phải chịu trách nhiệm về quan điểm của mình khi bày tỏ những ý kiến đánh giá đó
Theo Searle, mỗi hành vi ở lời đòi hỏi phải thỏa mãn những điều kiện (còn gọi là những quy tắc) trên để cho việc thực hiện hành vi đạt hiệu quả đúng với đích của nó Mỗi điều kiện là một điều kiện cần, còn toàn bộ hệ điều kiện là điều kiện đủ Trong 4 điều kiện trên, mỗi điều kiện lại được biểu hiện khác nhau tùy theo từng phạm trù, từng loại và từng hành vi ở lời cụ thể
1.1.3.3 Hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp
Trong giao tiếp ngôn ngữ, người giao tiếp có hai lựa chọn: Một là,
sử dụng hành vi ngôn ngữ theo lối trực tiếp (đúng với đích mà hành vi đó hướng tới); hai là, sử dụng hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp (không đúng với đích mà hành vi đó hướng tới)
a Hành vi ở lời trực tiếp
George Yule quan niệm: “Chừng nào có mối liên hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng, thì ta có một hành động nói trực tiếp”.[10;
tr.110]
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp nhận định: “Hành động ngôn từ trực tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng” [5; tr.390]
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, “những hành vi được thực hiện đúng với đích ở lời, đúng với những điều kiện sử dụng của chúng được gọi là những hành vi ngôn ngữ (hành vi ở lời) trực tiếp hay chân thực” Nhưng trong
thực tế giao tiếp, không phải bao giờ các hành vi ngôn ngữ cũng được dùng đúng với đích ở lời và đúng với các điều kiện sử dụng của chúng Khi đó, xuất hiện những hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Trang 23b Hành vi ở lời gián tiếp
Những hành vi được thực hiện đúng với đích ở lời, đúng với những điều kiện sử dụng của chúng được gọi là những hành vi ngôn ngữ (hành vi
ở lời) trực tiếp hay chân thực Nhưng trong thực tế giao tiếp, không phải bao giờ các hành vi ngôn ngữ cũng được dùng đúng với đích ở lời và đúng với các điều kiện sử dụng của chúng Khi đó, xuất hiện những hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Hành vi ở lời gián tiếp đã được Austin đề cập đến, về sau được Searle và nhiều nhà ngôn ngữ trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu
Thuật ngữ hành vi ở lời gián tiếp là do Searle đặt ra Theo Searle, “một hành vi ở lời được thực hiện gián tiếp thông qua một hành vi ở lời khác sẽ được gọi là một hành vi gián tiếp”.[5; tr.60]
Hành vi ngôn ngữ gián tiếp được Searle nêu ra năm 1969 và được phát triển trong công trình nói về các hành vi ngôn ngữ gián tiếp năm 1975 Định nghĩa hành vi ngôn ngữ gián tiếp được Đỗ Hữu Châu nêu cụ thể hơn
trong như sau: “Một hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi trong
đó người thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác” [1; tr.146]
Ví dụ: Hành vi chê được thực hiện gián tiếp qua hành vi hỏi: “Sao anh lấy đắt thế?”
[Ngựa người và người ngựa; tr.162]
Hành vi gián tiếp lệ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh, vào quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần của nội dung mệnh đề trong biểu thức ngữ vi trực tiếp với ngữ cảnh, vào ý nghĩa của biểu thức ngữ vi gián tiếp Ngoài
ra, trong thực tế nó còn bị quy định bởi lí thuyết lập luận, các phương châm hội thoại, phép lịch sự, các quy tắc liên kết hội thoại Vì vậy, để nhận biết
Trang 24hành vi ngôn ngữ gián tiếp, nhất thiết phải vận dụng đến những yếu tố trên, hơn nữa những yếu tố phi lời như: Thái độ, cử chỉ, ngữ điệu, cường độ và
âm lượng của lời nói cũng là những dấu hiệu giúp nhận biết hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Sử dụng các hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp là biện pháp rất có hiệu lực để truyền báo các ý nghĩa hàm ẩn Trong thực tế sử dụng, vì nhiều lí do, người nói có thể sử dụng hành vi ngôn ngữ này nhưng lại nhằm đạt đến hiệu lực ở lời của một hành vi khác Có rất nhiều kiểu hành vi được dùng theo lối gián tiếp khác nhau tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà đến nay chưa thể tổng kết thành quy tắc sử dụng Đối với hành vi chê, do tính chất
đe dọa thể diện của nó đối với người bị chê là rất lớn cho nên việc sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp để giảm thiểu ít nhiều sự đe dọa thể diện là khá phổ biến Bởi vậy, nghiên cứu hành vi chê không chỉ xem xét cách dùng trực tiếp mà cần quan tâm cả đến cách thể hiện gián tiếp của nó trong hội thoại
Theo George Yule: “Chừng nào có một mối liên hệ gián tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng, thì ta có một hành động nói gián tiếp”
[10; tr.110]
Tác giả Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Một hành vi ngôn ngữ được gọi là gián tiếp khi dạng thức ngôn ngữ của hành vi tại lời không phản ánh trực tiếp mục đích của điều muốn nói”.[3; tr.229]
Hành vi gián tiếp lệ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh, vào quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần của nội dung mệnh đề trong biểu thức ngữ vi trực tiếp với ngữ cảnh, vào ý nghĩa của biểu thức ngữ vi gián tiếp Ngoài
ra, trong thực tế nó còn bị quy định bởi lí thuyết lập luận, các phương châm hội thoại, phép lịch sự, các quy tắc liên kết hội thoại Vì vậy, để nhận biết hành vi ngôn ngữ gián tiếp, nhất thiết phải vận dụng đến những yếu tố trên,
Trang 25hơn nữa những yếu tố phi lời như: thái độ, cử chỉ, ngữ điệu, cường độ và
âm lượng của lời nói cũng là những dấu hiệu giúp nhận biết hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Xung quanh vấn đề về hành vi ở lời gián tiếp có rất nhiều quan điểm khác nhau Tuy nhiên, trong công trình này, chúng tôi thống nhất theo quan
điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu, đó là: “Hành vi ở lời gián tiếp là hành vi ngôn ngữ sử dụng bề mặt của hành viở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời khác” [1; tr.145]
1.2 Hành vi ngôn ngữ chê
1.2.1 Khái niệm hành vi ngôn ngữ chê
Trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), chê là “tỏ ý không thích, không vừa ý vì cho là kém, là xấu”
Ví dụ: Chê chiếc áo may không đẹp [6; tr.143]
Hành vi ngôn ngữ chê là hành vi ngôn ngữ có kết cấu lõi là biểu thức
ngữ vi chê Khác với những hành vi ngôn ngữ khác, hành vi chê thường không được sử dụng động từ ngữ vi chê Bởi, chê có ý nghĩa đánh giá tiêu
cực (đánh giá xấu)
Theo cách phân loại các động từ hành vi tại lời của Austin thì hành
vi chê thuộc nhóm “Ứng xử”: N1 + V + N2 + P Trong đó: N1 là người phát ngôn; N2 là người tiếp nhận; V là động từ ở thời quá khứ; P là nội dung mệnh đề
Ví dụ những trường hợp như: cảm ơn, chúc mừng, phê bình là thuộc nhóm “Ứng xử”
Theo Searle thì hành vi chê là hành vi đánh giá trong phạm trù biểu cảm, diễn đạt thái độ của người nói đối với một số hoàn cảnh, tình thế cụ thể được nêu ra trong nội dung mệnh đề P
Trang 26Trong hội thoại, SP1 là người thực hiện hành vi chê, SP2 là người tiếp nhận hoặc chứng kiến hành vi đó của SP1, SP1 có thể thực hiện hành
vi chê trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng hành vi chê có lõi là biểu thức chê nguyên cấp Hành vi chê có thể là kiểu tự chê nếu đối tượng chê là SP1 và chê nếu đối tượng chê không phải là SP1 Hành vi chê có thể xuất hiện ở tham thoại dẫn nhập hoặc hồi đáp, có thể là hành vi chủ hướng trong tham thoại nhưng cũng có thể là hành vi phụ thuộc để củng cố tăng cường hiệu lực cho một hành vi khác như: khuyên dạy, từ chối, phủ định, kết tội
Theo chúng tôi, “hành vi ngôn ngữ chê là hành vi bày tỏ thái độ đánh giá tiêu cực, chủ quan của người nói về một vấn đề nào đó khi nhận thấy vấn đề đó không đúng, không tốt, không phù hợp hoặc chưa thỏa
đáng”
Trong phạm vi khoá luận này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu hành vi chê trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán tiêu biểu giai đoạn
1930 - 1945
1.2.2 Hành vi chê trực tiếp và hành vi chê gián tiếp
Cũng như một số hành vi ngôn ngữ khác, chê thường có một kiểu
cấu trúc nhất định Hành vi ngôn ngữ chê thường có lõi là “một biểu thức ngữ vi chê” và xung quanh lõi ấy là một hoặc một số thành phần mở rộng
có tác dụng đi kèm với biểu thức ngữ vi nhằm củng cố hiệu lực ở lời cho phát ngôn
Theo cách hiểu của chúng tôi, “hành vi ngôn ngữ chê” là hành vi đa
dạng và mang tính chủ quan cao Hành vi chê được SP1 thực hiện khi SP1 nhận xét, đánh giá về X X có thể là vật, việc, đặc điểm thuộc SP1 (người nói) hoặc SP2 (người tiếp nhận) hoặc của ngôi thứ ba nào đó đã tồn tại trước khi xảy ra hành vi chê Theo SP1 nghĩ thì X xấu hoặc chưa đạt
Trang 27chuẩn SP1 tỏ thái độ không hài lòng về X và nói cho SP2 biết ý kiến của mình về X
Có thể nhận ra các hành vi ngôn ngữ chê nhờ các kiểu kết cấu đặc trưng (cấu trúc các từ ngữ), các từ ngữ đặc thù (mỗi hành vi ngôn ngữ thường có những từ ngữ làm dấu hiệu riêng), và các động từ ngữ vi Chúng được gọi là các dấu hiệu ngữ dụng đánh dấu lực ở lời
Như vậy, có thể thấy: Biểu thức ngữ vi chê là những công thức nói năng mà khi nói nó ra là ta nhằm thực hiện một hành động ở lời chê Căn cứ vào cách thức biểu thị nội dung chê, có thể chia ra thành biểu thức chê trực tiếp và biểu thức chê gián tiếp
1.2.2.1 Hành vi ngôn ngữ chê trực tiếp
Hành vi ngôn ngữ chê trực tiếp “là hành vi ngôn ngữ được sử dụng đúng với bốn điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ và được thực hiện đúng với đích ở lời chê”
Ví dụ, trong khi Văn Minh lộ rõ vẻ đắc chí thì bà khách bĩu môi
đứng lặng im, hồi lâu mới nói:“Mặc bộ này thì khó coi lắm!” bày tỏ thái
độ lưỡng lữ, nghi ngờ lời quảng cáo của ông chủ tiệm may
[Số đỏ; tr.46] 1.2.2.1 Hành vi ngôn ngữ chê gián tiếp
Hành vi ngôn ngữ chê gián tiếp “là hành vi ngôn ngữ có sử dụng bề mặt của hành vi chê nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời khác”
Ví dụ trong hành vi chê của mình, anh phu xe cũng đã nói lên hoàn
cảnh khổ của cả mình và cô gái:“Không có tiền, cũng leo lên xe mà ngồi, chỉ sĩ diện hão thôi, lại còn tí tách hạt dưa, với phì phèo thuốc lá mà không biết ngượng”
[Người ngựa và ngựa người; tr.169]
Trang 281.2.3 Các nhân tố giao tiếp ảnh hưởng đến hành vi ngôn ngữ chê
Hành vi ngôn ngữ chê cũng như các hành vi ngôn ngữ khác đều chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: hoàn cảnh, đối tượng, người tiếp nhận, nội dung và mục đích chê.[7; tr.27]
- Hoàn cảnh diễn ra hành vi chê
Vì đa số hành vi chê là hành vi nằm trong ý định của người nói nên
đã được chuẩn bị kĩ lưỡng về hoàn cảnh giao tiếp Do đó hành vi chê được người nói – chủ thể chê sắp đặt và định đoạt trước
Khảo sát một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1945, chúng tôi thấy nơi diễn ra hành vi chê phần lớn là tại gia đình SP1 có thể bị chi phối bởi hoàn cảnh chê nếu là người có vị thế thấp trong gia đình và ngoài xã hội, nhưng SP1 sẽ không bị chi phối bởi hoàn cảnh chê nếu là người có vị thế cao, điều này thể hiện rõ nhất ở phát ngôn chê của các nhân vật có quyền thế, địa vị (như nhân vật Bá Kiến trong tác
phẩm Chí Phèo) Nơi diễn ra hành vi chê ở đình làng xuất hiện không
nhiều nhưng rất đặc sắc bởi ở đây không chỉ có SP1 (người chê) và SP2 (người bị chê) mà thường là có rất nhiều người cùng chứng kiến, cùng tham gia vào
- Đối tượng tiếp nhận hành vi chê
Trong giao tiếp mang đúng nghĩa lịch sự, người ta thường không chê một người vai trên giống như một người vai dưới, không chê một người xa
lạ giống như chê một người thân
Với đối tượng chê có quan hệ thân thiết, gần gũi với SP1, SP1 có thể chê trực tiếp hoặc sử dụng kiểu chê đùa vui thoải mái mà không cần rào đón nhiều
Trang 29Ví dụ: Đây là lời bà cô nói với thị Nở khi nghe thị Nở muốn lấy Chí
Phèo:“Đã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn, ai lại đi lấy thằng Chí Phèo”
[Chí Phèo; tr.64]
Với đối tượng chê có quan hệ xa cách, người ta ít khi chê thẳng mà không rào đón gì
Ví dụ để khuyên ngăn lão Hạc không nghĩ đến cái chết nữa và chê
cách nghĩ nông cạn của lão Hạc, ông giáo đã nói: “Sao cụ lo xa quá thế?
Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại!”
[Lão Hạc; tr.191]
Đối tượng tiếp nhận chê có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tạo lập hành vi chê Vì vậy, cần căn cứ vào mức độ thân cận (trên trục ngang của quan hệ liên cá nhân) và cả quan hệ dọc (quan hệ quyền uy) giữa mình và người tiếp nhận chê để lựa chọn cách chê và các từ ngữ tạo biểu thức chê cho phù hợp
- Nội dung, đề tài của hành vi chê
Nội dung, đề tài chê tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lỗi mà đối tượng chê gây ra quyết định lớn đến sự lựa chọn cách thức và từ ngữ sử dụng trong hành vi chê
Xuất hiện trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1945 là các đề tài chê như sau:
Chê về bản chất đạo đức: Hành vi độc ác, hỗn láo, gian giảo, nói dối, không trung thực, hèn nhát, nhẫn tâm, vô ơn bạc nghĩa
Chê về tính cách, quan hệ đối xử: Keo kiệt, bủn xỉn, tham lam, hoang phí, ích kỉ, hay chê bai
Trang 30Ví dụ do nghi ngờ Lương ăn cắp hai đồng bạc, người yêu của Du đã
nói:“Chịu, người thế mà gian tham!”
[Nhỏ nhen; tr.264]
Chê về hình thức bề ngoài: Xấu, khuôn mặt xấu, bẩn, quần áo bẩn,
ăn mặc lỗi mốt
Vi dụ, tác giả Nam Cao đã miêu tả về khuôn mặt của thị Nở:“Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người
ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu hai má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người ”
để chê sự thiếu hiểu biết của bà Nghị:“Bà quê lắm! Đồng hồ của Tây làm
ra có bao giờ sai?”
[Tắt đèn; tr.73]
Chê về “gu” thẩm mĩ: Không hợp thời, chưa âu hóa
Ví dụ, để thuyết phục bà khách, nhà mỹ thuật đã nói:“Thưa bà, những nguyên tắc về y phục thay đổi Chúng tôi mà chế ra kiểu may này cũng là vì theo cái quan niệm y phục của các nhà may lớn ở Tây phương ”
[Số đỏ; tr.46]
- Hiệu lực của hành vi chê
Khi thực hiện một hành vi ngôn ngữ nào, người nói bao giờ cũng nhằm đến một mục đích nhất định Đối với hành vi chê, điều đó lại càng
Trang 31cần thiết hơn bởi tính đe dọa thể diện rất lớn của nó khi thực hiện Vì vậy, sử dụng hành vi chê cũng cần lưu ý đến mục đích của hành vi để từ đó có sự lựa chọn các từ ngữ và cách thức chê cho phù hợp
1.3 Hành vi chê trong văn hoá giao tiếp của người Việt
1.3.1 Các quan niệm về văn hoá
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Có nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.Năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 khái niệm khác nhau về văn hoá trong các công trình nổi tiếng thế giới Khóa luận trình bày những quan niệm văn hóa ở Việt Nam và trên thế giới Những quan niệm văn hóa này có ảnh hưởng nhất định đến việc sử dụng hành vi chê
1.3.1.1 Trên thế giới
Nhà nhân loại học người Anh là Edward Burnett Tylor (1832 - 1917)
đã đưa ra định nghĩa văn hóa như sau: Văn hóa hay văn minh hiểu theo
nghĩa rộng trong dân tộc học “là một toàn thể phức hợp gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luân lí, luật pháp,phong tục, và tất thảy những năng lực, những tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội”.[8; tr.143]
Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học người
Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard cho rằng với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau
Trang 32Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa:“Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”
1.3.1.2 Ở Việt Nam
Người được coi là người đầu tiên đưa ra quan niệm về văn hoá ở
nước ta đó là Đào Duy Anh trong công trình Việt Nam văn hoá sử cương cho rằng: “Người ta thường cho rằng văn hoá chỉ là những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thể mà xem văn hoá vốn có tính cao thượng đặc biệt”.[8; tr.29]
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa
Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất
bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1998, “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản
Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội
Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát)
Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát)
Trang 33Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh
Văn hóa còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau.Ví dụ: Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn
Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của tác giả Đoàn Văn Chúc, Viện
Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả
cho rằng: “Văn hóa – vô sở bất tại Văn hóa - không nơi nào không có!”
Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, tác giả Trần Ngọc
Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình
Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia
Như vậy, với các cách hiểu về khái niệm văn hoá trên đã cho chúng
ta cái nhìn tổng quan về văn hoá
1.3.2 Quan niệm của người Việt về hành vi chê
Người Việt Nam quan niệm hành vi chê để sử dụng trong trường hợp những vấn đề nên chê là những thói hư tật xấu thuộc về bản chất hay tính cách của con người Tùy thuộc vào mức độ, nguyên nhân khác mà mức độ chê cũng được biểu hiện khác nhau
Vì chê là hành vi ngôn ngữ đe dọa thể hiện của người bị chê nên người Việt rất thận trọng khi sử dụng hành vi này Đặc biệt, theo người
Trang 34Việt không nên chê theo kiểu chê vắng mặt hoặc chê trước mặt người khác, vì như vậy là vi phạm quy tắc lịch sự trong giao tiếp
Hành vi chê có nhiều chức năng sử dụng trong việc giao tiếp Hành vi chê cùng với những hành vi ngôn ngữ khác làm phong phú thêm cho việc giao tiếp của con người
Tính hai mặt của hành vi chê cũng được biểu hiện rất rõ nét Hành vi chê có thể làm cho mối quan hệ trở nên xấu hơn nhưng hành vi;chê cũng có mặt tích cực là giúp người bị chê nhận ra những nhược điểm của mình
để trở nên hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn
Chê ai, chê lúc nào, chê làm gì, chê như thế nào, chê việc gì là vấn đề nan giải nên để sử dụng hành vi chê một cách hiệu quả cũng cần phải kết hợp, vận dụng nhiều yếu tố khác nhau
Trang 35CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HÀNH VI CHÊ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN TIÊU BIỂU
GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 2.1 Khảo sát hành vi chê được sử dụng trong một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1945
2.1.1 Kết quả khảo sát
Tiến hành khảo sát hành vi ngôn ngữ chê trong một số tác phẩm tiêu biểu thuộc dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945, chúng tôi thu được kết quả như sau: