1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng một số giá thể dinh dưỡng trong sản xuất rau ăn lá ở khu vực đô thị tại thái nguyên

54 547 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 9,61 MB

Nội dung

* Yêu cầu - Nghiên cứu khả năng phối trộn các giá thể dinh dưỡng trong sản xuất một số loại rau ăn lá tại gia đình.. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể dinh dưỡng đến khả năng sinh

Trang 1

Khoa Nông học

BÁO CÁO KẾT QUẢ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ GIÁ THỂ DINH DƯỠNG TRONG SẢN XUẤT RAU ĂN LÁ

Ở KHU VỰC ĐÔ THỊ TẠI THÁI NGUYÊN

Mã số: T2016 - 07

Chủ nhiệm đề tài: Ths Phạm Quốc Toán

Thái Nguyên, tháng 2 năm 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Khoa Nông học

BÁO CÁO KẾT QUẢ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ

GIÁ THỂ DINH DƯỠNG TRONG SẢN XUẤT RAU ĂN LÁ

Ở KHU VỰC ĐÔ THỊ TẠI THÁI NGUYÊN

Mã số: T2016 - 07

Chủ nhiệm đề tài Xác nhận của Hội đồng nghiệm thu

- Chủ tịch HĐ: PGS.TS Đào Thanh Vân …… …

- Phản biện 1: TS Hà Duy Trường ………

Phạm Quốc Toán - Phản biện 2: TS Hoàng Kim Diệu……… ……

Thái Nguyên, tháng 2 năm 2017

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU iii

KÝ HIỆU VIẾT TẮT iiv

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU v

MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3

1.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 3

1.1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 3

1.1.3 Vai trò của chấu hun (than sinh học – Biochar) trong Nông nghiệp 13

1.2 Tình hình nghiên cứu về giá thể 3

1.2.1 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng về giá thể trên thế giới 3

1.2.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng giá thể tại Việt Nam 7

1.2.3 Giới thiệu về một số giá thể hữu cơ tự nhiên 8

1.2.3.1 Than bùn 12

1.2.3.2 Mùn cưa 12

1.2.3.3.Vỏ cây 12

1.2.3.4 Xơ dừa 12

1.2.3.5.Trấu hun 13

1.2.4 Giới thiệu về một số giá thể vô cơ 14

1.2.4.1 Cát sỏi 14

1.2.4.2 Perlite 14

1.2.4.3 Giá thể hữu cơ tổng hợp 14

1.2.5 Một số giá thể phối trộn khác 14

1.3 Tình hình sử dụng giá thể trồng rau trên thế giới và trong nước 15

1.3.1 Tình hình sử dụng giá thể để trồng rau trên thế giới 15

1.3.2 Tình hình sử dụng giá thể để trồng rau tại Việt Nam 16

1.3.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây rau cải 17

1.3.4 Yêu cầu ánh sáng 17

Trang 4

1.3.5 Yêu cầu về ẩm độ 18

1.3.6 Yêu cầu về đất 18

1.3.7 Yêu cầu về dinh dưỡng 18

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 20

NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20

2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 20

2.2.1 Nội dung nghiên cứu 20

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 20

2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 21

2.2.4 Biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc 22

2.2.4.1.Thời gian qua các thời kỳ sinh trưởng của cây cải củ 21

2.2.4.2 Động thái sinh trưởng 21

2.2.4.3.Các yếu tố tạo thành năng suất và chất lượng 22

2.2.4.4 Tình hình sâu bệnh hại 22

2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 22

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

3.1 Các giá thể và cách phối trộn các nguyên liệu 23

3.2 Ảnh hưởng của các giá thể khác nhau đến thời gian qua các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây rau cải 24

3.3 Ảnh hưởng của giá thể khác nhau tới động thái tăng trưởng của cây rau cải 25 3.2.1 Ảnh hưởng của giá thể khác nhau tới động thái tăng trưởng của chiều cao cây rau cải 26

3.2.2 Ảnh hưởng của giá thể tới động thái ra lá của cây rau cải 27

3.2.3 Ảnh hưởng của giá thể tới động thái tăng chiều dài và chiều rộng lá rau cải 28 3.2.4 Ảnh hưởng của giá thể đến mức độ nhiễm sâu, bệnh của cây cải trồng vụ đông xuân năm 2016 29

3.3 Hạch toán kinh tế 30

3.3.1 Thành phần khối lượng các chất trong giá thể 30

3.3.2 Hiệu quả kinh tế từ các giá thể trồng rau cải 30

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 32

1 Kết luận 32

2 Đề nghị 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Các giá thể tạo ra sau khi phối trộn các nguyên liệu 23

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của giá thể khác nhau đến thời gian qua các thời kỳ sinh trưởng cây rau cải 25

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của giá thể khác nhau tới động thái tăng trưởng của chiều cao cây rau cải 26

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của giá thể tới động thái ra lá của cây rau cải 27

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của giá thể tới động thái tăng chiều dài lá rau cải 28

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của giá thể tới động thái tăng chiều rộng lá rau cải 29

Bảng 3.7 Số lượng và mức độ nhiễm sâu, bệnh của cây cải trên các giá thể khác nhau 29

Bảng 3.8 Thành phần khối lượng các chất có trong 2,5 kg giá thể 30

Bảng 3.9.Năng suất và hạch toán kinh tế từ các giá thể trồng rau cải 31

Trang 7

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

- Tên đề tài: " Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng một số giá thể dinh dưỡng trong sản xuất rau ăn lá ở khu vực đô thị tại Thái Nguyên "

- Mã số:T2016 - 07

- Chủ nhiệm đề tài: Ths Phạm Quốc Toán Tel: 0986314834 E-mail: quoctoantn@gmail.com

- Cơ quan chủ trì đề tài: khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm

- Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:

+ TS Trần Đình Hà

+ ThS Lê Thị Kiều Oanh

+ Khu thí nghiệm khoa Nông học

- Thời gian thực hiện: Tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016

1 Mục tiêu: Sản xuất và lựa chọn được một số giá thể tốt phục vụ sản xuất rau ăn lá trong điều kiện quy mô hộ gia đình ở đô thị thiếu đất sản xuất

2 Nội dung chính:

- Nghiên cứu khả năng phối trộn các giá thể dinh dưỡng trong sản xuất rau

ăn lá tại gia đình

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng, năng suất rau ăn lá tại gia đình

xỉ than) cho cây rau sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau hơn các công thức khác

Trang 8

+ MSc Le Thi Kieu Oanh

+ The Faculty of Agronomy Experiment

- Implementation period: January 2016 to December 2016

1 Objective: Production and selection could be some good prices for production in terms of leaf vegetables scale urban households lack of productive land

3 The main results achieved

- Identify 2 nutrition formulas can cost to produce leafy vegetables in GT3 and GT4 family recipe is promising

- The formula can cost (GT3: 10% + 15% husk Coir hun + 5% + 40% Land NTT + 5% + 15% peat + 10% sawdust cinder; GT4: 10% + 20% husk Coir hun + 5% NTT + 30% + 5% peat soil + 20% + 10% sawdust cinder) for vegetable growth, yield and quality of vegetables than other formulas

Trang 9

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của nước ta cây rau chiếm một tỉ trọng lớn Đây là loại cây dễ trồng, thời gian canh tác ngắn, chi phí sản xuất thấp nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao Trong đó cây rau ăn lá chiếm trên 70% về diện tích và trên 80% về sản lượng Rau cải nói chung là loại rau chứa rất nhiều vitamin A, B, C, D, chất caroten, anbumin, a-xit nicotic và

là một trong những loại rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên mọi người nên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật Các loại rau cải hiện nay người dân hay trồng đó là cải củ, cải canh, cải ngọt, cải bẹ

và một số giống địa phương khác

Các khu đô thị ngày nay có xu hướng phát triển nhanh và mạnh Người dân tại các khu đô thị lại có nhu cầu lớn về sử dụng các loại rau do

tự mình sản xuất do vậy nhu cầu trồng rau ăn lá cũng ngày càng tăng Giá thể để trồng rau ăn lá đang được nhiều dân tại các khu đô thị quan tâm, bởi nó cần thiết cho việc sản xuất rau tại các hộ trong khu đô thị

Nó cũng chưa được nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng nhiều

Xuất phát từ các vấn đề nêu trên mà tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng một số giá thể dinh dưỡng trong sản xuất rau ăn

lá ở khu vực đô thị tại Thái Nguyên

1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

* Mục đích

- Sản xuất và lựa chọn được một số giá thể tốt phục vụ sản xuất rau ăn lá trong điều kiện quy mô hộ gia đình ở đô thị thiếu đất sản xuất

* Yêu cầu

- Nghiên cứu khả năng phối trộn các giá thể dinh dưỡng trong sản xuất một

số loại rau ăn lá tại gia đình

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số loại rau ăn lá tại gia đình

Trang 10

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Kết quả nghiên cứu đề tài là tư liệu quan trọng phục vụ trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về giá thể trồng rau ăn lá tại khu vực đô thị

- Giáo viên được nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

- Bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một

số loại rau ăn lá trồng bằng giá thể hữu cơ

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

Rau là loại thực phẩm cần thiết trong đời sống hàng ngày và không thể thay thế được, vì rau có vị trí quan trong đối với sức khỏe con người

Nó là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất rau cao gấp

2-3 lần lúa Bên cạnh đó rau lại có chu kỳ sinh trưởng ngắn , có thể trồng nhiều vụ trong năm

Hiện nay, nhiều địa phương trong nước đã ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất rau như: kỹ thuật thủy canh, kỹ thuật trồng rau bằng giá thể, kỹ thuật trồng rau trong điều kiện có thiết bị che chắn (nhà lưới, nhà nilon, nhà màng, màng phủ nông nghiệp) Tuy nhiên đến nay kỹ thuật sản xuất rau ngoài đồng vẫn chiếm phần lớn diện tích và sản lượng rau Nhưng tại các khu đô thị đang có tốc độ đô thị hóa nhanh như Thái Nguyên thì đất canh tác sẽ dần hết việc trồng rau bằng các ký thuật mới bằng thủy canh, giá thể ở quy mô hộ gia đình sẽ là lựa chọn cho nhiều người dân muốn tự mình sản xuất rau an toàn

1.1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

Sản xuất rau ăn lá tại các hộ gia đình trong các khu đô thị hiện nay đang là nhu cầu thực sự của người dân Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại đất sạch, giá thể trồng rau có giá thành cao khiến cho nhiều hộ gia đình không có khả năng tiếp cận Vì vậy, việc nghiên cứu xác định hỗn hợp giá thể cho trồng rau ăn lá nói chung và rau cải nói riêng từ những nguồn nguyên liệu tận dụng là phụ phẩm trong nông nghiệp, trong chăn nuôi, trong sinh hoạt hoặc từ những nguồn có giá rẻ sẽ tiết kiệm chi phí cho người sản xuất rau theo quy mô hộ gia đình tại các đô th (Tạ Thị Thu Cúc (2007)[1]

1.2 Tình hình nghiên cứu về giá thể

1.2.1 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng về giá thể trên thế giới

Trang 12

Nhiều quốc gia trên khắp thế giới đã nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp như công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ hóa học, công nghệ tự động hóa, công nghệ trồng cậy không dùng đất vào sản xuất các sản phậm rau và hoa cao cấp Nhờ đó năng xuất và chất lượng rau, hoa trên thế giới tăng lên gấp nhiều lần, mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà sản xuất, ví dụ ở một số nước như Hoa Kỳ,

Hà Lan, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc,

Việc sử dụng các loại giá thể để trồng cũng như các thiết bị phục vụ cho công nghệ sản xuất rau an toàn theo kiểu công nghiệp đã được sử dụng hầu hết các nước trên thế giới Trong vòng 10 – 15 năm gần đây, thế giới

đã sử dụng giá thể để trồng rau an toàn khoảng 1.980.000 ha, trong đó các nước Mỹ La tinh 60.000 ha, Tây Âu 58.000 ha, Đông Âu 18.000 ha, các nước Châu Á 780.000 ha Ngày nay công nghệ sử dụng giá thể trồng rau, hoa trong nhà kính trở thành công cụ bảo vệ thực vật, là hệ thống điều khiển môi trường để sản xuất rau an toàn quanh năm

Khi nghiên cứu về giá thể trông rau trong khay chậu, theo Karen và

cs (2001), giá thể dùng để trồng cây trong khay chậu cần cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây và cần thoáng khí, thoát nước tốt và nhẹ Không nên dùng 100% đất vườn vì sẽ nặng, chặt, bí, nhanh khô, thoát nước kém, quá chua hoặc quá kiềm và có thể mang cỏ dại và mầm bệnh Tốt nhất nên sử dụng giá thể hỗn hợp không dùng đất hoặc hỗn hợp đất Các giá thể hỗn hợp không dùng đất đã được thương mại hóa như các sản phẩm Jiffy Mix, Bacto, Promix and Jiffy Pro Hỗn hợp này được làm từ rêu than bùn, khoáng chất, cát thô hoặc các sản phẩm từ cây gỗ Khoáng chất giữ được nước và dinh dưỡng lâu và giữ cho giá thể luôn ẩm Hỗn hợp giá thể không dùng đất thường nhẹ nên đây là sự lựa chọn lý tưởng cho khay chậu luôn bị

di chuyển Hỗn hợp này thường được làm từ một phần rêu than bùn hay phân trộn, một phần đất tiệt trùng, một phần khoáng chất hoặc perlite và

Trang 13

một phần phân chuồng Hỗn hợp đất giữ nước tốt hơn hỗn hợp không dùng đất Theo Meyer (2007), có thể sử dụng các loại giá thể:

- Hỗn hợp đất: gồm 1 phần đất vườn + 1 phần than bùn + 1 phần cát

- Đối với loại đất nhân tạo: đây là giá thể được sử dụng chủ yếu với ưu điểm nhẹ, giữ nước và thoáng khí, rất lý tưởng cho sự tăng trưởng của cây

Xơ dừa cũng nằm trong thành phần loại này

Theo Masstalers (1997) cho biết ở Hoa Kỳ thường sử dụng công thức giá thể với thành phần gồm mùn sét + mùn cát sét + mùn cát có tỷ lệ phối trộn 1:2:2, hay 1:1:1 hay 1:2:0 dùng làm bầu cho cây con đều cho cây con có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng phát triển tốt

Về thành phần và tỷ lệ các loại vật liệu phối trộn giá thể, đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu Tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau Châu

Á (AVRDC) khi nghiên cứu về giá thể cho gieo ươm cây con đã đi đến kết luận: việc phối trộn than bùn và chất khoáng phù hợp nhất cho sinh trưởng phát triển của cây con Ví dụ phối trộn 3 phần than bùn + 1 phần chất khoáng là tốt nhất

Nghiên cứu về dinh dưỡng bón cho rau trồng trong khay chậu Theo các nhà khoa học của Trung tâm nhà vườn, trường Đại học Maryland (Hoa Kỳ) bón phân cho cây trồng trong khay chậu với liều lượng bao nhiêu và cách bón như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại phân, nhu cầu của cây, loại giá thể, loại khay chậu, Mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây rau

có yêu cầu về dinh dưỡng khác nhau Vào thời kỳ nảy mầm cây sống nhờ vào năng lượng dự trữ trong hạt, không cần lấy dinh dưỡng từ đất, nhu cầu dinh dưỡng của cây trong giai đoạn này không cao Sau đó cùng với sự phát triển của rễ, thân, lá sự hấp thu dinh dưỡng trong đất tăng lên Và vào cuối thời kỳ phát triển các cơ quan tích lũy đã hoàn thiện thì ở tất cả các loại rau nhu cầu dinh dưỡng giảm mạnh Các loại rau ngắn ngày như rau dền, rau cải, có thời gian sinh trưởng từ lúc gieo trồng tới thu hoạch khoảng 30 ngày thì trong suốt quá trình sinh trưởng chỉ bón 1 – 2 lần Còn

Trang 14

các loại rau dài ngày như cà chua, dưa chuột, ớt, thì cần phải bón nhiều hơn, có thể là 2 tuần/lần hoặc hơn Phân bón dạng dung dịch hoặc dang bột thì sử dụng thuận tiện và hiệu quả vì dinh dưỡng được cung cấp nhanh chóng Phân bón cho cây trồng có thể chia làm 2 loại là phân chậm tan và phân dễ tan (Ho và Adam, 2001)

Theo Karen và cs, cả 2 loại phân bón này đều rất cần thiết cho cây trồng trong khay chậu bởi vì hầu hết các loại giá thể đều không chứa đầy

đủ các chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất Các tác giả cũng giới thiệu một số loại phân có thể sử dụng như phân chậm tan Osmocote có tỷ lệ 14-14-14, 10-10-10 hay 13-13-13, phân dễ tan như Peter 20-20-20, Miracle Gro 15-30-15 Phân chậm tan nên sử dụng ngay từ đầu khí phối trộn giá thể, phân dễ tan sử dụng khi cây bắt đầu sinh trưởng cho sản phẩm với lượng 1-2 tuần/lần (Guzman và Sanchez, 1987; George et al., 2003)

Theo Bunt (1965), hỗn hợp bầu gieo hạt (tính theo thể tích) 1 than bùn, rêu nước + 1 cát bổ sung 2,4,kg đá vôi nghiền + 0,6 kg superphotphat 20% + 285 g KNOP3 Nhưng ở hỗn hợp bầu trồng cây, tỷ lệ 3 than bùn, rêu nước + 1 cát thì bổ sung 1,8 kg đá vôi nghiền + 1,5 kg superphotphat 20% + 740 g KNOP3 + 1,2 g NH4NO3 Lawrence và Neverell (1950) cho biết ở Anh bổ sung 1,5 kg đá vôi nghiền và 3 kg superphotphat 20% P2O5 vào 1m3 hỗn hợp giá thể là hợp lý Nhưng khi sử dụng cho hỗn hợp trồng cây là 1,5 kg đá vôi nghiền + 8,5 kg phân bazơ + 12 kg phân N-P-K dạng 5-10-10 cho 1m3 hỗn hợp bầu Theo George và cs (2003), hỗn hợp làm bầu cho bắp cải , cải xanh và dưa chuột được bổ sung 1 g N, 4 g P2O5, 1 g K2O cho 1 kg hỗn hợp giá thể cho cây con sinh trưởng, phát tiển tốt hơn trồng cây trực tiếp từ hạt

Ngoài ra, các tác giả còn cho biết vai trò của chất khoáng có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng của cây con Có thể trộn thêm 0,5

Trang 15

kg super lân cho 10 kg hỗn hợp giá thể nhằm xúc tiến quá trình hình thành

và phát triển của hệ rễ

1.2.2 Tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng giá thể tại Việt Nam

Hiện nay, trong sản xuất cây giống cũng như sản xuất các loại rau,

loại hoa ở Việt Nam nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu ra các loại giá thể, bầu ươm với nhiều loại nguyên liệu khác nhau từ phế phụ phẩm nông nghiệp, hoặc công nghiệp như mùn cưa, xơ dừa, trấu, Các loại giá thể này được phối trộn hoặc ủ kỹ theo quy trình nhất định tạo ra hỗn hợp giá thể trồng cây Giá thể hiện nay được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều thay cho bầu đất vì có nhiều tiện lợi: nhẹ, dễ vận chuyển, có thể tạo môi trường dinh dưỡng tốt cho cây

Một số nguyên liệu làm giá thể, bầu ươm đang được sử dụng:

- Mùn cưa được làm nguyên liệu giá thể, bầu ươm khá phổ biến, mùn cưa lấy từ tất cả các loại cây trừ những cây có chất độc như lim, bạch đàn không dùng được, nếu dùng thì phải xử lý Mùn cưa nhẹ, hút nước và giữ nước tốt

- Phế thải nhà máy đường (bã bùn, bã mía): Phế thải nhà máy đường cần được ủ, lên men 3 – 6 tháng Loại bã mịn (bã bùn) thích hợp làm bầu ươm cho cây con Loại bã thô (bã mía) đường kính 10 cm, sử dụng làm bầu ươm cây

- Phế thải sau trồng nấm: Sau khi thu hoạch nấm, phế thải được xếp thành đống, tưới nước, phủ nilon 3 – 4 tháng, sau đó phơi khô tán nhỏ, sàng Nguyên liệu thu được có dung trọng 0,41 g/cm3, hàm lượng nước 60,5% Nts 1,8%, P2O5ts 0,84%, K2Ots 1,77% Phế thải trồng nấm phối trộn cát,

Trang 16

me/100g; cacbon hữu cơ 25,12%; Nts 0,93%; P2O5ts 0,10%; K2Ots 0,15%,

P2O5hh 86 mg/100g, K2Odt 15 mg/100g

Tính chất của mùn bã mía pHKCL 5,62; độ ẩm 56,84%, dung trọng 0,11 g/cm3, dung tích hấp thu (DTHT) – CEC 13,48 me/100g; cacbon hữu cơ 18,56%; Nts 0,22%; P2O5ts 1,47%; K2Ots 0,63%, P2O5hh 1.394,4% mg/100g, K2Odt 88,7 mg/100g Mùn rơm rạ và bã mía, khi được xử lý EM

ủ 1 năm đến khi tỷ lệ C/N = 25/1, là những nguyên liệu phổ biến để làm bầu ươm không đất ở nước ta

- Xỉ than: là nguyên liệu có nhiều, pH 6,8; dung trọng 0,70 g/cm3; độ hổng lớn 33%; tỷ lệ khí/nước = 1/5, lý tính tốt, không độc, không mang mầm bệnh, có Nts 0,18%; P2O5hh 23 mg/1kg; K2Odt 230 mg/kg

Ngoài ra còn có đá vụn, đá bông, Perlit (không chưa thạch anh Si), phế thải nguyên liệu nhà máy giấy, Có nhiều loại nguyên liệu để sản xuất bầu, giá thể song chủ yếu là đất, chất hữu cơ, khoáng Các tài liệu nghiên cứu cho thấy việc đánh giá về nguyên liệu khá tỷ mỉ đó là cơ sở cho việc phối trộn bầu ươm Để tạo hỗn hợp bầu ươm trước hết cần xác định tỷ lệ phối trộn các thành phần nguyên liệu chính (đất + chất hữu cơ) hay (chất hữu cơ + chất vô cơ) tạo được hỗn hợp nền (giá thể nền)

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Tuấn và cs (2007), chất liệu làm giá thể trồng hoa gồm có trấu, rơm vụn, mùn xơ dừa, than bùn, trấu om, trộn với đất phân chuồng ủ hoại mục và một số chất hữu cơ khác

Hiện nay, sản xuất nấm tạo ra một nguồn bã nấm lớn mà ở Viêt Nam cũng như Thái Nguyên nhưng chưa có biện pháp sử dụng hợp lý để có thể tạo ra giá thể hữu cơ tốt để trồng rau hoa

1.2.3 Giới thiệu về một số giá thể hữu cơ tự nhiên

Tên gọi giá thể là cách gọi chung cho tất cả các hỗn hợp của các vật liệu có thể giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát triển của cây, hỗn hợp này được dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại (ví dụ như

Trang 17

lớp trên là xơ dừa cho rễ, lớp dưới là sỏi để rút nước) Giá thể đơn giản trước đây bao gồm các loại đá sỏi, cát, rơm rạ, đá bọt núi lửa, thường thấy trong làm giá đỗ thủ công, trồng nấm hay trồng cây trong bể thủy canh, Tuy nhiên, chúng không được sử dụng phổ biến cho tất cả các loại cây trồng, cũng như trong các phương pháp ươm cây, gieo hạt thông thường mà chỉ chuyên dùng cho những trường hợp cụ thể Ngày nay, việc

sử dụng giá thể có sự khác biệt khá nhiều, giá thể được dùng phổ biến hơn cho tất cả các phương pháp trồng cây (Tạ Thị Thu Cúc (2007) [2]

Giá thể đóng vai trò quyết định trong quá trình sinh trưởng lâu dài của cây trồng, là nơi tạo điều kiện thích hợp cho sự nảy mầm của hạt, là chỗ bám vững chắc cho sự hình thành rễ cây Trong quá trình trồng cây, giá thể rất quan trọng trong giai đoạn hạt gieo nảy mầm và cành giâm ra rễ Như đã biết, cây trồng cần cả oxy và dinh dưỡng tiếp xúc với rễ cây Giá thể lý tưởng là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí Khả năng giữ nước và độ thoáng khí của giá thể được quyết định bởi những khoảng trống (khe, kẽ) trong nó

Như vậy, giá thể có thể hiểu đơn giản là loại môi trường sinh học nhân tạo, là vật liệu thay thế cho đất trồng được sử dụng để giữ dưỡng chất trong thời gian ngắn để rễ cây sử dụng và đóng vai trò như giá đỡ cho cây trồng

Hay nói cách khác, vai trò của giá thể đối với cây trồng được thể hiện: Là môi trường để trồng cây, là cơ chất giữ cho cây đứng và phát triển bộ rễ, cung cấp nước và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây

Giá thể có những đặc điểm:

- Có khả năng giữ ẩm cũng tốt như độ thoáng khí, có pH trung tính và có khả năng ổn định pH Thấm nước dễ dàng, bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường

- Nhẹ, rẻ và thông dụng

Trang 18

- Là loại đất sạch hữu cơ sinh học, không có chất độc, vi sinh vật gây hại, không dùng phân và thuốc trừ sâu hóa học, đã có đủ dinh dưỡng

Trên thế giới, các loại giá thể trồng sạch đã được nghiên cứu và sử dụng trong sản xuất đại trà với nhiều loại cây trồng khác nhau Việc sử dụng các loại giá thể trồng sạch thay thế đất đã dần đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, giúp cho những nơi không có đất cũng có thể sản xuất được những sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hàng ngày

Đặc tính của giá thể:

- Tính chất vật lý: Chất hữu cơ và mùn có trong giá thể có tác dụng làm tăng độ xốp, điều hòa chế độ nước, chế độ nhiệt, giúp ổn định kết cấu các thành phần có trong giá thể

- Tính chất hóa học: Những tính chất vật lý luôn có tác động tích cực đến tính chất hóa học trong giá thể Các chất hữu có và mùn làm tăng khả năng hấp phụ và trao đổi ion làm cho giá thể có khả năng chịu nước, chịu phân cao, tăng tính đệm cho giá thể, đảm bảo các phản ứng hóa học và oxy hóa khử xảy ra bình thường, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt

- Đặc tính giữ ẩm và thông thoáng không khí: Giá thể là nơi cung cấp cho

rễ cả nước và không khí Những khoảng trống trong giá thể với những kích thước khác nhau có khả năng giữ ẩm và thông thoáng không khí, sau khi tưới, nước lấp đầy những lỗ lớn trong khoảng không rồi bị hút xuống đáy chậu

Có hai loại nước tồn tại trong giá thể: nước sử dụng được ngay và nước không sử dụng được Loại nước sử dụng được liên kết yếu với các thành phần trong giá thể và được hấp thụ bởi rễ cây Loại nước không sử dụng được liên kết chặt chẽ với bề mặt hạt trong giá thể nên rễ cây không hút được Khi cây sử dụng hết lượng nước sử dụng được cây sẽ bị héo do

đó trong quá trình lựa chọn, sản xuất giá thể cần chọn những giá thể có khả năng giữ ẩm và thông khí tốt (John và Harold, 1999)

Trang 19

Kết quả nghiên cứu của John và Harold (1999) cũng cho thấy: Trồng cây trong chậu giữ được nhiều nước hơn và cần sự thông thoáng khí nhiều hơn Không nên nén những giá thể vào trong chậu vì khoảng không sẽ giảm

và tỷ lệ nước không sử dụng được lại tăng lên Trong điều kiện không đủ lượng nước tưới cho cây cần sử dụng những giá thể có độ giữ ẩm cao hoặc phối trộn vào giá thể các hạt giữ ẩm

Kết quả nghiên cứu trên 3 loại giá thể: hỗn hợp đất, cát, than bùn với

tỷ lệ 1:1:1, hỗn hợp than bùn, vecmiculite với tỷ lệ 1:1 và hỗn hợp vỏ ngũ cốc, cát, than bùn tỷ lệ 3:1:1 thấy rằng khả năng giữ nước của hỗn hợp than bùn + vemiculite là tốt nhất, sau đó là hỗn hợp vỏ ngũ cốc + cát + than bùn

và kém nhất là hỗ hợp đất + cát + than bùn

- Độ pH: pH ảnh hưởng nhiều đến chất dinh dưỡng có sẵn trong đất mà cây trồng sử dụng được Độ pH duy trì từ 1 - 14 pH = 7 là môi trường trung tính, pH > 7 là môi trường kiềm, pH < 7 là môi trường axit pH của giá thể thay đổi tùy theo thành phần có trong giá thể Nên sử dụng những giá thể

có pH từ 6,2 – 6,8 và có tỷ lệ 25% là đất

- Khối lượng riêng: khối lượng riêng của giá thể là một trong những chỉ tiêu đáng quan tâm khi chọn mua giá thể Một số giá thể như mùn xơ dừa, khi khô có khối lượng rất nhẹ nhưng do có khả năng hấp thụ một lượng lớn nước vì vậy rất nặng khi được tưới ẩm Trong hệ thống trồng sạch, đa số giá thể sử dụng cần có khối lượng riêng thấp từ 0,1 – 0,8 kg/dm3 Những giá thể trồng cây trong chậu có thể có khối lượng riêng lớn hơn để giữ chậu không bị lật, nhưng những giỏ treo trong nhà kính cần có khối lượng riêng thấp để giảm trọng lực của khung nhà

Cách thức phối trộn giá thể

Nhiệm vụ của giá thể là làm giá đỡ cho cây, cung ấp ẩm độ, độ thoáng và cải thiện độ pH, cung cấp dinh dưỡng cho cây, do vậy để tăng hiệu quả sử dụng nên phối trộn các loại giá thể với nhau và phải xử lý trước khi sử dụng để tăng độ giữ ẩm, độ thông khí tốt và độ trao đổi cation cao

Trang 20

Một số chất hữu cơ bổ sung vào hỗn hợp giá thể như trấu, rơm, giấy vụn, bã nấm, phân gia súc, gia cầm, cỏ khô, xơ dừa Khi phối trộn các chất liệu đó cần bổ sung thêm các men sinh học để tiếp tục phân hủy và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với một vài loại giá thể nhất định Vì vậy, việc lựa chọn loại giá thể trồng cho từng loại cây cần được sử dụng là công việc đầu tiên khi đưa vào sản xuất đại trà Các loại cây trồng sạch không những làm tăng năng suất cây trồng

mà nó còn hạn chế được nhiều loại sâu bệnh hại từ đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được hạn chế, giúp sản phẩm rau an toàn đối với người và môi trường xung quanh

1.2.3.1 Than bùn

Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau do quá

trình huỷ phân yếm khí Thành phần: Vô cơ 18 – 24%, Hữu cơ 76 -82 %, Humic Giàu, hợp chất bitumic TB (Nguyễn Thế Đặng, và CS, 2011)[6]

1.2.3.2 Mùn cưa

Mùn cưa là phế phẩm trong sản xuất chế biến gỗ, nuôi trồng nấm,có khả năng giữ ẩm tốt Thành phần: chủ yếu là xenlulo dễ phân huỷ Độ thông thoáng khí thấp nên trộn với cát để phân phối độ ẩm tốt hơn Tránh dùng mùn cưa từ các loại gỗ chứa nhiều tinh dầu, gỗ đã ngâm, gỗ tẩm thuốc bảo quản

Trang 21

1.2.3.5.Trấu hun

Là mảnh vỏ lúa đem chất đống hun đến độ có thể diệt hết mầm mống bệnh, vỏ trấu đã đen nhưng chưa thành tro Thành phần :Kali , Silicat còn lại là muối khoáng vi lượng Thoát nước tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng

Vai trò của trấu hun (than sinh học – Biochar) trong Nông nghiệp

Biocarbon hay Biochar là than sinh học, còn gọi là than đen, có hạt mịn được sản xuất bằng phương pháp nhiệt phân từ nguyên liệu có nguồn gốc sinh khối thực vật (gỗ, thân, cành, lá và phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ) Than sinh học có nhiệm vụ giữ được độ ẩm cho đất, giúp cây sinh trưởng tốt qua các thời kỳ khô hạn Quan trọng nhất, nó bổ sung dưỡng chất cho đất duy trì độ phì nhiêu

Than sinh học có diện tích bề mặt lớn và cấu trúc lỗ rỗng phức tạp (1g

có thể có một diện tích bề mặt hơn 1.000 m2) nên có khả năng hấp thụ và giữ nước cũng như chất dinh dưỡng dưới mặt đất Nhờ cấu trúc này mà than sinh học đồng thời cũng cung cấp một môi trường sống an toàn cho cây và các vi sinh vật có lợi trong đất

Trong nông nghiệp than sinh học cũng đã được sử dụng như một loại giá thể trồng các loại hoa có giá trị kinh tế cao như hoa lan, hoa ly… Việc

sử dụng than sinh học làm từ trấu hun để làm giá thể, đất nhân tạo và phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho trồng hoa, cây cảnh và các loại rau đặc sản cũng đang được đẩy mạnh Ở phía Nam nước ta, than sinh học từ mùn cưa, trấu cũng đã được chế biến thành dạng than viên như than tổ ong để đun nấu thay cho than tổ ong, vừa tận dụng được phế thải nông nghiệp vừa tránh ô nhiễm môi trường

Theo các chuyên gia sinh học, than sinh học giữ được thành phần dinh dưỡng có trong vật tạo ra nó (rơm, rạ, trấu…), có độ phân hủy chậm, làm chậm quá trình thoái hóa đất, giảm bạc màu, chống chua cho đất, giữ

Trang 22

ẩm, tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất phát triển, giúp cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng

Than sinh học (Biochar) không những làm tăng năng suất cây đậu phụng trên đất cát mà còn giữ ẩm, giữ phân bón, giữ nguồn vi sinh sinh vật

có lợi trong đất Sử dụng Biochar sẽ tạo ra sản phẩm sạch, chi phí đầu tư thấp và tiết kiệm một lượng nước tưới đáng kể Theo các nhà sản xuất, phân than - Biochar không những được tạo ra từ trấu, mà còn tạo ra được từ

vỏ hạt cà phê, rơm rạ, lá cây, cành nhánh cây, rác hữu cơ…

1.2.4 Giới thiệu về một số giá thể vô cơ

1.2.4.1 Cát sỏi

Là loại giá thể trơ điển hình, dễ kiếm, rẻ tiền Dùng cát có độ lớn của hạt từ 0,1 – 0,2 mm Sỏi có độ lớn từ 1 – 5cm Cần rửa sạch, khử trùng, sấy hay phơi khô trước khi dùng

1.2.4.2 Perlite

Là dẫn xuất của núi đá lửa chứa Silic Tính chất: Có khả năng tiêu nước, thông thoáng tốt Ổn định về tính chất vật lý, có tính trơ hoá học Thành phần: 76,9% là Al, một phần nhôm được giải phóng ra ngoài làm pH giảm

1.2.4.3 Giá thể hữu cơ tổng hợp

Là những chất liệu hữu cơ nhân tạo,có tính trơ hoá học, polystyrene xốp, bọt ureaformaldehyt, olyurethane, chất bọt có gốc Phenol ở dạng hạt Giá thể Vermiculite có tính chất: Là vật liệu nhẹ, có tính kiềm, giữ nước tốt Thành phần (%):SiO2: 38-46 Fe2O3 6-13, Al2O3: 10-16, TiO2 1-3, MgO: 16-35 H2O 8-16, CaO: 1-5 Các chất khác: 0,2-1,2 và K2O: 1-6

1.2.5 Một số giá thể phối trộn khác

+ 1/3 phân chuồng + 1/3 đất cát+ 1/3 chất hữu cơ hoại mục,các chất khoáng , than bùn + 3 kg phân supper lân/100kg hỗn hợp

Trang 23

+ 40% mùn cưa đã mục + 40% phân vi sinh, rác thải hữu cơ hoại mục + 20% phân vi sinh Sông Gianh

+ ½ đất bột + ½ trấu hun + 1kg phân hữu cơ vi sinh

+1/3 đất bột + 1/3 trấu hun +1/3 xơ dừa + 1kg phân hữu cơ vi sinh

1.3 Tình hình sử dụng giá thể trồng rau trên thế giới và trong nước

1.3.1 Tình hình sử dụng giá thể để trồng rau trên thế giới

Việc sử dụng các loại giá thể để trồng rau an toàn theo kiểu công nghiệp đã được sử dụng hầu hết ở các nước trên thế giới Trong vòng 10 -

15 năm gần đây, thế giới đã sử dụng giá thể để trồng rau an toàn khoảng 1.980.000 ha, trong đó các nước mỹ la tinh 60.000 ha, Tây Âu 58.000 ha, Đông Âu 18.000 ha, các nước Châu Á 780.000 ha Ngày nay công nghệ sử dụng giá thể trồng rau trong nhà kính trở thành công cụ bảo vệ thực vật, là

hệ thống điều khiển môi trường để sản xuất rau an toàn quanh năm.(Đường Hồng Dật, 2000)[5 ]

Khi nghiên cứu về giá thể trồng rau trong khay, chậu, theo Karen và

CS (2001), giá thể dùng để trồng cây trong chậu cần cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây và cần thoáng khí, thoát nước tốt và nhẹ Không nên dùng 100% đất vì sẽ nặng, chặt, bí, nhanh khô, thoát nuwcs kém, quá chua hoạc quá kiềm và có thể mang cỏ dại và mầm bệnh Tốt nhất nên sử dụng giá thể hỗn hợp không dùng đất hoặc hỗn hợp đất Các giá thể hỗn hợp không dùng đất đã được thương mại hóa như các sản phẩm Jiffy Mix, Bacto, Promix and Jiffy Pro

Hỗn hợp giá thể không dùng đất thường nhẹ nên đây là sự lựa chọn

lý tưởng cho khay chậu luôn di chuyển Hỗn hợp này thường được làm từ một phần rêu, than bùn hay phân trộn, một phần đất tiệt trùng, một phần khoáng chất hoặc Peflite và một phần phân chuồng Hỗn hợp đất giữ nước tốt hơn không dùng đất

Theo Meyer (2007), có thể sử dụng các loại giá thể:

- Hỗn hợp đất: gồm 1 phần đất vườn + 1 phần than bùn + 1 phần cát

Trang 24

- Đối với loại đất nhân tạo:đay là giá thể được dùng chủ yếu với ưu điểm nhẹ, giữ nước và thoáng khí, rất lý tưởng cho sự tăng trưởng của cây

Xơ dừa cũng nằm trong thành phần loại này

Về thành phần và tỷ lệ các loại vật liệu phối trộn giá thể, đã có nhiều tác giả đi sau nghiên cứu Tại trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau châu

Á (AVRDC) khi nghiên cứu về giá thể cho gieo ươm cây con đã đi đến kết luận: việc phối trộn than bùn và chất khoáng phù hợp nhất cho sinh trưởng của cây con theo tỷ lệ 3 phần than bùn + 1 phàn chất khoáng là tốt nhất Nghiên cứu về dinh dưỡng bón cho rau trồng trong khay chậu theo các nhà khoa học của Trung tâm nhà vườn, trường đại học Maryland (Hoa Kỳ) bón phân cho cây trồng trong khay chậu với liều lượng bao nhiêu và cách bón như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại phân, nhu cầu của cây, loại giá thể, loại khay chậu,…Mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây rau

có yêu cầu về dinh dưỡng khác nhau Vào thời kỳ nảy mầm cây sống nhờ vào năng lượng dự trữ trong hạt, không cần lấy dinh dưỡng ở đất, nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này của cây không cao Sau đó cùng với sự phát triển của rễ, thân lá, sự hấp thu dinh dưỡng trong đất tăng lên Và vào cuối thời kỳ phát triển các cơ quan tích lũy dinh dưỡng đã hoàn thiện thì ở tất cả các loại rau nhu cầu dinh dưỡng giảm mạnh Các loại rau ngắn ngày như rau dền, rau cải… có thời gian sinh trưởng từ lúc gieo trồng tới khi thu hoạch khoảng 30 ngày thì trong suốt quá trình sinh trưởng chỉ bón 1 – 2 lần Còn các loại rau dài ngày như cà chua, dưa chuột, ớt… thì cần bón nhiều hơn có thể là 2 tuần/lần hoặc nhiều hơn Phân bón dạng dung dịch hoặc dạng bộ thì sử dụng thuận tiện và hiệu quả hơn vì dinh dưỡng được cung cấp nhanh chóng

1.3.2 Tình hình sử dụng giá thể để trồng rau tại Việt Nam

Hiện nay, trong sản xuất cây giống cũng như sản xuất các loại rau, loại hoa ở Việt Nam nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu ra các loại giá thể, bầu ươm với nhiều nguyên liệu khác nhau từ phế phụ phẩm nôn nghiệp,

Trang 25

sinh hoạt, trong công nghiệp như mùn cưa, xơ dừa, trấu, Các loại nguyên liệu này được phối trộn hoặc ủ kỹ theo quy trình nhất định tạo ra hỗn hợp giá thể trồng cây Giá thể hiện nay được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều thay cho bầu đất vì có nhiều tiện lợi: nhẹ, dễ vận chuyển, có thể tạo môi trường dinh dưỡng tốt cho cây

Một số nguyên liệu làm giá thể, bầu ươm đang được sử dụng: Mùn cưa, phế thải nhà máy đường, phế thải sau trồng nấm, mùn hữu cơ như rơm

rạ, bã mía, xỉ than, than bùn…ngoài ra còn có đá vụn, đá bong, phế thải nguyên liệu nhà máy giấy…Có nhiều loại nguyên liệu để sản xuất bầu, giá thể song chủ yếu là đất, chất hữu cơ, khoáng

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Tuấn và cộng sự (2007) chất liệu làm giá thể trồng rau hoa gồm có trấu, rơm rạ vụn, mụn xơ dừa, than bùn, trấu hun, trộn với đất phân chuồng ủ hoai mục và một số chất hữu cơ khác

1.3.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây rau cải

Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và

phát triển của cây trồng Cây có thể sinh trưởng trong một khoảng nhiệt độ khá rộng vì vậy các loại cây trồng khác nhau tồn tại những điểm tối thấp và tối cao khác nhau Trong giới hạn nhiệt độ sinh trưởng của cây, cây trồng sinh trưởng và phát bình thường Rau cải củ là loại cây có khả năng chịu lạnh, nhiệt độ thích hợp từ 15-220C Khi nhiệt độ tăng quá cao khả năng sinh trưởng của cây giảm dần, cây sẽ ra hoa và kết quả sớm (Đường Hồng Dật, 2000)[5 ]

1.3.4 Yêu cầu ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với thực vật, Các loại cây trồng khác nhau yêu cầu điều kiện chiếu sáng khác nhau Có loại cây ưa sáng, cần có ánh sáng trực tiếp tác động vào Có loại ưa bóng, chúng sống

ở dưới tán của các cây ưa sáng và chỉ cần ánh sáng tán xạ là đủ Ánh sáng làm cho nhiều quá trình phát sinh hình thái xuất hiện: Tạo lông ở biểu bì,

Trang 26

hình thành antoxyan ở tế bào dưới biểu bì, hình thành diệp lục ở lá…Khi cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thiếu ánh sáng, cây thường mọc vống, yếu và cho năng suất thấp

Thời gian chiếu sáng trong ngày dài thì hàm lượng nitrat trong cây sẽ giảm, nếu giảm mức chiếu sáng 20% thì hàm lượng nitrat trong quả dưa chuột tăng lên 2,5 lần (Cantlife, 1972)

Cây rau cải là cây ưa sáng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thời kỳ sinh trưởng cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp Mặt khác để hạn chế sự tích lũy nitrat trong cây cần trồng cây tại những nơi có đủ ánh sáng

1.3.5 Yêu cầu về ẩm độ

Nước rất cần cho sự trương nước ở pha phân chia và lớn lên của tế bào, các quá trình sinh lí và trao đổi chất của cây rau Là yếu tố tác động lên cơ chế đóng mở gen Nước là yếu tố bắt buộc của mọi quá trình sống Thiếu nước sẽ ức chế sinh trưởng – phát triển của cây mạnh mẽ Nước ảnh hưởng đến sự ra hoa, thụ phấn, thụ tinh, sự đậu của hoa quả…Đặc biệt với các loại rau ăn lá nhu cầu nước của cây cao hơn so với các loại cây ăn hoa

và ăn quả do có chỉ số diện tích lá cao Độ ẩm đất thích hợp cho cây cải bẹ

là từ 75-85%, ẩm độ không khí khoảng 80-90% Đất quá ẩm (trên 90%) kéo dài 3-5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc vì bộ rễ hoạt động trong điều kiện yếm khí

1.3.6 Yêu cầu về đất

Rau cải ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, có độ pH= 5,6-6,0 Đất trồng có ảnh hưởng lớn tới khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây Đất tơi xốp, thoáng khí, có độ ẩm thích hợp cho quá trình oxy hóa, cây rau sẽ dễ hấp thu dinh dưỡng hơn (Đường Hồng Dật, 2000)[5 ]

1.3.7 Yêu cầu về dinh dưỡng

Trang 27

Để tăng năng suất cho cây, bón lót hữu cơ cho rau cải là một yêu cầu quan trọng Tùy thuộc vào tính chất của từng loại đất trồng mà tiến hành bón phân chuồng cho rau cải với lượng khác nhau Thông thường lượng phân chuồng bón cho 1ha rau cải từ 10-20 tấn

Trong điều kiện đất đai cụ thể thì tỷ lệ các nguyên tố NPK trong phân bón cho cải là khác nhau Cải là cây đòi hỏi không bón nhiều phân Cây sẽ sinh trưởng và phát triển kém nếu N không được cung cấp đầy đủ Ngược lại nếu dư N có thể gây ra hiện tượng thối nhũn ở bên trong

Ngày đăng: 07/09/2017, 08:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Thị Thu Cúc (2007) Kỹ thuật trồng rau sạch, Trồng rau ăn quả NXB Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng rau sạch, Trồng rau ăn quả
Nhà XB: NXB Phụ nữ
2. Tạ Thị Thu Cúc (2007) Kỹ thuật trồng rau sạch, Trồng rau ăn thân củ, rễ củ NXB Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng rau sạch, Trồng rau ăn thân củ, rễ củ
Nhà XB: NXB Phụ nữ
3. Tạ Thị Thu Cúc (2007) Kỹ thuật trồng rau sạch, Theo mùa vụ hè thu NXB Phụ nữ. 4 Tạ Thị Thu Cúc (2007) Kỹ thuật trồng rau sạch, Theo mùa vụ xuân hè NXB Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng rau sạch, Theo mùa vụ hè thu" NXB Phụ nữ. 4 Tạ Thị Thu Cúc (2007) "Kỹ thuật trồng rau sạch, Theo mùa vụ xuân hè
Nhà XB: NXB Phụ nữ. 4 Tạ Thị Thu Cúc (2007) "Kỹ thuật trồng rau sạch
7. Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Thanh Bình, Trần Đức Hạnh, Lê Quang Vinh. Giáo trình khí tượng nông nghiệp. NXB Nông nghiệp Hà Nội, năm 2005, 312 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình "khí tượng nông nghiệp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
8. Nguyễn Đức Thạnh, Nguyễn Thị Mão, Nguyễn Thị Phương Oanh. Giáo trình bảo vệ thực vật. NXB Nông nghiệp Hà Nội, năm 2010, 211 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bảo vệ "thực vật
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
9. Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan (2005), Kỹ thuật trồng rau sạch- rau an toàn và chế biến rau xuất khẩu. NXB Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng rau sạch- rau an toàn và "chế biến rau xuất khẩu
Tác giả: Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan
Nhà XB: NXB Thanh Hóa
Năm: 2005
10. Nguyễn Hạc Thúy. Cẩm nang sử dụng các chất dinh dưỡng cây trồng và bón phân cho năng suất cao. Nông nghiệp Hà Nội, năm 2011, 297 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang sử dụng các chất dinh dưỡng cây trồng và bón phân "cho năng suất cao
11. Đặng Kim Vui. Giáo trình sinh thái học nông nghiệp và quản lí tài nguyên, môi trường. Nông nghiệp Hà Nội, năm 2011, 167 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh thái học nông nghiệp và quản lí tài nguyên, môi "trường
14.www.songgianh.com.vn/.../cây-trồng-và-các-yếu-tố-dinh-dưỡng-cần-thiết. html Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w