* Bảo lãnh vay vốn Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy
Trang 1CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH
NGÂN HÀNG1.1 Hoạt động bảo lãnh ngân hàng
1.1.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Thuật ngữ bảo lãnh được sử dụng từ rất lâu từ thời phong kiến, sau đó bảo lãnh đượcphát triển sang lĩnh vực dân sự và nhiều lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội
Xét về góc độ học thuật, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức Tín dụng chữ ký, là một
hoạt động sinh lời mà không phải bỏ vốn của các ngân hàng
Trong pháp luật dân sự nước ta khái niệm bảo lãnh được nêu trong điều 366 Bộ luậtDân sự: “ Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền(gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là ngườiđược bảo lãnh), nếu khi đến hạn mà nguời được bảo lãnh không thực hiện hoặc thựchiện không đúng nghĩa vụ ”
Trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế: “ Bảo lãnh tài sản là sự bảo đảm bằng tài sảnthuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm tài sản thay cho ngườiđược bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết.”
Cho dù cách tiếp cận có thể khác nhau, song nhìn chung chúng đều thống nhất chung mộtquan điểm: bảo lãnh ngân hàng là một loại hình tín dụng của ngân hàng
Từ đó ta có thể hiểu bảo lãnh như sau :
“ Bảo lãnh là sự cam kết của người bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thay cho bênxin bảo lãnh nếu người xin bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với bênnhận bảo lãnh”
Như vậy, bảo lãnh cần thiết khi hai bên tham gia vào các mối quan hệ kinh tế, chính trịhay xã hội còn chưa tín nhiệm, tin cậy nhau và bên kia cũng không có đủ khả năng vềthời gian, chi phí cũng như trình độ nghiệp vụ để đánh giá về khánh hàng của mình Lúc
đó sự xuất hiện của bên trung gian có đủ uy tín đối với cả hai bên thực hiện bảo lãnh sẽ làrất cần thiết để đưa họ đi đến một thoả thuận thống nhất
*Khái niệm bảo lãnh ngân hàng: Theo điều 2 trong Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh củacác ngân hàng( ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 củaThống đốc Ngân hàng Nhà Nước)
Trang 2“Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng ( bên bảo lãnh ) với bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh ) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng ( bên được bảo lãnh ) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.”
Trong đó:
Bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng bao gồm:
- Các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng: Ngân hàngthương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàngphát triển, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoàitại Việt Nam, Ngân hàng hợp tác, các loại hình ngân hàng khác và các tổ chức tín dụngphi ngân hàng thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng ( gọi chung là tổ chứctín dụng)
- Các ngân hàng được NHNN cho phép hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện cácloại bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân nước ngoài
Bên được bảo lãnh là các khách hàng bao gồm:
- Các doanh nghiệp đang hoạt đông kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam như doanh nghiệpnhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệpliên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân, hộkinh doanh cá thể
- Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng
- Hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 của Bộ Luật Dânsự
- Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hoạt động hợp tác liên doanh và tham giađấu thầu các dự án đầu tư tại Việt Nam
Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các
cam kết bảo lãnh của các tổ chức tín dụng
1.1.2 Đặc điểm bảo lãnh ngân hàng
* Bảo lãnh ngân hàng là một mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau.
Khi đồng ý bảo lãnh ngân hàng sẽ phát hành thư bảo lãnh Thư bảo lãnh “ là cam
kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiệnnghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh” ( Điều 2 khoản 2a Quyết định số
Trang 326/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 26/ 6/2006 Về việc banhành Quy chế bảo lãnh ngân hàng ) Thư bảo lãnh là một hợp đồng giữa hai bên thường làgiữa ngân hàng và người thụ hưởng Hợp đồng này độc lập trong mối quan hệ với hợp đồng
cơ sở Tuy nhiên ta cần phải hiểu rằng bảo lãnh không chỉ là mối quan hệ giữa hai bên mà
là mối quan hệ nhiều bên bao gồm cả:
- Mối quan hệ hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng
- Mối quan hệ hợp đồng giữa người được bảo lãnh và ngân hàng
Hợp đồng bảo lãnh sẽ không thể tồn tại nếu không có mối quan hệ trên Ba mối quan hệnày liên hệ lẫn nhau và có ảnh hưởng đến nhau
* Tính độc lập.
Như ta đã biết mục đích của bảo lãnh ngân hàng là hoàn trả cho người thụ hưởngnhững thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh nhưng việcthanh toán khoản bảo lãnh chỉ căn cứ vào các điều khoản đã quy định trong hợp đồng bảolãnh
Tính độc lập được thể hiện trong trách nhiệm thanh toán của ngân hàng phát hành Tráchnhiệm này hoàn toàn độc lập với mối quan hệ giữa ngân hàng và người được bảo lãnh Ngânhàng không được viện các lý do như: người được bảo lãnh bị phá sản, vẫn còn nợ ngânhàng để từ chối thanh toán
Bảo lãnh là giao dịch tách rời khỏi hợp đồng cơ sở hay các điều kiện mà bảo lãnhdẫn chiếu đến và bên bảo lãnh không hề quan tâm hay bị ràng buộc bởi hợp đồng hay cácđiều kiện đó, dù có tham chiếu đến chúng trong bảo lãnh hay không Trách nhiệm của bênbảo lãnh là phải trả số tiền như đã quy định khi bên thụ hưởng xuất trình yêu cầu thanhtoán bằng các văn bản và các chứng từ khác mà phù hợp với các quy định của bảo lãnh
Tính độc lập cũng đem lại lợi ích cho ngân hàng Điều này thể hiện ở chỗ: khi ngườithụ hưởng có yêu cầu đòi tiền theo thư bảo lãnh, ngân hàng chỉ có trách nhiệm xemxét, kiểm tra xem những điều khoản, điều kiện của thư bảo lãnh có được thoả mãn haykhông Do vậy ngân hàng không chịu trách nhiệm giải quyết những tranh chấp phát sinhtrong hợp đồng kinh tế giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh đã kí kết với nhau
Tuy nhiên tính chất độc lập của bảo lãnh cũng làm tăng rủi ro cho ngân hàng khiphải thanh toán hộ khi có sự không trung thực của bên yêu cầu bảo lãnh Điều đó còn phụthuộc vào đó là loại bảo lãnh nào, nó là loại bảo lãnh vô điều kiện hay bảo lãnh có điềukiện Nếu là bảo lãnh vô điều kiện, việc thanh toán được thực hiện theo yêu cầu đầu tiên,đảm bảo tính độc lập của bảo lãnh
Trang 41.1.3 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng
1.1.3.1 Đối với ngân hàng
- Như ta đã biết hoạt động bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng Thôngqua hoạt động này, ngân hàng thu được một khoản phí bảo lãnh
Phí bảo lãnh = Tỷ lệ phí * Giá trị bảo lãnh * Thời gian bảo lãnh
Nguồn thu từ phí bảo lãnh trong những năm gần đây chiếm một phần không nhỏ trongtổng nguồn thu từ phí dịch vụ ngân hàng
Một ưu điểm mà ta thấy ở nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là chỉ khi bên được bảo lãnhkhông hoàn thành hoặc chưa hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình thì ngân hàng khi đómới thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng, khi đó ngân hàng mới phải xuất vốn củamình ra Nếu khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì ngân hàng không phải
sử dụng đến vốn của mình, không phải trả chi phí huy động, không mất cơ hội kinh doanhkhác
- Bên cạnh việc đóng góp vào thu nhập cho ngân hàng, hoạt động bảo lãnh còn giúp ngânhàng không ngừng mở rộng mối quan hệ với khách hàng Hơn nữa, nghiệp vụ bảo lãnhnày còn tạo điều kiện cho ngân hàng hỗ trợ khách hàng trong các hoạt động thanh toánquốc tế ( bảo lãnh L/C trả chậm, bảo lãnh giao dịch ngoại tệ…) từ đó làm tăng khả năngđáp ứng nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy giao dich về vốn, làm tăng các tài khoản giaodịch trong ngân hàng
- Nghiệp vụ bảo lãnh còn giúp ngân hàng không ngừng gia tăng uy tín và vị thế của mìnhtrên thị trường tiền tệ quốc tế Với việc thực hiện bảo lãnh nước ngoài thành công, ngânhàng đã từng bước nâng cao uy tín của mình đồng thời thu hút thêm khách hàng và đemlại lợi nhuận cho ngân hàng của mình
1.1.3.2 Đối với doanh nghiệp
* Đối với bên nhận bảo lãnh
- Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đều có khả năng phải đối mặt với nhữngrủi ro khác nhau tồn tại dưới nhiều hình thức Do đó, bảo lãnh ngân hàng giúp các doanhnghiệp yên tâm khi ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng mà không tốn thêm nhiều thờigian
- Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng còn giúp các doanh nghiệp trong việc lựa chọn đối tácthích hợp và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh Khi bên được bảo lãnh khôngthực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh thì bên
Trang 5phía ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của mình, giúp bênnhận bảo lãnh được bù đắp thiệt hại một cách nhanh chóng và do đó hoạt đông kinhdoanh sẽ được diễn ra một cách bình thường.
* Đối với bên được bảo lãnh
- Bảo lãnh ngân hàng giúp doanh nghiệp tiếp cận thêm được tới những khách hàng mới.Trong quan hệ thương mại, ngoài những bạn hàng truyền thống, các doanh nghiệp luônluôn mở rộng thị phần của mình tới những vùng mới, với những đối tác mới Trongnhững giao dịch này, các bên còn chưa hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau Để tạo an toàn vàtăng thêm độ tin cậy, một bên thường sẽ yêu cầu bên kia phải có bảo lãnh ngân hàng Bảolãnh ngân hàng làm tăng uy tín cho doanh nghiệp vì được ngân hàng đứng ra bảo đảm
- Bảo lãnh ngân hàng giúp doanh nghiệp nghiêm túc hơn trong việc hoàn thành hợp đồng
- Nhiều trường hợp, bảo lãnh ngân hàng là giúp doanh nghiệp tiếp cận tới hợp đồng Bảolãnh ngân hàng giúp doanh nghiệp nhận được tài trợ từ đối tác ( bảo lãnh tiền ứng trước),hoặc từ các tổ chức tín dụng ( bảo lãnh vay vốn )… giúp doanh nghiệp tiết kiệm được mộtkhoản vốn đáng kể, và có thêm hình thức vay vốn mới để tài trợ cho nhu cầu vốn củadoanh nghiệp
1.1.3.3 Đối với nền kinh tế
Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ra đời, tồn tại, và phát triển là một tất yếu khách quan Nóđóng vai trọng đối với nền kinh tế, thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Bảo lãnh ngân hàng như là chất xúc tác, điều hòa và xúc tiến các mối quan hệ trọnghoạt động kinh tế Nhờ có sự tham gia của bảo lãnh ngân hàng, các bên yên tâm tham gia
ký kết hợp đồng và có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ký kết Do vậy ta thấynghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đã đem lại lợi ích cho các bên, góp phần thúc đẩy buôn bángiữa các bên, do đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển
- Bảo lãnh ngân hàng còn là công cụ đề phòng rủi ro cho doanh nghiệp Thông qua nghiệp
vụ bảo lãnh, các doanh nghiệp có thể yên tâm thực hiện hợp đồng và từ đó thúc đẩy cácdoanh nghiệp nhanh chóng thực hiện đúng hợp đồng như đã ký kết
- Bảo lãnh ngân hàng góp phần đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất trong và ngoài nước.Hầu hết các doanh nghiệp không có đủ uy tín đối với các tổ chức cho vay, thông qua bảolãnh ngân hàng, các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với các khoản vay có lãi suất thấp.Với nguồn vốn này, các doanh nghiệp có thể đầu tư mua sắm, đổi mới trang thiết bị máymóc phục vụ cho hoạt động sản xuất Hiện nay, nước ta đang trong thời kì công nghiệp
Trang 6hóa - hiện đại hóa, nhân tố về vốn, con ngưòi và công nghệ là điều kiện cần thiết để phục
vụ cho sự phát triển Sản xuất phát triển sẽ giúp nền kinh tế phát triển
- Bảo lãnh ngân hàng giúp tăng cường mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các quốc gia
1.1.4 Chức năng của bảo lãnh ngân hàng
1.1.4.1 Bảo lãnh ngân hàng là công cụ tài trợ.
Trong hoạt động kinh tế, nhu cầu về vốn luôn là vấn đề cần thiết đối với mọi chủthể Đặc biệt là đối với những hợp đồng đòi hỏi vốn lớn, diễn ra trong thời gian dài thìviệc tìm nguồn tài trợ lại tỏ ra vô cùng cấp thiết trong khi các doanh nghiệp lại khó tiếpcận với các khoản vay dài hạn của các tổ chức tín dụng
Đa số các công trình xây dựng tham gia bảo lãnh ngân hàng đều có giá trị cao, và thờigian thi công dài, thêm vào đó các công ty xây dựng có thể gặp nhiều rủi ro khi phải hoànthành công trình hoặc từng hạn mục mới được chủ thầu thanh toán Do đó các công ty xâydựng thương lượng để được nhận một khoản tiền ứng trước Khoản tiền này chính là sự tàitrợ của chủ thầu dành cho công ty xây dựng Ngân hàng phục vụ bên phía công ty xây dựngphát hành thư bảo lãnh thanh toán để cho công ty nhận được khoản tiền ứng trước từ chủ đầu
tư Theo đó, ngân hàng phát hành bảo lãnh cam kết cho người thụ hưởng trong trường hợpcông ty xây dựng không thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ số tiền ứng trước kia Ở đâyngân hàng không đứng ra cho vay mà chỉ dùng uy tín của mình để tài trợ cho công ty xâydựng được nhận khoản tiền ứng trước, đáp ứng nhu cầu về vốn trước mắt
Do vậy bảo lãnh ngân hàng đóng vai trò là công cụ tài trợ
1.1.4.2 Bảo lãnh ngân hàng là công cụ bảo đảm
Như ta đã biết, mục đích của bảo lãnh ngân hàng là thanh toán cho bên nhận bảo lãnhkhi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy nghĩa vụ của mình Mặc dùtrên thực tế bên nhận bảo lãnh không mong muốn bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng đểđược nhận bồi hoàn từ ngân hàng Họ chỉ coi nó như là một công cụ bảo đảm cho hợp đồngnếu bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng Hơn nữa bảo lãnh còn được dùng trong các hoạtđộng như: thi công, bảo hành sản phầm, dự thầu ….Do vậy bảo lãnh ngân hàng là công cụbảo đảm chứ không phải là công cụ thanh toán như L/C
1.1.4.3 Bảo lãnh là công cụ đánh giá
Trước khi đồng ý bảo lãnh, ngân hàng phải kiểm tra đánh giá toàn diện bên đượcbảo lãnh như: khả năng thực hiện hợp đồng, khả năng tài chính, uy tín…Đây là những
Trang 7điều mà bên nhận bảo lãnh ít có khả năng thẩm định được Do vậy thông qua bảo lãnhngân hàng, bên nhận bảo lãnh có những thông tinchính xác để đánh giá đúng đối tác củamình, tăng độ tin cậy giữa hai bên.
1.1.4.4 Bảo lãnh ngân hàng là công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồng
Trong bảo lãnh ngân hàng, Ngân hang chỉ thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khixuất hiện sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh Trong suốt thời gian bảo lãnh cònhiệu lực, bên nhận bảo lãnh hoàn toàn có quyền yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnhthanh toán hợp đồng Do đó ngân hàng luôn phải kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thựchiện hợp đồng của bên được bảo lãnh Hơn nữa khi ngân hàng thanh toán cho bên nhậnbảo lãnh, thì bên được bảo lãnh phải có trách nhiệm bồi hoàn lại cho ngân hàng Đâyđược coi như là một khoản vay của bên đựợc bảo lãnh Do vậy ngân hàng phải luôn đốcthúc bên được bảo lãnh hoàn trả lại số tiền trên
1.1.5 Phân loại bảo lãnh ngân hàng
1.1.5.1 Phân loại theo mục đích bảo lãnh
* Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về
việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàngkhông thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.
(Điều 5 khoản 1 Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng, ban hành kèm theoQuyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.)
Bảo lãnh thanh toán thường được sử dụng trong các hợp đồng mua bán trả chậmnhằm cung cấp sự đảm bảo cho người thụ hưởng có thể nhận được khoản thanh toán mộtcách thuận lợi, đầy đủ đúng hạn về các sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ đã cung ứng chongười được bảo lãnh Đây là loại bảo lãnh phổ biến ở các nước đang phát triển và có thể sửdụng thay thế cho phương pháp tín dụng chứng từ
* Bảo lãnh vay vốn
Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc
sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy
đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh.(Điều 5 khoản 2 Quy chế về nghiệp vụbảo lãnh của các ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.)
Trang 8Vì số tiền bảo lãnh thường lớn nên rủi ro của ngân hàng trong vai trò người bảo lãnh làrất cao Do đó ngân hàng cần phải xem xét kĩ lưỡng tính khả thi của dự án, tài sản thế chấp và
tư cách người vay để quyết định xem bảo lãnh có bảo lãnh hay không bởi vì ngân hàng là bên
có trách nhiệm trả tiền thay khi người vay không có khả năng hoàn trả các khoản nợ đến hạn
Số tiền và thời hạn bảo lãnh là số tiền, thời hạn ghi trong thư bảo lãnh theo đề nghịcủa bên đi vay phù hợp với hợp đồng vay vốn
Ngoài hình thức phát hành thư bảo lãnh, ngân hàng có thể bảo lãnh vay vốn bằngcách mở L/C trả chậm, ký bảo lãnh trên các hối phiếu và giấy nhận nợ theo yêu cầu củangười được bảo lãnh nợ đầy đủ, đúng hạn
Có 2 loại bảo lãnh vay vốn:
+ Bảo lãnh vay vốn trong nước
+ Bảo lãnh vay vốn nước ngoài
* Bảo lãnh dự thầu
Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo
đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt
do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên
mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay (Điều 5 khoản 3 Quy chế về nghiệp vụbảo lãnh của các ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.)
Sau khi công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu đối với côngtrình đấu thầu, chủ đầu tư lập thư mời thầu gửi các nhà thầu liên quan Đến thời gian quyđịnh, nhà thầu phải gửi hồ sơ dự thầu để tham gia đấu thầu cho chủ đầu tư kèm theo thưbảo lãnh dự thầu của ngân hàng Trong thư bảo lãnh, ngân hàng phải ghi rõ tên nhà thầu,tên công trình, số tiền bảo lãnh, thời gian hiệu lực, nội dung bảo lãnh và lãnh đạo ngânhàng ký tên đóng dấu vào thư bảo lãnh, với số tiền bảo lãnh thường là 2% - 5% giá trị hợpđồng đấu thầu Mục đích bảo lãnh dự thầu là nhằm bù đắp những thiệt hại về thời igan,chi phí cho chủ thầu di những vi phạm của người dự thầu gây ra như: rút đơn thầu, trúngthầu nhưng bỏ không ký tiếp hợp đồng cung cấp, bổ sung thêm các điều kiện khi ký hợpđồng so với bản dự thầu… Nếu những vi phạm trên xảy ra, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệmtrả cho chủ đầu tư tối đa là số tiền bảo lãnh xây dựng công trình là rất cần thiết, nhằmràng buộc nhà thầu về mặt kinh tế, phải tham gia đấu thầu thực sự Nếu nhà thầu khôngtuân thủ theo quy chế đấu thầu, sẽ phải mất khoản tiền mà ngân hàng đã đứng ra bảo lãnh.Bảo lãnh dự thầu còn có tác dụng để cho bên chủ thầu thấy đơn dự thầu là một đề nghị
Trang 9nghiêm túc và bên dự thầu sẽ ký kết hợp đồng nếu trúng thầu Việc ngân hàng cấp bảolãnh dự thầu hàm ý năng lực tài chính của người dự thầu là lành mạnh, ngoài ra nếu trúngthầu ngân hàng sẽ xem xét tiếp các khoản bảo lãnh khác như bảo lãnh thực hiện hợpđồng, bảo lãnh đặt cọc.
Thời hạn bảo lãnh dự thầu kết thúc trong các trường hợp sau :
+ Người dự thầu trúng thầu và đã ký bảo lãnh thực hiện hợp đồng
+ Người dự thầu không trúng thầu
* Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo
lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng
đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồithường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ
chức tín dụng sẽ thực hiện thay ( Điều 5 khoản 4 Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các
ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 củaThống đốc Ngân hàng Nhà Nước.)
Như vậy trong trường hợp hợp đồng do khách hàng cung cấp không đúng hạn,không đúng chất lượng cam kết thì đều gây tổn thất cho bên thứ ba Và bảo lãnh ngânhàng giúp bù đắp một phần tổn thất cho bên thứ ba (đảm bảo cho họ tránh được rủi ro) đồngthời thúc đẩy khách hàng thực hiện hợp đồng một cách nghiêm chỉnh
Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ 10 - 15 % tổng giá trị hợp đồng tùy theo loạihình và quy mô hợp đồng Mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể lên trên 15% nhưngphải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận Tuy nhiên số tiền bảo lãnh
có thể giảm dần theo tiến độ thực hiện hợp đồng
Thư bảo lãnh sẽ có giá trị cho đến ngày hoàn thành hợp đồng Thời hạn hiệu lựcđược xác định cụ thể theo thoả thuận giữa hai bên Thời hạn bảo lãnh sẽ bắt đầu từ ngàykết thúc đấu thầu kéo dài cho đến khi hoàn thành hợp đồng như: đã giao xong hàng hoá, máymóc thiết bị đã được vận hành, công trình đã được đưa vào sử dụng…
* Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm
Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là cam kết của của tổ chức tín dụng với
bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượngcủa sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng viphạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện
Trang 10hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay (Điều 5 khoản 5 Quychế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.)
Mục đích của bảo lãnh này là nhằm bảo đảm cho nhà thầu/ nhà xuất khẩu sẽ sửa chữa những hỏng hóc phát sinh sau khi giao hàng, bàn giao công trình hoặc bồi thường được hàng hoá thiếu hụt, phẩm chất kém
Hiệu lực của bảo lãnh này là trong thời gian bảo hành sản phẩm Số tiền bảo lãnh thấp hơn nhiều so với bảo lãnh thực hiện hợp đồng, thường từ 2% -5% giá trị hợp đồng
Có 2 loại bảo lãnh chất lượng sản phẩm:
- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng công trình Bảo lãnh bảo đảm chất lượng công trình được sửdụng nhiều trong hợp đồng xây lắp.Bảo lãnh này nhằm thuyết phục chủ đầu tư thanhtoán nốt số tiền mà họ đã giữ lại để bảo đảm nhà thầu sẽ sửa chữa những hỏng hóc có thểxảy ra trong thời gian bảo hành công trình
- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng máy móc thiết bị và hàng hóa
* Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước:
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận
bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng
đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàntrả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽthực hiện thay (Điều 5 khoản 6 Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng, banhành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngânhàng Nhà Nước.)
Trong hầu hết các hợp đồng lớn, nhà xuất khẩu/ nhà thầu thường được ứng trước
từ 5%- 20% giá trị hợp đồng để giúp họ có vốn ban đầu để sản xuất, nhanh chóng giaohàng, thực hiện hợp đồng, đặc biệt trong giai đoạn đầu thực hiện dự án Đổi lại nhà nhậpkhẩu/ chủ đầu tư thường yêu cầu nhà thầu phải nộp một thư bảo lãnh tiền ứng trước để bảođảm việc hoàn trả lại số tiền này trong trường hợp nhà thầu không thực hiện đúng hợp đồng
Mục đích của bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước nhằn đảm bảo cho nhà nhập khẩu/ nhàthầu được nhận lại số tiền đã đặt cọc hay ứng trước trong trường hợp nhà xuất khẩu khônghoàn thành nghĩa vụ hợp đồng, nghĩa là giao hàng đúng như quy định Mục đích bảo lãnhhoàn trả tiền ứng trước có thể rộng hơn bảo lãnh thực hiện hợp đồng Khi hai bên thoả thuậnhuỷ bỏ hợp đồng hay hợp đồng không được thực hiện do lý do khách quan thì thư bảo lãnhtiền ứng trước sẽ bị đòi tiền Lý do là việc trả tiền theo thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước
Trang 11được xem như là trả lại số tiền chủ thầu đã ứng cho nhà thầu, trong khi bảo lãnh thực hiện hợp đồng lại chỉ đảm bảo những tổn thất do vi phạm hợp đồng Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước có hiệu lực khi người bán sử dụng khoản tiền này và hết hiệu lực khi người bán giao hàng lần cuối cộng với một số ngày để người thụ hưởng làm thủ tục đòi tiền nếu có
Trong trường hợp, hợp đồng quy định hàng hoá được giao làm nhiều lần, thì trong hợp đồng bảo lãnh cần quy định điều khoản giảm dần giá trị bảo lãnh tương ứng với hàng hoá được giao Để chứng minh rằng hàng hoá được giao, nhà cung ứng phải xuất trình sau mỗi đợt giao hàng các chứng từ cho ngân hàng phát hành
Có 2 loại bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước gồm:
- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước thi công công trình
- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước sản xuất máy móc thiết bị
1.1.5.2 Phân loại theo hình thức phát hành
* Bảo lãnh trực tiếp.
Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh mà trong đó bên bảo lãnh cam kết bồi thường
không huỷ ngang trực tiếp cho bên thụ hưởng bảo lãnh Theo đó bên bảo lãnh sẽ thanh toán
trực tiếp cho bên nhận bảo lãnh nêu bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng Trong bảo lãnh trực tiếp, thông thường có 3 bên tham gia: bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh Nếu trong trường hợp bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh ở hai quốc gia khác nhau thì sẽ có thêm một ngân hàng khác ở cùng quốc gia với bên nhận bảo lãnh tham gia làm đại lý cho ngân hàng phát hành với nhiệm vụ thông báo thư bảo lãnh cho người thụ hưởng
( 3)
(2) (5) (4)
(1)
Sơ đồ 1.1: Quy trình bảo lãnh trực tiếp
Ngân hàng phát
hành
Người được bảo
lãnh
Ngân hàng thông báo
Người nhận bảo lãnh
Trang 12(1) Hai bên A-B kí kết hợp đồng trong đó quy định A phải mở bảo lãnh cho bên B.
(2) Dự vào hợp đồng cơ sở, bên A đến ngân hàng phục vụ mình đề nghị phát hành bảo
lãnh theo những điều khoản đã thoả thuận ký với ngân hàng một hợp đồng bảo lãnh (3) Nếu chấp thuận bảo lãnh, ngân hàng sẽ phát hành thư bảo lãnh trực tiếp cho người thụhưởng hoặc thông báo qua ngân hàng thông báo
(4) Ngân hàng thông báo khi nhận được bảo lãnh từ ngân hàng phát hành phải kiểm tra tínhchân thực của bảo lãnh sau đó thông báo cho người thụ hưởng Ngân hàng thông báo chỉnhư là một đại lý của ngân hàng phát hành, thực hiện một nhiệm vụ được uỷ thác bởi ngânhàng phát hành
(5) Ngân hàng phát hành thực hiện bồi hoàn cho bên thụ hưởng khi có sự vi phạm của bênđược bảo lãnh
* Bảo lãnh gián tiếp
Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh mà trong đó người xin bảo lãnh yêu cầu ngân
hàng phục vụ mình ( ngân hàng chỉ thị ) đề nghị một ngân hàng khác phát hành thư bảolãnh (gọi là bảo lãnh chính hay là bảo lãnh gốc) và chuyển cho người thụ hưởng bảolãnh
Như vậy, bảo lãnh đối ứng là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng)
với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trườnghợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đốiứng với bên nhận bảo lãnh ( Điều 5 khoản 7 Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngânhàng, ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốcNgân hàng Nhà Nước.)
Để bảo lãnh gián tiếp có hiệu lực thì ngân hàng chỉ thị phải phát hành một thưbảo lãnh cho ngân hàng phát hành bảo lãnh hưởng Thư bảo lãnh giữa hai ngân hàngnày gọi là thư bảo lãnh đối ứng hay bảo lãnh giáp lưng Nội dung và các điều khoản củathư bảo lãnh đối ứng phải giống với nội dung và điều khoản của thư bảo lãnh gốc
Trang 13Ngân hàng thông báo
Ngân hàng phát hành
(4 )
(7)
(3)
(6) (5)
(8) (2)
(1)
Sơ đồ 1.2: Quy trình bảo lãnh gián tiếp
(1) A và B thoả thuận ký một hợp đồng và B yêu cầu A mở một bảo lãnh
(2) Nếu B không tin tưởng vào tiềm lực tài chính của ngân hàng của A hoặc muốn ngân hàng phát hành bảo lãnh phải là một ngân hàng trong nước mình thì sẽ chỉ định ngân hàng phát hành bảo lãnh Nếu A không có quan hệ với ngân hàng phát hành bảo lãnh do B chỉ định thì chỉ thị cho ngân hàng của mình (ngân hàng trung gian) yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh mở bảo lãnh
(3) Ngân hàng trung gian nhận được chỉ thị phát hành sẽ yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh theo mẫu hoặc những điều khoản và điều kiện để thoả thuận đồng thời mở bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng phát hành bảo lãnh
(4) Ngân hàng phát hành sẽ phát hành bảo lãnh và gửi bảo lãnh cho ngân hàng thông báo hoặc cũng có thể phát hành bảo lãnh trực tiếp cho người thụ hưởng, căn cứ vào bảo lãnh đối ứng
(5) Ngân hàng thông báo sau khi nhận được bảo lãnh từ ngân hàng phát hành, thì kiểm tra tính chân thực của bảo lãnh và thông báo cho người thụ hưởng
(6) Ngân hàng phát hành thanh toán cho người thụ hưởng nếu họ xuất trình những chứng từ phù hợp với yêu cầu và trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh
Người được bảo lãnh
Ngân hàng phát hành
Người nhận bảo lãnh
Trang 14(7) Ngân hàng trung gian bồi hoàn cho ngân hàng phát hành.
(8) Bên được bảo lãnh đền bù cho ngân hàng trung gian
Người thụ hưởng hoàn toàn không có quyền yêu cầu ngân hàng trung gian thanh toán bảo lãnh bởi vì giữa ngân hàng trung gian và người thụ hưởng hoàn toàn không có quan hệ gì Như vậy thì ngân hàng phát hành bảo lãnh hoàn toàn không có quyền yêu cầu người được bảo lãnh bồi hoàn Chỉ có ngân hàng trung gian mới có nghĩa vụ bồi hoàn cho ngân hàng phát hành theo bảo lãnh đối ứng
Với bảo lãnh gián tiếp người được bảo lãnh thường phải chịu chi phí bảo lãnh cao hơn so với bảo lãnh trực tiếp
* Đồng bảo lãnh
Đồng bảo lãnhlà việc nhiều tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng thông qua một tổ chức tín dụng đầu mối ( Điều 12 khoản 1 Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số
26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.)
( Điều 12 khoản 3 Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước)
(3)
(6) (2) (5) (4)
(1)
Sơ đồ 1.3: Quy trình đồng bảo lãnh
(1) Quan hệ hợp đồng giữa bên được bảo lãnh và bên được thụ hưởng
Ngân hàng phát hành
Ngân hàng xác nhận
Người nhận bảo lãnh
Người được bảo lãnh NH3
NH1
NH2
Trang 15(2) Người được bảo lãnh chỉ thị cho ngân hàng bảo lãnh chính phát hành bảo lãnh
(3) Các ngân hàng thành viên phát hành bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng bảo lãnh chính (4) Căn cứ vào các bảo lãnh đối ứng của các ngân hàng thành viên, ngân hàng phát hành bảo lãnh chính mở bảo lãnh Người thụ hưởng sẽ được thông báo thông qua ngân hàng thông báo nếu có
(5) Ngân hàng phát hành bảo lãnh chính bồi hoàn cho người thụ hưởng khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng
(6) Người được bảo lãnh bồi hoàn lại cho ngân hàng bảo lãnh chính
* Xác nhận bảo lãnh
Xác nhận bảo lãnh là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng (bên xác nhận bảo
lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng ( Điều 5 khoản 8 Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước)
Nếu người thụ hưởng có thể muốn một ngân hàng trong nước của mình xác nhận bảo lãnh do một ngân hàng nước ngoài phát hành và như vậy người thụ hưởng có thể xuất trình những chứng từ theo yêu cầu của bảo lãnh đến ngân hàng xác nhận và được đề nghị thanh toán
(4)
(2) (3) (5)
(1)
Sơ đồ 1.4: Quy trình xác nhận bảo lãnh
(1) Hai bên ký kết hợp đồng gốc, là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh
Ngân hàng phát hành
Người nhận bảo lãnh Người được bảo lãnh
Trang 16(2) Người xin bảo lãnh làm đơn yêu cầu ngân hàng pháth ành thư bảol ãnh cho đối tác trong hợp đồng gốc thụ hưởng.
(3) Ngân hàng bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng Khi hợp đồng bị vi phạm, ngân hàng phát hành bảo lãnh bồi thường cho người thụ hưởng
(4) Ngân hàng phát hành bảo lãnh đề nghị ngân hàng xác nhận phát hành thư bảo
lãnh cho người thụ hưởng
(5) Ngân hàng xác nhận phát hành thư xác nhận bảo lãnh cho người thụ hưởng Khi ngân hàng phát hành bảo lãnh vi phạm hợp đồng, ngân hàng xác nhận sẽ bồi thường cho người
thụ hưởng.
1.1.5.3 Phân loại theo điều kiện bảo lãnh
* Bảo lãnh có điều kiện
Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh mà việc thanh toán chỉ có thể được tiến
hành khi người thụ hưởng xuất trình kèm theo thư bảo lãnh một số chứng từ, kèm theo phán quyết của toà án hay giấy chứng nhận được quy định trước Các yêu cầu văn bản ở mỗi bảo lãnh cũng khác nhau có thể là thư tín dụng dự phòng, xác nhận của một chuyên gia, tổ chức trọng tài về việc vi phạm của người được bảo lãnh
Loại bảo lãnh này bảo vệ người được bảo lãnh tốt hơn, giúp họ tránh được việc giả dối,lạm dụng chứng từ hàng hoá hoặc việc khiếu nại không trung thực của bên nhận bảo lãnh.Nhưng lại có nhược điểm đối với bên nhận bảo lãnh đó là sự chậm trễ trong việc trả tiền bồithường cho bên nhận bảo lãnh khi có yêu cầu của người này, không đảm bảo lợi ích cho bênnhận bảo lãnh
* Bảo lãnh vô điều kiện
Bảo lãnh vô điều kiện là loại bảo lãnh mà việc thanh toán sẽ được thực hiện ngay khi
ngân hàng nhận được yêu cầu đầu tiên bằng văn bản của bên nhận bảo lãnh thông báo rằngbên được bảo lãnh đã vi phạm hợp đồng mà không đòi hỏi phải có chứng từ kèm theo.Cần lưu ý là văn bản đòi tiền do người thụ hưởng đơn phương lập không cần có sự xácnhận của người được bảo lãnh hoặc của bên thứ ba nào khác
Bảo lãnh này có ưu điểm đối với bên nhận bảo lãnh đó là đảm bảo tuyệt đối quyềnlợi Ngân hàng phát hành không được viện dẫn bất ký lý do nào liên quan đến hợp đồnggốc để trì hoãn việc thanh toán Nhưng rất bất lợi cho ngân hàng và bên được bảo lãnh, họluôn ở thế bị động và dễ bị lợi dụng lừa đảo
1.1.5.4 Các loại bảo lãnh khác
Trang 17* Thư tín dụng dự phòng
Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận đượcL/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước nhưng không có khả năng giao hàng, hoặc không hoànthành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C, đòi hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuấtkhẩu phát hành một L/C trong đó cam kết với người nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đãđặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu Như vậy thư tín dụng dự phòngthường được sử dụng với mục đích tương tự như bảo lãnh thanh toán nhằm bảo đảm an toànthanh toán trong trường hợp bên được bảo lãnh có thể không thực hiện hợp đồng
Thư tín dụng dự phòng khác với một thư tín dụng thông thường ở những điểm sau:
- Người làm đơn mở là người xuất khẩu và ngân hàng bên xuất khẩu sẽ phát hành thư bảo lãnh
- Người thụ hưởng là người nhập khẩu trong khi người thụ hưởng của thư tín dụng thôngthường là người xuất khẩu
- Thư tín dụng dự phòng là một phương tiện bảo lãnh trong khi thư tín dụng thông thường là một phương tiện thanh toán
Thư tín dụng dự phòng được áp dụng trong những trường hợp sau:
- Mua bán máy móc và thiết bị toàn bộ
- Mua bán đổi hàng, mua bán lại
- Mua bán nguyên vật liệu với khối lượng lớn, thời hạn dài
* Bảo lãnh vận đơn
Bảo lãnh vận đơn nhằm bảo vệ người có quyền lợi chính đáng trước việc lợi dụngvận đơn Số tiền bảo lãnh từ 100%-150% trị giá hàng hoá để có thể bù đắp những thiệt hạiphát sinh, thường cho tới khi chủ hàng có hàng mới
Có hai loại bảo lãnh vận đơn:
- Bảo lãnh vận đơn người xuất khẩu là người đề nghị phát hành: trong trường hợp này,ngân hàng cam kết với người nhập khẩu bồi thường mọi thiệt hại có thể xảy ra đối với họnếu vận đơn gốc không được xuất trình hoặc xuất trình hoặc xuất trình không kịp thời
- Bảo lãnh vận đơn người nhập khẩu là người đề nghị phát hành: ngân hàng cam kết vớingười chủ vận tải sẽ bồi thường mọi khoản thiệt hại nếu hàng hoá được giao cho một ngườikhông có quyền nhận hàng, do chứng từ thất lạc, đến chậm hơn tàu hoặc chủ hàng vận tảiđược uỷ nhiệm nhận hàng không có chứng từ để sử dụng
* Bảo lãnh hối phiếu
Là cam kết của ngân hàng trả tiền của ngân hàng cho bên thụ hưởng khi hối phiếu
Trang 18đến hạn trả tiền mà bên được bảo lãnh không thực hiện đúng các trách nhiệm tài chínhnhư đã quy định Với hình thức bảo lãnh này phải ghi rõ nội dung và kèm theo chữ ký củađại diện bên đứng ra bảo lãnh
Ngân hàng chịu trách nhiệm giống trách nhiệm của người được bảo lãnh đối với bên thụhưởng trừ khi ngân hàng đã quy định trên hối phiếu
* Bảo lãnh thuế quan
Mục đích của loại bảo lãnh này nhằm đảm bảo cho người có trách nhiệm nộp thuếtrước những đòi hỏi của cơ quan thuế quan do chưa được thực hiện nghĩa vụ thuế của mình,như trong trường hợp nhập hàng tạm thời để tham gia hội chợ, nhập máy móc công cụ để lắpráp công trình xây dựng
Giá trị bảo lãnh do cơ quan thuế quan ấn định tuỳ từng trường hợp cụ thể khácnhau Thời hạn bảo lãnh cho đến khi hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế
* Bảo lãnh sai sót trong chứng từ nhờ thu
Theo như đề nghị của nhà xuất khẩu, ngân hàng sẽ cam kết với người nhập khẩu rằng
sẽ bù đắp những thiệt hại phát sinh trong phương thức thanh toán nhờ thu do việc xuất trìnhchứng từ không phù hợp với những điều khoản của hợp đồng mua bán hay số lượng chứng
từ thiếu không được gửi tiếp theo
* Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Là việc ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho việc phát hành cổ phiếu của một công ty thường chưa có uy tín trên thị trường Với loại bảo lãnh này trách nhiệm của ngân hàng là phải thanh toán đủ mệnh giá
1.1.6 Quy trình bảo lãnh ngân hàng
Quy trình bảo lãnh ngân hàng gồm có 5 bước sau :
Sơ đồ 1.5: Quy trình bảo lãnh ngân hàng
*Bước 1 : Tiếp nhận hồ sơ, hoàn chỉnh hồ sơ
Tiếp nhận
hồ sơ, hoàn
chỉnh hồ sơ
NH thẩm định và đưa
ra quyết định bảo lãnh
NH ký hợp đồng bảo lãnhvà lập thư bảo lãnh
Quản lý sau khi phát hành thư bảo lãnh
Kết thúc bảo lãnh
Trang 19- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ bao gồm hồ sơ chung và hồ sơ riêng đối với từng loạibảo lãnh
- Kiểm tra hoàn chỉnh hồ sơ Đối với hồ sơ chưa đầy đủ, báo cáo cầp quản lý trực tiếp để
có hướng giải quyết
* Bước 2 : Ngân hàng thẩm định hồ sơ và đưa ra quyết định bảo lãnh
- Ngân hàng thẩm định hồ sơ gồm có :
+ Kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh
+ Kiểm tra năng lực pháp luật, hành vi của khách hàng
+ Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng
+ Đánh giá về tài sản đảm bảo
+ Phân tích hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và bên thứ ba
+ Phân tích yêu cầu bảo lãnh của bên thứ ba
+ Đánh giá rủi ro của bảo lãnh
- Lâp tờ trình: sau khi thẩm định các nội dung trên, căn cứ vào ý kiến của các phòngnghiệp vụ liên quan, lập tờ trình lên các cấp quản lý và các cấp có thẩm quyền phê duyệt
* Bước 3 : Ngân hàng ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh
- Ngân hàng hoàn chỉnh hồ sơ bảo lãnh
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm: ký hợp đồng bảo đảm, công chứng đăng ký giao dịchđảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành, nhập kho tài sản đảm bảo
- Cán bộ có thẩm quyền ký hợp đồng bảo lãnh
- Soạn thư bảo lãnh theo mẫu của khách hàng hoặc theo mẫu của ngân hàng
- Phong tỏa số tiền ký quỹ
- Thu phí bảo lãnh
- Cán bộ ngân hàng trình duyệt ký
* Bước 4 : Quản lý sau khi phát hành thư bảo lãnh.
Sau khi phát hành thư bảo lãnh, ngân hàng tiến hành kiểm tra, theo dõi quá trình thựchiện hợp đồng của bên được bảo lãnh để đưa ra các phương án giải quyết kịp thời trường hợpxảy ra Đồng thời hạch toán số dư bảo lãnh, thu phí bảo lãnh theo hợp đồng đã kí
* Bước 5: Kết thúc bảo lãnh
Sau khi thư bảo lãnh hết hiệu lực hoặc thông báo của bên nhận bảo lãnh về việchoàn thành nghĩa cụ của bên được bảo lãnh, ngân hàng tiến hành tất toán bảo lãnh, giảitỏa tài sản đảm bảo, đánh giá kết quả bảo lãnh, lưu trữ hồ sơ
1.1.7.Các yếu tố trong bảo lãnh ngân hàng
Trang 201.1.7.1 Nội dung thư và hợp đồng bảo lãnh ngân hàng.
Nội dung thư bảo lãnh
Phát hành thư bảo lãnh chỉ là một trong các hình thức bảo lãnh của ngân hàng, tuy nhiênđây là hình thức phổ biến và thông dụng nhất Thông qua thư bảo lãnh chúng ta có thểhiểu rõ hơn một số khái niệm cũng như nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
Tuy nhiên một thư bảo lãnh bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
- Bên được bảo lãnh
- Bên nhận bảo lãnh
- Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh
- Ngân hàng thông báo, ngân hàng chỉ thị, ngân hàng xác nhận ( nếu có )
- Dẫn chiếu hợp đồng cơ sở
- Số tiền tối đa và loại tiền bảo lãnh
- Điều kiện về yêu cầu thanh toán
- Thời gian hiệu lực của bảo lãnh
- Điều khoản giảm dần giá trị
- Cam kết bảo lãnh chính thức của ngân hàng
- Ngoài ra có thể có các điều khoản khác như dẫn chiếu luật áp dụng, thời gian thanh toán bảolãnh…
Một thư bảo lãnh thường bao gồm những nội dung sau:
* Tên, địa chỉ người nhận
* Phần mở đầu:
- Các thành viên tham gia hợp đồng, số hợp đồng, ngày ký hợp đồng
- Tên hàng, giá trị hàng (công trình)
- Mục đích bảo lãnh
Phần này có thể giới thiệu qua về nghiệp vụ chính từ đó dẫn tới thiết lập thư bảo lãnh ngânhàng Tuy nhiên, phần này không mang tính bắt buộc nhưng cần thiết để làm rõ các phần sau
* Phần nội dung: Tuyên bố trách nhiệm của ngân hàng:
- Ngân hàng đứng ra bảo lãnh: tên, địa chỉ
- Bên chỉ thị bảo lãnh:Tên, địa chỉ
- Bên thụ hưởng bảo lãnh: Tên, địa chỉ
- Hợp đồng cơ sở dẫn tới bảo lãnh
- Số tiền tối đa và loại tiền phải trả :
Nếu không quy định điều này người thụ hưởng có thể yêu cầu đòi tiền lớn hơn số tiền
Trang 21trong thư bảo lãnh Số tiền tối đa này không bao gồm lãi suất phạt trong trường hợp ngânhàng trả chậm
Loại tiền trong thư bảo lãnh không nhất thiết phải là đồng tiền trong hợp đồng cơ sở
- Điều kiện đòi tiền: đây là điều khoản quan trọng nhất của một thư bảo lãnh vì nó thể hiệnmối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng cơ sở và sự thoả thuận về phân chia rủi ro giữacác chủ thể này Thông thường trong thư bảo lãnh có các điều kiện sau:
+ Trả tiền theo yêu cầu đầu tiên
+ Trên cơ sở xuất trình chứng từ hoặc phán quyết của toà án
- Thời hạn hiệu lực: có ba cách quy định ngày hết hạn
+ Quy định ngày cụ thể theo lịch
+ Dựa trên một sự kiện xảy ra trong hợp đồng cơ sở Ví dụ như thư bảo lãnh tiền ứng trướctrong hợp đồng mua bán thường quy định ngày hết hiệu lực là ngày người xuất khẩu hoànthành nghĩa vụ giao hàng Việc quy định này thường dùng với các trường hợp không xácđịnh cụ thể ngày hoàn thành nghĩa vụ của người được bảo lãnh
+ Phối hợp hai cách trên: chẳng hạn thư bảo lãnh tiền ứng trước có thể quy định nó sẽ hết hiệulực khi kết thúc giao hàng lần cuối nhưng không được muộn hơn một ngày cụ thể nào đó
- Điều khoản khấu trừ (nếu có): điều khoản này có ý nghĩa làm giảm số tiền tối đa của thưbảo lãnh theo tiến độ thực hiện hợp đồng và do đó làm giảm trách nhiệm của ngân hàng vàngười được bảo lãnh theo thư bảo lãnh
Điều khoản này thường xuất hiện trong thư bảo lãnh tiền vay vốn, bảo lãnh tền ứngtrước
- Các nội dung khác như : thời gian trả tiền của ngân hàng, chuyển nhượng, luật áp dụng và cơquan tài phán
- Chữ ký của người có thẩm quyền: thư bảo lãnh có thể lập bằng văn bản có chữ ký củangười có thẩm quyền hoặc bằng Telex có khoá mã
Hợp đồng bảo lãnh
Sau khi quyết định phát hành bảo lãnh, tổ chức tín dụng và khách hàng đề nghịbảo lãnh, các bên liên quan( nếu có ) ký hợp đồng bảo lãnh Hợp đồng bảo lãnh “là thoảthuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tíndụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về việc tổ chức tíndụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh” ( Điều 2 khoản
Trang 222b Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước).
Hợp đồng bảo lãnh gồm các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng và khách hàng
- Số tiền, thời hạn bảo lãnh và phí bảo lãnh
- Mục đích, phạm vi, đối tượng bảo lãnh
- Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Hình thức bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh, giá trị tài sản làm bảo đảm
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Quy định về bồi hoàn sau khi tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa bảo lãnh
- Giải quyết tranh chấp phát sinh
- Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên
Nếu xét bảo lãnh dưới góc độ một sản phẩm dịch vụ thì phí bảo lãnh chính là giá cảcủa dịch vụ đó Phí bảo lãnh đề ra phải đảm bảo bù đắp được các chi phí mà ngân hàngphải bỏ ra, có tính đến các rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu
Phí bảo lãnh theo tỷ lệ phí được tính theo công thức:
Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh
Trong đó:
Số tiền bảo lãnh: Là số tiền ngân hàng cam kết trả thay khi bên được bảo lãnh không thực
hiện đúng hợp đồng được ghi trong hợp đồng bảo lãnh và được ghi trong thư bảo lãnh
Tỷ lệ phí (%): Được quy định cụ thể với từng loại bảo lãnh, từng ngân hàng và từng quốc
gia khác nhau Tỷ lệ phí là cao hay thấp tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro của hợp đồng
Phí bảo lãnh được tính vào phí dịch vụ nói chung của ngân hàng và đóng góp trực tiếp vàolợi nhuận của ngân hàng
Trong trường hợp có bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do cácbên thoả thuận, trên cơ sở mức phí bảo lãnh được khách hành chấp nhận thanh toán
Trang 23Các bên tham gia đồng bảo lãnh thoả thuận mức phí bảo lãnh mỗi bên đượchưởng, trên cơ sở thoả thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh của từng bên và mức phí bảolãnh thu được của khách hàng.
Trường hợp tổ chức tín dụng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùngtham gia thực hiện thì tổ chức tín dụng thoả thuận với từng khách hàng về mức phí phảitrả, trên cơ sở nghĩa vụ tương ứng của mỗi khách hàng trong hợp đồng liên đới tráchnhiệm giữa các khách hàng
( Điều 15 Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định
số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước)
Khách hàng chậm thanh toán phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng sẽ chịu lãi suất nợquá hạn không quá 150% lãi suất các khoản vay được bảo lãnh trong trường hợp bảolãnhvay vốn, hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà tổ chức tín dụng đó đang thực hiện đối với số phíchậm trả của các loại bảo lãnh khác
Ngay khi phát hành bảo lãnh, ngân hàng tiến hành thu phí bảo lãnh từ người xin bảolãnh
1.1.7.3 Tài sản đảm bảo trong bảo lãnh ngân hàng
- Căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và uy tín của kháchhàng, tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ thỏa thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện phápbảo đảm cho khoản bảo lãnh Các hình thức bảo đảm bao gồm ký quý, cầm cố, thế chấp tài sản,
bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, bảo lãnh đối ứng của các tổ chức tín dụng khác và các
biện pháp đảm bảo phù hợp theo luật định
- Tài sản thế chấp là các bất động sản có khả năng chuyển nhượng dễ dàng, phải có chứngnhận quyền sở hữu (bản gốc), có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước
- Tài sản cầm cố là các tài sản có giá trị như vàng, đá quý, trái phiếu, tín phiếu… vớivàng, đá quý phải được kiểm định của ngân hàng bảo lãnh hoặc cơ quan chuyên môn dongân hàng chỉ định, doanh nghiệp tự đóng gói có sự chứng kiến của ngân hàng trước khigiao cho ngân hàng bảo lãnh Với trái phiếu và tín phiếu phải đảm bảo còn thời hạn thanhtoán, do tổ chức có tín nhiệm phát hành, có thể chuyển nhượng dễ dàng và thuộc quyền sởhữu của bên được bảo lãnh
- Riêng đối với các doanh nghiệp Nhà nước, việc sử dụng tài sản hình thành bằng nguồnngân sách để thế chấp phải có sự đồng ý của cơ quan tài chính cung cấp, đồng ý bằng vănbản Trong thời gian bảo lãnh, ngân hàng phải chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi số dưtrên tài khoản ký quỹ và tài sản thế chấp, cầm cố của doanh nghiệp để đảm bảo luôn tương
Trang 24ứng với số tiền còn đang được bảo lãnh Trường hợp tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá
có hạn trước khi thời hạn của bảo lãnh kết thúc thì khách hàng phải đổi tài sản khác đủtiêu chuẩn để đảm bảo Nếu thực hiện không đúng, bên xin bảo lãnh sẽ phải chịu phạttính đến giá trị tài sản đảm bảo còn thiếu
1.1.8 So sánh bảo lãnh ngân hàng với các hình thức khác
* Phân biệt bảo lãnh ngân hàng với thư tín dụng
Mang chức năng bảo đảm Mang chức năng thanh toán
Trả tiền theo yêu cầu đầu tiên Thanh toán khi người thụ hưởng xuất trình
bộ chứng từ hợp lệTrả tiền khi có vi phạm Thanh toán khi hoàn thành nghĩa vụ
Không có điều lệ thống nhất
mà theo tập quán Theo điều lệ thống nhất của phòng thươngmại quốc tế.
Thông thường người đứng ra xin bảo
* Phân biệt bảo lãnh ngân hàng với bảo hiểm
Người thụ hưởng là người ký kết hợp đồng
với người xin mở bảo lãnh
Người hưởng lợi là người tham gia muabảo hiểm
Do ngân hàng phát hành bằng việc phát
hành thư bảo lãnh
Do công ty bảo hiểm phát hành
Bảo lãnh ngân hàng thực chất là lấy số tiền
của bên được bảo lãnh cho bên nhận bảo
lãnh
Bảo hiểm thực chất là quá trình phân chiatổn thất của một số người cho tất cả các bêntham gia bảo hiểm
Bảo lãnh ngân hàng dùng để đề phòng rủi
ro
Bảo hiểm dùng để khắc phục rủi ro
Ngân hàng phải thanh toán ngay sau khi
bên nhận bảo lãnh thấy bên được bảo lãnh
Trong trường hợp xảy ra rủi ro, bảo hiểmphải mất một thời gian để xác định thiệt
Trang 25vi phạm và gửi văn bản đến ngân hàng hại, trách nhiệm thanh toán phụ thuộc vào
các bằng chứng thu thập được
1.1.9 Rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng.
Hoạt động bảo lãnh cũng là một trong những nghiệp vụ tín dụng mà ngân hàng thực hiện, do đó từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng ta có thể thấy ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro như sau :
* Rủi ro tín dụng
Trong bảo lãnh ngân hàng có loại bảo lãnh bảo đảm hoàn trả vốn vay Tuy không phát tiền vay nhưng trách nhiệm, nghĩa vụ ngân hàng trong nghiệp vụ này cũng tương đương như nghiệp vụ cho vay Hoạt động bảo lãnh bảo đảm hoàn trả vốn vay đặt ngân hàng trước cùng một rủi ro như rủi ro của các món cho vay trực tiếp
Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Rủi
ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng do khách hàngvay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi
* Rủi ro về lãi suất
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi lãi suất thay đổi ngoài dựtính Rủi ro lãi suất có liên quan chặt chẽ với rủi ro tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường lãi suất huy động vốn luôn biến động trong khi mứcphí bảo lãnh đã được xác định cố định trong suốt thời gian hiệu lực của bảo lãnh dẫn tới cókhả năng rủi ro lãi suất trong trường hợp lãi suất bình quân đầu vào tăng
* Rủi ro hối đoái
Tỷ giá hối đoái là quan hệ về giá trị giữa hai đồng tiền, hay nó là giá cả của đơn vị tiền
tệ này được thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ khác Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra tổnthất ngoài dự kiến của ngân hàng khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá dự tính Tỷ giá luônbiến động cộng với trạng thái hối đoái của ngân hàng có thể dẫn đến thâm hụt hoặc thặng
dư cho ngân hàng
* Rủi ro mất khả năng thanh toán
Tỷ lệ trích quỹ bảo lãnh là 5% giá trị bảo lãnh, nếu rủi ro thực tế lớn hơn 5% giá trịbảo lãnh thì khả năng thanh toán trong nghiệp vụ bảo lãnh sẽ không bảo đảm, gây tác độngxấu đối với khả năng thanh toán chung của ngân hàng Ngược lại khi khả năng thanh toánchung của ngân hàng không được đảm bảo, thì khả năng thanh toán trong bảo lãnh cũng
Trang 26bị ảnh hưởng
1.2 Chất lượng bảo lãnh ngân hàng
1.2.1 Khái niệm chất lượng bảo lãnh ngân hàng
Thuật ngữ “chất lượng” đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng rất rộng rãi và phổbiến trong cuộc sống thường ngày Hiện nay có rất nhiều quan niệm về định nghĩa chấtlượng sản phẩm, một số định nghĩa thường gặp là:
- Theo Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu (European Organization for Quality
Control): “Chất lượng là mức độ phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng”.
- Theo Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, phần
thuật ngữ 9000 đã đưa ra định nghĩa: " Chất lượng sản phẩm là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu".
* Đối với bên được bảo lãnh
Chất lượng bảo lãnh là tốt khi mức phí phải trả cho hợp đồng bảo lãnh là thấp,cũng như khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu của họ trong thời gian ngắn nhất với thủ tụcđơn giản Hơn nữa, bên được bảo lãnh mong muốn rằng không phải ký quỹ, cầm cố, thếchấp hoặc ở mức thấp để có khoản bảo lãnh đó
* Đối với bên nhận bảo lãnh
Mục đích của dịch vụ bảo lãnh là dựa vào uy tín của ngân hàng để đảm bảo choquyền lợi của bên nhận bảo lãnh Do đó chất lượng bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh là
sự đáp ứng đúng mục đích của họ Mức độ tin tưởng thể hỉện ở mức độ tín nhiệm ngânhàng phát hành bảo lãnh và uy tín của chính ngân hàng đó Chất lượng bảo lãnh còn đượcđánh giá ở khả năng thanh toán, bồi thường từ phía ngân hàng một cách nhanh chóng kịpthời với thủ tục pháp lý đơn giản
* Đối với ngân hàng
Chất lượng bảo lãnh được thể hiện ở mức độ an toàn trong hoạt động chung củangân hàng, những rủi ro mà hoạt động bảo lãnh mang đến đều nằm trong dự phòng vàkhông làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng Ngoài ra chất lượng bảo lãnh còn thểhiện ở việc thu nhập của ngân hàng từ việc thu phí bảo lãnh Một khoản bảo lãnh có chấtlượng tốt nếu như nó vừa đảm bảo độ an toàn cao, vừa đem lại lợi nhuận cao cho ngânhàng, hơn thế nữa là nó đem lại lợi thế cạnh tranh, cũng như uy tín cho ngân hàng
Trang 27* Đối với nền kinh tế
Chất lượng bảo lãnh đựợc đánh giá thông qua việc đóng góp của nó vào sự pháttriển chung của các doanh nghiệp, đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế, thúc đẩy mốiquan hệ giữa các ngành nghề
Tuy nhiên một chỉ tiêu này chưa đủ để phản ảnh chất lượng bảo lãnh trong ngânhàng bởi vì nó còn phụ thuộc vào độ rủi ro của các khoản bảo lãnh, nếu giá trị của khoảnbảo lãnh lớn nhưng lại có độ rủi ro cao thì ngân hàng có thể phải thực hiện thanh toán chobên thụ hưởng, khi đó nó có thể sẽ trở thành một khoản nợ xấu cho ngân hàng, do đó cóthể gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của ngân hàng
* Tỷ lệ bảo lãnh mà ngân hàng phải thực hiện thay
Tỷ lệ này phụ thuộc vào số tiền mà ngân hàng phải thanh toán cho bên nhận bảolãnh khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng
Số tiền NH trả thay cho KH
Tỷ lệ bảo lãnh mà NH phải thực hiện thay =
Tổng dư nợ bảo lãnh
Trang 28Chỉ tiêu này phản ánh rõ nhất chất lượng bảo lãnh của ngân hàng Tỷ lệ này càngthấp càng tốt, bởi vì nó phản ánh việc thực hiện các khoản bảo lãnh đạt hiệu quả tốt, ngânhàng thu được lợi nhuận cao mà không phải chịu rủi ro thanh toán Và ngược lại, khi tỷ lệnày cao, thì ngân hàng buộc phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận bảo lãnh,ngoài việc ký quỹ của bên được bảo lãnh, ngân hàng có thể không thu hồi được khoản vay
từ phía được bảo lãnh, tạo rủi ro cho ngân hàng
* Nợ bảo lãnh quá hạn
Khi bên đựợc bảo lãnh không thực hiện được hoặc đúng hợp đồng với bên nhậnbảo lãnh thì ngân hàng cam kết đứng ra thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, nhưng khiđến hạn thanh toán, bên được bảo lãnh không đủ khả năng trả, hoặc trả không đủ, hoặckhông chịu trả cho ngân hàng Mặc dù doanh số bảo lãnh được hạch toán vào ngoạibảng cân đối nhưng khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình thì số tiền
đó đó lại được hạch toán vào nội bảng, coi đó như là một khoản ngân hàng tài trợ chobên được bảo lãnh
Dư nợ bảo lãnh quá hạn cho ta thấy chất lượng hoạt động bảo lãnh không hiệu quả,ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn Tuy nhiên phải chờ đến lúc khoản thanh toán củakhách hàng đến hạn thanh toán mới biết là có thực hiện thanh toán đúng hạn hay quá hạnhay không, do đó chỉ tiêu này vẫn có độ trễ nhất định Do đó chỉ tiêu này không giúp tađánh giá kịp thời chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Ngoài ra ta cũng có thể xem xét đến tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn:
Dư nợ bảo lãnh quá hạn
Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn =
Tổng dư nợ bảo lãnh đến hạn
Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, điều đó thể hiện chất lượng bảo lãnh tại ngân hàng đạt hiệuquả cao, ngân hàng không phải gánh chịu rủi ro thanh toán, giúp ngân hàng tránh nguy cơmất vốn
* Tỷ lệ bảo lãnh có tài sản đảm bảo hay ký quỹ
Công thức:
Số dư bảo lãnh có TSĐB hoặc ký quỹ
Tỷ lệ bảo lãnh có TSĐB hay ký quỹ =
Tổng dư nợ bảo lãnh
Trang 29Đứng trên giác độ ngân hàng, tỷ lệ này càng cao càng tốt vì có thể tránh rủi ro cho ngânhàng, còn đứng trên giác độ là bên được bảo lãnh thì tỷ lệ này càng thấp càng tốt, bởi vì
nó giúp doanh nghiệp tránh được ứ đọng vốn, giúp cho đồng vốn sinh lãi Tuy nhiên tavẫn chưa thể đánh giá được chất lượng bảo lãnh của ngân hàng mà chỉ dựa vào chỉ tiêunày bởi vì nếu đặt tỷ lệ ký quỹ quá cao thì ngân hàng có thể đang bỏ qua những kháchhàng tiềm năng mang lại lợi nhuận cao sau này Điều này cũng thể hiện là ngân hàng chưathực sự phân tích rõ tình hình tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng Do đókhi đánh giá chỉ tiêu này cần phải xem xét trên mối quan hệ giữa khách hàng và ngânhàng trước khi ra quyết định có bảo lãnh hay không
* Mức phí bảo lãnh
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng đang diễn ra ác liệt, các ngân hàng không ngừngđua nhau đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới, đem tiện ích, công nghệ hiện đại đến chongười sử dụng mới mà còn có những chính sách hấp dẫn trong việc xây dựng biểu phídịch vụ ngân hàng Ngân hàng nào đem lại sự tiện ích cao, giá cả hấp dẫn thì sẽ thu hútđược nhiều khách hàng hơn Do vậy trong việc xây dựng biểu phí cho hoạt động bảo lãnh,ngân hàng cần chú trọng đến đối tượng, thị trường và mục tiêu phát triển của ngân hàng
để đưa ra mức phí cạnh tranh, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng
Ngoài ra nhằm nâng cao chất lượng bảo lãnh, chúng ta cần so sánh giữa chi phí bỏ
ra để có khoản bảo lãnh và mức thu nhập từ bảo lãnh, tỷ lệ này càng thấp càng tốt Vì vậy,ngân hàng cần xem xét để sao cho tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, mức tăngcủa chi phí chậm hơn mức tăng của thu nhập để đạt được mục tiêu này, ngân hàng phảiluôn giữ vững mối quan hệ với khách hàng lâu năm, phát triển thêm nguồn khách hàngmới, đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh khác nhau để đáp ứng cùng một lúc các nhu cầukhác nhau của khách hàng
1.2.2.2 Chỉ tiêu định tính
* Sự phong phú các loại hình bảo lãnh.
Một hoạt động dịch vụ có thể đánh giá được chất lượng thông việc khách hàng
được đáp ứng đến mức độ nào Một ngân hàng không thể coi là có chất lượng dịch vụ bảo
lãnh tốt nếu không phục vụ được yêu cầu của khách hàng trong các trường hợp khácnhau Ngân hàng được đánh giá là có chất lượng bảo lãnh tốt khi có cơ cấu bảo lãnh phùhợp với xu hướng phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Việc đánh giá chỉtiêu này còn giúp cho ngân hàng biết được loại hình bảo lãnh nào đang chiếm ưu thế
Trang 30Thêm vào đó, việc đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh là một biện pháp giúp ngân hàngphân tán rủi ro.
* Thời gian đáp ứng dịch vụ bảo lãnh
Chất lựợng bảo lãnh ngân hàng cũng được thể hiện ở thời gian đáp ứng nhu cầucủa khách hàng Thủ tục càng đơn giản, càng nhanh gọn, việc ra quyết định càng kịp thờilinh hoạt thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng bấy nhiêu
* Thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng đối với khách hàng.
Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng bảo lãnh ngânhàng, cũng như thu hút thêm nhiều khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh giữa các ngânhàng Cán bộ ngân hàng là người làm việc, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do đó nếuthái độ phục vụ và trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng không đúng mực sẽ gâyảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, từ đó sẽ làm giảm
uy tín, giảm tính cạnh tranh của ngân hàng
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh ngân hàng
1.2.3.1 Nhân tố chủ quan
* Năng lực tài chính của ngân hàng
Vốn của ngân hàng quyết định đến năng lực tài chính của ngân hàng nào Ngânhàng nào có vốn lớn thì có khả năng mở rộng quy mô, phát triển các món bảo lãnh có giátrị cao Theo điều 7 Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số26/2006/QĐ/ NHNN ngày 26/6/2006 “ tổng số dư bảo lãnh đối với một khách hàngkhông quá 15% vốn tự có của ngân hàng, tổng số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàngnước ngoài đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nướcngoài” Từ đó ta thấy ngân hàng nào có vốn càng lớn thì càng có thể cung cấp dịch vụ bảolãnh cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng với những hợp đồng có giá trị lớn
Ngân hàng có vốn lớn sẽ có thêm điều kiện để đầu tư về con người, đầu tư về trangthiết bị công nghệ ngân hàng, tạo nên uy tín và sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hệ thống các
tổ chức tín dụng Vốn của ngân hàng còn là điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt độngkinh doanh, thu hút thêm nhiều khách hàng và và có thể ký kết được các khoản bảo lãnh
có giá trị lớn
Như vậy, vốn trong ngân hàng là một nhân tố cực kỳ quan trọng góp phần vào việc nângcao chất lượng bảo lãnh
Trang 31* Chính sách phát triển dịch vụ bảo lãnh
Mỗi một ngân hàng đều có chính sách phát triển chung, ngoài ra còn có địnhhướng phát triển riêng cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Chính sách bảo lãnh baogồm chính sách về phí, về tài sản đảm bảo, mức kí quỹ… Một ngân hàng đạt được chấtlượng tốt trong hoạt động bảo lãnh khi hướng đi của nó phù hợp với sự phát triển chungcủa nền kinh tế Một chính sách bảo lãnh đúng đắn không những đem lại thu nhập chongân hàng mà còn thu hút thêm được nguồn khách hàng mới, nâng cao tính cạnh tranh
trong ngành ngân hàng.
* Quy trình bảo lãnh
Mỗi một ngân hàng đều đề ra quy trình thực hiện bảo lãnh cho riêng mình, nếu quytrình thủ tục bảo lãnh linh hoạt, đơn giản sẽ tạo điều kiện giúp cán bộ giải quyết dễ dàng,nhanh chóng và kịp thời hơn nữa các hợp đồng bảo lãnh đồng thời tạo ra sự an toàn khithực hiện, từ đó nâng cao chất lượng bảo lãnh trong ngân hàng
* Công tác quản trị rủi ro
Những rủi ro trong hoạt động bảo lãnh có thể phát hiện được trong quá trình phântích, đánh giá cũng như trong việc đôn đốc, theo dõi việc thực hiện nghĩa vục của bênđược bảo lãnh Khả năng quản trị rủi ro có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bảo lãnh.Nếu rủi ro không được đánh giá đúng và quản lý chặt chẽ, nó không những ảnh hưởngđến khả năng thanh toán khoản bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng mà cònảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác của ngân hàng
* Đội ngũ cán bộ ngân hàng
Trong các yếu tố làm nên sự thành công trong kinh doanh thì yếu tố con người làyếu tố quyết định Nhân sự trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng gồm có cán bộ quản lý,cán bộ chuyên môn nghiệp vụ Việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực thể hiện ở thời gianlàm việc cũng như hiệu quả công việc đạt được Trong thời đại công nghệ hiện đại, ngoàiviệc hoàn thiện kiến thức chuyên môn, còn phải biết nắm bắt công nghệ, thêm vào đó cònphải biết ứng xử tốt, có tinh thần trách nhiệm làm việc Mức độ chuyên nghiệp, nhiệt tìnhcủa cán bộ ngân hàng, mức độ nhanh gọn trong thủ tục bảo lãnh giúp rất nhiều cho ngânhàng trong việc nâng cao chất lượng bảo lãnh Những sai sót cũng như gian dối trong việcthẩm định khách hàng có thể gây ảnh hưởng đến khách hàng cũng như uy tín của ngânhàng Chỉ những nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi cũng như có đạo đức
Trang 32nghề nghiệp tốt mới góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ trong ngân hàng, nâng caotính cạnh tranh với các ngân hàng khác.
* Công tác thẩm định khách hàng
Về bản chất thì bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động tín dụng Do vậy công tácthẩm định các khoản bảo lãnh tương tự như các khoanr cho vay Khi ngân hàng chấp nhậnbảo lãnh, ngân hàng thu được một khoản phí, nguồn thu đó đem lại lợi nhuận cho ngânhàng Ngoài ra khi ngân hàng ký hợp đồng bảo lãnh tức là đã thể hiện cam kết của ngânhàng trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên nhận bảo lãnh thay cho khách hàngnếu như bên được bảo lãnh không thực hiện đủ nghĩa vụ của mình
Do vậy ngân hàng cần tiến hành thẩm định kĩ khoản trên phương diện như năng lực pháp
lý, năng lực tài chính, tính khả thi của dự án…trước khi quyết định có bảo lãnh hay khôngnhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng
* Mức phí bảo lãnh và yêu cầu về tài sản đảm bảo, ký quỹ
Nếu mức phí và tỷ lệ kí quỹ quá cao thì hoạt động bảo lãnh sẽ có thể không đạthiệu quả cao, ngân hàng sẽ không thu hút được nhiều khách hàng cũng như giảm tínhcạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác
Mức ký quỹ và tài sản đảm bảo được ngân hàng xác định dựa trên mức độ rủi rocủa khoản bảo lãnh, nó là tấm đệm chống đỡ cho ngân hàng khi xảy ra sự cố Mức kí quỹ
và TSĐB càng cao sẽ càng giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro Tuy nhiên cũng giốngnhư phí bảo lãnh, mức này quá cao sẽ làm giảm độ hấp dẫn với khách hàng Mức kĩ quỹlớn sẽ làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp, gây bất lợi cho doanh nghiệp
Trang 33- Rủi ro trong kinh doanh
Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp vẫn có thể gặp phải những rủi
ro do đó làm giảm doanh thu của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến khả năng thanh toán củakhách hàng giảm, gây rủi ro cho ngân hàng
- Tư cách đạo đức
Như ta đã biết, hoạt động bảo lãnh dựa trên uy tín và tin tưởng của các bên, do đóvấn đề đạo đức của bên được bảo lãnh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bảo lãnh trongngân hàng Nếu bên được bảo lãnh không cung cấp những thông tin chính xác, khôngtuân thủ các nguyên tắc của khách hàng, lừa dối, kéo dài thời gian không thanh toán chongân hàng thì sẽ không thể có khoản bảo lãnh có chất lượng được
* Từ phía bên nhận bảo lãnh
- Sự hợp tác của bên nhận bảo lãnh
Sự hợp tác và năng lực chuyên môn của bên nhận bảo lãnh sẽ giúp ngân hàng đánhgiá đúng năng lực bên được bảo lãnh cũng như kiểm soát được rủi ro tốt hơn Trong hợpđồng bảo lãnh có một điều khoản quy định rằng bất kì sự thay đổi nào giữa hai bên đềuphải thông báo cho ngân hàng biết để kịp thời sửa chữa cho phù hợp Vì vậy, khi ngânhàng không được thông báo về sự thay đổi này, họ sẽ không phải chịu trách nhiệm gì, vànhững khoản bảo lãnh dựa trên các hợp đồng này cũng không được coi là có chất lượng vì
nó không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Do vậy sự hợp tác của bên nhận bảolãnh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bảo lãnh trong ngân hàng
Trang 34- Tư cách đạo đức
Nếu như bên nhận bảo lãnh cố tình lừa dối ngân hàng và bên được bảo lãnh đểđược nhận khoản tiền bồi hoàn thì ngân hàng sẽ có thể gặp phải rủi ro, gây tổn hại đếnchất lượng bảo lãnh
* Tình hình kinh tế
Nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng và các doanhnghiệp có những bước phát triển mạnh mẽ, sẽ góp phần thúc đẩy quy mô và chất lượngdịch vụ bảo lãnh Ngược lại, nếu nền kinh tế gặp phải nhiều biến động, thì khả năng gặpphải rủi ro trong bảo lãnh ngày càng cao Giá cả đầu vào của sản xuất thay đổi, thêm vào
đó những thay đổi trong chính sách sẽ tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp vàcủa ngân hàng, khi đó người được bảo lãnh sẽ khó có thể hoàn thành nghĩa vụ của mìnhnhư đã cam kết trong hợp đồng kinh tế với bên nhận bảo lãnh Tất cả những nhân tố trênđều có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh
* Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh
Khi ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp không những đối với người gửi tiền
và người vay tiền và sự phá sản của ngân hàng luôn có hiệu ứng lây lan và mang tính chấtdây truyền Bởi vậy khi một ngân hàng phá sản, trước hết nó có thể làm tổn hại đến nhữngngười gửi tiền và đồng thời hạn chế việc các công ty đến vay tiền tại ngân hàng này Việcmột ngân hàng đổ vỡ có thể tạo ra sự nghi ngờ của người gửi tiền về sự ổn định và khảnăng thanh toán của toàn hệ thống ngân hàng nói chung và có thể tạo ra sự náo loạn trong
xã hội.
Do hậu quả của việc phá sản đến nền kinh tế là rất nặng nề cũng như sự phát triểncủa hệ thống tài chính ngân hàng gắn liền với sự phát triển kinh tế của một đất nước chonên ngành ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước bằng các quy định, chính sách.Đối với hoạt động bảo lãnh cũng như các hoạt động khác, các cơ quan nhà nước sẽ xây dựngnhững chính sách, quy định về bảo lãnh để định hướng cho việc phát triển hoạt động bảolãnh tại các NHTM, qua đó để hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh nhưng không làmmất đi tính linh hoạt trong quá trình thực hiện bảo lãnh Một hành lang pháp lý thông thoángnhững vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, tính đồng bộ là yếu tố góp phần vào việc phát triển dịch
vụ bảo lãnh có chất lượng
Trang 351.3 Tổng quan về NHTMCP LienVietbank - Chi nhánh Hà Nội
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của LienVietBank - Chi nhánh Hà Nội
Ngày đầu thành lập với cơ sở vật chất thiếu thốn, lực luợng cán bộ còn mỏng chỉ với 20cán bộ, qua hơn 3 năm hoạt động đến nay chi nhánh đã có trên 40 cán bộ công nhân viên với độingũ trẻ trung năng động, sáng tạo, có trình độ tương đối đồng đều về chất lượng, chuyên môn,nghiệp vụ đã giúp chi nhánh LienVietBank - Hà Nội từng bước vượt qua mọi khó khăn, thử thách
tự tin, đứng vững trên thương trường Cùng với việc áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vàohoạt động kinh doanh, góp phần giúp chi nhánh thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụngân hàng Đây là chi nhánh được phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, bao gồm huyđộng vốn của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, cho vay, cung cấp dịch vụ thanhtoán trong nước và quốc tế, dịch vụ kiều hối, các dịch vụ ngân hàng tự động: thẻ LienVietBankVantage, SMS Banking, Email Banking, Phone Banking Chi nhánh Hà Nội còn có nhiệm vụ làđầu mối thực thi chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cá nhân củaLienVietBank Là chi nhánh thứ 8 trên địa bàn Hà Nội, Chi nhánh Hà Nội sẽ là cầu nối giữa các
cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận và sẽ làđầu mối liên hệ và tạo điều kiện cho các chi nhánh, phòng giao dịch phát triển thuận lợi
1.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy
PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
PHÒNG HÀNH CHÍNH
Trang 36- Chức năng: Tham mưu cho Ban Giám đốc về: Quản lý, Tài chính, Kế toán, Ngân quỹtrong Chi nhánh; trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về Tài chính, Kế toán, Ngânquỹ để quản lý và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý tài sản, vật tư, thu nhập,chi phí xác định kết quả hoạt động của Chi nhánh
- Nhiệm vụ:
+ Quyết toán kế hoạch Tài chính, kế hoạch tiền lương của Chi nhánh LienVietBank - Hà Nội
+ Quản lý, giám sát và thực hiện tốt chế độ chi tiêu tại Chi nhánh
+ Thực hiện chế độ hạch toán Kế toán, hạch toán Thống kê và quy định về hạch toán Kế toán của LienVietBank
+ Thực hiện công tác thu, chi tiền mặt trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng.+ Thực hiện việc thông tin báo cáo theo quy định đề ra
Phòng phát triển Kinh doanh :
+ Cập nhật các văn bản pháp luật, tình hình kinh tế, đầu tư trong và ngoài nước có liênquan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng và của ngân hàng
+ Điều chỉnh thời hạn, điều kiện và lãi suất vay nợ phù hợp với sự thay đổi của lãi suất thị trường.+ Lập báo cáo về hoạt động tín dụng theo quy định
Bộ phận thanh toán quốc tế
- Chức năng:
Trang 37+ Tham mưu cho BGĐ về chiến lược phát triển, theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiệncác sản phẩm, dịch vụ: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cho vay tài trợ xuất, nhậpkhẩu tại Chi nhánh.
- Nhiệm vụ :
+ Đầu mối thực hiện các dự án uỷ thác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài
+ Tổ chức kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế theo đúng quy định của NHNN Việt Nam, của LienVietBank
+ Thực hiện nhiệm vụ tiếp thị khách hàng nhằm không ngừng mở rộng kinh doanh
+ Thực hiện thẩm định, thiết lập hồ sơ đối với khách hàng mở L/C
+ Tổng hợp báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất; báo cáo chuyên đề hàng quý, hàng năm theo quy định
Phòng kiểm soát, kiểm toán nội bộ
- Chức năng:
+ Tổ kiểm tra kiểm toán nội là bộ phận chuyên trách, hoạt động độc lập với các Phòngnghiệp vụ khác, giúp Giám đốc điều hành đúng Pháp luật mọi nghiệp vụ Ngân hàng, hạnchế rủi ro trong kinh doanh, đảm bảo an toàn tài sản, đảm bảo tính chuẩn xác của số liệuhạch toán; trực tiếp triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ về kiểm tra kiểm toán
Nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện công tác hậu cần của chi nhánh:
- Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại Chi nhánh
- Tiếp nhận, luân chuyển giấy tờ, công văn, ấn phẩm đi đến đúng địa chỉ, tuân thủ mọi thủ tục
về quản lý hành chính văn thư, in ấn tài liệu phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh
Trang 38CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI NHTMCP LIENVIETBANK – CHI
NHÁNH HÀ NỘI
2.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của LienVietBank - Hà Nội
Hoạt động của LienVietBank - chi nhánh Hà Nội trong những năm qua đã đạt đượcnhững kết quả ấn tượng Điều đó có được là do sự nỗ lực đổi mới và phát triển của toànthể cán bộ nhân viên trong chi nhánh cũng như quá trình đa dạng hóa và hiện đại hóa cácdịch vụ ngân hàng, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, cũng như tuân thủ các chuẩn mựcngân hàng hiện đại Kết quả hoạt động của LienVietBank - Chi nhánh Hà Nội được thểhiện ở các lĩnh vực sau:
Trang 390 200000 400000 600000 800000 1000000
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng vốn huy động năm 2008- 2010
Về cơ cấu vốn đã có những thay đổi rất tích cực Trong năm 2008 lượng vốn huyđộng từ các khoản nợ khác chiếm 52%, đang chiếm ưu thế hơn so với tiền gửi khách hàngchiếm 44% Đến năm 2009, 2010 huy động từ tiền gửi khách hàng lần lượt chiếm 90% và91% trong tổng nguồn vốn huy động Lượng vốn huy động từ tiền gửi khách hàng đã tănglên từ 12.246 triệu năm 2008 lên tới 493.915 triệu năm 2009 ( tăng 40 lần so với năm2008) và 555.375 triệu năm 2010 (tăng 45 lần so với năm 2008) Đạt được kết quả này là
do chính sách Marketing, tuyên truyền về các sản phẩm, dich vụ của chinh nhánh đã điđúng hướng, đáp ứng được nguyện vọng của người dân Điều đó cho thấy Chi nhánh HàNội đã hoạt động rất hiệu quả trong 3 năm kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động
Như ta đã biết, năm 2008 là một năm có nhiều biến động trên thị trường tiền tệ.Cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ với sự mở rộng mạng lưới ngân hàng Chi phí vốn lêncao, là do chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước Lãi suất tại nhiều thờiđiểm có lúc tăng lên rất cao và dao động lớn (2- 3% / năm) Trong điều kiện khó khăn, lạimới thành lập nên Chi nhánh Hà Nội có mức huy động tiền gửi khách hàng còn khákhiêm tốn, trong khi đó nguồn vồn từ các khoản nợ khác lại chiếm tỷ trọng lớn nhất, tuynhiên lợi nhuận của chi nhánh vẫn đạt mức cao Năm 2008, tổng mức huy động vốn củachi nhánh đạt đến con số 429.595 triệu đồng Cơ cấu vốn huy động bao gồm: tiền gửi tiết
Trang 40kiệm từ các tổ chức cá nhân chiếm 44 % tổng nguồn vốn, Các khoản nợ khác chiếm 52%,phát hành giấy tờ có giá chiếm 3%, vốn chủ sở hữu (lợi nhuận trước thuế) chiếm 1% Đểđạt thành công trên, Chi nhánh Hà Nội đã chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ kháchhàng, lãi suất phong phú, hấp dẫn khách hàng, đa dạng hóa về kì hạn và phong phú vềhình thức Bên cạnh những chính sách phát triển các sản phẩm để thu hút khách hàngmới, Chi nhánh cũng luôn chú trọng đến những khách hàng cũ, duy trì khách hàng quenthuộc với ngân hàng.
Cơ cấu nguồn vốn năm 2008
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn năm 2008
Cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính có quy mô toàn thế giới đã diễn rađồng thời cũng là năm đánh dấu những thay đổi tích cực trong cơ cấu nguồn vốn của chinhánh, trong tình hình đang diễn biến rất phức tạp về lãi suất và sự cạnh tranh gay gắt củacác ngân hàng Để đạt được kết quả trên, chi nhánh đã tập trung vào việc đa dạng hóa kìhạn, loại hình tiền gửi, duy trì mức lãi suất huy động phù hợp so với các ngân hàng khác