- Hiểu nội dung, ý nghĩa và chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện “Con Rồng, cháu Tiên’.. Nguồn gốc của dân tộc ta là như thế nào?. ?Văn bản “Con Rồng, cháu Tiên” là truyện truyền thuyế
Trang 1TUẦN 1 – BÀI 1
Tiết 1: CON RỒNG , CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
- Hiểu nội dung, ý nghĩa và chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện “Con Rồng, cháu Tiên’
- Kể được chuyện này
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh + Bảng phụ
C.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài soạn:
3.Bài mới: Hầu như lịch sử dân tộc nào cũng bắt đầu bằng truyền thuyết Ơû nước ta, đó là những truyền
thuyết về thời các vua Hùng Vậy người sinh ra vua Hùng là ai? Nguồn gốc của dân tộc ta là như thế nào? Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” mà các em học hôm nay chính là lời giải đáp
+Hoạt động 1: Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
GV cho HS đọc truyện Hướng dẫn cách đọc cho HS: đọc với giọng tự nhiên,
chậm rãi, rõ ràng Góp ý ngắn gọn cách đọc cho HS.
Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó trong phần chú thích.
(?)Văn bản “Con Rồng, cháu Tiên” là truyện truyền thuyết dân gian Vậy em
hiểu như thế nào về truyền thuyết?
+Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự
kiện liên quan đến lịch sử thời kì quá khứ (nhưng không phải là lịch sử)
+Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo
+Người kể và người nghe tin truyền thuyết là có thật, dù truyện có những chi
tiết tưởng tượng, kì ảo Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân
dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể
+Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
(?)Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ
của Lạc Long Quân – Aâu Cơ (qua nguồn gốc, hình dáng, sức khỏe, tài năng…)?
+Lạc Long Quân:
-Nguồn gốc: là vị thần, con trai thần Long Nữ ngự trị vùng biển cả
-Hình dáng: mình rồng, sống dưới nước
-Sức khỏe, tài năng: sức mạnh vô địch, có nhiều phép lạ
-Công việc: thần giúp dân diệt trừ yêu quái Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn
nuôi và ăn ở
+Aâu Cơ:
-Nguồn gốc: thuộc dòng họ thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc
I.Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
+Truyền thuyết
-Các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử -Có yếu tố tưởng tượng,
kì ảo
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Giới thiệu nhân vật:
+Lạc Long Quân:
-Là vị thần, con thần Long Nữ, mình rồng, sống dưới nước
-Sức mạnh vô địch có nhiều phép lạ, giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt ăn ở
+Aâu Cơ:
-Dòng họ thần Nông
Trang 2-Nhan sắc: xinh đẹp tuyệt trần.
-Nếp sinh hoạt: thích đi du ngoạn ở những nơi có hoa thơm cỏ lạ
(?)Em có những cảm nhận gì về nguồn gốc qua vẻ đẹp của Lạc Long Quân và
Aâu Cơ?
+Lạc Long Quân: vẻ đẹp cao quý, đáng trân trọng
+Aâu Cơ: vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng
(?)Lạc Long Quân và Aâu Cơ đều là thần nên khi họ kết duyên cùng nhau đã
xảy ra một điều kì lạ Đó là điều gì?
Chuyện sinh con kì lạ của Aâu Cơ
(?)Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Aâu Cơ có gì kì lạ?
Rồng ở biển cả, Tiên ở non cao gặp nhau, đem lòng yêu nhau, kết duyên thành
vợ chồng Đó là sự kết hợp những gì đẹp nhất của con người và thiên nhiên (sông
núi) Là sự kết hợp của hai giống nòi xinh đẹp, tài giỏi phi thường
(?)Aâu Cơ sinh con kì lạ như thế nào?
“Sinh ra bọc trăm trứng … khỏe mạnh như thần”
GV cho HS thảo luận câu hỏi sau:
(?)Theo em, điều kì lạ đó có ý nghĩa như thế nào?
Hình tượng “bọc trăm trứng nở ra trăm con” mang đậm tính chất hoang đường
nhưng lại có một ý nghĩa sâu sắc: toàn thể nhân dân Việt Nam đều sinh ra trong
một bọc, cùng chung nòi giống tổ tiên Có lẽ vì thế mà cụm từ “một bọc” chuyển
sang âm Hán thành từ “đồng bào” (đồng: cùng; bào: bọc) thật thiêng liêng, cao
quý Từ đó mà ta có những câu ca dao như : “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người
trong một nước phải thương nhau cùng”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác
giống nhưng chung một giàng”
(?)Do đâu mà người xưa có thể sáng tạo ra hình tượng tuyệt vời này về cội
nguồn dân tộc?
Do trí tưởng tượng phong phú, diệu kì của ông cha ta, nhưng trí tưởng tượng ấy
chỉ có thể bay lên từ một lòng tự hào dân tộc mạnh mẽ để sáng tạo ra hình ảnh
tuyệt vời ấy?
(?) Lạc Long Quân và Aâu Cơ đã chia con như thế nào và để làm gì?
50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi, chia nhau cai quản các
phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau
GV cho HS thảo luận câu hỏi sau:
(?)Qua việc cha Lạc Long Quân, mẹ Aâu Cơ mang con lên rừng và xuống biển,
người xưa muốn thể hiện điều gì?
+Giải thích nguồn gốc các dân tộc Việt Nam sinh sống trên khắp địa bàn của
đất nước Cuộc chia tay phản ánh nhu cầu mở rộng phát triển của dân tộc Việt Nam
trong việc cai quản đất đai rộng lớn
+Nói lên tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng một đất nước
(?)Theo truyện này thì người Việt ta là con cháu của ai?
Của cha Rồng, mẹ Tiên
(?)Theo em, truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” phản ánh sự thật lịch sử nào
của nước ta trong quá khứ?
Thời đại các vua Hùng, đền thờ vua Hùng ở Phong Châu, Phú Thọ; giỗ tổ Hùng
Vương hàng năm
-Xinh đẹp tuyệt trần -Thích hoa thơm cỏ lạ
Lạc Long Quân – Aâu
Cơ có nguồn gốc cao quý
2.Cuộc tình duyên kì lạ:
a.Aâu Cơ sinh con:
Sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con hồng hào, đẹp đẽ, khỏe mạnh
Nhân dân Việt Nam có cùng một bào thai, nòi giống
b.Lạc Long Quân chia con cai quản các phương:
-Năm mươi con – xuống biển
-Năm mươi con – lên núi
Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam sống trên khắp đất nước Khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau
Tinh thần đoàn kết, thống nhất
Trang 3(?)Em hiểu như thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo?
+Đó là các chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích
nhất định Các chi tiết này còn được gọi là chi tiết hoang đường, lạ thường, hư cấu…
+Chi tiết kì ảo do trí tưởng tượng của người xưa thêu dệt gắn liền với quan niệm
mọi vật đều có linh hồn, thời gian xen lẫn thần và người
(?)Trong truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” các chi tiết tưởng tượng, kì ảo
đóng vai trò gì?
-Tô đậm tính chất lớn lao, kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật sự kiện
-Thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự
hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên dân tộc mình
-Làm tăng sức hấp dẫn của truyện
(?)Em nhận xét gì về dân tộc ta qua truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”?
dân tộc ta có nguồn gốc thiêng liêng cao quý, là một khối đoàn kết, thống nhất,
bền vững?
GV cho HS thảo luận câu hỏi sau:
(?)Từ những điều phân tích trên, em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
+Hoạt động 3:
GV cho HS đọc và chép phần Ghi nhớ/ SGK trang 8 vào tập
+Hoạt động 4:
1/Người Mường có truyện “Quả trứng to bổ ra con người”, người Khơ mú có
truyện “Quả bầu mẹ”
Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn – sự giao lưu giữa các dân
tộc người trên đất nước ta
2/GV hướng dẫn HS kể diễn cảm: Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản, dùng lời văn
cá nhân để kể, kể diễn cảm
III.Ghi nhớ/SGK tr8 IV.Luyện tập.
4.Củng cố:
Em có biết câu ca dao nào nói về cội nguồn dân tộc – tính chất đoàn kết của nhân dân ta? (Đọc thêm / SGK trang 8)
5.Dặn dò:
-Học ghi nhớ
-Làm BT 1, 2, 3 /SBT
-Chuẩn bị: “Bánh Chưng, bánh Dày”