1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu chuỗi giá trị cây mía đường tỉnh cao bằng

99 862 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Để phát huy sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, đồng thời gia tăng lợi nhuận cho người nông dân trồng mía khi tham gia chuỗi giá trị và phân tích rõ được sự phân chia lợi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN DỪA

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ

CÂY MÍA ĐƯỜNG TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 2

NGUYỄN VĂN DỪA

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY MÍA ĐƯỜNG TỈNH CAO BẰNG

Ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS TRẦN NGỌC NGOẠN

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Thái nguyên, ngày…….tháng … năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Dừa

Trang 4

ơn chân thành tới:

Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, phòng đào tạo cùng toàn thể các thầy cô đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Trần Ngọc Ngoạn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này

Tôi xin cảm ơn Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Phục Hòa, UBND huyện Quảng Uyên, Công ty Mía đường Cao Bằng; UBND các xã: Đại Sơn, Hòa Thuận, Tự Do, Hạnh Phục và các hộ gia đình ở 4 xã trên đã

cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè đã động viên tôi

trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài

Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng như là hạn chế về mặt thời gian cho nên không tránh khỏi sai sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên, ngày…….tháng … năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Dừa

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa của đề tài 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị 5

1.1.2 Chuỗi giá trị toàn cầu 11

1.1.3 Sử dụng khái niệm "chuỗi giá trị" của Kaplinsky trong nghiên cứu nông sản 12

1.1.4 Các hoạt động liên kết của chuỗi giá trị 13

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 17

1.2.1 Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị trên thế giới 17

1.2.2 Tình hình phát triển ngành hàng mía đường trên thế giới 18

1.2.3 Tình hình phát triển ngành mía đường ở Việt Nam 21

1.2.4 Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam 22

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 26

Trang 6

2.2 Nội dung nghiên cứu 26

2.3 Phương pháp nghiên cứu 27

2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 27

2.3.2 Phương pháp chọn mẫu điều tra 27

2.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 28

2.3.4 Các chỉ tiêu kinh tế được áp dụng 28

2.3.5 Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận trong chuỗi 29

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 30

3.1.2 Điều kiện kinh tế - Xã hội 33

3.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Cao Bằng 34

3.2 Thực trạng sản xuất cây mía của tỉnh Cao Bằng 38

3.2.1 Giống mía 39

3.2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng mía 39

3.3 Phân tích chuỗi giá trị của Cây Mía tại tỉnh Cao Bằng 40

3.3.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị của cây Mía tại tỉnh Cao Bằng 40

3.3.2 Các kênh tiêu thụ chính trong chuỗi giá trị của cây Mía Cao Bằng 42

3.4 Phân tích chi phí, lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị cây Mía tại Cao Bằng 43

3.4.1 Chi phí và lợi nhuận của các hộ nông dân trồng mía trong chuỗi giá trị 43

3.4.2 Chi phí và lợi nhuận của công ty mía đường Cao Bằng trong chuỗi giá trị 48

3.4.3 Chi phí và lợi nhuận của các hộ bán buôn đường trong chuỗi giá trị 55

3.4.4 Chi phí và lợi nhuận của các hộ bán lẻ đường trong chuỗi giá trị 57

3.5 Phân tích sự phân chia lợi nhuận của các tác nhân tham gia trong chuỗi 59

Trang 7

3.5.1 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia trong chuỗi

giá trị của cây mía tại Cao Bằng 59

3.5.2 Chuỗi giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ 61

3.5.3 Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ 62

3.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chuỗi giá trị của cây Mía đường tỉnh Cao Bằng 64

3.6.1 Những thuận lợi và khó khăn của các tác nhân khi tham gia vào chuỗi giá trị của cây Mía đường tỉnh Cao Bằng 64

3.6.2 Phân tích SWOT chuỗi giá trị của cây Mía đường tại tỉnh Cao Bằng 67

3.7 Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị của cây Mía đường Cao Bằng 68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

1 Kết luận 72

2 Kiến nghị 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

PHỤ LỤC 77

Trang 8

LĐ-CN-DV-TM Lao động công nghiệp, dịch vụ, thương mại

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Phương pháp tính chi phí, lợi nhuận trong chuỗi giá trị 29 Bảng 3.1: Một số yếu tố khí tượng đặc trưng năm tại một số vùng thuộc

tỉnh Cao Bằng (2014 và 2015) 32 Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng mía giai đoạn (2011-2015) 40 Bảng 3.3: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 44 Bảng 3.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng Mía

(tính BQ/1 ha) 47 Bảng 3.5 Diện tích, năng suất và sản lượng mía tại các vùng nguyên liệu

của công ty 50 Bảng 3.6 Chi phí và lợi nhuận của Công ty mía đường Cao Bằng (tính

BQ/1 tấn mía nguyên liệu) 53 Bảng 3.7 Chi phí và lợi nhuận của công ty mía đường Cao Bằng so với

các hộ nnông dân trồng mía (BQ/ 1 tấn mía nguyên liệu) 54 Bảng 3.8 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ bán buôn đường (tính

BQ/1 tấn mía nguyên liệu) 56 Bảng 3.9 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ bán lẻ đường (tính BQ/1

tấn mía nguyên liệu) 58 Bảng 3.10 Tổng hợp kết quả, hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia

trong chuỗi giá trị (tính BQ/1 tấn mía nguyên liệu) 59 Bảng 3.11 Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo

kênh tiêu thụ (Tính bình quân 1 tấn mía nguyên liệu) 63

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Chuỗi giá trị của Porter (1985) [29] 10 Hình 1.2 Hệ thống giá trị của Porter (1985)[29] 11 Hình 1.3 Mô hình liên kết bên ngoài của chuỗi giá trị [10] 14 Hình 1.4 Diện tích, sản lượng và năng suất mía thế giới, giai đoạn 2002 - 2012 20 Hình 1.5 Diện tích và sản lượng mía ở nước ta qua các năm (2000 - 2012) 21 Hình 3.1: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh Cao Bằng 33 Hình 3.2: Phân bố lao động các ngành tại Cao Bằng, vùng TDMNPB và

cả nước 34 Hình 3.3: Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng (2015) 35 Hình 3.4 Sơ đồ chuỗi giá trị của Cây Mía tại Cao Bằng 41 Hình 3.5: Diện tích, năng suất và sản lượng mía tại các vùng nguyên liệu

của công ty 51 Hình 3.6 So sánh chi phí và lợi nhuận giữa công ty mía đường Cao Bằng

và các hộ nông dân trồng mía 55 Hình 3.7 Hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi 60 Hình 3.8 Chuỗi giá trị gia tăng theo kênh tiêu thụ 62

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện toàn cầu hóa và cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay, mỗi một doanh nghiệp, địa phương và quốc gia phải xác định cho mình một lĩnh vực kinh doanh có lợi thế cạnh tranh Lĩnh vực cạnh tranh đó có thể là sản phẩm khác biệt, có thể là công nghệ dẫn đầu,… nhưng yếu tố then chốt chính là tạo ra được một chuỗi giá trị có lợi thế cạnh tranh Từ chuỗi giá trị này phải tạo ra được ba điểm khác biệt cơ bản: tạo ra được các sản phẩm có chất lượng vượt trội, khác biệt; có chi phí thấp; chọn lọc và tập trung

Nước ta hội nhập sau vào nền kinh tế thế giới nên việc lựa chọn được ngành có lợi thế cạnh tranh là nhiệm vụ khó khăn Sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu, cho đến nay các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta đã chứng tỏ có năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới về phương diện chi phí thấp Trong những sản phẩm đó, cây Mía đường được coi là một trong những sản phẩm có thế mạnh, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và đóng góp vào việc gia tăng giá trị xuất nhập khẩu của các sản phẩm nông sản nước

ta Cây Mía được trồng chủ yếu tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường, ưa sáng và cần nhiều nước, thông thường lượng đường trong mía khoảng từ 10 - 12% Cây Mía là cây có giá trị kinh tế cao, ngoài sản phẩm chủ yếu là đường, thì cây Mía còn được coi là nguyên liệu để sản xuất Ethanol, ethanol sản xuất từ mía có giá thành rẻ hơn và tiết kiệm năng lượng hơn so với cây trồng khác là bắp hay củ cải đường, do đó có khả năng cạnh tranh cao với các loại nhiên liệu truyền thống sản phẩm Ở nước ta vùng mía tập trung chủ yếu tại các tỉnh

có nhà máy đường như Tuyên Quang, Hoà Bình, Sơn La và Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An,…

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam Hai phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333km

Trang 12

Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên

có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh Trong đó, có hơn 94.730 ha đất sản xuất nông nghiệp Dân

số hơn 52 vạn người, bao gồm 8 dân tộc thiểu số sinh sống, đó là: Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh, Sán chỉ, Lô Lô, Hoa Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền Đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây và miền địa hình núi thấp thung lũng (vùng giữa) Trong những năm đổi mới Cao Bằng đã

có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, song vẫn còn hết sức khó khăn do điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng yếu; có địa hình hiểm trở, chia cắt và có nền khí hậu phức tạp khiến cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn, nhất là đối với lĩnh vực nông - lâm nghiệp

Hiện nay, Cao Bằng có tổng diện tích đất gieo trồng cả năm hơn 95.000

ha Ngoài các cây trồng truyền thống như lúa, ngô…, Cao Bằng là địa phương nổi tiếng với các cây công nghiệp: Thuốc lá, trúc sào, mía Xác định phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa là hướng đi tất yếu cho nền nông nghiệp địa phương và mô hình liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp là biện pháp tối ưu nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa, tỉnh đã phối hợp với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng phát triển một số cây trồng sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị Tiêu biểu như: Vùng thuốc lá nguyên liệu với gần 3.500 ha tập trung ở các huyện: Hòa An, Hà Quảng, Trùng Khánh, Thông Nông, với năng suất đạt bình quân 21 tạ/ha; vùng sản xuất mía đường 4.532 ha tập trung ở các huyện: Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An, , với năng suất bình quân 610 tạ/ha đã mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và vươn lên là giàu Mặc dù có tiềm năng lớn, song việc sản xuất kinh doanh cây mía trên địa bàn tỉnh còn có những khó khăn về vốn, kỹ thuật, nhân lực và sự liên kết giữa các tác nhân

Trang 13

trong quá trình sản xuất cũng như chế biến, tiêu thụ sản phẩm của loại cây trồng tiềm năng này còn nhiều bất cập Để phát huy sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, đồng thời gia tăng lợi nhuận cho người nông dân trồng mía khi tham gia chuỗi giá trị và phân tích rõ được sự phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi để đưa ra giải pháp hợp lý, tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị cây mía đường tỉnh Cao Bằng”

để nghiên cứu với mong muốn góp phần công sức nhỏ bé giúp tỉnh Cao Bằng phát triển bền vững cho loại cây trồng tiềm năng này

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mô tả được thực trạng phát triển ngành Mía đường tại tỉnh Cao Bằng

- Xác định được các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị của cây Mía tại tỉnh Cao Bằng

- Xác định được sự phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia chuỗi

- Phân tích được những khó khăn và thuận lợi của các tác nhân trong chuỗi

- Đưa ra được một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị của cây Mía trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong những năm tới

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Có những tác nhân nào tham gia chuỗi giá trị của cây Mía đường tỉnh Cao Bằng?

- Sự phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia chuỗi này như thế nào?

- Những hạn chế, khó khăn và yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển chuỗi giá trị của cây Mía đường tỉnh cao Bằng như thế nào?

Trang 14

- Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị của cây Mía đường tỉnh Cao Bằng?

4 Ý nghĩa của đề tài

4.1 Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học

Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và xử lý

số liệu, viết báo cáo Giúp hiểu thêm về tình hình kinh tế xã hội tại địa phương

4.2 Ý nghĩa đối với thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tốt cho chính quyền địa

phương, các cấp, các ngành của tỉnh Cao Bằng nói riêng và ngành mía đường Việt Nam nói chung sử dụng để làm căn cứ cho việc thực hiện xây dựng quy

hoạch vùng trồng mía nguyên liệu, là cơ sở để xây dựng các giải pháp nhằm phát triển bền vững cây mía đường tại tỉnh Cao Bằng

- Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các Bộ, Ngành có liên quan xem xét trong việc điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách trong việc phát triển chuỗi giá trị của cây mía đường ở tỉnh Cao Bằng nói riêng và ngành mía đường Việt Nam nói chung

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị

xét và nhấn mạnh là: ở mỗi hoạt động, sản phẩm lại tăng thêm giá trị

Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi Theo định nghĩa này

có thể giải thích theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp, một chuỗi gồm một loạt những hoạt động trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định Các hoạt động này có thể bao gồm: Giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi v.v Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng [27] Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung “giá trị” cho thành phẩm cuối cùng Chẳng hạn như khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hậu mãi và sửa chữa cho một công ty điện thoại di động làm tăng giá trị chung của sản phẩm [27] Nói cách khác, khách hàng có thể sẵn sàng trả cao hơn cho một điện thoại di động

có dịch vụ hậu mãi tốt Cũng tương tự như vậy đối với một thiết kế có tính sáng tạo hoặc một quy trình sản xuất được kiểm tra chặt chẽ Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, một hệ thống kho phù hợp cho các nguyên liệu tươi sống (như trái cây) có ảnh hưởng tốt đến chất lượng của thành phẩm và

vì vậy, làm tăng giá trị sản phẩm

Chuỗi giá trị theo “nghĩa rộng” là một phức hợp các hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến,

Trang 16

thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v.) để biến một nguyên liệu thô thành một sản phẩm bán lẻ [27] Chuỗi giá trị ‘rộng’ bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến, vv…

1.1.1.2 Các khái niệm liên quan đến chuỗi giá trị

a Chuỗi cung ứng

Một chuỗi cung ứng được định nghĩa là một hệ thống các hoạt động vật chất và các quyết định thực hiện liên tục gắn với dòng vật chất và dòng thông tin đi qua các tác nhân

Theo Lambert and Cooper (2000) [28] một chuỗi cung ứng ứng có 4 đặc trưng cơ bản như sau:

+ Thứ nhất: Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợp bên trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc

+ Thứ hai: Một chuỗi bao gồm nhiều doanh nghiệp độc lập nhau, do vậy cần thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức

+ Thứ ba: Một chuỗi cung ứng bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin có định hướng, các hoạt động điều hành và quản lý

+ Thứ tư: Các thành viên của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu là mang lại giá trị cao cho khách hàng thông qua việc sử dụng tối ưu nguồn lực của mình

- Bản chất của sản xuất nông nghiệp thường dựa vào quá trình sinh học,

do vậy làm tăng biến động và rủi ro

- Bản chất của sản phẩm, có những đặc trưng tiêu biểu như dễ dập thối

và khối lượng lớn, nên yêu cầu chuỗi khác nhau cho các sản phẩm khác nhau

- Thái độ của xã hội và người tiêu dùng quan tâm nhiều về thực phẩm

an toàn và vấn đề môi trường

Trang 17

c Ngành hàng

Vào những năm 1960 phương pháp phân tích ngành hàng (Filiere) sử dụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ thống sản xuất nông nghiệp Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để các hệ thống sản xuất tại địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và tiêu dùng nông sản Bước sang những năm 1980, phân tích ngành hàng được sử dụng và nhấn mạnh vào giải quyết các vấn đề chính sách của ngành nông nghiệp, sau đó phương pháp này được phát triển và bổ sung thêm sự tham gia của các vấn đề thể chế trong ngành hàng

Đến những năm 1990, có một khái niệm được cho là phù hợp hơn trong nghiên cứu ngành hàng nông sản do J.P Boutonnet đưa ra đó là: "Ngành hàng

là một hệ thống được xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất, chế biến, phân phối một sản phẩm và bởi các mối quan hệ giữa

các yếu tố trên cũng như với bên ngoài" (J.P Boutonnet, INRA France)

Theo Fabre: “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng” Như vậy, ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hành động xuất phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độ của người tiêu thụ [18] Có thể hiểu ngành hàng là “Tập hợp những tác nhân (hay những phần hợp thành tác nhân) kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất tiếp đó là gia công, chế biến và tiêu thụ ở một thị trường hoàn hảo của sản phẩm nông nghiệp” [18]

Như vậy, nói đến ngành hàng là ta hình dung đó là một chuỗi, một quá trình khép kín, có điểm đầu và điểm kết thúc, bao gồm nhiều yếu tố động, có quan hệ móc xích với nhau Sự tăng lên hay giảm đi của yếu tố này có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới các yếu tố khác

Trang 18

d Tác nhân

Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và

tự quyết định hành vi của mình Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ, những doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ [18] Tác nhân được phân ra làm hai loại:

- Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh, )

- Tác nhân là đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy ) Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập hợp các chủ thể có cùng một hoạt động Ví dụ: Tác nhân “nông dân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cả các hộ thương nhân; tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi không gian phân tích

Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đó chính là chức năng của nó trong chuỗi hàng Tên chức năng thường trùng với tên tác nhân Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức năng chế biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn Một tác nhân có thể có một hay nhiều chức năng Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch

về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng Các tác nhân đứng sau thường có chức năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân đứng trước kế nó cho đến khi chức năng của tác nhân cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì

ta đã có sản phẩm cuối cùng của ngành hàng

e) Bản đồ chuỗi giá trị

Bản đồ chuỗi giá trị là một hình thức trình bày bằng hình ảnh (sơ đồ) về những cấp độ vi mô cấp trung của chuỗi giá trị Theo định nghĩa về chuỗi giá trị, bản đồ chuỗi giá trị bao gồm một bản đồ chức năng kèm với một bản đồ

về các chủ thể của chuỗi

Khung phân tích của Porter

Năm 1985 Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối

Trang 19

quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác Ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được tóm tắt như sau: một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí) như thế nào? Cách khác là làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng muốn mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt)?

Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm tàng) của mình Đặc biệt, Porter lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể Một công ty cần được phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) những hoạt động đó Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa (hoặc dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm

Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với ý tưởng về chuyển đổi vật chất Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tính cạnh tranh của một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất Tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị, bán hang, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu v.v

Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản lý và chiến lược điều hành Ví dụ như một phân tích về chuỗi giá trị của một siêu thị ở châu Âu có thể chỉ ra lợi thế cạnh tranh của siêu thị đó so với các đối thủ cạnh tranh là khả năng cung cấp rau quả giống

Trang 20

nước ngoài Tìm ra nguồn lợi thế cạnh tranh là thông tin có giá trị cho các mục đích kinh doanh Tiếp theo những kết quả tìm được đó, doanh nghiệp kinh doanh siêu thị có lẽ sẽ tăng cường củng cố mối quan hệ với các nhà sản xuất hoa quả giống ngoại và chiến dịch quản cáo sẽ chú ý đặc biết đến những vấn đề này

Hình 1.1 Chuỗi giá trị của Porter (1985) [29]

Một cách khác để tìm ra lợi thế cạnh cạnh là dựa vào khái niệm ‘hệ thống giá trị’ Ý chính là: thay vì chỉ phân tích lợi thế cạnh tranh của một công ty duy nhất, có thể xem các hoạt động của công ty như một phần của một chuỗi các hoạt động rộng hơn mà Porter gọi là ‘hệ thống giá trị’ Một hệ thống giá trị bao gồm các hoạt động do tất cả các công ty tham gia trong việc sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ thực hiện, bắt đầu từ nguyên liệu thô đến phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng Vì vậy, khái niệm hệ thống giá trị rộng hơn so với khái niệm ‘chuỗi giá trị của doanh nghiệp’ và giống với khái niệm mà cuốn sách hướng dẫn này nói đến khi phân tích chuỗi giá trị (phương pháp rộng hơn) Tuy nhiên, cần chỉ ra rằng trong khung phân tích của Porter, khái niệm hệ thống giá trị chủ yếu là công cụ giúp quản lý điều hành đưa ra các quyết định có tính chất chiến lược

Trang 21

Hình 1.2 Hệ thống giá trị của Porter (1985)[29]

1.1.2 Chuỗi giá trị toàn cầu

Trong những năm gần đây khái niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa (Gereffi and Korzeniewicz 1994; Kaplinsky 1999) Tài liệu này dung khung phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu các cách thức mà các công ty và các quốc gia hội nhập toàn cầu và để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu [27]

Kaplinsky và Morris (2001) quan sát được rằng trong quá trình toàn cầu hóa, có nhận thức (trong phần lớn các trường hợp đều có minh chứng rõ ràng) rằng khoảng cách trong thu nhập trong và giữa các nước tăng lên Các tác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích quá trình này, nhất là trong một viễn cảnh năng động

Thứ nhất, bằng cách lập sơ đồ một loạt những hoạt động trong chuỗi, một phân tích chuỗi giá trị nhất trí phân tích thổng thu nhập của chuỗi giá trị thành những khoản mà các bên khác nhau trong chuỗi giá trị nhận được Phương pháp này sẽ được giới thiệu trong phần hai của cuốn sách hướng dẫn này Để hiểu được sự phân phối thu nhập, phân tích chuỗi giá trị là cách duy nhất để có được thông tin đó Các cách xem xét các hình thái phân phối toàn cầu khác chỉ cho biết một phần về các hiện tượng này Ví dụ như các số liệu thống kê thương mại chỉ cung cấp số liệu về doanh thu gộp chứ không phải là

về doanh thu thuần, và các phân tích cụ thể về từng ngành (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) chỉ thể hiện được một phần của cả câu chuyện

Thứ hai là một phân tích chuỗi giá trị có thể làm sáng tỏ việc các công

ty, vùng và quốc gia được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào Cách

Chuỗi giá trị của nhà

Chuỗi giá trị của công

Chuỗi giá trị của

Trang 22

phân tích lồng ghép này sẽ xác định ở mức độ rộng hơn các kết quả phân phối của các hệ thống sản xuất toàn cầu và năng suất mà các nhà sản xuất cá thể phải nâng cao hoạt động và do đó tự đặt mình vào con đường tăng trưởng thu nhập bền vững

Trong khuôn khổ chuỗi giá trị, các mối quan hệ thương mại quốc tế được coi là một phần của các mạng lưới những nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và bán lẻ, trong đó tri thức và quan hệ được phát triển để tiếp cận được các thị trường và các nhà cung cấp Trong bối cảnh này, sự thành công của các nước đang phát triển và của những người tham gia thị trường ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các mạng lưới này

1.1.3 Sử dụng khái niệm "chuỗi giá trị" của Kaplinsky trong nghiên cứu nông sản

Vào năm 1994, Gereffi đã đưa ra một quan điểm về nghiên cứu chuỗi giá trị, theo đó chuỗi giá trị được đặc trưng bởi một nhóm hoặc một số nhóm người giữ vai trò quyết định toàn bộ đến sự vận động và phát triển của chuỗi giá trị Ông đã nhấn mạnh đến sự phối hợp của các hệ thống sản xuất và phân phối phân tán trên thị trường của từng nền kinh tế, đồng thời cũng cho thấy được sự kết nối của nó với thị trường thế giới như thế nào Và đến năm 1999, một khái niệm cụ thể và phù hợp hơn trong nghiên cứu nông sản đã được Kaplinsky đưa ra, đó là: "Chuỗi giá trị (value chain) mô tả tổng thể các hoạt động cần thiết để đưa sản phẩm hay dịch vụ từ ý tưởng, thông qua trung gian sản xuất, đưa tới người tiêu dùng cuối cùng và loại bỏ sau khi sử dụng" (Kaplinsky, 1999) [26]

Khái niệm này có thể được hiểu theo hai cách khác nhau:

- Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động thực hiện trong một đơn vị sản xuất (công ty, doanh nghiệp…) để sản xuất ra một sản phẩm nhất định Tất cả những hoạt động này tạo thành một chuỗi kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng

Trang 23

- Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng thì nó là tập hợp của những hoạt động

do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện như: người sản xuất, chế biến, thu gom, chủ buôn, người cung cấp dịch vụ, người bán lẻ… để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được người tiêu dùng sử dụng

Khái niệm chuỗi giá trị này sẽ bao gồm cả các vấn đề về tổ chức, điều phối, các chiến lược và quan hệ của những người tham gia vào chuỗi, ngoài ra

đó còn cả các vấn đề liên quan đến các khía cạnh xã hội (quan hệ cộng đồng, thói quen và quan điểm sản xuất, tiêu dùng của người dân,…) và môi trường (thoái hóa đất đai, ô nhiễm nước, đa dạng sinh học, …)

Trong 5 năm trở lại đây, khái niệm này đã được sử dụng khá nhiều ở Việt nam với sự tham gia của các tổ chức NGOs, một số Viện nghiên cứu… Đặc biệt là nó được vận dụng vào trong quá trình nghiên cứu chuỗi giá trị nông sản nhằm đánh giá những tác động đến người nghèo và đạt đến các giải pháp để tăng thu nhập của người nghèo, vì thế người nghèo là chủ thể của các hoạt động hỗ trợ trong chuỗi giá trị

Khái niệm chuỗi giá trị chủ yếu quan tâm đến liến kết, phân phối giá trị theo chiều dọc, từ đó xác định giá trị, lợi ích thu được của từng tác nhân trong ngành hàng Những hạn chế của tiếp cận này là các yếu tố thể chế, xã hội, lãnh thổ, chính sách ít được quan tâm so với phương pháp commodity chain (filiere)

1.1.4 Các hoạt động liên kết của chuỗi giá trị

Mối liên kết bên trong chuỗi giá trị

Các hoạt động liên kết với nhau bởi:

- Phương pháp thực hiện: Các hoạt động có mối liên kết với nhau bởi phương pháp thực hiện Đầu ra của hoạt động này là đầu vào của hoạt động kia

- Chi phí thực hiện: Cách thức hoạt động tạo ra chi phí khác nhau, việc tăng khối lượng ở hoạt động A làm giảm khối lượng ở hoạt động B nhưng sẽ làm tăng chi phí tại A và giảm chi phí tại B

Ví dụ việc kiểm tra nguyên liệu đầu vào cẩn thận sẽ giảm chi phí tạo ra sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn ở khâu sản xuất nhưng lại tăng chi phí

Trang 24

cho việc kiểm tra Việc kiểm tra hàng ra khỏi kho cẩn thận sẽ giảm chi phí hàng trả lại nhưng lại làm tăng chi phí cho việc kiểm tra

Mối liên kết có thể giữa các hoạt động sơ cấp mà cũng có thể giữa hoạt động sơ cấp và hoạt động hỗ trợ ví dụ phòng nhân sự tuyển dụng được nhân lực tốt sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sơ cấp Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ hỗ trợ việc phối hợp giữa các hoạt động được tốt hơn

Mối liên kết bên ngoài chuỗi giá trị:

Hình 1.3 Mô hình liên kết bên ngoài của chuỗi giá trị [10]

Nhà cung cấp, đại lý, khách hàng đều có chuỗi giá trị của riêng họ Mỗi hoạt động của chuỗi giá trị doanh nghiệp sẽ liên kết với hoạt động của các chuỗi còn lại Ví dụ nếu như khách hàng tự vận chuyển hàng về nhà thì doanh nghiệp sẽ không có hoạt động vận chuyển tới khách hàng

Nếu như nhà cung cấp vận chuyển nguyên liệu tới tận doanh nghiệp thì ở các khâu quản lý đầu vào của doanh nghiệp sẽ không phải lo tới vận chuyển, hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển

Nếu như nguyên liệu đầu ra của nhà cung cấp được kiểm tra kỹ lưỡng thì phần quản lý đầu vào của doanh nghiệp đỡ chi phí kiểm tra, giảm thiểu chi phí xử lý sản phẩm không đảm bảo chất lượng

Lợi thế cạnh tranh không chỉ đến từ mối liên kết bên trong mà cũng có thể đến từ bên ngoài

* Mối liên kết trong chuỗi giá trị nông sản

Theo các chuyên gia nông nghiệp, trong chuỗi giá trị của các ngành hàng nông sản hiện có 2 hình thức liên kết đặc trưng Đó là liên kết các đối tượng cùng tham gia trong quá trình sản xuất kinh doanh (liên kết ngang) và

Chuỗi giá trị

của nhà cung

cấp

Chuỗi giá trị của doanh nghiệp

Chuỗi giá trị của kênh phân phối

Chuỗi giá trị của khách hàng

Trang 25

liên kết theo đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng (hay mối liên kết dọc)

(1) Liên kết ngang giữa những người sản xuất kinh doanh nông sản

Xét trên bình diện quốc gia hay ở mỗi địa phương, để có thể cạnh tranh trên thị trường nông sản rất cần phải có khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn nội địa hoặc quốc tế; giao hàng đúng lúc, giá thành cạnh tranh Hộ nông dân cá thể không thể làm được điều này Các hộ nông dân phải có được sự thống nhất cao, có được "hành động tập thể" để thực hiện quy trình sản xuất chung theo từng cánh đồng lớn, từng trang trại với quy mô đủ lớn hoặc vùng chăn nuôi gồm nhiều hộ nông dân với quy mô đủ lớn/hộ để có sản phẩm chăn nuôi hàng hóa Quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và hoạt động thương mại của nông dân được thiết lập trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, của thị trường về khối lượng cung ứng, chất lượng hàng hóa, mẫu mã, khối lượng đóng gói… Đây chính là các yếu tố để nông dân xây dựng hành động tập thể Hàng hóa nông sản cần được xác định rõ về số lượng, chất lượng đối với từng thị trường để làm cơ sở xây dựng kế hoạch cung ứng; xác định rõ chất lượng và số lượng sản phẩm nông sản trong sản xuất Yêu cầu chất lượng nông sản đặt ra trên thị trường phải làm căn cứ cơ bản để xây dựng quy trình kỹ thuật cho các mô hình liên kết Sự liên kết ngang của nông dân cần phải được tổ chức sao cho cung ứng đủ nguyên liệu cho hoạt động của doanh nghiệp

Về hình thức liên kết: Nông dân phải được liên kết lại bằng cách vào đơn vị kinh tế tập thể dạng HTX, tổ hợp tác, nhóm sở thích Hình thành tốt được sự liên kết ngang của nông dân trong sản xuất chính là đã hình thành được “động lực đẩy” với dòng sản phẩm nông sản ra thị trường tới tay người tiêu dùng, là điều kiện cần của sự liên kết trong bài toán chuỗi giá trị nông sản Tuy nhiên, dấu ấn của mô hình kinh tế HTX trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước kia vẫn còn đọng lại trong nông dân với những ấn tượng thiếu thiện cảm nên họ không dễ tin vào mô hình liên kết mới

Trang 26

Cũng cần phải kể đến một nguyên nhân làm cho nông dân thiếu niềm tin vào các hình thức liên kết trên là: sự tham mưu cho lãnh đạo để triển khai đầy đủ các nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chưa được chủ động để hấp dẫn được nông dân Một

bộ phận cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp yếu về năng lực và trình độ nên chất lượng tham mưu hạn chế Bên cạnh đó, ở nhiều nơi, chính quyền chưa thực sự quan tâm đúng mức tới lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể Sự phối hợp của các ngành, các cấp, các đoàn thể ở địa phương trong việc hướng dẫn, hỗ trợ kinh tế tập thể thiếu chặt chẽ…

(2) Liên kết dọc theo đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng

Điều kiện đủ của bài toán chuỗi giá trị nông sản là phải tạo được “động lực kéo” mà hoạt động cơ bản nhất là xây dựng được liên kết dọc giữa nông dân với doanh nghiệp (cả doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và chế biến, tiêu thụ đầu ra) Việc xây dựng mối liên kết dọc về thực chất là xây dựng kênh tiêu thụ mới ngắn hơn, tiếp cận nhanh giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp Nếu không có liên kết này, việc tổ chức sản xuất thông qua liên kết ngang không đạt được lợi ích như mong muốn Hiện tại, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trong cả nước mới dừng lại ở việc gom nông sản thô, hoặc sơ chế đóng gói

Vì thế, ngay bản thân các doanh nghiệp cũng không tiếp cận tới được người tiêu dùng thông qua thương hiệu của mình cho nên kinh doanh của doanh nghiệp chỉ mang tính thời vụ, không ổn định Để xây dựng liên kết dọc có hiệu quả, cần ưu tiên chọn các doanh nghiệp đầu tư trong chuỗi giá trị phải là những doanh nghiệp có khả năng chế biến sâu, thu mua hoặc bán sản phẩm trực tiếp, có thương hiệu đến người tiêu dùng thông qua các hệ thống phân phối trong và ngoài nước; hoặc liên kết với những doanh nghiệp chứng minh được họ đã liên kết, là một phần hữu cơ của một chuỗi hàng hóa nào đó trong các khía cạnh về chất lượng, thương hiệu, rủi ro

Trang 27

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị trên thế giới

Trên thế giới người ta đã áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào việc nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm và cải thiện giá trị gia tăng cho các sản phẩm cũng như đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các bên tham gia

Trong thập niên 80 và 90 trên thế giới người ta quan tâm nhiều đến chuỗi giá trị, đặc biệt là quản lý chuỗi cung cấp Nguyên tắc cơ bản của chuỗi giá trị trong giai đoạn này rất đơn giản và dễ hiểu đó là chuỗi giá trị quan tâm đến việc chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia để giảm chi phí

về mặt thời gian, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng giá trị cho sản phẩm đó [23]

Fearne và Hughes (1998) [23] cũng đã phân tích được những ưu điểm

và nhược điểm của việc áp dụng chuỗi giá trị:

Ưu điểm:

- Giảm mức độ phức tạp trong mua và bán

- Giảm chi phí và tăng chất lượng sản phẩm

- Giảm thời gian tìm kiếm những nhà cung cấp mới

- Cùng nhau thực thi kế hoạch và chia sẻ thông tin dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau

- Giá cả đầu vào ổn định

Nhược điểm:

- Tăng sự phụ thuộc giữa các bên tham gia chuỗi

- Giảm sự canh tranh giữa người mua/người bán

- Phát sinh những chi phí mới trong chuỗi

Eaton và Shepherd (2001) [22] đã có một nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành chè tại Kenya và cacao tại Indonesia, nghiên cứu này tập trung vào vấn đề chuỗi giá trị và giải pháp sinh kế bền vững, tác giả đã chỉ ra được những vấn đề mà chuỗi giá trị ngành chè Kenya, chuỗi giá trị ngành

Trang 28

Cacao Indonesia gặp phải và những vấn đề liên quan đến sinh kế của những người sản xuất nhỏ, những người dễ bị tổn thương Những nghiên cứu về cấu trúc thị trường, những kênh tiêu thụ trong chuỗi giá trị, mối quan hệ tương tác giữa những chuỗi giá trị đó Điều quan tâm của nghiên cứu này là những “mối quan hệ” giữa các tác nhân, những tác động của hộp P.I.P (Policies, Institutions, Processes) và khung sinh kế bền vững SLF (sustainable livelihood framwork) đến những người nắm giữ những

tư liệu sản xuất nhỏ và những người làm thuê Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, với các nước chậm phát triển như Kenya và Indonesia, chuỗi giá trị hoạt động chưa được tốt, nghĩa là các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị chưa có những mối quan hệ ràng buộc, giá trị gia tăng trong chuỗi còn thấp, đặc biệt người sản xuất là những người hưởng lợi nhuận thấp nhất Chính vì chưa có mối quan hệ ràng buộc nên những tác nhân đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi thường là đối tượng hưởng lợi nhuận nhiều nhất và sẵn sàng rời bỏ chuỗi này để chuyển sang chuỗi mới có lợi nhuận cao hơn

Trong báo cáo của FAO về chuỗi giá trị ngành khoai tây năm 2008 [20], đã đề cập đến vấn đề làm thế nào để tăng sự bền vững của chuỗi giá trị của ngành hàng Họ đã chỉ ra được vấn đề đang gặp phải ở các nước đang phát triển như: Khoai tây thường được bán phân tán với những phân đoạn thị trường nhỏ lẻ và ít có sự liên kết, phối hợp và thiếu những thông tin về thị trường, điều này đang gây ra sự chia rẽ các mối quan hệ trong chuỗi Giá cả đầu vào tăng cao đang gây ra sự “e dè” trong đầu tư sản xuất của các hộ nông dân có quy mô sản xuất nhỏ lẻ Hậu quả là họ đang bị loại dần ra khỏi thị trường và không tham gia được vào chuỗi giá trị Vấn đề quan trọng đặt ra cho chuỗi giá trị ở các nước này là cần một nền sản xuất bền vững, với chất lượng sản phẩm tốt và sự hỗ trợ về các vật tư đầu vào cùng với sự phối hợp hành động trong chuỗi

1.2.2 Tình hình phát triển ngành hàng mía đường trên thế giới

Ngành sản xuất đường là một trong những ngành công nghiệp chế

biến nông sản lâu đời nhất trên thế giới, với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh

Trang 29

thổ tham gia vào chuỗi giá trị Quy mô sản lượng đường toàn cầu khoảng 174,8 triệu tấn trong mùa vụ 2013/14 (USDA) và đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 2%/năm (Credit Suise) Đường có thể được sản xuất từ hai loại nguyên liệu chính: Mía (75-80% lượng cung toàn cầu, trồng chủ yếu tại các nước nhiệt đới) và Củ cải đường (25-30%, tại các nước ôn đới) (Credit Suise) Một số quốc gia như Mỹ hoặc Trung Quốc có thể trồng được cả hai loại nông sản này do diện tích rộng lớn Củ cải đường là cây ngắn ngày nên diện tích gieo trồng phụ thuộc lớn vào xu hướng giá của các loại nông sản khác, đặc biệt là ngũ cốc Trong khi đó cây mía thông thường mất khoảng 12 tháng đến 16 tháng từ lúc gieo trồng đến lúc thu hoạch và một gốc mía có thể được sử dụng trong 5 năm, sau khoảng thời gian này chữ đường trong mía sẽ bị giảm sút

Ngành sản xuất đường là một ngành thâm dụng lao động nên rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện cơ chế bảo hộ thông qua các phương thức khác nhau Tại Mỹ, chính phủ vẫn tiếp tục duy trì chương trình trợ cấp ngành sản xuất đường nội địa bằng cách hạn chế nhập khẩu, hạn chế diện tích trồng mía và trợ giá cho nông dân (US Farm Bill) Tại khối Liên Minh EU, chính sách quản lý sản xuất bằng quota cấp cho từng thành viên, quy định giá thu mua nguyên liệu tối thiểu và giá giao dịch tham chiếu cho đường trắng và đường thô (EU Sugar Regime) đã biến EU từ một khu vực xuất khẩu ròng đường thành một trong những khu vực nhập khẩu đường lớn trên thế giới Trung Quốc, nước nhập khẩu đường lớn thứ hai thế giới năm

2013 (3,8 triệu tấn theo USDA) cũng đang duy trì một mức quota nhập khẩu khoảng 1,9 triệu tấn đường/năm theo thoả thuận với WTO, theo đó lượng đường nhập trong quota sẽ chỉ phải chịu thuế suất nhập khẩu 5% trong khi số lượng vượt quá quota bị áp thuế lên đến 50%

Quy mô giao dịch đường trên thị trường thế giới vào khoảng 55-60 triệu tấn, trong đó những nước sản xuất lớn nhất là Brazil (22% tổng sản lượng), Ấn Độ (15%), Trung Quốc (8%) và Thái Lan (6%) Do tại Ấn Độ và

Trang 30

Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ nội địa lớn hơn sản lượng sản xuất, cho nên nguồn cung đường trên thị trường quốc tế phụ thuộc lớn vào hai quốc gia còn lại là Brazil và Thái Lan [14]

Mía được trồng chủ yếu tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, là cây

công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường, ưa sáng và cần nhiều nước Đến mùa thu hoạch (khoảng 12-16 tháng), nông dân chặt mía thủ công hoặc bằng máy và vận chuyển đến nhà máy ép trong vòng 16 tiếng sau đó để tránh chữ đường trong mía bị giảm Các nhà máy ép thường phải được xây dựng gần vùng mía để tiết kiệm chi phí vận chuyển và hao hụt trữ lượng đường Thông thường lượng đường trong mía khoảng từ 10-12% Tính đến cuối năm 2012, tổng diện tích trồng mía toàn thế giới đạt gần 26,1 triệu

ha và tổng sản lượng mía thu hoạch đạt 1,83 tỷ tấn, lần lượt tăng 28,7% và 37,3% so với năm 2002 Brazil là nước có diện tích trồng mía lớn nhất thế giới với hơn 9,7 triệu ha (39%), tiếp theo là Ấn Độ (19%), Trung Quốc (7%)

và Thái Lan (5%) Năng suất mía trung bình trên toàn thế giới vào năm 2012 khoảng 70,2 tấn/ha

Hình 1.4 Diện tích, sản lượng và năng suất mía thế giới,

giai đoạn 2002 - 2012

(Nguồn: Báo cáo triển vọng ngành mía đường 2014) [14]

Trang 31

1.2.3 Tình hình phát triển ngành mía đường ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cây mía và nghề làm mật, đường đã có từ thời xa xưa nhưng công nghiệp mía đường mới chỉ được phát triển từ những năm 1990 Đến nay, việc phát triển nghề trồng mía và sản xuất đường cũng đã và đang

có những đóng góp đáng kể trong việc tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo cho các vùng nông thôn

Sản lượng đường Việt Nam sản xuất được trong niên vụ 2013/14 đạt

1,6 triệu tấn đường, chỉ chiếm khoảng 0,9% tổng sản lượng đường của cả thế giới Quy mô thương mại đường của Việt Nam với các nước còn lại trên thế giới là không đáng kể, kim ngạch xuất khẩu đường năm 2013 đạt 202,2 triệu USD, chủ yếu là hoạt động xuất đường tinh đi Trung Quốc (~ 95%) trong khi nhập khẩu năm 2013 vào khoảng 126,8 triệu USD chủ yếu từ Thái Lan (đường tinh), Mỹ (đường thô và đường khác) và Trung Quốc (đường khác)

Diện tích, sản lượng và năng suất mía ở nước ta đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng diện tích trồng mía cả nước vụ 2012/13 đạt khoảng 309,3 ngàn ha, tăng 3,8% so với niên vụ trước Năng suất mía bình quân cả nước niên vụ 2014 - 2015 là 65,3 tấn/ha tăng 0,6 tấn/ha so với vụ trước

Hình 1.5 Diện tích và sản lượng mía ở nước ta qua

các năm (2000 - 2012)

(Nguồn: Báo cáo triển vọng ngành mía đường 2014) [14]

Trang 32

Vùng mía tập trung tại các tỉnh có nhà máy đường như Tuyên Quang, Hoà Bình, Sơn La và Cao Bằng Ngoài ra, Mía còn được dọc trồng ven biển

và kéo dài đến Bình Thuận, trong đó các tỉnh có diện tích trồng rộng lớn phải

kể đến Phú Yên (23,5 ngàn ha), Khánh Hoà (17,7 ngàn ha) và Quảng Ngãi (5,7 ngàn ha) Nhìn chung, khu vực này có năng suất mía bình quân thấp nhất

cả nước khi chỉ đạt 53 tấn/ha và trung bình 1 ha mía chỉ sản xuất được 5 tấn đường Điểm bất lợi lớn nhất cho nông dân trồng mía và hoạt động sản xuất đường ở các tỉnh duyên hải miền trung là tình hình mưa bão khó lường hằng năm Sản lượng đường khu vực này chiếm 22,6% tổng sản lượng cả nước

1.2.4 Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam

* Một số công trình nghiên cứu về chuỗi giá đối với các ngành hàng thuộc lĩnh vực trồng trọt ở Việt Nam

Nghiên cứu “Tác động của chuỗi giá trị cây Hoa Hồng đến sự phát triển kinh tế ở Miền Bắc Việt Nam” đã có cái nhìn tổng thể và đánh giá tác

động của các chuỗi giá trị khác nhau đối với cây Hoa Hồng Họ nghiên cứu đến việc tiêu thụ hoa Hồng và thị phần, khả năng sinh lời, vấn đề về tạo việc làm, lãi ròng và tác động giảm nghèo của cây hoa Hồng cũng như các rào cản đối với việc tham gia chuỗi giá trị hoa Hồng Từ đó, họ đã có những kết luận chính xác về các lĩnh vực nghiên cứu trên, như về các rào cản đối với việc tham gia chuỗi giá trị hoa Hồng thì những người nông dân nghèo chỉ có thể vượt qua bước khởi đầu nếu họ được cấp tín dụng, vì trồng hoa Hồng đòi hỏi nhiều vốn hơn, đặc biệt năm đầu tiên rất khó khăn vì phải đầu tư cây giống và đào giếng nếu như nguồn nước không đảm bảo Tại Mê Linh (Vĩnh Phúc), đầu tư năm đầu tiên khoảng 4 triệu VND/sào Đối với nông dân người dân tộc thiểu số ở Sapa, vấn đề này có thể khác Tại Sapa, một rào cản khác lại là sự cần thiết phải có mối quan hệ với những người kinh doanh ở Hà Nội, vì hiện tại chưa có nhà kinh doanh nào tự đến Sapa,…[15]

Trang 33

Trong năm 2005 đã có một dự án “Tạo điều kiện cho người nghèo vùng cao hội nhập vào chuỗi giá trị cây Luồng: Cải thiện chiến lược cho các nhóm sản xuất địa phương” Họ đã có những cách tiếp cận, nghiên cứu như: tiếp

cận với các phân đoạn thị trường giá trị gia tăng mở rộng, sự cần thiết phải tăng tính cạnh tranh trong các phân đoạn thị trường giá trị gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo vùng cao hội nhập vào chuỗi giá trị cây Luồng, nâng cao chiến lược cho nhóm những người sản xuất địa phương và hội nhập theo chiều dọc của người trồng Luồng vào chuỗi giá trị Luồng ván sàn,… và đã có những kết luận mang tính tổng thể của những vấn đề liên quan trong chuỗi giá trị cây Luồng, tạo điều kiện cho việc phát triển chuỗi giá trị một cách bền vững, hiệu quả [8]

Tác giả Tạ Quốc Tuấn, 2013, với công trình “Nghiên cứu chuỗi giá trị trong chế biến, sản xuất, tiêu thụ điều và hồ tiêu ở tỉnh Bình Phước” Công

trình nghiên cứu này đề cập đến những vấn đề sau: thị trường và chính sách về ngành hàng điều, hồ tiêu trong nước và thế giới; thực trạng chuỗi giá trị trong sản xuất điều và hồ tiêu; nâng cấp chuỗi và thúc đẩy các hình thức liên kết trong hai chuỗi này tại tỉnh Bình Phước; đánh giá hiện trạng tồn tại và nguyên nhân hạn chế của các hình thức liên kết trong chuỗi; nghiên cứu điển hình về

mô hình liên kết trong chuỗi ngành hàng điều và tiêu từ đó đề xuất các mô hình liên kết hiệu quả, các giải pháp khuyến khích phát triển liên kết đối với hai chuỗi này tại tỉnh Bình Phước

GTZ, 2009, đã nghiên cứu thành công: “Phát triển chuỗi giá trị bơ: Phát triển thị trường nông sản và thể chế hóa chuỗi giá trị” Trong báo cáo

cuối cùng của nhóm nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị hỗ trợ can thiệp và cách tạo ra chuỗi giá trị thông qua việc tạo sự nhận biết của người tiêu dùng

đối với sản phẩm bơ GTZ cũng thực hiện phân tích thử nghiệm “Chuỗi giá trị cà phê cho đồng bào thiểu số ở Đắk Lắk” Nghiên cứu chỉ ra những thách

thức đối với chuỗi cà phê này là: trình độ, kỹ năng canh tác yếu; chi phí vật

Trang 34

tư đầu vào như nước, phân bón, thuốc trừ sâu cao; điều kiện sơ chế cà phê còn thiếu thốn khiến cho chất lượng cà phê thấp Hơn nữa, chuỗi cà phê này

có quá nhiều khâu trung gian và thiếu liên kết khiến cho giá đầu vào cao, giá đầu ra của nông sản do nông dân cung cấp lại thấp.[12]

* Một số công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị đối với ngành hàng mía đường ở Việt Nam

Tác giả Nguyễn Hữu Điệp (2008) đã triển khai đề tài “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành Mía đường Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế” [7]

Nghiên cứu đã chỉ ra được những thế mạnh của ngành mía đường Việt Nam, những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành Mía đường nước ta, đồng thời tác giả cũng đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành Mía đường nước ta Cụ thể, để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường trong thời gian tới cần phải thực hiện 4 nhóm giải pháp sau:

- Thứ nhất: Tăng cường năng lực nội sinh của ngành mía đường

- Thứ 2: Tăng cường điều tiết và quản lý vĩ mô của Nhà nước

- Thứ 3: Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với ngành mía đường Việt Nam

- Thứ 4: Tiếp tục tăng cường quan hệ phối hợp điều hành vĩ mô từ Chính phủ đến Bộ NN và PTNT, các cấp chính quyền ở địa phương, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các công ty, nhà máy đường và Hiệp hội Mía đường Việt Nam Giải pháp tăng cường năng lực nội sinh của ngành đường mía là giải pháp quan trọng hàng đầu, trong đó cần ưu tiên vào việc rà soát, quy hoạch lại vùng nguyên liệu, năng lực chế biến của các nhà máy đến năm

2020 để cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt

Đề tài “Chuỗi giá trị: Thực trạng và giải pháp chiến lược cho ngành Mía đường tỉnh Đồng Nai” [10] do tác giả Lư Ngọc Liêm nghiên cứu năm

2012 Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng chuỗi giá trị mía đường tỉnh

Trang 35

Đồng Nai Đồng thời đề xuất một số giải pháp mang tính chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị mía đường tỉnh Đồng Nai Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cải tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị chuỗi giá trị ngành đường là một đòi hỏi tất yếu và khách quan giúp ngành mía đường tỉnh Đồng Nai có những bước phát triển ổn định và bền vững Để làm được điều đó, đòi hỏi phải giải quyết 3 khó khăn lớn mà ngành mía đường tỉnh Đồng Nai phải làm đó là bài toán xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu, đảm bảo cho các nhà máy đủ nguyên liệu để sản xuất Bên cạnh vấn đề liên kết, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa nhà máy và người trồng mía trên cơ sở phân phối lợi nhuận thông qua giá tốt thì người trồng mía sẽ tích cực tham gia áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng mía mới, đầu

tư thâm canh và sử dụng các giống mía cao sản để cho ra năng suất, sản lượng

và chữ đường cao, có như vậy mới tăng sản lượng Đồng thời, trong khâu thu mua mía phải được minh bạch giữa nhà máy đối với người bán mía tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau trong việc giám định chữ đường của cây mía Nếu giải quyết nghiêm túc các vấn đề trên thì mới khuyến khích được sự kết hợp hài hòa giữa các bên tham gia trong chuỗi, từ đó nâng cao được giá trị của toàn

bộ chuỗi giá trị Ngoài những nỗ lực của các tác nhân tham gia trong chuỗi, đòi hỏi cần có vai trò trọng tài của chính phủ, cơ quan ban ngành trong việc phối hợp giữa các tác nhân trong chuỗi mía đường, giúp toàn bộ chuỗi phát triển hài hòa và bền vững hơn trong tương lai

Trang 36

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là: Chuỗi giá trị của cây mía đường ở tỉnh Cao Bằng

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài lựa chọn 2 huyện là Phục Hòa và Quảng

Uyên là 2 huyện có diện tích mía lớn nhất của tỉnh để nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được

thu thập trong các năm từ năm 2011- 2015; Các số liệu sơ cấp khảo sát số liệu trong niên vụ mía năm 2015

2.2 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

- Đánh giá một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng

- Mô tả thực trạng phát triển của cây Mía đường trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng

- Phân tích được thực trạng chuỗi giá trị của cây mía tỉnh Cao Bằng

- Phân tích chi phí, lợi nhuận của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị của cây Mía đường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây Mía đường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

- Đề xuất được một số giải pháp tăng cường mối liên kết giữa các tác

nhân trong chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cây mía của tỉnh

về mặt kinh tế, xã hội và môi trường

Trang 37

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo nghiên cứu có sẵn, các

tài liệu, số liệu liên quan đến cây Mía và sản xuất mía đường tỉnh Cao Bằng

2.3.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp

Thu thập các thông tin sơ cấp thông qua tiếp cận, phỏng vấn các tác nhân trong chuỗi giá trị (bằng bộ câu hỏi)

Bộ câu hỏi phỏng vấn sẽ được thiết kế theo các tác nhân trong chuỗi, bao gồm: Bộ phiếu phỏng vấn hộ nông dân trồng Mía đường, bộ phiếu phỏng vấn công ty mía đường Cao Bằng, bộ phiếu phỏng vấn hộ bán buôn đường,bộ phiếu phỏng vấn các hộ bán lẻ đường và bộ phiếu phỏng vấn người tiêu dùng

2.3.2 Phương pháp chọn mẫu điều tra

Các bước chọn mẫu được tiến hành như sau:

Bước 1.Căn cứ trên khả năng thực hiện và quỹ thời gian cho phép và đặc điểm địa bàn nghiên cứu, yêu cầu của đề tài nghiên cứu để xác lập cỡ mẫu cần thiết

Bước 2 Chọn 2 huyện đại diện cho vùng trồng mía quy mô lớn của tỉnh Cao Bằng: Phục Hòa (2000ha), Quảng Uyên (447 ha)

Bước 3 Mỗi huyện chọn ra 2 xã đại diện cho vùng trồng mía tập trung của từng huyện, các xã được chọn phải là các xã có diện tích trồng mía lớn của huyện

Với tiêu chí đó chúng tôi chọn các xã: Đại Sơn, Hoà Thuận huyện Phục Hoà và Xã Tự Do, Hạnh Phúc huyện Quảng Uyên

Bước 4: Chọn mẫu cụ thể đối với các tác nhân trong chuỗi

* Đối với tác nhân là hộ trồng mía

Chọn hộ theo phương pháp thuận tiện, dựa trên sự lựa chọn và thu

Trang 38

xếp gặp gỡ của cán bộ khuyến nông địa phương Có 2 nhóm hộ được chọn điều tra đó là nhóm hộ trồng và bán mía tươi cho công ty mía đường của tỉnh

Để đảm bảo qui luật số lớn trong việc phân tích thống kê, số mẫu của 2 nhóm hộ này 30 hộ trên một xã Tổng số mẫu điều tra hộ trồng mía là 120

* Đối với tác nhân là hộ thu mua

Đối với tác nhân này chúng tôi chọn mẫu điều tra theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện kết hợp với chọn mẫu theo kinh nghiệm đối với các hộ thu gom, thương lái, cơ sở và doanh nghiệp chế biến sản phẩm mía Mẫu được phân bố như sau:

- 20 họ thu gom: Mỗi xã chọn 5 hộ

* Đối với tác nhân là công ty chế biến mía

Trên địa bàn tỉnh có công ty cổ phần mía đường Cao Bằng là đơn vị duy nhất thu mua và chế biến mía trên địa bàn vì lẽ đó chúng tôi chọn công

ty này để khảo sát

Số liệu, thông tin được thu thập bằng nhiều công cụ khác nhau như phỏng vấn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại các thông tin định tính, phỏng vấn chuyên gia

2.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp và phân tích thông tin Phân tích chi phí - lợi nhuận, phân tích giá trị gia tăng được cụ thể hóa bằng cách áp dụng các chỉ tiêu kinh tế phổ biến như doanh thu, tổng chi phí, chi phí biến động, chi phí cố định, giá thành, lợi nhuận, thu nhập lao động gia đình, chi phí hàng hóa trung gian, giá trị gia tăng, v.v

2.3.4 Các chỉ tiêu kinh tế được áp dụng

+ Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất: Giá trị sản xuất (GO); Chi phí trung gian (IC); Giá trị tăng thêm (VA); Thu nhập hỗn hợp (MI); Lợi nhuận (Pr)

Trang 39

+ Những chỉ tiêu phản ánh HQKT

- GO, VA, MI, Pr lần lượt tính cho 1 ha đất trồng trọt

- GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 ngày công lao động

- GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 đồng chi phí trung gian

- GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 đồng tổng chi phí

2.3.5 Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận trong chuỗi

Lợi nhuận = Doanh thu trong kỳ- chi phí bỏ ra trong kỳ

Theo Kaplinsky và Morris (2001) thì công thức tính lợi nhuận trong chuỗi như sau:

Cách tính toán lợi nhuận, chi phí, sử dụng các chi phí từng phần, được minh hoạ dưới đây Số liệu chi phí gồm tất cả các thông tin về lao động, vật tư đầu vào, nhiên liệu, khấu hao và chi phí khác GTGT trong chuỗi giá trị cũng được phân bổ cho cả tác nhân bên ngoài như những nhà nhập khẩu, nhà phân phối và các nhà bán lẻ tại thị trường bên ngoài

Bảng 2.1 Phương pháp tính chi phí, lợi nhuận trong chuỗi giá trị

Tác nhân Chi phí Doanh

thu lợi nhuận

Khoản giá trị tăng lên (margin) Chi

phí

đơn vị

Chi phí gia tăng

% Chi phí gia tăng

Giá bán

Lợi nhuận

% Lợi nhuận

Giá trị tăng thêm

% Giá trị tăng them Sản xuất A A/F G G-A (G-A)/

Trang 40

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc của đất nước Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có đường biên giới dài 333 km, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang Theo chiều Bắc - Nam có chiều dài là 80 km, từ 23007'12" -

22021'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm), theo chiều Đông - Tây là 170 km, từ 105016'15" -

106050'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang)

Diện tích đất tự nhiên của Cao Bằng là 6.724,62 km2 chiếm 2,12% diện tích cả nước, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên giới Trung Quốc có độ cao từ 600 - 1.300 m so với mặt nước biển Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh, hình thành 3 vùng chính: Vùng miền Đông có nhiều núi đá, vùng miền Tây núi đất xen núi

đá, vùng miền Tây Nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm

3.1.1.2 Địa hình

Cao Bằng là tỉnh có địa hình dốc cao, được chia thành ba tiểu vùng

trong đó mỗi vùng có những đặc điểm riêng khá đặc trưng khác nhau như:

- Miền địa hình Caster (Tiểu vùng núi đá) chiếm diện tích ở hầu hết các huyện miền đông của tỉnh: Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Phục Hoà,

Hà Quảng, Thông Nông

Ngày đăng: 06/09/2017, 08:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Axis Research, (2005), Phân tích chu ỗ i giá tr ị Thanh long t ỉ nh Bình Thu ậ n, công ty Axis Research Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chuỗi giá trị Thanh long tỉnh Bình Thuận
Tác giả: Axis Research
Năm: 2005
2. Cục thống kê tỉnh Cao Bằng, niên giám thống tỉnh Cao Bằng năm 2015, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: niên giám thống tỉnh Cao Bằng năm 2015
Nhà XB: Nxb Thống kê
4. Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng, Báo cáo tài chính năm 2015 5. Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng, Báo cáo kết quả sản xuất kinhdoanh niên vụ 2014 - 2015 và mục tiêu kế hoạch cho năm 2015 - 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: g, Báo cáo tài chính năm 2015" 5. Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằn"g, Báo cáo kết quả sản xuất kinh
6. Phạm Vân Đình (1999), Ph ươ ng pháp phân tích ngành hàng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phân tích ngành hàng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp
Tác giả: Phạm Vân Đình
Nhà XB: NXB Nông nghiệp"
Năm: 1999
7. Nguyễn Hữu Điệp (2008), Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại Học Bách khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
Tác giả: Nguyễn Hữu Điệp
Năm: 2008
8. IDE, (2005). T ạ o đ i ề u ki ệ n cho ng ườ i nghèo vùng cao h ộ i nh ậ p và chuỗi giá trị cây Luồng: Cải thiện chiến lược cho các nhóm sản xuất địa phương, Ngân hàng Phát triển Châu Á Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo điều kiện cho người nghèo vùng cao hội nhập và chuỗi giá trị cây Luồng: Cải thiện chiến lược cho các nhóm sản xuất địa phương
Tác giả: IDE
Năm: 2005
9. Lưu Đức Hải (2009), Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Mía đườ ng ở khu v ự c Đồ ng b ằ ng sông C ử u Long, Đại học Cần Thơ 10. Lưu Ngọc Liêm (2012), Chuỗi giá trị: Thực trạng và giải pháp chiếnlược cho ngành mía đường tỉnh Đồng Nai, Đại học Lạc Hồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Mía đường ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long", Đại học Cần Thơ 10. Lưu Ngọc Liêm (2012), "Chuỗi giá trị: Thực trạng và giải pháp chiến "lược cho ngành mía đường tỉnh Đồng Nai
Tác giả: Lưu Đức Hải (2009), Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Mía đườ ng ở khu v ự c Đồ ng b ằ ng sông C ử u Long, Đại học Cần Thơ 10. Lưu Ngọc Liêm
Năm: 2012
11. Michael van den Berg, Marije Boomsma và các tác giả: Hướng dẫn th ự c hành phân tích chu ỗ i giá tr ị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Michael van den Berg, Marije Boomsma và các tác giả
12. MPI - GTZ SMEDP. Dự án Phát triển chuỗi giá trị trái bơ Đắk Lăk, tháng 3/2007. (http:// WWW. Sme - gtz. Org.Vn/ và http:www.freshstudio.biz) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án Phát triển chuỗi giá trị trái bơ Đắk Lăk
14. Phạm Lê Duy Nhân (2014), Báo cáo ngành mía đườ ng: Thay đổ i để t ồ n t ạ i, tháng 4/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ngành mía đường: Thay đổi đểtồn tại
Tác giả: Phạm Lê Duy Nhân
Năm: 2014
15. Siebe Van Wijk, Amanda Allbritton, Dang Viet Quang, (2005), Tác động của chuỗi giá trị cây hoa hồng đến sự phát triển kinh tế ở Miền B ắ c Vi ệ t Nam, Ngân hàng phát triển châu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của chuỗi giá trị cây hoa hồng đến sự phát triển kinh tế ở Miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Siebe Van Wijk, Amanda Allbritton, Dang Viet Quang
Năm: 2005
16. Nguyễn Tuấn Sơn và Cs (2009), Nghiên c ứ u các hình th ứ c trong ch ă n nuôi lợn ở Miền Bắc Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Việt Bỉ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các hình thức trong chăn nuôi lợn ở Miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tuấn Sơn và Cs
Năm: 2009
18. Vũ Đình Tôn và Piere Fabre, Phương pháp phân tích ngành hàng, Rome, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phân tích ngành hàng
19. Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), (2009), hội thảo Chu ỗ i giá tr ị toàn c ầ u đố i v ớ i hàng nông s ả n và v ấ n đề tham gia c ủ a Vi ệ t Nam vào chu ỗ i giá tr ị toàn c ầ u trong đ i ề u ki ệ n hi ệ n nay, Hà Nội, Ngày 24-2-2009.Tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: hội thảo Chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng nông sản và vấn đề tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay
Tác giả: Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương)
Năm: 2009
20. Asian Development Bank, (2005). M4P Week 2005; “Proceedings of a series of review and planning events held by Making markets Work better for the Poor (M4P)” during the week 31 st of October to 4 th of November 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Proceedings of a series of review and planning events held by Making markets Work better for the Poor (M4P)”
Tác giả: Asian Development Bank
Năm: 2005
21. Browne, J. Harhen, J. & Shivinan, J. (1996). Production Management Systems, an integrated perspective, Addison-Wesley Sách, tạp chí
Tiêu đề: Production Management Systems, an integrated perspective
Tác giả: Browne, J. Harhen, J. & Shivinan, J
Năm: 1996
22. Eaton, C. and A. W. Shepherd (2001). Contract Farming: Partnerships for GroWth. A Guide. FAO Agriculltural. Services Bulletin No.145.Rome, Food and Agriculltural Organization of the United Nations Sách, tạp chí
Tiêu đề: Contract Farming: Partnerships for GroWth
Tác giả: Eaton, C. and A. W. Shepherd
Năm: 2001
23. Fearne, A. and D. Hughes (1998). Success Factors in the Fresh Produce Supply chain: Some Examples from the UK. Executive Summary.London, Wye College Sách, tạp chí
Tiêu đề: Success Factors in the Fresh Produce Supply chain: Some Examples from the UK
Tác giả: Fearne, A. and D. Hughes
Năm: 1998
24. Goletti, F. (2005). "Agricultural Commercialization, Value Chains, and Poverty Reduction". Discussion Paper No. 7. January. Ha Noi, Viet Nam, Making Markets Work Better for the Poor Project, Asian Development Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agricultural Commercialization, Value Chains, and Poverty Reduction
Tác giả: Goletti, F
Năm: 2005
25. Gereffi, G. (1994). The Organization of Buyer-Driven Global Commodity Chains: How U. S. Retailers Shape Overseas Production Networks.Commodity Chains and Global Capitailism. G. Gereffi and M.Korzeniewicz. London, Praeger Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Organization of Buyer-Driven Global Commodity Chains: How U. S. Retailers Shape Overseas Production Networks
Tác giả: Gereffi, G
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w