1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN GIÁO dục TÌNH yêu BIỂN, đảo CHO học SINH TRƯỜNG PTDTNT điểu XIỂNG

25 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Với mong muốn nâng cao hiệu quảhoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở trường nói chung và công táctuyên truyền giáo dục ý thức trong đoàn viên thanh niên, học sinh nói riêng,

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRƯỜNG PTDTNT – THCS&THPT ĐIỂU XIỂNG

Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRƯỜNG

PTDTNT ĐIỂU XIỂNG

Người thực hiện: TRƯƠNG THỊ BÉ

Lĩnh vực nghiên cứu:

- Quản lý giáo dục 

- Phương pháp dạy học bộ môn: 

(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: Hoạt động Đoàn

(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2016 - 2017

BM 01-Bia SKKN

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

7 Chức vụ: Bí thư Đoàn trường

Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên

môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Bí thư Đoàn trường; Bồi dưỡng học sinh

giỏi môn Lịch sử 8,9

8 Đơn vị công tác: Trường PTDTNT – THCS&THPT Điểu Xiểng

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học

- Năm nhận bằng: 2012

- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Lịch sử

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Lịch sử

- Số năm có kinh nghiệm: 05 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

+ Một số biện pháp lựa chọn và bồi dưỡng ban chỉ huy liên đội

+ Phát huy vai trò tự quản của Đội sao đỏ ở trường PTDTNT – THCSĐiểu Xiểng

BM02-LLKHSKKN

Trang 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT ĐIỂU XIỂNG

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tổ quốc đang bão giông từ biển.

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa.

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển.

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc.

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn.

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả.

Lời cha dặn từng thước đất giữ gìn…

Mỗi lần nghe được những ca từ ấy trong ca khúc “Tổ quốc nhìn từ biển”của tác giả Quỳnh Hợp lòng tôi lại dâng lên một cảm xúc khó tả, một tình yêumãnh liệt hướng về biển, đảo quê hương

Việt Nam là một quốc gia có biển nằm ven bờ Tây biển Đông, được thiênnhiên ưu đãi dành tặng cho một vùng biển khiến nhiều quốc gia khác phải ước

ao Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam (từ Quảng Ninh tớiKiên Giang) Biển Đông là một biển lớn, đứng thứ ba trong các biển của thế giớivới trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ (đặc biệt là hai quần đảo lớn Hoàng Sa và TrườngSa) Từ bao đời nay câu nói “rừng vàng biển bạc” đã thực sự trở thành kho báucủa nhân dân Việt Nam Không chỉ có ý nghĩa về các mặt như kinh tế, chính trị,đời sống văn hóa tinh thần mà biển, đảo còn có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lịch

sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Vươn ra biển, phấn đấu tở thành mộtquốc gia mạnh về biển là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội của Việt Nam trong thế kỷ XXI Trước tình hình xâm lấn, gâyhấn của Trung Quốc tại Biển Đông hiện nay thì công tác tuyên truyền giáo dụcbiển, đảo - vùng chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc là công việc hết sức cầnthiết Hơn ai hết thầy cô giáo là những người trực tiếp giáo dục các em, chúng takhông chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền lại cho thế hệ trẻ tình yêu thắm

BM03-TMSKKN

Trang 4

thiết đối với vùng biển, đảo của Tổ quốc Qua đó, các em không chỉ biết về chủquyền mà còn có ý thức bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước

Trong những năm gần đây công tác tuyên truyền giáo dục tình yêu biển,đảo cho các em học sinh đã được các cấp, các ngành quan tâm Tuy nhiên trênthực tế ở nhiều nơi vấn đề này chưa hẳn được chú trọng vì chưa có nội dunghướng dẫn cụ thể trong các bộ môn học Đặc biệt học sinh là con em đồng bàodân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, nơi mà còn thiếu thốn các phương tiệntruyền thông, vốn hiểu biết của các em còn nhiều hạn chế, nhiều em còn mơ hồ

về vấn đề này Từ thực tiễn công tác và hoạt động tại trường học, cũng như nhậnthức được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền giáo dụctình yêu biển, đảo cho học sinh Bản thân tôi nhận thấy đó là một việc làm có ýnghĩa vô cùng to lớn của một Bí thư Đoàn Với mong muốn nâng cao hiệu quảhoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở trường nói chung và công táctuyên truyền giáo dục ý thức trong đoàn viên thanh niên, học sinh nói riêng, tôi đã

chọn vấn đề “Một số biện pháp tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, đảo cho

học sinh trường PTDTNT Điểu Xiểng” làm đề tài nghiên cứu của mình.

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lý luận

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Bộ đội

Hải quân (năm 1961): “Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển Biển ta dài, tươi

đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó” Người còn căn dặn các chiến sĩ lực lượng Công

an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng): “Một mảnh đất, một ngọn suối, một

rừng cây, một đảo nhỏ nơi biên giới, vùng biển là chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, ta phải kiên quyết bảo vệ” [1, 161-162] Việt Nam là quốc gia biển, biển,

đảo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, an ninhquốc phòng Biển, đảo nước ta có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái BìnhDương với Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu,… Biển Đông có nguồn tàinguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, quý hiếm Vùng biển và hảiđảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sựnghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Biển, đảo là

Trang 5

một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy muôn vàn trái tim con người Việt Namđang ngày đêm hướng về biển, đảo, dành tình yêu cho những người lính biểncùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển, đảo nước nhà.Chính vì thế giáo dục tình yêu biển, đảo quê hương cho thế hệ trẻ là một việc làmcần thiết của các cấp, các ngành ở nước ta hiện nay.

Vùng biển của các quốc gia ven biển được quy định bởi Công ước củaLiên Hợp Quốc về Luật biển được các nước kí kết vào năm 1982, phê chuẩnngày 16/11/1994 và bắt đầu có hiệu lực pháp luật quốc tế Theo Công ước này,một nước ven biển có 5 vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa Như vậy, theo Công ước 1982,phạm vi vùng biển của nước ta được mở rộng, không còn thuần túy có hình dạnghình chữ “S” nữa mà mở rộng ra hướng biển, không chỉ có biên giới biển chungvới Trung Quốc, Campuchia mà cả với hầu hết các nước trong khu vực ĐôngNam Á như Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan Bao đời nay, các hoạt độngsản xuất và đời sống của người Việt đã gắn bó chặt chẽ với biển và hải đảo Cáctriều đại phong kiến Việt Nam đều nhận thấy rõ vai trò to lớn của biển đối với sựphát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và đã có nhiều hành động cụ thể để khaithác, bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia Trên các bản đồ cổ của nước ngoài,vùng biển phía đông nước ta đều được ghi với địa danh là biển Giao Chỉ (tức làbiển của Việt Nam) Đặc biệt, nhiều tư liệu cổ ở trong và ngoài nước đều xácđịnh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, được người Việtchinh phục và khai thác từ lâu đời Đặc biệt đến thời nhà Nguyễn, chủ quyền củaViệt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thiết lập và thực thi

một cách đầy đủ và toàn vẹn “Sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn chép về

việc các chúa Nguyễn thành lập Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải để hàng năm ra hai quần đảo này làm nhiệm vụ Đây là bằng chứng về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam từ thế kỷ XVII” [1, 32]. Sách “Đại nam thực lục chính biên”, quyển

XXII vào năm Gia Long thứ 2 (1803) chép: “Tháng 7/1803, vua Gia Long cho

lập lại Đội Hoàng Sa: Lấy cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai

mộ dân ngoại tịch lập làm Đội Hoàng Sa” [1, 37].

Trang 6

Trong văn bản hướng dẫn công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2017 của

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nêu rõ: công tác tuyên truyềnbiển, đảo cần tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, coi trọng chấtlượng, nội dung và sự phù hợp với đặc điểm đối tượng, địa bàn cũng như thờilượng tuyên truyền Cần bám sát diễn biến tình hình Biển Đông và có phản ứngnhanh với những hoạt động tuyên truyền của các thế lực cơ hội, thù địch ở trong

và ngoài nước âm mưu lợi dụng vấn đề chủ quyền trên biển làm tổn hại khối đạiđoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ đối ngoại truyền thống, tốt đẹp của ViệtNam với các nước láng giềng, đến chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển Nêu rõ

mục đích của việc tuyên truyền biển, đảo Việt Nam như sau: “Đẩy mạnh công

tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Cỗ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ý thức tự lực, tự cường, tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận phát động, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, đảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của

Tổ quốc”.

2 Cơ sở thực tiễn

Biển, đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổquốc Trách nhiệm của mỗi chúng ta là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ nàynhư lời Bác Hồ năm xưa đã căn dặn “các Vua Hùng đã có công dựng nước, Báccháu ta phải cùng nhau giữ nước” Chính vì thế, việc xây dựng, quản lí,bảo vệchủ quyền Biên giới, lãnh thổ quốc gia là mối quan tâm hàng đầu, là trách nhiệmcủa toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta

Hiện nay, chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tậptích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xuthế phát triển chung của quốc tế Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khảnăng cống hiến và bảo vệ đất nước Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo

Trang 7

dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không

bị kẻ xấu lợi dụng Từ sau vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981ngày 1 tháng 5 năm 2014 Hay gần đây nhất vụ việc cá chết hàng loạt ở các tỉnhven biển miền Trung Hà Tĩnh, Quảng Bình… Những ngày qua, chúng ta lại mộtlần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trỗi dậy trong mỗi một người dân ViệtNam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết trong quyết tâm bảo vệ vùngbiển, đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Kịch liệt lên án và đấu tranh thamgia ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của TổQuốc

Thực tế hiện nay cho thấy, đa số học sinh phổ thông đều còn thiếu kiếnthức về biển, đảo và chủ quyền vùng biển Việt Nam Với số lượng bài học vềbiển, đảo còn hạn chế trong chương trình học chưa thể giúp học sinh có cái nhìntoàn diện và hiểu biết cụ thể hết các vấn đề biển, đảo của đất nước Vấn đề chủquyền đất nước nói chung và chủ quyền biển, đảo nói riêng đang là vấn đề rất

“nóng” của đất nước Đứng trước thực trạng hiện nay phần lớn các em học sinh,đặc biệt là các em sống trong môi trường nội trú, ít được giao lưu, tiếp xúc vớibên ngoài, ngoài việc chăm chú vào các kiến thức trong sách giáo khoa, còn lạinhững kiến thức bên ngoài các em chưa thực sự nắm vững, đặc biệt là nhữngkiến thức về biển, đảo.Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã làm một cuộc khảosát chung về kiến thức biển, đảo cho các em học sinh thông qua hội thi “Em yêu

Tổ quốc Việt Nam”, trong Hội thi này có rất nhiều câu hỏi liên quan đến biển,đảo, tham gia cuộc khảo sát có 280 em Kết quả khảo sát chỉ có 207/280 em họcsinh biết vị trí của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa Số còn lại không biếthoặc còn rất mơ hồ, trong số các em đã biết thì cũng có một số em không biết haiquần đảo này thuộc biển nào và đại dương nào Chính vì lẽ đó, tôi đã mạnh dạnthực hiện đề tài này bằng cách đưa ra một số biện pháp để góp phần nâng caohiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh trongtrường PTDTNT Điểu Xiểng Các biện pháp này bản thân tôi đã áp dụng tại đơn

vị và đã đạt được những hiệu quả nhất định

Trang 8

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Hiện nay, tình hình biển Đông có những diễn biến phức tạp, nhiệm vụ bảo

vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đốivới cả hệ thống chính trị, các ngành, các lực lượng, trong đó đặc biệt là thế hệ trẻ

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng chia sẻ: “Mỗi công dân Việt Nam phải biết

bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ quốc gia trên cơ sở hiểu biết về luật pháp trong nước và quốc tế trên tinh thần hòa bình, không đe dọa vũ lực hay sử dụng

vũ lực Bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ đất nước là trách nhiệm chung của công dân Việt Nam, trong đó có sinh viên Dù còn ngồi ghế giảng đường, mỗi sinh viên nên có ý thức và trách nhiệm, trước hết là hiểu rõ và thông suốt chủ trương, quan điểm của Đảng giải quyết vấn đề về biển, đảo và am hiểu luật pháp quốc tế Khi đã tường tận, mỗi bạn trẻ cần tuyên truyền đến những người xung quanh để có chung nhận thức Mỗi công dân nếu hiểu biết và ứng xử cho đúng thì quyền lợi quốc gia sẽ được đảm bảo, bảo vệ”.

Trong những năm gần đây, Trung ương Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt độngsôi nổi và đã có nhiều đổi mới, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho đoànviên, thanh niên Đặc biệt là phong trào “Hành trình tuổi trẻ vì biển, đảo quêhương” Đây là một trong những hoạt động nhằm thực hiện Nghị quyết trungương 4 (Khoá X) của Đảng về “Chiến lược biển của Việt Nam đến 2020” Hànhtrình đã đưa nhiều đoàn viên, thanh niên, sinh viên, doanh nhân trẻ tiêu biểu đếnvới Quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như:thăm hỏi, tặng quà, giao lưu văn hoá văn nghệ, các hoạt động thể thao với cán bộ,chiến sĩ và nhân dân đang làm nhiệm vụ và sinh sống trên các đảo… Đây là hoạtđộng nổi bật của Trung ương Đoàn nhằm tuyên truyền giáo dục tuổi trẻ về lòngyêu nước, ý thức công dân, khơi dậy tình cảm và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻtrong việc giữ gìn chủ quyền biển, đảo; góp phần động viên, cổ vũ quân và dânlàm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc…

Cùng với phong trào “Hành trình tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” củaTrung ương Đoàn tổ chức, với cương vị là một Bí thư Đoàn trường, tôi đã thườngxuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong nhà trường, tổ chức nhiều

Trang 9

hoạt động để giáo dục, tuyên truyền tình yêu biển, đảo quê hương cho các bạnĐoàn viên thanh niên và học sinh trong nhà trường Thông qua các hoạt động,các việc làm đó giúp các em không chỉ thể hiện được những hiểu biết, tình yêucủa mình về biển, đảo quê hương mà còn được cung cấp, trang bị thêm nhiềukiến thức về biển, đảo Đồng thời, giúp em hiểu hơn về trách nhiệm của thế hệ trẻtrong việc bảo vệ và giữ gìn một phần máu thịt của Tổ quốc Trong giới hạn của

đề tài, tôi xin đưa ra hai giải pháp đã được bản thân triển khai có hiệu quả ở đơn

vị trong những năm qua

1 Tuyên truyền giáo dục thông qua tích hợp vào môn học chính khóa – Môn lịch sử

Trong bộ môn lịch sử của chương trình Trung học cơ sở có khá nhiều bài,nhiều sự kiện liên quan đến vùng biển của nước ta mà giáo viên có thể lồng ghép,tích hợp vào công tác giảng dạy Trong quá trình giảng bài trên lớp sau khi giáoviên truyền tải kiến thức trọng tâm bài học thì cần có định hướng mở rộng liên

hệ, tích hợp về kiến thức biển, đảo để các em nhận thức được đây là vấn đề quantrọng các em cần phải hiểu biết và từ đó có cách ứng xử, thái độ đúng đắn trongviệc bảo vệ chủ quyền của đất nước Chủ quyền biển, đảo được thể hiện qua các

nội dung ở nhiều bài học trong bộ môn Lịch sử như: Cuộc chiến đấu của quân và

dân ta chống quân Pháp và Tây Ban Nha xâm lược tại bán đảo Sơn Trà (ĐàNẵng); các Điều ước nhà Nguyễn kí với Pháp nhượng chủ quyền của dân tộc

như: Hiệp ước Véc xai 1787 cho Pháp cảng Hội An, đảo Côn Lôn; Điều ước

Nhâm Tuất (5/6/1862) nhà Nguyễn kí với Pháp có nội dung mở ba cửa biển ĐàNẵng, Ba Lạt và Quảng Yên cho tàu bè Pháp tự do đi lại… đã xâm phạm độc lậpchủ quyền dân tộc; Điều ước 1874 mở 1 số cửa biển khác; Hiệp định Giơ ne vơ

1954 và Hiệp định Pari 1973 công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn

lãnh thổ Việt Nam (cả đất liền và biển, đảo) Dưới đây là một số ví dụ về thực

hiện công tác tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh thông quatích hợp kiến thức ở một số bài học trong bộ môn Lịch sử

Ví dụ 1: Bài 27 “Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938” (Lịch

sử 6); bài 14 “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỷ

Trang 10

XIII) (Lịch sử 7) Giáo viên ngoài việc cung cấp kiến thức bài học cho học sinh

về: nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa lịch sử của các chiến thắng này thì trongphần ý nghĩa lịch sử giáo viên có thể tích hợp giáo dục về ý thức bảo vệ biển chohọc sinh

Khi nói đến cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo của Ngô Quyền là biết lợidụng lợi thế của thủy triều và điều kiện tự nhiên trên cửa sông Bạch Đằng để xâydựng, bố trí thế trận đánh bại quân Nam Hán sang xâm lược nước ta lần thứ hai,giáo viên ngoài việc cho học sinh quan sát địa danh này trên lược đồ, có thể dùngmáy chiếu cho các em quan sát những hình ảnh về vùng biển Vịnh Bắc Bộ trong

đó có địa danh làm nên chiến thắng quân Nam Hán vang dội năm 938 Giờ đâysông Bạch Đằng không chỉ có giá trị về lịch sử mà còn có giá trị to lớn về dulịch Các em biết được những địa danh trên biển đã luôn gắn liền với rất nhiềuchiến thắng của dân tộc ta trong lịch sử Dần dần, hình thành ý thức bảo vệ chủquyền, bảo vệ giá trị các vùng biển của đất nước

Hay trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ

ba cũng tại cửa biển trên sông Bạch Đằng, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đãlãnh đạo quân, dân ta lần lượt tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ tạiVân Đồn, rồi tiếp đó lại một lần nữa Trần Quốc Tuấn cho tìm hiểu con nước triềulên xuống hằng ngày và cho cắm cọc trên sông Bạch Đằng, bố trí các đạo quânmai phục tiêu diệt toàn bộ cánh quân thủy binh của giặc, bắt sống Ô Mã Nhi, làmnên chiến thắng Bạch Đằng vang dội năm 1288, kết thúc thắng lợi cuộc khángchiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên Trong quá trình giảng bài giáo viên

có thể tích hợp giáo dục về chủ quyền biển, đảo cũng như đề cao giá trị của biểnđối với đất nước từ thời dựng nước và giữ nước cho tới nay

Ví dụ 2: Bài 11 “Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX”

(Lịch sử 8) Khi giáo viên giới thiệu về khu vực Đông Nam Á trên lược đồ hình

46 trong sách giáo khoa, giáo viên kết hợp giới thiệu, chỉ rõ vùng biển của nước

ta là một bộ phận của Biển Đông và thuộc đại dương Thái Bình Dương Từ đócho các em quan sát nước ta có chung biển với nhiều nước khác ở trong khu vựcnhư: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Phi-lip-pin, Ma-lai-xia, Bru-nây, In-đô-nê-xia,

Trang 11

và biển nước ta có vị trí rất quan trọng của khu vực Đông Nam Á nói riêng và thếgiới nói chung Đặc biệt, giáo viên nhấn mạnh vị trí của hai quần đảo Trường Sa

và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và đã được quốc tế công nhận Từ

đó, để học sinh thấy được vị trí và giá trị của vùng biển nước ta cũng như vùngbiển trong khu vực Đông Nam Á

Ví dụ 3: Bài 23 “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (Lịch sử 9) Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập – khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủCộng hòa, khẳng định chủ quyền đất nước Giáo viên làm rõ cho học sinh thấyđược chủ quyền ở đây là chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùngtrời, vùng biển của đất nước, từ đó tạo lập cho các em cách ứng xử trong thực tế

về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc

Hoặc khi dạy các bài học trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước(Lịch sử 9), giáo viên có thể lựa chọn các bài học có liên quan tới vai trò củabiển, đảo Đặc biệt nhấn mạnh con đường Hồ Chí Minh trên biển có vai trò rấtlớn trong việc vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược của hậu phương miềnBắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam

Trên đây là những ví dụ minh họa thực tế có thể áp dụng tích hợp giáo dụctình yêu biển, đảo cho học sinh một cách thiết thực trong chương trình môn Lịch

sử ở cấp Trung học cơ sở, đây là con đường ngắn nhất để giúp các em tiếp cậnhiểu biết về vai trò, vị trị của biển, đảo qua từng trang sử mà cha ông ta đã gắn

bó, gìn giữ và xây dựng từ bao đời nay

2 Tuyên truyền giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa

Ngoài việc lồng ghép, tích hợp giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinhthông qua môn Lịch sử trong các tiết học chính khóa, để tác động một cách toàndiện và sâu sắc tới nhận thức của học sinh chúng ta phải biết kết hợp rất nhiềubiện pháp khác, đặc biệt là thông qua các hoạt động bề nổi với nhiều hình thứcnhư: tổ chức các hội thi, thi đố vui để học, thi văn nghệ, thi vẽ tranh với chủ đềbiển đảo, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về biển, đảo theo hình thức viết,hùng biện, rung chuông vàng… nhằm tạo sân chơi sôi nổi, hấp dẫn và lôi cuốn

Trang 12

đông đảo học sinh toàn trường tham gia Qua các hoạt động này, các em có điềukiện hiểu biết về biển, đảo qua việc sưu tầm các câu chuyện, các bức tranh, cácbài thơ, bài hát ca ngợi biển, đảo của quê hương, đất nước Từ đây, các em sẽthỏa sức thể hiện thái độ tình cảm của mình qua những việc làm, những hànhđộng cụ thể

Những lời ca, tiếng hát sẽ giúp các em luôn khắc ghi hình ảnh biển, đảoquê hương trong suy nghĩ của mình Để tổ chức thành công các hoạt động trên,tôi thường phối hợp với các bộ phận, ban ngành trong nhà trường như: côngđoàn; đội thiếu niên; các tổ chuyên môn trực tiếp giáo dục cho các em hiểu biết

và thể hiện tình yêu biển, đảo của mình Với việc phát động các phong trào nàycác em học sinh trong toàn trường đã hăng hái tham gia và đã có cách nhận thứcđúng đắn thể hiện được tình yêu biển, đảo trách nhiệm bảo vệ biển, đảo củangười học sinh Giáo dục cho các em tình yêu biển, đảo không chỉ đơn thuần làgiáo dục cho các em hiểu để gìn giữ chủ quyền mà còn là để các em hiểu đượcgiá trị của nó, giữ gìn bảo vệ môi trường biển, tài nguyên biển, từ đó nó tác độngmột cách sâu sắc nhất đến suy nghĩ của các em Thông qua các hoạt động ngoạikhóa, hoạt động bề nổi các em có điều kiện để thể hiện sự hiểu biết, cách ứng xử,tình yêu, trách nhiệm bảo vệ biển, đảo của mình với quê hương, đất nước

Ngoài ra, ở đơn vị còn tổ chức các hoạt động như: Đồng diễn xếp hình;thực hiện công trình thành niên xây dựng cột mốc chủ quyền về Hoàng Sa,Trường Sa ngay trong khuôn viên trường học; làm các bảng, biểu tuyên truyền;nhà trường còn đặt may đồng phục áo đỏ sao vàng cho các em cấp Trung học cơ

sở và mặc vào sáng thứ hai đầu tuần; đồng phục áo hải quân cho các em cấpTrung học phổ thông vào ngày thứ 4 trong tuần; dùng tên hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa để đặt tên cho các con đường trong khuôn viên trường… Những hoạtđộng đó tuy nhỏ nhưng đã mang lại hiệu quả giáo dục cao Các em thể hiện đượctình yêu biển, đảo quê hương trong quá trình tham gia vào các hoạt động đó Từ

đó, dần dần hình thành cho các em tình yêu lớn hơn là yêu Tổ quốc, yêu đấtnước

Ngày đăng: 06/09/2017, 00:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w