1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề sh

4 301 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ : SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP CHO HOẠT ĐỘNG NHÓM NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH YẾU ” I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong những năm qua cùng với việc thay sách giáo khoa, chúng ta cũng đã từng bước thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.,chúng ta đang kế thừa và rút kinh nghiệm dần trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là tập trung phát huy tính tích cực học tập chủ động của học sinh một cách có hiệu quả nhất . Trong bộ môn sinh học cũng như những môn học khác chúng ta đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong nhiều hoạt động dạy và học để đáp ứng với việc thay đổi của chương trình sách giáo khoa. Đặc biệt trong bộ môn sinh học 8, nội dung sách giáo khoa rất mới đối với học sinh, thông tin sách giáo khoa rất ít cho học sinh nghiên cứu và chỉ thông qua tranh vẽ là chủ yếu để học sinh tìm ra kiến thức. Điều này rất khó khăn cho học sinh yếu vì khó hiểu hết được nội dung của bài học. Qua thực tế giảng dạy cùng với việc suy nghĩ và trao đổi với các đồng nghiệp, chúng tôi xin được trình bày một số nội dung trong hoạt động nhóm , sử dụng phiếu học tập của học sinh nhằm mục đích giải quyết được khó khăn trong việc phát hiện kiến thức cho mỗi cá nhân học sinh trong tiết học . Lâu nay, trong sinh hoạt chuyên môn chúng ta đã bàn rất nhiều về hình thức họat động nhóm như thế nào để tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng nắm được kiến thức. Hôm nay chúng tôi xin được nêu lên vấn đề cơ bản là ta phải thiết kế lựa chọn nôi dung soạn trong phiếu học tập như thế nào để mọi đối tượng học sinh đều tham gia xây dựng bài được tốt cũng như tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng hơn , đặc biết là đối tượng học sinh yếu kém . Với vấn đề đặc ra như trên cùng với một số kinh nghiệm góp nhặt từ trong dạy học và đồng nghiệp , nhóm bộ môn sinh của chúng tôi xin được trình bày chuyên đề “ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP CHO HOẠT ĐỘNG NHÓM NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH YẾU ” II/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Trong hoạt động dạy học với hình thức phát phiếu học tập cho hoạt động nhóm, về mặt hình thức hoạt động này như thế nào chúng tôi xin không trình bày ở đây mà chỉ tập trung về vấn đề nội dung của phiếu học tập phải đạt những yêu cầu gì đối với từng cá nhân, đối với từng nhóm và đối với từng đối tựơng học sinh, các em nắm và phát hiện được kiến thức nào qua phiếu học tập được phát ra . Giảng dạy bộ môn sinh học với hoạt động dùng phiếu học tập cho cá nhân cũng như cho một nhóm là hoạt động thường xuyên của các thầy cô giáo. Như vậy, về nội dung của phiếu học tập phải đảm bảo những yêu cầu như thế nào để huy động được mỗi đối tượng học sinh tham gia xây dựng bài và nắm được nội dung của bài học, kế thừa kiến thức cũ để nắm vững kiến thức mới. Một số yêu cầu đối với phiếu học tập cho cá nhân và cho hoạt động của nhóm: A/ Về phía cá nhân: 1/ Nội dung của phiếu học tập phải bắt đầu thực hiện từ mức độ biết .Từ kiến thức dễ với mức độ là học sinh nhìn vào có thể trả lời được dành cho mọi đối tượng học sinh 1 2/ Nội dung yêu cầu của phiếu học tập được nâng lên dần và phải có hướng rõ ràng để học sinh vận dụng kiến thức cũ và kết hợp với nội dung ở phiếu mức độ 1 để thực hiện. 3/ Yêu cầu với mức độ này là học sinh phải biết vận dụng kiến thức cũ và yêu câù ở phiếu 1,2 để rút ra kiến thức mới, với mức độ này học sinh yếu, học sinh trung bình có thể không thực hiện được nhưng sau đó với sự trợ giúp của các phiếu làm đúng và sự hướng dẫn , gợi mở của giáo viên sẽ giúp cho các em phát hiện vấn đề và có khả năng giải quyết được vấn đề của bài học và từ đó sẽ tạo được sự hưng phấn hơn trong việc học tập, giúp cho các em dần dần tự tin hơn trong học tập, nó sẽ có tác dụng rất lớn trong việc cuốn hút các đối tượng học sinh yếu kém ham thích học tập . B/ Về hoạt động nhóm: Yêu cầu chung là phải thực hiện rõ ràng 3 mức độ phục vụ cho mọi đối tượng học sinh, để giải quyết điều này mà lâu nay chúng ta thường thấy trong hoạt động nhóm là chỉ có một vài học sinh khá giỏi thực hiện còn các đối tượng học sinh còn lại chỉ ngồi học thụ động hoặc không hoạt động gì cả. Như vậy, trong phiếu hoạt động nhóm theo ý kiến của nhiều GV thì chúng ta cần phải thực hiện theo một số yêu cầu sau : 1/ Phải bắt đầu từ mức độ biết, dễ để cho các đối tượng học sinh yếu cùng tham gia thực hiện được, vận dụng trưc tiếp kiến thức đã học không cần thông qua suy luận. 2/ Phải có câu ở mức độ hiểu đơn giản vận dụng những điều đã có ở loại phiếu 1 để kết luận, nó tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận dần và có thể tìm tòi suy luận ra kiến thức mới , từ đó giúp các em ở tất cả các đối tượng đều khắc sâu được kiến thức của bài học . Cách làm này tạo điều kiện cho các em thảo luận sôi nổi hơn . 3/ Đây là câu có nội dung khó hơn đòi hỏi qua suy luận , học sinh yếu sẽ được học sinh khá giỏi giúp đở để tiếp nhận được kiến thức . Cách làm này tạo điều kiện cho các em thảo luận sôi nổi hơn . Chúng tôi xin được giới thiệu nội dung của chuyên đề qua 1 số bài dạy của môn sinh học 8 như sau : Bài: HỆ TIÊU HOÁ VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HOÁ Dùng phiếu học tập cho sinh hoạt nhóm: 1/ Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học và các chất nào bị biến đổi về mặt hoá học trong quá trình tiêu hoá ? 2/ Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào ? 3/ Vai trò của quá trình tiêu hoá là gì ? Với phiếu học tập này thì mức độ yêu cầu là rõ ràng đối với học sinh trong một nhóm, với câu 1,2, khi quan sát tranh vẽ thì học sinh yếu và học sinh trung bình thì cũng thực hiện được yêu cầu của phiếu học tập đưa ra, các em cảm thấy hưng phấn hơn trong hoạt động nhóm . Trong câu 3 mức độ yêu cầu được năng dần lên, qua trao đổi lẫn nhau giữa các em trong nhóm, các em dần dần sẽ nắm được vai trò của quá trình tiêu hoá . Bài: TIÊU HOÁ Ở KHOANG MIỆNG: Dùng phiếu học tập cho sinh hoạt nhóm: 1/ Khi thức ăn vào miệng sẽ có những hoạt động nào xãy ra ? 2/ Hãy chỉ rõ đâu là biến đổi lí học, hoá học xãy ra ở khoang miệng ? 2 3/ Vì sao khi nhai cơm, bánh mì lâu trong miệng ta cảm thấy có vị ngọt ? Với phiếu học tạp này thì câu 1 dành cho học sinh yếu kém có được ý kiến khi tham gia thảo luận nhóm, vì học sinh yếu cơ bản là các em nắm được các hoạt động xảy ra ở khoang miệng. Câu 2, 3 là câu khó đối với các em, vai trò của người thầy làm thế nào để các em vận dụng cái đã biết để hiểu được thế nào là biến đổi lí học, biến đổi hoá học. Qua thảo luận cùng với các bạn học sinh trong nhóm thì các em dễ dàng hoàn thành nội dung của phiếu học tập. Bài : TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY Dùng phiếu học tập cho sinh hoạt nhóm: 1/ Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày ? 2/ Hãy chỉ rõ đâu là biến đổi lí học, biến đổi hoá học xảy ra ở dạ dày ? 3/ Tác dụng của sự biến đổi thức ăn ở dạ dày ? Đối với phiếu học tập này, sau khi học sinh nắm được cấu tạo của dạ dày, với mức độ của nội dung phiếu học tập, học sinh yếu, trung bình sẽ trả lời được câu hỏi 1,2, với yêu cầu 3 giáo viên hướng dẫn vận dụng vào kiến thức bài trước, và qua thảo luận giúp đỡ của các em khá giỏi thì sẽ hiểu được nội dung đó, dần dần các em sẽ cảm thấy ham thích hơn, tự thấy mình cũng hiểu được bài và làm được bài, Bài : TUYẾN TUỴ VÀ TUYẾN TRÊN THẬN : Dùng phiếu học tập cho sinh hoạt nhóm: Nội dung của phiếu gồm 3 câu như đã nêu qua các bài trên - Mức độ 1 : Nêu chức năng của tuyến ngoại tiết , tuyến nội tiết , của tuyến tuỵ Do HS đã có sẵn kiến thức cũ ( dạng kién thức đã biết ) cho nên mọi đối tươngj HS đều trả lời được . - Mức độ 2 : Trình bày quá trình điều hoà lượng đường trong máu . Nội dung này có yêu cầu được nâng lên mức cao hơn . Như vậy HS sẽ sử dụng những kiến thức có được ở nội dung 1 và có sự dẫn dắt của GV bằng sự hướng dẫn hay một số câu hỏi ngắn , cụ thể của vấn đề liên quan đến lương glucô trong máu . HS sẽ cùng nhau tìm ra được vấn đề của câu hỏi . - Mức độ 3 : Giải thích các trường hợp bệnh lí ở người . Nội dung này nâng lên mức độ cao hơn nhưng nó có sự mắc xích do chúng ta đã chú ý biên soạn . HS sẽ vận dụng nội dung ở mức độ 1,2 cùng với sự hướng dẫn của GV , HS khá giỏi sẽ phát hiện được vấn đề , học sinh yếu sẽ có cơ hội tìm tòi và nắm được kiến thức . III/ KẾT LUẬN: Việc sử dụng phiếu học tập trong tổ chức hoạt động nhóm để tăng hiệu quả học tập của học sinh nhất là học sinh yếu là một vấn đề cần thiết trong việc đổi mới phương pháp hiện nay của chúng ta . Qua giảng dạy môn sinh học chúng tôi đã áp dụng cho các lớp sinh học 8 và nhận thấy kết quả của sự tự lực học tập của học sinh khá tốt nhất là hiệu quả của chất lượng và tinh thần thái độ học tập của học sinh được nâng lên khá rõ nét . Qua chuyên đề này chúng tôi có rút ra một số điều mà chúng ta cần phải đạt được khi sử dụng phiếu học tập trong tổ chức hoạt động nhóm như sau : 3 1)Giáo viên phải chọn lọc và biên soạn nội dung của phiếu học tập chu đáo và thể hiện rõ ràng về các mức độ theo thứ tự từ thấp đến cao . Nội dung của các câu hỏi trong phiếu học tập phải có các vấn đề mắc xích liên quan nhau và có tính hổ trợ nhau giúp học sinh khai thác kiến thức bài học dễ dàng . 2) Trong tổ chức hoạt động nhóm cần phát cho 1 nhóm 2 phiếu học tập để các em HS yếu, trung bình cũng có thể cùng nhau giải quyết vấn đề đặt ra, sau đó các em sẽ đối chiếu với HS trong nhóm để tìm điều sai của mình. 3) GV phải theo dõi hướng dẫn kịp thời những vấn đề của phiếu học tập mà HS không thực hiện được, có ý nghĩa là người thầy phải quan tâm theo dõi trong quá trình làm bài của HS 4) Trong tổ chức thảo luận phải làm cho mọi đốii tượng HS đều có thể tham gia xây dựng bài, phát hiện kiến thức mới sẽ làm cho HS ham thích học tập, động viên hổ trợ HS yếu trong học tập, 5) Thường xuyên chú ý rèn luyện cho HS ý thức độc lập suy nghĩ, tranh luận cùng nhau, cùng giúp đỡ nhau trong học tập . Chú ý bố trí các đối tượng HS yếu , TB , khá , giỏi ở các vị trí đồng đều thích hợp . Trên đây là toàn bộ nội dung của chuyên đề “SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP CHO HOẠT ĐỘNG NHÓM NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH YẾU ” ” mà nhóm bộ môn sinh chúng tôi đã áp dụng cho hoạt động nhóm ở khối 8 (cụ thể trong chương 4 của sinh học 8) và một số lớp khác . Tuy nhiên vẫn còn những thiếu sót , chưa hoàn chĩnh rất mong các thầy cô và đồng nghiệp góp ý chân thành để chúng tôi có được các giải pháp tốt nhất trong chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn góp phần năng cao chất lượng học tập của HS . Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ! NHÓM HOÁ – SINH Trường THCS Quang Trung 4 . CHUYÊN ĐỀ : SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP CHO HOẠT ĐỘNG NHÓM NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH YẾU ” I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong những năm qua. vấn đề đặc ra như trên cùng với một số kinh nghiệm góp nhặt từ trong dạy học và đồng nghiệp , nhóm bộ môn sinh của chúng tôi xin được trình bày chuyên đề

Ngày đăng: 09/07/2013, 01:25

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w