1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu điều chỉnh sản lượng rừng trồng làm cơ sở lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới tại công ty lâm nghiệp hòa bình, tỉnh hòa bình

107 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu điều chỉnh sản lượng rừng trồng làm cơ sở lập Kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới tại Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Tác giả Nguyễn Văn Hiếu
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Nhâm
Trường học Đại học Lâm nghiệp
Chuyên ngành Lâm nghiệp
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 2,19 MB

Cấu trúc

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC HÌNH

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Chương 1

  • TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  • 1.1. Trên thế giới

  • 1.1.1. Điều chỉnh sản lượng

    • 1) Giới thiệu chung:

  • 1.1.2. Kế hoạch quản lý rừng

  • 1.1.3. Phương pháp kinh doanh rừng theo cấp tuổi

  • 1.1.4. Quản lý rừng bền vững

  • 1.2. Ở Việt Nam

  • 1.2.1. Điều chỉnh sản lượng rừng

  • 1.2.2. Kế hoạch quản lý rừng

  • 1.2.3. Quản lý rừng bền vững

  • 1.3. Thảo luận

  • Đánh giá quản lý rừng phải căn cứ vào các tiêu chuẩn QLRBV, nhưng vận dụng các tiêu chuẩn này cho các đơn vị cần linh hoạt, theo điều kiện thực tế đang có. Mục tiêu của Công ty lâm nghiệp Hòa Bình là quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững. Công ty c...

  • Chương 2

  • ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA CÔNG TY LÂM NGHIỆP HÒA BÌNH

  • 2.1. Vị trí địa lý

  • 2.2. Điều kiện tự nhiên

  • 2.2.1. Địa hình và địa mạo

  • 2.2.2. Khí hậu, sông hồ

  • 2.2.3. Thổ nhưỡng, trên toàn khu vực có 3 nhóm đất chính

  • 2.2.4. Nhận xét về điều kiện tự nhiên

  • 2.3. Điều kiện KT-XH

  • 2.4. Tình hình quản lý rừng của Công ty trong 5 năm gần đây

  • 2.4.1. Tài nguyên đất đai

  • 2.4.2. Tài nguyên thực vật và động vật rừng

  • 2.4.3. Tình hình quản lý rừng

  • 2.4.4. Hiện trạng về tài chính của đơn vị

  • Bảng 2.16: Tài chính của đơn vị 03 năm gần đây (2010 - 2012)

  • Đơn vị: 1000 đồng

  • 2.4.5. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý rừng của Công ty

  • Chương 3

  • MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ

  • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 3.1. Mục tiêu nghiên cứu

  • 3.2. Đối tượng, giới hạn và phạm vi nghiên cứu

  • 3.3. Nội dung nghiên cứu

  • 3.4. Phương pháp nghiên cứu

  • 3.4.1. Thu thập số liệu: Thực hiện theo 3 kênh

    • - Xác định các điểm thiếu hoặc chưa phù hợp (lỗi chưa tuân thủ - (nonconformity) trong KHQLR của Lâm trường và yêu cầu hoạt động khắc phục (Corrective Action Request).

    • + Sau khi đã thực hiện đánh giá trong phòng và đánh giá ngoài hiện trường và tham vấn các cơ quan hữu quan. Tổ đánh giá sẽ họp để các nhóm trình bày kết quả đánh giá những nội dung, những tiêu chí được phân công, thảo luận chung và đi đến kết luận có ...

  • 3.4.2. Lập Kế hoạch quản lý rừng cho Công ty

  • Chương 4

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

  • 4.1. Phúc tra năng suất và điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai tượng của Công ty về trạng thái cân bằng, ổn định

  • 4.1.1. Phúc tra năng suất rừng trồng Keo tai tượng

  • 4.1.2. Điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai tượng

  • 4.2. Đánh giá tác động môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và tác động xã hội

  • 4.2.1. Tác động môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học

  • Bảng 4.8: Tổng hợp các lỗi chưa tuân thủ về tác động môi trường

  • 4.2.2. Đánh giá tác động xã hội

  • Bảng 4.9: Tổng hợp các lỗi chưa tuân thủ về tác động xã hội

  • 4.3. Kế hoạch QLR cho lâm trường Lương Sơn, Kỳ Sơn và Tu Lý

  • 4.3.1. Xác định mục tiêu QLR cho 3 lâm trường

  • 4.3.2. Quy hoạch sử dụng đất của 3 lâm trường

  • 4.3.3. Quy hoạch diện tích rừng trồng cung cấp nguyên liệu của 3 lâm trường

  • 4.3.4. Kế hoạch QLR cho 3 Lâm trường

  • 4.4. Kế hoạch vốn đầu tư một chu kỳ kinh doanh (2014 - 2020)

  • 4.5. Dự tính hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường sau khi thực hiện Kế hoạch quản lý rừng

  • 4.5.1. Hiệu quả kinh tế

  • 4.5.2. Hiệu quả xã hội

  • 4.5.3. Hiệu quả môi trường

  • KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

  • 1. Kết luận

  • QLRBV là mục tiêu của bất kỳ một đơn vị kinh doanh lâm nghiệp nào muốn hướng tới. Xuất phát từ thực tiễn khách quan của sản xuất lâm nghiệp nhằm quản lý, phát triển, sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứ...

  • Do trình độ và kết quả quản lý rừng của các Lâm trường thuộc Công ty không đồng đều, để có thể tiến tới được cấp Chứng chỉ rừng chúng tôi chỉ nghiên cứu cho các Lâm trường có trình độ và kết quả quản lý rừng tiên tiến nhất, đó là: Lâm trường Lương Sơn...

  • 2. Tồn tại

  • 3. Khuyến nghị

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo Cao học khoá 19 tại trường Đại học Lâm nghiệp, được sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn và khoa Sau Đại học - trường Đại học Lâm nghiệp, tôi t

QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trên thế giới

- Khai thác rừng không chỉ đơn thuần là lấy sản phẩm để cung cấp cho nền kinh tế quốc dân và tiêu dùng của nhân dân mà còn phục vụ cho việc duy trì và phát triển vốn rừng một cách ổn định, lâu dài và liên tục; đồng thời khai thác cũng phải luôn chú ý đến việc cải thiện tình hình rừng đáp ứng cho yêu cầu toàn diện và tổng hợp của rừng đối với xã hội như phòng hộ, môi trường, duy trì hệ sinh thái, Mỗi phương thức khai thác khác nhau với cường độ, thời gian và địa điểm khai thác khác nhau đều đưa đến một hình ảnh về rừng khác nhau Rừng sẽ có kết cấu hợp lý và vốn rừng ổn định nếu như phương pháp điều chỉnh sản lượng được xác định phù hợp và việc bố trí địa điểm, thời gian khai thác có chú ý đến việc điều chỉnh kết cấu (cấp tuổi, cấp kính, cấp số cây, tổ thành, ) của rừng và các yêu cầu khác mà rừng phải phát huy Ngược lại, nếu khai thác chỉ nhằm vào việc lấy gỗ và lâm sản, bất luận rừng nghèo hay giàu, kết cấu hợp lý hay không và không quan tâm đến các yêu cầu khác đối với rừng thì kết quả sẽ làm cho rừng ngày càng một kiệt quệ dần, kết cấu rừng ngày một xấu đi và đến một lúc nào đó nguyên tắc lợi dụng rừng lâu dài liên tục sẽ không thực hiện được, kéo theo nhiều hậu quả rất nghiêm trọng

- Xuất phát từ nhận thức như vậy vấn đề điều chỉnh sản lượng hay phương pháp tính toán lượng khai thác từ lâu đã trở thành một nội dung trung tâm nhất, cơ bản nhất trong lịch sử phát triển của kế hoạch quản lý rừng Tuỳ theo cách nhìn nhận khác nhau và mục tiêu của việc khai thác rừng khác nhau (khai thác chính hay khai thác trung gian, khai thác nặng về lấy lâm sản hay xuất phát từ yêu cầu kinh doanh, điều chỉnh kết cấu không gian và thời gian, ) mà có nhiều phương pháp điều chỉnh sản lượng khác nhau

- Nếu xét theo tiến trình lịch sử thì các phương pháp điều chỉnh sản lượng đã đi từ đơn giản đến phức tạp và từ không hoàn thiện đến hoàn thiện

Tùy theo sự hiểu biết về rừng và các quy luật của nó khác nhau mà các phương pháp điều chỉnh sản lượng cũng được xây dựng trên những quan điểm khác nhau và dựa trên những cơ sở lý luận khác nhau Và lẽ dĩ nhiên là phương pháp điều chỉnh sản lượng khác nhau sẽ dẫn đến một hình ảnh về rừng sau đó khác nhau Kết cấu rừng hiện tại là sự phản ánh chính xác của các phương pháp điều chỉnh sản lượng đã áp dụng từ trước đến nay Cũng như vậy, nếu hôm nay ta tác động vào rừng bằng một phương pháp điều chỉnh nào đó thì trong tương lai ta sẽ thu được một trạng thái kết cấu rừng như ý đồ của ta hiện nay nếu như trong quá trình đó không xảy ra những tác động có tính chất đột biến

2) Các phương pháp điều chỉnh sản lượng rừng:

Hệ thống phương pháp điều chỉnh sản lượng được nhiều tác giả trên thế giới trình bày với cách chọn lọc và ứng dụng khác nhau phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng nước a) Những phương pháp không lấy việc ổn định sản lượng làm nguyên tắc chủ đạo, gồm:

- Phương pháp quy nạp: lấy hiện trạng rừng làm cơ sở chính cho việc tính lượng khai thác

- Phương pháp diễn giải: lấy yêu cầu tính lượng khai thác làm cơ sở b) Những phương pháp dựa trên nguyên tắc chủ đạo là ổn định sản lượng, gồm:

- Phương pháp quy nạp: xuất phát từ quan điểm tìm ra 1 trạng thái tiêu chuẩn (lý tưởng) thông qua các biện pháp điều chế mà đại biểu là phương pháp kiểm tra của Biolley

- Phương pháp diễn giải: xuất phát từ quan điểm ấn định trạng thái chuẩn để tiếp cận dần

3) Tóm tắt hệ thống phương pháp điều chỉnh sản lượng

Với mục tiêu đảm bảo ổn định sản lượng rừng một cách tuyệt đối đã đưa ra mô hình rừng tiêu chuẩn với những điều kiện rất nghiêm ngặt Đó là:

- Lượng tăng trưởng trên tất cả diện tích là tiêu chuẩn

- Phân bố cấp tuổi phải tiêu chuẩn, nghĩa là có đủ các cấp tuổi với diện tích đồng đều nhau trong một luân kỳ

- Nếu những điều kiện trên được thỏa mãn thì hàng năm có thể khai thác ra một lượng như nhau (lượng khai thác tiêu chuẩn)

1.1.2 Kế hoạch quản lý rừng

- Trong Kế hoạch quản lý rừng thể hiện được các nội dung cơ bản sau:

+ Những mục tiêu của kế hoạch quản lý rừng

+ Mô tả những tài nguyên được quản lý, những hạn chế về môi trường, hiện trạng sở hữu và sử dụng đất, điều kiện kinh tế xã hội, và tình hình vùng xung quanh

+ Mô tả hệ quản lý lâm sinh hoặc những hệ khác trên cơ sở sinh thái của khu rừng và thu thập thông tin thông qua điều tra tài nguyên

+ Cơ sở của việc định mức khai thác rừng hàng năm và việc chọn loài

+ Các nội dung quan sát về sinh trưởng và động thái của rừng

+ Sự an toàn môi trường trên cơ sở những đánh giá về môi trường

+ Những kế hoạch bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm

+ Những bản đồ mô tả tài nguyên rừng kể cả rừng bảo vệ (phòng hộ, đặc dụng), những hoạt động quản lý trong kế hoạch và sở hữu đất

+ Mô tả và biện luận về kỹ thuật khai thác và những thiết bị sử dụng

- Những tiêu chí và chỉ số cần đạt được trong kế hoạch quản lý rừng

+ Kế hoạch quản lý rừng sẽ được định kỳ điều chỉnh nhằm kết hợp các kết quả giám sát hoặc các thông tin khoa học kỹ thuật mới, cũng như đáp ứng những thay đổi về môi trường và kinh tế - xã hội

+ Kế hoạch 5 năm và hàng năm được điều chỉnh và có các giải pháp khắc phục những yếu kém đã được phát hiện qua các cuộc khảo sát, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới và sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội

+ Lưu giữ các báo cáo đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch hàng năm và 5 năm của đơn vị cũng như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương

+ Thường xuyên áp dụng những công nghệ mới, thích hợp có liên quan đến quản lý kinh doanh rừng Có danh mục những công nghệ mới được áp dụng

+ Hệ thống cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin được vận hành tốt và thường xuyên được cập nhật, nâng cấp

+ Công nhân lâm nghiệp được đào tạo và giám sát thích hợp để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch quản lý

+ Tất cả công nhân và người lao động thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại theo định kỳ phù hợp với nhu cầu sử dụng của đơn vị Có kế hoạch đào tạo tập huấn và lưu giữ tài liệu về danh mục lớp, số người được đào tạo, tập huấn

+ Chủ rừng tổ chức giám sát thường xuyên công việc của công nhân và người lao động Có hệ thống giám sát, có quy định cụ thể trách nhiệm giám sát của tổ chức, cá nhân

+ Trong khi giữ bí mật thông tin, những người quản lý phải thông báo rộng rãi bản tóm tắt những điểm cơ bản của kế hoạch quản lý

1.1.3 Phương pháp kinh doanh rừng theo cấp tuổi

Phương pháp kinh doang rừng theo cấp tuổi thường được áp dụng trong lập kế hoạch quản lý rừng trồng Phương pháp cấp tuổi được xây dựng trên cơ sở so sánh giữa tỷ lệ cấp tuổi thực tế với tỷ lệ cần đạt tới (tiêu chuẩn) Tỷ lệ cấp tuổi được biểu thị bằng sự phân bố diện tích theo cấp tuổi

Ví dụ: Một khu rừng có diện tích 2000 ha với tuổi khai thác chính là 100 năm với kết cấu diện tích theo cấp tuổi như sau:

- Diện tích mỗi cấp tuổi đạt tới theo mô hình tiêu chuẩn của loại hình trên là

2000 ha: 5 (cấp tuổi) = 400 ha So sánh kết cấu diện tích theo các cấp tuổi của loại hình trên với trạng thái chuẩn cần đạt ta được bảng sau đây:

Cấp tuổi I II III IV V VI

Phân bố cấp tuổi thực (ha) 600 500 300 250 300 50 Chênh lệch giữa cấp tuổi thực so với chuẩn

Ở Việt Nam

1.2.1 Điều chỉnh sản lượng rừng

Các phương pháp tính lượng khai thác hàng năm làm cơ sở luận chứng điều chỉnh sản lượng rừng

1) Áp dụng cho rừng trồng thuần loài, đều tuổi có:

- Phương pháp dựa vào tăng trưởng rừng

- Phương pháp dựa vào độ thành thục của rừng

- Phương pháp dựa vào tuổi rừng

- Phương pháp dựa vào tình trạng rừng

- Phương pháp dựa vào lượng vận chuyển

2) Áp dụng cho rừng hỗn loài, khác tuổi, có:

- Phương pháp dựa vào tăng trưởng rừng

- Phương pháp dựa vào năm hồi quy

- Phương pháp dựa vào năm hồi quy và định kỳ chặt

1.2.2 Kế hoạch quản lý rừng

Kế hoạch quản lý rừng thuộc Tiêu chuẩn 7 trong 10 tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) Để quản lý rừng bền vững yêu cầu chủ rừng phải xây dựng kế hoạch quản lý rừng và kế hoạch phải thể hiện được những nội dung chính sau:

- Xác định được những mục tiêu của quản lý rừng của chủ rừng, trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các điều kiện cơ bản; đánh giá tình hình quản lý rừng trong 5 năm trước đây; đánh giá được những tác động về môi trường, xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học và dự báo được nhu cầu lâm sản, nhu cầu cải thiện môi trường, tạo công ăn việc làm trong tương lai

- Căn cứ vào mục tiêu quản lý đã xác định, tiến hành quy hoạch sử dụng đất; phân bổ đất đai cho phát triển các loại rừng trong địa bàn quản lý của chủ rừng

- Tiến hành lập kế hoạch quản lý rừng, bao gồm:

+ Kế hoạch khai thác rừng ổn định

+ Kế hoạch trồng rừng và chăm sóc, nuôi dưỡng rừng

+ Kế hoạch sản xuất cây con

+ Kế hoạch bảo vệ rừng

+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh kết hợp

+ Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường

+ Kế hoạch giảm thiểu tác động xã hội

+ Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao + Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng

+ Kế hoạch nhân lực và tổ chức nhân lực

+ Kế hoạch vốn và huy động vốn

+ Cuối cùng cần dự tính được hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội sau khi thực hiện kế hoạch

Ngoài ra cần xây dựng được bản đồ số hóa hiện trạng rừng và bản đồ quản lý rừng diễn đạt được cả 2 mặt: Không gian và thời gian các hoạt động quản lý rừng

Bản kế hoạch được xây dựng cho một chu kỳ quản lý rừng (Từ thời điểm trồng đến khai thác rừng đối với rừng trồng sản xuất) Đối với rừng tự nhiên sản xuất kế hoạch quản lý rừng cần xây dựng tổng quát cho cả năm hồi quy và lập kế hoạch cụ thể cho một thời gian giãn cách giữa 2 lần khai thác trên cùng một địa điểm (năm hồi quy bao gồm nhiều thời gian giãn cách giữa 2 lần khai thác)

Khi chuyển đổi các phương thức quản lý thông thường sang phương thức quản lý rừng bền vững đòi hỏi sẽ phải thay đổi một loạt khuôn khổ chính sách ở cấp trung ương; thái độ, quan điểm và sự đồng thuận của các sơ sở sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và ngay cả người dân địa phương Tính phức tạp không chỉ thể hiện trên khía cạnh chính sách, công nghệ mà còn về sinh thái, kinh tế, xã hội, đặc biệt là nhận thức về chứng chỉ rừng Việc xác định các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững cho mỗi hệ sinh thái của Việt Nam gặp khó khăn do tính đa dạng phức tạp của nó Các lợi ích từ quản lý và bảo vệ rừng chưa hấp dẫn người dân sống trong vùng rừng nên sự tham gia của họ còn rất hạn chế Nguồn vốn cho các hoạt động còn thiếu, thiếu cả cơ chế đảm bảo tham gia của các đối tượng hữu quan vào quản lý rừng Chi phí để đạt tiêu chuẩn chứng chỉ rừng lại quá cao, cao hơn so với giá bán gỗ đã được cấp chứng chỉ

Nhưng cần nhìn vào lợi ích trong tương lai, quản lý rừng bền vững là xu thế tất yếu đối với đơn vị kinh doanh lâm nghiệp Kinh nghiệm của Công ty TNHH rừng trồng Quy Nhơn cho thấy việc được chứng nhận FSC, khi có chứng nhận FSC thì việc kinh doanh của ho ̣ đã có thêm nhiều thuận lợi, đă ̣c biê ̣t là được khách hàng chú ý nhiều hơn Chứng chỉ rừng không chỉ làm thay đổi giá trị của hàng hoá đem lợi ích đến không chỉ cho doanh nghiệp chế biến lâm sản mà cả những đơn vị trồng rừng cũng được hưởng nhiều quyền lợi khi có được chứng nhận này Những khó khăn trở ngại nêu trên trở thành những thách thức đối với các nhà lâm nghiệp trong quá trình chuyển đổi quản lý rừng theo hướng bền vững mà trong đó nghiên cứu để tìm tòi một phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng bền vững là bước ban đầu rất quan trọng

1.2.3 Quản lý rừng bền vững

Tháng 2/1998, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng 3 tổ chức quốc tế phát động một phong trào QLRBV và CCR rộng rãi trong cả nước, thông qua hội thảo quốc gia ngày 10-12/02/1998 tại Thành phố Hồ Chí Minh Tổ Công tác Quốc gia về chứng chỉ FSC ở Việt Nam (NWG) đã được thành lập gồm 12 thành viên thực hiện chương trình hành động, đồng thời xây dựng tổ chức để hoạt động lâu dài trong hệ thống thành viên của FSC nhằm thúc đẩy tiến trình QLRBV và CCR tại Việt Nam Ban đầu NWG trực thuộc Cục lâm nghiệp thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Từ năm 2001, theo quy chế của FSC, NWG trở thành một tổ chức độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận thuộc Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (nay là Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng)

Các hoạt động chủ yếu của NWG là:

- Dựa trên cơ sở 10 tiêu chuẩn và 56 tiêu chí của FSC, hoàn thành dự thảo tiêu chuẩn quốc gia với 160 chỉ số phản ánh các đặc thù của Việt Nam, song vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng của FSC Đây là dự thảo lần 9 đã lấy ý kiến nhiều chủ rừng, các cơ quan tổ chức liên quan, đã hai lần mời chuyên gia FSC sang dự hội thảo góp ý Đang chờ ý kiến FSC thẩm định

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho chủ rừng, các bên liên quan và cộng đồng dân cư sống trong rừng, gần rừng

- Nâng cao năng lực quản lý cho chủ rừng, năng lực hoạt động cho chuyên gia Viện QLRBV và cán bộ lâm nghiệp

- Đánh giá chất lượng quản lý rừng khu rừng

- Tổ chức mạng lưới các mô hình QLRBV tự nguyện

Năm 2001, Chiến lược lâm nghiệp quốc gia (NFS) giai đoạn 2001 - 2010 đã xác định quản lý và phát triển rừng theo hướng bền vững là hướng đi chủ chốt Vào đầu năm 2007, Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 đã được ban hành, trong đó quy định theo hướng phát triển rừng quốc gia với năm chương trình lớn Một lần nữa QLRBV là một trong ba chương trình trọng điểm của chiến lược với mục tiêu 30% (8,4 triệu ha) diện tích rừng trồng sản xuất đến năm 2020 được cấp chứng chỉ

Như vậy, các vấn đề về QLRBV là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động của Việt Nam Điều này được thể hiện trong các văn bản pháp quy dưới đây:

+ Luật Đất đai, năm 2003 quy định: Việc sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh (Điều 11)

+ Luật Bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004: Điều 9 đã quy định các hoạt động để đảm bảo QLRBV: Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo PTBV về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển KTXH, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định

+ Luật Bảo vệ môi trường, năm 2000: Trong Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có 7 điều (từ Điều 28 đến Điều 34) đã đưa ra những quy định liên quan tới QLRBV thuộc các lĩnh vực: điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch

+ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020, có một Chương trình ưu tiên phát triển được đặt lên hàng đầu là “Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững” với mục tiêu “đến năm 2020, thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu hecta đất quy hoạch cho Lâm nghiệp ” Đây là một mục tiêu đầy tham vọng và để đạt được mục tiêu này cần thiết phải xác lập được những định hướng mới trong phát triển nguồn lực trong QLRBV thông qua các chương trình đào tạo, hợp tác và nghiên cứu 5 chương trình trọng điểm của Chiến lược là:

(1) Quản lý và phát triển rừng bền vững (QLRBV)

(2) Bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH và phát triển dịch vụ môi trường

(3) Chế biến thương mại lâm sản

(4) Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

(5) Đổi mới thể chế chính sách, kế hoạch, giám sát ngành

- Một số hoạt động QLRBV:

Thảo luận

Kế hoạch quản lý rừng thuộc Tiêu chuẩn 7 trong 10 tiêu chuẩn QLRBV của FSC Để QLRBV yêu cầu chủ rừng phải xây dựng KHQLR và kế hoạch phải thể hiện được những nội dung chính trong tiêu chuẩn 7 Nó là tiêu chuẩn có liên quan gần như xuyên suốt tất cả các hoạt động QLR của đơn vị xin cấp CCR Trong các KHQLR, kế hoạch khai thác là trọng tâm và luôn cố gắng đảm bảo sản lượng rừng được cân bằng và ổn định

Trên thế giới, QLRBV đã trở thành cao trào, được hầu hết các nước công nghiệp tiên tiến và hàng loạt quốc gia đang phát triển có rừng tự nguyện tham gia Trong khi phần lớn diện tích rừng được cấp ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ thì CCR ở khu vực Nam Mỹ, Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Phi tiến rất chậm Trình độ quản lý rừng thấp, nguồn lực cải thiện quản lý, thêm đó là chi phí cho CCR khá cao là một trong những hạn chế để các chủ rừng ở các lục địa này tiến tới cấp chứng chỉ Ở Việt Nam, khi chuyển đổi các phương thức quản lý thông thường sang phương thức QLRBV đòi hỏi sẽ phải thay đổi một loạt khuôn khổ chính sách ở cấp trung ương; thái độ, quan điểm và sự đồng thuận của các sơ sở sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và ngay cả người dân địa phương Việc xác định các tiêu chuẩn QLRBV cho mỗi hệ sinh thái của Việt Nam gặp khó khăn do tính đa dạng phức tạp của nó Các lợi ích từ quản lý và bảo vệ rừng chưa hấp dẫn người dân sống trong vùng rừng nên sự tham gia của họ còn rất hạn chế Nguồn vốn cho các hoạt động còn thiếu, thiếu cả cơ chế đảm bảo tham gia của các đối tượng hữu quan vào QLR CCR không chỉ làm thay đổi giá trị của hàng hoá đem lợi ích đến không chỉ cho doanh nghiệp chế biến lâm sản mà cả những đơn vị trồng rừng cũng được hưởng nhiều quyền lợi khi có được chứng nhận này Những khó khăn trở ngại nêu trở thành những thách thức đối với các nhà lâm nghiệp trong quá trình chuyển đổi QLR theo hướng bền vững mà trong đó nghiên cứu để tìm tòi một phương pháp lập KH QLRBV là bước ban đầu rất quan trọng Đánh giá quản lý rừng phải căn cứ vào các tiêu chuẩn QLRBV, nhưng vận dụng các tiêu chuẩn này cho các đơn vị cần linh hoạt, theo điều kiện thực tế đang có Mục tiêu của Công ty lâm nghiệp Hòa Bình là quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững Công ty chưa có đánh giá nào về QLR của mình theo bộ tiêu chuẩn QLRBV của FSC, cũng như chưa có sự tư vấn hỗ trợ và chuyển giao kỹ năng đánh giá nào của các chuyên gia Đề tài “ Nghiên cứu điều chỉnh sản lượng rừng trồng làm cơ sở lập Kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới tại Công ty Lâm nghiệp Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình” nhằm hỗ trợ Công ty trong việc tự đánh giá công tác QLR của mình để thay đổi phương thức quản lý theo hướng bền vững.

ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA CÔNG TY LÂM NGHIỆP HÒA BÌNH

Vị trí địa lý

Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Hoà Bình được thành lập trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại công ty Lâm nghiệp Hoà Bình và các đơn vị thành viên của Công ty bao gồm các lâm trường: Lương sơn, Kỳ Sơn, Tu Lý, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Tân Lạc và Lạc Sơn Toàn bộ diện tích tài nguyên rừng được UBND tỉnh Hoà Bình giao quyền cho CTLNHB quản lý và sử dụng là 22.514,4 ha thuộc một phần diện tích đất đai của các huyện: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Cao Phong và thành phố Hoà Bình với vị trí địa lý:

- Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ và hồ Hoà Bình

- Phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, tỉnh Thanh Hoá

- Phía Tây giáp tỉnh Sơn La

- Phía Đông giáp Thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam

Trên toạ độ: từ 200 0 đến 200 0 45’ vĩ độ Bắc; 105 0 30’ đến 105 0 50’ kinh độ Đông Công ty nằm cách trung tâm Thành phố Hà Nội nơi gần nhất 40 km và nơi xa nhất 150 km.

Điều kiện tự nhiên

2.2.1 Địa hình và địa mạo Địa hình trên địa bàn Công ty quản lý tương đối phức tạp, bao gồm nhiều dải đồi thấp, các dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam, xen kẽ các dãy núi đá vôi Độ cao so với mặt nước biển từ 200m - 1300 m, độ dốc bình quân 20 0 - 30 0 được chia thành 02 vùng khác nhau:

- Vùng núi thấp thuộc các huyện: Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Lương Sơn, và một phần của các huyện: Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn và Cao Phong

- Vùng núi cao thuộc huyện Đà Bắc và một phần thuộc các huyện: Kỳ Sơn và Tân Lạc

- Khí hậu trong khu vực nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9 với lượng mưa bình quân 1600mm – 1700mm chiếm 90% lượng mưa bình quân cả năm

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa bình quân từ 100mm - 200 mm chiếm 10% lượng mưa bình quân cả năm

- Nhiệt độ không khí bình quân 24 0 C, cao nhất 39 0 C (vào tháng 7) thấp nhất

5 0 C (vào tháng 12 và tháng 1 năm sau), có vùng nhiệt độ xuống 2 0 C (vùng núi cao)

- Ẩm độ không khí trung bình 85%, cao nhất 90% vào các tháng 8,9, thấp nhất 75% vào tháng 11,12

- Chế độ gió, trong khu vực có 3 loại gió chính:

+ Gió Đông Nam xuất hiện vào mùa hè, đặc điểm gió này mang theo hơi ẩm với cường độ mạnh

+ Gió Đông Bắc xuất hiện vào mùa đông, mỗi đợt kéo dài từ 3 - 5 ngày mang theo mưa phùn và giá rét

+ Gió Lào (Tây Nam) xuất hiện không thường xuyên, thổi thành từng đợt, mỗi đợt 3 - 5 ngày, mỗi năm có từ 2 - 3 đợt, vào các tháng 5, 6, 7, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người và cây trồng

- Diện tích đất của Công ty được giao có những diện tích đất thuộc các vùng sâu, vùng xa, nhiều diện tích thuộc đầu nguồn của một số con sông, suối hồ đập lớn như: Sông Đà, Sông Bôi, Sông Bùi, …

- Hệ thống hồ đập: Trên diện tích được giao hiện có 20 hồ lớn nhỏ như: Hồ Đồng Bài huyện Kỳ Sơn rộng 55 ha, hồ Đại Thắng Lạc Thuỷ rộng 45 ha…

2.2.3 Thổ nhưỡng, trên toàn khu vực có 3 nhóm đất chính

- Nhóm đất Feralít phát triển trên đá trầm tích và đá biến chất có kết cấu hạt thô trên các loại đá mẹ chủ yếu: Sa thạch, Poocfirít, Spilit…

- Nhóm đất phát triển trên đá trầm tích và đá biến chất kết cấu hạt mịn trên các loại đá mẹ: Phiến thạch sét, Diệp thạch

- Nhóm đất Feralít phát triển trên đá vôi và đá biến chất của đá vôi

2.2.4 Nhận xét về điều kiện tự nhiên

+ Diện tích quản lý của Công ty lâm nghiệp Hòa Bình thuộc địa bàn 7 huyện nằm kề nhau, rất tập trung thuận lợi cho triển khai quản lý và giám sát thực hiện các kế hoạch quản lý

+ Đất và khí hậu trong khu vực Công ty quản lý rất thích hợp với sinh trưởng phát triển các loài cây gỗ mọc nhanh như Keo lai, Keo Tai tượng, Luồng…là những cây trồng chủ lực để tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất ván dăm, ván thanh và ván MDF

+ Có Sông Đà đi qua địa bàn Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển thủy lâm sản

+ Trên địa bàn quản lý của Công ty có nhiều dãy núi cao, tạo ra nhiều dông phụ, địa hình phức tạp gây trở ngại cho các hoạt động lâm nghiệp

+ Có gió mùa Đông Bắc gây giá buốt về mùa đông và gió Tây (gió Lào) mang hơi nóng phần nào ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây trồng rừng và các hoạt động lâm nghiệp.

Điều kiện KT-XH

1) Cơ cấu dân tộc: Trong khu vực Công ty quản lý có các dân tộc chính là: Mường, Kinh, Dao, Mông Dân tộc Mường chiếm khoảng 60%

2) Tập quán canh tác và đời sống

- Dân cư trong khu vực Công ty quản lý sống dựa vào canh tác nông nghiệp là chủ yếu Dân tộc Kinh ngoài trồng cây lương thực như lúa, ngô, sắn, họ còn trồng cây công nghiệp như: chè, dứa, mía…do đó đời sống của họ có phần ổn định hơn Còn các dân tộc khác phần lớn chỉ trồng cây lương thực chính như: lúa nương, lúa nước 1 vụ, ngô, sắn và dong giềng Canh tác chủ yếu vẫn theo truyền thống, không đầu tư thâm canh, do đó năng suất cây lương thực thấp, đời sống của người dân khó khăn, vẫn còn có hộ thiếu lương thực trong thời gian giáp vụ Việc khai thác các lâm sản phụ dưới tán rừng rất hạn chế không giải quyết được vấn đề phát triển kinh tế của người dân Thu nhập của người đồng bào địa phương thấp do sản xuất nông nghiệp năng suất kém, chăn nuôi nhỏ, lẻ không phát triển Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, do đó đời sống kinh tế của phần lớn người dân trong vùng gặp khó khăn

- Trong những năm gần đây nhờ phát triển trồng rừng, dân cư trong vùng hiện đang sản xuất cây nông nghiệp và chăn nuôi kết hợp trồng rừng cho Công ty; cũng như nhận đất trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng, do đó đã cải thiện một bước về đời sống cho người dân tại chỗ, góp phần xoá đói giảm nghèo Người dân ngày càng có ý thức về tham gia công tác trồng rừng và bảo vệ rừng

3) Văn hóa, giáo dục, y tế: Hầu hết các xã trong khu vực có đất của Công ty quản lý đều có trường phổ thông cơ sở cấp I, cấp II, trường lớp đã mở đến tận làng, bản của người địa phương

- Y tế: Các xã đều có trạm xá, nhưng thiếu cán bộ y tế giỏi và cơ sở vật chất còn hạn chế, nên việc điều trị cũng như nhu cầu phòng và chữa bệnh cho dân tại chỗ gặp nhiều khó khăn

4) Nhận xét về điều kiện KT-XH

+ Địa bàn Công ty gần như bao quanh Thành phố Hòa Bình và các thị trấn của 7 huyện nên có kinh tế khá phát triển, đã ghóp phần hỗ trợ cho lâm nghiệp phát triển

+ Có nguồn lao động địa phương dồi dào để tham gia vào trong sản xuất lâm nghiệp

+ Đa số là người dân tộc có truyền thống và gần gũi với rừng làm chỗ dựa vững chắc trong công tác bảo vệ và phát triển rừng

+ Có cơ sở hạ tầng phát triển, nhiều tuyến quốc lộ đi qua thuận tiện cho vận chuyển và dich vụ lâm nghiệp

+ Do địa bàn Công ty quản lý xen với đất đai của người dân nên còn xảy ra tranh chấp đất đai ở một số lâm trường

+ Vẫn còn tình trạng đốt nương, làm rẫy xâm phạm vào rừng, đất rừng và gây cháy rừng

+ Một số người dân ở vùng sâu, vùng xa đời sống khó khăn sau khi di chuyển khỏi lòng hồ Sông Đà vẫn còn duy trì hái lượm lâm sản tự do.

Tình hình quản lý rừng của Công ty trong 5 năm gần đây

- Theo quyết định số 07/2000/QĐ-UB ngày 02/02/2000 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc bàn giao rừng và đất lâm nghiệp cho CTLN Hoà Bình và Quyết định 141/QĐ-UB ngày 24/01/2003 về việc chuyển giao Lâm trường Tân Lạc và Lâm trường Lạc Sơn sang CTLN Hòa Bình, diện tích đất đai CTLN Hòa Bình được giao quản lý thống kê theo các bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Diện tích đất đai thống kê theo các Lâm trường Đơn vị: ha

Bảng 2.2: Diện tích đất đai thống kê theo 3 loại rừng Đơn vị: ha

Tổng diện tích đất theo rà soát năm

Diện tích đất lâm nghiệp đang quản lý

Rừng sản xuất Rừng phòng hộ

Rừng tự nhiên Rừng trồng

Có thể nhận thấy giữa số liệu diện tích theo hồ sơ sổ sách của Công ty được giao quản lý có sự sai khác với diện tích rà soát ngoài thực địa Nguyên nhân là do UBND tỉnh có quyết định thu hồi 1.239,1ha đất của Công ty để bàn giao cho các Dự án theo quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh

Bảng 2.3: Diện tích đất đai thực tại do Công ty quản lý Đơn vị: ha

Diện tích đất quản lý thực tế

Diện tích chênh lệch Nguyên nhân

- Tuy vậy, trong diện tích 21.275,30 đất lâm nghiệp, nơi liền vùng liền khoảnh các lâm trường giữ lại để sản xuất và những diện tích đất đai đang tranh chấp, bị lấn chiếm, những diện tích không sử dụng được vào mục tiêu kinh doanh lâm nghiệp đơn vị chuyển trả lại địa phương, gồm 2 loại cụ thể như sau :

Bảng 2.4: Diện tích đất đai quản lý để sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp Đơn vị: ha

Bảng 2.5: Hiện trạng sử dụng đất của Công ty Đơn vị: ha

TT Các loại đất Tổng cộng Tỷ lệ (%)

I Đất sản xuất nông nghiệp 271,6 2,3

1 Đất trồng cây hàng năm 155,0 1,3

2 Đất trồng cây lâu năm 116,6 1,0

1 Đất rừng sản xuất 10.103,2 84,7 a Đất rừng tự nhiên 1.053,2 8,8 b Đất rừng trồng 7.155,8 60,0 c Đất trống 1.894,3 15,9

2 Đất rừng phòng hộ 911,2 7,6 a Đất rừng tự nhiên 645,3 5,4 b Đất rừng trồng 48,4 0,4 c Đất trống 217,5 1,8

1 Đất trụ sở lâm trường 4,3 0,0

4 Đất sông, ngòi, kênh, rạch 519,9 4,4

6 Đất chuyền dẫn năng lượng 30,3 0,3

Diện tích đất lâm nghiệp của Công ty là 11.014,4 ha chiếm tỷ lệ khá lớn (92,4%) trên tổng diện tích toàn Công ty Đây là một thuận lợi để Công ty phát triển lâm nghiệp trên quy mô lớn và lâu dài

2.4.2 Tài nguyên thực vật và động vật rừng

1) Thực vật: Theo kết quả điều tra trên diện tích đất đai do Công ty quản lý đã ghi nhận được 366 loài thực vật Kết quả này thể hiện tính đa dạng sinh học trên địa bàn Công ty quản lý tương đối cao Trong số những loài ghi nhận được thì có nhiều loài nguy cấp, quý hiện được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007), sách đỏ IUCN (2011) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm

Bảng 2.6: Danh sách các loài thực vật bị đe dọa, nguy cấp

TT Tên khoa học Tên Việt Nam SĐVN NĐ32

1 Drynaria fortunei Cốt toái bổ EN

2 Rauvolfia verticillata Ba gạc vòng VU

3 Markhamia stipulata Đinh VU IIB

4 Canarium tramdenum Trám đen VU

5 Garcinia fagraeoides Trai lý EN IB

6 Dipterocarpus retusus Chò nâu VU

7 Parashorea chinensis Chò chỉ VU

8 Vatica subglabra Táu nước EN

9 Quercus platycalyx Sồi đĩa VU

10 Strychnos ignatii Mã tiền lông VU

11 Michelia balansae Giổi lông VU

12 Aglaia spectabilis Gội nếp VU

13 Chukrasia tabularis Lát hoa VU

14 Morinda officinalis Ba kích EN

15 Excentrodendron tonkinense Nghiến EN IIB

16 Calamus platycanthus Song mật VU

17 Disporopsis longifolia Hoàng tinh VU

18 Peliosanthes teta Sâm cau VU

19 Carex bavicola Cói túi bavì VU

20 Anoectochilus setaceus Kim tuyến tơ EN

21 Dendrobium chrysanthum Ngọc vạn vàng EN

22 Dendrobium nobile Hoàng thảo EN

23 Tacca integrifolia Ngải rợm EN

2) Động vật rừng: Cũng theo kết quả điều tra của Công ty đã ghi nhận được

39 loài thú, 160 loài chim, 36 loài bò sát và lưỡng thê Kết quả này thể hiện tính đa dạng sinh học tương đối cao Trong số những loài ghi nhận được thì có nhiều loài nguy cấp, quý hiện được ghi trong sách đỏ Việt Nam (2007), sách đỏ IUCN (2011) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm

Bảng 2.7: Danh sách các loài động vật bị đe dọa, nguy cấp

TT Tên khoa học Tên Việt Nam SĐVN IUCN NĐ32

1 Nycticebus bengalensis Cu li lớn VU VU IB

2 Macaca arctoides Khỉ mặt đỏ VU VU IIB

3 Macaca mulatta Khỉ vàng NT IIB

4 Rhinolophus thomasi Dơi lá tô-ma VU

5 Ia io Dơi iô VU

6 Manis pentadactyla Tê tê vàng EN EN IIB

7 Prionailurus bengalensis Mèo rừng IB

8 Viverra zibetha Cầy giông IIB

9 Viverricula indica Cầy hương IIB

10 Lutra lutra Rái cá thường VU NT IB

11 Capricornis milneedwardsii Sơn dương EN NT IB

12 Belomys pearsonii Sóc bay lông chân CR DD

13 Petaurista philippensis Sóc bay trâu VU IIB

1 Spilornis cheela Diều hoa miến điện IIB

2 Arborophila charltoni Gà so ngực gụ NT IIB

3 Lophura nycthemera Gà lôi trắng LR IB

4 Polyplectron bicalcarratum Gà tiền mặt vàng VU IB

5 Psittacula alexandri Vẹt ngực đỏ IIB

6 Copsychus malabaricus Chích chòe lửa IIB

7 Gracula religiosa Yểng, Nhồng IIB

C Reptile and Amphibian Bò sát & lưỡng cư

TT Tên khoa học Tên Việt Nam SĐVN IUCN NĐ32

1 Physignathus cocincinus Rồng đất VU

2 Gekko gecko Tắc kè VU

3 Vananus salvator Kỳ đà hoa EN IIB

4 Python reticulatus Trăn gấm CR IIB

5 Python molurus Trăn đất CR IIB

6 Elaphe radiata Rắn sọc dưa VU IIB

7 Ptyas korros Rắn ráo thường EN

8 Bungarus fasciatus Rắn cạp nong EN IIB

9 Naja atra Rắn hổ mang EN IIB

10 Ophiophagus hannah Rắn hổ mang chúa CR VU IB

11 Manouria impressa Rùa núi viền VU VU IIB

12 Palea steindachneri Ba ba gai VU EN

13 Bufo galeatus Cóc rừng VU

14 Annandia delacouri Ếch vạch EN DD

Theo Sách đỏ: LR - Loài bị đe dọa thấp, VU - Loài sẽ nguy cấp, EN - Loài nguy cấp, CR - Loài cực kỳ nguy cấp; Nghị định 32: IA - Loài nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, IIB - Loài hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

3) Rừng có giá trị bảo tồn cao

- Công ty có các khu rừng có các thuộc tính có giá trị bảo tồn cao theo đánh giá mới nhất tháng 8 năm 2011, cụ thể là:

+ HCV1: Gồm HCV1.1: Rừng là vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì; HCV 1.2

& 1.3 là rừng có các loài bị đe dọa nguy cấp và loài đặc hữu

+ HCV4: Rừng được xác định là rừng phòng hộ đầu nguồn của thủy điện Sông Đà và đầu nguồn sông Bôi

- Những khu vực rừng tự nhiên được xác định là rừng có giá trị bảo tồn cao theo các tiêu chí trên còn tính đa dạng sinh học tương đối cao, với 23 loài thực vật nguy cấp, quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam, sách đỏ IUCN và Nghị định 32/2006/NĐ-CP

- Rừng phòng hộ trong khu vực đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phòng chống lũ lụt, đặc biệt là điều tiết nước phòng chống bồi lắng thủy điện Sông Đà; cung cấp nước tưới tiêu sinh hoạt cho các vùng hạ lưu sông Bôi

- Đa dạng sinh học đang bị tác động với mức độ tương đối cao bởi các hoạt động xâm lấn rừng, khai thác động thực vật quá mức, nhiễu loạn do các hoạt động sản xuất kinh doanh rừng, lửa rừng, chăn thả gia súc

2.4.3 Tình hình quản lý rừng

2.4.3.1 Quản lý sản xuất, kinh doanh

1) Quản lý rừng tự nhiên sản xuất

Bảng 2.8: Quản lý các trạng thái rừng tự nhiên Đơn vị: ha

Quản lý bảo vệ phục hồi rừng Trạng thái

IIA1 Trạng thái IC Tổng

- Mục tiêu quản lý rừng tự nhiên sản xuất: bảo vệ nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và chủ trương không khai thác gỗ trong rừng tự nhiên

Biện pháp quản lý rừng tự nhiên:

- Để đảm bảo những diện tích rừng tự nhiên không bị xâm hại bất hợp pháp, Công ty thực hiện một số biện pháp sau:

+ Phối hợp với chính quyền địa phương (thôn, xã) và kiểm lâm địa bàn tuyên truyền cho người dân sống gần rừng không phá rừng làm nương rẫy, đốt rừng, săn bắt động vật hoang dã, có ý thức bảo tồn tính đa dạng sinh học

+ Lập hệ thống biển báo khu vực rừng đặc dụng, biển báo cấm chặt phá… gần rừng tự nhiên

+ Phối hợp với các đơn vị quản lý rừng tự nhiên trên địa bàn ngăn chặn các tác động xấu vào rừng tự nhiên

* Xử lý thực bì: Phát sát gốc toàn diện thực bì, gốc phát còn lại cao không quá 15cm, thời gian phát trước khi trồng 01 tháng, dọn sạch toàn bộ thực bì theo băng

Cuốc hố: So le hình nanh sấu, hàng chạy theo đường đồng mức Kích thước hố như sau: Đối với rừng trồng liên doanh với hộ dân: Kích thước 30 x 30 x 30cm Đối với rừng trồng quốc doanh thâm canh cao : Kích thước 40 x 40 x 40cm

* Mật độ trồng và tiêu chuẩn cây con:

Mật độ trồng: 1.666 cây/ha (cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m)

Tiêu chuẩn cây con: 100% cây con có bầu, cây sinh trưởng tốt, không cong queo, cụt ngọn, không bị sâu bệnh Trước khi đem trồng 2 đến 5 tuần cần đảo bầu và phân loại tuyển chọn cây tiêu chuẩn Trước khi xuất vườn 1 đến 2 tuần kiểm tra phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, tuyệt đối không trồng cây con có mầm mống sâu bệnh Tuổi cây từ 3 đến 5 tháng tuổi chiều cao vút ngọn Hvn từ (25 – 30) cm, đường kính cổ rễ từ (2 - 3) mm

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu

1) Mục tiêu tổng quát: Điều chỉnh sản lượng rừng trồng nhằm lập Kế hoạch quản lý rừng trồng bền vững cho CTLN Hòa Bình tiến tới được cấp CCR

- Đánh giá được tài nguyên rừng trồng, năng suất rừng trồng và các tác động môi trường, xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học trong QLR của Công ty

- Đánh giá và điều chỉnh sản lượng rừng trồng đưa về trạng thái ổn định và cân bằng trong chu kỳ kinh doanh

- Lập KHQLR cho Công ty đáp ứng tiêu chuẩn QLRBV của Hội đồng quản trị rừng thế giới.

Đối tượng, giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Các chính sách và quy định có liên quan đến quản lý rừng

- Tài nguyên rừng và các hoạt động sản xuất, kinh doanh tác động đến kinh tế, môi trường, xã hội và đa dạng sinh học trong quản lý rừng của Công ty

- Kế thừa số liệu TNR, bản đồ TNR và số liệu đa dạng sinh học của Công ty

- Đánh giá năng suất của rừng được tiến hành theo phương pháp phúc tra năng suất rừng

- Đánh giá tác động môi trường, tác động xã hội áp dụng phương pháp đánh giá theo quy mô nhỏ (tự đánh giá)

- Lập KHQLR cho 3 Lâm trường đại diện cho 7 lâm trường thuộc quyền quản lý của Công ty: Lâm trường Kỳ Sơn, Lâm trường Lương Sơn và Lâm trường

3) Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ diện tích quản lý của Lâm trường Kỳ Sơn, Lương Sơn và Tu Lý.

Nội dung nghiên cứu

1) Phúc tra năng suất và điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai tượng của Công ty về trạng thái cân bằng, ổn định

- Phúc tra năng suất rừng trồng Keo tai tượng

- Điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai tượng

2) Đánh giá tác động môi trường, tác động xã hội

- Đánh giá tác động môi trường

- Đánh giá tác động xã hội

3) Xác định mục tiêu quản lý rừng của Công ty

4) Quy hoạch sử dụng đất và sử dụng đất lâm nghiệp của Công ty

- Quy hoạch sử dụng đất

- Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

- Lập Kế hoạch quản lý rừng

+ Kế hoạch sản xuất, kinh doanh rừng

+ Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường, xã hội và bảo tồn tính đa dạng sinh học

+Kế hoạch giám sát và đánh giá thực hiện các kế hoạch

5) Vốn đầu tư và nguồn vốn

6) Dự tính hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường sau khi thực hiện Kế hoạch quản lý rừng

Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Thu thập số liệu: Thực hiện theo 3 kênh

3.4.1.1 Thu thập số liệu trong phòng (số liệu đảm bảo mới nhất; do các cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp và số liệu đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu của chủ đề nghiên cứu), bao gồm:

- Tại các bộ phận quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty, như: Phòng Tổ chức hành chính; phòng Kế hoạch-hành chính; phòng Kế toán-tài chính; phòng Lâm nghiệp tổng hợp; phòng Kinh doanh; vườn ươm của Công ty về hiện trạng TNR; tình hình QLR của Công ty trong 5 năm gần đây; bản đồ hiện trạng TNR Công ty

- Tại các phòng chức năng quản lý nhà nước của huyện các huyện Lương Sơn; huyện Đà Bắc và huyện Kỳ Sơn như: phòng Kinh tế; phòng Tài nguyên và Môi trường; Hạt Kiểm Lâm về điều kiện cơ bản của 3 huyện

3.4.1.2 Phỏng vấn các cơ quan hữu quan và người dân

Phỏng vấn: Hạt Kiểm lâm; phòng Tài nguyên và Môi trường; hộ thành viên của Công ty và người dân địa phương để bổ sung và kiểm tra số liệu từ thu thập trong phòng Tác động môi trường, tác động xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học từ những hoạt động QLR của Công ty

3.4.1.3.1 Phúc tra năng suất rừng và điều chỉnh sản lượng rừng trồng của Công ty

1) Thu thập số liệu: Áp dụng phương pháp phúc tra năng suất rừng trên ô mẫu điển hình

- Xác định số lượng ô mẫu và chọn ô mẫu để khảo sát

+ Số lượng số lượng ô mẫu: Mỗi tuổi rừng trồng đặt 3 ô mẫu điển hình Do cây trồng rừng chủ yếu là Keo tai tượng cung cấp gỗ nhỏ sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất gỗ ván dăm và ván thanh nên chu kỳ kinh doanh được Công ty xác định là 7 năm Như vậy tổng số lượng ô mẫu tiến hành đo đếm là 12 ô (đo từ tuổi 4 đến tuổi 7) Diện tích ô mẫu là 1000m 2 , ô hình chữ nhật 20 x 50m

+ Bố trí ô mẫu: các ô mẫu được bố trí đều cho 3 Lâm trường và trên các tuổi rừng khác nhau, có vị trí ở sườn đồi

- Lập nhóm phúc tra, đánh giá năng suất rừng trồng: Nhóm gồm 3 người có chuyên môn về Lâm nghiệp, trong đó một người có trình độ đại học và kinh nghiệm về công tác Điều tra - Quy hoạch rừng

- Đo đếm trong ô: Trong ô mẫu đo đường kính tại vị trí 1m3 (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn) để sau này tra ra thể tích thân cây (Vcây) và phẩm chất cây: tốt (a), trung bình (b) và xấu (c) Số liệu đo trong ô được thống kê vào phiếu dưới đây:

Lâm trường: Khoảnh: Lô: Ô tiêu chuẩn: Loài cây: Tuổi: Người đo: Ngày đo:

TT D1,3 (cm) Hvn (m) Phẩm chất Vcây (m 3 ) a b c

2) Phúc tra và giám sát năng suất rừng trồng Keo tai tượng

- Tính Vcây: Căn cứ vào D1,3 và Hvn tra trong biểu Thể tích 2 nhân tố lập cho Keo tai tượng (trong tập Biểu điều tra kinh doanh rừng trồng của 14 loài cây chủ yếu do Bộ NN&PTNT ban hành - 2003) sẽ được V cây tương ứng Kết quả ghi vào cột 7 trong Phiếu điều tra

- Tính trữ lượng/ô tiêu chuẩn (Mô): Mô =  n

- Tính trữ lượng/ha (Mha): Mha = Mô x 10

- Kết quả phúc tra năng suất ghi vào biểu ……

Biểu phúc tra năng suất rừng trồng Keo tai tượng:

Lâm trường-Khối lượng/ha (M/ha)

Tuổi Lượng tăng trưởng thường xuyên hằng năm/ha

- Giám sát năng suất rừng: Tính năng suất rừng trồng hàng năm/ha (∆m/ha):

∆m/ha = Mha i - Mha i-1 (Trữ lượng/ha năm thứ i trừ đi trữ lượng/ha năm i-1 trên cùng ô tiêu chuẩn Kết quả thu được ghi vào Phiếu tính giám sát năng suất rừng trồng Keo tai tượng

Biểu giám sát năng suất rừng trồng Keo tai tượng

3) Hiệu chỉnh Biểu sản lượng rừng trồng Keo tai tượng

- Biểu sản lượng rừng trồng Keo tai tượng (trong tập Biểu điều tra kinh doanh rừng trồng của 14 loài cây chủ yếu do Bộ NN&PTNT ban hành - 2003) cần hiệu chỉnh vì có sự chênh giữa số liệu sản lượng rừng tra trong biểu với số liệu sản lượng rừng tính từ thực tế

- Sản lượng/ha thực tế = trữ lượng/ha đo, tính cho tuổi 7 (tuổi khai thác chính Keo tai tượng)

- Sản lượng/ha biểu = trữ lượng/ha tra trong biểu sản lượng rừng trồng Keo tai tượng trên cấp đất tương ứng với cấp đất rừng trồng Keo tai tượng thực tế

- Xác định cấp đất rừng trồng Keo tai tượng = tính chiều cao bình quân của 20% số cây có chiều cao cao nhất trên ô tiêu chuẩn (chiều cao bình quân tầng trội) và căn cứ vào chiều cao bình quân đã xác định được tra trong Biểu cấp đất Keo tai tượng (trong tập Biểu điều tra kinh doanh rừng trồng của 14 loài cây chủ yếu do Bộ NN&PTNT ban hành - 2003) sẽ xác định được cấp đất thực tế

- Xác định Tỷ lệ hiệu chỉnh biểu sản lượng Căn cứ vào cấp đất đã xác định được sẽ chọn được Biểu sản lượng phù hợp với cấp đất Tỷ lệ hiệu chỉnh biểu sản lượng = sản lượng thực tế đã xác định được / sản lượng tra trong biểu

- Số liệu về sản lượng/ha trong biểu rừng trồng Keo tai tượng (trữ lượng/ha của tuổi 7) do Công ty cung cấp sẽ được chuyển về sản lượng thực tế bằng cách nhân với Hệ số hiệu chỉnh biểu

4) Điều chỉnh sản lượng khai thác rừng trồng Keo tai tượng

- Điều chỉnh diện tích khai thác / năm về trạng thái cân bằng và ổn định, gồm các bước:

+ Tính diện tích khai thác Keo tai tượng bình quân/năm = Tổng diện tích rừng trồng Keo tai tượng/chu kỳ 7 năm

+ So sánh diện tích rừng trồng Keo tai tượng theo tuổi thực tế với diện tích khai thác Keo tai tượng bình quân/năm để điều chỉnh diện tích khai thác/năm sao cho sang chu kỳ sau diện tích khai thác/năm sẽ đạt được cân bằng, ổn định

Mẫu biểu điều chỉnh diện tích khai thác hàng năm về trạng thái cân bằng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích cân bằng (ha )

Mẫu biểu tính toán điều chỉnh cụ thể

3.4.1.3.2 Đánh giá tác động môi trường, tác động xã hội từ những hoạt động QLR của Công ty

1) Đánh giá tác động môi trường

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Phúc tra năng suất và điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai tượng của Công ty về trạng thái cân bằng, ổn định

4.1.1 Phúc tra năng suất rừng trồng Keo tai tượng

Bảng 4.1: Phúc tra năng suất rừng trồng Keo tai tượng Lâm trường-Khối lượng/ha (M/ha)

Tuổi Lượng tăng trưởng thường xuyên hằng năm (∆m/ha)

- Năng suất rừng trồng Keo tai tượng của CTLN Hòa Bình thuộc loại trung bình thấp, sau 7 năm mới đạt 85,07m 3 /ha (∆m/ha/ năm = 12,15 m 3 /ha/năm)

- Công ty cần có biện pháp thâm canh để nâng cao năng suất lên khoảng 100m 3 /ha khi rừng đạt tuổi 7 (∆m/ha/năm = 14,24 m3/năm)

4.1.2 Điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai tượng

Trữ lượng (M) rừng trồng Keo tai tượng của các lô rừng do CTLN Hòa Bình cung cấp được tra từ M của Biểu sản lượng rừng trồng Keo tai tượng vùng Đông Bắc, (Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2003) và giữa M trong biểu với M thực có sự sai khác Vì vậy, để có thể điều chỉnh sản lượng rừng trồng, trước hết cần hiệu chỉnh M của các lô rừng (M biểu) về M thực trên cơ sở tính được tỷ lệ hiệu chỉnh biểu

4.1.2.1 Hiệu chỉnh M biểu trong Biểu sản lượng rừng trồng Keo tai tượng

Bảng 4.2: Kết quả tính tỷ lệ hiệu chỉnh M trong Biểu sản lượng rừng

- HGbq: Chiều cao tiết diện bình quân lâm phần; Mđo: Trữ lượng đo tính; Mbiểu: Trữ lượng tra trong Biểu sản lượng

- M của các lô rừng tuổi 4 phải cộng thêm và của các tuổi khác phải trừ đi tính theo tỷ lệ hiệu chỉnh M

Trữ lượng trong các lô rừng trồng Keo tai tượng của 3 lâm trường sẽ được cộng thêm hay trừ đi M hiệu chỉnh thông qua tỷ lệ hiệu chỉnh đã xác định cho từng tuổi và từng lâm trường

4.1.2.2 Diện tích, trữ lượng rừng trồng Keo tai tượng

Bảng 4.3: Thống kê diện tích và trữ lượng rừng trồng Keo tai tượng Đơn vị tính: ha,m 3

Tuổi LT Lương Sơn LT Kỳ Sơn LT Tu Lý Cộng

- Diện tích rừng trồng Keo tai tượng của các Lâm trường không bằng nhau

Trong đó diện tích lớn nhất thuộc về Lâm trường Kỳ Sơn và gần bằng diện tích của cả Lâm trường Lương Sơn và Tu Lý cộng lại

- Diện tích rừng trồng theo tuổi cũng không bằng nhau, diện tích có năm trồng nhiều nhất lên tới 348 ha thuộc tuổi 3 Lâm trường Kỳ Sơn và nhỏ nhất là

29,3ha thuộc tuổi 6 Lâm trường Tu Lý

- Với hiện trạng diện tích rừng trồng theo tuổi của các Lâm trường không bằng nhau dẫn đến diện tích và sản lượng rừng khai thác khi rừng đạt tuổi khai thác chính (tuổi 7) cũng không bằng nhau Để diện tích và sản lượng rừng khai thác hàng năm của các Lâm trường cân bằng và ồn định cần phải tiến hành điều chỉnh

4.1.2.3 Điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai tượng tính theo diện tích về trạng thái cân bằng, ổn định trong chu kỳ kinh doanh (7 năm )

Bảng 4.4: Thống kê diện tích rừng trồng thực tại và diện tích rừng trồng phân bố cân bằng theo tuổi Đơn vị tính: ha

LT Lương Sơn LT Kỳ Sơn LT Tu Lý

1) Điều chỉnh cho Lâm trường Lương Sơn

Bảng 4.5: Thuyết minh điều chỉnh sản lượng rừng tính theo diện tích Đơn vị tính: ha

Năm khai thác Tuổi lâm phần

2020 109 Khai thác 109 ha tuổi 1 và trồng lại 109 ha sau khai thác

2019 21 88 Khai thác 88 ha tuổi 2 và 21 ha tuổi 1 (tuổi 1 còn lại 109 ha); trồng lại 109 ha sau khai thác

2018 17 92 Khai thác 92 ha tuổi 3 và 17 ha tuổi 2 (tuổi 2 còn lại 88 ha); trồng lại 109 ha sau khai thác

2017 23 86 Khai thac 86 ha tuổi 4 và 23 ha tuổi 3 (tuổi 3 còn lại 92 ha); trồng lại 109 ha sau khai thác

2016 37 72 Khai thác 72 ha tuổi 5 và 37 ha tuổi 4 (tuổi 4 còn lại 86 ha); trồng lại 109 ha sau khai thác

Khai thác 81 ha tuổi 6 và 28 ha tuổi 5 (tuổi 5 còn lại 72 ha); trồng lại 109 ha sau khi khai thác

2014 9 100 Khai thác 100 ha tuổi 7 và 9 ha tuổi 6 (tuổi 6 còn lại: 81 ha); trồng lại 109 ha sau khi khai thác

Hình 4.1: Mô hình điều chỉnh sản lượng rừng tính theo diện tích

2) Điều chỉnh cho Lâm trường Kỳ Sơn

Bảng 4.6: Thuyết minh điều chỉnh sản lượng rừng tính theo diện tích Đơn vị tính: ha

Năm khai thác Tuổi lâm phần

150,5 51,5 Khai thác 51,5 ha tuổi 2 và

150,5 ha tuổi 1 Trồng lại 202 ha sau khai thác

202 Khai thác 202 ha tuổi 2 tuổi này còn lại 51,5 ha Trồng lại

13,5 188,5 Khai thác 188,5 ha tuổi 3 và

13,5 ha tuổi 2, tuổi này còn lại 253,5 ha Trồng lại 202 ha sau khai thác

159,5 42,5 Khai thác 42,5 ha tuổi 4 và

159,5 ha tuổi 3, tuổi này còn lại 188,5 ha Trồng lại 202 ha sau khai thác

179, 23,0 Khai thác 23 ha tuổi 5 và 179 ha 4, tuổi này còn lại 42,5 ha

Trồng lại 202 ha sau khai thác

99,0 103 Khai thác 103 ha tuổi 6 và 99 ha tuổi 5, tuổi này còn lại 23 ha Trồng lại 202 ha sau khi khai thác

35,7 166,3 Khai thác 166,3 ha tuổi 7 và

35,7 ha tuổi 6 Trồng lại 202 ha sau khi khai thác

Hình 4.2: Mô hình điều chỉnh sản lượng rừng tính theo diện tích

3) Điều chỉnh cho Lâm trường Tu Lý

Bảng 4.7: Thuyết minh điều chỉnh sản lượng rừng tính theo diện tích Đơn vị tính: ha

Năm khai thác Tuổi lâm phần

Khai thác tuổi 1 là 87,8 ha và sau đó trồng lại 87,8 ha

Khai thác tuổi 1 là 87,8 ha và sau đó trồng lại 87,8 ha

Khai thác tuổi 2 là 84 ha và tuổi 1 là 3,4 ha

Sau đó trồng lại 87,8ha

Khai thác tuổi 3 là 61,6 ha và tuổi 2 là 26,2 ha

Sau đó trồng lại 87,8ha

Khai thác tuổi 4 là 74,9 ha và tuổi 3 là 12,9 ha

Sau đó trồng lại 87,8ha

Khai thác tuổi 6 là 4,1 ha, tuổi 5 là 70,4 ha và tuổi 4 là 13,3 ha Sau đó trồng lại 87,8 ha

Khai thác tuổi 7 là 62,6 ha, tuổi 6 là 25,2 ha và sau đó tiến hành trồng lại là 87,8 ha

Hình 4.3: Mô hình điều chỉnh sản lượng rừng tính theo diện tích

Năm 2014 Dt Thực Dt ổn định

Năm 2020 Dt Thực Dt ổn định

Năm 2019 Dt ổn định Dt Thực

Năm 2016 Dt Thực Dt ổn định

Năm 2015 Dt ổn định Dt Thực

Năm 2017 Dt Thực Dt ổn định

Năm 2018 Dt Thực Dt ổn định

- Từ chu kỳ kinh doanh tiếp theo (2020 – 2027) và các chu kỳ kinh doanh sau, diện tích rừng trồng Keo tai tượng các năm bằng nhau theo tuổi và sản lượng khai thác hàng năm tính theo diện tích cũng luôn bằng nhau tại các Lâm trường Lương Sơn, Kỳ Sơn và Tu Lý (109 ha; 202 ha và 87,8 ha)

- Để chu kỳ tiếp theo sản lượng khai thác hàng năm sẽ cân bằng về diện tích trong chu kỳ hiện tại phải khai thác sớm 1 tuổi, thậm chí một số năm khai thác sớm

2 tuổi Việc phải khai thác sớm trước tuổi khai thác chính (tuổi 7) có làm giảm sản lượng nhưng đổi lại, chu kỳ sau cả 3 Lâm trường sẽ có sản lượng theo diện tích luôn ổn định và cân bằng, góp phần làm cho Kế hoạch QLR bền vững.

Đánh giá tác động môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và tác động xã hội

Các nguyên tắc và tiêu chí FSC bao gồm các tiêu chuẩn được sử dụng làm hướng dẫn cho các đơn vị mong muốn thực hiện “lâm nghiệp bền vững” được thừa nhận trên toàn thế giới Đây chỉ là các hướng dẫn chứ không phải là các quy định bắt buộc, do đó việc áp dụng các nguyên tắc, tiêu chí của FSC và sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng phù hợp cho từng khu vực, từng quốc gia Mỗi quốc gia lại đưa ra những bộ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu và được FSC công nhận Qua nhiều lần trình duyệt, nước ta hiện đang sử dụng bộ tiêu chuẩn mới nhất - bộ tiêu chuẩn 9C Việt Nam Vì thế trong đề tài tác giả sử dụng các chỉ số của bộ tiêu chuẩn này để kiểm chứng các lỗi chưa tuân thủ về tác động môi trường, đa dạng sinh học và tác động xã hội.

4.2.1 Tác động môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học

Công ty đã tiến hành trồng, chăm sóc rừng bằng lao động thủ công (100% bằng sức con người) nên ít tác động tiêu cực đến môi trường mà còn góp phần tăng thêm độ che phủ rừng trên địa bàn các huyện, điều hoà nguồn nước, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, hấp thụ khí các bon; Diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ và duy trì, đa dạng sinh học được bảo tồn

Rừng trồng nguyên liệu giấy không có tác động xấu mà có vai trò tích cực hạn chế xói mòn rửa trôi của đất – hạn chế xói lở bờ sông suối Cải tạo đất làm tăng độ phì của đất, hạn chế suy thoái đất rừng Phát triển rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc và thực hiện tốt công tác phòng cháy góp phần điều hoà nguồn nước, chống xói mòn, hạn hán, lũ lụt và sạt lở đất, bảo vệ môi trường sinh thái

Bảng 4.8: Tổng hợp các lỗi chưa tuân thủ về tác động môi trường

Yêu cầu khắc phục lỗi 01/12 Loại lỗi chưa tuân thủ: Lớn Nhỏ X

Tiêu chuẩn và yêu cầu: Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam để đánh giá

Mô tả lỗi chưa tuân thủ và bằng chứng liên quan: Chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động có nguy cơ gây tác hại

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Chủ rừng phải hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường

Yêu cầu khắc phục lỗi 02/12 Loại lỗi chưa tuân thủ: Lớn Nhỏ X

Tiêu chuẩn và yêu cầu: Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam để đánh giá

Mô tả lỗi chưa tuân thủ và bằng chứng liên quan: Chưa có bản thông báo đánh giá tác động môi trường

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Chủ rừng phải hoàn thiện bản thông báo đánh giá tác động môi trường

Yêu cầu khắc phục lỗi 03/12 Loại lỗi chưa tuân thủ: Lớn Nhỏ X

Tiêu chuẩn và yêu cầu: Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam để đánh giá

Mô tả lỗi chưa tuân thủ và bằng chứng liên quan: Chưa có kế hoạch, giải pháp cụ thể khắc phục tác động xấu của môi trường

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Chủ rừng phải lên kế hoạch, giải pháp cụ thể để khắc phục tác động xấu của môi trường

Yêu cầu khắc phục lỗi 04/12 Loại lỗi chưa tuân thủ: Lớn Nhỏ X

Tiêu chuẩn và yêu cầu: Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam để đánh giá

Mô tả lỗi chưa tuân thủ và bằng chứng liên quan: Danh sách, báo cáo đánh giá các loài động thực vật quý hiếm nằm trên địa bàn của đơn vị

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Đề nghị chủ rừng lên danh sách, làm báo cáo đánh giá

Yêu cầu khắc phục lỗi 05/12 Loại lỗi chưa tuân thủ: Lớn Nhỏ X

Tiêu chuẩn và yêu cầu: Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam để đánh giá

Mô tả lỗi chưa tuân thủ và bằng chứng liên quan: Chưa lưu trữ các tài liệu và phổ biến cho CBCNV về những quy định về bảo vệ các loài động - thực vật quý hiếm và có nguy cơ bị đe dọa và tiệt chủng

Yêu cầu hoạt động khắc phục:

Chủ rừng phải lưu trữ và phổ biến cho CBCNV về các loài động - thực vật có nguy co bị đe dọa và bị tiệt chủng

Yêu cầu khắc phục lỗi 06/12 Loại lỗi chưa tuân thủ: Lớn Nhỏ X

Tiêu chuẩn và yêu cầu: Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam để đánh giá

Mô tả lỗi chưa tuân thủ và bằng chứng liên quan: Chưa có danh mục mô tả hệ sinh thái của khu vực

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Đề nghị chủ rừng lập danh mục và mô tả hệ sinh thái rừng của khu vực mình

Yêu cầu khắc phục lỗi 07/12 Loại lỗi chưa tuân thủ: Lớn Nhỏ X

Tiêu chuẩn và yêu cầu: Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam để đánh giá

Mô tả lỗi chưa tuân thủ và bằng chứng liên quan: Báo cáo đánh giá định kỳ 5 năm về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Đề nghị chủ rừng tài liệu hoá các báo cáo định kỳ 5 năm

Yêu cầu khắc phục lỗi 08/12 Loại lỗi chưa tuân thủ: Lớn Nhỏ X

Tiêu chuẩn và yêu cầu: Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam để đánh giá

Mô tả lỗi chưa tuân thủ và bằng chứng liên quan: Chưa có quy trình làm đường, báo cáo đa dạng sinh học, các hoạt động liên quan đến rừng

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Đề nghị chủ rừng xây dựng quy trình làm đường, báo cáo đa dạng sinh học và các hoạt động liên quan đến rừng

Yêu cầu khắc phục lỗi 09/12 Loại lỗi chưa tuân thủ: Lớn Nhỏ X

Tiêu chuẩn và yêu cầu: Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam để đánh giá

Mô tả lỗi chưa tuân thủ và bằng chứng liên quan: Chưa có báo cáo theo dõi, giám sát các hoạt động thuộc chỉ số 6.5.1

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Đề nghị thực hiện công tác giám sát

Yêu cầu khắc phục lỗi 10/12 Loại lỗi chưa tuân thủ: Lớn Nhỏ X

Tiêu chuẩn và yêu cầu: Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam để đánh giá

Mô tả lỗi chưa tuân thủ và bằng chứng liên quan: Thiếu báo cáo đánh giá các tác động về sinh thái có thể nếu như sử dụng các loài cây nhập nội

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Đề nghị lập báo cáo đánh giá các tác động về sinh thái có thể nếu như sử dụng các loài cây nhập nội

Yêu cầu khắc phục lỗi 11/12 Loại lỗi chưa tuân thủ: Lớn Nhỏ X

Tiêu chuẩn và yêu cầu: Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam để đánh giá

Mô tả lỗi chưa tuân thủ và bằng chứng liên quan: Chưa có quy chế và tài liệu hướng dẫn về bảo vệ cấu trúc, độ phì và hoạt động sinh học của đất

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Sưu tập tiêu chuẩn ngành để sao lưu, có kế hoạch bảo vệ cấu trúc, độ phì

Yêu cầu khắc phục lỗi 12/12 Loại lỗi chưa tuân thủ: Lớn Nhỏ X

Tiêu chuẩn và yêu cầu: Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam để đánh giá

Mô tả lỗi chưa tuân thủ và bằng chứng liên quan: Chưa có báo cáo đánh giá về diễn biến độ phì và cấu trúc của đất

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Đề nghị chủ rừng điều tra có báo cáo đánh giá về diễn biến và độ phì của đất

Yêu cầu khắc phục lỗi 13/12 Loại lỗi chưa tuân thủ: Lớn Nhỏ X

Tiêu chuẩn và yêu cầu: Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam để đánh giá

Mô tả lỗi chưa tuân thủ và bằng chứng liên quan: Chưa đủ báo cáo về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hoạt động phòng chống cháy rừng

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Kết hợp trong báo cáo hàng năm

Yêu cầu khắc phục lỗi 14/12 Loại lỗi chưa tuân thủ: Lớn Nhỏ X

Tiêu chuẩn và yêu cầu: Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam để đánh giá

Mô tả lỗi chưa tuân thủ và bằng chứng liên quan: Chưa có kế hoạch và báo cáo đánh giá trong và ngoài khu vực rừng trồng về các tác động sinh thái và xã hội của thiết lập và phát triển rừng trồng 5 năm một lần

Yêu cầu hoạt động khắc phục: Đưa vào kế hoạch

Nhận xét: Qua đánh giá các Tiêu chuẩn QLRBV đã phát hiện được 14 lỗi về tác động môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học Các lỗi chủ yếu mà các chủ rừng gặp phải là lỗi tài liệu hóa

4.2.2 Đánh giá tác động xã hội

- Từ công tác trồng rừng Công ty đã thu hút lao động nhàn dỗi trong dân, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH, ổn định tình hình an ninh chính trị trong địa bàn; dần dần chuyển giao kỹ thuật thâm canh trồng tới nhân dân trong địa bàn, cải cách tư tưởng lạc hậu trong sản xuất Lâm nghiệp góp phần nâng cao dân trí

Kế hoạch QLR cho lâm trường Lương Sơn, Kỳ Sơn và Tu Lý

4.3.1 Xác định mục tiêu QLR cho 3 lâm trường

1) Các căn cứ xác định mục tiêu QLR

- Tài nguyên rừng của 3 lâm trường

- Tình hình QLR của 3 lâm trường trứớc đây

- Nhiệm vụ QLR của CTLNHB giao cho 3 lâm trường

- Các kết quả nghiên cứu về điều chỉnh sản lượng, đánh giá tác động môi trường, xã hội và đa dạng sinh học

2) Mục tiêu QLR của 3 lâm trường

- Mục tiêu kinh tế: Duy trì ổn định sản lượng khai thác hàng năm 33.115m 3 gỗ nguyên liệu

- Mục tiêu môi trường: Khắc phục được các khiếm khuyết trong QLR đã phát hiện trong đánh giá tác động môi trường và đa dạng sinh học

- Mục tiêu xã hội: Khắc phục được các khiếm khuyết trong QLR đã phát hiện trong đánh giá tác động xã hội

4.3.2 Quy hoạch sử dụng đất của 3 lâm trường

1) Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất

- Hiện trạng sử dụng đất của 3 lâm trường

- Mục tiêu QLR của 3 lâm trường

2) Quy hoạch sử dụng đất của 3 lâm trường

Bảng 4.10: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Loại đất Tổng diện tích LT

1.2 Đất lâm nghiệp 5.262,10 60 1347,70 1783,90 2130,50 1.2.1 Đất rừng tự nhiên 2.470,50 28 584,70 369,90 1.515,90 1.2.2 Đất rừng trồng 2.791,60 32 763,00 1.414,00 614,60

- Đất chưa sử dụng chiếm diện tích còn khá lớn (19%), do trong khu vực còn nhiều dãy núi đá

- Đất rừng trồng chỉ chiếm 32% và đất rừng tự nhiên chiếm 28% Đất rừng tự nhiên chủ yếu là rừng phục hồi và giữ chức năng phòng hộ

- Diện tích rừng hướng tới xin cấp Chứng chỉ rừng là diện tích rừng trồng (2.791,60ha) với lý do:

+ Diện tích đã ổn định, tập trung, đất đai của 3 LT không có sự tranh chấp + Trồng cây mọc nhanh cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dăm, ván MDF

4.3.3 Quy hoạch diện tích rừng trồng cung cấp nguyên liệu của 3 lâm trường

Bảng 4.11: Diện tích rừng trồng cung cấp nguyên liệu Đơn vị tính: ha

Lương Sơn Kỳ Sơn Tu Lý

4.3.4 Kế hoạch QLR cho 3 Lâm trường

4.3.4.1 Kế hoạch khai thác rừng trồng

1) Xác định các yếu tố kỹ thuật khai thác rừng

- Đối tượng khai thác: lâm phần đạt tuổi khai thác chính

- Tuổi khai thác chính: Tuổi 7

- Diện tích khai thác hàng năm: 398,8 ha

- Phương thức khai thác: Khai thác trắng theo diện tích

- Biện pháp khai thác: Khai thác tác động thấp

2) Sản lượng khai thác hàng năm

Bảng 4.12: Sản lượng rừng trồng cung cấp nguyên liệu trong chu kỳ 2014-2020 Đơn vị tính: m 3

3) Bố trí địa điểm khai thác

+ Gần khai thác trước, xa khai thác sau

+ Thuận tiện đường vận chuyển gỗ khai thác trước

+ Bố trí khai thác theo lô, theo khoảnh, mỗi lô khai thác nơi có độ dốc > 35 0 , diện tích khai thác < 5ha

+ Khai thác hết lô này đến lô khác, hết khoảnh này đến khoảnh khác

Trữ lượng bình quân/ha Sản lượng khai thác hàng năm

4.3.4.2 Kế hoạch phát triển rừng trồng

- Xác định các yếu tố kỹ thuật trồng rừng

+ Đối tượng trồng rừng: Diện tích rừng sau khi khai thác hàng năm

+ Phương thức trồng: Trồng thuần loài; thâm canh

+ Loài cây trồng: Keo tai tượng

- Diện tích trồng rừng hàng năm

Bảng 4.13: Diện tích trồng rừng cung cấp nguyên liệu trong chu kỳ 2014-2020 Đơn vị tính: ha

Năm trồng Tổng diện tích Lâm trường

Lương Sơn Kỳ Sơn Tu Lý

- Bố trí địa điểm trồng rừng hàng năm: Theo diện tích khai thác hàng năm

2) Kế hoạch chăm sóc rừng trồng

- Xác định các yếu tố kỹ thuật chăm sóc rừng

+ Đối tượng chăm sóc: Rừng trồng từ 1 đến 3 tuổi

+ Phương thức chăm sóc: Từng cây, năm 2 lần chăm sóc

+ Biện pháp kỹ thuật: Làm cỏ, xới quanh gốc, bón thúc phân

- Diện tích chăm sóc hàng năm:

Bảng 4.14: Diện tích chăm sóc rừng trồng trong chu kỳ 2014-2020 Đơn vị tính: ha

LT Lương Sơn LT Kỳ Sơn LT Tu Lý

- Bố trí địa điểm chăm sóc: Theo diện tích và địa điểm trồng rừng hàng năm và các lần chăm sóc trong 2 năm tiếp theo

3) Kế hoạch cung ứng hạt giống và sản xuất cây con

- Cung ứng hạt giống: Nguồn hạt giống nhập ngoại

+ Mỗi năm 3 Lâm trường sản xuất khoảng 800.000 đến 1.000.000 cây giống đạt tiêu chuẩn cung cấp cho trồng rừng theo kế hoạch của các Lâm trường và cung ứng dịch vụ cho các hộ dân trên địa bàn

+ Tổng diện tích vườn ươm là: 5.000m 2 (Diện tích sản xuất là 4.000m 2 , diện tích phù trợ 1.000m 2 )

4.3.4.3 Kế hoạch bảo vệ rừng

1) Đối tượng được bảo vệ:

- Bảo vệ diện tích rừng và đất rừng mà Lâm trường đang quản lý

- Đặc biệt những khu vực trọng điểm đối với việc phá rừng Những diện tích đã đạt đường kính khai thác nhưng chưa khai thác dễ bị xâm hại như chặt trộm; hoặc chăn thả gia súc, cháy rừng và sâu bệnh hại rừng

2) Diện tích được bảo vệ:

- Tổ chức quản lý bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng trên phạm vi toàn diện tích rừng và đất rừng đang quản lý

- Diện tích bảo vệ 7152.05 ha với 7 trạm quản lý bảo vệ và 3 tổ vườn ươm; phân bố trên diện tích các xã trong các Lâm trường thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.15: Phân bố các trạm quản lý bảo vệ rừng

Lâm trường Diện tích (ha) Trạm QLBV Tổ vườn ươm Phân bố

Kỳ Sơn: 1666.4 2 1 9 xã, 1 thị trấn

Tu lý 2534.4 2 1 3 xã, 1 thị trấn

- Phòng chống những tác động xấu vào rừng và đất rừng

+ Hàng năm các Lâm trường giao chỉ tiêu cho các đơn vị thực hiện việc quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng trong phạm vi đơn vị mình quản lý

+ Các Lâm trường có các cơ chế giao khoán rừng cho cán bộ công nhân và người dân về việc quản lý và bảo vệ rừng; gắn quyền lợi và trách nhiệm của chủ hộ nhận khoán với những lô rừng và diện tích rừng được giao Tất cả các hộ trồng rừng đều ký cam kết phòng chống cháy rừng ngay từ đầu năm

+ Tuần tra, canh gác và kiểm tra những khu rừng, đất rừng hay bị xâm hại Trong những năm gần đây Công ty đã có nhiều giải pháp để khắc phục và hạn chế được việc chặt phá, rút ruột rừng, cháy rừng và sâu bệnh hại

- Kế hoạch phòng cháy rừng

+ Việc phòng cháy chữa cháy rừng, đặc biệt chú ý vào thời điểm mùa khô, hanh từ đầu tháng 10 đến tháng 3 năm sau

+ Tuân thủ theo Luật và các quy định PCCCR, xây dựng phương án PCCCR theo diễn biến từng năm; thực hiện cam kết PCCCR trong xử lý thực bì, khai thác

+ Tổ chức, bố trí và phân bổ các lực lượng tuần tra ở những nơi dễ xảy ra cháy rừng trong khu vực đồng thời tiến hành cấp phát các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy khi cần thiết

+ Kết hợp với hạt Kiểm lâm và UBND các xã tiến hành tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ công nhân và nhân dân địa phương về công tác phòng cháy chữa cháy rừng

+ Thực hiện việc dựng các biển báo cấm lửa ở cửa rừng và những nơi xung yếu

+ Lực lượng chữa cháy: Tại mỗi Lâm trường thành lập 1 đội chỉ huy Mỗi đội bao gồm các cán bộ, công nhân tại các Lâm trường: phải có ít nhất từ 5 - 10 người có sức khỏe, nhanh nhẹn; trong đó đồng chí Giám đốc các Lâm trường là tổ trưởng

+ Khi xảy ra cháy rừng, huy động lực lượng tại chỗ; phương tiện, dụng cụ chữa cháy tại chỗ và phát huy tối đa năng lực chỉ huy tại chỗ, phối hợp với nhân dân địa phương và kiểm lâm sở tại

+ Phương pháp chữa cháy: Dập lửa trực tiếp đối với cháy lan mặt đất, cháy nhỏ bằng các dụng cụ như cành cây, bao tải ướt dập trực tiếp vào đám cháy Phát đường băng trắng hạn chế đám cháy đối với cháy lớn; đường băng đủ rộng (5 m-

15m) để lửa không thể cháy lan qua, cách đám cháy đủ xa đảm bảo đủ thời gian thi công xong đường băng lửa mới cháy tới, làm theo hướng đón ngọn lửa

- Kế hoạch phòng trừ sâu bệnh hại

+ Đối tượng: Bao gồm phòng trừ cho cây con ở khu vực vườn ươm (một số loại nấm bệnh như: bệnh do nấm; sâu, kiến, mối…) và phòng trừ cho cây ở rừng trồng (một số loại sâu bệnh hại Keo như: sâu quấn lá, mối, kiến, dế cắn ngọn, bọ hung cắn vỏ…)

* Kiểm tra, theo dõi giám sát thường xuyên để phát hiện sâu bệnh và xử lý kịp thời Cụ thể:

* Lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên tình hình sâu bệnh hại trên địa bàn đơn vị quản lý và giao cho cá nhân giám sát

* Khi phát hiện có sâu bệnh hại, người có trách nhiện thực hiện phải lập báo cáo với lãnh đạo đơn vị về tình hình sâu bệnh hại

Kế hoạch vốn đầu tư một chu kỳ kinh doanh (2014 - 2020)

1) Trồng rừng: 2.791ha x 15triệuđồng/ha = 41.865 triệu đồng

3) Đóng góp cho địa phương: 182 triệu đồng

4) Sửa chữa đường và bãi gỗ: 115 triệu đồng

4.5 Dự tính hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường sau khi thực hiện Kế hoạch quản lý rừng

Dự báo các chỉ số tính toán hiệu quả kinh tế cho giai đoạn 2014 – 2020

Giả sử tiền ổn định đến năm 2020 với Lãi suất vay: 9%/năm; 10%/năm; 11%/năm

Với các điều kiện sản xuất kinh doanh trên, kết quả tính toán hiệu quả kinh tế cho trồng rừng như sau:

Bảng 4.20: Hiệu quả kinh tế kinh doanh cho 1ha rừng trồng Keo tai tượng Lãi vay

Nhìn vào bảng 4.20 trên cho thấy NPV >0, BCR>1 và IRR > Lãi suất vay, có nghĩa là Lâm trường đầu tư vào trồng Keo tai tượng là có lãi cụ thể như sau:

- Nếu vay với lãi suất cao nhất là 11% thì trồng 1ha Keo tai tượng sẽ thu được lợi nhuận là 17.298.413 đồng/ha

- IRR là chỉ số cho biết khả năng sinh lời tối đa của một chương trình Trong đó một phần lợi nhuận sẽ được trả cho ngân hàng, ở đây ta thấy tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR = 16,5%> r = 11% Như vậy phần lãi thuộc về Lâm trường là 5,5%

- Nếu vay với lãi suất thấp hơn là 9% và 10% thì phần lãi thuộc về Lâm trường sẽ cao hơn Như vậy lựa chọn mô hình trồng keo đem lại hiệu quả kinh tế cao

- Mục tiêu được đặt ra khi tiến hành lập kế hoạch QLRBV là góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập từ rừng của các hộ gia đình

- Giải quyết việc làm cho cán bộ công nhân viên ở các Lâm trường đảm bảo thu nhập ổn định Mỗi năm Công ty cũng giải quyết được hơn hơn 200 lượt lao động nhàn rỗi tại địa phương góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống kinh tế, xã hội, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh trật tự xã hội trong khu vực

- Từng bước chuyển giao kỹ thuật thâm canh trồng rừng năng suất cao đến người dân địa phương là những hộ liên doanh với Lâm trường, cho phép họ được tận dụng tài nguyên đất như trồng xem các loại cây nông nghiệp ngắn ngày vừa có tác dụng chăm sóc cho rừng góp phần tăng năng suất rừng vừa tăng thêm thu nhập cho người dân, nâng cao dân trí; đóng góp tích cực trong các phong trào ủng hộ xây dựng các công trình của địa phương, quỹ tình nghĩa…

Hạn chế được những hiện tượng xâm lấn bằng phương pháp thuê lại, liên doanh, liên kết với dân ở những nơi có diện tích đang bị xâm lấn; đảm bảo lợi ích hài hoà, đôi bên cùng có lợi

- Hiệu quả môi trường tự nhiên

- Các Lâm trường trồng trung bình gần 300 ha rừng/năm góp phần tăng thêm độ che phủ rừng trên địa bàn huyện, điều hoà nguồn nước, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, hấp thụ khí cácbon, làm giảm nồng độ một số khí thải công nghiệp như: CO2,

- Rừng giữ nước, làm tăng lượng nước ngầm trong đất, góp phần quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, làm thay đổi chế độ nhiệt, vận tốc gió, bảo vệ mùa màng, làm sạch không khí; cải thiện môi trường, độ ẩm tiểu vùng khí hậu

- Rừng làm tăng tính đa dạng sinh học, là nơi trú ngụ, sinh sống của nhiều loài động, thực vật

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

QLRBV là mục tiêu của bất kỳ một đơn vị kinh doanh lâm nghiệp nào muốn hướng tới Xuất phát từ thực tiễn khách quan của sản xuất lâm nghiệp nhằm quản lý, phát triển, sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu điều chỉnh sản lượng rừng trồng làm cơ sở lập Kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới tại Công ty Lâm nghiệp Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình ”

Do trình độ và kết quả quản lý rừng của các Lâm trường thuộc Công ty không đồng đều, để có thể tiến tới được cấp Chứng chỉ rừng chúng tôi chỉ nghiên cứu cho các Lâm trường có trình độ và kết quả quản lý rừng tiên tiến nhất, đó là: Lâm trường Lương Sơn, Lâm trường Kỳ Sơn và Lâm trường Tu Lý

Từ kết quả nghiên cứu các nội dung của đề tài, có thể rút ra một số kết luận chính như sau:

1) Về thực trạng tài nguyên rửng trồng cung cấp nguyên liệu gỗ: 3 Lâm trường có 2.791,6 ha rừng trồng Keo Tai tượng

2) Sản lượng rừng trồng hiện tại:

Tổng diện tích rừng trồng Keo tai tượng từ tuổi 1 đến tuổi 7 tại thời điểm năm 2013 là không đều nhau

3) Điều chỉnh sản lượng rừng trồng về trạng thái cân bằng: Điều chỉnh diện tích chuẩn ở mỗi tuổi đối với Lâm trường Lương Sơn là 763/7 = 109 ha; Lâm trường Kỳ Sơn là 1414/7 = 202 ha và Lâm trường Tu Lý là 614,6/7 = 87,8 ha Thực hiện khai thác hàng năm 109 ha, 202 ha và 87,8 ha trên địa bàn 3 Lâm trường, sau đó trồng lại diện tích đã khai thác Đến năm 2020 sẽ được mô hình rừng chuẩn với diện tích 398,8 ha đều ở các tuổi

4) Lập kế hoạch quản lý rừng trồng bền vững

- KHQLR mới của Lâm trường đã được thể hiện đầy đủ cả 3 yếu: Kinh tế, xã hội và môi trường

+ Nhóm kế hoạch về sản xuất kinh doanh, như: Kế hoạch khai thác rừng; Chăm sóc rừng trồng, trồng rừng, cung ứng hạt giống và sản xuất cây con

* Khai thác theo lô, khoảnh đã được lập kế hoạch nên sẽ giảm thiểu được tình trạng xói mòn, rửa trôi đất.

* Trồng lại rừng vào những lô khai thác theo kế hoạch nên có thể chủ động được nguồn vốn ổn định để đầu tư quay vòng vào những chu kỳ sau.

* Diện tích chăm sóc hàng năm ổn định theo kế hoạch trồng rừng

* Kế hoạch cung ứng hạt giống và sản xuất cây con giúp chủ động được cây giống phục vụ cho kế hoạch trồng rừng cũng như cung cấp cây con dịch vụ

+ Nhóm kế hoạch về môi trường, xã hội, như: Kế hoạch giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường; kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và kế hoạch giảm thiểu tác động xấu đến xã hội Cụ thể: Kế hoạch giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường phát hiện được 14 lỗi, kế hoạch giảm thiểu tác động xã hội phát hiện được 7 lỗi

+ Nhóm kế hoạch giám sát, đánh giá việc thực hiện mục tiêu QLR và thực hiện các kế hoạch, như: Giám sát năng suất rừng, giám sát giảm thiểu tác động môi trường, xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học Kế hoạch đánh giá rừng theo giai đoạn, theo chu kỳ Kết quả giám sát, đánh giá là cơ sở để điều chỉnh các kế hoạch trong luân kỳ cũng như rút kinh nghiệm cho lập KHQLR cho luân kỳ sau

+ Ngoài ra đề tài còn lập một số kế hoạch khác như: Vận chuyển tiêu thụ, kế hoạch đào tạo nhân lực, kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng

- Để có cơ sở đề xuất lập kế hoạch QLRBV, đề tài - luận văn cũng đã dự tính hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường trên cơ sở thực hiện KHQLR.

Tồn tại

Luận văn nghiên cứu một vấn đề còn tương đối mới mẻ, tài liệu chưa nhiều, điều kiện thời gian còn hạn chế, cùng với kinh nghiệm bản thân không nhiều nên luận văn còn gặp một số tồn tại nhất định:

- Việc lập kế hoạch quản lý rừng bền vững mới chỉ tập trung vào lập kế hoạch cho đối tượng là rừng trồng Keo tai tượng

- Đánh giá tác động môi trường từ các hoạt động QLR và tính đa dạng sinh học của rừng đòi hỏi phải có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực này Do mới sử dụng phương pháp “đánh giá nội bộ - tự tổ chức đánh giá” nên việc phát hiện ra các tác động bất lợi đến môi trường và tính đa dạng sinh học của rừng chưa thực đầy đủ Điều này làm hạn chế đến việc đề xuất các biện pháp khắc phục để giảm thiểu tác động môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

Khuyến nghị 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Để khắc phục những tồn tại, tác giả mong đợi những nghiên cứu tiếp theo sẽ nghiên cứu trên các đối tượng rừng khác

- KHQLR do chính các Lâm trường thực hiện Để thực hiện được đầy đủ các nội dung trong kế hoạch, Lâm trường cần tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo và thực hiện cho cán bộ, công nhân viên cũng như lực lượng thuê khoán Đồng thời xúc tiến phối, kết hợp với các tổ chức, cơ quan có liên quan trong việc công khai KHQLR và thực hiện KHQLR

- Sau khi tổ chức khắc phục các lỗi chưa tuân thủ, trước khi mời tổ chức cấp CCR đến đánh giá QLR cho 3 Lâm trường nên hợp đồng với các cơ quan có chuyên môn để thực hiện nghiên cứu các chuyên đề, như: Đánh giá tác động môi trường; Đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học và đánh giá tác động xã hội

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1 Bộ NN & PTNT (2005), Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT, ngày 20/5/2011 về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

2 Trần Văn Con (2008), Định hướng nghiên cứu quản lý rừng bền vững, Tài liệu hội thảo phát triển rừng bền vững, Bộ NN&PTNT, Hà Nội

3 Phạm Hoài Đức, Lê Công Uẩn, Nguyễn Ngọc Lung, Phạm Minh Thoa (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp: Chương chứng chỉ rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

4 Nguyễn Ngọc Lung (2004), QLRBV và CCR ở Việt Nam, cơ hội và thách thức,

Tài liệu hội thảo quản lý rừng bền vững, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,

5 Ngọc Thị Mến (dịch) (2008), Quản lý chuỗi hành trình sản phẩm đối với các sản phẩm gỗ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

6 Vũ Văn Mễ (2008), Quản lý rừng bền vững ở Việt nam: Nhận thức và thực tiễn, Tài liệu hội thảo quản lý rừng bền vững ở Việt nam, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội

7 Nguyễn Hồng Quân (2008), Khai thác rừng tác động thấp trong thực tế quản lý rừng bền vững ở Việt Nam, Tài liệu hội thảo quản lý rừng bền vững ở Việt

Nam, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội

8 Quốc hội (2004), Luật Bảo vệ và phát triển rừng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

9 Quốc hội (2003), Luật đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

10 Quốc hội (2000), Luật Bảo vệ môi trường, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

11 Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg, ngày 5/2/200 về

Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020

12 Thủ tướng chính phủ (2006), Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 về Ban hành Quy chế quản lý rừng

13 Tổ chức FSC (2001), Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Tài liệu hội thảo quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Bộ NN&PTNT, Hà Nội.

Ngày đăng: 01/09/2017, 14:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w