1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ

123 686 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của trường Đại học lâm nghiệp và đơn vị tiếp nhận là Vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, tôi đã tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp " Ngh

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS HOÀNG VĂN SÂM

HÀ NộI, 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng nội dung luận văn, số liệu và kết quả nghiên cứu

là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ một học vị nào.Tài liệu tham khảo và số liệu thống kê trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước các qui định của nhà trường và pháp luật

Hà nội, ngày tháng 4 năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Đăng Hùng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của trường Đại học lâm nghiệp và đơn vị tiếp nhận là Vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, tôi đã tiến hành thực

hiện luận văn tốt nghiệp " Nghiên cứu bảo tồn và phát triển tài nguyên cây

thuốc tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ"

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Lâm Nghiệp, bạn bè đồng nghiệp, Tập thể Lãnh đạo, cán bộ nhân viên Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú thọ, đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Hoàng Văn Sâm

Qua đây cán nhân tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn PGS.TS.Hoàng Văn Sâm, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài nghiên cứu, đồng thời tôi cũng xin gửi tới ban lãnh đạo, các phòng chuyên môn, đội chuyên trách bảo vệ rừng, các trạm quản lý bảo rừng địa bàn và toàn thể cán bộ Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất Cám thầy lang người Mường, người Dao đã cùng đi thực địa thu thập mẫu vật và cung cấp thông tin về công dụng chữa bệnh của các lại cây thuốc

Do thời gian có hạn, năng lực bản thân còn hạn chế nên bản luận văn chắc sẽ không tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Phú Thọ, ngày 4 tháng 4 năm 2016

Học viên

Trần Đăng Hùng

Trang 5

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Trên thế giới 3

1.2 Tại Việt Nam 5

1.3 Tình hình nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam 8

1.4 Tại Vườn quốc gia Xuân Sơn 10

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 12

2.1.1 Mục tiêu tổng quát: 12

2.1.2 Mục tiêu cụ thể: 12

2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 12

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: 12

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 12

2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 12

2.3.1 Nội dung nghiên cứu 12

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 13

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN 19

3.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên 19

3.1.1 Vị trí địa lý 19

Trang 6

3.1.2 Địa hình, địa thế 19

3.1.3 Địa chất, đất đai 20

3.1.4 Khí hậu thủy văn 20

3.1.5 Hiện trạng rừng và sử dụng đất 21

3.1.6 Thảm thực vật, động vật và phân bố của các loài quý hiếm 23

3.2 Đặc điểm xã hội 28

3.2.1 Dân số, lao động và dân tộc 28

3.2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội 29

3.2.3 Hiện trạng xã hội 30

3.2.4 Giáo dục 31

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

4.1 Điều tra tính đa dạng thành phần loài và công dụng tài nguyên cây thuốc tại Vườn quốc gia Xuân Sơn 32

4.1.1 Đánh giá về đa dạng các loài cây được đồng bào dân tộc sử dụng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn 32

4.1.2 Đánh giá về đa dạng các loài cây được đồng bào dân tộc sử dụng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn 33

4.1.3 Thực trạng sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc ở VQG Xuân Sơn 46

4.2 Thực trạng khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Xuân Sơn 69

4.2.1 Thực trạng khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Xuân Sơn: 69

4.2.2 Vấn đề bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Xuân Sơn: 72

4.3 Giải pháp bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc và nguồn tri thức bản địa tại VQG Xuân Sơn 74

4.3.1 Bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở VQG Xuân Sơn 74

4.3.2.Phát triển tài nguyên cây thuốc ở vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UNCED Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và phát triển bền vững

IUCN Danh lục Đỏ các loài có nguy cơ bị diệt vong của Hiệp hội

Bảo vệ Thiên nhiên thế giới VQG Vườn quốc gia

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

NĐ 32 Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ

SĐVN Sách Đỏ Việt Nam

TCN Trước công nguyên

ĐDSH Đa dạng sinh học

UNEP Chương trình môi trường liên hợp quốc

WWF Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên

IPGRI Viện tài nguyên Di truyền Quốc Tế

UNESCO chương trình phát triển Giáo dục khoa học và văn hóa Liên

Hợp Quốc TNTN Tài nguyên thiên nhiên

CITES Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật

hoang dã nguy cấp

VU Sắp nguy cấp (Vulnerable)

EN Nguy cấp (Endangered)

CR Rất nguy cấp (Critically Endangered)

NT Sắp bị đe dọa (Near Threatened)

LC Ít quan tâm (Least Concern)

IA Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại IIA Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

Trang 8

NE Chưa đánh giá

KHCN Khoa học công nghệ

UBND Ủy ban nhân dân

VQG Vườn quốc gia

VPCP Văn phòng chính phủ VBTCT Vườn bảo tồn thực vật WTO Tổ chức y tế thế giới

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

3.1 Hiện trạng rừng và các loại đất đai Vườn quốc gia Xuân Sơn 22 3.2 Hiện trạng trữ lượng các loại rừng Vườn quốc gia Xuân Sơn 23 3.3 Thành phần Thực vật rừng Vườn quốc gia Xuân Sơn 26 3.4 Thành phần động vật Vườn quốc gia Xuân Sơn 27

4.1 Sự phân bố các taxon trong các ngành của các loài cây thuốc

4.2 So sánh hệ cây được đồng bào dân tộc VQG Xuân Sơn sử

dụng làm thuốc với hệ cây thuốc Việt Nam 35 4.3 Sự phân bố các taxon trong ngành Mộc lan 36 4.4 Thống kê các chi có nhiều loài cây thuốc nhất 37

4.5 Dạng thân của các loài cây thuốc được đồng bào dân tộc ở

4.6 Thống kê các loài cây thuốc theo môi trường sống 40

4.7 Bảng thống kê các loài cây thuốc đang bị đe dọa được đồng

4.8 Sự đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc 46

4.13 Thống kê thị trường và tình trạng một số loại thảo dược hiện

có tại VQG Xuân Sơn (thời điểm điều tra tháng 1 năm 2016) 70 4.14 Các loài cây hiện được coi là khó thấy tại VQG Xuân Sơn 71

4.15 Các loài cây thuốc cần ưu tiên trong việc bảo tồn tại VQG

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

4.2 Dạng sống của các cây thuốc được đồng bào dân tộc ở VQG

4.3 Số lượng các loài cây thuốc phân bố theo môi trường sống 41

4.4 Kinh nghiệm sử dụng các bộ phận cây làm thuốc của đồng bào

4.5 Tỷ lệ phần trăm sử dụng các bộ phận làm thuốc 49 4.6 Thể hiện tỷ lệ % các loài thực vật được dùng để chữa bệnh

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình chia cắt trải dài từ Bắc tới Nam Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh vật cao với hơn 12.000 loài thực vật bậc cao Nguồn tài nguyên cây

cỏ này tập trung ở trung tâm đa dạng sinh vật trong cả nước là Đông Bắc, Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương, Bạch Mã, Tây Nguyên, Cao nguyên Đà Lạt;

và 10 đơn vị đa dạng sinh học bao gồm Đông bắc, Hoàng liên sơn, Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương, Đồng bằng sông Hồng, Bắc miền Trung, Duyên hải Miền Trung, Đồng bằng Nam bộ, Tây Nguyên và Cao nguyên Đà Lạt (Kế hoạch hành động đa dạng sinh học,1995) Khoảng 3.850 loài cây cỏ đã được ghi nhận là có giá trị hay có tiềm năng làm thuốc (Nguyễn Thượng Đông, 2003) Hơn 300 loài cây thuốc được xác định là ưu tiên bảo tồn và 102 loài cây thuốc đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam

Việt Nam với 54 dân tộc khác nhau, sinh sống ở các vùng miền khác nhau Mỗi dân tộc lại có phong tục, tập quán, niềm tin, tri thức bản địa, kinh nghiệm và thực tiễn sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh riêng Nguồn tài nguyên cây cỏ quý giá này đã và đang đóng góp phần quan trọng vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở cả nước, đặc biệt là các cộng đồng nông thôn và miền núi

Với tính đa dạng cao về cây thuốc và tri thức sử dụng cây cỏ bản địa cho chăm sóc sức khỏe, Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích ngành y tế cũng như người dân trong cả nước nghiên cứu, phát triển, trồng và sử dụng cây thuốc phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở cũng như trong công cuộc phát triển kinh tế ngay sau khi giành độc lập năm

1945 Kết quả là đã tạo được phong trào điều tra, nghiên cứu, phát triển, trồng hái và sử dụng cây cỏ làm thuốc rộng khắp Mặc dù vậy, việc nghiên cứu, phát triển, bảo tồn và sử dụng cây cỏ làm thuốc ở Việt Nam đang đứng trước

Trang 12

nhiều thách thức, như nhiều cây thuốc bị cạn kiệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức, tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc bị mai một và mất, người dân ở miền núi vẫn có thói quen khai thác nguồn cây thuốc nam sẵn có từ rừng tự nhiên mang về dùng, thậm trí còn bán cho thương lái buôn bán thuốc nam, điều này dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên này một cách nhanh chóng, thậm chí một số loài cây có giá trị cao, quý hiếm có thể bị tuyệt chủng

Chính vì vậy, cần thiết phải có các hoạt động bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây dược liệu do chính người dân sống gần rừng thực hiện, nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc trong tương lai

Vườn quốc gia Xuân Sơn thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú thọ được đánh giá là khu vực có đa dạng sinh học rất cao trong hệ thống các khu rừng đặc của Việt Nam, là kho lưu trữ các nguồn gen động thực vật quí hiếm của nước ta, về tài nguyên thực vật có 1.259 loài, trong đó có trên 500 loài cây làm thuốc Đã có một số công trình nghiên cứu đánh giá về tài nguyên thực vật và cây thuốc tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tuy nhiên các công trình mới chỉ dừng lại ở ở nội dung đánh giá, điều tra, thống kê danh lục, chứ chưa đề cấp đến vấn đề bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc Xuất phát từ những

căn cứ trình bày ở trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Nghiên cứu bảo tồn và

phát triển tài nguyên cây thuốc tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cho đến nay 80% dân số trên thế giới dựa vào nền y học cổ truyền để đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu, trong đó chủ yếu là thuốc từ cây cỏ Sự quan tâm về các hệ thống y học cổ truyền và đặc biệt là các loại thuốc dược thảo, thực tế là đã ngày càng gia tăng tại các nước phát triển và đang phát triển trong hơn hai thập kỷ qua Các thị trường dược thảo quốc gia và toàn cầu đã và đang tăng trưởng nhanh chóng, và hiện đang mang lại rất nhiều lợi nhuận kinh tế Theo Ban Thư ký Công ước về đa dạng sinh học, doanh số toàn cầu của các sản phẩm dược thảo ước tính tổng cộng có đến 80 tỷ USD vào năm 2002 và chủ yếu ở thị trường Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á Vì vậy quốc gia nào cũng có chương trình điều tra và tái điều tra nguồn tài nguyên dược liệu trong kế hoạch bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học của đất nước mình

Đối với những nước vốn có nền y học cổ truyền như Trung Quốc, Ấn

Độ và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á vẫn thường xuyên có những kế hoạch điều tra và tái điều tra với các quy mô, phạm vi và mục tiêu khác nhau Thường tập trung ở các đơn vị tỉnh hoặc cho một hướng tác dụng điều trị nào

đó như điều tra cây thuốc có tác dụng chữa sốt rét, tim mạch, viêm gan, rắn cắn Thế giới ngày nay có hơn 35.000 loài thực vật được dùng làm thuốc Khoảng 2500 cây thuốc được buôn bán trên thế giới Có ít nhất 2000 cây thuốc được sử dụng ở châu Âu, nhiều nhất ở Đức 1543loài Châu Á có 1700 loài ở Ấn Độ, 5000 loài ở Trung Quốc Trong đó, có đến 90% thảo dược thu hái hoang dại Do đòi hỏi phát triển nhanh hơn sự gia tăng sản lượng, các nguồn cây thuốc tự nhiên bị tàn phá đến mức không thể cưỡng lại được, ước tính có đến 50% đã bị thu hái cạn kiệt Hiện nay, chỉ có vài trăm loài được

Trang 14

trồng, 20-50 loài ở Ấn Độ, 100-250 loài ở Trung Quốc, 40 ở Hungari,

130-140 ở Châu Âu Những phương pháp trồng truyền thống đang dần được thay thế bởi các phương pháp công nghiệp ảnh hưởng tai hại đến chất lượng của nguồn nguyên liệu này May thay, những vấn đề này đã được cộng đồng thế giới quan tâm 1993 WHO (Tổ chức Y tế thế giới), IUCN (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế ) và WWF (Quỹ hoang dã thế giới) ban hành các hướng dẫn cho việc bảo vệ và sự khai thác cây thuốc được cân bằng với sự cam kết của các tổ chức

Thấy được tầm quan trọng của việc phải bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc, và đáp ứng lời kêu gọi của các tổ chức trên, rất nhiều nước trong đó có các nước đang phát triển với những điều kiện kinh tế xã hội gần tương đồng với nước ta cũng đã xây dựng những Vườn bảo tồn cây thuốc(VBTCT) là các quốc gia như: Guatemala, Nepal, Trung Quốc và Ần

Độ , Ai Cập, Nam Phi (Ricupero, R (1998), "Biodiversity as an engine of trade and sustainable development" POEMA tropic, No 1, January-July, pp 9-13) Một ví dụ: đó là vườn Bảo tồn cây thuốc Pichandikulam ở vùng ven biển phía Nam của Ấn Độ Nơi tập hợp của 440 loài thực vật trong đó có gần

340 cây thuốc Trong Vườn bảo tồn cây thuốc có một trung tâm trong đó có nhà bảo tàng trưng bày hình ảnh, mẫu vật của 240 loài cây thuốc, thư viện sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu, cơ sở dữ liệu về cây thuốc lưu trên máy tính Trung tâm này là nơi giảng dạy, tuyên truyền về bảo tồn nhân giống, cách sử dụng, trồng trọt, thu hái cây thuốc Một vườn ươm nhân giống các cây thuốc đang có nguy cơ tiệt chủng Một khu vực khác với gần 300 loài cây

là nơi lưu giữ, bảo tồn ( ngân hàng gene) đồng thời phục vụ cho mục đích tham quan, du lịch Và cuối cùng là khu vực tập trung khoảng 100 loài cây thuốc được trồng và thu hái cho nhu cầu chữa bệnh của người dân (http://www.auroville.org/index.htm)

Trang 15

1.2 Tại Việt Nam

Ở nước ta, công tác điều tra dược liệu trải qua nhiều giai đoạn Ở miền Bắc, được tiến hành từ năm 1961 do Viện dược liệu chủ trì Ở miền Nam, do Phân Viện dược liệu TP.HCM kết hợp với các trạm dược liệu tỉnh thực hiện

từ năm 1980 – 1985 ở hầu hết các tỉnh thành phía nam từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào Gần đây, là việc tái điều tra lại nguồn dược liệu trong cả nước

do Viện dược liệu và Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM thực hiện phối hợp với địa phương tập trung ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Kết quả ghi nhận được cho đến năm 2005 trong cả nước có tất cả 3.948 loài cây thuốc thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật vượt qua con số 3.200 loài được ghi nhận trong Tự điển cây thuốc 6 Việt Nam (Võ Văn Chi, 1997) Trong số đó trên 90% là cây hoang dại và có 144 loài đã được đưa vào «Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006 » và « Cẩm nang Cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam » (Nguyễn Tập, 2006) Điều này cho thấy tiềm năng cây thuốc rất phong phú

mà chúng ta vẫn chưa phát hiện hết trong tự nhiên và việc sử dụng chúng trong dân gian cũng như từ những nền y học cổ truyền khác của thế giới Hơn

20 năm qua với những thay đổi lớn về điều kiện kinh tế – xã hội như: chia tách tỉnh, tốc độ công nghiệp hóa của cả nước, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp do nạn khai thác gỗ bừa bãi, phá rừng làm nương rẫy, trồng cây công nghiệp (Cà phê, Cao su) hoặc xây dựng các công trình dân sự Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khác đã làm cho nguồn cây thuốc ở nước ta nhanh chóng cạn kiệt là việc phát động khai thác cây thuốc ồ ạt mà không tổ chức bảo vệ tái sinh tự nhiên Điều đó đã ảnh hưởng đến sự phân bố tự nhiên, thành phần các loài cây thuốc giảm mạnh, trữ lượng các cây thuốc ngày càng cạn kiệt, nhiều loài cây thuốc quí có nguy cơ tuyệt chủng do không được bảo tồn

và khai thác hợp lý Theo thống kê của ngành Lâm nghiệp, diện tích rừng ở nước ta từ 14,3 triệu héc ta vào năm 1943, đến năm 1993 chỉ còn khoảng 9,3

Trang 16

triệu héc ta (Bộ Lâm nghiệp, 1995) Trong đó, diện tích rừng nguyên sinh còn lại không tới 1% tổng diện tích lãnh thổ (Averyanov, L V et al., 2004) Rừng

bị phá hủy sẽ làm cho toàn bộ tài nguyên rừng ở đó bị mất đi, trong đó có cây làm thuốc và còn kéo theo nhiều hậu quả khác (Nguyễn Tập, 2007) Trong khi

đó xu hướng trở về với thiên nhiên, tìm kiếm nguồn thuốc mới từ cây cỏ, sử dụng thuốc từ thảo dược trên thế giới ngày càng tăng Trước những thực trạng

và diễn biến trên, vào năm 1988 Uỷ ban khoa học & Kỹ thuật nhà nước nay là

Bộ Khoa Học và Công nghệ đã giao cho Viện Dược Liệu là cơ quan đầu mối

tổ chức triển khai công tác bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc Việt Nam Ngày 22/3/2005, tại Quyết định số 765/2005/QĐ-BYT, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch thực hiện Chính sách quốc gia về Y Dược học cổ truyền đến năm 2010 Quyết định này có nêu rõ: Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn quy hoạch vùng chuyên trồng dược liệu, từng bước đến 2010 đạt GACP (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu) Theo quan điểm chỉ đạo của Ban bí thư TW Đảng về “ Phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội đông y Việt Nam trong tình hình mới” (Chỉ thị 24-CT/TW, ngày 4/7/2008) cũng đã đề cập: “Phát triển nền đông y Việt Nam theo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa đông y và tây y trên tất cả các khâu: Tổ chức, đào tạo, kế thừa, nghiên cứu, áp dụng vào phòng bệnh và khám, chữa bệnh, nuôi trồng dược liệu, bảo tồn các cây, con quý hiếm làm thuốc, sản xuất thuốc; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đông y” Theo báo cáo tổng kết công tác dược của Cục quản lý dược năm 2005 thì ở nước ta hơn 90% nguyên liệu phải nhập khẩu, chủ yếu là sản xuất các dạng thuốc thông thường Điều đó cho thấy tình trạng sản xuất nguyên liệu dược ở Việt Nam còn bất cập Trong khi « Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2010 » (tháng 8/2002) đã nêu

rõ « Mục tiêu phát triển ngành Dược thành một ngành mũi nhọn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Phải từng bước đáp ứng nguồn nguyên liệu

Trang 17

làm thuốc bảo đảm sản xuất từ trong nước 60% nhu cầu thuốc phòng bệnh và chữa bệnh của xã hội » Cho đến nay Thủ tướng Chính phủ cũng ra hai quyết định trong năm 2007 về phát triển công nghiệp dược Đó là Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 phê duyệt đề án « Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn

2007 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 », trong đó nêu rõ « Tập trung nghiên cứu và hiện đại hoá công nghệ chế biến, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu ; quy hoạch, xây dựng các vùng nuôi trồng và chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn GACP của WHO để đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất thuốc ; khai thác hợp lý dược liệu tự nhiên, bảo đảm lưu giữ tái sinh và phát triển nguồn 7 gen dược liệu ; tăng cường đầu tư phát triển các cơ sở chiết xuất hoạt chất tinh khiết từ dược liệu sản xuất trong nước và xuất khẩu » Quyết định số 61/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 phê duyệt « Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm

2020 », trong đó cũng nêu rõ mục tiêu « Nghiên cứu khai thác và sử dụng có hiệu quả các hoạt chất thiên nhiên chiết tách, tổng hợp hoặc bán tổng hợp được từ các nguồn dược liệu và tài nguyên thiên nhiên quý báu là thế mạnh của nước ta, phục vụ tốt công nghiệp bào chế một số loại thuốc đặc thù của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh và xuất khẩu » Gần đây, theo Thông báo kết luận của Ban Bí thư tại văn bản số 143-TB TW ngày 27/3/2008

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến chỉ đạo: Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương liên quan tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả toàn diện 20 năm thực hiện Đề án « Bảo tồn gen và giống cây thuốc » Căn cứ kết quả và bài học kinh nghiệm rút

ra sau khi thực hiện Đề án nói trên, xây dựng Đề án « Thành lập Vườn quốc gia bảo tồn và phát triền cây thuốc Việt Nam » trình Thủ tướng Chính phủ

Trang 18

truớc tháng 9/2008 (theo công văn số 2976 /VPCP-KGVX, ngày 13/5/2008) Tháng 5/2009 Bộ Y tế phối hợp với Bộ KHCN đã tổ chức hội thảo về bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc ở Tam Đảo – Vĩnh Phú

Từ những chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế Hiện nay Viện Dược liệu đang đề xuất với Bộ Y tế thí điểm xây dựng một Vườn quốc gia cây thuốc tại tỉnh Hòa Bình với diện tích 200 ha cách Hà Nội 73 km Từ đó có thể mở rộng ra 2 vườn nữa ở miền Trung và miền Nam

Vì vậy đây là cơ hội cho mỗi vùng miền tham gia tổ chức xây dựng vùng chuyên canh dược liệu, vườn bảo tồn cây , con làm thuốc của bản địa với quy

mô to nhỏ khác nhau trong hệ thống vườn cây thuốc quốc gia của cả nước Tại Tỉnh Phú Thọ năm 2014, UBND tỉnh Phú thọ có ra quyết định 946/QĐ-UBND về việc phê duyệt các loài cây thuốc cần ưu tiên phát triển

1.3 Tình hình nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Cá dân tộc thiểu số nói chung, do đời số g gắn lền với khai thá sử dụng thực vật nên có nhiều kinh nghiệm và tri thức quý tron quá trình chế biến, sử d ng thực vật đặ biệt là c c kinh nghiệm sử dụng c y thu c Tuy nhiên,c c tri thức và kinh nghiệm dân tộc thường được sử dụng và lưu truyền trong một phạm vi hẹp (dân tộc, dò g họ, gia đình), vì vậy kh n được phát huy để p ục vụ cho xã hội và có ng y cơ thất thoát rất c o Nhận thức được tầm quan trọng này, tron khoảng 10 năm trở lại đây, nghiên cứu c y thuốc dân tộc được đặ biệt q an tâm tại một số cơ sở của nước ta và đã th được nhiều kết quả khả q an

Kết q ả điều tra được ghi nhận từ c c kinh nghiệm sử dụng c y thuốc của cộng đồng dân tộc ở c c địa p ương trong c nước Cá nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật tro g những năm qua đã có

Trang 19

nhiều côn trình ng iên cứu về tri thức và kinh nghiệm sử dụng c y thuốc của

c c dân tộc thiểu số ở Việt Nam Đặ biệt là c c nghiên cứu về y học cổ truyền của c c dân tộc thiểu số miền núi phía Bắ trong những năm gần đây như: Điều tra nghiên cứu về tri thức bản địa và kinh nghiệm sử dụn c y thuốc của đồng bào Thái tại Mai Châu – Hòa Bình của tá giả Nguyễn Tiến Bân và cộn sự vào năm 2001; Nghiên cứu và ứng dụng thành công tri thức

sử dụn c y Ngấy (Rubus cochinchinesis) của đồng bào dân tộc trong việchữa trị u tền lệt tu ến của tá giả Lưu Đàm Cư và cộng sự (2002) Năm

2001, Ng yễn Thị Phương Thảo và cộng sự đã điều tra đánh giá về tài nguyên

c y thuốc và kinh nghiệm sử dụng c c loài thực vật làm thu c của một số cộn đồng dân tộc Dao, Tày và Hoa tại Yên Tử - Quản Ninh và đã thu thập được 362 loài thực vật làm thuốc Năm 200 , tá giả và cộng sự thực hiện đề tài “Nghiên cứu tá động kin tế - dân sinh của c c cộn đ n dân tộc vào tài nguyên thực vật và ảnh hưởng của nó tới đa dạng sinh học tại Chiềng Yên – Mộc Châu – Sơn La Kết quả đã thốn kê được 20 loài c y thu c do người Mườn sử d ng và 176 c y thuốc được người Dao sử dụng [26]

Nhiều công trình điều tra về thành phần loài và kinh nghiệm sử dụng

c y thuốc của c c dân tộc thiểu số ở nước ta đã được tến hành tro g n ững năm vừa qua.Nhiều nghiên cứu về c y thuốc đã được ph ng Thực vật dân tộc học thu c Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật thực hiện với c c cô g đồng dân tộc thiểu số như: H’ Mông,Dao,Tu Dí,Mường … tại một số tnh chủ yếu

ở Tây bắ Ngoài ra còn nhiều c c n hiên cứu của nhiều tá giả như: Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự Kết quả của c c nghiên cứu trên cho thấy c c dân tộc nước ta có nhiều tri thức qu giá và kin ng iệm sử dụng c y thuốc độc đáo để phò g và chữa bệnh

Nhiều bài thuốc dân tộc có hiệu quả chữa trị c o đã được thu thập và đưa vào nghiên cứu thực nghiệm Đồng th i, đã phát hiện nhiều loài c y

Trang 20

thuốc mới đặ biệt là c c côn dụng mới của n iều loài c y thuốc Như vậy,nghiên cứu c y thuốc truyền thống của c c dân tộc thiểu số đã g p phần sử dụng hiệu quả hơn ng ồn tài ng yên c y th ốc ở nước ta.

Cùng với việ điều tra thành phần loài,kin nghiệm sử d n c y thuốc của c c cộng đồng thiểu số; ng iên cứu sàng lọc c c bài thu c dân tộc sử dụng rộng rãi g p p ần chăm sóc sức k ỏe cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội được ch trọng nghiên cứu tron những năm gần đây Từ kinh nghiệm truyền th ng của c c dân tộc đã có những nghiên cứu và sản xuất thành công

c c loại thu c chữa bệnh cho người dân Có thể nhận thấy, nghiên cứu c y thuốc dân tộc khôn chỉ gó phần sử d ng bền vữn n uồn tài nguyên c y thuốc của đất nước, mà còn là cơ sở để sản xuất c c loại dược phẩm mới để điều trị c c bệnh hiểm nghèo Đây thực sự là hướng nghiên cứu có triển vọng lớn tron tương lai

1.4 Tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Vấn đề điều tra nghiên cứu và phát triển cây thuốc đã được tiến hành từ rất lâu Dự án xây dựng Vườn quốc gia Xuân Sơn ( năm 2002 ) đã điều tra thống kê được 726 loài thực vật, trong đó có hơn 200 loài dược liệu; Dự án điều tra đánh giá đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Sơn ( năm 2003)

do Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật thực hiện đã điều tra thống kê được

1217 loài thực vật, trong đó có trên 300 loài dược liệu Đề tài nghiên cứu bảo tồn loài cây dược liệu tại Vườn quốc gia Xuân Sơn do Sở y tế tỉnh Phú Thọ thực hiện năm 2003, đã điều tra thống kê 500 loài, loài dược liệu, tuy nhiên đề tài mới chỉ thực hiện ở nội dung điều tra, đánh giá tiềm năng cây thuốc và kiến thức bản địa sử dụng cây thuốc tại vườn quốc gia Xuân Sơn Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Sơn giai đoạn 2013 -

2020, đã điều tra thống kê được 1259 loài thực vật, trong đó có 600 loài dược liệu Đề tài nghiên cứu khoa học " Điều tra, thu thập một số loài cây có giá trị

Trang 21

kinh tế và có nguy cơ tuyệt chủng để phục vụ cho giáo dục môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học" đã điều tra và thu thập được 300 loài thực vật, trong đó

có trên 100 loài cây làm thuốc

Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” của thạc sỹ Đỗ Văn Tỉnh cũng đã điều tra đánh giá bảo tồn một số loài cây quí hiếm tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tuy nhiên đề tài cũng chỉ mới dừng lại ở nội dung điều tra đánh giá một số loài cây gỗ quí hiếm và mới đưa ra một số giải pháp bảo tồn

Trang 22

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Các loài cây thuốc trong Vườn quốc gia Xuân Sơn

2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu:

2.3.1 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra tính đa dạng thành phần loài và công dụng tài nguyên cây thuốc tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Trang 23

- Đánh giá thực trạng sử dụng, khai thác và phát triển tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu

- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1 Phương pháp kế thừa số liệu

- Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu khoa học, các công trình nghiên cứu, bài báo, các thông tin có liên quan đến các loài cây thuốc tại

Vườn quốc gia Xuân Sơn

- Kế thừa các tài liệu về khí tượng, thủy văn, địa hình, thổ nhưỡng, bản

đồ thực vật, điều kiện kinh tế xã hội và các nội dung có liên quan tới vấn đề nghiên cứu của đề tài tại khu vực nghiên cứu

2.3.2.2 Điều đánh giá tài nguyên cây thuốc tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

- Điều tra, phúc tra theo tuyến với người cung cấp tin quan trọng, là các thầy lang và những người am hiểu về cây cỏ làm thuốc sinh sống ở 6 xã là Xuân Sơn, Đồng Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Tân Sơn và Lai Đồng Tổng

số người tham gia trực tiếp đi điều tra thực địa là 6 người ( dân tộc dao 03 người, dân tộc Mường 3 người )

- Tuyến điều tra: Các tuyến được xây dựng dựa trên địa hình và thảm thực vật tại thực địa, và theo hướng từ trung tâm cộng đồng về phía các phân khu khu bảo vệ của Vườn quốc gia Xuân Sơn và đỉnh núi cao nhất (núi Voi, Ten, Cẩn) Tổng cộng có 9 tuyến điều tra, với tổng chiều dài 48,5 km được thực hiện tại khu vực nghiên cứu, các tuyến đảm bảo đi qua tất cả các dạng định hình và các trạng thái rừng của Vườn, bao gồm các tuyến sau:

+ Tuyến 1: Xóm Thân đi núi Cẩn, chiều dài: 3 km

+ Tuyến 2: Xóm Cỏi đi núi Cẩn, chiều dài: 4 km

+ Tuyến 3: Xóm Cỏi đi Suối Gà ( Sơn La), chiều dài: 7 km

Trang 24

+ Tuyến 4: Núi Ten đi xóm Suối Gà chiều dài: 3,5 km

+ Tuyến 5:Xóm Lấp đi Thác ngọc: chiều dài 4 km

+ Tuyến 6: Xóm Dù đi Núi Ten, chiều dài 5,5 km

+ Tuyến 7: Xóm Lạng đi Nùng Mằng: chiều dài 6,5 km

+ Tuyến 8: Xóm Tân Ong đi thác 9 tầng, chiều dài 7 km

+ Tuyến 9: Xóm Tân ong đi Hạ Bằng, chiều dài: 8 km

Trên các tuyến điều tra chúng tôi đã điều tra dọc 2 bên tuyến với bán kính mỗi bên 10 m

Mẫu biểu 01: Biểu điều tra cây thuốc các cây theo tuyến

Tuyến số:……… Kiểu rừng chính:………

Độ cao:……….Độ dốc:……….Hướng dốc:………….…… Ngày điều tra:……… Người điều tra:……… ………

TT Tên loài DK

(cm)

Hvn (m)

Ht (m)

Độ cao

Sinh trưởng

Công dụng

Ghi chú

Mẫu biểu 02: Biểu điều tra cây bụi thảm tươi cây bụi theo tuyến Tuyến số:……… Trạng thái rừng:……… Người đo đếm:……….Ngày đo đếm:………

TT Tên loài DK

(cm)

Hvn (m)

Ht (m)

Độ cao

Sinh trưởng

Ghi chú

Trang 25

- Phỏng vấn và ghi chộp thụng tin: Được thực hiện dọc theo cỏc tuyến

Cỏc thụng tin được phỏng vấn trực tiếp với mỗi cõy thuốc bao gồm: Tờn địa

phương (tiếng Mường hay tiếng Dao), phõn bố, bộ phận dựng, sử dụng Cỏc

thụng tin về loài được ghi chộp tại thực địa bao gồm: Dạng sống, nơi mọc,

thời gian ra hoa, kết quả Cỏc thụng tin định lượng được ghi chộp bao gồm tờn cõy thuốc, tần số xuất hiện, cỏc bài thuốc chữa cỏc bệnh thụng thường

Mẫu biểu 03: Biểu phỏng vấn thụng tin cõy thuốc Người được phỏng vấn……… Địa chỉ:……… Nghề nghiệp: ……… Ngày phỏng vấn:……… Người phỏng vấn………… ………

TT Tờn loài Tờn địa

phương

Cụng dụng

Nơi mọc

Bộ phận dựng

Ra hoa, quả

Ghi chỳ

- Xõy dựng bộ mẫu tiờu bản cõy thuốc và xỏc định tờn khoa học: Cỏc

loài quớ hiếm, cú giỏ trị kinh tế cao được thu mẫu Mỗi loài thu 3 mẫu tiờu bản, xử lý theo phương phỏp ướt hoặc xử lý khụ

+ Xử lý ướt: Mẫu sau khi thu hỏivề ngâm ngập trong dung dịch có chứa cồn 96 - 980mol với 50/00 clorua thủy ngân (HgCl2)

Các mẫu khó định vị hãy để trong một tờ báo, các hoa, quả, hạt rời để nguyên trong các túi giấy

Thời gian ngâm từ 10 đến 15 phút, vớt ra kê lên cho ráo rồi đa trở lại kẹp lại Để khô tự nhiên sau 10 giờ hoặc một ngày thì mang phơi hoặc sấy khô

Trang 26

Với những mẫu vật khó làm khô tiến hành ngân mẫu vật và đồng thời là

xử lý mẫu được tiến hành trong các lọ đựng mẫu vật

- Chụp ảnh mẫu cây thuốc: Các loài quí hiếm, có giá trị kinh tế cao được chụp ảnh tại chỗ để xây dựng bộ mẫu bằng ảnh của chúng Tổng số 100 ảnh cây thuốc đã được chụp trong thời gian thực hiện nghiên cứu

2.3.2.3 Phương pháp điều tra các yếu tố kinh tế- xã hội liên quan đến sử dụng và phát triển cây thuốc trong khu vực

2.3.2.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp:

- Thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các thông

tin liên quan, được thu thập tại UBND và trạm y tế của 6 xã trong vùng điều tra, Vườn quốc gia Xuân Sơn

+ Thông tin về sử dụng và phát triển dược liệu: Được thu thập tại trạm

y tế các xã

+ Phỏng vấn lãnh đạo xã: 6 người

+ Phỏng vấn cán bộ y tế: 12 người ( 06 trạm trưởng y tế và 06 các bộ y

sỹ của 6 trạm y tế )

Trang 27

Mẫu biểu 04: Biểu phỏng vấn thông tin cây thuốc Người được phỏng vấn………

Địa chỉ:……… Nghề nghiệp: ……… Ngày phỏng vấn:……… Người phỏng vấn………… ………

Loài cây nên phát triển

Cách gây trồng từng loài

2.3.2.3.2 Điều tra tại cộng đồng:

- Thảo luận nhóm: Được thực hiện tại 6 xã điều tra Các đối tượng tham gia thảo luận là các nhân viên y tế xã, thầy lang và những người quan tâm đến phát triển dược liệu trong địa phương

+ Tổng số cán bộ y tế: 6 cán bộ đại diện cho 06 trạm y tế

+ Tổng số thầy lang tham gia thảo luận: 34 người đại diện cho 9 xóm vùng đệm trong Vườn quốc gia Xuân Sơn

- Phỏng vấn sâu: Được thực hiện trực tiếp với lãnh đạo chính quyền ( 06 lãnh đạo xã ) và y tế địa phương ( 06 cán bộ y tế xã) Nội dung phỏng vấn gồm

+ Loài có giá trị kinh tê

+ Loài đang bị khai thác mạnh

+ Loài thường sử dụng chữa bệnh

+ Hướng pháp triển cây dược liệu

Trang 28

2.3.2.3.3 Điều tra thị trường dược liệu và đường đi của sản phẩm:

- Được thực hiện với các đối tượng tham gia thu hái dược liệu, bao gồm các thầy lang hành nghề, Cơ sở thuốc nam trong tỉnh Phủ Thọ Gồm

+ Giá bán các loài

+ Số lượng thu mua hàng tháng từng loài

+ Nơi tiêu thụ

- Tổng số người phỏng vấn 20 người

+ Thầy lang: 15 người

+ Cơ sở thuốc nam: khoa y học cổ truyền Bệnh viện Tân Sơn 01 người, Bệnh viện Thanh Sơn: 01 người, Nhà thuốc đông y Nghĩa Sơn ( Thanh Sơn ):

01 người, Nhà thuốc Đường Sơn ( việt trì): 01 người; Bệnh viện y học cổ truyền Phú Thọ: 01 người

2.3.2.4 Xác định các giải pháp bảo tồn và phát triển dược liệu ở vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Sơn

- Xử lý dữ liệu: Toàn bộ dữ liệu thu được ở các hoạt động trên được phân tích tổng hợp

- Phân tích, tổng hợp, xác định giải pháp bảo tồn và phát triển dược liệu trong vùng đệm của VQGXS

Trang 29

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN 3.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

* Ranh giới Vườn quốc gia:

- Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ;

- Phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình;

- Phía Tây giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La;

- Phía Đông giáp xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Kiểu địa hình núi thấp và đồi, độ cao <700m, chiếm khoảng 65% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, phần lớn là các dãy núi đất, có xen lẫn địa hình caster, phân bố phía Đông và Đông Nam Vườn, độ dốc trung bình từ 25 - 300,

độ cao trung bình 400m;

- Địa hình thung lũng, lòng chảo và dốc tụ, chiếm khoảng 5% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, nằm xen giữa các dãy núi thấp và trung bình, phần lớn diện tích này đang được sử dụng canh tác nông nghiệp

Trang 30

3.1.3 Địa chất, đất đai

3.1.3.1 Địa chất

Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho thấy: Khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn có các quá trình phát triển địa chất phức tạp Các nhà địa chất gọi đây là vùng đồi núi thấp sông Mua Toàn vùng có cấu trúc dạng phức nếp lồi Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các dải nhỏ hẹp

3.1.3.2 Đất đai

- Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FeH): Phân bố từ 700-1386m,

tập trung ở phía Tây của Vườn, giáp với huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình), huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La)

- Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp (Fe): Phân bố dưới

700m, thành phần cơ giới nặng, tầng đất dầy, ít đá lẫn, đất khá mầu mỡ, thích hợp cho các loài cây lâm nghiệp phát triển

- Đất Rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi)-R: Đá vôi là loại

đá cứng, khó phong hoá, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hoá đến đâu lại bị rửa trôi đến đó, nên đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá

- Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng (DL):

Là loại đất phì nhiêu, tầng dầy, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là limon (L) Hàng năm thường được bồi thêm một lớp phù sa mới khá màu mỡ

3.1.4 Khí hậu thủy văn

3.1.4.1 Khí hậu

- Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn của trạm khí tượng Minh Đài và Thanh Sơn, khí hậu tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8,9 hàng năm Lượng mưa bình quân năm là 1.826 mm, lượng mưa cực đại có thể tới 2.453 mm (năm 1971)

Trang 31

- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít và có nhiều sương mù

- Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,50C; nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối vào các tháng 6 và 7 hàng năm, có khi lên tới 40,70C; nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, có khi xuống tới 0,50C

- Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 86%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 7, 8 (trên 87%), thấp nhất vào tháng 12 (65%)

3.1.4.2 Thủy văn

Vườn quốc gia Xuân Sơn có các hệ thống suối như: Suối Thân; Suối Thang; Suối Chiềng các suối này đổ ra hệ thống Sông Vèo và Sông Dày Hai sông này hợp lưu tại Minh Đài, rồi đổ vào sông Hồng tại Phong Vực Tổng chiều dài của sông 120km, chiều rộng trung bình 150m, thuận lợi cho việc vận chuyển đường thủy từ thượng nguồn về Sông Hồng

3.1.5 Hiện trạng rừng và sử dụng đất

3.1.5.1 Diện tích các loại đất, loại rừng

Theo kết quả điều tra hiện trạng rừng và sử dụng đất của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc bộ tháng 1 năm 2013, tổng diện tích tự nhiên là 15.048 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp 312,4 ha; đất lâm nghiệp 14.617,5 ha; đất phi nông nghiệp 118,1 ha; cụ thể xem trong bảng 3.1:

Trang 32

Bảng 3.1: Hiện trạng rừng và các loại đất đai Vườn quốc gia Xuân Sơn

Loại đất loại rừng Diện tích

(ha)

Phân theo xã Đồng

Sơn

Tân Sơn

Lai Đồn

Xuân Đài

Kim Thượn

Xuân Sơn Tổng diện tích tự nhiên 15.048,0 1.128, 455, 26,4 2.817, 4.060,0 6.560,

- Không có cây gỗ tái 596,5 39,4 - - 62,6 211,5 283,0

- Có cây gỗ tái sinh 1.305,7 162,3 4,8 - 83,9 535,6 519,1

B Đất phi N.nghiệp 118,1 6,7 - - 27,3 16,3 67,8

Từ kết quả điều tra cho thấy:

- Đất có rừng chiếm 87% diện tích đất lâm nghiệp: rừng tự nhiên chiếm 82,6% tổng diện tích đất có rừng, trong đó rừng giầu chiếm 8,2%, rừng trung bình chiếm 14%, rừng nghèo chiếm 12,5%, rừng phục hồi chiếm 22,6%, rừng núi đá chiếm 39,7% và rừng hỗn giao chiếm 3%; rừng trồng chiếm 17,4% tổng diện tích đất có rừng, loài cây trồng chủ yếu là Keo và Bồ đề;

- Đất chưa có rừng chiếm 13% diện tích đất lâm nghiệp, phân bố rải rác trong Vườn quốc gia Loại đất này có tỷ lệ độ che phủ cao của lớp thảm cỏ, dây leo, bụi dậm và cây gỗ tái sinh, đất còn hoàn cảnh của đất rừng nếu được khoanh nuôi bảo vệ tốt, hệ thực vật rừng sẽ phục hồi và phát triển mạnh

3.1.5.2 Trữ lượng các loại rừng

Trữ lượng các loại rừng Vườn quốc gia Xuân Sơn được tổng hợp như sau:

Trang 33

Bảng 3.2: Hiện trạng trữ lượng các loại rừng Vườn quốc gia Xuân Sơn

Đơn vị tính: gỗ-m3; tre nứa- 1000 cây

cộng

Phân theo xã Đồng

Sơn

Tân Sơn

Lai Đồng

Xuân Đài

Kim Thượng

Xuân Sơn Tổng trữ

3.1.6 Thảm thực vật, động vật và phân bố của các loài quý hiếm

3.1.6.1 Hệ sinh thái

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Phân bố thành các mảng tương đối lớn ở độ cao dưới 700m tại khu vực phía Nam của Vườn Thực vật tạo rừng khá phong phú, phổ biến là các loài

Trang 34

trong họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Trinh nữ

(Mimosaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae) …

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình

Phân bố ở khu vực núi Ten, núi Voi và phần đất phía Tây của Vườn từ

độ cao 700m trở lên Thực vật chủ yếu là các loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ

(Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Chè (Theraceae), họ Sến (Sapotaceae)…

- Rừng kín thường xanh nhiệt đới trên đất đá vôi xương xẩu

Phân bố tập trung ở hai đầu dãy núi Cẩn Các loài đại diện chính như

Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai (Garcinia fagraeoides), Mậy tèo,

Ô rô, Teo nông (Streblus spp.), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sâng (Pometia

pinnata)…

- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới trên đất đá vôi xương xẩu

Phân bố thành những mảng tương đối rộng ở khu vực núi Cẩn từ độ cao 700m trở lên Các loài trong họ Dầu không còn thấy xuất hiện thay vào đó là

sự xuất hiện một số loài lá kim như Sam bông (Amentotaxus argotaenia), Thông tre (Podocarpus neriifolius) và sự gia tăng của các loài thực vật á nhiệt

đới như Re, Dẻ, Chè

- Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy

Phân bố rải rác trong Vườn quốc gia Các loài đại diện như Hu đay

(Trema oriantalis), Ba gạc lá xoan (Euvodia meliaefolia), Xoan nhừ (Choerospondias axillaries), Màng tang (Litsea cubeba), Chò chỉ (Shorea chinensis)…

- Rừng thứ sinh Tre nứa

Rừng tre nứa chỉ chiếm một diện tích nhỏ (56 ha) ở khu vực phía Đông của Vườn Thực vật tạo rừng chủ yếu là loài Nứa lá nhỏ và một số loài cây gỗ mọc rải rác Dưới tán Nứa, thảm tươi ít phát triển thường là một số loài trong

Trang 35

họ Gừng (Zingiberaceae), họ Cỏ (Poaceae), mọc rải rác Dây leo phổ biến là

Sắn dây, Kim cang, Dất, Bìm bìm Loại rừng này có giá trị kinh tế kém, tuy nhiên trong điều kiện đất rừng ít màu mỡ và có mức độ chiếu sáng cao, rừng tre nứa có vai trò lớn trong việc giữ đất, chống xói mòn và tạo ra những điều kiện môi trường sống cho một số nhóm động vật hoang dã

- Rừng trồng

Trong Vườn có một số diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên người dân tự đầu tư trồng rừng Tuy nhiên, việc trồng các loài cây nhập nội với mục tiêu kinh tế tại Vườn quốc gia là không phù hợp Loài

cây gây trồng chủ yếu là Bồ đề, Keo Diện tích rừng trồng phân bố chủ yếu ở

vùng thấp nằm ở phía Đông và phía Nam của Vườn Việc phục hồi lại rừng ở đây ngoài biện pháp khoanh nuôi bảo vệ lợi dụng tái sinh tự nhiên, có thể tiến

hành trồng rừng bằng các loài cây bản địa như: Lát hoa, Chò chỉ, Chò nâu,Giổi ăn quả, Giổi xanh, Mỡ, Chò xanh

- Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác

Phân bố rải rác khắp các khu vực ở cả 2 đai độ cao, nhưng tập trung hơn cả vẫn là ở đai rừng nhiệt đới thuộc phần đất phía Đông của Vườn Phần

lớn loại thảm này là các trảng cỏ như cỏ tranh, lau lách… Dưới các trảng cỏ

này, tình hình tái sinh của các cây gỗ trở nên khó khăn Bởi vậy, khả năng phục hồi rừng tự nhiên trên đất chưa có rừng đòi hỏi phải có một thời gian dài

- Hệ sinh thái nương rẫy, đồng ruộng và dân cư

Phân bố rải rác khắp Vườn quốc gia, nhưng tập trung thành diện tích lớn ở phía Đông của Vườn nơi có nhiều bản làng, bao gồm ruộng lúa nước, nương rẫy trồng lúa, hoa màu, chè

3.1.6.2 Thành phần và Số lượng các taxon thực vật

Kết quả điều tra đã phát hiện và giám định được 1.259 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 699 chi của 185 họ, trong 6 ngành thực vật (Xem danh mục thực vật kèm theo) Kết quả tóm tắt danh mục thực vật rừng như sau:

Trang 36

Bảng 3.3: Thành phần Thực vật rừng Vườn quốc gia Xuân Sơn Ngành thực vật Số họ TV Số chi TV Số loài TV

+ Số loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng có tên trong sách đỏ Việt Nam

là 46 loài, còn 1 loài (Chò chỉ) có tên trong danh sách đỏ thế giới nhưng không có tên trong sách đỏ Việt Nam là vì loài này ở Việt Nam chưa nguy cấp

+ Số loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng có tên trong danh sách đỏ Thế giới là 3 loài(Chò nâu, Chò chỉ, Máu chó poilane) nhưng chỉ có 2 loài trong

số này được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam (Chò nâu, Chò chỉ)

+ Trong tổng số 47 loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn có 2 loài (Trai lý, Gù hương) có tên trong danh sách nhóm IIA ban hành kèm theo Nghị định 32 của chính phủ

Trang 37

+ Thú: 32 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (năm 2007), trong đó có

2 loài ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp (CR), 8 loài ở thứ hạng nguy cấp (EN) và

12 loài ở thứ hạng đang bị đe doạ (VU) Nếu đối chiếu với Nghị định 32/2006/NĐ-CP thì có 15 loài ở phụ lục IB và 12 loài có tên trong phụ lục IIB

và 3 loài có tên trong Danh mục đỏ của Thế giới IUCN (năm 2011)

+ Chim: 10 loài, trong đó có 1 loài ở thứ hạng đang bị đe doạ (VU); trong số này nếu đối chiếu với Nghị định 32/2006/NĐ-CP thì có 2 loài ở phụ lục IB và 8 loài nằm trong phụ lục IIB

+ Bò sát và ếch nhái: 9 loài, trong đó có 2 loài ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp (CR), 4 loài nguy cấp (EN) và 2 loài ở thứ hạng bị đe doạ (VU) Nếu đối chiếu với Nghị định 32/2006/NĐ-CP thì có 1 loài ở phụ lục IB và 5 loài có tên trong phụ lục IIB

Từ số liệu trên cho thấy trong Vườn quốc gia Xuân Sơn đang hiện hữu

51 loài động vật hoang dã quý hiếm, trong đó điển hình là Gấu ngựa, Gấu chó, Sơn dương, Sóc bay lông tai, Trăn đất, Báo hoa mai, Beo lửa, đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý, là di sản của Vườn quốc gia Những nguồn gen động vật quý hiếm này có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao cần được đưa vào danh mục các loài được ưu tiên bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học

Trang 38

3.2 Đặc điểm xã hội

3.2.1 Dân số, lao động và dân tộc

Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 29 thôn thuộc địa giới hành chính của 6 xã Xuân Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng, Đồng Sơn, Kim Thượng và Xuân Đài, huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ Các xóm phân bố chủ yếu dưới chân các dãy núi đá vôi và núi đất, ở độ cao từ 200 - 400 m so với mực nước biển, tập trung ở phía Đông, một phần phía Bắc và Nam của Vườn quốc gia

- Dân số: Theo kết quả thống kê tại các xã năm 2012, Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm (29 thôn/xóm) có 12.559 người với 2.908 hộ; trong đó nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia có 2.984 người với 794 hộ

- Lao động: Tổng số lao động trong Vườn quốc gia và khu vực vùng đệm là 7.391 người, chiếm 58,8% tổng dân số Vườn quốc gia và khu vực vùng đệm; trong đó số lao động trong vùng lõi là 1.647 người, chiếm 22,3

% tổng số lao động; số lao động khu vực vùng đệm là 5.744 người, chiếm 77,7% tổng số lao động

- Dân tộc: Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 3 dân tộc đang sinh sống; Trong đó, dân tộc Mường có 2.324 hộ, chiếm 79,9%; dân tộc Dao có 546 hộ, chiếm 18,7 %; dân tộc Kinh có 38 hộ, chiếm 1,4 %

+ Dân tộc Mường

Người Mường sống thành từng xóm riêng biệt tại các xóm Lấp, Lạng

và Nước Thang, một số ít sinh sống trong xóm Dù Trong sản xuất, người Mường vẫn giữ được tính cộng đồng Họ thường hỗ trợ lẫn nhau trong các công việc như làm ruộng, nương rẫy, hái lượm Người Mường có truyền thống làm ruộng nước lâu đời, vì vậy ruộng nước của họ thường rất ổn định

và bền vững

+ Dân tộc Dao

Người Dao phân bố ở các xóm Dù, Cỏi, Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng và xóm Thân Người Dao ở đây còn giữ được nhiều phong tục tập quán và

Trang 39

truyền thống đặc trưng của người Dao ở Việt Nam và đây cũng là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá còn lưu giữ lại được ở nơi đây

3.2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội

3.2.2.1 Trồng trọt

- Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, khoai, sắn, một số sản phẩm cây trồng phục vụ cho chăn nuôi Do thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên thời gian sinh trưởng của cây trồng kéo dài hơn Bên cạnh đó, phần lớn nguồn nước tưới phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên những tháng mùa khô thường xảy ra thiếu nước nên diện tích lúa nước ít, chủ yếu canh tác 1 vụ

- Diện tích khoai, sắn canh tác ở các sườn đồi, nơi đất ít dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất và sản lượng chưa cao

- Các loại cây trồng khác: ngô, đậu, lạc được trồng ở những khu đất cao, bằng phẳng không đủ điều kiện để làm ruộng nước

3.2.2.2 Chăn nuôi

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi luôn được chú trọng trong mỗi gia đình Nhìn chung hình thức chăn nuôi còn nhỏ lẻ theo hộ gia đình, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, chưa hướng tới sản xuất hàng hoá tập trung Tuy nhiên, có một số hộ gia đình chăn nuôi theo mô hình gia trại, trang trại Một số nơi, người dân còn duy trì phong tục chăn thả tự do vào rừng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng non mới trồng

3.2.2.3 Các hoạt động dịch vụ thương mại

- Du lịch sinh thái là thế mạnh của Vườn quốc gia Xuân Sơn, mang lại thu nhập đáng kể cho nhân dân trong vùng Các loại hình du lịch chính gồm:

Du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa; du lịch thăm quan nghỉ dưỡng

- Những hoạt động du lịch vừa mang lại thu nhập cho người dân sinh sống trong vùng, vừa nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, sinh thái, cảnh quan Tuy nhiên, các hoạt động dịch vụ du lịch mới tập trung ở

Trang 40

trung tâm xã Xuân Sơn, hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu là bán lẻ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hàng ngày và nhà nghỉ tạm cho khách đến tham quan

du lịch nên số lượng khách đến thăm Vườn chưa nhiều Số lượng khách thăm quan chưa tương xứng với tiềm năng do một số nguyên nhân sau:

+ Chưa có hệ thống tổ chức quản lý, hướng dẫn và dịch vụ phù trợ như: Nhà hàng, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí

+ Các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu vực còn nhỏ lẻ, tự phát và chưa phát triển

+ Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, lực lượng tham gia làm dịch vụ du lịch còn mỏng, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có

3.2.2.4 Đời sống và thu nhập của người dân

- Thu nhập bình quân trên đầu người trong khu vực vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia khoảng 7,9 triệu đồng/người/năm Nguồn thu nhập chính của người dân trong khu vực chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc

- Tỷ lệ hộ nghèo của 6 xã thuộc Vườn quốc gia Xuân Sơn chiếm (35,9%) thấp hơn mức trung bình của huyện Tân Sơn Tỷ lệ hộ nghèo vùng lõi cao hơn vùng đệm Đây là thách thức cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013-2020

3.2.3 Hiện trạng xã hội

3.2.3.1 Giao thông:

Hệ thống đường giao thông vào vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia luôn được quan tâm đầu tư Tính đến năm 2012, có 94 km đường nhựa và đường bê tông đến trung tâm các xã; 67,7 km đường bê tông được trải đến thôn

3.2.3.2 Y tế:

Trong khu vực Vườn quốc gia có 1 trạm y tế được xây kiên cố tại trung tâm xã Xuân Sơn (xóm Dù) với 10 giường bệnh, 1 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 y

sỹ, 2 y tá Mỗi xóm có 01 y tá xóm Dụng cụ khám chữa bệnh ở trạm y tế

Ngày đăng: 01/09/2017, 09:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w