1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá tác động của dự án trồng rừng việt đức (KFW3 PHA3) tại huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh

133 326 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 2,9 MB

Nội dung

Để làm rõ kết quả thực hiện Dự án, đánh giá mức độ tác động của Dự án KfW3 pha 3 đến kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn huyện, cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quá trình

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ NHÂM

Hà Nội – 2016

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS VŨ NHÂM

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng được sử dụng, công bố trong bất kì nghiên cứu nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong đề tài đều được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, tháng…… năm 2016

Tác giả luận văn

Trịnh Viết Khiên

Trang 5

Tác giả cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban quản lý Dự án trồng rừng KfW3 tỉnh Quảng Ninh và Ban quản lý Dự án trồng rừng KfW3 pha3 huyện Ba Chẽ, đã tạo mọi điều kiện cho tác giả tham gia khoá học và làm luận văn đúng thời hạn

Tác giả xin ghi nhận sự giúp đỡ quý báu của cán bộ, lãnh đạo UBND xã, lãnh đạo các thôn bản và các hộ trực tiếp cùng tác giả thu thập số liệu ở xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Cũng nhân đây xin trân trọng cám ơn Ban Quản lý Trung ương và Văn phòng

Tư vấn Trung ương đã hỗ trợ tài liệu và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thiện luận văn Cuối cùng, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của gia đình, của các bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn

Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán là trung thực và được trích dẫn rõ ràng

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2016

Tác giả luận văn

Trịnh Viết Khiên

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC……….…… iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2

1.1 Nước ngoài 3

1.1.1 Khái niệm về Dự án 3

1.1.2 Đánh giá Dự án 4

1.1.3 Các khía cạnh đánh giá tác động của Dự án 5

1.2 Ở Việt Nam 5

1.2.1 Khái niệm về Dự án 5

1.2.2 Đánh giá tác động Dự án 7

Chương 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - NỘI DUNG 12

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 12

2.1.1 Mục tiêu tổng quát 12

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 12

2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 12

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 12

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 12

2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 13

2.3.1 Các nội dung nghiên cứu 13

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 14

Chương 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN 23

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 23

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

Trang 7

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29

3.2 Giới thiệu Dự án trồng rừng Việt Đức 33

3.2.1 Bối cảnh ra đời của Dự án 33

3.2.2 Mô tả tóm lược Dự án KfW3 pha 3 35

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40

4.1 Đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động Dự án trên địa bàn huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh 40

4.1.1 Lập kế hoạch trồng rừng của Dự án 41

4.1.2 Hoạt động phổ cập và dịch vụ hỗ trợ 46

4.1.3 Cung cấp vật tư đầu vào cho trồng rừng 49

4.1.4 Kết quả trồng, KNXTTS rừng 51

4.1.5 Lập và quản lý tài khoản tiền gửi cho các hộ trồng rừng DA 53

4.1.6.Thành lập tổ chức cấp thôn bản 54

4.1.7 Công tác theo dõi, giám sát và kiểm tra 55

4.1.8 Những thành công 57

4.1.9 Những tồn tại và nguyên nhân 60

4.2 Đánh giá một số tác động của Dự án đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn huyện Ba Chẽ 62

4.2.1 Tác động của Dự án đến sự phát triển kinh tế 62

4.2.2 Đánh giá tác động đến xã hội của Dự án 69

4.2.3 Tác động của Dự án đến môi trường 76

4.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng rừng bền vững sau đầu tư và bài học kinh nghiệm rút ra cho các Dự án khác trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài 83

4.3.1 Bài học kinh nghiệm rút ra từ kết quả thực hiện Dự án 83

4.3.2 Đề xuất một số khuyến nghị nhằm duy trì sự bền vững Dự án 88

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 92

1 Kết luận 92

2 Tồn tại 93

3 Khuyến nghị 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KNXTTS Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TKTGCN Tài khoản tiền gửi cá nhân

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

3.1 Một số chỉ tiêu khí hậu bình quân của các tháng trong năm 25

3.2 Dự kiến kế hoạch Dự án KfW3 pha 3 tại Bắc Giang, Lạng Sơn và

4.1 Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất các xã tham gia Dự án tại huyện

4.2 Kết quả ĐTLĐ các xã tham gia Dự án tại huyện Ba Chẽ 44

4.3 Cơ cấu loài cây trồng của các nhóm dạng lập địa theo thứ tự ưu tiên

4.4 Tổng hợp kết quả đo đạc diện tích thiết lập rừng tại huyện Ba Chẽ 45

4.5 Tổng hợp các hoạt động dịch vụ phổ cập của Dự án KfW3 pha 3 tại

4.6 Tổng hợp cung cấp cây con trồng rừng Dự án huyện Ba Chẽ 50

4.7 Thống kê lượng phân bón cung cấp cho trồng rừng tại Dự án KfW3

4.8 Kết quả trồng rừng của Dự án KfW3 pha 3 tại huyện Ba Chẽ 52

4.9 Thống kê TKTGCN của các hộ gia đình tham gia Dự án KfW3 pha

4.11 Tổng hợp vốn đầu tư trực tiếp từ Dự án đến hộ gia đình 63 4.12 Phát triển rừng sản xuất từ năm 2007 đến 2014 65 4.13 Diện tích đất sản xuất bình quân của các hộ được phỏng vấn 66

4.15 Cơ cấu sử dụng thời gian làm việc bình quân trong năm 70 4.16 Tổng hợ số người và tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động do Dự án tổ chức 73

Trang 10

4.17 Tổng hợp các vụ cháy rừng và vi phạm luật BVR 75 4.18 Tổng hợp số lần các đoàn tham quan tới vùng Dự án Ba Chẽ 76

4.22 Một số chỉ tiêu về độ phì của đất trước và sau khi trồng rừng Dự án 80 4.23 Tính toán lượng mất đất của một số mô hình sử dụng đất 81 4.24 Đánh giá sự thay đổi nguồn nước trên địa bàn các thôn 82

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

4.2 Bà con nông dân tham gia QHSDĐ đang thảo luận với sa bàn thôn 42 4.3 Sơ đồ 3 xã tham gia Dự án trồng rừng Việt Đức KfW3 pha 3 huyện Ba

4.7 BQLDA TƯ Tập huấn sản xuất cây con cho các chủ vườn ươm 47

4.9 Cung cấp phân bón cho các hộ tham gia trồng rừng dự án 50

4.11 Ngân hàng NN&PTNT huyện trả tiền theo định kỳ cho nông dân 53

4.16 Cơ cấu sử dụng đất sản xuất bình quân của các hộ được phỏng vấn 67 4.17 Cơ cấu sử dụng thời gian làm việc bình quân trong năm 70 4.18 Lượng mất đất của các trạng thái rừng ở địa điểm nghiên cứu 81

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, có chiều ngang hẹp, trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất phức tạp, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại

có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc,

đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt, Qua quá trình quản lý chưa bền vững, độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động Chất lượng của rừng tự nhiên còn lại đã bị suy giảm một cách nhanh chóng từ 14,3 triệu ha năm 1943, tương ứng độ che phủ 43% xuống còn 13,258 triệu ha, tương ứng độ che phủ 39% (theo số liệu kiểm kê tài nguyên rừng của ngành (2009) (*))

Nhằm đưa độ che phủ của rừng lên 43% vào năm 2015 và 47% vào năm

2020 (**) Nhiều Dự án phục hồi rừng đã và đang được thực hiện trong vài thập kỷ qua với nguồn vốn của Chính phủ và các nhà tài trợ Quốc tế như: Dự án 327, Dự án

661, Dự án PAM (Chương trình Lương thực thế giới), Dự án ADB (Ngân hàng phát triển châu Á), Dự án WB (Ngân hàng thế giới), Dự án GEF (Quỹ môi trường toàn cầu), Dự án JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản), Dự án KfW (Ngân hàng Tái thiết Đức)…

Một trong những dự án được đánh giá có hiệu quả và được công nhận rộng rãi trong ngành lâm nghiệp Việt Nam đó là các dự án KfW Hiệu quả đầu tư của các

Dự án KfW rất cao, bên cạnh việc hỗ trợ nông dân nâng cao đời sống đối với đồng bào dân tộc ít người ở vùng sâu vùng xa, Dự án đã góp phần hạn chế sự đe dọa tới môi trường sinh thái, góp phần nâng cao dân trí, giúp cho người dân có cách nhìn mới về sản xuất lâm nghiệp bền vững Bên cạnh các Dự án khác của ngành, các Dự

án KfW lâm nghiệp đã góp phần vào thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng cũng như chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP), đã ký giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với các nhà tài trợ Đồng thời góp phần quan trọng trong việc thực

Trang 13

hiện các mục tiêu phục hồi và phát triển rừng đã nêu trong “Chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp đến năm 2020”

Nhằm nâng cao độ che phủ của rừng và góp phần cải thiện môi trường, nâng cao mức sống cho nhân dân ở miền núi, giảm sức ép mang tính tiêu cực của người dân sống gần rừng đối với rừng tự nhiên, những năm qua huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh đã nhận được sự quan tâm đầu tư của các ngành, các cấp từ nhiều chương trình dự án của quốc gia như 327, 661 và các dự án quốc tế như dự án PAM, dự án trồng Rừng Việt Đức

Một trong các Dự án triển khai tại huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh được đánh giá là có hiệu quả đó là: Dự án “Trồng rừng tại tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh” gọi tắt là KfW3 pha 3 do Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) tài trợ không hoàn lại

Dự án được triển khai tại huyện Ba Chẽ từ năm 2007-2014, có 03 xã được lựa chọn tham gia đó là: xã Thanh Sơn, Thanh Lâm và Đạp Thanh và hậu Dự án được kéo dài 2014-2016 là có nhiệm vụ quản lý bảo vệ những diện tích rừng đã trồng, theo dõi quản lý 2.065 tài khoản TGCN theo đúng quy định của nhà tài trợ KfW

Mục tiêu của Dự án: Góp phần vào chương trình trồng rừng và bảo vệ đất đai thông qua việc giúp người nông dân sử dụng đất có hiệu quả và đảm bảo bền vững

về sinh thái, đồng thời tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người dân trong vùng dự án

Để làm rõ kết quả thực hiện Dự án, đánh giá mức độ tác động của Dự án KfW3 pha 3 đến kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn huyện, cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện dự án, làm căn cứ khuyến nghị, đề xuất đối với các Dự án khác có đặc điểm tương tự, tác giả tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Đánh giá tác động của Dự án trồng rừng Việt - Đức (KfW3 pha 3) tại

huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh”

(*) và (**) Nguồn: Công bố tại Hội thảo Tham vấn Quốc gia về FLEGT/VPA, Hà Nội ngày 3

và 4/8/2011 _ Văn phòng FLEGT/VPA Việt Nam

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Nước ngoài

1.1.1 Khái niệm về Dự án

Thuật ngữ “Dự án” đã được sử dụng từ rất lâu để đặt tên cho một loạt các họat động của mình nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu nhất định trong khoảng thời gian nhất định “Dự án” có thể coi là một quá trình gồm các các hoạt động có liên quan tới nhau được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn lực và ngân sách Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Dự án, hướng mục tiêu thường bị chi phối, mức độ đạt mục tiêu khác với dự kiến đặt ra ban đầu Điều đó thể hiện sự phản hồi của các hoạt động trong Dự án và mối liên hệ giữa các mặt trong phạm vi thời gian và không gian thực hiện Dự án Trong lý thuyết cũng như trong thực tiễn quản lý kinh tế hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về dự án Mỗi quan điểm về Dự án xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu

Theo từ điển tiếng Anh Oxford: “Dự án (DA) là một chuỗi các sự việc tiếp nối được thực hiện trong khoảng thời gian giới hạn và ngân sách xác định nhằm xác định mục tiêu là đạt được kết quả duy nhất nhưng được xác định rõ”

Theo Ngân hàng thế giới-WB: Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một khoảng thời gian nhất định

Từ điển xã hội học của David Jary và Julia Jury [35], đưa ra định nghĩa về

Dự án như sau: Những kế hoạch của địa phương được thiết lập với mục đích hỗ trợ các hành động cộng đồng và phát triển cộng đồng Theo định nghĩa này có thể hiểu

Dự án là một kế hoạch can thiệp có mục tiêu, nội dung, thời gian, nhân lực và tài chính cụ thể Dự án là sự hợp tác của các lực lượng xã hội bên ngoài và bên trong cộng đồng Với cách hiểu như trên thì thước đo sự thành công của Dự án không chỉ

là việc hoàn thành các hoạt động có tính kỹ thuật (đầu tư cái gì, cho ai, bao nhiêu, như thế nào) mà nó có góp phần gì vào quá trình chuyển biến xã hội tại cộng đồng

Trang 15

Nhưng nhìn chung, dưới góc độ tổng quát thì có những điểm chung khái niệm về DA là một sự đầu tư về tài chính thông qua các họat động để đạt một ý đồ đặt ra DA bao gồm các yếu tố: Nhiệm vụ như thế nào? Mục tiêu là cái gì, nhóm đối tượng gì? Thời gian thực hiện khi nào? Chi phí bao nhiêu và người thực hiện là ai? Nhóm hưởng lợi là ai… Nhưng cũng tùy thuộc loại mục tiêu mà góc độ định nghĩa

về DA có nhiều điểm khác nhau

1.1.2 Đánh giá Dự án

Đánh giá DA là một nhiệm vụ nằm trong các chuỗi hoạt động của DA Tùy thuộc mục tiêu đánh giá mà có quy mô thực hiện đánh giá khác nhau Đánh giá giai đoạn hoặc là đánh giá định kỳ là nhằm rà soát, so sánh nhiệm vụ, mục tiêu theo một

kế hoạch nào đó đồng thời dự đoán hiệu quả trong tương lai

Theo lý thuyết về đánh giá DA thì tại các công trình nghiên cứu của một số tác giả như: L.Therse Barker [38], Who, Jim Woodhill Gittinger, Dixon và Hufschmidt [33], đã thể hiện đánh giá liên quan đến việc đo lường, so sánh và đưa

ra những nhận định về kết quả của hệ thống các họat động DA, so sánh kết quả với mục tiêu đề ra ban đầu Đối với một DA, đánh giá còn là xem xét một cách logic có

hệ thống nhằm xác định tính hiệu quả, mức độ thành công của DA, tác động đến các mặt của đời sống xã hội và tự nhiên Hoạt động đánh giá là một công tác được triển khai khi đã có một số các hoạt động chính của DA diễn ra theo định kỳ hay gọi cách khác là đánh giá giai đoạn, hoặc khi tổng thể các họat động của DA đã chấm dứt

Joachimtheis, Heather, M.Grady [37] đã phân loại đánh giá DA bao gồm đánh giá tiến trình và đánh giá mục tiêu Đánh giá mục tiêu là xem xét, so sánh tính hiệu quả của DA có đạt được mục tiêu hay không Đánh giá tiến trình là công việc ngoài sự xem xét các nội dung của DA để đạt được mục tiêu thì còn xem xét tiến độ thực hiện DA theo từng công đoạn của thời gian

Để đánh giá DA, người ta sử dụng nhiều phương pháp thực hiện như điều tra khảo sát (servey), phỏng vấn (interview), thảo luận nhóm (focus group), phương pháp phỏng vấn, phương pháp động não…tất cả các nội dung của hoạt động đánh

Trang 16

giá có ý nghĩa quan trọng nhằm điều chỉnh, sửa đổi để phù hợp khách quan với tình hình thực tế trong quá trình thực hiện DA

1.1.3 Các khía cạnh đánh giá tác động của Dự án

Đánh giá tác động của DA là những việc làm để xem xét một cách toàn diện

về các tác động của nó làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực của đời sống xã hội và tự nhiên mà cụ thể là kinh tế, xã hội và môi trường đã định trước ở mục tiêu của DA

Về phương pháp đánh giá tác động DA tùy thuộc loại Dự án mà có phương pháp phù hợp Theo FAO [37] thì đánh giá tác động của DA về mặt kinh tế thường tập trung phân tích lợi ích và chi phí xã hội nên các lợi ích và các chi phí xã hội phải tính suốt cả thời gian mà sản phẩm DA chưa có đoạn kết như DA trồng rừng phải sau một thời gian nhất định mới có sản phẩm của rừng

Nhưng nhìn chung, để đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của DA thì tổng mức đầu tư khi bắt đầu triển khai DA đến khi có sản phẩm đầu ra ở điểm kết thúc DA và mức chiết khấu nguồn đầu tư

Đánh giá tác động liên quan về xã hội, H.M Gregersen và Brooks [32] nêu rằng: Bất cứ khi nào có một sự thay đổi phát sinh qua một DA như tạo việc làm mới, tăng diện tích canh tác, năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm tăng lên… thì quá trình đánh giá không những phải xác định phần lợi ích gia tăng mà còn xác định các yếu tố lợi ích liên quan xã hội, nếu chỉ căn cứ vào tiền mặt luân chuyển trong quá trình thực hiện DA thì đây là một phân tích đánh giá tài chính đơn thuần chứ không phải một đánh giá kinh tế mang tính xã hội

Về môi trường UNEP [39], đã xây dựng bản hướng đánh giá tác động môi trường của các DA phát triển Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm dự báo các tác động môi trường của một DA, thể hiện sự ảnh hưởng của kết quả về các hoạt động của DA đối với môi trường

1.2 Ở Việt Nam

1.2.1 Khái niệm về Dự án

Cũng như trên thế giới, ở Việt Nam thuật ngữ Dự án được dùng rộng rãi, tuy nhiên chỉ mới phổ biến trong vài thập kỷ gần đây

Trang 17

Theo Viện quản trị Dự án: Dự án (DA) là một nỗ lực nhất thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ độc nhất vô nhị

Theo đại bách khoa toàn thư: Dự án (Project) là điều người ta có ý định làm hay đặt kế hoạch cho một ý đồ, một quá trình hành động…

- Dự án là một nỗ lực tổng hợp bao gồm các nhiệm vụ có liên quan với nhau được thực hiện trong giới hạn về thời gian, ngân sách và với một mục tiêu được định nghĩa một cách rõ ràng Dự án là một tập hợp có tổ chức các hoạt động và các quy trình đã được tạo ra để thực hiện các mục tiêu riêng biệt trong các giới hạn về nguồn lực, ngân sách và các kỳ hạn đã được xác định trước

Trong một số tài liệu và các tác phẩm của các tác giả Nguyễn Thị Oanh [17],

Tô Huy Hợp, Lương Hồng Quang [7], tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động môi trường (Nhà xuất bản Xây Dựng - 2008), đều đưa ra các định nghĩa về DA Nhìn chung, các khái niệm đều mang những nét chung là thể hiện thống nhất về sự can thiệp của con người trong tổ chức, kế hoạch DA để có được những mục tiêu mong muốn

Theo Quy chế quản lý đầu tư, xây dựng và đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) thì “DA là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định” Cũng theo MPI thì “DA đầu tư là một hệ thống các thuyết minh được trình bày một cách chi tiết, có luận cứ các giải pháp sử dụng nguồn lực để đạt tới mục tiêu cao nhất của chủ trương đầu tư”

Mặc dù có sự khác nhau về cách định nghĩa Dự án, nhưng các tác giả đều thống nhất cho rằng: DA là một tập hợp các hoạt động có kế hoạch định trước với một nguồn tài lực dự kiến trước nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu định trước trong phạm vi không gian và thời gian nhất định Mục tiêu của Dự án đều là tạo sự thay đổi trong nhận thức và hành động, thay đổi điều kiện sống của cộng đồng trên cả ba mặt kinh tế - xã hội và môi trường

Trang 18

1.2.2 Đánh giá tác động Dự án

Hàng loạt các công trình về đánh giá hiệu quả và tác động của các dự án, đặc biệt là các Dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp của Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu thực hiện trong những năm qua, nhất là trong thời gian gần đây khi mà xu thế quản lý rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu đòi hỏi tất cả các nước phải giám sát chặt chẽ các tác động từ các hoạt động Dự án mang lại

Nhóm chuyên gia của chương trình phát triển Nông thôn miền núi Việt Nam

- Thụy Điển (MRDP1) và viện điều tra quy hoạch rừng đã nghiên cứu sự thay đổi của thảm thực vật và độ che phủ rừng trong giai đoạn 10 năm (1989- 1998), trên địa bàn 5 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang và Hà Giang” [31], Nghiên cứu đã đánh giá sự thay đổi chung của 5 tỉnh và đánh giá chi tiết sự thay đổi của 20

xã trong đó có 10 xã được sự hỗ trợ của chương trình Hợp tác xã Lâm nghiệp (FCP2) và 10 xã ngoài 2 chương trình đó

Trong báo cáo đánh giá tác động “Dự án lâm nghiệp xã hội sông Đà trong chương trình hợp tác kỹ thuật Việt Đức đối với hệ thống canh tác trên địa bàn các huyện Yên châu Tỉnh Sơn La và huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu” [31], do Annette Luibrand (2000), thông qua phương pháp điều tra hộ gia đình đã tiến hành đánh giá tác động của Dự án đến phương pháp canh tác của các hộ nông dân trên các loại hình sử dụng đất mà gia đình hiện có

Nghiên cứu tác động “Công tác giao đất đến một số yếu tố kinh tế, xã hội ở cấp gia đình ” thuộc Dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà - chương trình hợp tác kỹ thuật Việt- Đức đối với hệ thống canh tác trên địa bàn các huyện Yên Châu tỉnh Sơn

La và huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu” [29] Scott Fritzen đã đi sâu vào việc phân tích một số mô hình sử dụng đất cấp thôn và hộ gia đình, phân tích hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và lâm nghiệp của các hộ gia đình, đánh giá chiến lược phát triển kinh tế hộ, sản xuất cấp thôn và tác động của công tác giao đất do Dự án thực hiện

Trang 19

đến đời sống kinh tế xã hội của các hộ gia đình về các mặt chủ yếu như cơ cấu thu nhập, chi phí, khả năng tiếp cận thị trường

Trong báo cáo tổng kết đề án “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kinh tế

xã hội nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở vùng lòng hồ huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La” [4], Đỗ Đức Bảo và cộng sự đã sử dụng phương pháp ma trận môi trường

để đánh giá tác động của các loại hình canh tác và phương án canh tác lâm nghiệp ở vùng lòng hồ Huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La Các loại hình canh tác được đánh giá bao gồm: vườn tạp, cây ăn quả, Nông lâm kết hợp, rừng tự nhiên Trong phương pháp ma trận môi trường, việc phân tích số liệu được thể hiện thông qua các hàng

và các cột (hàng - các chỉ tiêu đánh giá cột - trị số của chỉ tiêu đánh giá) Bằng phương pháp này có thể đưa ra hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau thuộc các lĩnh vực chịu tác động như: Kinh tế, xã hội và môi trường Những tác động cụ thể của từng hoạt động của từng phương án được đánh giá qua tổng điểm, mức tổng điểm càng cao thì DA càng có hiệu quả Tuy nhiên, chính tác giả cũng thừa nhận rằng phương pháp ma trận môi trường là phương pháp “bán định hướng” và chỉ mang tính tương đối bởi vì việc cho điểm phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan Yếu tố này chủ yếu dựa vào trình độ và kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu Mặc dù vậy đây là phương pháp đơn giản dễ vận dụng nên cho đến nay nó vẫn được sử dụng phổ biến trong nhiều nghiên cứu đánh giá tác động môi trường

Khi nghiên cứu “Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện mô hình trang trại lâm nghiệp hộ gia đình tại Lục Ngạn - Bắc Giang” [3], Trần Ngọc Bình đã phân tích đánh giá hiệu quả của các mô hình trang trại đến việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái trong khu vực Nhưng để đánh giá, tác giả chỉ sử dụng một chỉ tiêu phân loại kinh tế hộ gia đình nên tính mức độ thuyết phục của đề tài còn chưa cao

Tháng 5/1997 Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ đã đưa ra “Báo cáo nghiên cứu ban đầu về tác động kinh tế xã hội trực tiếp của

Dự án khu Công nghiệp cao Hà Nội3 tại 5 xã thuộc tỉnh Hà Tây” [2], Báo cáo nghiên cứu đề cập chủ yếu đến việc khảo sát hiện trạng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội

3

:Còn gọi là khu công nghệ cao Hoà lạc

Trang 20

của địa phương đến năm 2010, đồng thời dự kiến một số tác động chính khi Dự án triển khai trên địa bàn Báo cáo nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị trong quá trình thực hiện để phát huy tối đa các tác động tích cực, hạn chế tối thiểu các tác động tiêu cực của Dự án đến đời sống kinh tế xã hội trong vùng

Trong nghiên cứu “Đánh giá tác động Dự án hồ chứa nước Nàng Hươm - Xã Mường Nhà huyện Điện Biên tỉnh Lai Châu”, Vũ Thị Lộc [10], đã tiến hành phân tích những ảnh hưởng của Dự án đến khả năng mở rộng diện tích, thay đổi hệ số sử dụng đất nông nghiệp và vấn đề ổn định dân cư vùng Dự án

Năm 1990, Per - H Stahl, chuyên gia về lâm sinh học cùng với nhà kinh tế học Heime Krekula, đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế cho hoạt động kinh doanh rừng bạch đàn trồng làm nguyên liệu giấy tại khu Công nghiệp giấy Bãi Bằng

- Phú Thọ [31] Trong công trình này, các tác giả nói trên chủ yếu đề cập đến các chỉ tiêu NPV, IRR còn các chỉ tiêu về môi trường - sinh thái và xã hội thì mới được

đề cập một cách sơ bộ, chưa đi sâu phân tích kỹ nên cuối cùng trong kết quả các tác giả chỉ mới đưa ra những dự đoán chung chung

“Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn” (Năm 1994), Lê Thạc Cán [5], đã có công trình tạo cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu về môi trường thực hiện những nghiên cứu tiếp theo

“Bảo vệ đất và đa dạng sinh học trong các Dự án trồng rừng bảo vệ môi trường” (1994) Hoàng Xuân Tý [24], đã tiến hành những nghiên cứu về kinh tế, môi trường Tuy nhiên trong các phân tích và đánh giá, tác giả thường thiên về một mặt hoặc là kinh tế hoặc là môi trường hay xã hội mà không đánh giá một cách toàn diện các mặt trên

Năm 2000, Hubertus Kraienhorst, TS Ulrich Apel và các cộng sự đã nghiên cứu đánh giá Dự án KfW1 [8], Thông qua kết quả khảo sát tại hiện trường, nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá kết quả thực hiện các Dự án, phân tích ưu nhược điểm của các hoạt động, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Dự án Báo cáo đánh giá cũng đã nêu bật những thành công của Dự án tại

2 tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn, trong đó nhấn mạnh; i) Đã góp phần đưa độ che phủ

Trang 21

bình quân của các xã vùng Dự án từ 15% đến 36%; ii) Tạo công ăn việc làm và phát triển kinh tế hộ cho một bộ phận dân cư miền núi; iii) Mô hình hỗ trợ công lao động thông qua tài khoản tiền gửi (TKTG) tỏ ra rất hữu hiệu trong việc quản lý nguồn vốn của Dự án đúng mục tiêu và là đòn bẩy kinh tế quan trọng trong việc thúc đẩy các hộ nông dân tham gia trồng rừng; iv) Nhận thức của nông dân cũng được thay đổi khi được tiếp cận với những kiến thức về một nền lâm nghiệp bền vững; v) Về môi trường còn quá sớm để đưa ra nhận định một cách chính xác và có định lượng, tuy nhiên đã nhận thấy những dấu hiệu tích cực trong cải thiện môi trường tại khu vực: nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất dồi dào hơn, chim và thú nhỏ đã xuất hiện trở lại trong các khu rừng trồng, cây tái sinh đã bắt đầu xuất hiện trên các lập địa xấu mà trước khi trồng rừng không có… Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh tính rủi ro cao khi mà 84% diện tích rừng trồng (lập địa D) của Dự án là cây Thông Mã

vĩ, sẽ vấp phải những vấn đề: cháy, sâu bệnh, đơn điệu về sản phẩm, cần phải có những biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp

Vào năm 2004 và 2007, TS Ulrich Apel và các cộng sự đã thực hiện cuộc đánh giá cuối kỳ đối với 2 Dự án “Trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn - KfW3” [19] và “Trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh - KfW3 pha 2” [18] Trong các báo cáo đã nêu rõ: Ngoài những thành quả nổi bật đã đạt được giống như Dự án KfW1 trước đây về: Độ che phủ, bảo vệ nguồn nước va chống xói mòn, góp phần phát triển kinh tế xã hội Báo cáo cũng nhận định: Ở cả 2

Dự án tính chất phát triển bền vững của các Dự án KfW được củng cố hơn Những tác động tích cực tới môi trường, tới sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội đã thể hiện ngày rõ nét bởi các tác động của Dự án đã mang lại Những tiềm năng rủi ro đã nêu trong các báo cáo đánh giá về Dự án KfW1 và KfW2 (Trồng rừng tại các tỉnh

Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị” đã được 2 Dự án KfW3 và KfW3 pha 2 cải thiện hoặc hạn chế như: Tăng cường diện tích trồng cây bản địa trong cơ cấu cây trồng, cải thiện việc kiểm soát trong lập và quản lý TKCN, cải thiện và phân cấp trách nhiệm trong hệ thống giám sát nội bộ các hoạt động của dự án, cải thiện các khâu trong đo đạc giao đất và thiết kế trồng rừng

Trang 22

Bên cạnh công tác giám sát, có thể nói đánh giá tác động DA, đặc biệt là các

DA đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp là một hoạt động không thể thiếu được và đòi hỏi phải được tuân thủ nghiêm ngặt Chỉ có như vậy mới có thể nhìn thấy rõ hiệu quả cũng như khiếm khuyết trong quá trình đầu tư Đánh gía tác động cần phải được thực hiện một cách toàn diện trên cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường Chỉ có như vậy mới có đủ cơ sở đề xuất những giải pháp cho quá trình phát triển bền vững của đất nước nói chung và của ngành lâm nghiệp nói riêng theo tinh thần của Hội nghị quốc

tế về môi trường năm 1992, tại Rio de Janeiro (Braxin) đã đi đến tiếng nói chung là:

“Phải kết hợp hài hoà giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới một sự phát triển bền vững trong phạm vi từng nước và trên toàn thế giới”

Mặc dù khác với những nước đang phát triển, Việt Nam trong những năm gần đây mới chú trọng đến công tác nghiên cứu đánh giá tác động của các DA Tuy nhiên cũng đã đạt được những kết quả nhất định góp phần tạo tiền đề để hoạt động này phát triển hơn, hệ thống hơn là thước đo đánh giá hiệu quả của công tác đầu tư

Trang 23

Chương 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1 Mục tiêu tổng quát

Rút ra những bài học kinh nghiệm, làm căn cứ khuyến nghị, đề xuất cho việc triển khai thực hiện các dự án trồng rừng khác có vốn đầu tư nước ngoài khác trong thời gian tới

- Đề xuất một số giải pháp để duy trì, phát triển các kết quả của Dự án và rút

ra bài học kinh nghiệm cho việc triển khai thực hiện các Dự án khác trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài

2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Dự án “Trồng rừng tại tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh - KfW3 pha 3” (do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức viện trợ không hoàn lại) với mục tiêu trồng, KNXTTS rừng, các bên có liên quan và các đối tượng hưởng lợi trực tiếp (hộ gia đình tham gia dự án) trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu

2.2.2.1 Phạm vi về nội dung

Việc đánh giá hiệu quả và một số tác động của Dự án đến phát triển kinh tế,

xã hội và bảo vệ môi trường chỉ áp dụng một số chỉ tiêu phù hợp với đối tượng và thời gian nghiên cứu của đề tài

2.2.2.2 Phạm vi về không gian

Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động của Dự án trồng rừng KfW3 pha 3 tại

xã Thanh Sơn huyện Ba Chẽ

Trang 24

2.2.2.3 Phạm vi về thời gian

Giai đoạn thực hiện Dự án từ năm 2007 đến năm 2014

2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Các nội dung nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:

1 Kết quả thực hiện các hoạt động của Dự án KfW3 pha 3 trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 đến 2014 về các chỉ tiêu: Quy hoạch sử dụng đất, điều tra lập địa, đo đạc diện tích và giao đất, sản xuất cây con, cung cấp vật tư cho trồng rừng, trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, mở và quản lý tài khoản tiền gửi cá nhân, chất lượng rừng trồng và rừng khoanh nuôi, công tác đào tạo tập huấn nâng cao năng lực

2 Một số tác động bước đầu của Dự án đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tại vùng Dự án huyện Ba Chẽ

a) Về kinh tế:

- Tác động của mô hình Tài khoản tiền gửi

- Phát triển rừng sản xuất và sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất của các

hộ gia đình tham gia dự án

- Dự báo trong tương lai tăng thu nhập của người dân từ rừng

b) Về xã hội:

- Nghiên cứu nhận thức của người dân thông qua mức độ tham gia của người dân đối với quá trình thực hiện dự án

- Tạo việc làm, hạn chế tệ nạn xã hội

- Nhận thức của cộng đồng về lâm nghiệp bền vững

- Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của DA đến một số vấn đề khác của xã hội:

Sự ảnh hưởng của DA đến vai trò của người phụ nữ trong việc bình đẳng giới, nhận thức của cộng đồng về phát triển rừng bền vững

c) Về môi trường:

- Nghiên cứu tác động của DA đến độ che phủ của rừng

Trang 25

- Nghiên cứu tác động của DA đến khả năng chống xói mòn, bảo vệ đất

- Nghiên cứu tác động của DA đến môi trường đất và nước ở khu vực nghiên cứu

3 Đề xuất một số giải pháp để duy trì, phát triển, có rút ra bài học kinh nghiệm cho việc triển khai thực hiện các Dự án khác tương tự tiếp theo

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1 Quan điểm và phương pháp luận

Khi nói đến một Dự án đầu tư đó là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt được nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, đó là tạo mới hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định để đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định Dự án khi đi vào hoạt động đều có những tác động đến kinh tế, xã hội, môi trường Những tác động đó cũng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể là tích cực hay tiêu cực Tuy nhiên những tác động đó luôn thay đổi theo thời gian và không gian cụ thể Cũng như các hoạt động của Dự án, chúng ta có thể nghiên cứu và điều chỉnh sao cho đạt hiệu quả cao nhất cả về kinh tế, xã hội và môi trường, hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực Tuy vậy, do thời gian, điều kiện thực thi nghiên cứu có hạn và để tập trung cho việc rút ra những bài học kinh nghiệm, làm căn cứ khuyến nghị, đề xuất cho việc triển khai thực hiện các dự án trồng rừng khác có vốn đầu tư nước ngoài khác trong thời gian tới, luận văn chủ yếu nghiên cứu những tác động có lợi đến kinh tế, xã hội và môi trường

Dự án trồng rừng Việt Đức (KfW3 pha3) được triển khai tại 3 tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh Mục tiêu của Dự án là góp phần vào chương trình trồng rừng và bảo vệ đất đai ở các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh thông qua việc giúp người nông dân sử dụng đất có hiệu quả và bảo đảm bền vững về sinh thái, đồng thời tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người dân trong vùng dự án

Để đảm bảo tính khách quan và độ chính xác, khi đánh giá tác động của một

Dự án nào đó phải đứng trên tổng thể các mối quan hệ của nó và quá trình đánh giá phải được thực hiện trong suốt thời gian hoạt động của Dự án thì sẽ mang lại hiệu

Trang 26

quả cao Với giới hạn nhất định, đề tài chỉ nghiên cứu một số yếu tố cơ bản có liên quan mật thiết đến các hoạt động của Dự án và công tác phục hồi, phát triển tài nguyên rừng Trong quá trình đánh giá các yếu tố, có thể đánh giá bằng định lượng (được tính bằng đơn vị đo lường) và định tính (bằng những chỉ tiêu khó lượng hoá hoặc không thể lượng hoá được) Do phạm vi và mức độ tác động của Dự án rộng

vì vậy khi đánh giá các tác động của nó đến kinh tế, xã hội và môi trường cần phải

áp dụng tổng hợp các mặt biểu hiện cả về định tính và định lượng thông qua các phương pháp tiếp cận các phương pháp phân tích vấn đề có sự tham gia của người dân trong khu vực nghiên cứu Toàn bộ quá trình nghiên cứu, đánh giá đề tài được tóm tắt qua sơ đồ sau:

Hình 2.1: Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu

Xây dựng đề cương nghiên cứu

Thu thập thông tin hiện trường

Điều kiện tự

nhiên, kinh tế,

xã hội

Bối cảnh ra đời và mục tiêu Dự án KfW3 pha 3

Đề xuất giải pháp duy trì, phát triển kết quả dự án và rút ra bài học kinh nghiệm cho các dự án khác

Trang 27

2.3.2.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

2.3.2.2.1 Lựa chọn điểm nghiên cứu

Do giới hạn về mặt thời gian nên Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại một số thôn điển hình thuộc xã Thanh Sơn Trong đó chọn một thôn điểm hình, có các hộ gia đình đã tham gia tích cực, đầy đủ các giai đoạn thực hiện Dự án để điều tra và phỏng vấn

2.3.2.2.2 Phương pháp kế thừa tài liệu

Để rút ngắn khối lượng và thời gian nghiên cứu, một số tài liệu đề tài kế thừa

có chọn lọc bao gồm :

- Những thông tin về Dự án được thu thập qua tài liệu, văn bản của Nhà nước như: các văn kiện DA, văn bản pháp luật, các nghị định, Quyết định của chính phủ, thông tư hướng dẫn của các bộ và cơ quan ngang bộ, hiệp định ký kết về Dự án, Quyết định thực hiện Dự án của chính quyền các cấp, các báo cáo đánh giá của Ban quản lý Dự án các cấp

- Các tài liệu về điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tình hình sử dụng tài nguyên rừng

- Hồ sơ tài liệu qua các bước thực hiện Dự án từ các năm 2007 đến năm 2014 gồm: Tài liệu về công tác quy hoạch sử dụng đất vi mô, công tác điều tra lập địa, đo đạc diện tích, tổ chức các lớp tập huấn, các đợt tham quan, đầu tư xây dựng vườn ươm quy mô nhỏ, công tác trồng rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng trồng, sổ tài khoản tiền gửi hộ gia đình, bản đồ thiết kế trồng và KNXTTS rừng, bản đồ và thuyết minh kiểm kê đánh giá chất lượng rừng, bản đồ và thuyết minh công tác điều tra ô định vị huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

- Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật thực hiện Dự án, Quyết định phê duyệt trồng rừng của Dự án

- Tài liệu tổng kết kết quả thực hiện của Dự án

- Các qui trình, qui phạm (trồng và KNXTTS rừng, sản xuất cây con, khai thác nhựa thông ), các kết quả nghiên cứu tham khảo khác đã có, các bảng biểu

có liên quan

Trang 28

2.3.2.2.3 Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia cử người dân (PRA)

- Họp thôn, thảo luận nhóm cộng tác viên (CTV), khoảng 8 -10 người/nhóm

ở các thôn điển hình tham gia dự án, đại diện về thành phần giới tính, tuổi Nội dung thảo luận bao gồm:

+ Đánh giá kết quả thực hiện Dự án tại địa phương

+ Phân tích mặt mạnh, những hạn chế, khó khăn và những nguyên nhân của

nó, đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm phát triển những hiệu quả tích cực và hạn chế những tác đông tiêu cực từ các hoạt động của Dự án, đưa ra các giải pháp để duy trì và phát triển kết quả Dự án và các Dự án tương tự khác

- Điều tra thông qua phỏng vấn hộ gia đình (HGĐ) được đề tài tiến hành như sau:

a) Điều tra về kinh tế

+ Chọn một thôn điển hình tham gia Dự án, sau đó tiến hành phỏng vấn 30

hộ gia đình điển hình đã tham gia Dự án

+ Các thông tin phỏng vấn được ghi chép trong phiếu điều tra HGĐ

b) Điều tra về xã hội

+ Tiến hành đồng thời với điều tra kinh tế, sử dụng công cụ là bộ câu hỏi ghi

trong phiếu điều tra phỏng vấn tại 30 hộ gia đình nói trên

+ Trong quá trình phỏng vấn, chú ý đến đối tượng phỏng vấn đại diện cho thành phần dân tộc, tuổi, giới tính

+ Các thông tin phỏng vấn được ghi chép trong phiếu điều tra HGĐ

c) Điều tra về môi trường

Thực hiện tương tự như điều tra về mặt xã hội Trong đó, các số liệu, thông tin thu thập theo phương pháp PRA đều được kiểm tra tính thực tiễn thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo

Ngoài ra, khi điều tra có những vấn đề phát sinh, những thông tin mới ngoài

bộ câu hỏi cũng được ghi chép lại làm tài liệu tham khảo

2.3.2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu trên các ô mẫu

a) Điều tra thực vật

- Để đảm bảo tính chính xác của số liệu so sánh, phân tích, đánh giá, tiến hành điều tra đồng thời trên các lô rừng làm đối chứng, lô đối chứng với nhau tương đối đồng nhất về điều kiện lập địa và cùng tuổi, cấp tuổi

Trang 29

+ Rừng trồng: Chọn hai lô rừng thông mã vĩ, 1 lô tham gia Dự án và 1 lô

không tham gia Dự án cùng tuổi Trên mỗi lô bố trí 3 OTC lần lượt ở vị trí chân, sườn, đỉnh

+ Rừng KNTS: Chọn hai lô rừng KNTS trạng thái IIA1, 1 lô tham gia Dự án và

1 lô không tham gia Dự án Trên mỗi lô bố trí 3 OTC lần lượt ở vị trí chân, sườn, đỉnh

+ Đất trống: Chọn 1 lô rừng ở trạng thái IB bố trí 03 OTC lần lượt ở vị trí

chân, sườn, đỉnh

b) Xác định các đại lượng trong ÔTC

- Đối với rừng cây gỗ:

Lập ô tiêu chuẩn (ÔTC) với diện tích 500m2 (20x25m) điều tra tên lô, diện tích, loài cây, năm trồng, cấp tuổi Cụ thể:

+ Điều tra tầng cây cao:

Bảng 2.1: Bảng điều tra tầng cây cao

Số hiệu ÔTC……… Ngày điều tra………… ………

Ddc(m)

Sinh trưởng

* Cách đo và dụng cụ đo:

- Dùng phấn đánh số thứ tự toàn bộ cây gỗ trong ÔTC có D1.3 6 cm

- Đường kính ngang ngực được đo bằng thước kẹp kính Đo theo hai chiều vuông góc với nhau và lấy trị số bình quân

- Đường kính tán được đo bằng thước dây

- Hvn, Hdc được đo bằng thước Blume – leiss

- Xác định các yếu tố địa hình (độ dốc, chiều dài sườn dốc, hướng phơi) bằng địa bàn cầm tay, thước đo cao và thước dây

* Giám định phẩm chất cây:

Trang 30

- Cây tốt là cây có giá trị kinh tế chiếm 40% trở lên so với chiều cao cây và sinh trưởng, phát triển bình thường

- Cây xấu là cây cong keo, sâu bệnh, cụt ngọn có phần gỗ kinh tế nhỏ hơn 1m đối với cây lá kim và lớn hơn 1m đối với cây lá rộng

- Cây trung bình là cây còn lại nằm giữa hai loại cây tốt và xấu

c) Điều tra cây tái sinh

- Trong mỗi ÔTC, lập 5 ô dạng bản (ÔDB), mỗi ô có diện tích 25 m2

(5 m x 5 m) ở 4 góc và giữa ÔTC

Bảng 2.2: Bảng điều tra cây tái sinh

Số hiệu ÔTC……… Ngày điều tra…………

1 Phương pháp đánh giá tác động kinh tế

a) Phân tích hưởng lợi từ tài khoản tiền gửi cá nhân và các sản phẩm của dự án mang lại

b) Phân tích phát triển rừng sản xuất và sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất

Tính toán, phân tích, tổng hợp ở từng chỉ tiêu cụ thể để so sánh tại các thời điểm trước và sau Dự án như:

- Phát triển rừng sản xuất

- Sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất sản xuất của các hộ gia đình tham gia dự án

c) Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình rừng dự án

Dự án KfW3 pha 3 là Dự án sử dụng kinh phí tài trợ không hoàn lại Tuy nhiên, do đặc thù chu kỳ kinh doanh (CKKD) cây lâm nghiệp thường dài nên phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế ở đây được tính theo phương pháp động với

Trang 31

giả thiết là phải chịu lãi suất tín dụng theo quy định được áp dụng cho các chương trình và Dự án khác Cách làm này tuy làm giảm về hiệu quả kinh tế của Dự án song lại phù hợp với thực tế sản xuất hiện nay khi phải vay vốn đầu tư và chịu lãi suất

tiết kiệm, các chỉ tiêu kinh tế ở đây được tính toán gồm:

- NPV: Giá trị hiện tại của thu nhập ròng: (theo công thức của DK Paul)

t

r 1

Ct - Bt NPV

Trong đó: NPV: là giá trị hiện tại thuần tuý

Bt: Tổng các khoản thu nhập của năm thứ t

Ct: Tổng các khoản chi của năm thứ t

r: Tỷ lệ lãi suất

t: thời gian (chỉ số năm t= 0 – n)

Nếu NPV > 0 kinh doanh đảm bảo có lãi, phương án được chấp nhận

Nếu NPV < 0 kinh doanh bị thua lỗ, phương án không được chấp nhận Nếu NPV =0 kinh doanh hoà vốn

- BCR: Tỷ lệ thu nhập/chi phí: (Theo công thức của J.E.Gunter), BCR là

thương số của toàn bộ thu nhập so với chi phí sau khi chiết khấu đưa về hiện tại Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lãi thực tế của các mô hình

t

n t

t

r

r

Ct Bt

0

0

) 1

) 1 (

(Trong đó: BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)

CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng)

Chỉ tiêu này chính là hệ số sinh lãi thực tế nó phản ánh về mặt chất lượng đầu tư tức là cho ta biết được mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất Nó cho phép ta so sánh và lựa chọn các phương án có qui mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào có BCR lớn thì được lựa chọn BCR > 1 kinh doanh có lãi, BCR < 1 kinh doanh bị thua lỗ

Trang 32

- IRR(%): Tỷ lệ thu hồi nội bộ: là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời tối đa của một mô hình rừng trồng, nếu mô hình nào vay vốn với lãi suất IRR thì mô hình

đó sẽ hoà vốn nghĩa là NPV = 0 thì r =IRR

Tiêu chuẩn đánh giá: IRR: IRR> r, mô hình có lãi

IRR = r, mô hình hoà vốn

IRR< r, mô hình bị thua lỗ

2 Phương pháp đánh giá tác động xã hội

Tác động xã hội được đánh giá chủ yếu vào phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân kết hợp với việc kế thừa, tổng hợp từ một số báo cáo kết quả Dự án, thông qua các chỉ tiêu sau:

- Đánh giá mức độ chấp nhận của người dân được thể hiện qua số hộ gia đình tham gia các hoạt động Dự án

- Tác động của Dự án đến việc thu hút lao động và cơ cấu sử dụng thời gian của các hộ tham gia Dự án

- Tác động của Dự án đến việc nâng cao ý thức và vai trò của người dân trong việc chăm sóc, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng

- Tác động của Dự án về việc tạo công ăn việc làm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân

- Tác động lan tỏa của Dự án về nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới,

về phát triển rừng bền vững

3 Phương pháp đánh giá các tác động của môi trường

a) Đánh giá sự thay đổi về diện tích rừng, độ che phủ rừng

Kế thừa từ tổng hợp kết quả trồng rừng của Dự án, số liệu hiện trạng rừng vào các thời điểm trước và sau khi thực hiện Dự án

b) Đánh giá về sự thay đổi độ phì đất

Được xác định thông qua một số chỉ tiêu: Dung lượng đất, lân dễ tiêu, hàm

lượng mùn tổng số, hàm lượng đạm tổng số và chỉ số PH

Các yếu tố này được xác định bằng các phương pháp phân tích lý hóa tính chất đất, cụ thể:

Trang 33

- Dung trọng đất: Dùng ống dung trọng có thể tích là 100 cm3

- Mùn tổng số: Theo phương pháp Tjurin

- Đạm tổng số: Theo phương pháp Kjendhal

- P2O5 dễ tiêu: Theo phương pháp Oniani

- PH: Theo phương pháp thử bằng giấy quỳ tím

c) Đánh giá tác động của Dự án đến khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn

Tiến hành lập 06 ÔTC tại 03 vị trí chân, sườn, đỉnh ở hai khu vực có rừng

Dự án và nơi đất trống rồi xác định lượng đất mất đi bằng phương pháp xác định lượng xói mòn đơn giản

d) Đánh giá về mức độ cải thiện nguồn nước trong khu vực

Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá nguồn nước địa phương tại hai thời điểm trước và sau DA rồi tiến hành đánh giá theo phương pháp cho điểm từng chỉ tiêu (tối đa là 10 điểm)

Trang 34

Chương 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

VÀ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Phía Đông giáp huyện Tiên Yên;

Phía Tây giáp huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang;

Phía Nam giáp huyện Hoành Bồ và Thị xã Cẩm Phả;

Phía Bắc giáp huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn

3.1.1.2 Địa hình, địa thế

Ba Chẽ có địa hình dốc, độ cao trung bình 300 - 500 m, đỉnh núi cao nhất là đỉnh Am váp cao tới 1051 m và đỉnh Băng giai cao 908 m so với mặt nước biển Độ dốc các sườn núi tập trung từ 20 - 25o và trên 25o, vì thế tiềm năng của Ba Chẽ chủ yếu là nghề rừng và là điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi đại gia súc, ít có đất Nông nghiệp canh tác;

Địa hình Ba chẽ bị chia cắt bởi các dãy núi và các sông suối tạo thành những thung lũng nhỏ hẹp vì thế đất canh tác bị hạn chế Do địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi, nên việc bố trí hệ thống tưới tiêu cho sản xuất , khả năng thâm canh, tăng

vụ, bố trí phát triển hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng không những gặp nhiều khó khăn trong quá trình thiết kế mà còn tốn kém trong chi phí Một hạn chế khó khăn nữa là hạn hán kéo dài vào mùa khô, mùa mưa thường xảy ra lũ quét làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện

Trang 35

3.1.1.3 Khí hậu, thủy văn

Ba Chẽ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió ẩm, gió mùa vùng núi nên nóng ẩm, mưa nhiều Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh [12] thì khí hậu Ba Chẽ có những đặc trưng như sau:

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 21 - 23oC, về mùa hè nhiệt độ trung bình giao động từ 26 -28oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,6oC vào tháng 6, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 1oC vào tháng 1;

- Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm là 83%, cao nhất vào tháng 3, tháng 4 đạt 88%; thấp nhất vào tháng 11, 12 đạt 76%;

- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285 mm Lượng mưa phân bố không đều trong năm, phân hoá theo mùa tạo ra hai mùa rõ rệt, mùa mưa nóng ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô hanh, lạnh ít mưa có rét kéo dài từ tháng

11 đến tháng 3 năm sau;

- Lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm 868 mm Lượng bốc hơi tăng mạnh vào mùa khô hanh, các đợt gió mùa đông bắc thổi mạnh;

- Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió đông bắc và gió đông nam:

+ Gió đông bắc: Thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió bắc và gió đông bắc;

+ Gió đông nam: Thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9 là gió nam và đông nam;

- Do địa hình vùng núi cao, nhiều thung lũng hẹp nên Ba chẽ chịu ảnh hưởng sương mù và sương muối vào những tháng mùa đông;

Đặc điểm chung của khí hậu thời tiết Ba chẽ là mùa đông rét lạnh kéo dài, gió mùa đông bắc khô hanh, mùa hè tương đối mát mẻ, mưa nhiều, ẩm độ cao Khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng;

Các chỉ tiêu khí hậu bình quân các tháng (Giai đoạn 2007-2014) tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở biểu 3.1

Trang 36

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu khí hậu bình quân của các tháng trong năm

(mm)

Lượng bốc hơi (mm)

Nhiệt độ không khí (0C)

Độ ẩm không khí (%)

Hình 3.1: Bảng đồ vũ nhiệt Gaussea-Walter huyện Ba Chẽ

Trang 37

Do địa hình chia cắt bởi các dãy núi, độ dốc lớn tạo thành các thung lũng, khe suối chằng chịt chảy tập chung ra sông lớn, sông Ba Chẽ Sông Ba chẽ, bắt nguồn từ núi Am Váp trên đất huyện Hoành Bồ, có chiều dài 80 km, lưu vực 987

km2, chảy qua nhiều xã Đoạn thượng lưu rất dốc, nhiều ghềnh thác Từ thị trấn Ba chẽ ra biển lòng sông rộng dần, cửa sông Ba chẽ gặp cửa sông Tiên Yên ở phía Bắc, cửa sông Voi lớn ở phía Nam Chỗ gặp gỡ 3 cửa sông; Ba chẽ sông chính là gốc của tên Ba chẽ;

Nhìn chung khu vực nghiên cứu có khí hậu, thủy văn rất phù hợp cho việc phát triển rừng nhiệt đới, các thung lũng dưới chân núi có thể cấy lúa nước, còn phần lớn là ruộng bậc thang và đất đồi trồng lúa nương, ngô, khoai sắn và các loài cây đặc sản Ba kích tím, Quế, Hương bài , tuy nhiên với lượng mưa lớn, phân bố không đều hay tập chung vào tháng 8;9 cho nên thường xảy ra lũ lụt, tại thị Trấn Ba chẽ mực nước sông dâng lên 5- 6 m gây ách tắc giao thông, phá hoại cây trồng vật nuôi nhất là đồng màu phù sa ven sông

3.1.1.4 Địa chất, đất đai

Theo kết quả điều tra của Viện điều tra quy hoạch rừng mà trực tiếp là phân viện điều tra quy hoạch rừng Tây bắc bộ và một số tài liệu của đoàn điều tra 3, thì địa chất trên địa bàn huyện Ba Chẽ chủ yếu là các sản phẩm trầm tích trên biển tạo lên các loại đá mẹ như Phiến thạch sét, Phấn sa thuộc nhóm đá sét và Sa thạch, cuội kết thuộc nhóm đá cát, trên núi cao có đá Trầm tích và Mắc ma a xít;

Quá trình hình thành đất chủ yếu là quá trình Feralít hình thành lên các loại đất chính sau

- Đất lúa nước vùng đồi:

+ Đất feralit biến đổi do trồng lúa: Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện; + Đất dốc tụ trồng lúa nước: Phân bố rải rác ở một số xã nhưng tập trung chủ yếu ở xã Đồn Đạc;

+ Đất phù sa ngòi suối: Phân bố hầu hết ở các xã;

- Đất feralits điển hình nhiệt đới ẩm:

+ Đất feralits đỏ vàng phát triển trên đá Phiến thạch sét;

Trang 38

+ Đất feralits phát triển trên sa thạch;

+ Đất feralits đỏ vàng phát triển trên đá Mácma axít;

- Đất feralits trên núi: Phân bố ở độ cao từ 175 - 700m, phát triển trên các loại đá trầm tích và Mácma Axít

3.1.1.5 Hiện trạng tài nguyên, thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện: 60.562,49 ha trong đó:

Đất sản xuất nông nghiệp: 1.397,62 ha chiếm 2%;

Đất lâm nghiệp: 55.677,69 ha chiếm 92 %;

Đất phi nông nghiệp: 1.284,59 ha chiếm 2%;

Đất chưa sử dụng: 2.202,59 ha chiếm 4%;

b) Tài nguyên nước

Với hệ thống sông, suối dày đặc nhiều ao hồ nhỏ vì vậy nguồn nước nơi đây khá dồi dào, đặc biệt có sông Ba chẽ chiều dài 80 km, lưu vực 987 km2, chảy qua nhiều xã đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất Nông lâm nghiệp cho nhân dân trong vùng, tuy nhiên nguồn nước sạch tích lũy còn thiếu;

Tổng số công trình đầu tư xây dựng phục vụ nước sinh hoạt hiện có là 23 công trình gồm các đập nước và bể chứa Trong đó tại thị trấn có 1 nhà máy nước, lấy nguồn nước từ sông Ba Chẽ qua xử lý cấp cho người tiêu dùng, tuy nhiện hiện nay mới chỉ cấp được cho khoảng 50% số hộ dân trên địa bàn thị trấn, số còn lại chủ yếu dùng nước giếng đào và nước sông Các xã chủ yếu sử dụng nước sinh hoạt thông qua hệ thống nước tự chảy dẫn từ đầu nguồn các khe, suối;

c) Tài nguyên rừng

Là huyện miền núi có diện tích đất Lâm nghiệp chiếm chủ yếu 92 % tổng diện tích tự nhiên, cùng với khí hậu đất, đai phù hợp tài nguyên rừng ở nơi đây khá phong phú về loài Đối với rừng tự nhiên diện tích 19.527,8 ha chiếm 32 % tổng diện tích tự nhiên, có nhiều loài cây gỗ quý hiếm như Lim xanh, Sến, Táu, Vàng tâm, Dẻ vàng mép, Giổi các loài Lâm sản ngoài gỗ như Ba kích tím, Hương bài, Nấm lim, Nhựa trám, Nhựa Sau sau, Nhựa thông, Động vật rừng có các loài Tê tê,

Trang 39

Lợn rừng, Gà lôi, Cầy hương Tuy nhiên trong những năm gần đây với nhu cầu sử dụng tăng cùng với sự quý hiếm là giá cả, lợi nhuận tăng bất chấp quy định của pháp luật nạn khai thác, săn bắn diễn ra thường xuyên ngày càng tinh vi, phức tạp khó kiểm soát làm cho số lượng cá thể loài ngày càng suy giảm Hiện nay trên toàn huyện đã trồng được 7.994,8 ha chiếm 13 % tổng diện tích tự nhiên với các loài cây chủ lực như Thông, keo, Sa mộc, Quế Đất chưa có rừng 28.155,1 ha chiếm 47 % tổng diện tích tự nhiên với quỹ đất trống lớn như vậy đây là môi trường thuận lợi cho việc triển khai các DA trên địa bàn đặc biệt là trồng rừng sản xuất Ngoài tài nguyên rừng Ba chẽ còn được thiên nhiên ưu đãi có mỏ đất Sét theo khảo sát có trữ lượng rất lớn tại Xã Nam sơn, mỏ đá Hoa cương tại Xã Đồn đạc hiện nay đang được đầu tư khai thác và đưa vào sử dụng

d) Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành và phát triển huyện Ba Chẽ gắn với lịch sử đấu tranh và giữ nước của dân tộc Việt Nam Ba Chẽ là huyện có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Dao chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 43,6%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 20,26%, dân tộc Tày chiếm 16,39%, dân tộc Sán Chỉ chiếm 18,06%, còn lại

là các dân tộc Sán Dìu, Thái, Mường, Nùng Các dân tộc với bản sắc riêng của dân tộc mình như múa Phùn Voòng của dân tộc Dao, hát Then của dân tộc Tày, lễ hội Đình Làng Dạ - xã Thanh Lâm,

Về lịch sử: năm 1946 huyện Hải Chi được thành lập thuộc tỉnh Hải Ninh, sau đổi tên thành huyện Ba Chẽ Đây còn là nơi căn cứ địa cách mạng của tỉnh Hải Ninh với khu căn cứ địa cách mạng Khe Lao thuộc 2 xã Lương Mông và Minh Cầm, hiện nay huyện Ba Chẽ đã hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận khu di tích lịch sử Khe Lao xã Lương Mông Ba Chẽ là nơi giàu lòng yêu nước, giàu truyền thống cách mạng Nơi đây quê hương cách mạng Hải Chi với những con người chân thật, giản dị, cần cù lao động, dũng cảm trong chiến đấu, truyền thống tốt đẹp do luôn được phát huy trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng đất nước theo con đường đổi mới của Đảng

Trang 40

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1.Dân sinh

Huyện Ba Chẽ có 8 đơn vị hành chính cấp cơ sở, gồm 7 xã và 1 thị trấn Toàn huyện đến thời điểm 31/12/2008 có 18.424 người với 4.024 hộ gia đình; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,62%/năm (giai đoạn 2003-2008) Dân số nông thôn là 14.285 người chiểm 78 % dân số toàn huyện với 2.883 hộ, bình quân 5 người/hộ; Dân số đô thị là 4.139 người chiếm 22 % dân số toàn huyện với 1.141 hộ, bình quân 3,6 người/hộ;

Ba Chẽ là huyện nhiều dân tộc, đất rộng, người thưa mật độ dân số thấp nhất tỉnh 30 người/ km2, dân số phân bố không đều giữa các khu vực, mật độ dân số cao nhất tập trung ở Thị trấn Ba Chẽ: 556 người/km2, mật độ dân số thấp nhất ở xã Minh Cầm: 13 người/ km2;

Thành phần dân tộc: Huyện Ba Chẽ gồm 9 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Tày, Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan, Mường, Nùng Trong đó dân tộc Dao chiếm 43,75 %, dân tộc Tày chiếm 15,8 %, dân tộc Sán chỉ chiếm 18,5 %, dân tộc kinh chiếm 20,1 % còn lại là các dân tộc khác

3.1.2.2 Kinh tế

Thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, các ngành và sự cố gắng vươn lên của nhân dân do đó kinh tế của huyện có bước chuyển biến rõ rệt Trong đó nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển quan trọng: Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư xây dựng, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện nhiều mặt Nhờ sự phát triển mà những năm gần đây đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện ngày càng được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể: Giảm từ 52,13% năm 2005 còn 34,45% năm 2007 (hộ nghèo theo tiêu chí mới) Nhiều hộ có tích luỹ và mua sắm được tiện nghi có giá trị;

Cơ cấu phát triển kinh tế được chuyển dịch đúng hướng Nghị quyết Đại hội

huyện đảng bộ lần thứ XXI đã xác định: "Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế

theo hướng Lâm - Nông - Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trên cơ sở khai thác có

Ngày đăng: 01/09/2017, 09:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w