1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án tổng hợp Lịch sử 8 Tiết 49

4 245 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 20,33 KB

Nội dung

Kiến thức: - Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX Hoàn cảnh, lãnh đạo, nội dung.. - Đặc điểm của PTGPDT thời kì chiến tranh 1914 – 1918 - Yêu cầu lịch sử và hoạt động bước đầu trên con đườn

Trang 1

Ngày soạn: 26/3/2015 Tiết 49 Ngày giảng: 28/3/2015

Lớp 8A+8B.

Bài 30 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP

TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918

A Mục tiêu bài học:

1 Kiến thức:

- Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (Hoàn cảnh, lãnh đạo, nội dung)

- Những cái mới, tiến bộ của PT yêu nước đầu TK XX so với cuối TK XIX

- Đặc điểm của PTGPDT thời kì chiến tranh (1914 – 1918)

- Yêu cầu lịch sử và hoạt động bước đầu trên con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc

2 Kỹ năng:

- Giúp HS làm quen với phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử

- Kĩ năng quan sát nhận định, đánh giá tư tưởng, hành động của các vị anh hùng dân tộc

- Tổng kết kinh nghiệm, rút ra bài học

3 Thái độ:

- Nêu gương tinh thần yêu nước của các chiến sĩ CM đầu TK XX, trong chiến tranh (1914 – 1918) và của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc

- Nâng cao nhận thức của HS về bản chất tàn bạo của chế độ thuộc địa

- Hiểu thêm giá trị của độc lập, tự do

B Chuẩn bị:

- Tài liệu thơ văn yêu nước đầu TK XX (Tư liệu)

- Chân dung các nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Đội Cấn (SGK), Nguyễn Tất Thành (Tư liệu)

- Tranh ảnh: Tàu đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin (SGK)

- BĐVN, Cuộc hành trình cứu nước của Nguyễn Ai Quốc.

C Tiến trình bài dạy

1 Ổn định lớp:

2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút Hãy trình bày về tình hình các giai cấp,

tầng lớp trong xã hội VN cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỉ XX theo mẫu dưới đây Mỗi ý đúng về nghề nghiệp được 1 đ, mỗi ý đúng về thái độ 1đ

Trang 2

Giai cấp, tầng

lớp

Nghề nghiệp Thái độ đối với độc lập dân tộc

Địa chủ phong

kiến

Kinh doanh ruộng đất

Đánh mất ý thức dân tộc, lam tay sai cho đế quốc

Nông dân Làm ruộng, đóng

mọi thứ thuế

Có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh Họ là lực lượng CM đông đảo Công nhân Bán sức lao động,

làm thuê

Kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập, xoá bỏ chế

độ phong kiến, họ là lực lượng lãnh đạo CM

Tư sản Kinh doanh công,

thương nghiệp

Chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động CM đầu thế kỉ XX Một bộ phận có ý thức dân tộc nhưng cơ bản là thoả hiệp với đế quốc

Tiểu tư sản Làm công ăn lương,

buôn bán nhỏ

Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX

3 Bài mới: Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, nhiều cuộc đấu tranh yêu

nước chống Pháp theo hướng mới lại tiếp tục nổ ra vào đầu TK XX và trong thời kì

CTTG I Nổi bật là những hoạt động yêu nước của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc sau khi

ra đi tìm đường cứu nước Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề trên

GV gọi HS đọc SGK “Trong số độc lập”

(trang 143 – 144)

GV: Tình hình Nhật Bản vào đầu thế kỉ XX như

thế nào?

HS: Nhớ lại kiến thức cũ trả lời

GV: Động cơ nào khiến PBC sang NB mà

không sang TQ?

HS: NB cũng là một nước đồng chủng, đồng

văn nhưng lại giàu mạnh vì đi theo con đường

tư bản châu Âu…có thể nhờ cậy được

GV giới thịêu chân dung cụ PBC (h.102 SGKtr

144)

GV: Ý định chuyến xuất dương năm 1905 của

cụ Phan là gì? Kết quả của chuyến đi này ra

sao?

HS: Nhờ Nhật giúp khí giới, tiền bạc để đánh

Pháp Nhật hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo

động vũ trang

GV: Diễn biến chính của PTĐD? phân tích bản

chất của PT: bạo động

HS: Khác với phong trào CV, chủ trương bạo

động của PBC được triển khai trước hết bằng

việc chuẩn bị lực lượng, tuyên truyền yêu nước,

tính đến khả năng liên kết quốc tế chống chủ

nghĩa đế quốc

I Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất.

1 Phong trào Đông Du (1905–

1909).

- Năm 1904, Hội Duy tân thành

lập do cụ Phan Bội Châu đứng đầu, khởi xướng phong trào

Đông du.

- Phong trào hoạt động thuận lợi, có lúc số du học sinh lên đến 200 người

Tháng 9-1908, TD Pháp cấu kết

với Nhật trục xuất những người

yêu nước VN, phong trào Đông

du tan rã

Trang 3

Củng cố: Dựa vào đâu Hội Duy tân chủ trương

bạo động vũ trang để giành độc lập? Em nghĩ gì

về chủ trương này?

* Nguyên nhân thất bại của PTĐD -> dẫn câu

nói của Bác Hồ: “Đưa hổ cửa trước, rước beo

cửa sau” -> GV nêu bài học rút ra từ thực tế

PT

GV: Khi phong trào Đông Du đang diễn ra sôi

nổi thì xuất hiện cụôc vận động ĐKNT => HS

đọc SGK “Tháng 3-1907, ĐKNT” (tr.144)

GV: Lãnh đạo phong trào là ai? Vì sao gọi là

Đông Kinh Nghĩa Thục?

HS: Lãnh đạo phong trào là Lương Văn Can

Giải thích theo SGK

GV giới thiệu một vài nét về Lương Văn Can

GV: Chủ trương, nhiệm vụ, tính chất và hoạt

động của ĐKNT?

HS: Dạy học các bài học về các ngành khoa

học Có nhiệm vụ bồi dưỡng lòng yêu nước,

truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới

Tính chất tiến bộ vì vận động yêu nước mang

màu sắc dân chủ, nếp sống mới, chống phong

kiến

HS thảo luận: ĐKNT có gì khác với các nhà

trường đương thời? (về tổ chức, hoạt động, nội

dung dạy và học)

Đại diện HS trả lời: ĐKNT hoạt động như một

tổ chức CM chứ không chỉ đơn thuần làm

nhiệm vụ dạy học ĐKNT có sư phân công,

phân nhiệm, mục đích rõ ràng

Củng cố: ĐKNT có ảnh hưởng gì đến PT chống

Pháp ở nước ta?

HS: Đã nâng cao lòng yêu nước và chí tiến thủ

quả quần chúng, truyền bá một nền tư tưởng,

học thuật mới, một nếp sống mới, hỗ trợ phong

trào Đông du, Duy tân ĐKNT chống nền giáo

dục cũ, cổ vũ cái mới(học chữ Quốc ngữ) đả

phá và lên án phong tục tập quán lạc hậu Tố

cáo tội ác, thức tỉnh đồng bào

GV: Một trong những nội dung tư tưởng cơ bản

của phái “ôn hòa”, tiêu biểu là Phan Châu Trinh

và tư tưởng yêu nước của ông

HS đọc SGK “Cũng trong thương nghiệp” (tr

145)

2 Đông kinh nghĩa thục (1907):

- 3-1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền… mở một trường học tại Hà Nội, lấy tên

là ĐKNT

- Tuy chỉ hoạt động trong thời gian ngắn nhưng ĐKNT đã cổ

động CM, phát triển văn hoá,

ngôn ngữ dân tộc

3 Cuộc vận động Duy tân và

Trang 4

GV: Lãnh đạo phong trào là ai? Hình thức hoạt

động?

HS: Là Phan Châu Trinh Hình thức hoạt động

giống với ĐKNT nhưng phạm vi rộng hơn như

mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt

xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền, đả phá

các phong tục, tập quán lạc hậu, đả phá mê tín

dị đoan; đả kích quan lại xấu xa, cổ động việc

mở mang công thương nghiệp

GV giới thiệu một vài nét về Phan Châu Trinh ở

hình 104 SGK

GV phân tích tính chất của PT => Diễn biến và

ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân (sử dụng

BĐVN)

HS: Năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp từ

phong trào Duy tân, một phong trào chống đi

phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở Quảng

Nam, Quảng Ngãi, rồi lan các tỉnh Trung Kì,

làm cho thực dân Pháp run sợ, thẳng tay đàn áp,

toà tuyên án xử tử nhiều nhà yêu nước, đày

PCT ra Côn Đảo

* Củng cố: So sánh chủ trương của PBC và

PCT có điểm giống và khác nhau?

Giống: Đều mong muốn giành độc lập dân tộc,

cải cách đưa đất nước phát triển

Khác: với PBC chủ trương dùng bạo động kết

hợp với cải cách XH để giành độc lập, PCT chủ

trương tiến hành vận động cải cách, cải cách

được tiến hành từ hai phái: nhà nước thực dân

và tự thân vận động

+Đối với nhà nước thực dân: PCT viết thư gửi

toàn quyền Pôn-Bo (1906)

+Đối với quần chúng: Ong hô hào mở trường

học, khai trí, bài trừ hủ tục, cổ động chấn hưng

thực nghiệp

phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)

- Lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng

- Hình thức hoạt động phong phú, ảnh hưởng rất lớn đến xã

hội VN lúc bấy giờ.

- Pháp đàn áp, phong trào bị

dập tắt.

4 Củng cố - dặn dò:

4.1 Củng cố: Đã củng cố từng phần.

4.2 Hướng dẫn tự học:

* Bài vừa học: Học theo phần củng cố.

* Bài sắp học: Tiết 49 phần II bài 30 “ Phong trào yêu nước chống Pháp từ

đầu thế kỷ XX đến năm 1918”

D Rút kinh nghiệm

Ngày đăng: 31/08/2017, 22:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w