1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thể loại thi tuyển xem ngay

39 836 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

ang điểm cho các lĩnh vực toán, đọc hiểu và khoa học được quy định đặt giá trị trung bình ở 500 điểm và độ lệch tiêu chuẩn bằng 100 điểm.[1]Các bảng hỏi cũng được phân tích, kết nối với

Trang 2

Mục lục

1.1 Nội dung đánh giá 1

1.2 Tổ chức đánh giá 1

1.3 Lấy mẫu 1

1.4 Bài kiểm tra và bảng hỏi 1

1.5 Phân tích dữ liệu, kết nối và so bằng 2

1.6 Kết quả 2

1.7 Việt Nam tham gia PISA 2

1.8 am khảo 2

2 Classe préparatoire aux grandes écoles 3 2.1 Tuyển chọn vào CPGE 3

2.2 Cơ cấu của CPGE 3

2.2.1 CPGE Khoa học-Kỹ thuật 3

2.2.2 CPGE Kinh doanh 3

2.2.3 CPGE Khoa học xã hội 3

2.3 Xem thêm 3

2.4 am khảo 4

2.5 Liên kết ngoài 4

3 Đo lường trong giáo dục 5 3.1 Tài liệu dẫn 5

3.2 Liên kết ngoài 5

4 Khảo thí theo tiêu uẩn 6 4.1 Anh quốc 6

4.2 Hoa Kỳ 6

4.3 Châu Âu 6

4.4 am khảo 6

5 Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia (Việt Nam) 7 5.1 Hoàn cảnh ra đời kỳ thi 7

5.2 Cách thức tổ chức kỳ thi 7

5.2.1 Đơn vị tổ chức thi cho thí sinh 7

i

Trang 3

6 Đề thi và hình thức thi 9

6.0.4 Đề thi 9

6.0.5 Hình thức thi, cách làm bài 9

6.1 Môn thi và cách chọn môn thi của thí sinh 9

6.2 Nhận xét về kỳ thi 9

6.3 Xem thêm 10

6.4 Chú thích 10

6.5 Liên kết ngoài 11

7 Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng tại Việt Nam 12 7.1 Điều kiện 12

7.2 Các khối thi và môn thi 12

7.2.1 Khối năng khiếu 12

7.3 Hình thức thi 13

7.4 Các khái niệm 13

7.4.1 Hồ sơ đăng ký dự thi 13

7.4.2 Điểm sàn 13

7.5 Xem thêm 13

7.6 Chú thích 13

8 Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi 14 8.1 Việc ứng đáp câu hỏi nhị phân đối với mô hình đơn chiều 14

8.2 Về mô hình Rasch và vai trò của nó 16

8.3 Điểm thực và đường cong đặc trưng đề trắc nghiệm 16

8.4 Hàm thông tin của câu hỏi và của đề trắc nghiệm 17

8.5 Về việc ước lượng năng lực thí sinh và tham số câu hỏi 18

8.6 So bằng và kết nối các đề trắc nghiệm 19

8.7 Về trắc nghiệm đa phân và trắc nghiệm đa chiều 20

8.8 Tài liệu dẫn 21

8.9 Liên kết ngoài 22

9 Nghiên cứu 23 9.1 Định nghĩa 23

9.2 Các hình thức nghiên cứu 23

9.3 Lịch sử 23

9.3.1 Nghiên cứu cơ bản 23

9.3.2 Nghiên cứu ứng dụng 25

9.3.3 Xu hướng cho tương lai 26

9.4 Phương pháp nghiên cứu 27

9.5 á trình nghiên cứu 27

Trang 4

MỤC LỤC iii

9.6 Công bố 28

9.7 Phương pháp nghiên cứu cho sinh viên 28

9.8 Xem thêm 28

9.9 Chú thích 28

10 ẩm định giáo dục 30 10.1 Các tổ chức thẩm định giáo dục tại Mỹ 30

10.2 am khảo 30

10.3 Liên kết ngoài 30

10.4 Nguồn, người đóng góp, và giấy phép cho văn bản và hình ảnh 31

10.4.1 Văn bản 31

10.4.2 Hình ảnh 31

10.4.3 Giấy phép nội dung 35

Trang 5

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế

Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (Programme

for International Student Assessment - PISA) là một

khảo sát quốc tế do tổ chức OECD (Organisation for

Economic Co-operation and Development) đề xuất, để

đánh giá khả năng của học sinh 15 tuổi của các nước và

vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD, về toán, khoa học

và đọc hiểu Chương trình được thực hiện từ năm 2000

và cứ 3 năm lặp lại một lần Mục đích của chương trình

là cung cấp các dữ liệu so sánh nhằm giúp các nước cải

thiện các chính sách và kết quả giáo dục Chương trình

hướng vào việc đo lường sự hiểu biết và khả năng giải

quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của học sinh

Vào năm 2015 có 72 nước và vùng lãnh thổ, với tổng số

khoảng 540.000 học sinh tham gia chương trình PISA

cũng khảo sát các mối quan hệ giữa việc học của học

sinh và các yếu tố khác để hiểu rõ sự khác biệt về kết

quả trong mỗi nước và giữa các nước

1.1 Nội dung đánh giá

PISA kiểm tra mức hiểu biết và vận dụng trong ba lĩnh

vực: đọc hiểu, toán và khoa học PISA không kiểm tra

kiến thức thu được tại trường học mà xem xét năng

lực phổ thông thực tế của học sinh Bài thi chú trọng

đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức và kỹ

năng của mình khi đối mặt với những tình huống và thử

thách liên quan đến kiến thức và kỹ năng đó Về toán

học, đánh giá khả năng học sinh vận dụng hiểu biết

toán học của họ để giải quyết các vấn đề được đặt ra

trong bối cảnh thực tế Về khoa học, kiểm tra khả năng

vận dụng những kiến thức khoa học để hiểu và giải

thích các tình huống toán học Về đọc hiểu, đo lường

mực độ vận dụng kiến thức và kỹ năng đọc để hiểu

ý nghĩa của những thứ họ đọc được qua nhiều loại tài

liệu khác nhau mà họ gặp trong cuộc sống Tuy mọi lần

đánh giá đều được thực hiện trên cả ba lĩnh vực, nhưng

mỗi lần có tập trung nhiều hơn vào một lĩnh vực và sẽ

thay đổi tuần tự (năm 2000: đọc hiểu; 2003: Toán; 2006:

Khoa học; 2009: Đọc hiểu; 2012: Toán; 2015: Khoa học

đó (Bỉ, Brussel) thì việc kiểm tra được thực hiện trêntoàn bộ học sinh Một số nước lấy các mẫu lớn hơn sovới yêu cầu để có thể so sánh kết quả giữa các vùngtrong nước với nhau

1.4 Bài kiểm tra và bảng hỏi

Mỗi học sinh làm một bài kiểm tra trong 2 giờ Mộtphần là các câu hỏi nhiều lựa chọn, một phần khác làcác câu hỏi mà học sinh tự tạo câu trả lời, nhưng mỗihọc sinh không phải được kiểm tra mọi thành phầncủa bài thi như nhau Các bài kiểm tra được dịch sangbản ngữ của các nước tham gia và thẩm định rất cẩnthận Sau khi làm bài kiểm tra về kiến thức, các thísinh phải trả lời một bảng hỏi (questionnaire) tronggần một giờ về sở thích, động lực và hoàn cảnh giađình Hiệu trưởng nhà trường trả lời bảng hỏi mô tả

về học sinh, giáo viên, tài chính v.v của trường PISAđược thực hiện phần lớn bằng bài thi trên giấy Ở một

số nước PISA bắt đầu thử nghiệm sử dụng kiểm tratheo phương pháp đáp ứng nhờ máy tính (computeradaptive testing)

Trang 6

2 CHƯƠNG 1 CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH QUỐC TẾ

1.5 Phân tích dữ liệu, kết nối và so

bằng

Dữ liệu từ các bài làm và phiếu kiểm tra của học sinh

và hiệu trưởng được nhập vào máy tính, sau đó được

tính toán và phân tích Công cụ phân tích là các phần

mềm tính toán dựa trên mô hình Rasch vàLý thuyết

Ứng đáp Câu hỏi[1] Các kết quả kiểm tra từ các nước

khác nhau được kết nối (linking), so bằng (equating)

đưa lên cùng một thang đo (scaling) để có thể so sánh

với nhau ang điểm cho các lĩnh vực (toán, đọc hiểu

và khoa học) được quy định đặt giá trị trung bình ở 500

điểm và độ lệch tiêu chuẩn bằng 100 điểm.[1]Các bảng

hỏi cũng được phân tích, kết nối với kết quả kiểm tra

kiến thức về các lĩnh vực để rút ra các nhận xét và đánh

giá liên quan đến chính sách và hiệu quả giáo dục

1.6 Kết quả

Kết quả hàng năm của PISA thường được công bố

vào tháng 12 của năm kế tiếp, đăng ở trang webhttp:

//www.oecd.org.pisa/, dưới dạng các báo cáo, trong các

báo cáo có các bảng sắp xếp điểm trung bình của học

sinh từng nước theo các lĩnh vực kiểm tra OECD không

đưa ra điểm tổng hợp của 3 lĩnh vực ông thường

có thể xem sự sai khác về điểm vào khoảng 9 điểm là

có ý nghĩa thống kê (statistically significant) Dưới đây

là kết quả ngắn gọn của PISA 2015 được công bố vào

ngày 6 tháng 12 năm 2016 dưới dạng bảng xếp thứ tự

các nước và vùng lãnh thổ theo từng lĩnh vực đánh giá

Bảng dưới đây được trích từ [PISA, Wikipedia,English]

Từ bảng kết quả có thể thấy Singapore là nước mà kết

quả kiểm tra học sinh ở cả ba lĩnh vực đều đứng đầu

bảng

1.7 Việt Nam tham gia PISA

Viêt Nam bắt đầu tham gia PISA từ đợt đánh giá năm

2012, theo mẫu học sinh được lấy trong cả nước Việc

chọn mẫu rất nghiêm ngặt, theo phương pháp chọn

ngẫu nhiên nhờ phần mềm do ban quản lý PISA của

OECD cung cấp và giám sát Kết quả của học sinh Việt

Nam qua 2 lần tham gia chương trình PISA được biểu

diễn ở bảng sau (trong các ô số trước là thứ hạng, số

sau là điểm số):

Để hiểu rõ hơn kết quả trên, có thể xem điểm trung

bình các lĩnh vực đánh giá của khối các nước OECD ở

bảng sau:

Như vậy, kết quả kiểm tra của Việt Nam ở cả ba lĩnh

vực được đánh giá, trừ lĩnh vực đọc hiểu trong kỳ 2015,

đều cao hơn giá trị trung bình của các nước OECD

1.8 Tham khảo

[1] Lâm ang iệp (2011) Đo lường trong Giáo dục – Lýthuyết và ứng dụng Nhà xuất bản Đại học ốc gia HàNội

Trang 7

Classe préparatoire aux grandes écoles

Classes préparatoires aux grandes écoles (CPGE)

(Lớp học chuẩn bị cho cácTrường lớn Pháp), thường

gọi là classes prépas hay prépas là một chương trình

đào tạo gồm 2 năm (có thể kéo dài thành 3 năm), tương

đương với 2 năm đại học đại cương tại phần lớn các

trường đại học ở Việt Nam Chương trình này được lập

ra là để phục vụ cho các cuộc thi vàogrande école Một

số trường nổi tiếng như: lycée Louis-le-Grand, lycée

Henri-IV, lycée Saint-Louis…

2.1 Tuyển chọn vào CPGE

Việc tuyển chọn vào các CPGE thường dựa vào kết quả

của 2 năm cuối cùng ở trường phổ thông và kết quả

thi Baccalauréat Hàng năm, vào khoảng tháng 4 đến

tháng 5, các CPGE nhận được hàng trăm hồ sơ của các

thí sinh đến từ khắp nới trên thế giới (kể cả Việt Nam),

và những thí sinh được chọn đều phải có kết quả học

tập xuất sắc ở các nước sở tại

2.2 Cơ cấu của CPGE

Các CPGE được phân chia thành 3 phần nhỏ theo các

lĩnh vực dào tạo: Khoa học-Kỹ thuật, Kinh doanh, Khoa

học xã hội

Các lớp prépas được chia làm các nhánh nhỏ như sau:

• MPSI (“toán, vật lý, và khoa học kỹ thuật”) vào

năm thứ nhất dành cho MP (“toán và vật lý") hoặc

PSI (“vật lý và khoa học kỹ thuật”)

• PCSI (“vật lý, hóa học, và khoa học kỹ thuật”),

dành cho PC (“vật lý và hóa học”) hoặc PSI (“vật

• TB1 (“Công nghệ và sinh học”) dành cho TB2

Các lớp Khoa học-Công nghệ này đào tạo các thí sinhcho các grande écolehàng đầu của Pháp như ÉcoleNormale SupérieurehoặcÉcole polytechnique Trong

cả hai năm học, chương trình học tại các lớp nàyđược phân bố như sau: toan: 10-12 giờ/tuần, vật lý: 10giờ/tuần, văn học và triết học: 2 giờ/tuần, ngoại ngữ:2-4 giờ/tuần và 2-3 giờ/tuần dành cho các môn tự chọnnhư SI, khoa học công nghiệp, hóa học, lý thuyết khoahọc máy tính (bao gồm cả việc lập trình bằng ngôn ngữPascal, CaML)

2.2.2 CPGE Kinh doanh

Các CPGE này tập trung vào kinh tế, và được táchthành 2: “classe préparatoire ECS” dành cho nhữngngười có Bac S (khoa học) và “classe préparatoire ECE”dành cho những người có Bac ES (kinh tế xã hội).Các lớp này dành cho các thí sinh muốn thi vào cáctrương kinh tế hàng đâu ở Pháp như HEC School

of Management, ESSEC, ESCP Europe, EM Lyon,

EDHEC, Audencia, Grenoble École de Management,

ESC Rouen,vàReims Management School

2.2.3 CPGE Khoa học xã hội

Các CPGE này đào tạo các thí sinh thi vào các trườngnhưÉcoles Normales Supérieures, École des Chartes,thường gọi là Sciences Po

2.3 Xem thêm

Giáo dục Pháp

Trang 8

4 CHƯƠNG 2 CLASSE PRÉPARATOIRE AUX GRANDES ÉCOLES

2.4 Tham khảo

2.5 Liên kết ngoài

e French commiee for admission exams to

engineering grandes écoles.

e CPGE teachers associations’ Web Portal

Trang 9

Đo lường trong giáo dục

Đo lường trong giáo dục (Educational measurement)

là một nhánh khoa học sử dụng việc đánh giá và phân

tích số liệu đánh giá trong giáo dục để suy ra năng lực,

trình độ của người được đánh giá (thí sinh) Đo lường

trong giáo dục có một bộ phận chồng gối với đo lường

trong tâm lý (tâm trắc học - Psychometrics)

Đo lườnglà gán các con số vào các cá thể sự vật theo

một hệ thống quy tắc nào đó để biểu diễn đặc tính của

sự vật đó Cònđánh giálà đưa ra phán quyết về mức

độ giá trị hoặc chất lượng của sự vật đó Như vậy, đo

lường chỉ để thu được các con số chứ chưa phán xét

về sự vật gắn với con số đó ở mức độ giá trị hoặc chất

lượng nào; còn đánh giá là phán xét về mức độ giá trị

hoặc chất lượng của sự vật, tức là nhận định sự vật là

lớn hay bé, cao hay thấp, tốt hay xấu …ở mức độ nào

an hệ giữa đo lường và đánh giá là: đo lường nhằm

cung cấp số liệu để đánh giá, kết quả đo lường là căn

cứ để đánh giá[1]

ao tác đo lường trong giáo dục thường là tiến hành

các bài kiểm tra trên các thí sinh bằngtrắc nghiệm

khách quan(lựa chọn trả lời) hoặctự luận(bài viết đủ

dài) rồi phân tích kết quả của các bài kiểm tra để ước

lượng rút ra các con số bằng đặc trưng cho các câu hỏi

và năng lực của thí sinh

Các lý thuyết quan trọng được dựa vào để triển khai

tính toán nhằm đo lường trong giáo dục (cũng như

trong tâm trắc học) bao gồmLý thuyết Trắc nghiệm

cổ điển(Classical Test theory - CTT), Lý thuyết Ứng

đáp Câu hỏi(Item Response eory - IRT), trong đó có

mô hình Rasch[2] Các lý thuyết này phát triển cũng từ

chính các nhu cầu của việc đo lường trong giáo dục

Một trong các mục tiêu quan trọng của việc sử dụng

các lý thuyết nói trên vào đo lường trong giáo dục là

việc đặt các kết quả đo lường nhờ các đề kiểm tra khác

nhau triển khai ở các mẫu thí sinh khác nhau trên cùng

một thang đo để có thể so sánh các kết quả đó với nhau

y trình nói trên được gọi làso bằng(equating)

Bạn đọc có thể tìm hiểu về đo lường trong giáo dục ở

các sách giáo khoa cơ bản[1] [3][4].[5]và sách tổng hợp

[3] Lâm ang iệp (2010) Đo lường trong Giáo dục, Lýthuyết và Ứng dụng Nhà xuất bản Đại học ốc gia HàNội

[4] Baker, F (2001) e Basics of Item Response eory.University of Maryland, College Park, MD: ERICClearinghouse on Assessment and Evaluation[5] Lord, Fred (1980) Applications of item response theory

to practical testing problems CMahwah, NJ: LawrenceErlbaum Associates, Inc

[6] Brenman R.L (2006) Educational Measurement, 4thedition, ACE/PRAEGER series on Higher Education

3.2 Liên kết ngoài

Lý thuyết Trắc nghiệm cổ điển

Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi

Trang 10

Chương 4

Khảo thí theo tiêu chuẩn

Khảo thí theo tiêu uẩn (hay kiểm tra theo tiêu

uẩn) là một hình thức tiến hành thi (khảo thí) và cấp

bằng Các chứng chỉ là tiêu chuẩn quốc tế được công

nhận rộng rãi trên toàn cầu, cho phép các trường đánh

giá khả năng học cũng như tiềm năng của các em học

sinh

Tại từng quốc gia đều có một tổ chức khảo thí theo

tiêu chuẩn, có thể là nhà nước hoặc tư nhân, đứng ra

tiến hành các kỳ thi sát hạch Tại Việt Nam, kỳ thi tốt

nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện,

bằng tốt nghiệp thường chỉ có giá trị tại Việt Nam và

một số nước trên thế giới (với điều kiện học sinh học

trường PTTH nào)

Trên thế giới, chỉ có một số tổ chức khảo thí theo tiêu

chuẩn mà chứng chỉ có giá trị quốc tế, được công nhận

toàn cầu, do các yêu cầu học và kiểm tra rất ngặt nghèo

và chất lượng cao, bao gồm:

4.1 Anh quốc

Tại Anh có 5 tổ chức khảo thí được công nhận, cấp bằng

Chứng chỉ về Giáo dục Trung học Tổng quát Tuy nhiên

không phải Hội đồng nào cũng có chi nhánh quốc tế

• Hội đồng Khảo thí ốc tế Cambridge, trực thuộc

Đại học Cambridge, chuyên cấp bằng Chứng

chỉ ốc tế về Giáo dục Trung học Tổng quát

(IGCSE/GCSE) cho học sinh từ 14-16 tuổi Chứng

chỉ này cần khi xét tuyển vào học chương trình Tú

tài ốc tế (International Baccalaurean Diploma

Programme - IBDP) trong 2 năm cuối phổ thông

• Hội đồng khảo thí Edexcel.

• Hội đồng khảo thí AQA (Previously, Assessment

and alifications Alliance)

• CCEA (Council for the Curriculum, Examinations

& Assessment)

• ICAAE (International Curriculum and

Assessment Agency Examinations)

• OCR (Oxford, Cambridge and RSA Examinations)

• WJEC (Welsh Joint Education Commiee)

4.2 Hoa Kỳ

Tổ chức khảo thí Educational Testing Service (ETS),được thành lập vào năm 1947, là tổ chức phi lợi nhuậnkhảo thí lớn nhất thế giới Nó có trụ sở tại LawrenceTownship, New Jersey, gần Princeton, Hoa Kỳ.ETS phát triển các bài kiểm tra tiêu chuẩn khác nhauchủ yếu ở Hoa Kỳ cho K-12 và giáo dục đại học, và nócũng quản lý việc thi quốc tế bao gồm các TOEFL (Testtiếng Anh như một ngoại ngữ), TOEIC (Test tiếng Anhgiao tiếp quốc tế), Graduate Record Examinations(GRE)chung và các môn, tại hơn 180 quốc gia, và tại hơn 9.000địa điểm trên toàn thế giới

ETS cung cấp Chứng chỉ SAT là chứng chỉ đầu vào cáctrường đại học của Hoa Kỳ

4.3 Châu Âu

• International Baccalaureate Organization (IBO),

tổ chức giáo dục quốc tế trụ sở tại Geneva, ụy

sĩ, thành lập 1968 Chứng chỉ do tổ chức này cấptương đương Bằng tốt nghiệp Trung học Tổ chứcnày có chi nhánh trên 40 quốc gia

• Baccalauréat của Pháp, do Bộ Giáo dục ốc gia

Pháp cấp Các kỳ thi vào tháng 6 được tổ chức bởicác trường trung học của Pháp hoặc các trườngtrong hệ thống tuân thủ chương trình của Pháp

4.4 Tham khảo

6

Trang 11

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia (Việt Nam)

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tại Việt Nam là

một sự kiện quan trọng của ngành Giáo dục Việt Nam,

được tổ chức bắt đầu vào năm 2015.[4]Là kỳ thi 2 trong

1, được gộp bởi hai kỳ thi làKỳ thi tốt nghiệp trung học

phổ thôngvàKì thi tuyển sinh đại học và cao đẳng, kỳ

thi này xét cho thí sinh hai nguyện vọng: tốt nghiệp

trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng,

nhằm giảm bớt tình trạng luyện thi, học tủ, học lệch

và giảm bớt chi phí.[4]Ngày 26 tháng 2 năm 2015, Bộ

Giáo dục Việt Nam đã ban hành y chế thi của kỳ thi

này.[5]

Để tham dự kỳ thi này, thí sinh phải thi ít nhất 4 môn,

trong đó có 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại

ngữ và ít nhất 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lý,

Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý Hình thức thi và

lịch thi theo hướng dẫn hằng năm của Bộ Giáo dục Việt

Nam.[6]

5.1 Hoàn cảnh ra đời kỳ thi

Ở Việt Nam, trước khi hai kỳ thi tốt nghiệp phổ thông

và tuyển sinh đại học gộp làm một, thì tình trạng luyện

thi đại học, học tủ, học lệch vẫn là một vấn đề nhức nhối

và rất được sự quan tâm của dư luận Nguyên Phó thủ

tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam,

Nguyễn iện Nhânlúc còn tại vị cũng phải nói lên

rằng “Còn thi đại học, còn lò luyện thi”[7]

Ý định tổ chức một kỳ thi quốc gia chung tại Việt Nam

đã từng được ấp ủ và lấy ý kiến từ năm 2009 và có thể

tổ chức lần đầu vào năm 2010, nhưng do chưa chuẩn bị

đầy đủ nên các nhà làm giáo dục Việt Nam đành phải

hoãn lại, mặc dù 90% các nước trên thế giới đã tổ chức

kỳ thi “2 trong 1” này.[8]

Tuy nhiên, mầm mống cho việc tổ chức một kỳ thi quốc

gia chung tại Việt Nam lại được nhắc đến từ năm 2014,

khi Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thí sinh thi tốt

nghiệp với 4 môn, trong đó Toán và Ngữ văn là 2 môn

bắt buộc.[9]áng 8 năm 2014, khi tổ chức xong kỳ thi

đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã tổ chức

lấy ý kiến dư luận về kỳ thi này.[10]Sau khi được đông

đảo nhân dân và dư luận ủng hộ, ngày 9 tháng 9 năm

2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam chính thức chốtphương án thi quốc gia kể từ năm 2015[4][11]và năm đầu

tổ chức là từ ngày1 tháng 7đến4 tháng 7năm 2015.[12]

y chế của kỳ thi này được công bố ngày 26 tháng 2năm 2015.[5][6]

5.2 Cách thức tổ chức kỳ thi

5.2.1 Đơn vị tổ chức thi cho thí sinh

Là các trường Đại học, Cao đẳng, các Học viện, Cục nhàtrường thuộcBộ ốc phòng Việt Namvà các sở Giáodục và Đào tạo.[6]

Với các thí sinh có nhu cầu vừa xét tốt nghiệp, xét tuyểnsinh Đại học, Cao đẳng, hoặc chỉ có nhu cầu tuyển sinhvào các trường này, thí sinh phải thi ở cụm thi do cáctrường đại học chủ trì Cụm thi này phải có ít nhất thísinh từ hai tỉnh trở lên và phải đảm bảo điều kiện ăn ở,

đi lại của thí sinh Với các thí sinh chỉ có nhu cầu xéttốt nghiệp thì các em chỉ cần thi ở các cụm do Sở Giáodục và Đào tạo chủ trì Cục Nhà trường có quyền hạnnhư một Sở Giáo dục và Đào tạo.[6][13][14] Kể từ năm

2016, mỗi tỉnh thành tổ chức một cụm thi đại học vàmột cụm thi tốt nghiệp.[15]

5.2.2 Đối tượng được tham dự kỳ thi và

trách nhiệm

Là các thí sinh học hết chương trình Trung học phổthông hoặc các chương trình tương đương với cấpTrung học phổ thông của Việt Nam; những người chưa

có bằng tú tài hoặc những ai đã tốt nghiệp THPT cónguyện vọng tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.[6][16]Các em chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì,compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không

có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ;Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý (do Nhàxuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, không được đánh

Trang 12

8 CHƯƠNG 5 KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA (VIỆT NAM)

dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì); các loại máy

ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà

không truyền được thông tin và không nhận được tín

hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết

bị hỗ trợ khác Đặc biệt là càng không được mang tài

liệu hay điện thoại di động vào phòng thi vì cách ra đề

của kỳ thi này đã đổi mới nên dù có mang vào cũng

không sử dụng được và nếu bị phát hiện sẽ bị đình chỉ

thi.[6][17]

Điểm xét tốt nghiệp Trung học phổ thông là 5 điểm

trở lên.[18]Nó được tính với tổng điểm 4 môn thi, điểm

trung bình cả năm lớp 12, điểm khuyến khích và điểm

ưu tiên (nếu có) qua công thức: lấy tổng điểm của 4 bài

thi cộng điểm khuyến khích tất cả chia 4 rồi cộng với

điểm trung bình cả năm lớp 12; sau đó lấy tổng trên

chia 2 và cộng với điểm ưu tiên (nếu có) Điểm xét tốt

nghiệp được lấy đến 2 chữ số thập phân, do phần mềm

máy tính tự động thực hiện.[6][19]

Bộ Giáo dục và Đào tạo độc quyền công bố điểm thi.[20]

Mỗi thí sinh được cấp 4 Giấy chứng nhận kết quả thi,

bao gồm một giấy chứng nhận cho nguyện vọng 1 và

ba giấy chứng nhận cho các nguyện vọng còn lại.[6]Từ

năm 2016, mỗi thí sinh chỉ được cấp một giấy chứng

nhận kết quả thi với mã số xác định.[21]

Trang 13

Đề thi và hình thức thi

ông thường, mỗi môn thi có đề thi chính thức và đề

thi dự bị được sử dụng khi có sự cố; kèm theo hướng

dẫn chấm, thang điểm, đáp án và được quản lý với độ

Tối mật.[6][22]

Đề thi phải đảm bảo phân loại trình độ của thí sinh,

vừa đảm bảo đủ để thí sinh dễ tốt nghiệp trung học

phổ thông vừa chọn được các em khá, giỏi vào đại học,

cao đẳng ông thường, đề có 60% là cơ bản và 40% là

nâng cao.[17]

Đề thi và đáp án minh họa của kỳ thi này được Bộ Giáo

dục và Đào tạo Việt Nam công bố vào ngày 31 tháng 3

năm 2015.[23]

ông thường, các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử và Địa

lý thi theo hình thức tự luận, các môn Vật lý, Hóa

học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm Với môn

Ngoại ngữ, có năm chỉ làm trắc nghiệm, có năm thêm

phần tự luận (viết) Với phần tự luận, thí sinh phải làm

bài vào tờ giấy thi và trắc nghiệm làm vào phiếu trả

lời trắc nghiệm Tùy từng năm mà hình thức thi có thể

thay đổi.[6][24]

Từ năm 2017, các môn Toán, Khoa học tự nhiên (Vật

lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa

lý, GDCD), Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm,

môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận

6.1 Môn thi và cách chọn môn thi

của thí sinh

í sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn bắt buộc là Toán,

Ngữ văn và Ngoại ngữ cùng một môn tự chọn trong số

các môn thi còn lại: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử,

Địa lý Để xét tuyển sinh Đại học có thể đăng ký dự thi

thêm các môn phù hợp với tổ hợp khối xét tuyển í

sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong

điều kiện không đảm bảo chất lượng được Giám đốc sở

Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định cho phép thí

sinh chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong sốcác môn tự chọn.[6]

ông thường môn Lý là môn có số lượng đăng ký

dự thi đông nhất bởi chỉ cần thi thêm môn này, thísinh đã có thể xét tuyển vào các khối D, A1 Hơn nữa,môn này thường là môn thi trắc nghiệm nên có thể ănmay khi gặp câu hỏi khó và dễ lấy điểm cao.[25] Môn

Sử có tình trạng ngược lại khi rất ít thí sinh chọn thi

Có những trường “trắng” học sinh thi sử Điều này đãchứng minh cho cách dạy và học sử của các trường tạiViệt Nam trong nhiều năm: Ép buộc học sinh học thuộcquá nhiều, nhớ chi tiết từng con số, sự kiện.[26]

Đó là cách chọn môn thi của hàng nghìn thí sinh miềnxuôi, ở thành phố (trong kỳ thi tổ chức lần đầu tiên năm

2015 vừa qua); tuy nhiên, ở vùng núi và hải đảo có rấtnhiều vùng có tỷ lệ thí sinh chọn sử rất cao cònvật lý

thì ngược lại Các môn Sinh học, Địa lý và Hóa học cóthí sinh lựa chọn tương đối đồng đều.[25][27][28]Ông VũMinh ang cho rằng việc học sinh ít chọn môn Sử làthuộc trách nhiệm của người dạy.[26]

6.2 Nhận xét về kỳ thi

Năm 2015 mới là năm đầu tiên tổ chức một kỳ thi quốcgia chung tại Việt Nam nhưng nó đã vấp phải nhiều ýkiến trái chiều từ các nhà làm giáo dục, các chuyên giaViệt Nam và một số giáo sư, tiến sĩ của các nước khác

Về mặt tí cực, Kỳ thi này đã lồng ghép sự công bằng,

khách quan, nghiêm túc của kỳ thi đại học cùng với sựnhẹ nhàng của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông,làm cho cả hệ thống chính trị, các trường đại học và sởgiáo dục đào tạo đều cùng vào cuộc tổ chức Với việcđổi mới cách ra đề, thí sinh có thể tập trung ôn thi cácmôn chính để tuyển sinh đại học, hơn nữa cũng khôngphải học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc ở các môn Văn,

Sử, Địa ay vì phải nhiều lần đưa con đi quá xa để

dự thi hết các kỳ thi, các bậc phụ huynh chỉ phải đi xađúng một lần và giảm bớt chi phí xăng xe, đi lại Hơnnữa cũng phần nào giảm bớt chi phí tổ chức, in ấn vàtình trạng luyện thi đại học tràn lan.[29]ÔngĐào Trọng

icho rằng việc tổ chức thi tốt nghiệp riêng là khôngcần thiết khi mà tỉ lệ đậu tốt nghiệp quá cao.[30]

Trang 14

10 CHƯƠNG 6 ĐỀ THI VÀ HÌNH THỨC THI

Về mặt yếu, kỳ thi này vẫn còn những tồn tại cần phải

khắc phục Nhiều thí sinh vùng núi dự thi đại học vẫn

phải đi lại xa để dự thi do hình thức tổ chức theo cụm

chỉ tổ chức các điểm thi ở tỉnh có trường đại học chủ

trì cụm thi Việc này cũng dẫn đến ách tắc giao thông ở

các thành phố lớn Hơn nữa, nếu có thí sinh phải thi cả

tám môn thì dễ bị đuối sức, mệt mỏi ở các buổi thi cuối

Rất nhiều trường đại học thêm nhiều tổ hợp mới, làm

cho cách xét điểm sàn khó khăn.[31] Tỷ lệ tốt nghiệp

năm đầu tiên tổ chức đạt gần 92% nhưng nhiều chuyên

gia vẫn khẳng định chưa phản ánh đúng thực chất.[32]

Phổ điểm thì không thể hiện rõ số thí sinh bị điểm liệt,

và chỉ là “một nửa sự thật”[33]Việc có nhiều điểm liệt

môn Ngoại ngữ đã được dự báo trước bởi thực tế việc

học và giảng dạy ngoại ngữ ở bậc phổ thông của Việt

Nam rất yếu Ngoài ra, việc có nhiều điểm liệt đã phản

ánh được thực chất thực trạng dạy và học, theo đó vẫn

có nhiều học sinh lười học, tư tưởng chủ quan, ỉ lại vào

những sự trợ giúp từ xung quanh; với sự phân ban, các

[1] Hoàng Phương; anh Tâm (28 tháng 9 năm 2016)

“i THPT quốc gia 2017: Trừ Văn tự luận, còn lại trắc

nghiệm”.VnExpress Truy cập ngày 15 tháng 10 năm

2016

[2] “Điều kiện dự thi THPT ốc gia năm 2016” hoc.vtc.vn

11 tháng 3 năm 2016 Truy cập ngày 15 tháng 10 năm

2016

[3] Lan Hạ (1 tháng 4 năm 2015).“Lệ phí tuyển sinh năm

2015 là 35.000 đồng một môn thi”.VnExpress Truy cập

ngày 15 tháng 10 năm 2016

[4] Văn Chung - Ngân Anh (9 tháng 9 năm 2014).“Bộ Giáo

dục chốt phương án thi quốc gia 2015” VietNamNet

Truy cập 8 tháng 7 năm 2015

[5] Nguyễn Hùng (27 tháng 2 năm 2015).Chính thức ban

hành quy chế thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ

Dân trí Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2015

[6] ông tư ban hành y chế thi (tải về)của Bộ Giáo dục

& Đào tạo ngày 26/2/2015

[7] Tiến Dũng (13 tháng 6 năm 2008).“Phó thủ tướng: 'Còn

thi đại học, còn lò luyện thi'” VnExpress Truy cập 8

[12] Chính thức công bố lịch thi tốt nghiệp THPT ốc gia

2015Báo Người Lao động Truy cập 9 tháng 7 năm 2015

[13] Giải đáp thắc mắc của thí sinh thi THPT ốc gia

Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang Truy cập 11tháng 7 năm 2015

[14] Bộ trưởng Giáo dục chốt 10 điểm quan trọng của kỳ thi

ốc gia năm 2015VietNamNet Truy cập 12 tháng 7năm 2015

[15] http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/tuyen-sinh/

cac-tinh-thanh-deu-co-cum-thi-thpt-quoc-gia-3351636

html

[16] Trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi THPT ốc gia

Báo Giáo dục Việt Nam 29 tháng 6 năm 2015 Truy cập

VnExpress Truy cập 11 tháng 7 năm 2015

[23] Bộ Giáo dục công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT quốcgiaVnExpress Truy cập 25 tháng 7 năm 2015

[24] Hướng dẫn thực hiện y chế thi trong thi THPT ốcgia 2015Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Truy cập 11tháng 7 năm 2015

[25] Lý, hóa được mùa; đìu hiu sử, địaBáo Tuổi trẻ Truy cập

20 tháng 7 năm 2015

[26] Học sinh ít chọn môn sử: Nếu trách, hãy trách ngườidạyBáo Đời Sống & Pháp Luật Truy cập 20 tháng 7năm 2015

[27] Môn thi tự chọn thi THPT quốc gia miền núi phía Bắc:

Lịch sử, Địa lý áp đảoBáo Giáo dục ời đại Truy cập

20 tháng 7 năm 2015

[28] Đăng ký thi THPT ốc gia: Học sinh thành phố “né”

môn Lịch sửTrường Đại học Đại Nam Truy cập 21tháng 7 năm 2015

Trang 15

[30] GS Đào Trọng i: 'Biết chắc 99% đỗ thì cần gì tổ chức

thi tốt nghiệp'VnExpress Truy cập 20 tháng 7 năm

2015

VnExpress Truy cập 20 tháng 7 năm 2015

[32] Phổ điểm thi THPT quốc gia năm 2015VnExpress Truy

cập 25 tháng 7 năm 2015

[33] Phổ điểm các môn thi THPT quốc gia chỉ là 'một nửa sự

thật'VnExpress Truy cập 26 tháng 7 năm 2015

[34] Kết quả ngược đời, những điểm lạ kỳ trong kỳ thi THPT

quốc gia 2015Bộ ông tin và Truyền thông Việt Nam

Truy cập 26 tháng 7 năm 2015

6.5 Liên kết ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam

Mục từ về Kỳ thi THPT ốc giatrên VnExpress

Tuyển sinh 2015: Các trường thêm khối thi mới

Tra cứu điểm thi THPT ốc gia

Trang 16

Chương 7

Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng tại Việt Nam

Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng là một kì thi

từng được tổ chức tạiViệt Namnhằm mục đích lấysinh

viênđầu vào cho các trường đại học và cao đẳng Kì thi

này còn được gọi nôm na là kỳ thi “3 chung” (chung

đợt, chung đề và dùng chung kết quả), doBộ Giáo dục

và Đào tạotổ chức hằng năm, ngay saukì thi tốt nghiệp

trung học phổ thôngkhoảng một tháng Trong những

năm tổ chức, kì thi này được diễn ra vào thượng tuần

và trung tuầntháng 7theo lịch sau:

• Đợt 1: Ngày4 tháng 7và5 tháng 7: thi các khối

A, A1, V của hệđại học í sinh thi khối V, sau

khi dự thi mônToán,Lýthì thi tiếpnăng khiếu vẽ

đến ngày8 tháng 7(tùy trường)

• Đợt 2: Ngày9 tháng 7và10 tháng 7thi các khối B,

C, D, N, H, M, T, S, R, K của hệđại học í sinh thi

các khốinăng khiếu, sau khi dự thi các môn văn

hóa (khối H, N thiVăntheo đề thi khối C; khối M

thiVăn,Toántheo đề thi khối D; khối T thiSinh,

Toántheo đề thi khối B; khối R thiVăn,Sửtheo đề

thi khối C; khối K thiToán,Lýtheo đề thi khối A)

thì thi tiếp các mônnăng khiếu vẽ,thể dục,nhạc

vàkĩ thuậtđến ngày14 tháng 7(tùy trường)

• Đợt 3: Ngày15 tháng 7và16 tháng 7thi tất cả các

khối của hệcao đẳng

Từ năm2015, cùng vớikỳ thi tốt nghiệp trung học phổ

thông, kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng bị bãi bỏ

để thay thế bằng một kỳ thi hợp nhất làkỳ thi trung

học phổ thông quốc gia

7.1 Điều kiện

Những ai đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông,

giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm

thời hoặc bậc học tương đương (bổ túc, trung học nghề)

7.2 Các khối thi và môn thi

• Khối A:Toán,Vật lý,Hóa học

• Khối A1:Toán,Vật lý,Tiếng Anh

• Khối B:Toán,Hóa học,Sinh học

• Khối C:Ngữ văn,Lịch sử,Địa lý

• Khối D:Ngữ văn,Toáncòn mônNgoại ngữsẽ khácnhau:

• D1:Ngữ văn,Toán, Tiếng Anh

• D2:Ngữ văn,Toán,Tiếng Nga

• D3:Ngữ văn,Toán,Tiếng Pháp

• D4:Ngữ văn,Toán,Tiếng Trung

• D5:Ngữ văn,Toán,Tiếng Đức

• D6:Ngữ văn,Toán,Tiếng Nhật

Khối A1 là khối thi mới được bổ sung từ kì thi năm2012

[1], theo đó hai môn (Toán,Vật lýthi theo đề khối A)cònTiếng Anhthi theo đề riêng

Khối D5 và D6 được bổ sung từ kì thi năm2008

7.2.1 Khối năng khiếu

• Khối H: Văn,Họa(Hình họa bằngbút chì và vẽtrang trí màu)

• Khối K: Toán, Vật lý, Kĩ thuật

• Khối M: Văn, Toán, Năng khiếu mẫu giáo (Hát, Kể

chuyện, Đọc diễn cảm)

• Khối N: Văn, 2 môn Năng khiếu nhạc (ẩm âm

-Tiết tấu và anh nhạc)

• Khối R: Văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí

• Khối T: Sinh học, Toán, Năng khiếu thể dục thể

thao (chạy cự li ngắn, bật tại chỗ, gập thân, có yêucầu về hình thể)

12

Trang 17

Phụ huynh và học sinh tại kỳ thi tuyển vào Đại học Kiến trúc

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012.

7.3 Hình thức thi

Những năm trước (từ năm 2001 trở về trước), mỗi

trường tự tổ chức kì thi, dưới sự giám sát của Bộ giáo

dục eo đó, thí sinh đăng kì dự thi bao nhiêu trường,

thì phải trải qua bấy nhiêu kì thi Điều nay gây nên sự

tốn kém rất lớn, và mất công mất việc của rất nhiều các

bậc phụ huynh, cũng như không thực sự cần thiết Từ

năm2002trở đi, Bộ Giáo dục tổ chức một kì thi duy

nhất, sau đó kết quả được áp dụng sang các trường mà

thí sinh đã đăng ký nguyện vọng[2]

Năm2006, hình thức thitrắc nghiệm khách quanđược

áp dụng đầu tiên cho bốn mônNgoại ngữcủa khối D

là Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp và Tiếng Trung;

đề thi gồm 70 câu trắc nghiệm Từ năm2007đến nay,

hình thức thi này được Bộ nhân rộng và áp dụng cho

các mônVật lý,Hóa học, Sinh họcvàNgoại ngữvới

thời gian làm bài là 90 phút, đề thi có 80 câu dành cho

các mônNgoại ngữvà 50 câu dành cho mônVật lý,Hóa

họcvàSinh học; bốn môn văn hóa còn lại làToán,Văn,

Lịch sửvàĐịa lýthitự luậnvới thời gian làm bài là 180

phút

7.4 Các khái niệm

7.4.1 Hồ sơ đăng ký dự thi

Để được dự thi đại học hay cao đẳng, thí sinh cần có một

bộ hồ sơ đăng ký và phải nộp trước khi thi để nhậpdữ

liệu Bộ hồ sơ này gồm hai lá phiếu có nội dung khai

báo như nhau: phiếu số 1 nộp cho trường đăng ký thi,

phiếu số 2 thí sinh giữ để làm gốc Sau khi tiếp nhận

hồ sơ và nhập dữ liệu, trường sẽ gửi giấy báo dự thi về

7.4.2 Điểm sàn

Điểm sàn là mức điểm tối thiểu để các trường nhận đơn

xét tuyển của thí sinh thi theo đề thi chung của Bộ Giáodục và Đào tạo, điểm sàn chính thức được áp dụng từnăm2004 Hiểu đơn giản, đây là mức điểm tối thiểu thísinh cần phải đạt được để có quyền xét được xét tuyểnvào các trường đại học, cao đẳng, nếu không đạt đếnđiểm sàn, thí sinh gần như đã không trúng tuyển Một

số trường hợp, điểm sàn có thể điều chỉnh theo từngtrường nếu được phép của Bộ giáo dục

truy cập ngày 08 tháng 08 năm 2013

Trang 18

Chương 8

Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi

Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response eory

-IRT) là một lý thuyết của khoa học vềđo lường trong

giáo dục, ra đời từ nửa sau của thế kỷ 20 và phát

triển mạnh mẽ cho đến nay Trước đó,Lý thuyết Trắc

nghiệm cổ điển(Clasical Test eory – CTT), ra đời từ

khoảng cuối thế kỷ 19 và hoàn thiện vào khoảng thập

niên 1970, đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hoạt

động đánh giá trong giáo dục, nhưng cũng thể hiện một

số hạn chế Các nhàtâm trắc học(psychometricians)

cố gắng xây dựng một lý thuyết hiện đại sao cho khắc

phục được các hạn chế đó Lý thuyết trắc nghiệm hiện

đại được xây dựng dựa trên mô hình toán học, đòi hỏi

nhiều tính toán, nhưng nhờ sự tiến bộ vượt bậc của

công nghệ tính toán bằng máy tính điện tử vào cuối

thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21 nên nó đã phát triển nhanh

chóng và đạt được những thành tựu quan trọng

Để đánh giá đối tượng nào đó CTT tiếp cận ở cấp độ

một đề kiểm tra, còn lý thuyết trắc nghiệm hiện đại tiếp

cận ở cấp độ từng câu hỏi, do đó lý thuyết này thường

được gọi là Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi Trong số các nhà

nghiên cứu có nhiều đóng góp ban đầu cho IRT có thể

kể các tên Lord, F.M.[1]; Rasch, G.[2], Wright, B.D.[3].v.v

8.1 Việc ứng đáp câu hỏi nhị phân

đối với mô hình đơn chiều

Chúng ta sẽ quy ước gọi một con người có thuộc tính

cần đo lường là thí sinh (person -TS) và một đơn vị của

công cụ để đo lường (test) là câu hỏi (item –CH) Để

đơn giản hóa cho mô hình nghiên cứu xuất phát có thể

đưa ra các giả thiết sau đây:

- Năng lực tiềm ẩn (latent trait) cần đo chỉ có một chiều

(unidimensionality), hoặc ta chỉ đo một chiều của năng

lực đó

- Các CH là độc lập địa phương (local independence),

tức là việc trả lời một CH không ảnh hưởng đến các

CH khác

Khi thỏa mãn hai giả thiết nêu trên thì không gian năng

lực tiềm ẩn đầy đủ chỉ chứa một năng lực Khi ấy, người

ta giả định là có một hàm đặc trưng câu hỏi (Hàm ĐTCH

- Item Characteristic Function) phản ánh mối quan hệ

giữa các biến không quan sát được (năng lực của TS)

và các biến quan sát được (việc trả lời CH) Đồ thị biểu

diễn hàm đó được gọi là đường cong đặc trưng câu hỏi

(Đường cong ĐTCH - Item Characteristic Curve).Đối với các cặp TS – CH, cần xây dựng một cái thangchung để biểu diễn các mối tương tác giữa chúng Trướchết giả sử ta có thể biểu diễn năng lực tiềm ẩn của các

TS bằng một biến liên tục θ dọc theo một trục, từ –∞đến +∞ Khi xét phân bố năng lực của một tập hợp TSnào đó, ta gán giá trị trung bình của phân bố năng lựccủa tập hợp TS đó bằng không (0), làm gốc của thang

đo năng lực, và độ lệch tiêu chuẩn của phân bố nănglực bằng 1 Tiếp đến, chọn một thuộc tính của CH đểđối sánh với năng lực: tham số biểu diễn thuộc tính

quan trọng nhất đó là độ khó b của CH (cần lưu ý là

đại lượng độ khó ở đây sẽ được xác định khác với trongCTT) Cũng theo cách tương tự có thể biểu diễn độ khócủa các CH bằng một biến liên tục dọc theo một trục,

từ –∞ đến +∞ Khi xét phân bố độ khó của một tập hợp

CH nào đó, ta chọn giá trị trung bình của phân bố độkhó đó bằng không (0), làm gốc của thang đo độ khó,

và độ lệch tiêu chuẩn của phân bố độ khó CH bằng 1.Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách xây dựng một hàm đápứng CH cho một CH nhị phân, tức là CH mà câu trả lờichỉ có 2 mức: 0 (sai) và 1 (đúng) Giả thiết cơ bản sauđây của George Rasch, nhà toán học Đan Mạch, đượcđưa ra làm cơ sở để xây dựng mô hình hàm đáp ứng CHmột tham số:

Một người có năng lực cao hơn một người khác thì xác suất để người đó trả lời đúng một câu hỏi bất kì phải lớn hơn xác suất của người sau; cũng tương tự như vậy, một câu hỏi khó hơn một câu hỏi khác có nghĩa là xác suất để một người bất kì trả lời đúng câu hỏi đó phải bé hơn xác suất để trả lời đúng câu hỏi sau (Rasch, 1960, tr 117)[2].Với giả thiết nêu trên, có thể thấy xác suất để một TStrả lời đúng một CH nào đó phụ thuộc vào tương quangiữa năng lực của TS và độ khó của CH Chọn Θ để biểudiễn năng lực của TS, và β để biểu diễn độ khó của CH.Gọi P là xác suất trả lời đúng CH, xác suất đó sẽ phụthuộc vào tương quan giữa Θ và β theo một cách nào

đó, do vậy ta có thể biểu diễn:

f (P ) = Θ

β (1)14

Trang 19

ln f (P ) = ln(Θ

β) = ln Θ− ln β = (θ − b)

(2)

Tiếp đến, để đơn giản, khi xét mô hình trắc nghiệm nhị

phân, Rasch chọn hàm f chính là mức được thua (odds)

O, hoặc khả năng thực hiện đúng (likelyhood ratio), tức

O = (1−P ) P , biểu diễn tỉ số của khả năng trả lời đúng

và khả năng trả lời sai

Biểu thức (4) chính là hàm đặc trưng của mô hình ứng

đáp CH 1 tham số, hay còn gọi là mô hình Rasch, có thể

biểu diễn bằng đồ thị dưới đây (khi cho b = 0):

Hình 1 Đường cong ĐTCH một tham số

Tuy nhiên, như đã biết, trong CTT, người ta còn sử

dụng một tham số quan trọng thứ hai đặc trưng cho CH

là độ phân biệt, từ đó nhiều nhà nghiên cứu mong muốn

đưa đặc trưng đó vào mô hình đường cong ĐTCH

Muốn vậy, có thể đưa thêm tham số a liên quan đến

đặc trưng phân biệt của CH vào hệ số ở số mũ của hàm

e, kết quả sẽ có biểu thức:

P (θ) = e a(θ−b)

1+e a(θ−b) (5)

Hàm ĐTCH 2 tham số trình bày trên đây và hàm ĐTCH

1 tham số theo mô hình Rasch có cùng dạng thức, chỉ

khác nhau ở giá trị tham số a (đối với mô hình 1 tham

số a = 1) Hình 2 biểu diễn các đường cong ĐTCH theo

mô hình 2 tham số với b=0, và a lần lượt bằng 0,5; 1,0;

1,5; 2,0; 3,0 nên độ dốc của các đường cong ở đoạn giữatăng dần

Hình 2 Các đường cong ĐTCH hai tham số với các giá trị a khác nhau (b = 0)

Có thể thấy rằng tung độ tiệm cận trái của các đườngcong ĐTCH 1 và 2 tham số đều có giá trị bằng 0, điều

đó có nghĩa là nếu TS có năng lực rất thấp, tức là Θ →

0 và θ = ln Θ → -∞, thì xác suất P(θ) trả lời đúng CHcũng bằng 0 Tuy nhiên, trong thực tế triển khai trắcnghiệm, chúng ta đều biết có khi năng lực của TS rấtthấp nhưng do đoán mò hoặc trả lời hú hoạ một CHnên TS vẫn có một khả năng nào đó trả lời đúng CH.Trong trường hợp đã nêu thì tung độ tiệm cận trái củađường cong không phải bằng 0 mà bằng một giá trị xác

định c nào đó, với 0 < c < 1 Từ thực tế nêu trên, người

ta có thể đưa thêm tham số c phản ánh hiện tượng đoán

mò vào hàm ứng đáp CH để tung độ tiệm cận trái củađường cong khác 0 Kết quả sẽ thu được biểu thức:

P (θ) = c + (1 − c) e a(θ −b)

1+e a(θ−b) (6)

(6) chính là hàm ĐTCH 3 tham số Rõ ràng khi θ → -∞, hàm P(θ)→ c Trong trường hợp hàm ĐTCH 3 tham số

khi θ = b sẽ có P(θ) = (1+c)/2

Hình 3 biểu diễn các đường cong ĐTCH theo mô hình

3 tham số với a = 2 và các tham số c có giá trị bằng 0,1

và 0,2

Mô hình đường cong ĐTCH 2 và 3 tham số do AllanBirnbaum đề xuất đầu tiên[4], nên đôi khi được gọi làcác mô hình Birnbaum

Ngày đăng: 31/08/2017, 13:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w