Là nguyên âm dài, không tròn môi - o – Gần giống “ô” trong tiếng Việt.. Đầu lưỡi dính với răng dưới, hai môi giẹp kéo dài khóe môi.. Đọc hơi kéo dài nguyên âm “i” rồi chuyển sang phụ
Trang 1Vận mẫu (nguyên âm) trong tiếng Trung
Trong tiếng Trung gồm có 36 nguyên âm (gọi là vận mẫu) Các nguyên âm này được thể hiện như sau
Trang 2 Vận mẫu đơn
- a – Gần giống “a” Mồm há to, lưỡi xuống thấp Là nguyên âm dài,
không tròn môi
- o – Gần giống “ô” (trong tiếng Việt) Lưỡi rút về sau, tròn môi.
- e – Nằm giữa “ơ” và “ưa” Lưỡi rút về sau, mồm há vừa Là nguyên âm
dài, không tròn môi
- i – Gần giống “i” Đầu lưỡi dính với răng dưới, hai môi giẹp (kéo dài
khóe môi)
- u – Gần giống “u” Lưỡi rút về sau Là nguyên âm dài, tròn môi nhưng
không há
- ü – Gần giống “uy” Đầu lưỡi dính với răng dưới Là nguyên âm dài.
Vận mẫu kép
- ai – Gần giống âm “ai” (trong tiếng Việt) Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi
chuyển sang i
- ao – Gần giống âm “ao” Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang âm “o”
- an – Gần giống âm “an” Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang phụ âm
“n”
- ang – Gần giống âm “ang” (trong tiếng Việt) Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi
chuyển sang âm “ng”
- ou – Gần giống âm “âu” Đọc hơi kéo dài âm “o” rồi chuyển sang âm “u”
- ong – Gần giống âm “ung” Đọc hơi kéo dài âm “o” (u) rồi chuyển sang
âm “ng”
- ei – Gần giống âm “ây” Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang i
- en – Gần giống âm “ân” Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang phụ âm
“n”
- eng – Gần giống âm “âng” Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang âm
“ng”
- er – Gần giống âm “ơ” Đọc uống lưỡi thật mạnh (thanh quản rung mạnh
hơn chút)
- ia – Gần giống âm “ia” Đọc hơi kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “a”
- iao – Gần giống “i + eo” Đọc nguyên âm “i” trước sau đó chuyên sang
nguyên âm đôi “ao”
Trang 3- ian – Gần giống “i + ên” đọc nhanh Đọc nguyên âm “i” trước sau đó
chuyển sang nguyên âm “an”
- iang – Gần giống “i + ang” đọc nhanh Đọc nguyên âm “I” trước rồi
chuyển sang nguyên âm “ang”
- ie – Đọc kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “ê”
- iu (iou) – Gần giống âm “i + êu (hơi giống yêu)” Đọc kéo dài âm “i” rồi
chuyển sang âm “u”
- in – Gần giống âm “in” Đọc hơi kéo dài nguyên âm “i” rồi chuyển sang
phụ âm “n”
- ing – Gần giống âm “inh” Đọc hơi kéo dài nguyên âm “i” rồi chuyển
sang âm “ng”
- iong – Gần giống âm “i +ung” đọc nhanh Đọc hơi kéo dài âm “i” rồi
chuyển qua âm “ung”
- ua – Gần giống âm “oa” Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “a”
- uai – Gần giống âm “oai” Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm
“ai”
- uan – Gần giống âm “oan” Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm
“an”
- uang – Gần giống âm “oang” Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển qua âm
“ang”
- uo – Đọc kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “ô”
- ui (uei) – Gần giống âm “uây” Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang
âm “ei”
- un (uen) – Gần giống âm “uân” Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang
âm “en”
- üe – Gần giống âm “uê” Đọc nguyên âm “ü” (uy) rồi chuyển sang âm
“ê”
- üan – Gần giống âm “uy + en” đọc nhanh Đọc hơi kéo dài âm “ü” (uy)
rồi chuyển qua âm “an”
- ün – Gần giống âm “uyn” Đọc nguyên âm “ü” (uy) rồi chuyển sang phụ
âm “n”
Chú thích: iou, uei, uen không có trong tiếng Trung nên được viết thành
iu, ui, un nhưng cách đọc vẫn như cũ
Trang 4Thanh mẫu (phụ âm) trong tiếng Trung
Trong tiếng Trung có 21 phụ âm (còn gọi là thanh mẫu) Gồm 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép Còn 2 phụ âm không chính thức: y và w chính là nguyên âm i và u khi
nó đừng đầu câu
Trang 5Nhóm 1: Âm môi
- b – Gần giống âm “p” (trong tiếng việt) Là âm không bật hơi.
- p – Âm phát ra nhẹ hơn âm “p” (trong tiếng việt) nhưng bật hơi Là âm
bật hơi
- m – Gần giống âm “m”.
- f – Gần giống âm “ph” Là âm môi + răng.
Nhóm 2: Âm đầu lưỡi giữa
- d – Gần giống âm “t” (trong tiếng Việt) Là một âm không bật hơi.
- t – Gần giống âm “th”.
- n – Gần giống âm “n” Là âm đầu lưỡi + âm mũi.
- l – gần giống âm “l”.
Nhóm 3: Âm gốc lưỡi
- g – Gần giống âm “c, k” (trong tiếng Việt).
- k – Gần giống âm “kh” Là âm bật hơi.
Mách nhỏ: Đọc giống âm “g” phía trên nhưng bật hơi.
- h – Gần giống âm giữa “kh và h” (thiên về âm “kh” nhiều hơn).
Nhóm 4: Âm mặt lưỡi
- j – Gần giống âm “ch” (trong tiếng Việt).
Mẹo: Đọc âm “ch” và kéo dài khuôn miệng.
- q – Gần giống âm “ch” nhưng bật hơi Là âm bật hơi.
Mẹo: Đọc âm “ch” bật hơi và kéo dài khuôn miệng.
- x – Gần giống âm “x”.
Mẹo: Đọc âm “x” và kéo dài khuôn miệng
Nhóm 5: Âm đầu lưỡi trước
- z – Giống giữa âm “tr” và “dư” (thiên về tr) Cách phát âm: Đưa lưỡi ra
phía trước nhưng bị chặn lại bởi chân răng (lưỡi thẵng)
- c – Gần giống âm giữa “tr và x” (thiên về âm “tr” nhiều hơn) nhưng bật
hơi Cách phát âm: Đưa lưỡi ra phía trước nhưng bị chặn lại bởi chân răng và bật hơi (lưỡi thẳng)
- s – Gần giống âm “x và s” (thiên về âm “x” nhiều hơn) Cách phát âm:
Đưa đầu lưỡi phía trước đặt gần mặt sau của răng trên
- Ghi chú: Sẽ có một số bạn nghe không ra “c” và “s” Các bạn hãy mở âm
lượng lớn hơn và tập chung nghe lại Sẽ thấy khác nhau nhỏ Âm “c” sẽ
có pha âm “tr” (trong tiếng việt), còn âm “s” thì không
Trang 6Mẹo: Khi đọc âm “c” hãy đọc thành âm “tr” (trong tiếng việt) và bật hơi,
2 khóe miệng kéo dài sang 2 bên và để lưỡi thẳng
- r – Gần giống âm “r” Cách phát âm: Lưỡi hơi uống thành vòm, thanh
quản hơi rung
Mẹo: Đọc giống âm “r” trong tiếng việt nhưng không rung kéo dài.
Nhóm 6: Âm phụ kép
- zh – Gần giống “tr” (trong tiếng Việt) Cách phát âm: Tròn môi và uốn
lưỡi Không bật hơi
- ch – Gần giống “tr” nhưng bật hơi Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi
Là âm bật hơi
- sh – Gần giống “s” nhưng nặng hơn Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi