Do vậy việc nghiên cứu đánh giá kết quả một số mô hình trồng rừng tại dự án KfW4 gắn với các biện pháp kỹ thuật cụ thể quy hoạch sử dụng đất, điều tra lập địa và lựa chọn loài cây trồng
Trang 1-
VŨ QUANG VINH
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG DỰ ÁN KfW4 TA ̣I HUYỆN THẠCH THÀNH TỈNH THANH HÓA LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIÊ ̣N PHÁP KỸ THUẬT
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nô ̣i, 2010
Trang 2-
VŨ QUANG VINH
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG DỰ ÁN KfW4 TA ̣I HUYỆN THẠCH THÀNH TỈNH THANH HÓA LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Phan Thanh Ngọ
Hà Nô ̣i, 2010
Trang 3lý và phát triển rừng bền vững ở các vùng nông thôn nghèo của Việt Nam với các dự án KfW1, KfW2, KfW3, KfW4, KfW6, KfW7 Đặc biệt là dự
án“Trồng rừng tại các tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An“ gọi tắt là dự án KfW4,
dự án đầu tiên của Nhà tài trợ KfW trồng trên 60% diện tích cây bản địa lá rộng trên tổng số 19.000 ha đất trống, đồi trọc đang bị đe doạ về sinh thái ở
53 xã thuộc 10 huyện của 2 tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An Mục tiêu lâu dài của dự án là cải thiện và ngăn chặn suy thoái môi trường thông qua thiết lập những lâm phần rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh bền vững nhằm phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của các địa phương Kết quả dự án KfW4
từ năm 2002 cho đến nay đã thiết lập được trên 17.000 ha rừng trồng cho hơn 12.000 hộ gia đình với hàng chục loài cây bản địa lá rộng, cây mọc nhanh và hàng chục mô hình rừng trồng đã được thiết lập Bước đầu cho thấy
dự án KfW4 đã tiếp cận và giải quyết được một số vấn đề cơ bản về môi trường sinh thái, kinh tế, xã hội của địa phương
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu, đánh giá cụ thể
Trang 4nào về vấn đề này, vì vậy còn thiếu thông tin và cơ sở khoa học cho việc xây dựng các giải pháp kinh tế - kỹ thuật trong giai đoạn tiếp theo cho các dự án tương tự, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng và chăm sóc các mô hình trồng rừng cây bản địa Do vậy việc nghiên cứu đánh giá kết quả một số mô hình trồng rừng tại dự án KfW4 gắn với các biện pháp kỹ thuật cụ thể quy hoạch sử dụng đất, điều tra lập địa và lựa chọn loài cây trồng đến các phương thức, biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, cơ chế chính sách thực hiện để xem xét mức độ thành công của các mô hình làm
cơ sở đề xuất lựa chọn các mô hình trồng rừng có triển vọng, các biện pháp
kỹ thuật lâm sinh phù hợp áp dụng cho giai đoạn tiếp theo của dự án KfW4
và các dự án mới của KfW cũng như các chương trình trồng rừng khác là rất
cần thiết Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá một số mô hình rừng trồng dự án KfW4 tại huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật phát triển bền vững”
Trang 5Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới
Trên thế giới các nghiên cứu liên quan đến chọn loài cây trồng đã được thực hiện từ khi loài người biết trồng rừng Bắt đầu từ những thí nghiệm thăm
dò đến khảo nghiệm loài và xuất xứ, các thí nghiệm được bố trí một cách nghiêm ngặt theo các nguyên tắc khoa học để từ đó chọn được loài thích hợp cho mỗi vùng sinh thái Tại nhiều nước đã có một số nghiên cứu dùng các mô hình toán để tối ưu cơ cấu cây trồng cho từng vùng Ở các nước vùng ôn đới
số loài cây chính dùng trong trồng rừng thường rất ít, nên người ta đã tìm hiểu mối quan hệ giữa cây và lập địa rất cụ thể, chi tiết cho từng loài (dẫn theo Trần Văn Con, 2005) [11]
Trong những năm gần đây, rất nhiều nơi trên thế giới đã và đang nghiên cứu, thử nghiệm và trồng rừng thành công bằng những loài cây bản địa Trong
nhiều loại cây trồng, các cây thuộc chi Paulownia đang được sự quan tâm của
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Theo Trần Quang Việt (2001) [34],
từ những năm 1960, cùng với phong trào lục hóa và xây dựng các đai rừng
phòng hộ bảo vệ đồng ruộng, chi Paulownia được tiếp tục nghiên cứu và phát
triển ở Trung Quốc Viện hàn lâm Lâm nghiệp Trung Quốc (CAF) đã tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống từ phân loại, đặc tính sinh thái, phân
bố đến kỹ thuật gây trồng và sử dụng các loài cây trong chi Paulownia
Theo Nguyễn Ngọc Lung (1993) [22], cây Tếch (Tectona grandis) là
loài phân bố tự nhiên ở các nước: Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan và Lào Tại Châu Á, Thái Bình Dương, nhiều nước đã trồng thành công và biến vùng này thành thị trường truyền thống gỗ Tếch trên thế giới với sản lượng 4 triệu
m3/năm lấy từ gỗ có đường kính 6 cm trở lên
Riêng Thái Lan [38], ở Huay Sompoi đã khảo nghiệm 8 xuất xứ của
Trang 6Tếch và lựa chọn được 2 xuất xứ sinh trưởng tốt nhất là:
- Xuất xứ Huay Sompoi (tọa độ địa lý 180 vĩ độ Bắc, 99055’ kinh độ Đông)
- Xuất xứ Phayao (tọa độ địa lý 19003’ vĩ độ Bắc, 99055’ kinh độ Đông)
Liễu sam (Crytomeria japonica) là một trong những loài cây bản địa
của Nhật Bản, nó được trồng bằng cây hom từ thế kỷ XV Vào năm 1987 [37], Nhật Bản đã sản xuất được 49 triệu cây hom loài này phục vụ trồng rừng Bằng các vòng chọn lọc liên tục lặp lại từ khâu khảo nghiệm, đến chọn lọc, kết quả gây trồng và tiếp tục chọn lọc, cho đến nay Nhật Bản đã chọn được 32 dòng vô tính khác nhau phù hợp với yêu cầu cơ bản là: khả năng ra
rễ cao của hom, phạm vi gây trồng rộng, khả năng thích nghi cao
Tại Malaysia, năm 1999 [40], trong dự án xây dựng rừng nhiều tầng đã giới thiệu cách thiết lập mô hình rừng hỗn loài trên 3 đối tượng: Rừng tự
nhiên, rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) 10 - 15 tuổi và 2 - 3 tuổi
Dự án đã sử dụng 23 loài cây bản địa có giá trị, trồng theo băng 30m trong rừng tự nhiên Trên băng trồng 6 hàng cây bản địa Trồng 14 loài cây bản địa dưới tán rừng Keo tai tượng theo 2 khối thí nghiệm:
Khối A: Mở băng 10m trồng 3 hàng cây bản địa;
Mở băng 20m trồng 7 hàng cây bản địa;
Mở băng 40m trồng 15 hàng cây bản địa
Khối B: Chặt 1 hàng keo trồng 1 hàng cây bản địa;
Chặt 2 hàng keo trồng 2 hàng cây bản địa;
Chặt 4 hàng keo trồng 4 hàng cây bản địa
Kết quả cho thấy, trong 14 loài cây trồng trong khối A, có 3 loài:
Shorea roxburrghii; S ovalis; S leprosula sinh trưởng chiều cao và đường
kính tốt nhất Tỷ lệ sống không khác biệt, sinh trưởng chiều cao cây trồng tốt
Trang 7ở băng 10m và băng 40m Băng 20m không thỏa mãn điều kiện sinh trưởng chiều cao Khối B có tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao tốt khi trồng 1 hàng; sinh trưởng đường kính tốt cho công thức trồng 6 hàng và 16 hàng
Đặc điểm nổi bật của rừng hỗn loài là có kết cấu nhiều tầng tán Vì thế nghiên cứu tạo rừng hỗn loài nhiều tầng đã được một số nước trên thế giới quan tâm Khi nghiên cứu về cấu trúc tầng tán của lâm phần hỗn loài tác giả Bernar Dupuy (1995) thấy rằng kết cấu tầng tán của rừng trồng hỗn loài phụ thuộc vào đặc tính sinh trưởng và tính hợp quần của các loài cây trong lâm phần [35] Điều này cho thấy để tạo được các mô hình rừng trồng hỗn loài có cấu trúc hợp lý, tận dụng được tối đa không gian dinh dưỡng thì cần phải dựa vào đặc tính sinh trưởng cũng như phải quan tâm đến mối quan hệ qua lại giữa các loài cây để lựa chọn các loài cây trồng cho phù hợp Đây là những cơ
sở quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của các mô hình rừng trồng hỗn loài
Tại Trung tâm Kỹ thuật rừng Kasma Forest Technology Center (Nhật Bản) [37] đã thiết lập hàng loạt các mô hình rừng nhiều tầng tán bao gồm nhiều loài cây và ở nhiều cấp tuổi, trồng ở nhiều độ cao khác nhau, đặc biệt ở vùng Tsucuba có độ cao dưới 876m so với mực nước biển đã trồng loài cây
Tuyết tùng (Japanese ceder) để tạo ra những lâm phần bền vững có giá trị và
họ đã nhận thấy có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loài cây khi trồng hỗn giao với nhau và ảnh hưởng của môi trường đến từng loài cây
Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật điều chỉnh các lâm phần rừng trồng hỗn loài theo quá trình sinh trưởng các tác giả Ball, Wormald và Russo (1994) đã tác động vào các lâm phần rừng trồng hỗn loài thông qua việc giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài cây Kết quả cho thấy sau khi được tác động các biện pháp tỉa cành, tỉa thưa các loài cây mục đích đã tạo điều kiện thuận lợi để sinh trưởng phát triển tốt hơn [39]
Trang 8Một số nước trên thế giới đã có những nghiên cứu trồng cây bản địa dưới tán rừng cây lá kim hoặc cây lá rộng thuần loài và có những kết luận về khả năng sinh trưởng cũng như giá trị kinh tế của những loại rừng này
Tại Đài Loan và một số nước Châu Á sau khi đã trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng cây lá kim đã tiến hành gây trồng cây bản địa dưới tán rừng này Kết quả đã tạo ra những mô hình rừng hỗn giao bền vững, đạt năng suất cao, có tác dụng tốt trong việc bảo vệ chống xói mòn đất
Qua những nghiên cứu trên cho thấy, cây bản địa đã được rất nhiều tác giả quan tâm Rất nhiều loài có giá trị như: Tếch, Liễu sam các mô hình trồng rừng thuần loài, hỗn loài đã được chọn để phục vụ trồng rừng, về phương thức trồng cây bản địa được áp dụng là trồng theo băng hoặc theo đám, các nghiên cứu về sự ảnh hưởng lẫn nhau khi trồng hỗn giao Mỗi loại
mô hình, biện pháp kỹ thuật đều có những ảnh hưởng nhất định đến sinh trưởng và năng suất cây rừng Trên cơ sở đó lựa chọn biện pháp kỹ thuật nào phù hợp để áp dụng trong giới hạn lập địa cho phép để loài cây trồng đem lại hiệu quả cao về kinh tế, môi trường, mới là biện pháp khả thi hữu hiệu nhất
ha rừng [7] Đây là một dự án mang tầm cỡ Quốc gia có quy mô rộng lớn trên toàn Quốc và là dự án lớn nhất của ngành Lâm nghiệp từ trước tới nay sẽ nâng cao độ che phủ của rừng Việt Nam lên mức 43% vào năm 2010
DA được triển khai qua ba giai đoạn:
Trang 9- Giai đoạn 1998 - 2000: trồng mới 70 vạn ha, khoanh nu«i t¸i sinh 350.000 ha
- Giai đoạn 2001 - 2005: trồng mới 1,3 triệu ha, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 65 vạn ha
- Giai đoạn 2006 - 2010: trồng mới 2 triệu ha
Tổng vốn đầu tư dự kiến là 31.650 tỷ đồng
Theo Hoàng Liên Sơn và các cộng sự (2005) [27] dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998 - 2004 đã xây dựng được khá nhiều mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn Kết quả tổng hợp số liệu báo cáo của các tỉnh
có trồng rừng phòng hộ đầu nguồn cho thấy các mô hình khá đa dạng, tổng số
có tới 188 mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn, mật độ trồng rừng rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng loài cây và kỹ thuật áp dụng trong mỗi mô hình Căn cứ vào các loài cây trồng rừng phòng hộ đầu nguồn có thể chia các mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn thành 4 nhóm chính là cây bản địa trồng hỗn giao với nhau và cây bản địa hỗn giao với cây phù trợ; các loài Thông trồng thuần loài và Thông trồng hỗn giao với các loài cây khác; các loài Keo trồng thuần loài và Keo trồng hỗn giao với các loài cây khác; các loài Tre, luồng trồng thuần loài Trong những năm gần đây, các mô hình này đa dạng
và được phát triển rộng hơn ở nhiều tỉnh
Theo Lại Thanh Hải, Nguyễn Hoàng Tiệp (2009) [18] khi đánh giá các
mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn theo phương thức hỗn giao cây bản địa và cây mọc nhanh trong dự án 661 cho thấy:
- Về diện tích từ năm 1999 - 2004 cả nước đã trồng được 135.702,9 ha rừng phòng hộ đầu nguồn theo phương thức hỗn giao cây bản địa và cây phù trợ, diện tích rừng đã trồng trên chiếm tỷ lệ 22,52 % trong tổng số diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn
- Về tập đoàn cây trồng: Hầu hết các loài cây bản địa sử dụng trồng
Trang 10rừng phòng hộ đều phân bố ở các tỉnh, đã có 36 loài cây bản địa được sử dụng và 5 loài cây phụ trợ trồng theo phương thức hỗn giao cây bản địa và cây phù trợ Trong đó có 12 loài đã có quy trình kỹ thuật
- Về các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhìn chung đã thực hiện đúng yêu cầu của Ban quản lý 661 các cấp, đảm bảo được thiết kế kỹ thuật theo từng
dự án cơ sở Tuy nhiên, việc xác định phương thức hỗn giao, mật độ và cự ly trồng chưa thích hợp nên dẫn đến sinh trưởng của tán cây Keo chèn ép cây bản địa làm ảnh hưởng đến sinh trưởng; tiêu chuẩn cây con đề ra hầu hết là thấp; vấn đề tỉa thưa xử lý tán Keo để tạo ánh sáng cho cây bản địa không được thực hiện
- Chất lượng của các mô hình nhìn chung chưa cao, tỷ lệ sống hầu hết đạt trên 85%, nhưng tỷ lệ tồn tại sau 3 - 4 năm là thấp Sinh trưởng đường kính chiều cao các mô hình đạt các tiêu chuẩn để bàn giao quản lý so với các
dự án khác và phương thức trồng khác đều thấp hơn
- Nghiên cứu cũng đã chọn được 55 mô hình tại 22 tỉnh có triển vọng phát triển và nhân rộng
Theo Trần Thị Nga (2009) [23] khi nghiên cứu các mô hình trồng rừng phòng hộ tại tỉnh Hòa Bình cho thấy 3 loài cây Luồng, Lim xanh và Keo tai tượng là loài cây trồng rừng phòng hộ khá thích hợp Các mô hình bước đầu được đánh giá là thành công do đã chọn cây trồng phù hợp với lập địa nên cây
có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt, các mô hình hỗn giao sau:
- Mô hình trồng hỗn giao Keo tai tượng với Luồng (mật độ 400 Keo tai tượng + 200 luồng) tại xóm Càng 2, xã Hoà Bình, TX Hoà Bình trên đất feralit nâu vàng (trước đây là đất nương rẫy trồng lúa, canh tác nông lâm kết hợp trong năm đầu)
- Mô hình Keo tai tượng + Lim xanh (1000 keo tai tượng + 600 Lim xanh) ở xóm Nhót xã Thanh Hối, Tân Lạc trên đồi thấp, đất feralit nâu vàng,
Trang 11đất tốt Tại Thôn Khu, Văn Sơn, Lạc Sơn trên đất feralit nâu xám
- Mô hình hỗn giao Lim xanh với Keo chịu hạn (1000 Keo tai tượng +
600 Lim xanh) tại xóm Tam, Thanh Hối, Tân Lạc trên đất feralit nâu đỏ
không kết von Mặc dù trong mô hình này Keo chịu hạn đã bị dân chặt gần hết nhưng việc làm đó đã mở tán cho Lim xanh phát triển rất tốt
Bên cạnh đó việc nghiên cứu cơ sở khoa học về các loài cây bản địa cho trồng rừng và làm giàu rừng cũng rất được quan tâm, trong thời gian qua cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này
Nghiên cứu về cơ sở khoa học chọn loài cây bản địa trồng rừng phòng
hộ đầu nguồn điển hình là công trình của Trần Xuân Thiệp (1997) [29] Theo tác giả có 2 phương pháp để chọn loài cây bản địa phục vụ cho công tác trồng rừng là thứ nhất: Bố trí thực nghiệm và thử nghiệm (bán sản xuất) rồi đưa ra trồng rừng; thứ hai: Tổng kết kinh nghiệm gây trồng trong nhân dân để trồng thử nghiệm hoặc đưa ra thành quy trình kỹ thuật Tuy nhiên, Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) [24], lại đưa ra nghịch lý của cây bản địa đó là: Thiếu sự hiểu biết về đặc điểm của từng loài cây bản địa cụ thể: Nhu cầu về khí hậu, đất đai, ánh sáng ở các giai đoạn khác nhau, mối liên hệ giữa các loài trong quần thể
đa loài, khả năng tái sinh tự nhiên, khả năng gây trồng, Do đó khó có thể phát triển cây bản địa trên diện rộng Một nghịch lý nữa là cây bản địa quen sống trong một môi trường sống hoàn chỉnh, ít biến động nên có nhu cầu cao
về đất và các yếu tố khác Không thể đưa trồng ngay cây bản địa trên đất trống, đồi núi trọc khô cằn, trồng thuần loài tràn lan trên diện rộng Do đó muốn gây trồng thành công cây bản địa cần phải tạo được những hoàn cảnh tương đối thích hợp với từng loài cây bản địa
Trong nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên, Trần Xuân Thiệp (1997) [29] cho rằng trồng cây bản địa là một quá trình rút ngắn chu trình phát triển rừng
mà theo nhà sinh thái người Đức Lalle (1980) nếu để tự nhiên có khi đến hàng
Trang 12trăm năm Nếu rừng bị phá nhưng còn một độ tàn che nào đó, đem trồng các cây gỗ bản địa dưới tán rừng và làm như vậy đã vượt qua được rất nhiều giai đoạn diễn thế đi lên mà để tự nhiên phải mất 50 - 70 thậm chí tới 100 năm
Năm 1994 [32], trong Hội thảo về: “Tăng cường các chương trình trồng rừng ở Việt Nam với sự phối hợp giữa Bộ Lâm nghiệp, Dự án tăng cường chương trình trồng rừng ở Việt Nam (STRAP) và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)” đã đưa ra khuyến nghị quan trọng là cần có nhiều thông tin hơn về loài cây bản địa để giúp cho các địa phương tham khảo và chọn loài cây phục vụ cho trồng rừng Nhằm đáp ứng được phần nào yêu cầu trên, dự
án STRAP đã cùng với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện dự án
“Xác định các loài cây bản địa chất lượng cao để trồng rừng ở Việt nam” Kết quả đã đưa ra những thông tin có hệ thống và tổng hợp về 210 loài cây cho gỗ chất lượng cao dùng để làm nhà ở và đồ mộc cao cấp Qua đó cũng cho thấy tiềm năng của cây bản địa ở từng vùng cũng như trong cả nước rất phong phú nhưng số loài cây bản địa đã có kỹ thuật, có mô hình, có khả năng trồng rừng còn quá ít Do vậy cần phải đẩy mạnh nghiên cứu thử nghiệm những loài cây còn lại mới có thể biến tiềm năng thành hiện thực Ngoài ra cần tập trung nghiên cứu và phát triển những cây có giá trị cao để tạo nguồn cây chủ lực cho từng vùng và cho cả nước
Trần Quang Việt, Nguyễn Bá Chất khi nghiên cứu đề tài: “Xác định cơ cấu cây trồng và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cho một số loài cây chủ yếu phục vụ chương trình 327”, trong 2 năm 1997 - 1998 [10] đã chọn được tập đoàn cây trồng gồm 70 loài và xây dựng được quy trình, hướng dẫn kỹ
thuật cho 20 loài như: Lát hoa (Chukrasia tabularis), Muồng đen (Cassia siamea), Trám trắng (Canarium album), Tếch (Tectona grandis), Dầu rái (Dipterocarpus alatus)
Nguyễn Bá Chất (1995) [9] khi nghiên cứu phục hồi rừng Sông Hiếu
Trang 13(1981 - 1985) đã thí nghiệm gây trồng hỗn loài Lát hoa (C tabularis) với các loài cây lá rộng bản địa khác: Lim xẹt (P tonkinensis), Giổi (Michelia sp), Thôi chanh (Evodia bodinieri), Lõi thọ (Gmelina arborea) nhằm tạo cấu
trúc hợp lý Theo dõi mô hình rừng hỗn loài đến năm thứ 10 thấy rõ sinh trưởng rừng Lát hoa hỗn loài tốt hơn rừng Lát hoa thuần loài Kiểu cấu trúc rừng Lát hoa hỗn loài có sử dụng lớp thực bì phục hồi tự nhiên đã được tạo lập có nhiều ưu điểm về sinh trưởng và phục hồi đất
Trong báo cáo chuyên đề về cây Huỷnh (Tarrietia javannica Kost), Bùi
Đoàn [15] đã có nhận xét: “Huỷnh được coi là một trong những cây bản địa chủ yếu trong công tác trồng rừng ở Trung Trung bộ, đặc biệt là ở Quảng Bình”
Lim xanh là loài cây bản địa, gỗ thuộc nhóm quý hiếm và hiện là loài cây bản địa rất được quan tâm sử dụng trong các chương trình trồng rừng ở nước ta Phùng Ngọc Lan (1994) [21], nghiên cứu một số đặc tính sinh thái
loài Lim xanh (E fordii) đã xác nhận: Vùng phân bố của loài Lim xanh rất
rộng và có mặt ở hầu hết các tỉnh phía Bắc nước ta (từ đèo Hải Vân trở ra) với
độ cao phân bố từ 900m trở xuống ở phía Nam và 500m trở xuống ở phía Bắc Sinh trưởng thích hợp ở đồi bát úp, độ dốc nhỏ hơn 200 hoặc ở chân đồi, chân núi nơi dốc tụ Đây là cơ sở khoa học quan trọng cho việc đưa loài Lim xanh vào gây trồng ở các vùng sinh thái lâm nghiệp trên đất nước ta
Với đặc tính của hầu hết các loài cây lá rộng bản địa là thường ưa bóng trong giai đoạn còn nhỏ, do vậy việc tạo được lớp “áo che” cho các loài cây bản địa trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng là việc làm đầu tiên và rất cần thiết khi muốn tạo lập lâm phần hỗn loài, đặc biệt là trên đối tượng đất
trống, đồi trọc Nghiên cứu lựa chọn cây phù trợ để xây dựng rừng trồng hỗn
loài đã được nhiều tác giả quan tâm Điển hình là một số công trình sau:
Năm 1931 tác giả Maurand đã sử dụng lớp cây bụi thảm tươi trong rạch
Trang 14làm cây phù trợ để tạo rừng hỗn loài giữa Sao đen, Dầu rái và Vên vên ở
Trảng Bom Đồng Nai Ban đầu tác giả đã áp dụng phương thức “trồng rừng dưới tán che dày và thấp” sau 2 năm phương thức này đã được cải tiến thành phương thức "trồng dưới tàn che cao và nhẹ" Sau khi được cải tiến phương
thức trồng, các loài cây trồng chính vẫn sinh trưởng phát triển kém nên tác giả tiếp tục dùng thảm che nhân tạo với các loài cây họ đậu là Muồng đen và Đậu tràm Kết quả cho thấy rằng dùng cây che phủ ban đầu kết hợp cây che trung gian là có hiệu quả theo Nguyễn Bá Chất, 1976 [8] Như vậy, trong công trình này tác giả đã sử dụng cả 2 loại thảm che tự nhiên và thảm che nhân tạo để làm cây phù trợ Tuy nhiên, sự kết hợp hai loại thảm che này không được tính đến từ đầu khi thiết kế rừng trồng, do đó chưa đánh giá được tác dụng riêng rẽ của từng loại thảm che
Giai đoạn 1994-1998 Trần Nguyên Giảng đã nghiên cứu tạo rừng trồng hỗn loài ở Vườn Quốc gia Cát Bà - Hải Phòng Trên đối tượng đất trống, đồi trọc, tác giả đã trồng Keo tai tượng và Keo lá tràm làm “áo che” phủ Khi rừng Keo bắt đầu khép tán tác giả đã đưa vào trồng dưới tán Keo 10 loài cây
lá rộng bản địa khác nhau Sau 4 năm thí nghiệm tác giả cho thấy phương pháp trồng rừng ẩm dưới tàn che nhìn chung là thích hợp cho cả các loài trung sinh trong giai đoạn 1- 2 năm đầu Biện pháp lột tán theo định kỳ thích hợp cho loài chịu bóng mọc chậm như Gội trắng, Giổi xanh, Re gừng nhưng lại cản trở cây ưa sáng mọc nhanh như: Lát hoa, Sấu, Nhội và Muồng đỏ Kết quả cũng cho thấy dùng cây che phủ ban đầu Keo lá tràm là thích hợp nhất [16] Tuy nhiên, do thí nghiệm mới tiến hành trong giai đoạn ngắn nên chưa thể biết được 10 loài cây đó sẽ tồn tại như thế nào trong các giai đoạn sau Việc sử dụng các loài cây ưa sáng như Lát hoa và Muồng đỏ trồng dưới tán Keo hiện tại đã cho thấy khó khăn trong việc nuôi dưỡng mô hình này Mặt khác phương pháp trồng hỗn loài theo hàng dưới tán Keo tác giả chưa cho
Trang 15thấy rừng hỗn loài này sẽ có cấu trúc ra sao theo thời gian Tuy vậy, có thể nói rằng đây là mô hình tương đối toàn diện về các biện pháp kỹ thuật trồng rừng hỗn loài, từ việc tạo áo che, đến việc xác định thời điểm đưa các loài cây bản địa vào trồng dưới tán và các biện pháp lột dần tán che để các loài cây trồng chính sinh trưởng, phát triển
Lưu Phạm Hoành, Lê Cảnh Nhuệ, Trần Nguyên Giảng (1960) [30] đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và làm giàu rừng bằng những loài cây bản
địa như Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Vạng trứng (Endospermum chinense)
theo phương thức cải tạo chặt trắng, cải tạo theo băng, trồng dưới tán
Lâm Phúc Cố (1995) [12] khi nghiên cứu một số loài cây bản địa được chọn trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà ở Púng Luông, Mù Căng Chải
đã chọn được 4 loài cây bản địa là: Pơ mu (Fokienia hodginsic Henry et thomas), Tô Hạp Hương (Altingia takhtadjanii), Giổi (Tahauma Gioi A Chev) và cây Song Mật (Calamus ealusetris) có thể trồng làm giàu rừng theo
phương thức trồng xen dưới tán rừng hay làm giàu rừng theo băng
Chương trình 327 [26] với định hướng trồng rừng phòng hộ theo hướng hỗn loài 500 cây bản địa + 1100 cây phụ trợ Khi thực thi, có hơn 60 tỉnh, thành phố có dự án đã trồng rất nhiều mô hình rừng trồng hỗn loài khác nhau với hơn 70 loài cây
Triệu Văn Hùng (1993) [19] đã nghiên cứu về “Đặc tính sinh vật học
của một số loài cây làm giầu rừng như: Trám trắng (Canarium album), Lim xẹt (Peltophorum tonkinense A.Chev)” có nhận xét: Trong tổ thành rừng tự
nhiên, Trám trắng chỉ đạt trung bình 3,87% về số cây và 6,84% về trữ lượng ô tiêu chuẩn Xét ở trạng thái rừng IIIA1, Trám trắng chiếm tỷ lệ cao hơn so với IIIA2 Trong rừng rất hay gặp Trám trắng với một số loài cây bạn như Kháo
vàng (Machilus bosii), Dẻ (Castanopsis sp), Lim xẹt (P tonkinense), Hu đay
Trang 16(Trema orientalis), Sau sau (Liquidambar formosana), Xoan ta (Melia azedarach Linn), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Vối thuốc (Schima wallichii)
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2000) [32] khi nghiên cứu cải tạo rừng nghèo kiệt tại Vũ Mễ (Bắc Sơn) và Đồng Hỷ (Thái Nguyên) bằng
cách trồng bổ sung 2 loài cây bản địa là Dẻ đỏ (Castanopsis hystrix) và Kháo vàng (Machilus bosii) theo phương thức trồng theo băng hoặc theo đám Từ
những năm 1972 đến những năm sau 1975 một số lâm trường như Bắc Sơn,
Võ Nhai, Đồng Hỷ đã nhân rộng mô hình trên Tuy nhiên, cho đến nay việc đánh giá các mô hình này gặp rất nhiều khó khăn vì đã bị tàn phá
Một công trình nghiên cứu khác tại Cầu Hai – Phú Thọ (Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam) [32] cũng đã đưa cây Lim xẹt (P tonkinense) trồng
theo băng trên thảm cây bụi có chiều cao khoảng 3m Mở rạch 2m, trồng bằng cây con có bầu được tạo từ hạt nuôi trong vườn ươm 6 tháng tuổi Sau 3 năm
tỷ lệ sống đạt sấp xỉ 90%, khả năng sinh trưởng khá, tăng trưởng bình quân đạt 2,3cm/năm về đường kính và 2,0m/năm về chiều cao Nhưng đến năm thứ
4 trở đi thì khả năng sinh trưởng chậm lại Các loài cây tái sinh trong rạch chừa sinh trưởng khá nhanh, vượt chiều cao cây Lim xẹt trồng trong rạch Tán cây trong rạch chừa đã lấn át nên ở giai đoạn từ 6 - 7 năm tuổi khả năng sinh trưởng của Lim xẹt kém hẳn Điều này rất phù hợp với đặc điểm sinh thái cây Lim xẹt đã được xác định trong nhiều công trình nghiên cứu trước đây Vì cây Lim xẹt là cây ưa sáng do đó không nên trồng làm giàu rừng bằng Lim xẹt trong rạch, khi thảm thực bì phát triển quá nhanh
Cũng tại Cầu Hai – Phú Thọ đã nghiên cứu thử nghiệm trồng cây Lim xanh trên 3 trạng thái thực bì khác nhau:
1 Trạng thái rừng tự nhiên nghèo kiệt có chiều cao lớp thảm tự nhiên 3m Trồng lim xanh trên băng chặt rộng 20, 30, 40m; băng chừa 20m Trên
Trang 17băng chặt lại tiến hành gieo cốt khí để che phủ đất
2 Trạng thái rừng tự nhiên nghèo kiệt được chặt trắng, đốt dọn sạch, giữ lại cây cỏ phục hồi trong quá trình chăm sóc
3 Trạng thái đất trống đã có lớp cây tiên phong phục hồi với chiều cao
từ 3 – 4m, mở rạch rộng 1,5m, hàng cách nhau 4m, cây cách cây 2m
Trần Nguyên Giảng (1985) [16] nhận xét rừng Lim xanh được trồng theo băng hoặc theo rạch (công thức 1 và công thức 3) có khả năng sinh trưởng tốt và hình thân đẹp Cây Lim xanh là loài cây không có trục chính, thường ra cành sớm được sự hỗ trợ của băng chừa thu hẹp ánh sáng của băng trồng, đã hạn chế được cành ngang, làm cho đoạn thân dưới cành có chiều dài
5 - 7m, có cây trên 10m, không bị sâu nấm Cây Lim xanh trồng trên đất trống (công thức 2), thiếu cây phù trợ nên đã trở thành rừng thuần loài và lộ rõ nhược điểm: Thân ngắn, cong queo, sâu nấm nhiều
Vi Hồng Khánh (2003) [20] khi đánh giá sinh trưởng của một số loài cây bản địa phục vụ công tác bảo tồn và phát triển rừng ở Cầu Hai – Phú Thọ
đã kết luận: Phần lớn các xuất xứ Lim xanh (E fordii) đều có tỷ lệ sống cao
và sinh trưởng tốt, đồng thời trong 34 loài cây bản địa nơi nghiên cứu đã chọn
được các loài: Lim xanh (E fordii), Re gừng (C zeylanicum), Xoan đào (Pygeum arboreum), Sồi phảng (Castanopsis cerebrina), Chiêu liêu (Terminalia chebula), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) là những loài
cây mọc nhanh, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh có khả năng nhân rộng và phát triển cho các điều kiện lập địa tương tự
Qua nhiều năm nghiên cứu, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2000) [32] đã đề xuất trên 100 loài cây bản địa cho các chương trình trồng rừng phục vụ cho cả 3 loại rừng là rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Qua khảo sát, dựa vào các tài liệu đã có và số liệu mới thu thập, 31 loài cây bản địa đã được chọn và có báo cáo chuyên đề cho từng loài Các loài cây
Trang 18bản địa đó được đánh giá theo 3 mức độ:
- Các loài cây đã được đưa vào sản xuất lớn, diện tích lên tới hàng nghìn ha, tối thiểu cũng vài trăm ha, có đủ quy trình, quy phạm, hưỡng dẫn kỹ
thuật như: Mỡ (Manglietia conifera), Quế (Cinnamomun cassia Bl), Sa mu (Cunninghamia lanceolata), Trẩu (Vernicia fordii) , Sở (Camellia oleifera), Thông mã vĩ (Pinus massoniana), Muồng đen (Senna siamea), Dầu nước (Diptercarpus dyeri Pierre)
- Các loài cây đã đưa vào sản xuất mặc dù quy mô còn nhỏ song các mô
hình rừng trồng đủ lớn để đánh giá như: Lát hoa (Chukrasia tabularis), Lim xẹt (P tonkinense), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy), Dó giấy (Rhamnoneuron balansae)
- Các loài đã và đang được nghiên cứu, mô hình thực nghiệm nhỏ như:
Lim xanh (E fordii), Kháo vàng (M bosii), Re gừng (C zeylanicum), Trám (Canarium sp), Vên vên (Anisoptera costata), Dẻ đỏ (C hystrix)
Công trình nghiên cứu phục hồi rừng vùng Sông Hiếu thông qua việc
xây dựng cấu trúc hỗn loài Lát hoa với một số loài cây khác của Nguyễn Bá
Chất (1981-1985) Tác giả đã trồng hỗn loài cây Lát hoa với các loài cây lá rộng bản địa như Lim xẹt, Giổi xanh, Thôi chanh, Lõi thọ, Ràng ràng nhằm tạo được một cấu trúc rừng hợp lý Mô hình này được theo dõi đến năm thứ
10 và cho thấy sinh trưởng rừng Lát hoa trồng hỗn loài tốt hơn rừng Lát hoa trồng thuần loài Kiểu cấu trúc rừng Lát hoa hỗn loài sử dụng lớp thực bì phục hồi tự nhiên có ưu điểm hơn về sinh trưởng của các loài cây trồng và có dấu hiệu phục hồi đất tốt hơn [8]
Dự án RENFODA (Rehabilitation of Natural Forest in Degraded Watershed Area in the North of Vietnam) do JICA tài trợ đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng tự nhiên bị suy thoái ở Cao Phong - Hoà Bình bằng cách tạo ra rừng trồng hỗn loài các loài cây lá rộng bản địa theo
Trang 19phương thức hỗn loài giữa các loài cây cao ưa sáng và chịu bóng với nhau Các loài cây lá rộng bản địa được kết hợp để tạo rừng trồng hỗn loài là Giẻ
đỏ, Lim xanh, Trám trắng và Sồi phảng Phương pháp hỗn loài là theo rạch và theo đám Kết quả sau 4 năm thí nghiệm (2004-2007) cho thấy các loài cây trồng đều rất có triển vọng, tỷ lệ sống của các loài đều đạt trên 95% So với phương pháp trồng hỗn loài theo đám thì sinh trưởng của các loài cây trồng theo rạch đều tốt hơn [33]
Các dự án trồng rừng Việt-Đức KfW1 ở Lạng Sơn và Bắc Giang; KfW2 ở Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị cũng đã đưa cây bản địa vào trồng dưới rừng Keo lá tràm theo hướng đa dạng hoá cây trồng
Tóm lại : Chọn loài cây trồng tức là nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc tính sinh học của cây với các yếu tố sinh thái môi trường của lập địa trên quan điểm kinh tế, xã hội và môi trường với mục đích rừng trồng phải đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương Hiện tại chúng ta vẫn còn một nguồn gen rất phong phú của rừng mưa nhiệt đới, nhưng trong số hàng ngàn loài cây tồn tại trong rừng tự nhiên, lại có rất ít loài
có khả năng đem trồng tập trung ở những vùng đất trống đã bị suy thoái không còn tính chất đất rừng Điều này có nhiều nguyên nhân khác nhau thuộc về khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và kinh tế-xã hội Về mặt khoa học tự nhiên thì: hiểu biết của chúng ta về nhu cầu sinh thái và phản ứng của các loài cây bản địa còn quá ít ỏi Rất nhiều loài cây tồn tại trong trạng thái của rừng tự nhiên không thể đem trồng tập trung ở đất trống vì tiểu khí hậu và hoàn cảnh rừng ở đó đã thay đổi nhiều không còn phù hợp với yêu cầu sinh thái của loài Thường thì những loài cây bản địa có giá trị kinh tế lại
là những loài khó thích hợp cho việc trồng rừng tập trung Chỉ có những loài
mà vốn bản tính tự nhiên của nó đã ưa sáng, chịu được hạn như: mỡ
(Manglieta glauca), bồ đề (Styrax tonkinensis), xoan (Melia azedarach) ,
Trang 20hay những loài vốn đã sống trên các điều kiện lập địa cực đoan, hoặc các vùng khí hậu bất lợi, chẳng hạn như vùng mưa mùa đông hay các vùng có
mùa khô hạn kéo dài, đó là các loài như: Phi lao (Casuarina sp), Tếch (Teatona grandis), dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius)
Các công trình nghiên cứu trên đã xác định được quy luật sinh trưởng của các loài cây đưa vào nghiên cứu, xây dựng mô hình sinh trưởng và năng suất cho các loài cây trồng trên một số dạng điều kiện lập địa cơ bản, tìm ra được yếu tố cơ bản chi phối đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng trên một số dạng lập địa
1.3 Nhận xét và đánh giá chung
Điểm qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy nghiên cứu về cây lá rộng bản địa và xây dựng các mô hình rừng trồng ở nước ta đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Trên thực tế chúng ta đã xây dựng thành công khá nhiều mô hình rừng trồng ở các vùng sinh thái khác nhau, trong đó phương thức trồng được sử dụng chủ yếu là trồng rừng hỗn giao, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều mô hình chưa thực sự thành công; sự thành công hay thất bại của các mô hình này đều gắn với các biện pháp kỹ thuật, lập địa cụ thể Bên cạnh đó việc nghiên cứu về đặc tính, sinh thái và khả năng trồng rừng của các loài cây ở nước ta cũng đã được tiến hành khá bài bản, tuy nhiên cũng mới chỉ dừng lại ở một số loài cây có giá trị cao như Lim xanh, Lát hoa, kết quả nghiên cứu về các loài cây này là
cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng các mô hình trồng rừng ở nước ta Tuy nhiên với từng loài cây lại cần có những biện pháp kỹ thuật cụ thể gắn với từng dạng lập địa nhất định
Cũng như nhiều chương trình, dự án khác, dự án KfW4 đã xây dựng được nhiều mô hình rừng trồng, đặc biệt là các mô hình trồng các loài cây bản địa, tuy nhiên việc xây dựng mô hình phải tuân thủ theo quy trình nghiêm
Trang 21ngặt từ khâu lựa chọn lập địa, bố trí loài cây trồng đến sản xuất cây giống, tổ chức thực hiện, cơ chế đầu tư Do đó việc đánh giá các mô hình rừng trồng tại dự án trồng rừng tại các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An áp dụng cho giai đoạn tiếp theo của dự án KfW4 và các dự án mới của KfW cũng như các chương trình trồng rừng khác là cần thiết
Trang 22Chương 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - GIỚI HẠN - PHẠM VI - NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu chung
Phát triển và nhân rộng các mô hình rừng trồng thành công về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường để áp dụng cho các dự án, chương trình trồng rừng tại Việt Nam
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Về lý luận
Tổng kết và đánh giá được các biện pháp kỹ thuật, một số mô hình rừng
trồng đã áp dụng trong dự án “Trồng rừng tại các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An- (KfW4)” tại huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa
- Về thực tiễn
Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình rừng trồng
có hiệu quả theo hướng phát triển bền vững trong dự án KfW4 tại huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa, làm cơ sở để nhân rộng các mô hình trong tỉnh Thanh Hóa
2.2 Đối tượng, giới hạn nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng được chọn nghiên cứu là một số mô hình rừng trồng của dự án KfW4 tại huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa
- Giới hạn nghiên cứu:
+ Về đánh giá mô hình: Đề tài chỉ tập trung đánh giá các mô hình trồng rừng năm 2005 là thời gian các mô hình tại huyện Thạch Thành được xây dựng với tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật đã ban hành, số lượng mô hình
đa dạng nhất
- Do cây bản địa sinh trưởng khá chậm nên cho đến thời điểm hiện tại
Trang 23(5 năm thực hiện) đề tài chỉ tập trung đánh giá tỷ lệ sống và tình hình sinh trưởng về D1,3, Hvn, Dt của các mô hình
- Đánh giá hiệu quả kinh tế đề tài tập trung vào các vấn đề: Hưởng lợi
từ dự án, dự báo hiệu quả đầu tư theo cam kết
Đánh giá hiệu quả xã hội tập trung vào: Tạo việc làm, nâng cao nhận thức, hiểu biết phát triển rừng bền vững có sự tham gia của người dân
Đánh giá hiệu quả môi trường: Tập trung vào việc đánh giá tăng tỷ lệ che phủ của rừng từ đầu dự án đến nay
2.4 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung vào các nội dung sau:
- Đánh giá kết quả trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng dự án KfW4 giai đoạn 2002-2009 tại dự án KfW4 huyện Thạch Thành
- Tổng kết kỹ thuật xây dựng mô hình rừng trồng áp dụng trong dự án KfW4 huyện Thạch Thành
- Đánh giá tỷ lệ sống, chất lượng cây, tình hình sinh trưởng của một số
mô hình trồng rừng chính dự án KfW4 tại huyện Thạch Thành
- Đánh giá hệ thống các cơ chế chính sách, tổ chức, suất đầu tư trong các mô hình rừng trồng trong dự án KfW4 huyện Thạch Thành
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường từ kết quả xây dựng và phát triển rừng dự án KfW4 tại huyện Thạch Thành
- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình rừng trồng dự án
Trang 24KfW4 có hiệu quả theo hướng phát triển bền vững tại huyện Thạch Thành
2.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Quan điểm và cách tiếp cận trong nghiên cứu
Nghiên cứu trong lĩnh vực lâm nghiệp đối tượng nghiên cứu là cây trồng dài ngày có chu kỳ kinh doanh hàng chục năm thậm chí có loài tới hàng trăm năm, do vậy để đạt được mục tiêu đề ra chúng ta cần phải chọn lựa được phương pháp nghiên cứu thích hợp Muốn đạt được điều đó phải căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và các điều kiện thực tiễn, phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu hiện có, cùng với việc tiếp thu, tham khảo dựa trên nguyên tắc kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mô hình rừng trồng, các loài cây bản địa có nhu cầu về điều kiện lập địa, sinh thái nhất định, cần phải xác định lập địa trồng cho phù hợp với đặc điểm sinh thái của loài Để xác định điều kiện sinh thái phù hợp cho trồng rừng sản xuất có chức năng phòng hộ bằng cây bản địa phải dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là:
- Phù hợp với điều kiện sinh thái, đất đai của vùng trồng: luôn tuân thủ theo nguyên tắc “đất nào cây ấy” có như vậy khi chọn loại cây trồng mới phát huy tốt khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng phát huy các mục tiêu phòng hộ của rừng
- Phát huy được tác dụng môi trường bền vững đồng thời đáp ứng được mục tiêu kinh tế đặt ra: Đa dạng, hỗn loài là những tiêu chí hàng đầu của cây trồng với mục tiêu bền vững, song song với quá trình sinh trưởng phát triển nhanh của cây trồng thì mục tiêu kinh tế được đáp ứng
Dựa vào các quan điểm đó, đề tài đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố đã được đề cập ở trên làm cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng bằng các loài cây lá rộng bản địa nhằm phát huy tác dụng bền vững và kinh tế của rừng
Trang 252.5.2 Phương phỏp tiếp cận
- Kế thừa cỏc kết quả nghiờn cứu, bỏo cỏo đó cú về tỡnh hỡnh thực hiện, triển khai và cỏc cơ chế chớnh sỏch, cỏc hướng dẫn kỹ thuật, cỏc mụ hỡnh lõm sinh ỏp dụng trong Dự ỏn KfW4 tại huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Húa Cỏc văn bản, chớnh sỏch chỉ đạo thực hiện, số liệu thống kờ ở BQLDA KfW4 Trung ương, BQLDA KfW4 tỉnh Thanh Húa, BQLDA KfW4 huyện Thạch Thành
- Kết hợp giữa tổng kết và đỏnh giỏ của dự ỏn (thụng qua cỏc bỏo cỏo tổng kết đỏnh giỏ thực hiện dự ỏn KfW4, cỏc biờn bản thẩm định kết quả, nghiệm thu kết quả trồng và KNTS rừng tại huyện Thạch Thành) với kết quả
khảo sỏt, đỏnh giỏ trờn thực tế
+ Tiếp cận, khảo sỏt tỡnh hỡnh thực hiện, triển khai dự ỏn và cỏc cơ chế chớnh sỏch, cỏc hướng dẫn kỹ thuật và cỏc mụ hỡnh rừng trồng trờn thực tế:
Lựa chọn cỏc địa điểm thực hiện cỏc mụ hỡnh để khảo sỏt, đỏnh giỏ chi tiết: Hiện tại việc thiết lập rừng bằng cỏc mụ hỡnh rừng trồng của dự ỏn trờn địa bàn 9 xó, tuy nhiờn với cỏc mụ hỡnh trồng rừng cõy bản địa cú chu kỳ kinh doanh tương đối dài mới đỏnh giỏ chớnh xỏc được kết quả Vỡ vậy đề tài đó chọn Xó Thạch Cẩm để thực hiện, lý do là:
- Trồng rừng đầu tiờn của dự ỏn KfW4 cú đầy đủ hoạt động của dự ỏn, theo cỏc quy trỡnh kỹ thuật của dự ỏn đề ra, cỏc diện tớch rừng đó được trồng trong năm 2005, năm dự ỏn đó ỏp dụng đầy đủ cỏc quy trỡnh kỹ thuật
- Trồng trờn 650 ha rừng (cõy bản địa chiếm gần 50% diện tớch trồng rừng bản địa của toàn huyện) Phần lớn cỏc mụ hỡnh trồng rừng bản địa, đặc
biệt là cỏc loài cõy trồng chớnh của dự ỏn KfW4 đó được thực hiện tại đõy
Trong xó Thạch Cẩm được khảo sỏt tại tất cả cỏc hiện trường dự ỏn tại
3 thụn đó thực hiện trồng rừng trong năm 2005 là thụn Thạch Yến, thụn Cẩm Lợi, thụn Long Tiến,
Sơ đồ các b-ớc nghiên cứu đ-ợc thể hiện ở hình 2.1 dưới đõy:
Trang 26Hình 2.1: Sơ đồ các bước thực hiện nghiên cứu
Thu thập các thông tin
Quy trình kỹ thuật, suất đầu tư, các cơ chế chính
sách thực hiện…
Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường
Cơ chế, chính sách thực hiện
Trang 272.5.3 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.5.3.1 Thu thập, kế thừa các kết quả nghiên cứu, số liệu đã có
- Thu thập các văn bản hướng dẫn kỹ thuật, các Quyết định, chỉ thị của
Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, … liên quan
đến kỹ thuật và suất đầu tư, hưởng lợi,… trong dự án KfW4, các thông tin
chung về tình hình thực hiện, triển khai dự án và những vấn đề có liên quan từ BQLDA Trung ương, BQLDA KfW4 tỉnh Thanh Hóa, BQLDA KfW4 huyện
tự
- Thu thập các hướng dẫn kỹ thuật, cơ chế chính sách và các mô hình lâm sinh áp dụng trong dự án KfW4 của huyện Thạch Thành Thu thập các thông tin, số liệu về tình hình, tiến độ thực hiện dự án, các biên bản thẩm định, nghiệm thu kết quả trồng và KNTS rừng tại BQLDA KfW4 huyện Thạch Thành
2.5.3.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu trên hiện trường
Phương pháp đánh giá chung được áp dụng là lập OTC, kết hợp với điều tra sơ thám và phỏng vấn cán bộ, người dân, những người tham gia quản
lý và thực hiện dự án KfW4 tại huyện Thạch Thành Các bước của quá trình khảo sát, đánh giá như sau:
Làm việc với BQLDA KfW4 Trung ương, và huyện Thạch Thành để nắm được tình hình chung về việc triển khai thực hiện dự án, các hướng dẫn, quy trình kỹ thuật, các cơ chế chính sách và các mô hình rừng trồng đã áp
Trang 28dụng, các loài cây trồng rừng, biện pháp kỹ thuật (Điều tra lập địa, sản xuất cây con, xử lý thực bì, làm đất, phương thức trồng, mật độ trồng, bón phân, thời vụ, nghiệm thu,…) chủ yếu áp dụng trong dự án KfW4, tình hình tổ chức
thực hiện, những khó khăn, vướng mắc mà các địa phương gặp phải và các kiến nghị, đề xuất của lãnh đạo, cán bộ và người dân địa phương… Từ đó đã chọn ra các điểm hiện trường để điều tra, khảo sát chi tiết, cụ thể
- Sử dụng phương pháp lập OTC điển hình tạm thời để đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng rừng trồng Mỗi loài cây lập 6 OTC tiêu chuẩn gồm có 03 OTC ở vị trí chân và 3 OTC ở vị trí sườn Diện tích OTC là 200m2 (10x20m)
cho loài cây trồng có mật độ 1666 cây/ha, OTC diện tích 300m2(10x30m) cho
mật độ 1111 cây/ha, và có thể mở rộng thêm diện tích OTC là 400m2
(20x20m) hoặc 500m2 (20x25m) để đảm bảo số mẫu điều tra n>= 30 cây/ OTC (Kết quả điều tra sẽ được ghi vào mẫu phiếu điều tra chi tiết ở phần phụ biểu 01)
Tổng số OTC điều tra là 18 OTC ở toàn bộ 3 thôn tham gia trồng rừng năm 2005 tại xã Thạch Cẩm như bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1.Tổng hợp các OTC điều tra
STT Loài cây Tên
OTC Vị trí
Diện tích OTC
Địa điểm thôn
Trang 298 LAS 2 Sườn 300 Thạch Yến
13
Sấu
Với mỗi đặc điểm địa hình của các mô hình rừng trồng trên, phương pháp thu thập số liệu ở đây là tiến hành đo đếm các chỉ tiêu: tên loài cây, năm trồng, đường kính ngang ngực (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tán (Dt), chất lượng cây trồng, tỷ lệ sống (%)
- Đường kính ngang ngực (D1.3): Dùng thước kẹp kính để đo, với độ chính xác đến mm
- Đường kính tán (Dt): Đo bằng thước dây theo hình chiếu thẳng đứng của tán cây xuống mặt đất, với độ chính xác đến cm
- Đánh giá chất lượng rừng trồng: Trong khi đo đếm các chỉ tiêu D1.3,
Hvn,Dt trong ô tiêu chuẩn, dựa vào hình thái cây rừng và khả năng sinh trưởng
để phân cấp cây rừng ra thành các cấp sau:
(1) Cây tốt: Là cây có chỉ tiêu sinh trưởng đến vượt trội so với lâm phần, có tán lá phát triển cân đối, không sâu bệnh, không bị cong queo, không gẫy ngọn
(2) Cây trung bình: là cây tham gia vào tán rừng, nhưng các chỉ tiêu khác kém hơn chỉ tiêu cây tốt
(3) Cây xấu: Là cây sinh trưởng kém, cây cong queo, sâu bệnh, lệch
Trang 30tán, gẫy ngọn, tán cây nằm dưới tán rừng
- Chiều cao vút ngọn (Hvn): Dùng sào đo cao với độ chính xác đến cm
Tỷ lệ sống được xác định bằng phương pháp đếm số cây chết trong tổng hàng và số cây đã điều tra đo đếm
Số lần lặp ở đây là 3 lần cho 1 dạng địa hình (chân và sườn) và 6 lần
lặp cho NDLĐ C
2.5.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng các công cụ thống kê toán học trong lâm nghiệp trên phầm mềm ứng dụng Excel và SPSS để tính toán và xử lý số liệu Các chỉ tiêu tính toán được quan tâm là:
- Giá trị trung bình của đường kính gốc, chiều cao vút ngọn, đường kính tán
- Tỷ lệ sống của các loài cây bản địa được tính theo công thức sau:
X% =
N
n
*100 Trong đó: X% là tỷ lệ sống của loài cây
n là số cây sống của mỗi loài trong tổng các loài cây đo đếm
N là tổng số cây trồng ban đầu của mỗi loài trong tổng các loài cây đo đếm
- Hệ số biến động của các đại lượng sinh trưởng được tính theo công thức:
Trong đó: S% là hệ số biến động của đại lượng điều tra (D, H, )
S là sai tiêu chuẩn của đại lượng điều tra (D, H, )
x là giá trị trung bình của đại lượng điều tra (D, H, )
- Sử dụng các tiêu chuẩn Bonferroni, Duccan để kiểm tra, so sánh các chỉ tiêu sinh trưởng các loài cây trong mô hình rừng trồng
Trang 31Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Thạch Thành là huyện miền đồi núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh hóa, có vị trí:
Phía Bắc giáp huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình)
Phía Tây giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện Bá Thước
Phía Nam giáp huyện Vĩnh Lộc
Phía Đông giáp huyện Hà Trung
Tổ chức hành chính huyện có 26 xã và 2 thị trấn Trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị và xã hội của huyện là thị trấn Kim Tân
Trong những năm qua sản xuất Nông Lâm nghiệp tại huyện đã từng bước phát triển, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển đổi phù hợp với điều kiện của địa phương Là huyện có gần 6.000 ha mía nguyên liệu, đây là nguồn thu quan trọng đẩy tổng thu nhập hàng năm của người dân tăng lên đáng kể
Trên địa bàn huyện có 9 xã tham gia dự án KfW4 với tổng diện tích
tự nhiên vùng dự án là 26.900,80 ha Đây cũng là huyện đầu tiên được lựa chọn để tiến hành các hoạt động hiện trường của dự án KfW4 tại tỉnh Thanh Hóa từ năm 2004
Trang 32Hình 3.1 Vị trí địa lý huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa
3.1.2 Khí hậu, thuỷ văn
Huyện Thạch Thành thuộc vùng có khí hậu gió mùa, có 2 mùa rõ rệt Mùa mưa (nóng ẩm) từ tháng 3 đến tháng 9, mùa khô (lạnh, khô) từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau Địa bàn nghiên cứu nằm trong vùng quan trắc khí tượng của trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn Thạch Thành - Thanh Hóa Kết quả quan trắc khí tượng trong những năm gần đây như sau:
Điều kiện khí hậu thủy văn đặc trưng với nhiệt độ trung bình năm là
240C (dao động từ 6-380C Độ ẩm không khí trung bình ở mức 80-85% (dao động từ 63-95%) Lượng mưa trung bình năm 1.596 mm (dao động từ 1.397 đến 2100 mm), mưa phân bố không đều của các tháng trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 7,8,9 có năm sớm hơn bắt đầu từ tháng 3 và muộn hơn kéo dài đến tháng 10 Trong mùa mưa, mưa rất tập chung nên trên địa bàn huyện thường xảy ra lũ lụt Còn về mùa khô thì thường có hạn hán Đặc điểm
Huyện Thạch Thành
TỈNH NINH BÌNH
Trang 33khí hậu này gây ra ảnh hưởng không nhỏ đế sản xuất Nông - Lâm nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân
Thạch thành có mạng lưới sông Bưởi, các suối phân bố hầu hết các xã trong huyện Hệ thống sông suối của huyện có tiềm năng thuỷ điện, thuỷ lợi
và giao thông nhưng thường gây lũ lụt làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân
3.1.3 Địa hình
Địa hình huyện Thạch Thành chủ yếu là vùng đồi, núi thấp: thuộc thuỷ
hệ sông Bưởi, địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi các khe suối độ dốc bình quân 20 - 350, độ cao bình quân 200 - 300m ít hiểm trở, đi lại thuận lợi, xen giữa các dãy núi là những cánh đồng trũng thường bị úng lụt trong mùa mưa lũ
3.1.4 Thổ nhưỡng
Toàn huyện Thạch Thành có thể chia ra 3 nhóm đất chính:
- Nhóm đất Feralít phát triển trên đá trầm tích và đá biến chất có kết cấu hạt thô trên các loại đá chủ yếu: Sa thạch, Sa phiến thạch
- Nhóm đất phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn trên các loại đá chủ yếu: Phiến thạch sét, diệp thạch
- Nhóm đất Feralít phát triển trên đá vôi và biến chất của đá vôi
Trong các nhóm đất trên, nhóm đất phát triển trên đá phiến thạch, diệp thạch và đá vôi có độ phì cao, thích hợp với nhiều loài cây rừng, cây ăn quả, cây công nghiệp Nhóm đất Feralít phát triển trên đá trầm tích và đá biến chất
có kết cấu hạt thô trên các loại đá Sa thạch, Sa phiến thạch không thật thích hợp với nhiều loại cây trồng
Trang 343.1.5 Hiên trạng đất đai, tài nguyên rừng
Huyện Thạch Thành có tổng diện tích tự nhiên 58.811 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 31.286 ha, chiếm 53,19% diện tích đất tự nhiên Trong
đó :
Bảng 3.1 Hiện trạng và cơ cấu đất đai huyện Thạch Thành
(ha)
Tỉ lệ (%)
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009 huyện Thạch Thành
Có thể thấy tiềm năng đất đai của huyện không lớn, tuy nhiên đất còn khá tốt và thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây ngắn ngày và chăn nuôi Trong những năm gần đây sự nghiệp bảo
vệ rừng và trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã đạt kết quả đáng kể, với ngành lâm nghiệp của huyện, nhiều chỉ tiêu về trồng rừng, trồng cây phân tán, khoanh nuôi tái sinh chăm sóc bảo vệ rừng và khai thác lâm sản đều tăng qua các năm Ðến nay, các khu rừng của Thạch Thành được chăm sóc và bảo
vệ tốt nên không có vụ cháy rừng nào xảy ra Tuy nhiên công tác trồng rừng mới, đặc biệt là rừng sản xuất ở Thạch Thành mới chỉ được tiến hành trong 6-7 năm trở lại đây, vì vậy đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc
Trang 35trong thời gian tới là cần thiết
Tổ thành rừng:
- Rừng tự nhiên, rừng đặc dụng:
Đối với rừng giàu và rừng trung bình tổ thành loài cây phong phú, còn nhiều loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế: Re, Táu, Sến, Chò chỉ, Chò nâu, Trường, Kháo, chiếm tới 40% trữ lượng rừng Những khu rừng đặc dụng được bảo vệ tốt, một số loài cây quý hiếm: Lim xanh, Lát hoa vẫn còn bảo tồn
và phát triển Đối với rừng nghèo và rừng hồi phục: do rừng bị chặt phá nhiều lần, những loài cây có giá trị kinh tế cao không còn nữa Cây còn lại chủ yếu, Chẹo, Ngát, Hu đay, Ba soi,
- Rừng trồng:
Các loài cây trồng rừng như, Bạch đàn, Keo các loại, Bồ đề, Bương,
Luồng, Lát hoa, Lim xanh được người dân trong huyện trồng và phát triển tương đối mạnh trong những năm gần đây
Sự đầu tư thích đáng của các dự án lâm nghiệp trong đó có dự án KfW4 phát huy nội lực sẵn có của địa phương và tận dụng được mọi sự trợ giúp từ bên ngoài là góp phần giải quyết có hiệu quả mục tiêu phát triển bền vững của huyện cũng như của khu vực
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1 Dân số, dân tộc, lao động
Theo số liệu của phòng thống kê huyện Thạch Thành năm 2009 thì dân số của huyện Thạch Thành là 147.068 người với 4 dân tộc sinh sống
(Mường, Kinh, Dao, Thái), trong đó các dân tộc Mường và Kinh chiếm trên
90% Toàn huyện có 95.741 lao động, trong đó lao động nông- lâm nghiệp là 69.452 người chiếm 72% số lao động toàn huyện Thu nhập bình quân hàng tháng trên khẩu là 567.000 đồng
Trên một địa bàn tương đối rộng nhưng chỉ có ít thành phần dân tộc
Trang 36cùng chung sống với các phong tục, tập quán khác nhau, thì đây là một thuận lợi cho quá trình triển khai các dự án trồng rừng Mặt khác do diện tích đất nông nghiệp ở địa phương vẫn còn ít, nguồn lao động vẫn còn dư thừa, chính đặc điểm này có thể đưa họ tham gia sản xuất lâm nghiệp nói chung và tham gia vào Dự án KfW4 nói riêng, xem chi tiết trong bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thành
3 Dân số trong độ tuổi lao động Người 95.741
4 Lao động trong ngành Nông, Lâm nghiệp Người 69.452
6 Thu nhập bình quân hàng tháng 1 khẩu 1000đ 567
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009 huyện Thạch Thành
3.2.2 Tổ chức ngành lâm nghiệp
Toàn huyện có phòng Nông nghiệp, 1 BQLDA rừng phòng hộ, 1 Lâm trường và 1 Hạt kiểm lâm có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến phát triển lâm nghiệp của huyện, tại các xã đều có cán bộ phụ trách Nông Lâm nghiệp
để hỗ trợ việc phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã
3.2.3 Cơ sở hạ tầng, đường giao thông, điện, nước sinh hoạt
Trang 37thế phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch sinh thái và tuyến đường sông qua sông Bưởi
Từ trung tâm các xã đến trung tâm huyện hầu hết đã được rải nhựa rất thuận lợi cho việc đi lại Hệ thống đường liên thôn tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại bằng xe cơ giới vào mùa khô Hệ thống đường giao thông nội các thôn là đường đất, đôi chỗ dốc đi lại khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa, phần nào đã gây trở ngại cho việc thực hiện các hoạt động của
Dự án
Điện nước phục vụ cho sinh hoạt
- Về điện: Trên 90% các hộ gia đình trong huyện đã được sử dụng điện lưới quốc gia Tuy nhiên nguồn điện không thực sự ổn định, phần nảo ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân
- Nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất: Phần lớn số hộ gia đình trong huyện sử dụng nước từ giếng đào và giếng khoan cho sinh hoạt gia đình Tuy nhiên chất lượng nước không đảm bảo thường đục vào mùa mưa và thiếu vào mùa khô Đặc biệt lượng nước cấp cho sản xuất không ổn định, nó ảnh hưởng đến diện tích canh tác đất nông nghiệp và năng suất cây trồng
3.2.4 Giáo dục
Là huyện miền núi nên huyện Thạch Thành đã nhận nhiều đầu tư và được hưởng các chính sách phát triển giáo dục, tới nay hầu hết các xã đã có trường học cấp I và cấp II khá kiên cố, các trường đều có đủ phòng học, các
em không phải học theo ca Tuy nhiên một số trường dụng cụ giảng dậy vẫn còn thiếu nên đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh
3.2.5 Y tế
Tại trung tâm huyện có 02 cơ sở y tế của Nhà nước, tại mỗi xã có 01 trạm Y tế, nhìn chung cơ sở vật chất cho các hoạt động y tế tương đối tốt thuốc men đầy đủ cho việc chữa bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho người dân
Trang 38- Hệ thống tổ chức ngành lâm nghiệp đầy đủ
- Là vùng nguyên liệu mía năng suất cao, có giá trị kinh tế Các sản phẩm thu nhập từ việc trồng cây mía dần dần nâng cao đời sống người dân trong vùng
- Đất trống vẫn còn diện tích lớn là một lợi thế để phát triển lâm nghiệp, trồng rừng sản xuất
- Có hệ thống giao thông thủy, bộ khá phát triển, rất thuận lợi cho việc giao lưu tiêu thụ hàng hoá nông sản
- Nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng ủy và Chính quyền các cấp
về việc phát triển rừng Trên địa bàn huyện có các dự án rừng trồng rừng được triển khai như dự án 661, dự án KfW4
- Do áp lực của việc trồng cây mía, cây cao su trong thời gian gần đây cũng đang là sức ép lớn lên rừng và đất đai cho mục đích phát triển rừng ở đây
Trang 39Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đánh giá kết quả trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng dự án KfW4 giai đoạn 2002 - 2009 tại dự án KfW4 huyện Thạch Thành
10 năm từ năm 2002- 2012
Dự án KfW4 được hình thành trên cơ sở thành công của các dự án trồng rừng do Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tài trợ tại Việt Nam Dự án sẽ thiết lập (trồng và KNTS), quản lý bền vững 19.000 ha rừng sản xuất ở những vùng đất trống bị đe dọa về mặt sinh thái đã được giao cho các hộ nông dân
Dự án hình thành phù hợp với chính sách mới của Ngành Lâm nghiệp
và phát triển kinh tế vỹ mô, các hộ nông dân tham gia dự án sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) tối đa sẽ không vượt quá 02 ha rừng trồng/hộ Người dân tham gia dự án sẽ nhận được thanh toán bù hoàn đầu tư công lao động trồng rừng thông qua hệ thống tài khoản tiền gửi Thành công của dự án sẽ dẫn đến kết quả là từ khi thực hiện đến kết thúc dự án sẽ có ít nhất 80% rừng liền khoảnh của dự án sẽ được trồng với nhiều loài cây trồng, đặc biệt là cây bản địa chiếm tỷ trọng lớn với biện pháp tác động chính là trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh làm giầu rừng
Trang 40Rừng của dự án KfW4 được thiết lập trên 52 xã thuộc 10 huyện của 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An và Nghệ An Trong đó huyện Thạch Thành là 1 trong 5 huyện của tỉnh Thanh Hóa, dự án được hình thành tổ chức từ năm
2002 với mục tiêu trồng và quản lý bền vững trên 1.500 ha rừng
4.1.1.2 Tổ chức thực hiện
Tổ chức và triển khai thực hiện của dự án KfW4 từ cấp Trung ương đến
tỉnh, huyện, xã theo Quyết định số 391QĐ/BNN-TCCB ngày 20/02/2004 của
Bộ trưởng Bộ NN& PTNT về việc Ban hành Quy chế tổ chức thực hiện và
Quy chế Quản lý Tài chính của dự án “Trồng rừng tại hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An” quy định về tổ chức bộ máy quản lý dự án như sau:
- Cấp Trung ương
+ Ban điều hành dự án Trung ương :
Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Nông nghiệp và PTNT làm Trưởng ban Các thành viên của Ban gồm các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) 2 tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An, đại diện Vụ Nông nghiệp và PTNT (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Cục quản lý nợ và Tài chính Đối ngoại (Bộ Tài chính) và các Vụ, Cục, Ban có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT
+ Ban quản lý dự án Trung ương:
Ban quản lý dự án Trung ương trực thuộc Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp là bộ phận thường trực giúp việc cho Ban Điều hành dự án Trung Ương, tổ chức và quản lý thực hiện dự án BQLDA TƯ gồm: Giám đốc dự
án, kiêm nhiệm; Điều phối viên dự án, chuyên trách; phụ trách Kế toán dự án, chuyên trách; các cán bộ kỹ thuật dự án, chuyên trách; một số cán bộ kỹ thuật,
kế toán, kế hoạch và hành chính khác,
+ Văn phòng tư vấn
Cố Vấn trưởng dự án; Trợ lý cố vấn trưởng; các chuyên gia ngắn hạn trong nước và quốc tế; thư ký; phiên dịch; lái xe