1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ở huyện chương mỹ, thành phố hà nội

136 527 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2020 và đến năm 2030, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, trong đó chăn nuôi lợn được xác định

Trang 1

-

NGUYễN THị HợI

NGHIÊN CứU HIệU QUả KINH Tế CHĂN NUÔI LợN

ở HUYệN CHƯƠNG Mỹ, THÀNH PHố HÀ NộI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2016

Trang 2

-

NGUYễN THị HợI

NGHIÊN CứU HIệU QUả KINH Tế CHĂN NUÔI LợN

ở HUYệN CHƯƠNG Mỹ, THÀNH PHố HÀ NộI

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã Số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS VŨ THị MINH

Hà Nội, 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài

Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2016

Học viên

Nguyễn Thị Hợi

Trang 4

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi cũng đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt của tập thể cán bộ và thầy cô giáo khoa Sau đào tạo nói riêng và các thầy cô giáo của Trường Đại học Lâm nghiệp nói chung Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 05 tháng 6 năm 2016

Học viên

Nguyễn Thị Hợi

Trang 5

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CAC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN 5

1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả chăn nuôi lợn 5

1.1.1 Lý luận về chăn nuôi 5

1.1.2 Một số vấn đề liên quan tới hiệu quả kinh tế 13

1.1.3 Nội dung nghiên cứu HQKT trong chăn nuôi lợn 15

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới HQKT chăn nuôi lợn 16

1.2 Cơ sở thực tiễn về HQKT chăn nuôi lợn ở Việt Nam 21

1.2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở việt nam trong thời gian qua 21

1.2.2 Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn 28

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chương Mỹ 31

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 31

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 37

2.1.3 Hiện trạng sử dụng đất 42

2.1.4 Cơ sở vật chất - kỹ thuật 44

2.1.5 Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên kinh tế đến phát triển chăn nuôi lợn 47

Trang 6

2.2 Phương pháp nghiên cứu 50

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 50

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 51

2.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 53

2.3 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài 54

2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh phát triển chăn nuôi lợn 54

2.3.2 Hệ thống các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả sản xuất 54

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56

3.1 Thực trạng chăn nuôi lợn của huyện Chương Mỹ giai đoạn 2011- 2015 56 3.1.1 Vài nét về phát triển chăn nuôi lợn của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 56

3.1.2 Thực trạng phát triển các hình thức và phương thức chăn nuôi lợn thịt ở huyện Chương Mỹ 57

3.2 Hiệu quả kinh tế chăn nuôi 65

3.2.1 Kết quả chăn nuôi lợn 65

3.2.2 Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn 79

3.2.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn 90

3.3 Định hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Chương Mỹ 94

3.3.1 Định hướng, mục tiêu nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt 94

3.3.2 Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt 95

3.4 Khuyến nghị để thực hiện các giải pháp 105

3.4.1 Đối với nhà nước 105

3.4.2 Đối với chính quyền cấp huyện 106

3.4.3 Đối với người chăn nuôi 106 PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC CAC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

3.3 Kết quả chăn nuôi lợn của huyện Chương Mỹ giai đoạn

3.4 Giá trị chăn nuôi lợn của huyện Chương Mỹ giai đoạn

2013- 2015 64

3.6 Nguồn cung cấp lợn giống trong chăn nuôi lợn thịt ở

3.7 Tình hình phòng trừ dịch bệnh ở các hộ phân theo quy

3.8 Cách sử dụng thức ăn chủ yếu trong chăn nuôi lợn thịt

3.9 Tình hình tiêu thụ lợn thịt của các cơ sở điều tra 74 3.10 Quy mô chăn nuôi lợn thịt bình quân theo phân theo

quy mô và loại hình sản xuất ở Chương Mỹ 77 3.11 Sản lượng lợn hơi xuất chuồng bình quân theo quy mô

3.12 Giá trị sản phẩm lợn thịt xuất chuồng bình quân theo

3.13 Chi phí sản xuất ngành chăn nuôi lợn thịt bình quân 1

3.14 Chi phí sản xuất ra 1 kg thịt lợn hơi xuất chuồng phân

3.15 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều

Trang 9

3.1 Các hình thức chăn nuôi lợn thịt ở huyện Chương Mỹ 58

3.2 Các phương thức chăn nuôi lợn thịt của huyện Chương

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chăn nuôi lợn ở các hộ gia đình Việt Nam đã có từ lâu và đâu đâu cũng nuôi lợn, nó là nghề truyền thống cùng với nghề trồng trọt Chăn nuôi lợn là ngành sản xuất đem lại lợi nhuận cao do chu kỳ sản xuất ngắn, giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi lại cao, giá trị lao động ngành này có điều kiện tăng nhanh hơn so với trồng trọt, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi

có thể tiến hành nhanh chóng và đem lại kết quả, hiệu quả kinh tế cao Mặt khác, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội chăn nuôi lợn đang khẳng định

cơ cấu trong ngành chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập của người sản xuất Xu hướng phát triển chăn nuôi lợn là một tất yếu khách quan, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội, góp phần đẩy mạnh quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Ngày nay con lợn không những giữ vị trí hàng đầu trong việc cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng cho mọi người mà còn là loại hàng hóa chủ lực của ngành nông nghiệp thu lại nhiều ngoại tệ Vì vậy làm thế nào để chăn nuôi heo đạt hiệu quả cao, và trở thành hàng hóa chủ lực của ngành luôn là mối quan tâm lớn của nhà nước và người chăn nuôi

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang từng bước hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp nước ta

có thêm nhiều cơ hội phát triển, trong đó có chăn nuôi lợn không chỉ cung cấp thực phẩm trong nước mà còn hướng mạnh đến xuất khẩu ra thị trường thế giới Chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay đang được chú trọng và phát triển Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2020 và đến năm

2030, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, trong đó chăn nuôi lợn được xác định là ngành chăn nuôi chính Bởi nhu cầu

về thịt ngày càng tăng, sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa càng

Trang 11

tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy chăn nuôi lợn ở hộ gia đình phát triển Do vậy, chăn nuôi lợn có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với nền kinh tế nói chung

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đã có những bước tăng trưởng rõ nét Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2015 tổng số lợn của cả nước có 27,1 triệu con, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái Chăn nuôi lợn hiện đang phát triển tương đối tốt do dịch lợn tai xanh không xảy ra và giá bán lợn hơi vẫn ở mức có lợi cho người chăn nuôi Một

số tỉnh đang tiến hành quy hoạch lại vùng chăn nuôi tập trung nên xu hướng chăn nuôi đang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi với quy

mô ngày càng lớn hơn theo quy mô gia trại, trang trại.[33]

Chương Mỹ là huyện nằm ở phía Tây của thủ đô Hà Nội, là huyện có điều kiện phát triển mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp, đạt tăng trưởng khá trong toàn thành phố Là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá Do tính chất địa bàn có truyền thống chăn nuôi lợn lâu đời, tập trung nhiều làng nghề phát triển Địa phương đã cung cấp lượng thịt thương phẩm lớn cho thị trường

Hà Nội và các địa phương phụ cận trong và ngoài huyện Hiện nay, chăn nuôi lợn ở các hộ gia đình phát triển theo hướng tiến bộ cả về mặt số lượng và chất lượng Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi lợn hiện nay của Huyện ngoài mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi ra thì phần lớn tập trung trong các nông hộ

Do vậy hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa có tính chất chuyên môn hoá và sản xuất hàng hoá, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay chủ yếu vẫn nằm đan xen trong khu dân cư, vì vậy đã làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm, nhất là khâu xử lý chất thải từ chăn nuôi lợn chưa được đảm bảo đã gây ô nhiễm môi trường nước, không khí diễn

ra rất nghiêm trọng và không kiểm soát được là nguyên nhân gây ra các loại dịch bệnh Vì vậy cần phải có sự quan tâm từ các chính sách của Nhà nước

Trang 12

Cho nên, câu hỏi đặt ra hiện nay là: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt? Cần phải có giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt hiện nay?

Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã chọn ““Nghiên cứu hiệu quả kinh tế

chăn nuôi thịt ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng về hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện

Trang 13

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung:

Đề tài tập trung phân tích hiệu quả chăn nuôi lợn thịt (không đề cập đến hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản) Nghiên cứu các khía cạnh kinh tế, xã hội bao gồm các yếu tố sản xuất như: lao động, vốn sản xuất, chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của các loại hình chăn nuôi lợn thịt Từ đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn những yếu tố ảnh hưởng và liên quan đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt Định hướng và đề xuất các giải pháp để phát triển khu vực chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Chương Mỹ

- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Chương Mỹ,

thành phố Hà Nội, tập trung điều tra khảo sát tại 3 xã là Tiên Phương, xã Lam Điền và Thanh Bình

- Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ năm

2013-2015 Số liệu khảo sát điều tra năm 2016

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN

1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả chăn nuôi lợn

1.1.1 Lý luận về chăn nuôi

1.1.1.1 Vị trí, vai trò chăn nuôi lợn trong nền kinh tế quốc dân và trong kinh

tế hộ gia đình

* Vị trí chăn nuôi lợn

Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi nước ta Sự hình thành sớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề nuôi lợn có vị trí hàng đầu Không những thế, việc tiêu thụ thịt lợn trong các bữa ăn hàng ngày của con người rất phổ biến Ngoài ra thịt lợn được coi là một loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp với tất cả các đối tượng (người già, trẻ, nam hoặc nữ) Nói cách khác, thịt lợn nhẹ mùi và không gây

ra hiện tượng dị ứng do thực phẩm là ưu điểm nổi bật của thịt lợn Phải chăng, thịt lợn là món ăn ưa thích và hợp khẩu vị với mọi người Tuy nhiên, để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe cho con người, điều quan trọng là quá trình chọn giống và nuôi dưỡng chăm sóc, đàn lợn phải luôn luôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học [8]

Yêu cầu của chăn nuôi lợn

Chăn nuôi lợn phải có hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm tốt, được người tiêu dùng tin cậy Do vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn phải đảm bảo cho chúng sinh trưởng phát dục bình thường, có tốc độ tăng trọng nhanh, có khả năng sinh sản tốt và sản xuất con giống có chất lượng cao, có sức đề kháng tốt Muốn vậy, người chăn nuôi lợn nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi lợn, phòng trừ dịch bệnh và tiếp cận tốt với thị trường

Trang 15

* Vai trò chăn nuôi lợn

Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi lợn và trồng lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Lợn là một vật nuôi được duy trì hàng ngàn đời nay Điều này chứng tỏ rằng nó có quan hệ chặt chẽ với con người và hệ thống nông nghiệp

Lợn có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống của loài người

Tổ tiên xa xưa của lợn là lợn hoang dã được con người săn bắn để cung cấp thực phẩm cho cuộc sống Dần dần họ nhận ra rằng thay vì săn bắn, nuôi lợn

có thể được tiến hành một cách dễ dàng hơn và thuận lợi hơn trong việc cung cấp thực phẩm cho con người Xuất phát từ đó họ tiến hành giữ lại một số lợn săn bắn được hoặc mua từ nơi khác để nuôi Nói chung chăn nuôi lợn có một

số vai trò nổi bật như sau:

Một là, chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

cho con người Theo GS Harris và Cộng tác (1956), 1g thịt heo nạc = 367Kcal, 22% protein [11] Thịt lợn là nguồn thực phẩm quan trọng nhất không chỉ ở nước ta mà còn ở cả trên thế giới Trong điều kiện nước ta, lao động thủ công là chủ yếu, mức sống thấp, sản phẩm trồng trọt còn chiếm chủ yếu trong các bữa ăn Khi xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, dân số ngày càng đông thì phát triển chăn nuôi lợn thịt là một lựa chọn quan trọng để đáp ứng nhu cầu protein cho xã hội Như vậy, đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi nhằm tạo nguồn thực phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu đời sống con người là hết sức cần thiết

- Hai là, cung cấp phân bón cho sản xuất trồng trọt

Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 –

Trang 16

4kg phân, ngoài ra còn nước tiểu có chứa hàm lượng Nitơ và Phôt pho cao [16]

Như vậy, chăn nuôi lợn không chỉ để cung cấp nguồn thực phẩm cho xã hội

mà còn cung cấp một lượng phân bón rất quan trọng cho cây trồng (Vũ Đình Tôn, 2009) Trên các diện tích đất canh tác, hàng năm cây trồng lấy đi một phần các chất dinh dưỡng trong đất Nếu đất đai không được bồi dưỡng thường xuyên thì

độ phì của đất ngày càng giảm nên cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất Mặt khác, nếu chúng ta chỉ sử dụng các chất vô cơ để bón cho đất thì sẽ làm mật

độ tơi xốp của đất, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và khả năng cho sản phẩm của cây trồng, làm giảm năng suất các vụ sau, năm sau Do đó sử dụng phân hữu cơ sẽ cung cấp chất mùn cho đất có tác dụng cải tạo đất lâu dài.[12]

- Ba là, phát triển chăn nuôi lợn góp phần cung cấp nguyên liệu cho ngành

công nghiệp chế biến

Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói (bacon) thịt hộp, thịt heo xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ cũng làm từ thịt heo…[10]

Các sản phẩm chăn nuôi lợn thịt qua chế biến là các hàng hoá xuất khẩu có giá trị Số lượng ngoại tệ thu về thông qua quá trình xuất khẩu lợn thịt sẽ góp phần tạo nguồn tích luỹ ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước Trong ngành công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp ở những nước phát triển như Mỹ, Canada đã sớm nhìn nhận sự thiếu kinh nghiệm, kỹ năng và công nghệ của ngành chế biến thực phẩm, trong đó có lợn thịt ở những nước đang phát triển sẽ là cơ hội lớn để họ tham gia

- Bốn là, việc phát triển chăn nuôi lợn thịt sẽ tận dụng các sản phẩm phụ

của trồng trọt, của công nghiệp chế biến

Trong trồng trọt, sản phẩm phụ rất lớn, nó là nguồn thức ăn to lớn phục vụ

Trang 17

cho chăn nuôi Việc phát triển chăn nuôi lợn cho phép tận dụng hết các sản phẩm phụ trong nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có giá trị cho xã hội

Ngoài ra, Chăn lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi quan trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các loại giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh hay các giống lợn nuôi cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên

- Năm là, chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong

công nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe cho con người

- Sáu là, phát triển chăn nuôi lợn góp phần tăng thu nhập cho người lao

động

Chăn nuôi lợn làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nông dân trong các hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đỉnh Đồng thời thông qua chăn nuôi lợn, người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động văn hóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám

Ngoài thu nhập từ trồng trọt thì chăn nuôi sẽ giúp người nông dân tăng thu nhập của mình, bởi chăn nuôi không phụ thuộc vào mùa vụ, có thể thực hiện quanh năm, xen cùng trồng trọt và các ngành khác mà vẫn đạt năng suất và hiệu quả cao Tuy nhiên, người chăn nuôi lợn sẽ không mấy có lãi với hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ, tận dụng, do chi phí sản xuất cao, nông dân không thể có thu nhập cao

- Bảy là, phát triển ngành chăn nuôi góp phần thúc đẩy sản xuất nông

nghiệp phát triển toàn diện mạnh mẽ và vững chắc

Việc sử dụng tốt các yếu tố cơ bản của sản xuất nông nghiệp cùng việc kết

Trang 18

hợp gắn bó chặt chẽ của các ngành trong nông nghiệp là điều quyết định cho sản xuất nông nghiệp phát triển tốt Thực tế cho thấy, các vùng có điều kiện thuận lợi

về tự nhiên, kinh tế mới chỉ chú ý đến phát triển trồng trọt, chăn nuôi chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, tự cung cấp nhu cầu bản thân họ, còn thừa mới đem bán hoặc nuôi để kinh doanh nhưng quy mô nhỏ và phân tán Như vậy sẽ gây lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực Phát triển chăn nuôi tạo nên sự phát triển cân đối trong nông nghiệp, làm cho nông nghiệp phát triển toàn diện vững chắc

Sự phát triển các ngành hàng nông sản đảm bảo sức cạnh tranh không chỉ trong sản xuất mà cả trong phân phối, bán lẻ với chi phí giao dịch thấp nhất giá rẻ, cung ứng kịp thời và ổn định

1.1.1.2 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn

- Khả năng sản xuất thịt trong chăn nuôi lợn khá cao, quay vòng vốn nhanh

Khả năng sản xuất thịt cũng khá cao Thời gian xuất chưồng nhanh, trong vòng 6 tháng, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc quay vòng vốn, thực hiện tái sản xuất trong phát triển chăn nuôi lợn Về mặt lý thuyết, thì điều này sẽ là nhân tố hạn chế được rủi ro về vốn

Một con lợn có trọng lượng xuất chuồng khoảng 100 kg sẽ có khoảng

42 kg thịt, 30 kg đầu, máu và nội tạng và 28 kg mỡ, xương [29] Lợn công nghiệp ngày nay là những cỗ máy chuyển hóa thức ăn có hiệu quả, có tốc độ sinh trưởng cao Một con lợn nái có thể dễ dàng sản xuất 8 đến 12 lợn con/lứa sau khoảng thời gian có chửa là 114 ngày và trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì có thể có hai lứa/năm [25]

- Chăn nuôi lợn có khả năng đa dạng hóa nguồn thức ăn cao, tận dụng thức ăn phụ, giảm giá thành trong chăn nuôi

Trang 19

Lợn là loài gia súc ăn tạp, trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích hợp với nhiều loại thức ăn khác nhau Một số giống có thể thích hợp với khẩu phần ăn có chất lượng thấp và nhiều xơ Những giống lợn như thế này có vai trò quan trọng trong các hệ thống chăn nuôi quảng canh Điều này đã được chứng minh trong thực tế ở một số quốc gia mà ở đó người ta sử dụng rau xanh nhiều và bổ sung một lượng nhỏ protein để nuôi lợn Đặc biệt là chăn nuôi lợn ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, các hộ tận dụng ngô, sắn, khoai để chăn nuôi

Tuy nhiên, trong các hệ thống chăn nuôi hiện đại những thuận lợi này không còn được ứng dụng nữa Lợn thương phẩm được cung cấp thức ăn một cách cân đối, có chất lượng cao, nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi

- Chăn nuôi lợn có thể phát triển ở các vùng sinh thái khác nhau

Khả năng thích nghi cao là một trong những yếu tố góp phần phát triển chăn nuôi lợn ở những vùng sinh thái khác nhau Lợn là một trong những giống vật nuôi có khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ tốt, đồng thời

nó là một con vật thông minh và dễ huấn luyện Từ các đặc điểm đó đã tạo cho lợn có khả năng sinh tồn cao trong các điều kiện môi trường địa lý khác nhau: nó rất

năng động trong việc khám phá các môi trường mới và tìm kiếm các loại thức

Trang 20

Hầu hết thân thịt lợn đều sử dụng để chế biến hoặc làm thức ăn cho con người, da của lợn có thể làm thức ăn hoặc cung cấp cho ngành thuộc da, lông

có thể được dùng để làm bàn chải, bút vẽ,

Do tính đa dạng hóa sản phẩm từ chăn nuôi lợn tương đối cao, đây là đặc điểm góp phần thúc đẩy thị trường tiêu thụ thịt lợn Qua đây cũng cho thấy công nghiệp chế biến góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản phẩm thịt lợn, thúc đẩy quá trình phát triển ngành chăn nuôi nói chung và phát triển chăn nuôi lợn nói riêng

- Phát triển chăn nuôi lợn thịt luôn đối diện với nguy cơ ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

Lợn là động vật có nhu cầu protein cao cho nên phân thải từ quá trình chăn nuôi lợn có thể gây ô nhiễm cho môi trường và cộng đồng Nếu chúng ta không xử lý một cách hợp lý phân và nước tiểu, có thể gây ô nhiểm nguồn nước và đất đai Mùi của phân và nước tiểu có thể gây khó chịu cho cộng đồng sống gần trang trại lợn đặc biệt sự phát xạ của Nitơ trong nước tiểu

Đã có nhiều thành phố thực hiện chính sách cấm chăn nuôi lợn trong thành phố như sử dụng phân lợn để sản xuất khí meltan (qua Biogas) và thực

tế này đã được tiến hành ở nhiều nước như Đài loan, Philipin, Việt Nam và một số nước khác Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất chỉ đơn giản đưa các chất thải này ra

theo con đường nhanh nhất và đơn giản nhất.[25]

Sức khoẻ: Lợn có thể là một yếu tố truyền bệnh qua con người như bệnh nhiệt thán và các bệnh truyền nhiễm khác Thực tế cho thấy, có nhiều dịch bệnh ở lợn có khả năng lây lan sang người rất cao, đặc biệt như bệnh Liên cầu lợn, Sán lá gan, uốn ván Điều đáng quan tâm là những mầm mống của các dịch bệnh từ lợn không chỉ tồn tại trong thịt hay máu lợn đã giết mổ

Trang 21

mà còn lưu hành ở bụi, không khí trong nhiều ngày Bên cạnh đó khả năng vi khuẩn này lây nhiễm nhiều nhất sang người là thông qua các vết thương trên

da hay niêm mạc của mũi, miệng khi con người tiếp xúc với thịt và máu lợn nhiễm bệnh Do đó, vấn đề sức khỏe con người cũng cần quan tâm trong phát triển chăn nuôi lợn

Vì vậy để nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn, Đảng và Nhà nước Việt Nam có chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân chăn nuôi lợn tập trung xa khu dân cư nhằm tránh ô nhiễm môi trường

1.1.1.3 Phương thức và quy mô chăn nuôi

Ở nước ta, chăn nuôi lợn là ngành sản xuất hàng hoá đang phát triển mạnh với các phương thức chăn nuôi khác nhau và quy mô khác nhau, cụ thể được phân theo phương thức và quy mô sau:

a Về quy mô chăn nuôi

Hiện nay, khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ về tiến bộ khoa học kĩ thuật, chăn nuôi theo hình thức hàng hoá đã phát triển với quy mô lớn hơn tuỳ vào điều kiện của mỗi gia đình mà có quy mô chăn nuôi khác nhau

- Quy mô chăn nuôi hộ gia đình: Với điều kiện về vốn, đất đai, lao động mà các hộ chỉ chăn nuôi với quy mô nhỏ chỉ từ 10- 30 con lợn thịt trong chuồng

- Quy mô chăn nuôi trang trại: Phương thức chăn nuôi này khá phổ biến ở

các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam…) quy mô chăn nuôi từ 10-30 lợn nái, và có từ khoảng 50 lợn thịt trở lên trong chuồng [16]

b Phương thức chăn nuôi

Chăn nuôi lợn là ngành kinh tế sản xuất hàng hoá Sản phẩm chính của ngành là thịt lợn Đây là sản phẩm được trao đổi trên thị trường là chủ yếu Vì

Trang 22

vậy ngành sản xuất này được coi là sản xuất hàng hoá

Theo Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các phương thức chăn nuôi lợn được phân loại như sau:

* Phương thức chăn nuôi truyền thống (TT): là phương thức chăn nuôi

được lưu chuyền từ xưa, ngày nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến, nhất là các vùng kinh tế khó khăn, vùng xâu vùng xa Với yêu cầu chuồng trại đơn giản, nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của gia đình làm ra, đồng thời tự sản xuất con giống Đặc điểm của chăn nuôi này là thời gian nuôi kéo dài, năng xuất thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng cả về

số lượng lẫn chất lượng

* Phương thức chăn nuôi công nghiệp(CN): Là phương thức chăn nuôi

dựa trên cơ sở thâm canh tăng năng suất sản phẩm, sử dụng các giống lợn cho năng xuất cao chất lượng tốt Đặc điểm chung của phương thức chăn nuôi này

là yêu cầu vốn lớn, chuồng trại đảm bảo yêu cầu kĩ thuật cơ giới hoá trong chăn nuôi, thức ăn hỗn hợp được chế biến theo quy trình công nghiệp, năng suất sản phẩm cao, thời gian nuôi ngắn phù hợp với quy mô lớn Đây là phương thức chăn nuôi được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển

* Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp (BCN): là phương thức chăn

nuôi kết hợp giữa kinh nghiệm sản xuất truyền thống với áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến Sử dụng nguồn thức ăn có sẵn như cám gạo, cám ngô… kết hợp thức ăn đậm đặc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho lợn

1.1.2 Một số vấn đề liên quan tới hiệu quả kinh tế

1.1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế

HQKT là một phạm trù kinh tế chung nhất liên quan trực tiếp với nền sản xuất hàng hóa và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác Có nhiều quan niệm về HQKT nhưng khái quát nhất có thể hiểu: “HQKT của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh

Trang 23

trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định” Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biễu diễn khái quát phạm trù HQKT như sau:

H = Q/C H: HQKT của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó;

Q: Kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó

C: Chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó

Để đánh giá đúng HQKT cần phân biệt rõ ba phạm trù: HQKT, hiệu quả xã hội và HQKT - XH

Trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, kết quả SXKD của các hộ chăn nuôi lợn

là tất cả những gì thu được sau một quá trình SXKD (thường tính là một năm), đó là sản lượng các sản phẩm, giá trị sản xuất, thu nhập mà hộ chăn nuôi thu được sau khi sử dụng các nguồn lực của mình như đất đai, tiền vốn,

lao động

Trong chăn nuôi khi đề cập tới HQKT, thông thường người ta nói tới HQKT về việc sử dụng các nguồn lực đầu vào như đất đai, lao động, vốn… Bàn tới vấn đề này các nhà kinh tế đều thống nhất phải phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, HQKT

1.1.2.2 Bản chất và ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế

Bản chất của HQKT trong hoạt động SXKD là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động SXKD, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động SXKD – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Nâng cao HQKT là qúa trình tất yếu của sự phát triển xã hội Đối với người sản xuất tăng hiệu quả chính là tăng lợi nhuận, đối với người tiêu dùng tăng hiệu quả là khi họ nâng cao được độ thỏa dụng khi sử dụng hàng hóa

Trang 24

Như vậy nâng cao HQKT sẽ làm cho cả xã hội có lợi, bởi lẽ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng đều được nâng lên

Nghiên cứu HQKT làm cơ sở nâng cao HQKT trong chăn nuôi có ý nghĩa rất quan trọng trong xu thế phát triển Nó giúp cho chăn nuôi lợn phát triển ổn định bền vững, tiết kiệm được các nguồn lực, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

1.1.3 Nội dung nghiên cứu HQKT trong chăn nuôi lợn

HQKT luôn gắn liền với các yếu tố đầu vào và đầu ra của SXKD Muốn đánh giá được HQKT phải dựa vào hệ thống các chỉ tiêu, các chỉ tiêu đánh giá HQKT phải xuất phát từ bản chất HQKT, phải đảm bảo tính thống nhất với chỉ tiêu của nền kinh tế quốc dân nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng, phải đầy đủ chỉ tiêu tổng quát, chỉ tiêu bộ phận, chỉ tiêu chủ yếu, chỉ tiêu bổ sung, phải là một bộ phận thống nhất của hệ thống chỉ tiêu cùng loại trong nền kinh tế quốc dân

Hệ thống chỉ tiêu HQKT thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, được xác định bằng các chỉ tiêu cơ bản sau:

(1) Chỉ tiêu thu nhập

Thu nhập = Kết quả thu được – Chi phí bỏ ra Công thức này cho ta nhận biết quy mô hiệu quả của các hộ chăn nuôi lợn Kết quả thu được từ hoạt động chăn nuôi lợn của của các hộ đươc xác định theo chỉ tiêu tổng GTSX chăn nuôi lợn

- Tổng GTSX chăn nuôi lợn là toàn bộ sản phẩm chăn nuôi gồm chăn lợn sản xuất ra trong một năm theo giá bán thực tế kể cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ Giá bán thực tế là giá bán của người sản xuất, nó phản ánh mức độ phù hợp nhu cầu thị trường của sản phẩm Số lượng sản phẩm được người sản xuất tiêu dùng hay cho, biếu, tặng cũng được tính theo giá người sản xuất bán

Trang 25

- Chi phí sản xuất bỏ ra có thể biểu hiện:

+ Chi phí bằng tiền

+ Tổng chi phí vật chất

+ Tổng chi phí sản xuất

(2) Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực

Để so sánh xác đáng hơn người ta thường dùng kết hợp chỉ tiêu tuyệt đối với chỉ tiêu tương đối Chỉ tiêu này cho biết mức độ hiệu quả của đầu tư

và được dùng phổ biến trong so sánh và đánh giá HQKT

Hiệu quả = Kết quả thu được/ chi phí bỏ ra Công thức này phản ánh rõ hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất Từ công thức chung này ta có thể tính được các chỉ tiêu như: Tỷ xuất giá trị sản xuất tính theo tổng chi phí, theo chi phí của từng đầu vào

Trong chăn nuôi lợn, người ta có thường dùng các chỉ tiêu như:

+ Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích

+ Thu nhập trên một đơn vị diện tích

+ Giá trị sản xuât /tổng chi phí

+ Thu nhập /tổng chi phí

+ Giá trị sản xuất /lao động gia đình, TT

+ Thu nhập/lao động gia đình, TT

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới HQKT chăn nuôi lợn

1.1.4.1 Các nhân tố về điều kiện tự nhiên

Mỗi sự biến động của môi trường tự nhiên đều tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất của con người, trong đó có hoạt động chăn nuôi lợn (Vi Văn Năng và cs., 2014) Vật nuôi là cơ thể sống, sự sinh trưởng phát triển và phát dục của chúng phụ thuộc vào những quy luật nhất định, các quy luật này lại chịu sự khống chế bởi điều kiện thiên nhiên phức tạp Nhiệt

độ và ẩm độ ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất thịt, ngoài ra còn ảnh hưởng

Trang 26

không nhỏ đến phẩm chất thịt khi lợn được nuôi ở nhiệt độ và độ ẩm không thích hợp (Vũ Đình Tôn, 2009) Do vậy, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi cả về số lượng lẫn chất lượng Đất , nước, khí hậu và thời tiết - cây trồng - vật nuôi có mối quan hệ khăng khít với nhau bằng những quy luật chặt chẽ, phức tạp; chúng ta cần phải hiểu và nắm chắc các quy luật đó để vận dụng chúng vào trong sản xuất

1.1.4.2 Các nhân tố về các nguồn lực trong chăn nuôi lợn

Các nguồn lực như đất đai, lao động và vốn có ý nghĩa quan trọng và mang tính quyết định trong phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng Ở mỗi địa phương các nguồn lực này có sự khác biệt đáng kể,

do đó đã tạo nên sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh trong phát triển chăn nuôi lợn thịt giữa địa phương này với địa phương khác Bên cạnh đó, các nguồn lực này cũng có ảnh hưởng lớn đến các loại hình chăn nuôi và quy mô chăn nuôi của hộ

Về đất đai: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động trong chăn nuôi Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển chăn nuôi lợn thịt, sự hình thành và phát triển của ngành và các thành tựu khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản sử dụng đất Như vậy, đất đai không những là đầu vào quan trọng đối với phát triển chăn nuôi lợn mà còn đối với nhiều hoạt động kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp

Về lao động: Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng trong các hoạt động kinh tế nói chung và của quá trình phát triển chăn nuôi lợn nói riêng Do đó, việc phát triển chăn nuôi lợn với quy mô lớn và hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi người lao động phải có trình độ khoa học kỹ thuật

Trang 27

Về vốn: Vốn có vai trò quyết định trong quá trình phát triển chăn nuôi lợn thịt Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn Là yếu tố quyết định đến mức đầu tư, quy mô trong chăn nuôi lợn Trong chăn nuôi lợn, nghiên cứu vấn đề vốn bao gồm: năng lực vốn, nguồn hình thành, hiệu quả của vốn đầu tư trong chăn nuôi Bên cạnh đó, nghiên cứu vốn trong chăn nuôi lợn cũng đề cập đến những khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn cho phát triển chăn nuôi lợn

1.1.4.3 Các nhân tố về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng tác động nhiều mặt đến phát triển kinh tế - xã hội trong

đó có sản xuất ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng Việc phát triển cơ sở hạ tầng kéo theo sự thuận lợi nhiều mặt về văn hóa, xã hội và đặc biệt có ý nghĩa trong giảm thời gian và giá thành sản phẩm lợn thịt, giúp quá trình tiêu thụ lợn thịt có hiệu quả hơn Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chăn nuôi lợn thịt bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống giết mổ và chế biến, điện, nước,

Hệ thống giết mổ và chế biến thịt chưa phát triển không những có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng vệ sinh sản phẩm thịt tiêu thụ mà còn làm ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi do khả năng can thiệp vào thị trường yếu

1.1.4.4 Các nhân tố về kỹ thuật - công nghệ

Đối với chăn nuôi lợn thì tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giảm được công lao động, lai tạo giống lợn có chất lượng cao, tăng trưởng nhanh Do đó đã giảm giá thành sản phẩm mang lại thu nhập cao cho các hộ chăn nuôi

* Giống

Các giống lợn khác nhau có khả năng cho thịt khác nhau Vì vậy, giống là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến cả năng suất và phẩm chất thịt Thông thường các giống lợn nội cho năng suất thấp hơn so với những giống ngoại nhập

Trang 28

Lợn Ỉ, Móng Cái nuôi 10 tháng tuổi trung bình đạt khoảng 60 kg trong khi đó lợn ngoại (Landrace, Yorkshire ) nuôi tại Việt Nam có thể đạt 90 - 100 kg lúc 6 tháng tuổi [14]

* Thức ăn

Trong chăn nuôi, thức ăn được coi là biện pháp hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của đàn gia súc Có con giống tốt mà yếu tố thức ăn không coi trọng thì vật nuôi không thể phát triển và sinh sản tốt Thức ăn là điều kiện nuôi dưỡng, là cơ sở nâng cao năng lực sản xuất của gia súc Tốc độ tái sản xuất đàn và hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi phụ thuộc trực tiếp vào mức độ đảm bảo thức ăn Mức độ cho ăn cao sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt xẻ khi lợn đạt khối lượng 90 kg.[11]

Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi chủ yếu là từ các sản phẩm trồng trọt, nhưng trồng trọt lại mang tính thời vụ Vì thế kế hoạch sản xuất, chế biến, bảo quản các nguồn thức ăn đặc biệt trong những khi giáp vụ cũng ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi lợn, đặc biệt đối với những hộ chăn nuôi theo phương thức tận dụng

* Dịch bệnh và công tác thú y

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước cũng như một phần phục vụ xuất khẩu Tuy nhiên, chăn nuôi lợn phải đối mặt với tình hình dịch bệnh diễn ra rất phúc tạp và làm thiệt hại lớn về kinh tế, đặc biệt là chăn nuôi theo quy mô công nghiệp với mật độ chăn nuôi dày

Hiện nay quy mô chăn nuôi ngày càng tăng, tốc độ vòng quay chăn nuôi ngày càng cao đã dẫn đến việc chu chuyển đàn lợn ngày càng lớn Đây là vấn đề gây ảnh hưởng đến việc xuất hiện cũng như lây lan dịch bệnh Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ thú y cơ sở còn yếu, nguồn thuốc thú y quá đa dạng, công tác kiểm soát yếu kém, có những loại vacxin phải nhập giá cao chưa được người sản xuất chấp nhận

Trang 29

* Phương thức chăn nuôi

Việc nuôi dưỡng lợn theo các cách khác nhau sẽ làm ảnh hưởng đến cả năng xuất và phẩm chất thịt Phương thức chăn nuôi lợn ở Việt Nam chủ yếu theo 3 hình thức chính gồm chăn nuôi nhỏ lẻ theo truyền thống (chiếm khoảng 70-80%), chăn nuôi gia trại (chiếm khoảng 10%) và chăn nuôi trang trại (chiếm khoảng 10-15%).[24]

Tương ứng với tỷ lệ về phương thức chăn nuôi, sản lượng thịt lợn từ chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm từ 65-70% tổng sản lượng lợn tiêu thụ Trong khi đó, các quy định hỗ trợ phát triển chăn nuôi lại tập trung chủ yếu vào phương thức chăn nuôi trang trại Chính điều này đã khiến cho đại đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ rất khó tiếp cận và hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ chăn nuôi của nhà nước như chương trình giống, chương trình hỗ trợ tín dụng, các chương trình khuyến nông chăn nuôi, chương trình nạc hóa đàn lợn

1.1.4.5 Các nhân tố về thị trường

Quan hệ cung cầu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chăn nuôi lợn Tuy nhiên, không chỉ quan tâm đến quan hệ cầu - cung - giá cả, vấn đề lưu thông phân phối, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đặc biệt quan trọng do một tỷ lệ lớn sản phẩm thịt lợn người tiêu dùng

ưa chuộng là sản phẩm thịt lợn tươi sống chưa qua chế biến Ngoài ra, những

hộ chăn nuôi lợn thịt rất dễ gặp khó khăn giá cả tăng, tăng ngay quy mô sản xuất thì giá lại đi xuống, trong tình huống này hộ chăn nuôi rất khó có giải pháp phù hợp để đối phó Điều này cũng được giải thích do đối tượng sản xuất là những sinh vật sống với những đặc thù nhất định, không giống sản xuất kinh doanh những hàng hóa khác

1.1.4.6 Các nhân tố về cơ chế, chính sách

Thông qua các chính sách tác động trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng tới cung và cầu của sản phẩm hàng hóa như các chính sách về giá cả,

Trang 30

thuế, tín dụng, xuất nhập khẩu, đầu tư Tốc độ tăng giá liên tục của thức ăn chăn nuôi chủ yếu do sự biến động của giá cả nguyên liệu trên thị trường thế giới cũng như tỷ lệ lạm phát và cơ chế điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua

Do vị trí đặc biệt quan trọng của ngành chăn nuôi lợn nên Chính phủ đã

có những chính sách cụ thể hướng tới sự phát triển của ngành này Nghị Quyết 257/CP do Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 10/7/1979 được coi là văn bản pháp luật đầu tiên định hướng trực tiếp cho sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn

ở Việt Nam Cùng với sự phát triển và đổi mới cơ cấu kinh tế và hình thức sản xuất, các văn bản quy phạm pháp luật sau này đã có những quy định hết sức cụ thể và bao phủ nhiều đối tượng liên quan, đồng thời bám sát thực trạng phát triển

chăn nuôi của ngành chăn nuôi lợn

1.2 Cơ sở thực tiễn về HQKT chăn nuôi lợn ở Việt Nam

1.2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở việt nam trong thời gian qua 1.2.1.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về vấn phát triển chăn nuôi

Nhận thấy vị trí quan trọng của ngành chăn nuôi lợn trong cơ cấu kinh

tế đất nước, ngay trong những năm sau đổi mới, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển chăn nuôi lợn nói chung được đưa vào thực tiễn sản xuất; từ chỉ thị 100 của Ban bí thư về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp đến Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn Cụ thể đối với phát triển chăn nuôi; người nông dân đã chuyển

từ việc chăn nuôi lợn trong các HTX về nuôi tại nhà theo phương thức tự làm

tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất

Trang 31

Những năm gần đây quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra là từng bước hoàn thiện những chủ trương chính sách nhằm phát triển chăn nuôi đặc biệt là chú ý đến chăn nuôi lợn một ngành sản xuất truyền thống

và chiếm tỷ trọng cao trong chăn nuôi Về vấn đề này đã được thể hiện rõ trong các Thông tư, Nghị định, Quyết định của Chính phủ như; Quyết định

số 166/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/10/2001 về giải pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu từ 2001-2010, Quyết định số 255/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/12/2000 về hỗ trợ giống cho chăn nuôi lợn thời kỳ 2000-2005, Quyết định số 166/2001/QĐ-TTg

về việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nông dân Nội dung của Quyết định này chủ yếu là tạo điều kiện cho nông dân trong vấn đề đầu vào như ưu đãi vốn, chuyển giao tiến bộ

kỹ thuật, khuyến nông đối với doanh nghiệp nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế vào cuộc với người dân trong việc chăn nuôi, thu gom, chế biến và xuất khẩu Song song với việc đó, Bộ thương mại cũng tìm cách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xuất khẩu thịt lợn duy trì thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, tiếp tục tìm kiếm thị trường mới Trong đề án xuất khẩu thịt lợn tới năm 2010, Bộ nông nghiệp& PTNT đã đưa ra mục tiêu đến năm 2010 sẽ có khoảng 100.000 tấn thịt lợn được xuất khẩu sang thị trường nga và 140.000 tấn vào các thị trường Hồng kông, Malaixia Nhờ tác động tích cực của chính sách trên đã thúc đẩy chăn nuôi lợn nói chung phát triển mạnh mẽ, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta

* Chính sách đa dạng hoá sản xuất, tăng thu nhập cho nguời nông dân

Phát triển chăn nuôi lợn thực sự là một bộ phận của đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và đây là một chính sách được chính phủ Việt Nam rất ủng

Trang 32

hộ Nghị Quyết số 09/2000/NQ-Cp ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản xuất, bám sát thị trường Đối với lĩnh vực chăn nuôi Nghị quyết số 09 của chính phủ cũng nêu

rõ cần phải tập trung phát triển đàn lợn cho phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước ở một số vùng có điều kiện phát trỉên chăn nuôi lợn chất lượng cao theo hướng sản xuất công nghiệp đảm bảo an toàn dịch bệnh, chủ yếu là để xuất khẩu

* Chính sách thú y

Công tác thú y có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển chăn nuôi toàn diện Một mặt, công tác thú y hạn chế dịch bệnh gia súc, giảm tỉ lệ gia súc chết giảm rủi ro cho người nông dân, mặt khác tăng cường an toàn thực phẩm đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng

Xác định rõ vai trò của công tác thú y Chính phủ đã có những quy định nhằm nâng cao chất lượng thuốc thú y phát hiện dịch bệnh để phòng trừ Pháp lệnh thú y của chính phủ quy định tất cả các tổ chức cá nhân trong nước, ngoài nứơc hoạt động sản xuất kinh doanh động vật và sản phẩm động vật thuốc thú y và các hoạt động có liên quan đến công tác thú y trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp lệnh thú y, có trách nhiệm đăng kí với cơ quan thẩm quyền khi thấy động vật nuôi của mình bị ốm, chết mà có dấu hiệu dịch bênh Tuy nhiên, việc thực hiện chưa đồng bộ vì nhiều hộ chăn nuôi không muốn khai báo dịch bệnh của vật nuôi tại nhà

* Chính sách về giống

Thiết lập các trung tâm giống của nhà nuớc Trước năm 1989, các trung tâm gíông của Nhà nước hoạt động theo cơ chế bao cấp Sau khi cơ chế bao cấp bị xoá bỏ rất nhiều trung tâm giống bị phá sản tan rã Để có thể phát triển một số trung tâm giống quan trọng, chính phủ ra quyết định 125- CT ngày 18/4/1989 nhằm tái thiết lập duy trì và cải tiến các giống chăn nuôi Từ năm

Trang 33

1991 đến nay Nhà nước hỗ trợ ngân sách từ 3-10 tỷ đồng cho việc phát triển các giống gốc của các trung tâm giống nhà nước Đối với trung tâm giống địa phương thì quỹ hỗ trợ tuỳ thuộc vào ngân sách từng tỉnh từ 1-2 tỷ Bên cạnh

đó các ngân hàng sẽ cho các trung tâm giống vay với lãi xuất ưu đãi theo chu

kì sản xuất để có thể đảm bảo điều kiện cho các trung tâm giống hoạt động tốt

Chương trình nạc hoá đàn lợn Chất lượng thịt lợn của Việt Nam còn thấp,

tỷ lệ nạc chưa cao nhất là các giống nội Chính vì thế để nâng cao năng suất, chất lượng thịt đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi, Bộ nông nghiệp và PTNT thực hiện chương trình nạc hoá đàn lợn từ năm 1994 Mục tiêu chính của chương trình là phát triển các công nghệ tiên tiến về giống thức ăn thú y chuồng trại

và chuyển giao công nghệ tiên tiến này cho bà con nông dân

1.2.1.2 Kết quả chăn nuôi và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ở một số địa phương

* Tình hình phát triển chăn nuôi lợn cả nước năm 2013

Năm 2001 tổng đàn đạt 21,8 triệu con đến năm 2015 lên 26,3 triệu con, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 1,58%/năm (Trong đó, đàn lợn nái từ 2,95 triệu con năm 2001 lên 3,91 triệu con năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,4%/năm) [3]

Đàn lợn đực giống năm 2015 là 76,1 ngàn con, chiếm 0,3% tổng đàn lợn

Sản lượng thịt lợn hơi năm 2001 là 1,51 triệu tấn, năm 2015 là 3,22 triệu tấn, tăng bình quân 6,49%/năm Sản lượng thịt lợn chiếm tỉ lệ 74-77% trong tổng sản lượng thịt các loại sản xuất trong nước

Năm 2013, thịt lợn tiêu thụ bình quân đầu người đạt 35,7 kg hơi/người

Trang 34

Chăn nuôi trang trại: Đến năm 2015, cả nước đã có 4.293 trang trại chăn nuôi lợn Đàn lợn trong các trang trại chăn nuôi hiện nay chiếm khoảng 35,0% tổng đàn, 40 - 45% về tổng sản lượng thịt lợn xuất chuồng

Chăn nuôi nông hộ: Năm 2015 cả nước có 4,13 triệu hộ chăn nuôi lợn.[23]

Đánh giá:

- Ưu điểm: Sản lượng thịt lợn chiếm 74,2% (năm 2015) trong tổng sản lượng thịt hơi các loại Việc áp dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi lợn trang trại đã có những bước tiến rõ rệt làm tăng năng suất, chất lượng thịt (tỷ

lệ nạc) đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng trong nước Chăn nuôi lợn mang lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi và giải quyết việc làm tại chỗ cho khu vực nông thôn Trong những năm qua Chính phủ và các địa phương

đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn

- Tồn tại: Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ vẫn chiếm tỷ lệ cao (65-70%

về đầu con và 55-60% về sản lượng); Năng suất chăn nuôi thấp, giá thành sản phẩm cao; Tỷ lệ đàn nái trên tổng đàn chiếm tỷ lệ cao, năng suất sinh sản thấp, chưa có độ đồng đều về giống, giống có sự phân ly nhiều, công tác chọn lọc, lai tạo giống còn yếu (nhất là khu vực nông hộ)

Việc quản lý giống còn nhiều yếu kém, chưa có sự thống nhất Người chăn nuôi còn chủ yếu dựa theo kinh nghiệm và cảm tính Chưa xác định được công thức lai hợp lý cho từng vùng, địa phương

Công tác quản lý đực phối giống trực tiếp trong chăn nuôi nông hộ còn nhiều yếu kém

Chăn nuôi trang trại tuy có phát triển song còn thiếu quy hoạch, chưa bền vững; đa số các trang trại còn nuôi gia công phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Trang 35

Vẫn còn hiện tượng sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi, chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, gia công còn chưa được kiểm soát chặt chẽ

Việc tiêu thụ sản phẩm thịt lợn còn phụ thuộc rất nhiều vào thương lái, chưa hình thành được chuỗi liên kết sản phẩm chặt chẽ

Vấn đề ô nhiễm môi trường chăn nuôi ngày càng nghiêm trọng, xử lý môi trường còn chưa triệt để

* Làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp

Trước đây gia đình anh Trọng chỉ trông vào mấy sào ruộng, cuộc sống rất khó khăn Qua gần 5 năm nuôi lợn nái, lợn thịt, ước mơ thoát nghèo vươn lên làm giàu của gia đình anh Trọng đã thành hiện thực Với cơ ngơi chuồng trại rộng 1.000m2 và quy mô chăn nuôi tới 15 con lợn nái và 150 con lợn thịt Trong khi không ít hộ nông dân bỏ chuồng vì sợ dịch bệnh, giá bán lợn bấp bênh, giá thức ăn cho lợn leo thang thì anh Trọng vẫn kiên trì chăn nuôi lợn

để phát triển kinh tế gia đình Quy mô trang trại được xây dựng, quản lý một cách khoa học Khu chuồng lợn được chia thành nhiều khu riêng biệt gồm: Khu chuồng chăn nuôi lợn nái sinh sản, khu chuồng chăn nuôi lợn hậu bị và khu chuồng chăn nuôi lợn thịt thương phẩm

Với sự kiên trì, dám nghĩ dám làm, gia đình anh đã rất thành công với

mô hình chăn nuôi lợn nái và lợn thịt Doanh thu bình quân của trang trại trong năm 2014 đạt tới trên 600 triệu đồng, trừ chi phí cho thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm.[27]

* Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt sạch bằng men ủ vi sinh

Anh Nguyễn Văn Tuấn, một chủ trang trại ở xã Trạch Mỹ Lộc, huyện

Phúc Thọ (Hà Nội) cho biết: Với quy trình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh

học, lợn được vận động nhiều, thịt chắc khỏe, tỷ lệ nạc cao, có màu sắc đẹp,

có mùi vị thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng

Trang 36

Mỗi lứa xuất chuồng 100 con, trừ các khoản chi phí, anh Tuấn thu lãi khoảng 80 triệu đồng, cao hơn 40-50 triệu đồng so với chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp Không chỉ vậy, đệm lót sau thời gian 2-3 năm còn có thể tái sử dụng làm phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch

Chăn nuôi lợn thịt sạch theo phương pháp này đảm bảo vệ sinh môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra cho người và vật nuôi nhờ thiết kế chuồng hở, mái cao, thoáng Ngoài ra, đệm lót lên men được sản xuất chủ yếu

từ trấu, mùn cưa không độc tố, cát và chế phẩm sinh học, giúp phân hủy tốt chất thải tại chỗ, không gây mùi hôi thối cũng như ảnh hưởng xấu tới không khí, nguồn nước Vì vậy, trang trại lợn của gia đình anh Tuấn nuôi hơn 150 con lợn thịt trên diện tích 200m2, nhưng không hề có mùi hôi thối, nặng mùi như ở các trang trại chăn nuôi theo kiểu truyền thống.[22]

* Làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn

Những năm qua, nhiều hộ nông dân ở xã Hiền Quan đã thành công với

mô hình chăn nuôi lợn bảo đảm vệ sinh môi trường cho thu nhập kinh tế cao, trong đó có gia đình anh Nguyễn Văn Thống (khu 1) Trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, gia đình anh Thống là tấm gương điển hình vươn lên vượt khó làm giàu

Năm 2006, anh xây 2 khu chuồng trong diện tích đất vườn, duy trì nuôi trung bình khoảng 100 con lợn Vẫn biết chăn nuôi có lúc thăng lúc trầm, qua nhiều lần thất bại nhưng anh Thống vẫn quyết tâm theo đuổi nghề chăn nuôi, anh cũng đã vay thêm vốn ngân hàng đầu tư con giống, sửa chữa chuồng trại với mục đích đem lại hiệu quả kinh tế cao

Theo anh Thống, chăn nuôi lợn cần được chăm sóc theo quy trình kỹ thuật khắt khe để đạt chất lượng tốt nhất và lợn đến kỳ xuất chuồng phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Chăn nuôi lợn quy mô lớn, chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát Mỗi con lợn từ khi bắt đầu nuôi được tiêm phòng đầy đủ

Trang 37

các loại vắc xin để phòng bệnh Trung bình mỗi tháng anh lại khử trùng một lần toàn bộ khu chuồng trại để bảo đảm cho chuồng trại và môi trường xung quanh luôn được vệ sinh, sạch mầm bệnh Nguồn thức ăn phải bảo đảm chất dinh dưỡng để lợn chóng lớn Anh Thống đã đầu tư xây dựng hầm khí sinh học Bioga để xử lý nguồn chất thải chăn nuôi, vừa hợp vệ sinh vừa tạo chất đốt phục vụ sinh hoạt Với lòng quyết tâm, dám nghĩ dám làm, gia đình anh Thỏa đã thành công với mô hình chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp Mỗi năm bình quân 4 lứa lợn được xuất chuồng, chừ chi phí anh Thống thu lãi từ

100 đến 150 triệu đồng.[7]

1.2.2 Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

1 Nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt là một sự tất yếu,

vì nó có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp nói riêng và ngành chăn nuôi trong nền kinh tế nói chung Nước ta là nước nông nghiệp trên 70% dân số sống bằng nghề nông nghiệp, việc nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn không chỉ đem lại tăng thu nhập cho từng người chăn nuôi, tăng sản phẩm xã hội mà còn giải quyết việc làm, sử dụng triệt để có hiệu quả sản phẩm từ trồng trọt, tăng thu nhập cho người dân góp phần xoá đói giảm nghèo

2 Nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn ở việt Nam luôn đi đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, với nhiều dịch bệnh bùng phát xẩy ra đối với đàn lợn hiện nay thì việc ban hành chính sách mới như nâng cao mức hỗ trợ nông dân khi gặp rủi ro trong trong chăn nuôi, giảm giá hoặc hỗ trợ không tiền các loại vacsin cho đàn gia súc, gia cầm Bên cạnh

đó việc bình ổn ngay giá thức ăn trên thị trường thức ăn gia súc là điều cấp bách phải làm ngay để người dân đỡ thiệt thòi, khuyến khích người dân tiếp tục tham gia sản xuất khi dịch bệnh đã được dập tắt

3 Phải xác định lấy chăn nuôi làm nền tảng ổn định xã hội và tích lũy

Trang 38

cho nông nghiệp, tăng cường nguồn vốn cho vay với lãi suất thấp để phát triển chăn nuôi và nâng cao hiệu quả chăn nuôi, hướng mục tiêu chăn nuôi lợn thịt vào xuất khẩu

4 Phát triển chăn nuôi lợn phải đi đôi với nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, có như vậy chăn nuôi mới bền vững và đạt lợi nhuận cao Cần phải phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Muốn làm được điều này thì ngành hàng thịt lợn trước hết phải khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường Muốn khẳng định được thương hiệu của mình thì trước hết phải nâng cao được chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh

5 Cải tiến phương thức chăn nuôi lợn truyền thống và phát triển các trang trại chăn nuôi lợn theo phương thức công nghiệp

Việc nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt thực sự có ý nghĩa, nó mang lại thu nhập cho người nông dân và tạo nên công ăn việc làm Một số kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở nước ta hiện nay cần được xem xét là:

Một là, để có được hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt, các cơ sở chăn

nuôi cần tập trung thành các khu chăn nuôi tập trung có điều kiện thuận lợi về cung cấp giống, thức ăn, khoa học kỹ thuật… Không phát triển chăn nuôi lợn

ở các vùng có điều kiện không thuận lợi thường xuyên xảy ra thiên tai

Hai là, thường xuyên đánh giá và chọn lọc những giống lợn có chất

lượng cao để tiếp tục sản xuất, loại bỏ những giống lợn xấu

Chú ý đầu tư đúng mức để nâng cao chất lượng con giống và chất lượng đàn lợn Để làm được điều đó, chủ hộ chăn nuôi lợn cần mạnh dạn vay thêm vốn ngân hàng đầu tư con giống, sửa chữa chuồng trại với mục đích đem lại hiệu quả kinh tế cao

Trang 39

Ba là, chăn nuôi lợn cần được chăm sóc theo quy trình kỹ thuật khắt khe để đạt chất lượng tốt nhất và lợn đến kỳ xuất chuồng phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Trung bình mỗi tháng phải được khử trùng một lần toàn bộ khu chuồng trại để bảo đảm cho chuồng trại và môi trường xung quanh luôn được vệ sinh, sạch mầm bệnh

Bốn là, mỗi con lợn từ khi bắt đầu nuôi phải được tiêm phòng đầy đủ

các loại vắc xin để phòng bệnh Các hộ chăn nuôi cần thuân thủ theo Pháp lệnh về Thú y

Năm là, nguồn thức ăn phải bảo đảm chất dinh dưỡng để lợn chóng lớn

Cần chọn những cơ sở sản xuất thức ăn tin cậy, có kiểm định chất lượng thức

ăn theo tiêu chuẩn

Sáu là, quy trình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, lợn được vận

động nhiều, thịt chắc khỏe, tỷ lệ nạc cao, có màu sắc đẹp, có mùi vị thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng

Chăn nuôi lợn thịt sạch theo phương pháp này đảm bảo vệ sinh môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra cho người và vật nuôi nhờ thiết kế chuồng hở, mái cao, thoáng

Bảy là, hình thức chăn nuôi lợn theo hướng trang trại gia đình sẽ đem

lại hiệu quả rất lớn cho người chăn nuôi Vì vậy, chăn nuôi lợn quy mô lớn, chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát

Tám là, các hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô lớn, cần đầu tư xây dựng hầm

khí sinh học Bioga để xử lý nguồn chất thải chăn nuôi, vừa hợp vệ sinh vừa tạo chất đốt phục vụ sinh hoạt

Trang 40

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chương Mỹ

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Chương Mỹ nằm ở phía Tây Nam thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20km; phía đông giáp huyện Thanh Oai, phía Tây Bắc giáp quận Hà Đông và huyện Quốc Oai, phía chính Nam giáp huyện Mỹ Đức, phía Đông Nam giáp huyện Ứng Hòa, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ năm 2015

Huyện Chương Mỹ nằm trong vùng quy hoạch phát triển hành lang của thủ đô Hà Nội về phía Tây, ở giữa chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây Trên địa bàn có đường Quốc lộ 6A, 21A và đường 80 chạy qua nối liền huyện với tỉnh Hòa Bình, Hà Nội và các huyện khác trong tỉnh

Ngày đăng: 31/08/2017, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w