Thủy thủ trên các tàu Hải quân mặt nước phải làm việc trong điều kiệnkhắc nghiệt của biển và điều kiện bất lợi trên tàu như tiếng ồn, rung lắc,không gian làm việc chật hẹp, thiếu vệ sinh
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại hội XI của Đảng khẳng định cần ưu tiên xây dựng một số lực lượng
vũ trang tiến thẳng lên hiện đại, trong đó có lực lượng Hải quân Để hiện đạihóa, Quân chủng Hải quân ưu tiên trang bị các phương tiện quân sự chiếnlược thế hệ mới như tàu Gepard và tàu ngầm kilo
Quyết định số 03/2006/QĐ-BLĐTBXH về việc ban hành tạm thờiDanh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặngnhọc, độc hại trong Quân đội quy định rõ “Sĩ quan, thuyền viên làm việc trêntàu quân sự ở biển xa và khảo sát đo đạc trên biển” được xếp điều kiện laođộng mức VI Đây là mức lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao nhất[3] Thủy thủ trên các tàu Hải quân mặt nước phải làm việc trong điều kiệnkhắc nghiệt của biển và điều kiện bất lợi trên tàu như tiếng ồn, rung lắc,không gian làm việc chật hẹp, thiếu vệ sinh, điều kiện dinh dưỡng và chămsóc sức khỏe có hạn, ảnh hưởng của sóng điện trường và hơi khí độc [2]
Ngoài những yếu tố kể trên, trong các tàu thế hệ mới còn có thể xuấthiện các yếu tố khác có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thủy thủ như hiệntượng tĩnh điện do sử dụng vật liệu phi kim loại, trường điện từ và thuỷ âm códải tần mới… [56] Tất cả những yếu tố bất lợi của môi trường lao động trêntàu có thể gây suy giảm sức khoẻ, tăng gánh nặng tâm lý, giảm khả năng laođộng và tăng tỷ lệ thải loại của thủy thủ [33], [34]… Hàng năm có khoảng 5%thủy thủ phải rời tàu do điều kiện sức khỏe không cho phép
Trong các bệnh lý hay gặp ở thủy thủ, giảm thính lực là bệnh chiếm tỷ
lệ lớn Một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước thấy, tỷ
lệ giảm thính lực của thủy thủ 30,0% - 76,0% [21], [93], [99] Trong công tác
dự phòng bệnh điếc nghề nghiệp, khám phát hiện sớm các trường hợp bị giảmthính lực do tiếng ồn để xử trí kịp thời là rất quan trọng Hiện nay, khám thính
Trang 2lực bằng phương pháp đo thính lực 11 tần số là phương pháp thường được sửdụng Tuy nhiên, tại quân y tuyến đơn vị, việc triển khai kỹ thuật khám thínhlực này chưa thể thực hiện được do điều kiện trang thiết bị, trình độ chuyênmôn của nhân viên quân y chưa đảm bảo Do vậy, việc nghiên cứu mộtphương pháp khám, chẩn đoán sớm giảm thính lực cho thủy thủ và phù hợpvới quân y tuyến đơn vị là rất quan trọng
Tàu hộ tống lớp Gepard của Việt Nam hiện đang sở hữu là lớp tàu hiệnđại, được Liên Bang Nga sản xuất Việc khai thác, vận hành tàu theo điều kiệnhuấn luyện, chiến đấu, môi trường biển của Hải quân Việt Nam có những nétđặc thù riêng nên cần được nghiên cứu, đánh giá Hiện chưa có dữ liệu về môitrường lao động, sức khỏe của thủy thủ trên lớp tàu này tại Việt Nam Do vậy,việc nghiên cứu điều kiện lao động, thực trạng sức khỏe của thủy thủ trên lớptàu Gepard là rất cần thiết giúp cho công tác đảm bảo quân y của Hải quân
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu điều kiện lao động, sinh
hoạt và sức khỏe thủy thủ tàu hộ tống lớp Gepard, hiệu quả biện pháp can thiệp” được triển khai nhằm mục tiêu:
1 Đánh giá điều kiện lao động, sinh hoạt của thủy thủ tàu Gepard tronghoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu
2 Đánh giá thực trạng sức khỏe của thủy thủ tàu Gepard
3 Đánh giá hiệu quả của thiết bị bảo hộ cá nhân và ưu điểm củaphương pháp đo thính lực 2 tần số trong dự phòng tác hại của tiếng ồn
Trang 3CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA THỦY THỦ TÀU CHIẾN ĐẤU MẶT NƯỚC
1.1.1 Khái niệm và phân loại tàu chiến đấu mặt nước
- Khái niệm: tàu chiến là tàu được trang bị vũ khí, tổ hợp vũ khí và
phương tiện kỹ thuật quân sự khác để tác chiến và phục vụ tác chiến ở cácvùng nước (biển, sông, hồ…) [4]
- Phân loại tàu chiến đấu mặt nước
Theo công dụng: tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu quét mìn,tàu sân bay, tàu đổ bộ, tàu săn ngầm…
Theo trang bị vũ khí chính: tàu pháo, tàu tên lửa, tàu phóng lôi…
Theo môi trường hoạt động: tàu mặt nước, tàu ngầm
Theo dạng năng lượng của động cơ: tàu nguyên tử (hạt nhân), tàu chạynhiên liệu thường (diezen, tuabin khí), tàu chạy bằng hơi nước
Theo kết cấu dẫn động: tàu chân vịt, tàu chạy bằng bơm thủy lực (phảnlực)…
Ngoài ra, tàu chiến còn được phân loại theo đặc điểm chiến thuật: tàuchủ lực, tàu phụ (của hạm đội), tàu dùng cho mục đích chiến lược (mang vũkhí và tạo các đòn đánh chiến lược) và tàu dùng cho mục đích chiến thuật(mang vũ khí và thực hiện nhiệm vũ chiến thuật)… Các tàu chiến (cả tàu mặtnước và tàu ngầm) được chế tạo theo cùng một thiết kế, gọi là lớp (kiểu)
- Tàu hộ tống: tàu chiến mặt nước có nhiệm vụ trinh sát, hộ tống, bảo
vệ các tàu chiến (hoặc đoàn tàu chiến) khác trong tác chiến, hành quân, ra vàocăn cứ Có thể dùng để bảo vệ cảng, bảo vệ căn cứ và tuần tiễu ven biển, trênsông Được chia ra: tàu hộ vệ hạng nặng và tàu hộ vệ hạng nhẹ Tàu hộ vệ
Trang 4hạng nặng có lượng giãn nước từ 600-3.000 tấn (đặc biệt có tàu trên 3.000tấn), tốc độ tới 35 hải lý/giờ (65 km/h) Tàu hộ vệ hạng nhẹ có lượng choánnước dưới 150 tấn, tốc độc tới 40 hải lý/giờ, trang bị pháo 40 mm, súng máyphòng không… Trên tàu hộ vệ có thiết bị thủy âm và thiết bị vô tuyến [4].
Tàu Gepard thuộc lớp tàu hộ tống Tàu có 10 khoang kích nước với 3tầng Tàu dài 102m và rộng 13,7m Tàu có 3 máy chính, 2 tuabin, 1 động cơdiesel Động cơ Tuabin có công suất 19.500 mã lực, động cơ Diesel cócông suất 8000 mã lực và 3 máy phát điện có công suất 600 kw/máy [4] Hiệnmới có Nga và Việt Nam sở hữu lớp tàu Gepard này
1.1.2 Đặc điểm hoạt động của thủy thủ tàu chiến đấu mặt nước
Trên tàu chiến, thủy thủ được phân làm các ngành nghề đặc trưng,gồm: Hàng hải, Vũ khí, Tên lửa, Ngư lôi, Thông tin, Rada, Sona, Cơ điện,Thợ máy, Quân y và Hậu cần Nhiệm vụ cụ thể của mỗi ngành nghề như sau:
+ Ngành 1: Hàng hải
Khai thác, vận hành la bàn, hệ thống lái tàu, máy tác nghiệp tự động,máy tính đường, máy đo sâu, Rada hàng hải, hải đồ điện tử, hệ thống định vịtoàn cầu, hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu, hệ thống tích hợphàng hải Xác định vị trí tàu và theo dõi đường đi của tàu [2]
+ Ngành 2-3: Vũ khí, Tên lửa, Ngư lôi
Tên lửa tàu: khai thác, vận hành bộ khí tài tên lửa, tính toán sử dụng vũkhí tên lửa có hiệu quả, thực hiện kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật vàsửa chữa bộ khí tài tên lửa, vũ khí pháo tàu [2]
Pháo tàu: khai thác, vận hành các trang thiết bị kỹ thuật thuộc ngànhpháo, chuẩn bị chiến đấu, tổ chức chiến đấu, tính toán sử dụng vũ khí pháo cóhiệu quả và thực hiện các chế độ huấn luyện, kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng
kỹ thuật và sửa chữa vũ khí, khí tài thuộc ngành pháo trên tàu [2]
Trang 5Ngư lôi - Chống ngầm: khai thác, vận hành ngư lôi, bom phản lựcchống ngầm, hệ thống điều khiền hoả lực, hệ thống dẫn động điều khiển thiết
bị phóng Huấn luyện chuẩn bị chiến đấu, chiến đấu, kiểm tra, bảo quản, bảodưỡng kỹ thuật, sửa chữa vũ khí, khí tài thuộc ngành [2]
Thủy lôi - Chống thủy lôi: khai thác, vận hành thuỷ lôi, khí tài dò tìm,thiết bị rà quét thuỷ lôi và các hệ thống điều khiển từ xa thiết bị ngầm Huấnluyện chuẩn bị chiến đấu, chiến đấu, tính toán sử dụng có hiệu quả vũ khíthủy lôi, chống thuỷ lôi trong chiến đấu, kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng kỹthuật và sửa chữa vũ khí, khí tài trên tàu [2]
+ Ngành 4-6-7: Thông tin, Rada, Sona
Rada, Sona Hải quân: khai thác, vận hành Rada, Sona, thiết bị tác chiếnđiện tử Thực hiện các chế độ, quy trình kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng kỹthuật và sửa chữa trang bị, khí tài thuộc ngành [2]
Thông tin Hải quân: khai thác, vận hành thiết bị thu phát vô tuyến điện,hữu tuyến điện và thông tin vi ba, thông thoại nội bộ trên tàu Thực hiện kiểmtra, bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa trang bị, khí tài trên tàu [2]
+ Ngành 5: Cơ điện, Thợ máy
Cơ điện: khai thác và vận hành hệ thống điện tàu, máy phụ và các hệthống trên tàu, hệ trục chân vịt và trạm điện tàu Thực hiện quy trình kiểm tra,bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy móc, trang thiết bị thuộcngành [2]
Ngành Máy tàu: khai thác, vận hành máy chính, máy phụ và các hệthống trên tàu, hệ trục chân vịt Thực hiện các chế độ kiểm tra, bảo quản, bảodưỡng và sửa chữa máy móc, trang thiết bị thuộc ngành [2]
+ Ngành tổng hợp: Quân y, Hậu cần
Trang 6Quân y tàu: đảm bảo cơ số thuốc; tổ chức các hoạt động vệ sinh phòngdịch trên tàu; theo dõi, giám sát sức khỏe cho thủy thủ; thực hiện các biệnpháp cấp cứu ban đầu cho thủy thủ trên tàu [2].
Hậu cần: đảo đảm toàn bộ công tác hậu cần trên tàu, bảo đảm vệ sinhtàu, đảm bảo chế độ ăn và khẩu phần ăn cho thủy thủ [2]
1.1.3 Môi trường lao động trên tàu chiến đấu mặt nước
Môi trường lao động là khoảng không gian lao động của con người,được hình thành do điều kiện lao động sản xuất của trang thiết bị, kỹ thuậtcông nghệ, diễn ra trong quá trình lao động, kết hợp với các yếu tố của môitrường tự nhiên về thời tiết, khí hậu tại nơi lao động [36], [70]
Điều kiện sống của các thuỷ thủ trên tàu có thể chia thành 2 nhóm: yếu
tố tác động thường xuyên (điều kiện bố trí, khí hậu vùng biển hoạt động, vikhí hậu và các yếu tố môi trường bất lợi trên tàu ) và các yếu tố tác độngtheo chu kỳ (bức xạ điện từ, rung xóc, hơi khí độc) Khi đi biển, cơ thể thủythủ chịu tác động đồng thời và thường xuyên của hàng loạt các yếu tố vật lý,hóa học, sinh học, xã hội trên tàu Các yếu tố tương tác lẫn nhau gây ảnhhưởng đến thủy thủ [56]
1.1.3.1 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sức khỏe thủythủ, đặc biệt là môi trường tự nhiên trên biển Nếu như trên bờ, người laođộng có nhiều biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh những điều kiện khắc nghiệtcủa thiên nhiên thì trên biển, người lao động phải hàng ngày, hàng giờ đối mặttrực tiếp với những nguy hiểm, rủi ro
* Ảnh hưởng của dông, gió, bão
Trên bề mặt trái đất, biển là nơi hình thành các cơn áp thấp, dông, bão
và các trận cuồng phong gây nên những trận biển động với độ cao của sóngrất lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động tác chiến cũng như an
Trang 7toàn sinh mạng của thủy thủ Trung bình hàng năm có 10-12 cơn bão và 2-4
áp thấp nhiệt đới hoạt động ở biển Đông [7]
* Ảnh hưởng của sóng biển
Khi lao động trên biển, sóng biển gây chòng chành tàu và dẫn đến saysóng Say sóng là do sự kích thích của các dao động trên tàu dưới ảnh hưởngcủa sóng biển mà sinh ra, biểu hiện chủ yếu là buồn nôn và nôn Đối với Hảiquân, say sóng là một hiện tượng rất phổ biến, ảnh hưởng không ít tới sứckhỏe và sức chiến đấu của thủy thủ, nhất là trong điều kiện thời tiết xấu, điềukiện sinh hoạt khó khăn, chật hẹp [44]
Các hình thức dao động của tàu trên mặt biển:
Dao động trước sau lấy trục hoành của tàu làm tâm
Dao động toàn thân tàu theo hướng lên xuống
Dao động toàn thân tàu lắc lư theo hướng phải – trái
Dao động của tàu quay xung quanh tâm điểm
Các dao động chủ yếu là hình thức dao động 1 và 2 Các hình thức daođộng không đơn độc, riêng biệt mà phối hợp nhau Những hình thức dao động
đó ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể và đưa đến say sóng [44] Nguyễn AnhTuấn và cs (2015) đã nghiên cứu và xác định được chỉ số gây say sóng trongchuyển động tàu để đánh giá sự thoải mái của hành khách trên tàu Tác giả đã
sử dụng chương trình tính toán MSI dựa trên các phổ năng lượng sóng, ướclượng tốc độ phù hợp để điều khiển tàu giúp hạn chế say sóng [120]
Sóng biển trong dông bão có thể đe dọa an toàn sinh mạng của thủy thủ
và là nguyên nhân tạo ra các stress về tâm sinh lý của thủy thủ [63]
Trần Quỳnh Chi (2003) nghiên cứu phản ứng của cơ thể với nghiệmpháp gia tốc liên tục Coriolis cho thấy: nhóm thủy thủ chịu sóng tốt chịu đượcnghiệm pháp >2 phút, các biểu hiện lâm sàng gần như hoàn toàn bình thường(chỉ có 20% có chóng mặt nhẹ), chỉ số thần kinh thực vật tăng biểu hiện xu
Trang 8hướng cường chức năng thần kinh giao cảm Nhóm chịu sóng kém (khôngchịu được hết thời gian quy định của nghiệm pháp, <2 phút) có biểu hiện lâmsàng của say sóng rầm rộ (hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn…), đáp ứngcủa hệ tim mạch và hệ thần kinh thực vật theo hướng cường hệ thần kinh phógiao cảm Nhóm say sóng trung bình có biểu hiện say sóng nhẹ hơn nhómtrên Chức năng hệ tim mạch và hệ thần kinh thực vật hầu như không thay đổi(tần số mạch, huyết áp và chỉ số thần kinh thực vật không thay đổi hoặc chỉtăng không đáng kể) [17]
* Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí và bức xạ mặt trời
Khi lao động trên biển, con người chịu tác động trực tiếp của nhiệt độkhông khí nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông Về mùa hè, ngoài các bức
xạ trực tiếp từ mặt trời chiếu xuống, người lao động trên biển còn phải chịusức nóng do các máy móc hoạt động Chính điều này làm cho nhiệt độ bêntrong con tàu tăng lên từ 50C đến 100C [2]
* Sự thay đổi đột ngột qua các vùng thời tiết, khí hậu khác nhau
Ngày nay, nhờ công nghệ đóng tàu ngày càng phát triển, các tàu ngàycàng hiện đại, tốc độ di chuyển của con tàu cũng ngày càng cao Tàu có thể dichuyển qua các vùng địa lý có khí hậu và múi giờ khác nhau trong một thờigian ngắn Những thay đổi đột ngột về thời tiết, mưa nắng, nóng, lạnh, đặcbiệt trong mùa mưa bão, sóng lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cán bộ,chiến sĩ và nhân viên phục vụ trên tàu [2]
Hải quân Việt Nam làm việc và sống trong điều kiện khí hậu nhiệt đới,gió mùa, khí hậu nóng ẩm Tàu Hải quân được thiết kế theo yêu cầu khí hậucủa xứ lạnh không phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhất là các tàu nhỏthường chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ Một vấn đề quan trọng nữa,nước ta có bờ biển dài (3.250 km) và vùng thềm lục địa rộng lớn Hải quânchủ yếu sử dụng tàu nhỏ để làm nhiệm vụ nên thời gian đi biển thường kéo
Trang 9dài Vì thế những khó khăn về điều kiện làm việc và sinh hoạt của thủy thủcũng sẽ tăng thêm [2].
1.1.3.2 Môi trường hạm tàu
Trong suốt thời gian hoạt động trên biển, tàu vừa là nơi lao động, vừa lànơi ở, sinh hoạt 24/24 giờ của thủy thủ Ngay cả khi tàu neo đậu tại cảng, hầuhết hoạt động của thuỷ thủ vẫn phải diễn ra trên tàu Vì vậy, thủy thủ phảichịu đồng thời nhiều tác động của môi trường trên tàu đến sức khoẻ, khôngnhững trong lúc lao động mà ngay cả khi nghỉ ngơi, thậm chí cả trong giấcngủ
* Đặc điểm môi trường vi khí hậu trên tàu
Vi khí hậu gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt.Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn và thường xuyên đến sức khoẻ thủy thủ.Người ta thường sử dụng chỉ số Yaglow hay nhiệt độ tam cầu (WBGT) đểphản ánh tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và đưa ra giới hạnthời gian lao động theo cường độ lao động trong môi trường nóng [35] Nhiệt
độ tổng hợp thích hợp đo bằng chỉ số Yaglow Giới hạn nghỉ tập của bộ binh
là 31,10C [35]
- Nhiệt độ
Mặc dù hiện nay các tàu Hải quân đã được đầu tư cải tạo rất nhiều, cácphòng sinh hoạt, phòng ở đã được thông gió và lắp đặt hệ thống điều hòa,nhưng vẫn có những khu vực rất nóng như khu vực hầm máy và khoang kỹthuật Trong các tàu không có hệ thống điều hoà không khí, nhiệt độ trongkhoang tàu luôn cao hơn ở ngoài boong, nhất là vào mùa hè [53] Sự chênhlệch nhiệt độ khá cao giữa buồng máy với các vị trí khác trên tàu, giữa trong
và ngoài tàu [53] Trong hầm máy có nhiều loại máy móc được lắp đặt nhưmáy diezen tua bin, ống dẫn hơi, máy phụ, máy phát điện một chiều…Cácloại máy này khi vận hành phát ra một khối lượng nhiệt lớn và năng lượng
Trang 10bức xạ Bề mặt máy móc có thể nóng đến 70-1000C hoặc cao hơn nữa [2].Trong hầm máy, cường độ bức xạ nhiệt ở trong khoảng 0,4-0,6 calo/cm2/phút.Trong đó, cường độ bức xạ lớn nhất ở khu vực khoang máy tuabin và nhỏnhất ở các khoang máy phụ (khoảng 0,1-0,2 calo/cm2/phút) [2] Nhiệt độkhông khí cao trong khoang máy, nồi hơi, tua bin phối hợp với cường độ bức
xạ cao, đôi khi độ ẩm tương đối cũng cao đòi hỏi cơ thể phải tích cực điều hòathân nhiệt Trong điều kiện vi khí hậu này cơ thể dễ bị mất cân bằng điều hòanhiệt, tiến tới xuất hiện những rối loạn về sinh lý trong hoạt động điều hòathân nhiệt của cơ thể [2]
- Thông gió
Trên các tàu biển hiện đại, thông gió trong tàu về cơ bản đạt tiêu chuẩn
vệ sinh Tuy nhiên, ở các tàu thuyền chưa được hiện đại hóa có công suất nhỏ,hầu hết các thông số vệ sinh đều không bảo đảm [53] Vấn đề này quan trọngnhất là với các lao động trong buồng máy, nơi nhiệt độ, độ ẩm cao kết hợp vớihơi xăng dầu càng làm ảnh hưởng nhiều đến sức chịu đựng và khả năng làmviệc của thủy thủ [2]
- Độ ẩm không khí
Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới nóng ẩm nên độ ẩm của không khírất cao, đặc biệt là vào mùa xuân [7] Do các tàu vận tải nói chung có điều hoàkhông khí nên độ ẩm tương đối ổn định [28] Các loại tàu quân sự thế hệ cũchỉ có thông gió tự nhiên nên ẩm độ tuỳ thuộc hoàn toàn vào môi trường tựnhiên của biển [53] Độ ẩm trong các khoang kín của tàu mặt nước là do hơinước bốc lên từ bề mặt da và hô hấp của thủy thủ (khoảng 1.000 gram/24 giờ)
và do nấu nước thức ăn… [2]
Các nghiên cứu thử nghiệm trên động vật của Phạm Xuân Quý (2002)cho thấy, tác động phối hợp của nhiệt độ và độ ẩm cao với thiếu oxy gây ra sự
Trang 11biến đổi các chỉ số sinh học như biến đổi về công thức máu, thăng bằng kiềmtoan và các chỉ số về điện sinh lý [62]
* Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học
- Tiếng ồn
Tiếng ồn là loại tiếng động không mong muốn Cảm giác về độ ồn tăngchậm so với tăng áp lực âm thanh: áp lực âm thanh tăng 10 lần thì cảm giác
ồn tăng 1 lần [36] Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của tiếng ồn theo Quyết định
số 3733/2002/QĐ-BYT là mức âm liên tục không quá 85 dBA trong 8 giờ làmviệc liên tục và không quá 90 dBA trong 4 giờ làm việc liên tục [8]
Lao động trên tàu biển, thủy thủ phải thường xuyên phơi nhiễm vớitiếng ồn Đây là vấn đề nan giải nhất, không thể khắc phục được mà nhữngngười lao động biển chỉ còn cách phải chung sống Trong các tàu Hải quân,nơi có tiếng ồn lớn nhất là khoang động cơ của tàu Cường độ tiếng ồn phụthuộc vào tốc độ động cơ và vị trí trong tàu [125]
Rapisarda V và cs (2004) thấy, mức áp âm trong các phòng động cơ tàuđánh cá luôn vượt quá 90 dBA trên tất cả các tàu thuyền khi vận tốc của tàu là
3 - 4 hải lý trong giai đoạn khai thác và khoảng 10 hải lý/giờ trong thời gian
di chuyển qua các ngư trường [113] Các tác giả cho rằng cần phải đề xuất cácbiện pháp nhằm làm giảm ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe của ngư dân.Theo Nguyễn Trường Sơn (1994) [64], Nguyễn Thị Yến (2007) [79] và nhiềunghiên cứu khác, tiếng ồn trong khu vực buồng máy luôn vượt tiêu chuẩn chophép
Tiếng ồn tần số cao sẽ gây giảm sức nghe, điếc nghề nghiệp Tiếng ồntần số thấp, tuy không gây điếc nghề nghiệp nhưng cũng gây giảm sức nghe
và nguy hiểm hơn là gây rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh thựcvật, qua đó ảnh hưởng đến chức năng của hàng loạt các cơ quan như tim
Trang 12mạch, tiêu hóa Tiếng ồn còn làm giảm độ tập trung, hiệu quả công việc, gây
ra sai sót, gây rối loạn cảm xúc, mất ngủ, tăng huyết áp, căng cơ [36], [99]
Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn bao gồm bản chất vật lý củatiếng ồn, thời gian phơi nhiễm, loại tiếng ồn, tần số và mức độ cảm nhiễm củatừng cá nhân [23] Tiếng ồn với cường độ 85 dBA với thời gian phơi nhiễm 8giờ/ngày được coi là giới hạn nguy hiểm [99] Thời gian phơi nhiễm càng kéodài, càng có hại, thời gian tối thiểu để ảnh hưởng tới thính lực là 3 tháng Nếudưới 3 tháng mà tiếng ồn đã gây hại thì coi là tai nạn lao động do tiếng ồn[23] Giảm thính lực do tiếng ồn là giảm thính lực ở tần số cao, với ngưỡngnghe kém nhất ở khoảng 3000 - 6000 Hz [41], [96]
Tiếng ồn có thể gây stress, tăng tiết cấp tính catecholamin hay cortisol
do tiếng ồn đã được phát hiện trong một số người phơi nhiễm với tiếng ồn lớnhơn 90 dBA Tuy nhiên, nếu tiếng ồn làm ảnh hưởng đến hoạt động của conngười như: ngủ, giải trí, nói chuyện thì có thể gây ra tình trạng tăng tiếtcatecholamin và cortisol ngay cả khi cường độ tiếng ồn chỉ ở mức hơn hoặcbằng 85 dBA Ising và cs đã nghiên cứu 395 ca nhồi máu cơ tim cấp, kết quả
là tiếng ồn nơi làm việc là yếu tố nguy cơ quan trọng thứ hai, chỉ xếp saunguy cơ do hút thuốc lá đối với nhồi máu cơ tim [98] Nếu tiếng ồn kết hợpvới rung sẽ làm tăng tác dụng có hại lẫn nhau của cả hai
- Rung, lắc
Rung, lắc được tạo ra do sóng biển xô vào khi tàu đi nhanh kèm theonhững rung, lắc nhiều ở tàu nhỏ chạy với tốc độ lớn Nguyên nhân chính củarung, lắc là do chuyển động của động cơ chính, chân vịt tàu và một vài máyphụ khác Những bộ phận nào ở tàu có tần số dao động riêng trùng hợp vớitần số của rung, lắc bắt buộc thì hậu quả là cộng hưởng ở bộ phận đó làm chorung, lắc tại chỗ có thể xảy ra đôi khi rất lớn [2]
Ở tàu, khi chân vịt quay 60 - 80 vòng/phút thì tàu gần như không rung,lắc, khi quay 114 vòng/phút thì dao động lên cao nhất với biên độ 24 mm, nếu
Trang 13tiếp tục tăng vòng quay lên nữa thì biên độ cao rộng lại giảm xuống Ở mộttàu Hải quân, khi vòng quay của máy là 105 vòng/phút thì biên độ dao độngcủa boong lên tới 15 mm, rung, lắc này cũng làm xuất hiện cộng hưởng Nếutàu rung, lắc với biên độ 2,18 mm với gia tốc lớn nhất là 800 mm/s2 , rung, lắcnày không gây khó chịu Nếu tàu rung, lắc với biên độ 0,7 mm, gia tốc 625mm/s2 thì làm cho người khó chịu Nếu tàu rung, lắc với biên độ 11,5 mm, giatốc 600 mm/s2 sẽ gây cảm giác rất khó chịu và chóng mệt Nếu rung, lắc vớibiên độ 0,55 mm, gia tốc 8.300 mm/s2 thì cơ thể không chịu nổi Ở các tàuHải quân hiện đại, trong khoang máy đôi khi rung, lắc có gia tốc lên tới10.000 mm/s2 hoặc hơn [2]
- Chiếu sáng trên tàu
Ánh sáng là yếu tố vật lý của môi trường tự nhiên hay nhân tạo Conngười nhận biết thông tin về sự vật, hiện tượng của tự nhiên và xã hội bằngcon đường thị giác chiếm 80% [33] Trong lao động, ánh sáng là yếu tố ảnhhưởng nhiều đến năng suất lao động, chất lượng lao động và an toàn lao động.Ánh sáng không đảm bảo vệ sinh còn gây ra tình trạng nhức mắt, mỏi mắt,giảm thị lực và nhức đầu Trong quá trình hoạt động trên tàu, thủy thủ phảichịu tác động của ánh sáng với nhiều cường độ khác nhau như ánh sáng yếutrong hầm máy, ánh sáng quá mức trên boong tàu do ánh mặt trời phản xạ bởimặt nước biển
- Hơi, khí độc
Trong quá trình lao động trên biển, thủy thủ còn có thể bị ảnh hưởngbởi hơi, khí độc Những hơi khí độc có nguồn gốc từ xăng, dầu và các loạihóa chất tích trữ ở trên tàu Những hóa chất này có thể gây ngộ độc hoặc cácbệnh lý khác nhau Bùi Hải Hà (2002) thấy trên các tàu vận tải xăng dầu, hơichì trong buồng thuỷ thủ cao gấp 2 lần, hơi chì trong buồng máy cao gấp 6,8lần TCCP [25]
Trang 14Tỷ lệ O2 và CO2 trong các khoang của tàu mặt nước thường ít thay đổi.
Sự thay đổi nồng độ O2 và CO2 trong khoang ngủ và sinh hoạt của tàu mặtnước ít khi đạt tới mức gây độc cho thủy thủ Sự thay đổi thành phần hóa họckhông khí nhiều nhất là trong khoang có sơn dầu mà không được thông giótốt Thường ở tàu mặt nước, CO2 tăng kèm theo với O2 giảm Còn hiện tượng
CO2 tăng mà O2 không giảm thì ít xảy ra Trong buồng máy, nồng độ CO2
tăng lên tới 3 - 5% Nếu tỷ lệ CO2 cao hơn 3% trong khi tỷ lệ O2 bình thườngthì gây khó thở, đau ngực, người khó chịu, nếu nồng độ cao hơn nữa thì có thểngộ độc Ngoài CO2, trong tàu còn có CO do sự đốt cháy trên mặt các lò sưởihơi nước, khi đun nước, nấu thức ăn trên bếp [2]
1.1.4 Đặc điểm lao động của thủy thủ
Theo quy định, khi tàu đỗ tại cảng, thủy thủ tham gia huấn luyện 2 caban ngày, ban đêm nghỉ Khi tàu hoạt động hành trình trên biển, toàn bộ thủythủ thường được chia làm 3 kíp trực với 6 ca lao động, gồm 3 ca ngày và 3 cađêm, mỗi ca làm việc 4 giờ liền và nghỉ 8 giờ tiếp theo trong chu kỳ 24 giờ.Lao động ca đêm là một điều bất lợi đối với cơ thể con người Sự thay đổi này
sẽ làm đảo lộn nhịp sinh học ngày đêm bình thường của cơ thể Khi nhịp điệusinh lý ngày đêm bị đảo lộn, thần kinh trung ương lâm vào trạng thái hưngphấn cưỡng bức, gây nên sự rối loạn bài tiết các chất trung gian hóa học nhưadrenalin và noradrenalin, các cơ quan vận động, tim mạch, hô hấp, bài tiết,tiêu hóa cũng bị hưng phấn cưỡng bức gây tăng tiết dịch vị, tăng tiết nướctiểu, tăng hoạt động nhu động ruột [33]
Sự mất đồng bộ nhịp sinh học ở những người làm việc ca kíp thườnggây ra trạng thái rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ thường ngắn và không sâu [81],[107] Ngoài ra, rối loạn nhịp sinh học có liên quan đến một số rối loạn tâmthần như trạng thái trầm cảm, rối loạn lưỡng cực [109] Mất ngủ gây ra giảmkhả năng lao động, tăng nguy cơ sai sót trong công việc [112] Một số tác giả
Trang 15khác cũng đã chỉ ra sự liên quan chặt chẽ giữa lao động ca kíp và trạng tháimất ngủ với tỷ lệ cao bị các bệnh tim mạch, các bệnh mạn tính khác như rốiloạn chuyển hóa, các bệnh về đường tiêu hóa [100].
Trong ngành Hàng hải, trong các chuyến hành trình dài ngày, do thayđổi thời tiết, múi giờ, thủy thủ phải làm việc ca kíp sẽ có nguy cơ ảnh hưởngtới sức khỏe hơn các ngành nghề khác Các nghiên cứu ảnh hưởng của chế độlàm việc ca kíp của đoàn thủy thủ trên tàu biển với chế độ làm việc ca 4 giờ -nghỉ 8 giờ, so với nhóm người làm việc ban ngày từ 9 đến 17 giờ cho thấy:giấc ngủ của thủy thủ làm việc ca kíp ngắn hơn giấc ngủ của thủy thủ chỉ làmviệc ban ngày [83]
1.2 ĐIỀU KIỆN SINH HOẠT CỦA THỦY TÀU CHIẾN ĐẤU MẶT NƯỚC
1.2.1 Chế độ dinh dưỡng của thủy thủ tàu chiến đấu mặt nước
Tiêu chuẩn, định mức ăn của lực lượng tàu mặt nước được quy địnhtheo Thông tư số 41/2009/TT-BQP của Bộ Quốc phòng [5] Theo Thông tư số41/2009/TT-BQP, những đối tượng sau được hưởng tiêu chuẩn ăn thườngxuyên [5]:
(1) Cán bộ, chiến sĩ biên chế trên tàu thuộc Quân chủng Hải quân, cácQuân khu, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục II, Bộ tư lệnh Biên phòng, Bộ Tưlệnh Đặc công và Cục cảnh sát biển
(2) Cán bộ chỉ huy, trợ lý hàng hải, trợ lý thông tin, trợ lý Rada, trợ lý
vũ khí đạn, trợ lý cơ điện từ cấp hải đội trở xuống
(3) Các đối tượng khác trong những ngày thực tế làm nhiệm vụ trêntàu, những ngày đi biển được áp dụng tiêu chuẩn này
Theo Thông tư số 41/2009/TT-BQP, những đối tượng này được đảmbảo chế độ ăn 3.650 Kcal/người/ngày khi tàu đỗ tại cảng và 3.750Kcal/người/ngày khi tàu đi biển
Trang 16Trong các hải trình dài ngày trên biển, vấn đề cung cấp và bảo quảnlương thực, thực phẩm, nước uống luôn là mối quan tâm hàng đầu của thủythủ Việc bảo quản chất lượng các loại thực phẩm dài ngày vẫn còn nhiều khókhăn, đặc biệt là việc bảo quản các thực phẩm phẩm tươi sống như rau xanh,hoa quả, thịt.
Tại Thái Lan, tháng 4/2005, Doung-ngern P và cs (2007) đã phát hiệnmột ổ dịch Beriberi ở các ngư dân đánh cá tại Maha Chai Dịch Beriberi xuấthiện trên một tàu với 15/28 thuyền viên (1/4 người Thái Lan, 14/24 ngườiMyanmar), chiếm tỷ lệ 53,6% Tất cả các trường hợp đều là nam giới, trungbình 28 tuổi (từ 20-45 tuổi) Nguyên nhân là do ngư dân chỉ ăn hải sản và gạođánh bóng kéo dài trong hai tháng [90]
1.2.2 Điều kiện sinh hoạt của thủy thủ tàu mặt nước
Không gian chật hẹp là đặc điểm chung của các tàu biển Đối với cáctàu quân sự, không gian sinh hoạt của thủy thủ lại càng hạn chế để tăng tính
cơ động, giảm tiêu hao nhiên liệu Số lượng nhà vệ sinh, phòng sinh hoạt, giảitrí cho thủy thủ thường hạn chế Sự thiếu hụt tiện nghi sinh hoạt dễ gây cảmgiác khó chịu, mất tự do và dễ bị kích động, cáu giận ở thủy thủ Trong cuộchành trình trên biển, thuyền viên phải sống cách biệt với đời sống xã hộithường ngày trên đất liền Mọi sinh hoạt, lao động của thủy thủ đều bị giớihạn trong khoảng không gian chật hẹp của con tàu Mặt khác, môi trường vi
xã hội trên tàu biển là môi trường khá đặc biệt, chỉ có một giới (xã hội đồnggiới) Theo Carotenuto A và cs (2012), thủy thủ hàng hải là một trong nhữnglao động biệt lập nhất, họ ít liên hệ với người khác Tình trạng biệt lập lànguyên nhân chính gây ra những vấn đề về tâm lý và trạng thái trầm cảm ởthủy thủ Họ thường tìm cách giải quyết vấn đề bằng rượu và thuốc lá [86] Trong các loại gánh nặng về tâm lý - xã hội của thủy thủ Hải quân, cóhai loại khó khăn nhất phải chịu đựng là:
Trang 17- Sự xa cách lâu ngày với gia đình, xã hội, bạn bè, người thân.
- Khó khăn trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi trên tàu
Sự xa cách với gia đình, bạn bè đã gây cho người lao động trên biểntâm trạng buồn chán, tù túng không được thỏa mãn về nhu cầu và những đòihỏi tình cảm khác giới Ngoài ra, người lao động biển còn bị tách biệt khỏicộng đồng xã hội, chính trị và văn hóa ở trên đất liền, thiếu thông tin Đâycũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị stress ở thủy thủ
Vấn đề tổ chức lao động trong hành trình trên biển cũng có ảnh hưởngkhông nhỏ đến sức khỏe của thủy thủ Hoạt động của thủy thủ đơn điệu vàbuồn tẻ, lặp đi lặp lại, gây buồn chán Kết quả tạo nên tình trạng căng thẳng
về tâm sinh lý, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thuỷ thủ Trong thờigian dài, thuỷ thủ phải làm việc đơn điệu, lặp lại, ít có sáng tạo Sau khi làm
ca đêm trong thời gian 2 tuần, con người sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp bị stress,những người làm ca kíp có nhiều bệnh lý mạn tính hơn tỷ lệ chung trong cộngđồng: bệnh tim mạch, bệnh dạ dày tá tràng, tai nạn lao động Theo NguyễnMinh Phương (2012), lao động ca kíp làm đảo lộn nhịp sinh học ngày đêm,gây ra các biến đổi một số quá trình sinh lý khác nhau trong cơ thể và lànguyên nhân gây ra bệnh lý Tỷ lệ bộ đội trinh sát kỹ thuật bị căng thẳng cảmxúc mức độ vừa và cao là 96,8% [58] Nguyễn Thị Hải Hà (2013) nghiên cứu
về sức khỏe thuyền viên tàu vận tải Viễn dương nhận thấy rằng, điều kiện làmviệc trên biển dài ngày, cô lập với cuộc sống sôi động trên đất liền, với ngườithân, cuộc sống trên tàu buồn tẻ, làm việc theo ca kíp làm cho thuyền viênluôn bị cô đơn và dẫn đến rối loạn hành vi Tỷ lệ thuyền viên có rối loạn hành
vi trước hải trình là 28,67%, tăng lên 38,33% (p<0,05) [26]
Nghiên cứu của Trần Quỳnh Chi (2003) cho thấy, đối với thuyền viênViệt Nam, cảm giác cô đơn chiếm tỷ lệ 72%, căng thẳng về cảm xúc tình dụcchiếm 16% Gánh nặng tâm lý ở thuyền viên, đặc biệt trong các chuyến hải
Trang 18trình dài ngày, ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn, hệ tiết niệu và hệ thần kinh Khảnăng chú ý và tư duy của thuyền viên giảm rõ sau mỗi chuyến hải trình [18]
Ở Anh, Roberts S E (2004) thấy ở thuyền viên và ngư dân cũngthường xảy ra các bạo lực gây chết người Trong giai đoạn 1976- 2002 đã xảy
ra 46 vụ giết người liên quan đến công việc (44 thuyền viên và 02 ngư dân)với tần suất 1,5/100.000 công nhân/năm Tỷ lệ bạo lực gây chết người trêncác tàu thuyền ở Anh đã tăng từ 2,7/100.000 người/năm (1961-1965) lên đến4,4/100.000 người giai đoạn 1971-1975 và giảm xuống 0 trong giai đoạn1996-2002 [114]
Môi trường sống và lao động rất đặc biệt của những người lao độngtrên biển đã tạo ra cho họ một số đặc điểm thần kinh - tâm lý khác biệt so vớingười lao động trên đất liền Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tự sát hoặcbạo lực ở các thuyền viên và thủy thủ khi hoạt động lâu ngày trên biển
Bùi Thị Hà (2002) điều tra đặc điểm tâm sinh lý thuyền viên thấy trongsuốt cuộc hành trình, thuyền viên Việt Nam luôn chịu gánh nặng về tâm lý,cảm giác cô đơn giày vò chiếm tỷ lệ cao 64,10%, căng thẳng cảm xúc tìnhdục chiếm 61,54%, lo lắng tai nạn, hỏa hoạn 94,02% [25] Toàn bộ thuyềnviên phải sống giam mình trong khoảng không gian chật hẹp vừa là nơi laođộng, vừa là nơi sống, sinh hoạt nên họ thường có cảm giác rất gò bó, tù túng.Thêm vào đó là cộng đồng lao động trên tàu một giới Hoạt động trên tàubuồn tẻ, lặp đi, lặp lại dễ gây buồn chán trong khi thuyền viên bị cô lập vớigia đình, bạn bè, người thân Nhu cầu tình cảm của họ bị thiếu thốn, thời gianrỗi trên tàu quá nhiều trong khi đó việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải tríchưa được chú ý đúng mức, thiếu thông tin và các hoạt động văn hoá
Trang 191.3 NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TẬT CỦA THỦY THỦ TÀU MẶT NƯỚC 1.3.1 Tiêu chuẩn khám sức khỏe, khám tuyển thủy thủ tàu chiến đấu mặt nước
Ngày 04 tháng 02 năm 2015, Quân chủng Hải quân ban hành hướngdẫn số 1393/HD-HC về việc tuyển chọn sức khoẻ bộ đội đi làm nhiệm vụ ởTrường Sa - DK1 và trên tàu hoạt động dài ngày trên biển Trong đó yêu cầu,các đối tượng đủ tiêu chuẩn sức khỏe làm nhiệm vụ ở Trường Sa - DK1 vàtrên tàu hoạt động dài ngày trên biển phải đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe loại
I và loại II Ngoài ra, một số đối tượng hưởng lương có sức khỏe loại III cóthể tham gia làm nhiệm vụ ở Trường Sa - DK1 và trên tàu hoạt động dài ngàytrên biển khi chỉ mắc một số bệnh sau [61]:
- Sỏi nhỏ ở thận trên siêu âm đường kính ≤ 7 mm, với điều kiện: tiền sử
và hiện tại không có cơn đau quặn thận, không ảnh hưởng chức năng thận,không ảnh hưởng tới lao động, sinh hoạt của bộ đội
- Tăng huyết áp độ I, với điều kiện: tiền sử và hiện tại không phải dùngthuốc hạ huyết áp, kết quả huyết áp phải được đo trong ít nhất 03 ngày, mỗingày đo ít nhất 03 lần theo đúng quy trình đo huyết áp (có ít nhất 01 lần đovào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy)
- Các loại ngoại tâm thu được xác định là ngoại tâm thu cơ năng, Blocknhánh phải hoàn toàn và Block AV độ I đã được chẩn đoán xác định tạichuyên khoa tim mạch bằng điện tim gắng sức và loại trừ có tổn thương thựcthể; tiền sử và hiện tại sức khỏe tốt, sinh hoạt, lao động bình thường
Hướng dẫn số 1393/HD-HC của Quân chủng Hải quân cũng quy địnhnhững trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe làm nhiệm vụ ở Trường Sa –DK1 và trên tàu hoạt động dài ngày trên biển, gồm:
- Bộ đội có sức khỏe từ loại III trở lên;
- Bộ đội có bệnh thuộc Danh mục theo bảng (phụ lục 1).
Trang 20Đối với lực lượng tàu ngầm, Quân chủng Hải quân đã ban hành thông
tư 26/2011/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, sơ tuyển, khám tuyển,kiểm tra, giám định sức khỏe lực lượng tàu ngầm Đối với thủy thủ tàu ngầm,ngoài các tiêu chí sức khỏe như thủy thủ tàu mặt nước còn bổ sung các chỉtiêu sức khỏe tâm lý và sức chịu áp suất [6]
1.3.2 Mô hình bệnh tật
Theo kết quả nghiên cứu của Cù Hồng Vấn (2008) tại một lữ tàu chiếnđấu mặt nước cho thấy, các bệnh của hệ tiêu hóa của sỹ quan và thuỷ thủchiếm tỷ trọng đáng kể, tỷ lệ này dao động từ 22,67% -25,0% Các bệnh về hôhấp cũng chiếm tỷ lệ cao (16,50% - 20,17%), các bệnh về hệ thần kinh cũngthường gặp (3,33% - 4,50%), đặc biệt hội chứng tâm thần và trầm cảm cácnăm đều xuất hiện với tỷ lệ dao động từ 1,35% - 1,60% [75]
Bảng 1.1 Cơ cấu bệnh tật trong điều kiện công tác thường xuyên trên
biển của lữ đoàn tàu chiến đấu mặt nước
TT NămLoại bệnh n 2004% n 2005% n 2006% n 2007%
1 Nhiễm khuẩn, KST 79 32,92 73 31,74 64 28,44 68 30,49
3 Bệnh của máu và
4 Bệnh nội tiết, dinh 2 0,83 4 1,74 2 0,89 3 1,35
Trang 21Các bệnh về hệ hô hấp hàng năm có tỷ lệ tương đương, dao động trongkhoảng từ 19% đến 20%, chủ yếu thường gặp các bệnh về đường hô hấp trên:viêm phế quản cấp và mạn, viêm phổi – phế quản [75].
Phùng Thị Thanh Tú (2008) nghiên cứu cơ cấu bệnh của ngư dân khuvực miền Trung cho thấy, nhóm bệnh răng miệng chiếm tỷ lệ cao nhất(48,6%), tai nạn thương tích chiếm 39,7%, tiêu hóa 30,0%, Tai - Mũi - Họng29,9%, xương khớp 25,4%, tim mạch 20,2% và hô hấp 13,3% [72]
Ttai nạn thương tích của thủy thủ: nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hạnh
và cs (2014) cho thấy, ngư dân bị 8 loại tai nạn thương tích và chiếm 54,5%,chủ yếu là bị vết thương phần mềm chiếm 81,6%, tiếp đến là bong gân - giãndây chằng 7,4%, gãy xương 4,3%, tổn thương khác dưới 2% [31]
Trang 221.3.3 Một số bệnh lý ở thủy thủ tàu mặt nước
* Bệnh của hệ tuần hoàn
Filikowski J và cs (2003) cho rằng các bệnh tim mạch ảnh hưởngnghiêm trọng đến sức khỏe của người lao động trên tàu biển Phơi nhiễm vớiyếu tố độc hại, chế độ ăn uống mất cân đối, hạn chế luyện tập là yếu làm tăng
tỷ lệ bệnh tim thiếu máu cục bộ ở thuyền viên Năm 1998 - 2001, tác giả kiểmtra sức khỏe cho 715 thuyền viên 82,9% có các yếu tố nguy cơ của bệnh timmạch như thừa cân và béo phì, hút thuốc lá, THA, đái tháo đường typ 2, rốiloạn lipid và acid uric máu Trong đó, tỷ lệ thuỷ thủ có một yếu tố nguy cơ là30,5%; hai yếu tố là 50,3%; ba yếu tố là 13,2% và từ bốn yếu tố trở lên là 6%.Tác giả cho rằng, khi khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ nên tư vấn cho thuyềnviên về phòng chống bệnh tim mạch và nên thực hiện các nghiệm pháp gắngsức để đánh giá chức năng tim mạch [91]
Nguyễn Lung (1995) nhận thấy, tình trạng bệnh lý của thủy thủ ViệtNam gồm 2 đặc trưng của bệnh vùng nhiệt đới và nghề đi biển Các bệnh lýchiếm tỷ lệ cao là nhiễm khuẩn răng miệng, bệnh đường hô hấp, đường tiêuhóa, bệnh tim mạch, tăng huyết áp và bệnh rối loạn thần kinh chức năng [47]
Bùi Thị Hà (2002), Nguyễn Trường Sơn (2003) nhận định các yếu tốmôi trường tự nhiên và môi trường lao động, sinh hoạt trên tàu có ảnh hưởngxấu đến hệ tim mạch [25], [65] Các tác giả Dolmierski R., Nitka J (1988)còn thấy những căng thẳng về tâm sinh lý quá mức cũng có thể đưa đến tănghuyết áp và rối loạn nhịp tim [89]
Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch của thủy thủ thuộc công tyvận tải xăng dầu, Bùi Thị Thúy Hải (2004) đã ghi nhận có 31,62% thủy thủ bịtăng huyết áp, 61,53% thủy thủ có rối loạn điện tâm đồ (sau hải trình tỷ lệ nàytăng lên 66,98%) Các yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp của thủy thủ là
Trang 23căng thẳng tâm sinh lý 100%, thói quen hút thuốc 62,39%, ít tập luyện thểthao 70,94%, uống rượu 52,14% và chế độ dinh dưỡng mất cân đối [30].
Nghiên cứu của Triệu Thị Thúy Hương và cs (2007) trên ngư dân đánhbắt xa bờ cho thấy, tỷ lệ bị cao huyết áp của ngư dân cao hơn hẳn so với laođộng trên đất liền Điện tâm đồ của ngư dân có tỷ lệ rối loạn là 50,3%, trong
đó 13,21% có biểu hiện tăng gánh thất trái [41]
Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh timmạch của thủy thủ: lạm dụng rượu, thuốc lá, thói quen sinh hoạt, chế độ ăngiàu chất đạm, đường và mỡ, thiếu vitamin và chất xơ Khi hành trình trênbiển, thủy thủ còn phải chịu tác động của điều kiện lao động khắc nghiệt nhưtiếng ồn, rung lắc, sóng gió…làm thủy thủ luôn ở trạng thái căng thẳng thầnkinh nhất là hệ thần kinh giao cảm Bên cạnh đó, thủy thủ phải chịu gánhnặng thần kinh tâm lý như tình trạng cô lập với đất liền, xa gia đình, đời sốngvăn hóa thiếu thốn Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng một sốbệnh tim mạch
* Bệnh chuyển hóa, nội tiết, dinh dưỡng
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bảo Nam (2014) trên thuyền viênlàm việc trên tàu Viễn dương, tỷ lệ thuyền viên bị thừa cân 23,30%, béo phì14,34%, rối loạn dung nạp gluoce lúc đói 12,83% [50] Một nghiên cứu kháccủa Nguyễn Bảo Nam (2014) cho thấy, tỷ lệ đái tháo đường typ 2 của thuyềnviên tàu Viễn dương là 5% Tỷ lệ thuyền viên mắc rối loạn chuyển hóa lipidnhìn chung rất cao (82,75%) Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa của thuyềnviên là 31,5% Việc mắc các rối loạn chuyển hóa, nhất là hội chứng chuyểnhóa làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch Đa số thuyền viên đều có từ 4yếu tố nguy cơ trở lên [51] Nguyễn Trường Sơn (2003) nghiên cứu các chỉtiêu hóa sinh dinh dưỡng của người đánh cá biển cho thấy, hàm lượngCreatinin máu và nước tiểu cao hơn người bình thường, thành phần nước tiểucủa người đánh bắt cá có nhiều cặn oxalatcanxi và urat [66]
Trang 24Do nhiều khó khăn nên các bữa ăn trên tàu có hành trình trên biển kéodài thường mất cân đối về dinh dưỡng, nhất là thiếu vitamin Việc thiếu rautrong các bữa ăn còn gây nên thiếu chất xơ Do vậy, sẽ phát sinh các bệnh lý
do thiếu xơ, thiếu vitamin Thực đơn trên tàu mất cân đối sẽ làm tăng thêmnguy cơ phát sinh các bệnh về tim mạch, huyết áp
* Bệnh hệ thống Cơ-Xương-Khớp
Tư thế lao động bắt buộc là một trong những nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng rối loạn cơ xương Những công việc có tần số thao tác cao, động tác lặp
đi lặp lại nhiều, kéo dài liên tục trong nhiều ngày tháng để lại hậu quả xấu cho
cơ thể Các triệu chứng thường bắt đầu bằng viêm dây thần tiếp đến là viêm
cơ, viêm gân, viêm bao gân, thoái hóa cột sống
Nghiên cứu của Lê Hồng Minh (2011), trong phỏng vấn các dấu hiệu
cơ năng sau lao động cho thấy các vị trí đau mỏi cơ xương thường gặp là gáy(63,8%), nửa dưới của lưng (51,7%), bả vai (44,0%), một hoặc hai đầu gối(32,9%) và cổ tay/bàn tay (24,0%) [49] Lipscomb H J và cs (2004) điều tra
215 lao động thấy tình trạng rối loạn cơ xương là 38,5%, chủ yếu là ở vùngthắt lưng (17,7%), tiếp đến là ở cổ tay và vai (7%) [103]
* Bệnh hô hấp
Nghiên cứu của Lê Hồng Minh (2011) cho thấy bệnh hô hấp của thuyềnviên tàu đánh bắt cá xa bờ chiếm tỉ lệ 6,7%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nhómnghề lái tàu là 6,5%, nhóm nghề thợ máy 10,4%, các nhóm nghề khác là 6,4%[49] Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hải Hà (2014) cho thấy tỷ lệ nhiễmbệnh đường hô hấp của thuyền viên trên tàu Viễn dương chiếm 32,83%.Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh của nhóm boong tàu là 31,16%, nhóm nghề máy tàu
là 34,67% và nhóm nghề phục vụ là 33,33% [28]
Trang 25Có sự khác biệt giữa tỷ lệ bị các nhóm bệnh đường hô hấp của ngư dân
và tỷ lệ mắc đường hô hấp của các thuyền viên trên tàu vận tải Sự khác biệtnày do điều kiện sống, sinh hoạt của các nhóm nghiên cứu có sự khác nhau
* Bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao ở lao động trên biển.Các nghiên cứu trên ngư dân và thủy thủ tàu Viễn dương đều có chung nhậnđịnh này [79], [28]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Hà (2014) cho thấy, tình trạng mắcbệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng của thủy thủ cao hơn rất nhiều sau mỗichuyến hải trình Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng ở thủy thủ tàuViễn dương sau khi đi biển chiếm 43,33% Tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễmtrước hải trình của thủy thủ chỉ chiếm 15,33% [28] Nghiên cứu của NguyễnBảo Nam (2014) cho thấy, tỷ lệ thủy thủ tàu Viễn dương mắc bệnh nhiễmtrùng và KST chiếm 16,67%, trong đó nhóm boong tàu chiếm 18,26%, ngànhmáy chiếm 16,89% và nhóm phục vụ chiếm 14,10% [50] Nguyễn Thị Yến(2007) nghiên cứu cơ cấu bệnh tật của ngư dân đánh bắt cá xa bờ thuộc xãLập Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng năm 2006 cho thấy, bệnh nhiễm trùng và
ký sinh trùng là một trong những bệnh có tỷ lệ mắc cao, chiếm 58,18% và có
xu hướng tăng theo tuổi nghề [79]
* Bệnh Tai - Mũi - Họng
Bệnh lý Tai - Mũi - Họng ở thủy thủ là do tác động của môi trường khíhậu trên biển, của hơi khí độc trên tàu và điều kiện sinh hoạt còn nhiều thiếuthốn so với đất liền Trong nhóm bệnh Tai - Mũi - Họng, giảm thính lực làbệnh lý rất hay gặp ở thủy thủ
Tăng Xuân Châu (2014) nghiên cứu sự biến đổi về thính lực của ngưdân đánh bắt hải sản xa bờ cho thấy, tất cả 40 ngư dân đánh bắt hải sản xa bờđều giảm thính lực sau chuyến đi biển ở các mức độ khác nhau [15] Nghiên
Trang 26cứu của các tác giả Phùng Thanh Tú, Viên Thị Chiến và cs (2014) tại khu vựcmiền Trung cho thấy, ngư dân giảm thính lực chiếm 26,7%, nghi ngờ điếcnghề nghiệp chiếm 14,8% [73] Nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Minh (2011)cho thấy tỷ lệ bị giảm thính lực so với số được đo chiếm 35,4% Tỷ lệ giảmthính lực ở nhóm thợ máy (73,0%) Đo thính lực trước và sau một chuyếnhành trình đi biển cũng thấy các ngư dân đánh bắt hải sản đều giảm thính lựcsau chuyến đi biển ở các mức độ khác nhau Sau chuyến đi biển bình quânsức nghe giảm ở tai trái là 7,58 ± 2,7%, tai phải là 9,1 ± 3,1% [49].
Kontosíc I và cs (1996) nghiên cứu thính lực đồ của 231 thuyền viên(107 người lao động trên boong, 86 thợ máy và 38 thông tin) có thời gian đibiển trên 5 năm thấy có mối tương quan giữa tuổi nghề và mức độ giảm thínhlực Chủ yếu là giảm thính lực ở tần số 2000 và 4000 Hz [101]
* Bệnh Răng - Hàm - Mặt
Bệnh răng miệng là bệnh chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm bệnh ở thủythủ Nguyễn Thị Yến (2006) cho thấy bệnh răng miệng chiếm 93,94% trong
đó cao răng, viêm nướu, nha chu chiếm chiếm 45,75% [79]
Nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Minh (2011) cho thấy tỷ lệ người mắccác bệnh lý của răng (sâu răng, tủy răng, khuyết răng…) và quanh răng (caorăng, nha chu…) là 48,2% và 32,0% Trong đó, tỷ lệ người mắc các bệnh lýcủa răng và quanh răng ở nhóm ngư dân (49,4% và 32,4%) cao hơn so vớinhóm lái tàu (39,1% và 28,3%) [49] Nghiên cứu của Phùng Thị Thanh Tú(2014) trên ngư dân cho thấy, bệnh lý răng miệng chiếm tỷ lệ cao nhất(82,0%) và chủ yếu là bệnh lý mất răng và sâu răng [73]
* Bệnh mắt
Thủy thủ có tỷ lệ mắc bệnh mắt cao Nghiên cứu Nguyễn Thị Yến(2006) cho thấy, bệnh lý về mắt của ngư dân chiếm 51,58%, trong đó có15,15% có biểu hiện nhức mỏi mắt Nghiên cứu cũng chỉ ra bệnh lý về mắt tỷ
Trang 27lệ thuận với tuổi nghề, tuổi nghề [79] Nghiên cứu về cơ cấu bệnh của thủythủ tàu Viễn dương của Nguyễn Thị Hải Hà (2014) cho thấy, bệnh lý mắt củathủy thủ chiếm 24,5% Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh lý mắt cao nhất ở ngành Máy(30,67%), tiếp đến là ngành boong tàu (30,14%) và thấp nhất là ngành phục
vụ (7,69%) Tỷ lệ mắc bệnh lý về mắt tăng lên theo tuổi nghề của thủy thủ[28]
* Bệnh Tâm - Thần kinh
Trong quá trình sống và lao động, con người luôn chịu tác động của cácyếu tố bên ngoài môi trường cũng như bên trong cơ thể Con người một mặttiếp nhận các kích thích ấy, mặt khác có thái độ nhất định với các kích thích,thái độ ấy chính là cảm xúc của con người Trạng thái căng thẳng cảm xúctrong lao động là cảm xúc mạnh kéo dài trong suốt thời gian thực hiện mộtcông việc nào đấy Tuy nhiên, trạng thái căng thẳng cảm xúc không chỉ xuấthiện trong thời gian làm việc mà còn kéo dài suốt trong cuộc sống hàng ngàytùy theo tính chất công việc và trạng thái chức năng của con người
Gánh nặng, stress thần kinh tâm lý của các thủy thủ khi thực hiện côngviệc trên biển là rất lớn Các yếu tố nguy cơ của thủy thủ gồm: sống và làmviệc cô lập với đất liền, với người thân, với xã hội, bão tố đe dọa đến an toànsinh mạng, tổ chức lao động có chu kì đơn điệu nhàm chán, xã hội đồnggiới Những yếu tố này góp phần tạo nên tình trạng rối loạn tâm sinh lý, ảnhhưởng đến sức khỏe, phát sinh rối loạn bệnh lý của thủy thủ Tâm trạng côđơn, buồn chán của thủy thủ có thể dẫn tới lạm dụng rượu bia, thuốc lá.Nghiên cứu của Trần Thị Quỳnh Chi (2014) cho thấy, thủy thủ buồn chán, côđơn trên biển có nguy cơ hút thuốc lá gấp 1,79 lần so với thủy thủ không buồnchán, cô đơn [19] Nguyễn Văn Tâm (2014) nghiên cứu yếu tố liên quan tớitình trạng sử dụng rượu bia của thủy thủ tàu Viễn dương, thủy thủ có cảm giác
Trang 28buồn chán, cô đơn trên biển có nguy cơ uống rượu gấp 1,49 lần so với thủythủ không buồn chán, cô đơn [68]
Đối với thủy thủ Hải quân, các yếu tố bất lợi của môi trường và điềukiện lao động không chỉ tác động độc lập trong thời gian ngắn mà tác độngtổng hợp, liên tục kéo dài trong suốt thời gian đi biển, kể cả thời gian nghỉ vàthời gian lao động
1.4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VỆ SINH HẠM TÀU
1.4.1 Phòng chống yếu tố tác hại của môi trường lao động cho ngành Máy - Cơ điện
Để phòng ngừa những biến đổi chức năng của cơ thể thợ máy, trước hếtcần phải loại trừ những yếu tố tác hại ở khoang máy
Thường xuyên cung cấp không khí mát làm giảm nhiệt độ
Ngoài biện pháp trên người ta còn áp dụng hàng loạt các biện phápkhác làm giảm nhiệt độ trong khoang Xung quanh nồi hơi, tua bin động cơthường có 1 lớp cách nhiệt, có thể làm giảm nhiệt độ ở bề mặt xuống từ
1000C-1200C đến 500C-700C Chất cách nhiệt có thể làm bằng hỗn hợp emianvới nhựa dẻo mica… Ngoài ra còn có thể dùng nỉ, bông thủy tinh, và nhữngchất kém dẫn nhiệt khác [2]
Thông gió hút ra có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề chống sự tích lũynhiệt ở trong khoang công tác Nó đẩy những nhiệt thừa ở trong khoang rangoài và không khí ở ngoài trời sẽ thay thế
Biện pháp phun khí mát vào chỗ làm việc của thợ máy là biện pháp tốtnhất làm cho vi khí hậu ở chỗ làm việc trở nên dễ chịu Không khí ở ngoàitrời được thổi vào với tốc độ vừa phải, qua vòi điều chỉnh hướng gió tới chỗlàm việc cho thợ máy Để tránh gió thổi mạnh làm khó chịu, tốc độ gió ở vòiphun không khí không quá 2-3 m/s Chỉ tăng tốc độ gió khi thợ máy làm việc
Trang 29trong điều kiện lao động nặng có kèm theo nhiệt độ cao và bức xạ nhiệt nhiều.Trong trường hợp này tốc độ gió khi tiếp xúc với người không quá
6-7 m/s Nếu tốc độ gió quá 6-7 m/s thì tác dụng làm mát không tăng lên màcòn gây ra cảm giác khó chịu Tốt nhất là dòng không khí phun hướng vàođầu và phần trên của cơ thể Không khí có nhiệt độ thấp không nên dùng đểphun mà phải sưởi ấm lên rồi mới phun Cấm không được phun không khínóng vào tàu Nếu nhiệt độ không khí cao bằng ngoài trời thì phải làm mát đimới được phun Nhiệt độ không khí trong khoang không được xuống quá 10 -
150C Nếu không được trang bị máy phun khí, có thể dùng quạt bàn hoặc quạtgắn trên tường Khi nhiệt độ cao thì quạt từng hồi sẽ có tác dụng làm mátkhông khí tốt hơn Tạm thời ngưng quạt một lúc làm cho mồ hôi ở da xuấthiện nhanh, khi bắt đầu cho quạt lại thì mồ hôi sẽ bốc hơi nhanh làm cho cơthể tăng cường thải nhiệt Do đó cho quạt chạy rồi lại cho nghỉ 2-3 phút mộtlần, còn lâu hay chóng hơn thì phụ thuộc vào điều kiện vi khí hậu trongkhoang [2]
Để phòng ngừa mệt mỏi nhiều do nóng và thường xuyên ở một tư thếbắt buộc thì chú ý thay đổi tư thế luôn Khi điều kiện vi khí hậu ngột ngạt khóchịu nhiều, thời gian mỗi ca làm việc có thể rút ngắn xuống 2-3 giờ TheoK.K.Bô-gô-lu-bốp khuyên thì khi làm công việc nhẹ ở trong giới hạn nhiệt độcho phép (nhiệt độ hiệu lực là 330C) thì làm việc trong 4 giờ Khi điều kiện vikhí hậu xấu hơn thì nên rút ngắn thời gian làm việc của thợ nồi hơi, cơ điện,tua bin trong giới hạn sau đây [2]:
Khi 370C (NĐHL) gần 2 giờ;
Khi 400C (NĐHL) gần 1 giờ;
Khi 420C (NĐHL) gần 1/2 giờ
Trang 30Những chỉ tiêu trên đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên vi khíhậu của khoang máy và tua bin Do không tính đến lao động nặng và thànhphần bức xạ nên giới hạn thời gian làm việc phải điều chỉnh thêm nữa
Để giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ, phải cho chiến sỹ trong khoang máy
sử dụng quần áo thoáng khí như bộ áo liền quần bằng vải sợi
Để đề phòng không cho khí độc lọt vào trong khoang máy, các ống dẫnkhí phải kín, van pittong phải tốt Nên dùng hệ thống điều khiển máy từ xa đểthợ máy không tiếp xúc trực tiếp với khí độc Ngoài ra, trong khoang máyphải có hệ thống thông gió và lọc độc Có thể dùng hệ thống tự động tra dầu
mỡ để hạn chế nguy hiểm cho thuỷ thủ Tất cả các van bảo hiểm và ống dẫnnóng phải luôn trong tình trạng hoạt động tốt Cần chú ý chống bỏng và chấnthương cho thuỷ thủ Thuỷ thủ không được thay quần áo ở gần động cơ [2]
1.4.2 Biện pháp dự phòng tác hại của tiếng ồn
Do điều trị ĐNN không có hiệu quả cả khi ngừng phơi nhiễm với tiếng
ồn nên các biện dự phòng vẫn là ưu tiên chính [46]
- Đặc điểm của các thiết bị bảo vệ tai chống ồn
Trang 31Các thiết bị bảo vệ cá nhân là các phương tiện, dụng cụ bảo vệ taichống ồn, về cơ bản chia làm các loại sau: nút tai bảo vệ và loa chụp tai.
Nghiên cứu của Phạm Tùng Lâm (2013) trên công nhân đóng tàu tạinhà máy đóng tàu Hạ Long cho thấy, cần phải thử nghiệm các loại thiết bị bảo
vệ tai chống ồn cho các đối tượng lao động khác nhau Kết quả thử nghiệmcủa tác giả đối với 3 loại nút tai thử nghiệm là nút tai 3M 1110 (Mỹ), nút tai3M 1270 (Mỹ) và nút tai 3S (Đài Loan) cho thấy, chỉ có nút tai 3S của ĐàiLoan là phù hợp đối với công nhân đóng tàu hơn cả [43] Mỗi ngành nghề cómức độ phơi nhiễm với tiếng ồn ở mức độ khác nhau, có đặc thù lao độngkhác nhau Do vậy, trước khi lựa chọn một thiết bị bảo vệ tai chống ồn, cần cónghiên cứu thử nghiệm lựa chọn các thiết bị bảo vệ tai phù hợp cho từngnhóm đối tượng lao động
+ Loa chụp tai: được đeo che chắn cả vành tai hoặc dạng mũ đội có loache chắn vành tai Các loa hay mũ chụp tai phải thay đổi được độ khít để ômchặt, kín vành tai Các loại loa chụp tai có khả năng giảm được tiếng ồn từ30-50 dBA, do đó được dùng khi phải phơi nhiễm với tiếng ồn có độ lớn hơn
110 dBA [46]
Trang 32Mũ chống ồn: mức độ giảm ồn cao, mũ chống ồn có khả năng cản tiếng
ồn lớn đặc biệt là ở vùng tần số cao hữu hiệu, tùy theo yêu cầu, thiết kế, cấutrúc, mũ chống ồn có khả năng làm giảm cường độ tiếng ồn khác nhau Theo
Hồ Xuân An (2003), mũ chống ồn có khả năng ngăn giảm tiếng ồn 24-25 dBA
ở tần số 2048 và 4096 Hz [1] Ngoài tác dụng ngăn tiếng ồn, mũ chống ồn còn
có tác dụng chống va đập do rung xóc và còn có thể đảm bảo thông tin qua hệthống hoa tai trong mũ Mũ chống ồn chỉ có tác dụng khi đội thật kín, nếu cỡ
mũ không phù hợp với đầu hay tự nới lỏng mũ thì khả năng ngăn giảm tiếng
ồn ít hiệu quả Do vậy, dùng mũ chống ồn kéo dài thường gây cảm giác khóchịu cho người sử dụng Mũ chống ồn chỉ áp dụng có hiệu quả với một sốngành nghề như bộ đội tăng thiết giáp và phi công quân sự
Chụp tai bảo vệ: chụp tai bảo vệ có mức độ giảm ồn cao Chụp tai bảo
vệ có khả năng cản tiếng ồn lớn, đặc biệt là ở vùng tần số 1000-4000 Hz Tùytheo thiết kế, cấu trúc, từng loại chụp tai có khả năng giảm cường độ tiếng ồn
ở các mức khác nhau Không giống như mũ chống ồn, chụp tai bảo vệ không
có tác dụng chống va đập Chụp tai bảo vệ là thiết bị phổ biến để giảm ồntrong hầu hết các ngành công nghiệp có tiếp xúc với nguồn ồn lớn Chụp taibảo vệ khắc phục được phần nào hạn chế của mũ chống ồn là giảm được cảmgiác khó chịu cho người sử dụng, kích thước của chụp tai có thể thay đổi theokích thước đầu của người sử dụng Chụp tai bảo vệ chỉ có tác dụng khi đeothật kín Khi dùng chụp tai bảo vệ kéo dài cũng gây cảm giác khó chịu chongười sử dụng Trong một số ngành nghề cần sự trao đổi thông tin, chụp tai cóthể làm giảm hoặc gián đoạn sự trao đổi thông tin
Theo Thông tư 24/2016/TT-BYT của Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn trang
bị bảo hộ cá nhân: tại nơi làm việc, nếu chưa thực hiện được các giải phápgiảm mức áp suất âm xuống dưới 85 dBA thì phải thực hiện chế độ bảo vệ
Trang 33thính lực cho người lao động [14] Trang bị bảo vệ thính lực cho người laođộng phải đạt yêu cầu theo bảng sau [14]:
Bảng 1.2 Yêu cầu trang bị cá nhân bảo vệ thính lực
Mức áp âm (dBA) Hiệu suất giảm ồn của trang bị bảo vệ (dBA)
- Biện pháp kỹ thuật công nghệ
Là biện pháp giảm tiếng ồn từ nguồn phát sinh bằng cải tiến máy móc,thay thế bằng vật liệu ít gây ồn
- Biện pháp kỹ thuật vệ sinh môi trường
Đây là biện pháp nhằm ngăn chặn đường truyền tiếng ồn hoặc hấp thụmột phần của tiếng ồn đã phát sinh ra
- Biện pháp y tế: biện pháp y tế để dự phòng tốt nhất là khám định kỳ,phát hiện sớm hiện tượng giảm TL để có biện pháp phòng hộ thích đáng hoặccho ngừng tiếp xúc tạm thời hoặc chuyển việc…
Các phương pháp phát hiện sớm trong khám định kỳ là:
+ Nghiệm pháp mệt mỏi thính lực: sử dụng nghiệm pháp Decay Ưuđiểm của phương pháp là chỉ cần sử dụng thính lực kế thông thường và đồng
hồ bấm giây [46]
+ Đo thính lực 2 tần số đường khí đạo ở 2 tần số và 2 mức cường độ:hàng năm đo cho những người thường xuyên phơi nhiễm với tiếng ồn để pháthiện ĐNN [45]
Trang 34+ Đo thính lực 11 tần số: sau khi đo TL âm 2 tần số, trường hợp nàonghi ngờ cần cho đo TL âm hoàn chỉnh trong phòng cách âm xác định ngưỡngnghe ở các tần số [40].
+ Tôn trọng giới hạn tối đa cho phép: cần thường xuyên kiểm tra môitrường lao động bằng máy đo tiếng ồn để có biện pháp giảm ồn (< 85 dBA).Khi có cường độ tiếng ồn cao thì thời gian làm việc ít hơn [8]
Trang 35CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Môi trường lao động, sinh hoạt của thủy thủ trên tàu Gepard trongđiều kiện huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu
- Thủy thủ: toàn bộ thủy thủ (gồm sĩ quan, chiến sĩ) được biên chếchính thức trên tàu HQ011, HQ012, gồm:
+ Thủy thủ nhóm 1 (ngành 1): Hàng hải
+ Thủy thủ nhóm 2 (ngành 2-3): Vũ khí, Ngư lôi
+ Thủy thủ nhóm 3 (ngành 4-6-7): Thông tin, Rada, Sona
+ Thủy thủ nhóm 4 (ngành 5): Cơ điện, Thợ máy
+ Thủy thủ nhóm 5 (ngành tổng hợp): Quân y, Hóa học, Hậu cần
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: tàu Gepard mã hiệu HQ011, HQ012, Hải quânvùng 4, Quân chủng Hải quân
Đội tàu Gepard của Hải quân Việt Nam biên chế hiện có 2 chiếc làHQ011 và HQ012 Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sáttrên cả 2 tàu này Các vị trí được khảo sát trên tàu tương ứng với từng vị trílàm việc của các ngành như sau (6 vị trí):
+ Khoang lái: ngành Hàng hải, Thông tin, Rada, Sona
+ Khoang kỹ thuật: Vũ khí, Tên lửa, Ngư lôi
+ Hầm máy: ngành Cơ điện, Thợ máy
+ Khoang sinh hoạt: ngành Quân y, Hóa học, Hậu cần và khu vực sinhhoạt chung của thủy thủ
+ Khoang ngủ: khoang ngủ nhân viên, khoang ngủ sĩ quan
Trang 36+ Boong tàu: phản ánh môi trường bên ngoài tại thời điểm khảo sát.
- Thời gian nghiên cứu theo các nội dung cụ thể như sau:
+ Nghiên cứu hồi cứu sự biến đổi sức khỏe của thủy thủ trong 2 năm,
từ 1/2012-12/2014
+ Nghiên cứu môi trường lao động trên 2 tàu HQ011 và HQ012:6/2014-8/2014
+ Nghiên cứu thực trạng sức khỏe của thủy thủ: 1/2015-8/2015
+ Nghiên cứu thử nghiệm thiết bị bảo hộ cá nhân và đánh giá hiệu quảphương pháp đo thính lực 2 tần số: 9/2015-4/2016
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu
2.2.1.1 Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang: điều tra, khảo sát điều kiện lao động,sinh hoạt và thực trạng sức khỏe của thủy thủ tàu Gepard
- Nghiên cứu hồi cứu: hồi cứu số liệu 2 năm từ hồ sơ sức khỏe, so sánh,đánh giá sự biến đổi một số chỉ số sức khỏe sau 2 năm huấn luyện liên tụctrên tàu Gepard của thủy thủ
- Nghiên cứu can thiệp: nghiên cứu lựa chọn, đánh giá hiệu quả củathiết bị bảo hộ cá nhân và ưu điểm của phương pháp đo thính lực 2 tần sốtrong dự phòng tác hại của tiếng ồn
2.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
* Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu khảo sát môi trường lao động, sinh hoạt trên tàu Gepard (tàu HQ011, HQ012)
- Cỡ mẫu môi trường: sử dụng phương pháp lấy mẫu tổ hợp Căn cứchọn mẫu và cách lấy mẫu cụ thể như sau:
+ Chọn vị trí đo
Trang 37Khảo sát tại 6 lao động của các ngành khác nhau, gồm: khoang lái,khoang kỹ thuật, hầm máy, khoang sinh hoạt, khoang ngủ và boong tàu
+ Chọn thời điểm đo
Tàu hoạt động ở 2 trạng thái: huấn luyện tại cảng và khi đi biển theohải trình Khảo sát các yếu tố môi trường lao động tại 4 tình huống sau:
Khi tàu đỗ tại cảng (2 tình huống): khảo sát khi tàu chạy điện lưới vàkhi tàu chạy điện từ máy phát
Khi tàu hoạt động theo hải trình trên biển (2 tình huống): đo các yếu tốmôi trường lao động khi tàu đã chạy ổn định ở hai trạng thái hoạt động chính,khi tàu chạy bằng máy chính và khi tàu chạy bằng máy phụ
+ Cỡ mẫu khảo sát
Đo tối thiểu 05 mẫu/vị trí theo quy định về lấy mẫu khảo sát môitrường lao động [78] Các mẫu môi trường cần đo tối thiểu 5 mẫu/vị trí x 6 vịtrí chính x 4 tình huống x 2 tàu = 120 mẫu/chỉ tiêu môi trường
Trong quá trình khảo sát các yếu tố môi trường, số mẫu đo thực tế phụthuộc nhiều vào công tác huấn luyện của từng bộ phận trên tàu Vì vậy, thực
tế số mẫu môi trường sẽ có sự khác biệt giữa các vị trí và giữa các tình huốngkhác nhau (chi tiết trong các bảng kết quả) nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc ≥5mẫu/vị trí Thực tế, số mẫu môi trường đo được tương ứng với từng chỉ tiêu
như sau (cỡ mẫu theo vị trí và thời điểm đo, cụ thể tại phụ lục 3):
Tiện nghi nhiệt: 380 mẫu
Tiếng ồn: 380 mẫu
Hơi khí độc: 380 mẫu
Rung, lắc: 380 mẫu
Chiếu sáng: thực tế, để đảm bảo an toàn cho thủy thủ khi làm việc, tất
cả các thiết bị chiếu sáng ở các khoang đều được sử dụng tối đa Do vậy, chỉtiêu chiếu sáng chỉ cần đo cho 1 tình huống với cỡ mẫu tối thiểu là 5 mẫu/vị
Trang 38trí x 6 vị trí chính x 2 tàu = 60 mẫu Thực tế, số mẫu chiếu sáng đo là 228mẫu.
- Điều kiện lao động, sinh hoạt
+ Mẫu xét nghiệm nước ăn uống sinh hoạt trên tàu: lấy mẫu theo quyđịnh kiểm tra vệ sinh, chất lượng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt theo TCVN
7538 - 2: 2005 và ISO 10381 - 2: 2002 Cụ thể, chúng tôi đã lấy và xétnghiệm 30 mẫu nước ăn uống trên 2 tàu nghiên cứu
+ Mẫu phân tích khẩu phần ăn: lấy mẫu phân tích 40 ngày ăn Mỗi quýtheo dõi 1 tháng, mỗi tháng lấy mẫu phân tích 10 ngày ăn
* Cỡ mẫu nghiên cứu trên thủy thủ
- Nghiên cứu thực trạng sức khỏe của thủy thủ: lựa chọn toàn bộ thủthủ (141 người) Tuy nhiên, do sự tham gia của thủy thủ khác nhau ở từngthời điểm nghiên cứu nên cỡ mẫu thực tế như sau:
+ Phỏng vấn đánh giá điều kiện lao động, đánh giá trạng thái căngthẳng thần kinh tâm lý (làm test tâm lý) của thủy thủ: 141 người
+ Đánh giá sức khỏe, một số chỉ tiêu xét nghiệm và tình trạng bệnh lý:
77 người
+ Đo thính lực 2 tần số và đo thính lực 11 tần số: 141 người
+ Đánh giá sự thay đổi các chỉ số sức khỏe sau 2 năm huấn luyện: toàn
bộ thủy thủ làm việc thường xuyên và liên tục trên 2 tàu trong 2 năm, có đủ
hồ sơ sức khỏe và được theo dõi đầy đủ các chỉ tiêu sức khỏe cơ bản trong 2năm (2012, 2014), 42 người
- Phỏng vấn xác định yếu tố liên quan tới giảm thính lực: nhóm thủythủ được phát hiện bị giảm thính lực, 27 người
- Lựa chọn và đánh giá hiệu quả của chụp tai, nút tai dự phòng tác hạicủa tiếng ồn Chọn mẫu có chủ định theo từng nội dung nghiên cứu, cụ thểnhư sau:
Trang 39+ Thử nghiệm để lựa chọn chụp tai, nút tai bảo vệ: toàn bộ ngành Thợmáy - Cơ điện của 2 kíp tàu, 46 người.
+ Thử nghiệm đánh giá hiệu quả của chụp tai PC- 03EM: toàn bộngành Thợ máy - Cơ điện có sức nghe bình thường, 22 người
- Đánh giá hiệu quả phương pháp đo thính lực 2 tần số: cỡ mẫu toàn bộ,
141 người
2.2.2 Nội dung nghiên cứu
1) Điều kiện lao động, sinh hoạt của thủy thủ Gepard trong hoạt độnghuấn luyện sẵn sàng chiến đấu
2) Thực trạng sức khỏe và một số chỉ số sinh học của thủy thủ Gepardtrong hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu
3) Lựa chọn, đánh giá hiệu quả của thiết bị bảo hộ cá nhân và hiệu quảcủa phương pháp đo thính lực 2 tần số trong dự phòng tác hại của tiếng ồn
2.2.3 Các phương pháp và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu
2.2.3.1 Khảo sát môi trường lao động
Do chưa có tiêu chuẩn riêng và đặc thù cho các hoạt động quân sự nênchúng tôi áp dụng các tiêu chuẩn theo Quyết định 3733/2003/QĐ-BYT đểđánh giá môi trường lao động trên tàu [8]
Tất cả các yếu tố môi trường lao động được đo tại 6 vị trí chính trêntàu Tại mỗi vị trí đo tại 4 trạng thái hoạt động của tàu
Thời gian khảo sát: tháng 6 và tháng 8/2014 Khảo sát trong ca làmviệc ban ngày, từ 7h00 đến 11h15 và từ 13h05 đến 17h10
Phương pháp đo: các chỉ tiêu về môi trường được đo theo thường quy
kĩ thuật Y học lao động – vệ sinh môi trường của Viện Sức khỏe nghề nghiệp
và môi trường [78]
Trang 40* Khảo sát đánh giá tiện nghi nhiệt
Đo bằng máy đo tự động QUESTemp 34 của hãng QUEST Đo và xácđịnh các chỉ tiêu: nhiệt độ khô (0C), độ ẩm không khí (%), tốc độ gió (m/s) vàchỉ số tam cầu (0C)
Bảng 2.1 Giới hạn cho phép của chỉ số tam cầu (WBGT)
Lao động liên tục
50% lao động, 50% nghỉ
25% lao động, 75% nghỉ
30,031,432,2
25,729,431,4
25,027,930,0
* Nguồn: theo Bộ Y tế (2003) [78].
* Đo tiếng ồn
Đo tiếng ồn bằng máy Noise Level Metter của hãng QUEST
Tiêu chuẩn tiếng ồn ≤ 90 dBA (QĐ 3733/2003/QĐ-BYT: làm việc 4giờ)
Sử dụng máy QUEST TECHNOLOGIES MULTILOG 2000 của Mỹ
2.2.3.2 Khảo sát đặc điểm lao động, sinh hoạt trên tàu
* Điều tra đặc điểm lao động trên tàu
Sử dụng bảng câu hỏi điều tra về tính chất công việc, mức độ phù hợpcông việc, trách nhiệm công việc và khối lượng công việc
* Điều tra điều kiện sinh hoạt trên tàu
- Tình trạng cấp nước, tình trạng vệ sinh nguồn nước ăn uống, sinhhoạt, dinh dưỡng cho thủy thủ