1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần sữa TH (tt)

26 415 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 378 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nguồn nhân lực là một việc làm hết sức cần thiết nhằmnâng cao chất lượng lao động và phát triển tài nguyên nhân lực, đảm bảokhả năng cạnh tranh lâu d

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số: 60.34.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng- Năm 2012

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VÕ XUÂN TIẾN

Phản biện 1: TS NGUYỄN THỊ BÍCH THU

Phản biện 2: GS TS HỒ ĐỨC HÙNG

Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 12 năm 2012.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển nguồn nhân lực là một việc làm hết sức cần thiết nhằmnâng cao chất lượng lao động và phát triển tài nguyên nhân lực, đảm bảokhả năng cạnh tranh lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có một đội ngũnguồn nhân lực tài năng, có sức sáng tạo và khả năng liên kết để tạo ramột sức mạnh to lớn cho doanh nghiệp Đặc biệt với công ty cổ phầnsữa TH mới được thành lập vào năm 2010 thì đó là một thách thứckhông nhỏ Trong thời gian qua, nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần sữa

TH tăng nhanh về số lượng, về trình độ đào tạo nhưng vẫn chưa đápứng được yêu cầu SXKD Đặc biệt là công ty mới còn ở giai đoạn sơkhai, được thành lập năm 2010 nên công tác xây dựng kế hoạch đào tạo

và phát triển nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bất cập Để vượt qua nhữngkhó khăn và thách thức, đảm bảo hoạt động hiệu quả, đáp ứng được yêucầu phát triển thì một vấn đề cơ bản và lâu dài là phải tập trung hoànthiện và đẩy mạnh phát triển NNL của công ty

Và mặc dù trong thời gian qua, công ty cũng đã có nhiều nỗlực đẩy mạnh phát triển NNL nhưng kết quả công tác này vẫn còn hạnchế, NNL chưa theo kịp yêu cầu của phát triển

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài:

“Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần sữa TH” làm đề tài

nghiên cứu cho Luận văn

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển NNL.

- Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ

phần sữa TH trong thời gian qua

Trang 4

- Đề xuất giải pháp phát triển NNL tại công ty trong thời gian đến.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các vấn đề lí luận vàthực tiễn liên quan đến phát triển NNL tại công ty cổ phần sữa TH

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích thực chứng, phương pháp chuẩn tắc;

- Phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh;

- Các phương pháp khác…

5 Kết cấu Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục, đề tài gồm 3 chương như sau:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lựctrong các công ty

Chương 2 Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần sữa TH thời gian qua

Chương 3 Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lựctại công ty cổ phần sữa TH thời gian đến

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trang 5

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC CÔNG TY

1.1 KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.1.1 Một số khái niệm

c Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực, thực chất là tạo ra sự thay đổi đáng

kể về chất lượng nguồn nhân lực theo hướng tiến bộ Nói cách khác,phát triển nguồn nhân lực là làm gia tăng đáng kể chất lượng của NNL

để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp và yêu cầu củangười lao động

1.1.2 Ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực

- Trực tiếp giúp nhân viên làm việc tốt hơn;

- Giải quyết các vấn đề tổ chức;

- Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới;

- Nâng cao tính ổn định và năng động của doanh nghiệp;

- Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc;

- Giảm bớt sự giám sát;

- Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới…

Trang 6

1.2 NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.2.1 Số lượng nguồn nhân lực

Số lượng nhân lực chính là quy mô NNL tham gia vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh, tức là số lao động của doanh nghiệp ở mộtthời kỳ nhất định

Số lượng nguồn nhân lực của một doanh nghiệp được quyếtđịnh thông qua phân tích công việc, khối lượng công việc cần hoànthành, tức là khối lượng các công việc quản lý cần phải giải quyết vàcách thức thực hiện chúng Do đó, tùy thuộc vào quy mô và các điềukiện bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp để lựa chọn quy mô chophù hợp

1.2.2 Xác định cơ cấu nguồn nhân lực

- Cơ cấu nguồn nhân lực là thành phần, tỷ lệ và mối quan hệtương tác giữa các bộ phận của nguồn nhân lực trong tổng thể

- Cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý sẽ giúp DN đạt được hiệu quả,mục tiêu trong kinh doanh, sử dụng có hiệu quả từng thành viên của

DN và kích thích được tính tích cực lao động của các thành viên trongDN

- Để xác định cơ cấu NNL phải căn cứ vào: Các nhiệm vụ, mục

tiêu của tổ chức Nói cách khác, cơ cấu nguồn nhân lực được xác địnhtheo yêu cầu của chiến lược phát triển mà doanh nghiệp đã xây dựng.Khi chiến lược, mục tiêu, điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thayđổi thì cơ cấu nguồn nhân lực phải thay đổi tương ứng

- Tiêu chí để phản ánh cơ cấu NNL:

+ Cơ cấu NNL theo tổ chức (Hay là cơ cấu NNL theo bộphận): Tức là thành phần và tỷ lệ của từng loại nhân lực theo đơn vị tổchức trong tổng số

Trang 7

+ Cơ cấu NNL theo ngành nghề: Tức là thành phần và tỷ lệcủa từng loại nhân lực theo nghề nghiệp trong tổng số.

1.2.3 Nâng cao năng lực nguồn nhân lực

Năng lực NNL chính là sự tổng hợp của các yếu tố kiến thức, kỹnăng, hành vi và thái độ góp phần tạo ra tính hiệu quả trong công việc củamỗi người

Để nâng cao năng lực nguồn nhân lực, DN cần tiến hành nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng và nhận thức của NLĐ

a Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của NNL

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động là kiếnthức tổng hợp, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, kiến thứcđặc thù cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinhdoanh và các hoạt động khác

- Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao sẽgiúp DN nâng cao năng suất lao động và có vai trò làm nòng cốt, cókhả năng khởi xướng và dẫn dắt các đổi mới công nghệ, quy trìnhquản lý sản xuất

- Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực, DN cần:

+ Tiến hành đào tạo cho đội ngũ nhân viên

+ Phân bổ nhân viên hợp lý, làm việc đúng chuyên ngành+ Tạo điều kiện cho nhân viên sử dụng và phát huy kiến thứccủa bản thân,…

b Nâng cao kỹ năng

- Kỹ năng của người lao động là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình hình thành một công việc cụ thể nào đó.

- Những kỹ năng sẽ giúp cho người lao động đó hoàn thành

Trang 8

tốt công việc của mình, quy định tính hiệu quả của công việc,…

NNL cần có một số kỹ năng nhằm hỗ trợ và thực hiện côngviệc hiệu quả hơn Cần lưu ý rằng mỗi vị trí đảm nhiệm khác nhau sẽcần những nhóm kỹ năng khác nhau

- DN có thể cải thiện kỹ năng của NNL bằng cách:

+ Đào tạo: Cử hoặc khuyến khích người lao động đi học,tham gia các cuộc seminar của các hiệp hội kinh doanh, các nhà kinhdoanh nước ngoài; tổ chức các lớp học ngắn hạn đào tạo kỹ năng donhững chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước đảm nhiệm…

+ Tự đào tạo: Tạo điều kiện và môi trường cho người laođộng ứng dụng kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn…

Bên cạnh sự nỗ lực của DN thì bản thân người lao động cũngcần phải chủ động, tích cực và luôn có tinh thần học hỏi để nâng cao

kỹ năng của bản thân

c Nâng cao nhận thức

- Trình độ nhận thức của người lao động là trình độ phản ánhmức độ sự hiểu biết về chính trị, xã hội, tính tự giác, tính kỷ luật,thái độ, tác phong lao động, tinh thần trách nhiệm, tính thích ứng…trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Nhận thức của người lao động được coi là tiêu chí đánh giátrình độ phát triển nguồn nhân lực

- Nâng cao nhận thức người lao động sẽ giúp DN: Nâng cao

năng suất và hiệu quả lao động

- Tiêu chí phản ánh nhận thức của người lao động: Hành vi và

thái độ

- Để nâng cao nhận thức DN cần phải:

+ Tiến hành đào tạo,

+ Sử dụng các chính sách kích thích tính tự giác, tính kỷ luật,

Trang 9

tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc… của người lao động,

Bên cạnh đó, bản thân người lao động cũng cần phải luônkhông ngừng rèn luyện và học hỏi để nâng cao nhận thức

1.2.4 Nâng cao động lực thúc đẩy

Nâng cao động lực thúc đẩy được hiểu là tổng thể các chính

sách, biện pháp, công cụ tác động lên người lao động làm cho họ cónhiều phấn khởi, hăng say, tự nguyện trong công việc để thực hiện mụctiêu của tổ chức

Các DN có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để nângcao động lực thúc đẩy cho người lao động, cụ thể như sau:

a Công tác tiền lương

Tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trảcho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng,nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc được hai bên thỏa thuận tronghợp đồng lao động

b Các yếu tố tinh thần

Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng yếu tố tinhthần tức là dùng lợi ích tinh thần để nâng cao tính tích cực, khảnăng làm việc của người lao động

Yếu tố tinh thần là những yếu tố thuộc về tâm lý của conngười và không thể định lượng được như: khen, tuyên dương, ý thứcthành đạt, sự kiểm soát của cá nhân đối với công việc…

c Cải thiện điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động

có tác động lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làmviệc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất sức lao động vàhiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng như về lâu dài

Để cải thiện điều kiện làm việc, DN cần phải: Làm thay đổi

Trang 10

tính chất công việc; cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường; thựchiện tốt các chính sách an toàn lao động.

d Sự thăng tiến hợp lý

Thăng tiến có nghĩa là đạt được một vị trí cao hơn trongtập thể Người được thăng tiến sẽ có được sự thừa nhận, sự quý

nể của nhiều người

Sự thăng tiến hợp lý có ý nghĩa trong việc tạo động lực phấn

đấu cho người lao động, bởi lẽ mọi người lao động đều có tinh thầncầu tiến

e Thay đổi vị trí làm việc

Thay đổi vị trí làm việc có nghĩa là đặt người lao động vào những

vị trí công việc mới, khác hẳn so với những công việc đang làm

1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài

- Tình hình thị trường lao động và cạnh tranh;

- Tình hình phát triển kinh tế của đất nước;

- Các chính sách của kinh tế - xã hội của Nhà nước;

- Các quy định về luật pháp của Nhà nước trong lĩnh vực LĐ;

- Sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật.

1.3.2 Nhóm nhân tố bên trong

- Chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh của DN;

- Nhân tố quản lý;

- Hiện trạng nguồn nhân lực;

- Văn hóa doanh nghiệp;

- Khả năng tài chính;

- Đặc điểm và quy mô hoạt động.

Trang 11

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH THỜI GIAN QUA

2.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

2.1.1 Đặc điểm về công tác tổ chức

a Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần sữa TH được thành lập ngày 22/02/2010 với

sự tư vấn tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á

b Chức năng, nhiệm vụ

- Sản xuất, chế biến, kinh doanh sữa, thực phẩm…

- Tổ chức sản xuất liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các tổchức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất sản phẩm;

- Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp nông thôn, đưacông nghệ hiện đại nhất trên thế giới vào Việt Nam

c Bộ máy quản lý

TH True Milk hiện có mô hình quản lý trực tuyến chức năng Đây

là mô hình quản lý kết hợp giữa sự chỉ huy trực tiếp của các cấp lãnh đạotrong công ty và sự chỉ đạo nghiệp vụ của các nhân viên chức năng các cấp

2.1.2 Đặc điểm các nguồn lực

a Nguồn nhân lực

Điểm nổi bật của NNL tại công ty là đội ngũ nhân lực rất trẻ

Số lao động trẻ luôn chiếm hơn 80% trong tổng số lao động và có xuhướng tăng Và lao động nam chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động

b Nguồn lực tài chính

Những năm qua, nguồn lực tài chính của công ty luôn vữngmạnh, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động được cải

Trang 12

thiện nhiều, nguồn tài chính chi hỗ trợ cho học tập, bồi dưỡng nângcao trình độ cũng được gia tăng đáng kể.

c Nguồn lực cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của TH True Milk hiện đại và rộng khắp, hệ thốngchuỗi cung ứng trên toàn quốc và hệ thống trang trại TH có quy mô lớnnhất Đông Nam Á, bước đầu đáp ứng được hoạt động kinh doanh

2.1.3 Tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua

Doanh thu năm 2011 là 1.546 tỷ đồng và chỉ trong 6 tháng đầunăm 2012 thì doanh thu của công ty đã đạt 1.032 tỷ đồng Cùng với đó,lợi nhuận của công ty đạt 230 tỷ đồng trong năm 1011 và 171 tỷ đồngtrong 6 tháng đầu năm 2012 Có thể thấy, là một công ty mới gia nhậpvào thị trường sữa nhưng nhìn chung tình hình kinh doanh rất khả quan.Doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trưởng qua các năm, đặc biệt trong 6tháng đầu năm 2012, bất chấp sự khó khăn của nền kinh tế

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY THỜI GIAN QUA

2.2.1 Số lượng nguồn nhân lực của công ty trong thời gian qua

Tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2012 số lượng cán bộcông nhân viên trong công ty là 1.496 người Nhìn chung, số lượngnguồn nhân lực tại công ty có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt lànăm 2011 được trình bày ở Bảng 2.2

Bảng 2.2: Quy mô NNL tại TH True Milk thời gian qua

(ĐVT: Người)

2010

Năm 2011

6 tháng đầu Năm 2012

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự.

Trang 13

Tuy nhiên, tốc độ phát triển số lượng NNL còn chưa tươngxứng với quy mô phát triển.

2.2.2 Cơ cấu nguồn nhân lực tại công ty

a Cơ cấu nguồn nhân lực theo bộ phận

Trong những năm qua, cơ cấu NNL theo bộ phận tại công ty

cổ phần sữa TH có sự thay đổi đáng kể, được thể hiện ở Bảng 2.3

Bảng 2.3 Cơ cấu NNL theo bộ phận của TH True Milk thời gian qua

(ĐVT: %)

2010

Năm2011

6 tháng đầuNăm 2012

Cơ cấu NNL theo bộ phận tại công ty cổ phần sữa TH khá hợp

lý Tuy nhiên, bộ phận hành chính nhân sự có vai trò rất quan trọngnhưng tỷ trọng tại bộ phận này rất thấp so với tổng NNL

b Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề

Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề của công ty trongthời gian qua cũng có những thay đổi nhưng mức độ thay đổi là khôngđáng kể, điều này được thể hiện ở Bảng 2.4

Trang 14

Bảng 2.4 Cơ cấu NNL theo ngành nghề của TH True Milk thời gian qua

(ĐVT: %)

2010

Năm2011

6 tháng đầu Năm 2012

Tuy nhiên, cơ cấu NNL theo ngành nghề của công ty trongthời gian qua chưa thực sự hợp lý Cơ cấu NNL theo ngành kinhdoanh chiếm tỷ trọng khá cao

Trang 15

2.2.3 Năng lực nguồn nhân lực tại công ty

a Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trong thời gian qua, để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh,NNL công ty cổ phần sữa TH không ngừng gia tăng về số lượng mà cònnâng cao về trình độ CMNV, điều này được thể hiện qua số liệu ở Bảng 2.5

Bảng 2.5 Quy mô, cơ cấu NNL theo trình độ của TH thời gian qua

Trình độ

Năm 2012SL

(người)

TL(%)

SL(người)

TL(%)

SL(người)

TL(%)

Tuy nhiên, tốc độ tăng số lượng NNL của lao động có trình độ

ĐH & trên ĐH trong tổng thể thì lại giảm khá đáng kể

Kết quả đánh giá của người lao động về trình độ CMKT:

- Người lao động đánh giá mức độ đáp ứng với công việc củamình chỉ ở mức độ trung bình, chủ yếu tập trung trong thang điểm từ 1đến 5 mà người lao động tự đánh giá mình, thể hiện ở giá trị trung bình

là khoảng 3,5

- Khả năng thực hành CMNV được người lao động đánh giá cao

Ngày đăng: 30/08/2017, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w