Vì thế tác động của các thay đổi được đề xuất đến an toàn lương thực cho các hộ gia đình vùng cao vẫn chưa được đảm bảo, cần phải có những nghiên cứu về HTCT hiệu quả, bền vững, phù hợp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VŨ ĐỨC TOÀN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ HỆ THỐNG CANH TÁC CỦA NGƯỜI H’MÔNG XÃ CO MẠ, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA
Chuyªn ngµnh: Lâm học M· sè: 60.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM XUÂN HOÀN
Hà Nội, 2012
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin và số liệu trong luận văn được thu thập công khai chính xác và có nguồn gốc rõ ràng Các số liệu này chưa được sử dụng cho công trình nghiên cứu khoa học hoặc bảo vệ cho học vị nào
Tác giả
Trang 4
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn " Nghiên cứu một số Hệ thống canh tác của người H’Mông xã
Co Mạ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La" được thực hiện theo chương trình đào
tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 18, niên khóa 2010 - 2012 tại Trường Đại học Lâm nghiệp
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Khoa Đào tạo Sau đại học, cùng các thầy cô giáo trong Nhà trường Tôi cũng xin được cảm ơn Ban Giám hiệu và Khoa Nông - Lâm, Trường Đại học Tây Bắc, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học cao học Tôi xin đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Phạm Xuân Hoàn - người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn
Nhân dịp này, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các chuyên gia, cán bộ của Tổ chức Nông lâm thế giới (ICRAF) tại Việt Nam, Phòng Nông nghiệp huyện Thuận Châu, Ban quản lý Rừng đặc dụng Copia, UBND xã Co
Mạ - huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, cũng như bà con trong các xã trên, cùng toàn thể các nhà chuyên môn, người thân, bạn bè đồng nghiệp, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này
Mặc dù đã cố gắng với tất cả năng lực, nhưng do đối tượng nghiên cứu tương đối mới mẻ và những hạn chế về thời gian và kinh phí, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy cô, các nhà khoa học và đồng nghiệp để luận văn thêm hoàn thiện
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 12 năm 2012
Tác giả
Trang 5iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan……….……… i
Lời cảm ơn……… ………ii
Mục lục……… ………iii
Danh mục các từ viết tắt……….………… ……vi
Danh mục các bảng biểu……… ……… vii
Danh mục các hình vẽ và đồ thị……… …….…viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG CANH TÁC 4
1.1.1 Khái niệm về hệ thống canh tác 4
1.1.2 Đặc điểm và thuộc tính của HTCT 5
1.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HTCT 6
1.2.1 Trên thế giới 6
1.2.2 Ở Việt Nam 8
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 11
2.1.1 Mục tiêu tổng quát 11
2.1.2 Mục tiêu cụ thể 11
2.2 ĐỐITƯỢNG,GIỚIHẠN NGHIÊN CỨU 11
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 11
2.2.2 Giới hạn nghiên cứu 11
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.4.1 Phương pháp luận 11
Trang 6iv
2.4.2 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 12
2.4.3 Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu 15
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 19
3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 19
3.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới 19
3.1.2 Địa hình địa thế 19
3.1.3 Khí hậu 19
3.1.4 Tiềm năng đất đai 20
3.1.5 Thủy văn 21
3.1.6 Tài nguyên rừng 21
3.2 ĐẶCĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 22
3.2.1 Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cư 22
3.2.2 Thực trạng kinh tế 22
3.2.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng 23
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI CÁC HTCT TẠIĐỊAPHƯƠNG 26
4.1.1 Quá trình hình thành các HTCT 26
4.1.2 Hiện trạng các hệ thống canh tác tại địa phương 30
4.2 CÁC NHÂN TỐẢNHHƯỞNGĐẾNSỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC HTCT 40
4.2.1 Tác động của nhóm nhân tố tự nhiên 40
4.2.2 Tác động của nhóm nhân tố kinh tế 42
4.2.3 Tác động của nhóm nhân tố chính sách, xã hội 44
4.3 ĐẶCĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘICỦAHGĐ 47
4.3.1 Đặc điểm nguồn nhân lực 47
4.3.2 Đặc điểm nguồn lực đất đai 50
4.3.3 Cơ cấu thu nhập và chi phí của các HGĐ 51
4.3.4 Yếu tố giới trong sự hình thành và phát triển của các HTCT 54
Trang 7v
4.4 ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC HTCT 56
4.4.1 Hiệu quả kinh tế 56
4.4.2 Hiệu quả xã hội 59
4.4.3 Hiệu quả môi trường 61
4.4.4 Hiệu quả tổng hợp 63
4.5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HTCT HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG 65
4.5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 65
4.5.2 Đề xuất giải pháp 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
1 KẾT LUẬN 80
2 TỒNTẠI 81
3 KIẾN NGHỊ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trang 94.5 Chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực của các nhóm HGĐ xã Co Mạ 50
4.8 Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của nhóm cây cây trồng dài ngày 59
4.14 Bảng tổng hợp cho điểm các loài cây trồng thân gô tiềm năng 74
Trang 10viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
3.1 Biểu đồ phân bố lượng mưa và nhiệt độ bình quân theo tháng
4.3 Biểu đồ trình độ học vấn của chủ hộ theo nhóm hộ xã Co Mạ 52
Trang 111
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng Tây Bắc Việt Nam là khu vực miền núi có diện tích khoảng 4,4 triệu
ha (có Kinh độ 21o–23o và Vĩ độ 103o–105o), bao gồm các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu và Yên Bái Dân số toàn vùng khoảng 3,4 triệu người thuộc 30 nhóm dân tộc khác nhau Các nhóm dân tộc chủ yếu sinh sống trong khu vực này là Thái, Kinh, H'mông, Mường và Dao (Số liệu của Tổng Cục thống kê 2009) Theo
Tổ chức Nông lâm thế giới (ICRAF), cảnh quan của khu vực đặc trưng bởi 3 vùng sinh thái nông nghiệp: Vùng thấp (dưới 600m), vùng trung bình (trong khoảng 600-800m) và vùng cao (từ 800m trở lên) Trong đó, diện tích vùng cao chiếm khoảng 50% tổng diện tích khu vực, đây cũng là vùng giàu có về tài nguyên rừng [10]
Hệ thống canh tác (HTCT) đặc trưng vùng cao Tây Bắc là HTCT nương rẫy
có thời gian bỏ hóa dài, nhưng do tốc độ gia tăng dân số tăng nhanh (4,6% tại Sơn
La, 3,7% tại Điện Biên; theo số liệu của Bộ Y tế, 2010), diện tích đất nông nghiệp
có thể canh tác hiệu quả của nông dân ngày một giảm, để đảm bảo an toàn lương thực thì thời gian bỏ hóa tự nhiên ngày càng ngắn hơn và không có đủ thời gian để phục hồi đất Bên cạnh đó, phần lớn hoạt động canh tác nông nghiệp diễn ra trên khu vực có độ dốc cao dẫn đến suy thoái đất và giảm năng suất cây trồng Tuy giàu
có về tài nguyên tự nhiên nhưng khu vực vẫn là vùng nghèo nhất của Việt Nam với
tỷ lệ hộ nghèo gấp gần 3 lần so với mức trung bình toàn quốc 1
Canh tác nương rẫy với lúa nương, ngô, đậu tương và sắn chủ yếu do các hộ gia đình nghèo vùng cao thực hiện là một trong những nguyên nhân chính gây mất rừng tại vùng cao của khu vực Tây Bắc Mất rừng dẫn đến việc suy giảm nghiêm trọng chất lượng môi trường, như giảm đa dạng sinh học, hạn chế điều tiết cung cấp nguồn nước và chất lượng nước kém hơn, đặc biệt là giảm trữ lượng các loài thực vật cho lâm sản ngoài gỗ Nguyên nhân khác dẫn đến mất rừng tự nhiên là do việc
mở rộng diện tích đất cach tác nông nghiệp nhằm thu lợi Tại tỉnh Sơn La trong giai
1 Điện Biên (45%), Sơn La (37%), Lai Chau (33.7%), Hòa Bình (22%), Yên Bái (24%), Việt Nam (15%) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 2007
Trang 122
đoạn 2002-2009, 65.000 ha rừng tự nhiên mất do chuyển đổi sang canh tác ngô, điều này dẫn đến thay đổi lớn về mặt cảnh quan (theo số liệu của Sở NN&PTNT Sơn La, 2010)
Cơ quan chính phủ trung ương và cấp tỉnh đã xây dựng một loạt chính sách nhằm đối phó với vấn đề nghèo đói và suy thoái môi trường trong khu vực, đặc biệt
là nạn phá rừng Tuy nhiên, các bằng chứng về tác động của những nỗ lực này làm
cơ sở để đưa ra kiến nghị nhằm bổ sung, hoàn thiện chính sách còn hạn chế Thêm vào đó, tiếp cận thị trường cho các cây cho thu nhập và lâm sản vẫn còn là một khoảng trống Vì thế tác động của các thay đổi được đề xuất đến an toàn lương thực cho các hộ gia đình vùng cao vẫn chưa được đảm bảo, cần phải có những nghiên cứu về HTCT hiệu quả, bền vững, phù hợp cho từng khu vực nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, giảm áp lực vào tài nguyên rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
Xã Co Mạ thuộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, là một xã miền núi vùng cao điển hình, có 22 bản, 948 hộ, với 5.608 nhân khẩu (trong đó có 569 hộ nghèo chiếm 60%), gồm có ba dân tộc Thái; H’Mông; Khơ Mú cùng nhau chung sống [26] Đời sống của nhân dân trong xã chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, mang tính tự cung tự cấp, tập quán canh tác lâu đời theo phương quảng canh, phụ thuộc vào tự nhiên là chính, dẫn đến kinh tế của các nông hộ còn gặp rất nhiều khó khăn HTCT điển hình là nương rẫy bỏ hóa kết hợp với chăn thả gia súc tự do, các HTCT mang tính bền vững chưa phổ biến ở đây, một phần do hạn chế về nguồn giống, loài cây, kỹ thuật canh tác phức tạp, tiếp cận thị trường của sản phẩm nông lâm kết hợp (NLKH) còn nhiều hạn chế Do vậy, cần phải có nghiên cứu và áp dụng những giải pháp nhằm giúp cộng đồng phát triển sản xuất trên cơ sở khảo sát đánh giá những HTCT hiệu quả, bền vững tại địa phương, khuyến khích nhân rộng giúp cộng đồng cải thiện cuộc sống
Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy, tại khu vực nghiên cứu cộng đồng người H’Mông chiếm đa số với 82,6%, các HTCT được hình thành từ lâu đời với sự
đa dạng về biện pháp canh tác sử dụng đất Đặc biệt là các giống cây trồng vật nuôi
Trang 133
được tuyển chọn qua nhiều thế hệ, thường cho năng suất cao hơn các giống của các cộng đồng dân tộc khác trong khu vực Nhưng do chưa có những nghiên cứu cụ thể đánh giá các HTCT, làm cơ sở đề xuất nhân rộng những HTCT bền vững, hiệu quả, nên sản xuất nông nghiệp trong khu vực vẫn lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp, đời sống của bà con cộng đồng các dân tộc vẫn còn đói nghèo
Đề tài Nghiên cứu một số Hệ thống canh tác của người H’Mông xã Co Mạ
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La nhằm góp phần giải quyết tồn tại trên tại địa
phương
Trang 144
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Hệ thống canh tác (Famring system): gồm các hệ thống trồng trọt, hệ thống
Quản lý
Hệ thống lưu thông, phân phối
Hệ thống chế
biến
Trang 155
chăn nuôi và hệ thống thủy sản
- Thành phần kỹ thuật trong hệ thống phụ: những hệ thống phụ của HTCT hình thành do các thành phần kỹ thuật (technical components) khác nhau với những mối quan hệ của chúng
- Phương thức canh tác (PTCT): Xét ở khía cạnh nào đó, PTCT tương đồng với cách thức canh tác PTCT nằm trong HTCT, ở PTCT, người ta chủ yếu quan tâm tới thành phần loài cây trồng, cách thức phối hợp chúng theo không gian hoặc thời gian, hoặc biện pháp kỹ thuật tác động tới cây trồng trong một phạm vi nhất định và khoảng thời gian nhất định
1.1.2 Đặc điểm và thuộc tính của HTCT
1.1.2.1 Đặc điểm của HTCT
Bất kỳ HTCT nào cũng có những đặc điểm sau:
- Có mục tiêu chung: các thành phần trong hệ thống có cùng chung mục tiêu,
từ đó chức năng hoạt động của từng thành phần được xác định rõ hơn
- Có ranh giới rõ rệt: ranh giới của hệ thống cho biết quy mô và nội dung hệ
thống, nó giúp xác định cái bên trong (thành phần) và cái bên ngoài của hệ thống
- Có đầu vào – đầu ra và các mối quan hệ: hệ thống có đầu vào đầu ra, các
thành phần trong hệ thống có mối quan hệ lẫn nhau, hệ thống lại có mối quan hệ với môi trường Tất cả quy định cách vận hành của hệ thống
- Có thuộc tính: thuộc tính xác định tính chất của hệ thống, phân biệt giữa các hệ
thống với nhau Mỗi thành phần đều mang thuộc tính chung này và có đặc điểm riêng
- Có thứ bậc: thứ bậc có được là do ranh giới của hệ thống Mỗi hệ thống bao
giờ cũng gồm các hệ thống nhỏ bên trong (thành phần) và nằm trong một hệ thống lớn hơn
- Thay đổi: hệ thống có tính ổn định tương đối nó thay đổi theo thời gian và
không gian do bị tác động của môi trường Khi các thành phần thay đổi, hệ thống cũng thay đổi theo
1.1.2.2 Thuộc tính của HTCT
- Sức sản xuất: là khả năng sản xuất ra giá trị sản phẩm trên một đơn vị tài
Trang 166
nguyên (đất, lao động, năng lượng, tiền vốn, ) Đơn vị đo lường có thể là tấn/ha, kg/ngày công, kg/đồng,… Sức sản xuất của 1 HTCT có thể tăng, có thể giảm hay cân bằng theo thời gian
- Khả năng sinh lợi nhuận: là hiệu quả kinh tế (cho người sản xuất và xã hội)
của một HTCT
- Tính ổn định: của một HTCT là khả năng duy trì sức sản xuất khi có rủi ro
như thay đổi điều kiện thời tiết, điều kiện kinh tế thị trường,…
- Tính bền vững: của một HTCT là khả năng duy trì sức sản xuất của hệ thống
trong một thời gian dài khi chịu tác động của môi trường Một hệ thống được xem
là bền vững nếu khi bị tác động của môi trường, sức sản xuất có thể giảm nghiêm trọng nhưng sau đó sức sản xuất được phục hồi và duy trì ổn định
- Tính công bằng: là sự phân bố sản phẩm hay lợi nhuận của hệ thống đến những
người tham gia quá trình sản xuất hoặc những người hưởng thụ trong cộng đồng
- Tính tự chủ: là khả năng tự vận hành sao cho hiệu quả và ít bị lệ thuộc vào
các yếu tố môi trường, tự nhiên cũng như kinh tế, xã hội
Như vậy, từ lý thuyết trên cho thấy nghiên cứu HTCT thích hợp cho từng vùng và tiểu vùng sinh thái là cách tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên đất, nước
và lao động để mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường được bền vững Việc nghiên cứu này không thực hiện theo kiểu đơn ngành mà đòi hỏi phải nghiên cứu đa ngành trên quan điểm hệ thống
1.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HTCT
1.2.1 Trên thế giới
HTCT thích hợp là một trong những yếu tố quan trọng để nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện hệ thống nông nghiệp, hiện đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu Trong những năm qua, nghiên cứu nông nghiệp theo tiếp cận
hệ thống là một vấn đề phổ biến trên thế giới nhằm phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, sử dụng một cách hữu hiệu các nguồn lực tại chỗ, hạn chế việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên dẫn đến huỷ hoại môi trường sinh thái Nghiên cứu
hệ thống góp phần tạo điều kiện cho các thành phần của hệ thống có cơ hội tác động
Trang 17HTCT Ifugao trên dải núi cao ở Philippin, do Clofsam (1984) mô tả là HTCT của người dân tộc Ifugao, họ biết canh tác lúa nước ở ruộng có hệ thống nước tưới kết hợp trồng cây lấy gỗ, lấy củi, cây ăn quả và cây thuốc HTCT hỗn hợp đã giúp giữ được nước chống xói mòn và sạt lở đất (dẫn theo Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, 1996)
Ở Thái Lan, Hoey M (1990) đưa ra mô hình sử dụng đất dốc nhấn mạnh việc canh tác trên đường đồng mức, trồng cỏ thành băng, hạn chế làm đất đến mức tối thiểu góp phần phát triển nông lâm nghiệp ổn định trên đất dốc dưới 200 Những kết quả nghiên cứu ở Kanđihult Bắc Thái Lan trồng cây ăn quả, cây cà phê theo băng kết hợp với bón phân đã cho hiệu quả kinh tế cao và có tác dụng cải tạo nâng cao độ phì của đất (dẫn theo Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, 1999)
Khi phân tích các HTCT theo mô hình nông lâm kết hợp, chăn thả,… Agbool.A (1990) đã cho rằng hệ thống đa dạng hoá cây trồng là tốt nhất Việc sử dụng đất dốc để trồng các loài cây nào còn tuỳ thuộc vào các yếu tố khác như mưa gây xói mòn, tính chất của đất và nhất là phụ thuộc vào các biện pháp canh tác được
sử dụng để chống xói mòn vào điều kiện cụ thể của từng địa phương Trên các vùng đất dốc, thường người ta không gieo trồng độc canh một loại cây liên tục mà trồng gối, trồng xen, luân canh (dẫn theo Phạm Xuân Hoàn, 1996)
Theo Trung tâm Phát triển đời sống nông thôn ở Mindanao Philippin, vấn đề
sử dụng đất dốc có hiệu quả kinh tế, vừa có tác dụng bảo vệ tài nguyên đất, cần phải xây dựng mô hình nông lâm kết hợp theo kiểu SALT Những năm gần đây, các chương trình khoa học của Liên hợp quốc đang ứng dụng một chế độ canh tác hợp
Trang 188
lý trên đất dốc, nương rẫy theo hệ thống NLKH và đề xuất kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc theo các mô hình SALT 1, SALT 2, SALT 3, SALT 4 (dẫn theo Phạm Quang Vinh và cs, 2006)
Ngày nay, mạng lưới nghiên cứu HTCT đã thu hút nhiều quốc gia trồng lúa như Banglader, Myanmar, Ấn Độ, Indonesia, Malaisia, Nepan, Philippin, Triều tiên, Srilanca, Thailan, Việt Nam,… tham gia nghiên cứu
1.2.2 Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trong nước đã không ngừng nghiên cứu, áp dụng các HTCT được nghiên cứu ở trên thế giới nhằm tìm ra các hệ thống phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên cho từng vùng của nước ta Sử dụng tốt các nguồn lợi và các mối quan hệ của sinh thái, với hiệu quả đầu tư cao nhất, nhằm phát triển các HTCT hiệu quả và bền vững Nhiều kết quả nghiên cứu về HTCT của các Trường, Viện và các cơ quan nông nghiệp địa phương, đã đưa ra các
mô hình HTCT phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, từng địa phương và từng nông hộ
Theo Phạm Chí Thành, Đoàn Văn Điểm, Phạm Tiến Dũng, Trần Đức Viên (1996), khi nghiên cứu về phương pháp luận trong nghiên cứu xây dựng HTCT ở miền Bắc Việt Nam đã chỉ ra việc xây dựng hệ thống canh tác phải được tiến hành ở từng biến sinh thái và cân đối trong phạm vi các nhóm biến sinh thái, nếu làm đúng
và có phương pháp chuyển giao tốt sẽ trở thành lượng vật chất thực sự góp phần tăng năng suất cây trồng [27]
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đậu và các cộng sự về HTCT nông lâm nghiệp ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, cho thấy hiệu quả của các mô hình canh tác trên đất dốc như sau: Mô hình canh tác cây lương thực sắn xen đậu
đỗ, lạc, với các cây phân xanh chống xói mòn trên các loại đất phát triển trên sa thạch, phiến thạch sét và phù sa cổ, là biện pháp giải quyết phân bón tại chỗ có hiệu quả cao để thâm canh tăng năng suất sắn trên đất dốc
Theo Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999), đối với vùng cao, dân cư thưa, trình độ dân trí thấp, sản xuất còn ở mức thô sơ, cơ sở hạ tầng thấp, an toàn lương
Trang 199
thực là vấn đề cấp bách vì vậy các mô hình canh tác có triển vọng là trồng cây đặc sản, cây ăn quả, cây dược liệu phối hợp với bảo vệ rừng đầu nguồn, cây trồng dưới tán rừng lâu năm, hạn chế du canh, chuyển đổi du canh thành nương định canh với các loài cây họ đậu cải tạo đất [14]
Tác giả Nguyễn Văn Chương (1982) cho rằng, cơ cấu cây trồng được chọn vào mô hình NLKH bao gồm: cây phòng hộ (Muồng đen, Keo dậu, So đũa, Phi lao, Keo lá tràm,…); cây dài ngày (Chè, Cà phê, Trám, Hồ tiêu, cây ăn quả,…); cây ngắn ngày (Lúa nước, Ngô, Lúa nương, cây có củ, đậu đỗ,…) và sắp xếp như sau: + Đất dốc trên 250- 300 tốt nhất là để rừng che phủ, rừng cây rậm kín, hỗn giao nhiều tầng tán, nhiều cỏ cây trong đó phải có những cây gỗ lớn với số lượng đông đủ sẽ là chủ thể trong hệ sinh thái rừng và đất dốc
+ Đất dốc từ 150 - 250, có thể tạo ra quần xã thực vật theo kiểu vườn rừng với tỷ
lệ cây to khoảng 30% - 40 % còn lại là cây phòng hộ và mương máng giữ đất, giữ nước
+ Đất dốc dưới 150 nếu sườn đồi ngắn nên san bằng thành ruộng bậc thang ở phía dưới, có rừng ở phía trên càng tốt Có thể sử dụng 60% - 70% đất nông nghiệp, cây công nghiệp từ 20% - 30% cho cây lớn và 10% - 15% đất đai dành cho bờ cây
và mương máng
Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997), đã đưa ra hệ thống sử dụng đất và đề xuất một số hệ thống kỹ thuật sử dụng đất bền vững trong điều kiện Việt Nam Trong đó tác giả đã đi sâu phân tích về các vấn đề: Quan điểm về tính bền vững, khái niệm bền vững và phát triển bền vững, hệ thống sử dụng đất bền vững, kỹ thuật sử dụng đất bền vững, các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống
và kỹ thuật sử dụng đất
Nhóm tác giả Trần Đức Viên, Phạm Chí Thành (1996), khi khảo sát một số
mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên HTCT ruộng chờ mưa tại Tràng Định - Lạng Sơn đã chỉ ra: Các loại hình sử dụng đất ruộng chờ mưa phổ biến (gồm ruộng bậc thang canh tác 1 vụ lúa và 1 vụ cây trồng cạn, đất thung lũng và đất phiến bãi); Các hạn chế khi canh tác trên HTCT này là hệ số quay vòng sử dụng đất và tỷ trọng
Trang 20Theo Võ Đại Hải (2003), việc cải tiến các HTCT nương rẫy theo hướng sử dụng đất bền vững, chính là việc thiết lập các hệ thống NLKH và hiệu quả do nó mang lại là cơ cấu thu nhập của người dân thay đổi, thời hạn sử dụng đất kéo dài, năng suất cây trồng ổn định [5]
Đặng Thịnh Triều và cộng sự (2004) nghiên cứu một số HTCT ở miền núi và vùng cao tại Việt Nam cho thấy, hiện nay ở nước ta đang tồn tại các HTCT sau: nương rẫy du canh du cư, lúa nước, hoa màu định canh định cư, cây lâu năm tập trung, chăn nuôi đại gia súc, nông lâm kết hợp [23]
Theo Nguyễn Văn Dung, Trần Đức Viên, Nguyễn Thanh Lâm (2005), khi nghiên cứu về ảnh hưởng của canh tác nương rẫy đến khả năng phục hồi dinh dưỡng đất trong giai đoạn bỏ hóa của tỉnh Hòa Bình, đã đưa ra nhận xét việc canh tác nương rẫy trên đất dốc làm tăng dòng chảy bề mặt, đây là nguyên nhân chính gây nên xói mòn trên đất dốc, lượng nước chảy mặt trên đất canh tác nương rẫy tăng gấp 1,35 lần (765 mm) so với rừng tái sinh
Tóm lại, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về các HTCT và
sự tương tác qua lại lẫn nhau với các mặt kinh tế, xã hội và môi trường Nghiên cứu HTCT thích hợp cho từng vùng và tiểu vùng sinh thái là cách tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên đất, nước và lao động để mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường sinh thái Do vậy nội dung nghiên cứu của đề tài là rất cần thiết đối với khu vực nghiên cứu
Trang 2111
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống canh tác theo hướng bền vững
2.2 ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hệ thống canh tác của cộng đồng người H’Mông
2.2.2 Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các HTCT điển hình của người H’Mông tại 2 bản
Co Mạ và bản Hua Lương, xã Co Mạ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
- Xác định và phân loại các HTCT tại khu vực nghiên cứu;
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các HTCT;
- Phân tích đặc điểm kinh tế - xã hội ở qui mô hộ gia đình (HGĐ) và ảnh hưởng của nó tới các HTCT;
- Đánh giá và so sánh hiệu quả của các HTCT được lựa chọn;
- Đề xuất giải pháp phát triển các HTCT hiệu quả và bền vững
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1 Phương pháp luận
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên lý luận về tiếp cận hệ thống, quan điểm
Trang 2212
sinh thái - nhân văn, quan điểm tiếp cận có sự tham gia
Tiếp cận hệ thống là xem xét HTCT như một hệ thống tự nhiên mở, tồn tại khách quan và vận động theo những quy luật tự nhiên – xã hội, các thành phần có mối quan hệ tương tác chặt chẽ Bất kỳ một tác động nào từ bên ngoài tới HTCT cũng dẫn đến sự thay đổi các thành phần và chức năng của hệ thống Vì vậy, để phát triển các HTCT theo hướng bền vững thì những tác động của con người phải phù hợp với quy luật tự nhiên, xã hội
Tiếp cận theo quan điểm sinh thái nhân văn là xem xét HTCT là hệ thống sinh thái gắn với yếu tố văn hóa, xã hội của con người (cộng đồng - chủ thể của HTCT đó)
Sự tham gia được định nghĩa như là một quá trình, thông qua đó các chủ thể cùng tác động và chia sẻ những sáng kiến phát triển và cùng quyết định Vận dụng
lý thuyết hệ thống, quan điểm sinh thái nhân văn và quan điểm tiếp cận có sự tham gia để nghiên cứu, nhìn toàn bộ HTCT là một tổng thể hệ thống, trong đó người nông dân là trung tâm; tập trung vào những mối liên hệ tương hỗ, phụ thuộc giữa môi trường tự nhiên và con người, giữa thành phần cấu tạo hệ thống trong tầm kiểm soát của nông hộ và cách thức các thành phần này tác động qua lại với các yếu tố vật lý, sinh học, kinh tế và xã hội ngoài tầm kiểm soát của nông hộ
2.4.2 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
Các bước thực hiện đề tài được thể hiện trong hình 2.1
Hình 2.1: Các bước thực hiện nghiên cứu
Kế thừa tài liệu, số liệu Thu thập thông tin, số liệu điều
tra hiện trường
Trang 2313
2.4.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu được thực hiện trước khi điều tra thu thập số liệu Nguyên tắc của chọn điểm nghiên cứu phải đại diện tương đối cho khu vực nghiên cứu Vì vậy, đề tài đã thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan đến khu vực nghiên cứu nhằm tìm hiểu chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực
Theo Donovan (1997), tiêu chuẩn chọn điểm nghiên cứu là: Thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận và địa hình:
+ Là thôn bản người H’Mông
+ Khả năng tiếp cận tương đối đồng nhất với các khu vực khác trong xã
+ Địa hình của 2 thôn đại diện cho địa hình trong xã, gồm tất cả các loại hình
sử dụng đất của xã
2.4.1.2 Thu thập thông tin và số liệu điều tra hiện trường
Đề tài sử dụng Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) gồm các công cụ:
+ Phỏng vấn các HGĐ: bảng phỏng vấn bán định hướng được chuẩn bị trước
(Phụ lục 01) nhằm thu được các thông tin về tình hình của từng HGĐ Phỏng vấn 60 HGĐ trên 2 bản, với đầy đủ đại diện cho các nhóm hộ khá, trung bình và khó khăn Nội dung phỏng vấn là các vấn đề liên quan đến đặc điểm của HGĐ, hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, các nguồn thu nhập, chi phí…
* Đi lát cắt
Được sử dụng nhằm thể hiện hình ảnh khái quát về các loại hình sử dụng đất đai, cây trồng, vật nuôi và tiềm năng để phát triển sản xuất tại điểm nghiên cứu Nội
Trang 2414
dung mô tả:
+ Đặc điểm tự nhiên: đất đai, nguồn nước, lược sử sử dụng đất đai…
+ Các loài cây trồng, vật nuôi chính và kỹ thuật, năng suất…
* Phân tích lịch mùa vụ
Công cụ này sẽ cho phép tìm hiểu kế hoạch gieo trồng theo từng thời vụ và có quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên đặc biệt là điều kiện khí hậu ở nơi đó
* Phân loại hộ gia đình
Phân loại HGĐ dựa trên các tiêu chí do người dân đưa ra, nhằm phân ra thành các nhóm hộ có điều kiện khác nhau Số liệu thu thập của từng nhóm hộ làm căn cứ đánh giá sự ảnh hưởng qua lại giữa điều kiện kinh tế xã hội của HGĐ với HTCT, xác định đối tượng cần tác động
* Thảo luận nhóm
Về các chủ đề: Lược sử tình hình sử dụng đất, quá trình hình thành và phát triển các HTCT; các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến các HTCT; giải pháp phát triển các HTCT theo hướng bền vững Các cuộc thảo luận được tiến hành dựa trên khung thảo luận chuẩn bị sẵn Nhóm thảo luận gồm 5 - 7 người, nhằm bổ sung và thống nhất về các vấn đề liên quan đến sản xuất nông lâm nghiệp của gia đình và địa phương, cụ thể là các HTCT
* Phân tích SWOT
Nhằm tìm hiểu về những thuận lợi và bất lợi về kinh tế, xã hội, môi trường, đối với sản xuất nông lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu, làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển HTCT bền vững
Trang 2515
* Phương pháp “5 why” (5 tại sao?)
Áp dụng phương pháp này để tìm ra hệ thống các nguyên nhân của vấn đề để giải quyết vấn đề cụ thể đặt ra Đây là phương pháp đi từ 5 nguyên nhân chính sau
đó phát hiện các nguyên nhân thứ cấp Từ các nguyên nhân này sẽ làm cơ sở cho việc xem xét đề xuất các giải pháp khả thi cho việc phát triển các hệ thống canh tác theo hướng bền vững
tế của các HTCT
2.4.3.1 Phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế
* Phương pháp động (áp dụng đối với phương thức canh tác (PTCT) trồng cây lâu năm)
Phương pháp này coi các yếu tố chi phí, kết quả, là có mối quan hệ động với mục tiêu đầu tư và chịu tác động mạnh của nhân tố thời gian Sở dĩ đề tài sử dụng phương pháp này để đánh giá hiệu quả kinh tế vì chu kỳ của cây lâu năm phụ thuộc vào các nhân tố thời gian, điều kiện sản xuất
Hiệu quả kinh tế của các PTCT trồng cây lâm nghiệp được đánh giá qua phương pháp phân tích lợi ích, chi phí CBA (Cost - Benefit Analysis) Phương pháp CBA là một phương pháp cho một hệ thống quyết định và thiết lập những mục tiêu đạt được trong tương lai Đối tượng là chi phí và thu nhập Theo hướng dẫn của FAO nhiều nước trên thế giới và trong khu vực châu Á đều áp dụng 3 chỉ tiêu NPV, BCR, IRR để đánh giá hiệu quả kinh tế của cây dài ngày Trong đề tài này các số liệu kinh tế được tập hợp và tính bằng các hàm kinh tế: NPV, CPV, BPV, IRR, BCR trong chương trình Excel
- Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (NPV - Net Present Value): Là chỉ tiêu
xác định lợi nhuận ròng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, có tính đến ảnh
Trang 26C B NPV
0 (1 ) (2.1)
Bt : Giá trị thu nhập của năm thứ t (đồng)
Ct : Giá trị chi phí của năm thứ t (đồng)
i : Tỉ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)
t : Thời gian thực hiện các sản xuất (năm)
∑: Tổng giá trị hiện tại của thu nhập ròng từ năm 0 đến năm n
n : Số năm của chu kỳ sản xuất
Chỉ tiêu NPV dùng để đánh giá các hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất, hoạt động sản xuất nào có NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao (NPV > 0: sản xuất có lãi; NPV < 0: sản xuất bị lỗ; NPV = 0: sản xuất hòa vốn)
- Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR - Benefit to Cost Ratio): BCR là hệ số sinh
lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất Tính bằng công thức 2.2
BPV i
C i B
i
t t
n t
t t
BPV: giá trị hiện tại của thu nhập (đồng) CPV: giá trị hiên tại của chi phí (đồng)
Các ký hiệu khác được giải thích ở công thức (2.1) Nếu PTCT có BCR > 1 và càng lớn: hiệu quả kinh tế càng cao, ngược lại BCR
≤ 1: không hiệu quả
- Tỉ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR - Internal Rate of Return): thể hiện tỉ lệ sinh lời
của vốn đầu tư cho PTCT, có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu IRR được tính theo tỉ lệ %, là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư hay nó phản
Trang 27* Phương pháp tĩnh (áp dụng đối với PTCT trồng cây ngắn ngày)
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các HTCT trên đất dốc tại điểm nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp cân đối thu nhập và chi phí của từng HTCT, được tính bằng các công thức 2.3; 2.4; 2.5:
Sau khi tính lợi nhuận của các PTCT được tổng hợp theo mẫu biểu:
Mẫu biểu: Hiệu quả kinh tế của HTCT
HTCT PTCT Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Xếp hạng
1
2
2.4.2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội
Căn cứ vào thực tế hiện tại của địa điểm nghiên cứu, trên cơ sở góp ý của chính quyền địa phương, cùng với sự tham gia của người dân bằng phương pháp cho điểm, để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội như: khả năng chấp nhận
Trang 2818
của người dân, thu hút được nhiều lao động,… Kết quả được tổng hợp theo mẫu biểu sau:
Mẫu biểu: Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội của các HTCT
HTCT PTCT Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội Tổng
điểm
Xếp hạng
1
2
2.4.2.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được đánh giá với sự tham gia của người dân, bằng phương pháp cho điểm và sử dụng các chỉ tiêu do người dân đưa ra Kết quả thu được tổng hợp theo mẫu biểu sau:
Mẫu biểu: Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường của các HTCT
HTCT PTCT Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường Tổng
điểm hạng Xếp
1
2
2.4.2.4 Phương pháp đánh hiệu quả tổng hợp Ect
Phương pháp tính Ect (Effective Indicator Farming system) của Walfredo Ravel Rola (1994), là phương có thể áp dụng để tính hiệu quả tổng hợp của các PTCT Có thể đưa tất cả các tiêu chí, chỉ báo định lượng vào tính toán, cũng có thể thảo luận cùng người dân lựa chọn một số tiêu chí, chỉ báo của hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường để tính Ect Công thức tính:
Fn
F or F
Fn F
F or F
F
:minmax
1
minmax
Trong đó: Ect: là hiệu quả tổng hợp
F: là các tiêu chí tham gia vào tính toán
N: là số lượng các tiêu chí
Ect = 1 hoặc gần bằng 1, là PTCT có hiệu quả tổng hợp cao nhất, và là phương thức có ý nghĩa về kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất
Trang 2919
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
3.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới
Xã Co Mạ là một xã trung tâm của 6 xã vùng cao của huyện Thuận Châu, nằm ở phía Tây Bắc của huyện, cách trung tâm huyện Thuận Châu khoảng 45 km
Co Mạ thuộc xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, thuộc chương trình 134, 135 của chính phủ với tổng diện tích khoảng 14.420 ha Xã có vị trí địa lí từ 210 17’30’’ đến 210 21’30’’ vĩ độ Bắc và 1030 32’00’’ đến 1030 40’00’’ kinh Đông Ranh giới của xã:
- Phía Bắc: Giáp với xã Long Hẹ
- Phía Đông: Giáp với xã Chiềng Bôm
- Phía Tây: Giáp với xã Mường Bám
- Phía Nam: Giáp với xã Co Tòng
3.1.2 Địa hình địa thế
Xã Co Mạ có địa hình rất phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao, nhiều khe
và dốc lớn, phần lớn là địa hình núi cao (có độ cao so với mực nước biển trên 1000m), diện tích đất bằng chiếm tỷ lệ rất nhỏ
3.1.3 Khí hậu
Xã Co Mạ một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Đặc biệt, tháng 2,3,4 là những tháng hay có nguy cơ xảy ra cháy rừng nhiều nhất
+ Lượng mưa bình quân khoảng trên 1500 mm Mưa tập trung vào tháng 7 và tháng 8, chiếm 65 % lượng mưa cả năm
+ Độ ẩm bình quân năm là 85%, cao nhất là 90% vào các tháng 6 - 7
+ Nhiệt độ bình quân là từ 22 đến 28 độ
+ Sương mù thường xuất hiện vào các tháng 11 đến tháng 3 năm sau
+ Sương muối đôi khi xuất hiện vào các tháng khô lạnh, có các đợt rét kéo dài
Trang 3020
4 - 5 ngày, thường xuất hiện vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau
Lượng mưa và sự thay đổi về nhiệt độ bình quân theo tháng thể hiện trong hình 3.1
(Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La, 2011)
Hình 3.1: Biểu đồ phân bố lượng mưa và nhiệt độ bình quân theo tháng
khu vực xã Co Mạ
3.1.4 Tiềm năng đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã khoảng 14.715 ha, cơ cấu các loại đất của
xã thể hiện trong bảng 3.1:
Bảng 3.1: Cơ cấu các loại đất xã Co Mạ năm 2011
Trang 313.1.5 Thủy văn
Hệ thống sông suối xã Co Mạ ít, thường cạn kiệt về mùa khô, chỉ có 2 nhánh suối chính là suối Nậm Ty và suối Nậm Nhừ, còn lại là các suối nhỏ thường chỉ có nhiều nước vào mùa mưa Do vậy tình trạng hạn hán, thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất nông nghiệp về mùa khô là rất lớn
Trang 3222
3.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
3.2.1 Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cư
3.2.1.1 Dân tộc
Trên địa bàn xã Co Mạ có 3 dân tộc sinh sống: H’Mông, Thái, Khơ Mú Trong đó, dân tộc H’Mông khoảng 4.633 người, chiếm 82.6%; Thái khoảng 768 người, chiếm 13.7%; Khơ Mú khoảng 135 người, chiếm 2.4%
3.2.1.2 Dân số lao động và phân bố dân cư
- Dân số và lao động: Tổng dân số trên địa bàn xã là 5.605 người, sinh sống trong 22 bản, với 2.803 lao động Mật độ dân số bình quân 25 người/km2 Tỷ lệ tăng dân
số hàng năm 3,2%
- Phân bố dân cư trong địa bàn xã Co Mạ không đồng đều, nơi đông dân cư tập trung nhất chủ yếu vẫn là là khu trung tâm xã, cơ sở hạ tầng vẫn mang nặng phong tục tập quán sinh sống của từng dân tộc Người H’Mông vẫn có phong tục làm nhà ở trên núi cao, ở các khu vùng sâu nơi có đất sản xuất Do vậy, xác định khu vực ranh giới dân cư rất khó khăn, đồng thời cũng khó bố trí các công trình
công cộng và phát triển mạng lưới giao thông, mạng lưới điện Nhân khẩu và lao
động của xã Co Mạ và 2 bản điều tra được tổng hợp trong bảng 3.2
Trang 3323
3.2.2.1 Sản xuất nông nghiệp
Dân cư trong xã sống chủ yếu bằng nghề nông, chiếm 94,5%, với tập quán canh tác trồng ngô, trồng lúa nương, lúa nước, săn bắn và chăn nuôi
- Trồng trọt: các loại cây trồng chính gồm Ngô, lúa nương, lúa nước, canh tác chủ yếu theo tập quán canh tác truyền thống quảng canh, năng suất thấp Bình quân lương thực đầu người là 250kg/năm
- Chăn nuôi: Chăn nuôi là nguồn thu nhập quan trọng sau trồng trọt của nhiều hộ gia đình trong xã Co Mạ Theo báo cáo tổng kết kinh tế xã hội năm 2011,
3.2.2.2 Sản xuất lâm nghiệp
- Công tác trồng rừng: Mới được thực hiện trong khoảng 10 năm gần đây, bước đầu đã đạt kết quả tốt, cho đến nay diện tích trồng mới được trên 300 ha rừng Thông mã vĩ và Sơn tra (Dự án 661, KFW7, Công ty Thanh Tùng)
- Công tác bảo vệ rừng: Công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng được quan tâm chỉ đạo, chính quyền xã phối hợp với lực lượng kiểm lâm huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ và phát triển vốn rừng
3.2.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng
3.2.3.1 Giao thông
Hệ thống giao thông liên xã khá thuận lợi, bao gồm 04 tuyến đường chính:
Trang 3424
- Tuyến 1: Đường tỉnh lộ 108 từ ngã ba Nông Cốc đến trung tâm xã Co Mạ khoảng 20 km
- Tuyến 2: Từ ngã ba Nong vai đến giáp xã Co Tòng khoảng 10 km
- Tuyến 3: Từ bản Pha Khuông đến xã Long Hẹ dài 7 km
- Tuyến 4: Từ trung tâm xã Co Mạ đến giáp xã Mường Bám là 20 km
Tuy mạng lưới giao thông liên xã khá thuận lợi nhưng tuyến đường giao thông liên bản dài khoảng 60 km đi lại rất khó khăn, gây cản trở cho đi lại và giao thương giữa các bản
3.2.3.2 Y Tế
Lĩnh vực Y Tế cũng được quan tâm, công tác khám, chữa bệnh, và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều cố gắng, Trạm Y tế xã đã tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em Tổng số đã khám năm 2011 trên 218 lượt người, trong đó: trẻ em là 28 lượt người, sản phụ 84 lượt người
3.2.3.3 Giáo dục
Công tác giáo dục đào tạo trong xã được quan tâm phát triển mạnh, Hệ thống giáo dục trong xã đã có các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông, đội ngũ giáo viên cơ bản được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, tổng số giáo viên hiện có
là 103 thầy, cô và số lượng học sinh toàn xã là 1.696 em Tỷ lệ học sinh đến trường đạt từ 95 - 96%, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên
Đến nay, xã đã có 1 trường trung học phổ thông, 1 trường trung học cơ sở, 2 trường tiểu học và 1 trường mầm non
3.2.3.4 Đời sống văn hoá xã hội
Co Mạ là xã trung tâm của 6 xã vùng cao của huyện Thuận Châu, có đường ô
tô trải nhựa đến trung tâm xã, đời sống nhân dân ở đây từng bước được nâng lên rõ rệt, có mạng lưới điện đến 70% các bản trong xã, hầu hết người dân được xem ti vi
Trang 3525
- Cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp với tập quán canh tác lạc hậu, trình độ thâm canh không cao nên năng suất cây trồng vật nuôi thấp
- Nền kinh tế vẫn mang tính tự cung, tự cấp, sản phẩm hàng hoá chủ yếu là
từ nông nghiệp và từ rừng tự nhiên, như gỗ, động vật hoang dã, các lâm sản phụ khác,… Đời sống người dân đa phần dựa vào tự nhiên, đây chính là sức ép lớn đối với môi trường sinh thái Để bảo vệ rừng, cần phải có giải pháp phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân trong xã
- Nguồn quỹ đất chưa sử dụng tương đối lớn với 4.170 ha, chiếm 28,34% tổng diện tích tự nhiên, đây là tiềm năng cần có giải pháp về cây trồng, tăng độ che phủ mặt đất, tăng nguồn thu nhập cho người dân
Trang 3626
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI CÁC HTCT TẠI ĐỊA PHƯƠNG
4.1.1 Quá trình hình thành các HTCT
Để nghiên cứu quá trình hình thành các HTCT của cộng đồng người H’Mông,
đề tài sử dụng công cụ lược sử thôn bản, biểu đồ thời gian về tình hình sử dụng đất, thảo luận nhóm, kết hợp với các chính sách của Nhà nước đối với cộng đồng trong các giai đoạn sau Kháng chiến chống Pháp đến nay để tái hiện lại quá trình hình thành các
HTCT tại khu vực nghiên cứu Kết quả thu được như sau:
4.1.1.1 Khái quát lịch sử quá trình người H’Mông di cư vào Việt Nam
Ở Việt Nam, người H’Mông nằm trong nhóm các dân tộc nói ngôn ngữ hệ H’Mông – Dao, gồm 3 dân tộc là H’Mông, Dao và Pà Thẻn Ở Trung Quốc, người H’Mông được gọi là người Miêu; ở Lào còn gọi là người Mẹo Quá trình di cư của người H’Mông vào Việt Nam khoảng 300 năm nay bằng các con đường khác nhau
và chia làm nhiều đợt, trong đó có 3 đợt chính:
- Đợt thứ nhất: Khoảng 100 hộ, thuộc các họ Lù, Giàng từ Quảng Châu đến
khu vực các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, thời gian vào khoảng cuối đời Minh, đầu đời Thanh của lịch sử Trung Quốc, tương đương với những năm có phong trào của người Miêu ở Quảng Châu chống lại chính sách “Cải tổ quy lưu” và
bị thất bại, cách đây trên 300 năm
- Đợt thứ hai: Khoảng trên 100 hộ, trong đó có những hộ thuộc các họ Vàng,
Lư cũng vào khu vực Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Có một nhóm khác số người ít hơn, thuộc các họ Vàng, Lù, Chấu, Sùng, Hoàng, Vừ vào khu vực Si Ma Cai, Bắc Hà, tỉnh Lào Cai Sau đó có khoảng 30 hộ gồm các họ Vừ, Sùng chuyển sang phía Tây Bắc Thời gian của đợt di chuyển này cách đây trên 200 năm
- Đợt thứ ba: Số người H’Mông di cư vào Việt Nam đông nhất, gồm khoảng
trên 10 ngàn người Phần lớn họ từ Quảng Châu, có một số ở Quảng Tây và Vân Nam sang, chủ yếu vào các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang… Thời gian của đợt di
cư này tương đương với thời kỳ của phong trào “Thái Bình thiên quốc”, trong đó có
Trang 3727
người Miêu tham gia, chống lại nhà Mãn Thanh từ năm 1840 đến năm 1868
Về sau, hàng năm vẫn có người H’mông di cư lẻ tẻ sang Việt Nam Các con đường di chuyển của đồng bào là vào Đồng Văn – Hà Giang, rồi xuống Tuyên Quang, các nhóm người H’Mông cư trú tại các tỉnh dọc biên giới Việt – Lào như tỉnh Sơn La, Thanh Hoá và Nghệ An cũng từ Lào di chuyển sang vào trên dưới 100 năm trở lại đây
Khi tới định cư tại Sơn La, người H’Mông thể hiện là một dân tộc có trình độ sản xuất nông nghiệp khá cao, họ biết biến những vùng đất hoang vu, những sườn núi dốc thành đất sản xuất, dựa vào những con suối lớn làm mương máng dẫn nước phục vụ cho nông nghiệp Bên cạnh đó, trong quá trình di cư, người H’Mông mang theo các giống cây trồng, vật nuôi do chính họ thuần hóa chọn giống, thích nghi với vùng cao, lạnh Các giống vật nuôi của người H’Mông thường lớn hơn các giống vật nuôi của dân tộc khác Sản xuất nông nghiệp của đồng bào H’Mông thường gồm
2 loại HTCT chính sau:
* Canh tác ruộng nước:
Do nơi cư trú của đồng bào H’Mông thường là những vùng núi cao, địa hình dốc, để phát triển cây lúa nước người H’Mông phải tận dụng tối đa những nơi có thể cải tạo thành ruộng lúa, gồm 2 loại PTCT là ruộng bằng và ruộng bậc thang
Ruộng bằng: Là loại ruộng được thiết lập ở những dải đất hẹp chạy dài theo các chân các dãy núi, là nơi gần các con suối lớn, thuận lợi cho làm thủy lợi, có địa thế bằng phẳng để khai phá, đất đai màu mỡ, năng suất cây trồng cao
Ruộng bậc thang: Là loại ruộng được khai phá ở các sườn đồi thoải, thậm chí
cả những sườn núi có độ dốc cao, được đẽo vạt vào các sườn núi theo đường đồng mức, gần nguồn nước như khe, suối Các ruộng này hẹp, cong theo hình dáng của đồi núi, ruộng nọ chồng lên ruộng kia như những bậc thang, do đó có tên là ruộng bậc thang Nguồn nước tưới được dẫn theo mương máng, các con mương được đào
từ đầu nguồn các khe, suối, chạy theo các sườn đồi về thửa ruộng trên cùng, nước từ ruộng cao chảy xuống ruộng thấp
Hệ thống mương máng của người H’Mông tuy không đồ sộ như người Việt,
Trang 3828
không thật sự mang tính sáng tạo như việc dùng cọn nước của người Thái, song cũng thể hiện được trình độ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp khá cao vào thời kỳ trước đây
* Canh tác nương rẫy
Ở những nơi không có điều kiện cải tạo thành ruộng nước, đồng bào H’Mông
sử dụng các hình thức canh tác nương rẫy Tiếng H’Mông gọi là “Tế” theo cách phân loại truyền thống của người H’Mông, thường nương rẫy có những loại sau:
- Loại nương theo cây trồng: Nương lanh (Tế Măng), Nương lúa (Tế Blề), Nương ngô (Tế Pcứ)
- Loại nương theo địa hình: Nương bằng (Tế tía), Nương dốc (Tế xá)
Theo luật tục truyền thống của người H’Mông, mọi người tự do khai phá đất rừng tự nhiên làm nương rẫy, khi chọn được nơi làm nương vừa ý người ta chọn khoanh vùng chỗ đó lại rồi làm dấu bằng cách phát một khoảng đất rộng vài mét vuông, làm cọc dài 1 đến 1,5 mét, chẻ đầu, cài một que gỗ quay về hướng dự định
sẽ phát nương coi như đã xác định quyền chiếm hữu đất đai ở khu vực đó Người tới sau thấy có đánh dấu như vậy không được xâm phạm vào khu vực đã đánh dấu Để
có mảnh đất tốt người H’Mông chọn cách quan sát cây cối và phân loại đất khu vực nào là rừng gỗ hoặc rừng tre nứa sẽ phù hợp với việc trồng lúa, chỗ mọc nhiều cây chuối rừng đất sẽ thích hợp với việc trồng ngô, hoặc đất đen trồng được mọi loại cây cho năng suất cao, các loại đất vàng, đất cát thì không trồng trọt được
* Chăn nuôi
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi là hoạt động kinh tế phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của dân tộc H’Mông, tuy nhiên chăn nuôi của người H’Mông vẫn còn mang qui mô nhỏ hẹp trong phạm vi gia đình và phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên Mục đích chính của chăn nuôi là đáp ứng các nhu cầu cung cấp sức kéo, làm phương tiện vận chuyển, làm vật hiến sinh trong các lễ cúng ma Con giống thường nuôi của người H’Mông là: trâu, bò, lợn, gà, dê…
Trong lịch sử hơn 100 năm định cư tại khu vực nghiên cứu, các HTCT được hình thành gắn liền với đặc thù của điều kiện lập địa, tập quán canh tác truyền thống và
Trang 3929
sự tác động của yếu tố chính sách của Nhà nước Có thể chia quá trình hình thành và phát triển của các HTCT thành các giai đoạn: Trước năm 1954, 1954 – 2000 và từ năm
2000 đến nay, mỗi giai đoạn đều có những thay đổi, bổ sung về HTCT
4.1.1.2 Giai đoạn trước năm 1954
Giai đoạn này tương ứng với thời kỳ kháng chiến chống Pháp Người H’Mông khi di cư từ Trung Quốc và Lào vào Việt Nam theo từng nhóm hộ Mỗi nhóm hộ thường chọn một triền núi cao định cư, khai phá đất đai làm nương rẫy Lương thực chủ yếu là Ngô tẻ bản địa, hạt giống Ngô được mang theo trong quá trình di cư Theo ông Vàng Sống Dia, già làng bản Co Mạ, thời kỳ đó người H’Mông Co Mạ chỉ trồng Ngô và chăn nuôi gia súc, gia cầm, lúa được trồng rất ít vì
bà con không thích ăn Đất rộng, người thưa, bà con khai phá rừng trồng Ngô, Lanh (lấy nguyên liệu dệt vải), sau một vài năm canh tác lại chuyển sang vùng đất khác, đời sống của bà con sung túc, cây trồng vật nuôi hầu như không bị sâu hại, bệnh dịch
Do vậy, thời kỳ này HTCT chủ yếu là nương rẫy với 2 PTCT chính là Ngô thuần loài và Lanh thuần loài, PTCT lúa nương chưa phát triển
4.1.1.3 Giai đoạn 1954 – 2000
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 29/4/1955 Khu Tự trị Thái Mèo được thành lập theo Sắc lệnh số 230/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Co Mạ trực thuộc xã Long Hẹ, châu Thuận Châu Thời kỳ này người H’Mông vẫn còn tập quán du canh
du cư Để giúp người dân ổn định cuộc sống, Đảng và nhà nước khuyến khích người dân định cư, trồng lúa Các giống lúa được đưa lên trồng, những vùng đất gần nguồn nước được cải tạo thành ruộng nước, chủ yếu là loại hình ruộng bậc thang Các vùng đất xa nguồn nước, ngoài Ngô và Lanh người dân trồng thêm lúa nương
HTCT cây lâm nghiệp chưa hình thành trong thời kỳ này, nhu cầu sử dụng
gỗ củi của người dân được đáp ứng từ rừng tự nhiên
4.1.1.4 Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Trong giai đoạn này, cũng như nhiều địa phương trong cả nước, xã Co Mạ nhận được nhiều nguồn đầu tư của Nhà nước thông qua các Chương trình dự án, như dự án 661, KFW7, Chương trình Giao đất – giao rừng,… Người dân được chủ
Trang 404.1.2 Hiện trạng các hệ thống canh tác tại địa phương
4.1.2.1 Kết quả điều tra đi lát cắt
Kết quả thực hiện công cụ đi lát cắt của đề tài tại điểm nghiên cứu được tổng hợp và thể hiện ở hình 4.1
TT Rừng Nhà + vườn nhà Ruộng bậc thang Nương rãy Rừng trồng
Thông, Sơn tra
- Màu đất nâu
Tốt, mầu nâu, tầng đất dầy, lẫn đá ít, địa hình tương đối bằng phẳng
- Đất tốt, tầng đất dầy, lẫn đá
ít
- Màu đất nâu
- Mầu đất: Màu sẫm có tính chất đất rừng
- Độ dày tầng đất mỏng, lẫn đá trung bình
Nước Nước mưa Nước dẫn từ trên núi
Đường thôn bản