Đánh giá kết quả thực hiện và tác động của các hoạt động phát triển rừng tới tình hình kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương giúp có nhận thức đúng về hiệu quả của các hoạt động,
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Tuấn Anh
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2011 đến tháng 10/2012
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của giáo viên hướng dẫn; các thầy cô giáo của trường Đại học Lâm nghiệp; các bạn đồng nghiệp; các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan; Ban điều phối Trung ương dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp nơi tác giả đang làm viê ̣c
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Tiến sỹ Đào Công Khanh, người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài từ xây dựng đề cương nghiên cứu đến hoàn thiện báo cáo cuối cùng!
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các các thầy cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp; các bạn đồng nghiệp; Ban điều phối Trung ương dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp; Ban quản lý dự án WB3, dự án JBIC tỉnh Thừa Thiên Huế; Ban quản lý dự án WB3, dự án JBIC huyện Hương Trà; và Tổ công tác dự án WB3 xã Bình Thành, nơi đề tài được thực hiện, đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình điều tra, thu thập số liệu, thực hiện công tác ngoại nghiệp… để hoàn thành nghiên cứu!
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và nhân dân xã Bình Thành, thị xã Hương Trà đã tạo mọi điều kiện thuâ ̣n lợi để tôi triển khai thu thập số liệu tại hiện trường!
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng với điều kiện thời gian hạn hẹp, nội dung nghiên cứu rộng nên chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ………i
Lời cảm ơn ……… ii
Mục lục ……… iii
Danh mục các từ viết tắt ……….……vii
Danh mục các bảng ……… ……viii
Danh mục các hình ……….………….xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ……….….1
Chương 1.TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
1.1.1 Trên thế giới 3
1.1.2 Tại Việt Nam 6
1.2 Cơ sở lý luận về giám sát và đánh giá của dự án 16
1.2.1 Mục đích của giám sát đánh giá dự án 16
1.2.2 Giám sát dự án 16
1.2.3 Đánh giá dự án 16
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 19
2.1.1 Mục tiêu tổng quát 19
2.1.2 Mục tiêu cụ thể 19
2.2 Đối tượng nghiên cứu 19
2.3 Phạm vi nghiên cứu 19
2.4 Nội dung nghiên cứu 20
Trang 42.5 Phương pháp nghiên cứu 21
2.5.1 Quan điểm và phương pháp luận 21
2.5.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 22
2.5.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 31
Chương 3.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 36
3.1 Điều kiện tự nhiên xã Bình Thành 36
3.1.1 Vị trí, ranh giới, diện tích 36
3.1.2 Địa hình, địa thế 36
3.1.3 Khí hậu, thuỷ văn 37
3.1.4 Đất đai, thổ nhưỡng 39
3.2 Điều kiện dân sinh kinh tế, xã hội 40
3.2.1 Dân số, lao động 40
3.2.2 Y tế 40
3.2.3 Giáo dục 40
3.2.4 Giao thông 41
3.3 Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng và kết quả thực hiện các dự án lâm nghiệp 41
3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng: 41
3.3.2 Khái quát về dự án JBIC tại xã Bình Thành, thi ̣ xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 44
3.3.3 Khái quát về dự án WB3 tại xã Bình Thành, thi ̣ xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 45
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
4.1 Kết quả thực hiện các hoạt động phát triển rừng của các chương trình, dự án giai đoạn năm 2005 - 2011 46
4.1.1 Kết quả thực hiện công tác quy hoạch cấp xã 46
Trang 54.1.2 Kết quả thực hiện công tác đo đạc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất; giao đất giao rừng 55
4.1.3 Kết quả thực hiện công tác thiết kế trồng rừng cấp lô 62
4.1.4 Kết quả trồng và chăm sóc rừng trồng 65
4.1.5 Kết quả giải ngân vốn vay đầu tư sản xuất kinh doanh rừng trồng 76
4.1.6 Kết quả thực hiện công tác cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững 78
4.2 Đánh giá tác động của các chương trình, dự án đến lĩnh vực kinh tế 80
4.2.1 Sinh trưởng rừng trồng trong các chương trình, dự án 80
4.2.2 Giá trị kinh tế thu được từ rừng trồng các chương trình, dự án 83
4.2.3 Ảnh hưởng của công tác cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững 85
4.2.4 Ảnh hưởng của các dự án đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế 86
4.3 Đánh giá tác động của các chương trình, dự án đến lĩnh vực xã hội 100
4.3.1 Tác động đến vấn đề bình đẳng giới 100
4.3.2 Tác động đến vấn đề đảm bảo an ninh lương thực 102
4.3.3 Tác động đến vấn đề đảm bảo an ninh xã hội 103
4.3.4 Tác động đến vấn đề ý thức bảo vệ môi trường và phát triển rừng bền vững của người dân 103
4.3.5 Tác động đến vấn đề nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp 104
4.3.6 Tác động đến vấn đề lan toả của dự án 105
4.3.7 Tác động đến vấn đề tiếp cận tín dụng cho vay 106
4.3.8 Tác động đến vấn đề phát triển thể chế, chính sách 108
4.3.9 Tác động tới khả năng chấp nhận vốn vay trong sản xuất lâm nghiệp 109 4.3.10 Tác động đến việc tạo công ăn việc làm phát triển sản xuất 109
4.3.11 Tác động nâng cấp các vườn ươm cây lâm nghiệp tại địa phương 111
4.4 Đánh giá tác động của các chương trình, dự án đến lĩnh vực môi trường 113
Trang 64.4.1 Tác động của các chương trình, dự án đến vấn đề nâng cao độ
che phủ 113
4.4.2 Tác động của các chương trình, dự án đến vấn đề tăng độ phì đất 114
4.4.3 Tác động của các chương trình, dự án đến vấn đề chống xói mòn đất 118 4.4.4 Tác động của các chương trình, dự án đến vấn đề bảo vệ nguồn nước, bảo vệ dòng chảy 123
4.4.5 Tác động của các chương trình, dự án đến vấn đề quản lý và xử lý rác thải, chất độc gây ô nhiễm 125
4.5 Đề xuất 126
4.5.1 Về hoàn thiện chính sách 126
4.5.2 Về công tác thực hiện các dự án 128
4.5.3 Về công tác quản lý 129
4.5.4 Về kỹ thuật 129
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHI ̣ 131
1 Các kết luận từ kết quả nghiên cứu 131
2 Các vấn đề còn tồn tại của đề tài 132
3 Các kiến nghị về nghiên cứu tiếp theo 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQL Ban qua ̉n lý
CPCU Ban điều phối dự án Trung ương
CSXH Chính sách, Xã hội
CWG Tổ công tác xã
DA Dư ̣ án
DPMU Ban quản lý dự án huyện
FSC Hô ̣i đồng quản tri ̣ rừng quốc tế
FSDP Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp
GPS Hê ̣ thống đi ̣nh vi ̣ toàn cầu
HGĐ Hô ̣ gia đình
JBIC Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn các tỉnh Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên ODA Hỗ trơ ̣ phát triển chính thức
ÔDB Ô da ̣ng bản
ÔTC Ô tiêu chuẩn
PCCCR Pho ̀ng cháy chữa cháy rừng
TN&MT Ta ̀i nguyên và Môi trường
WB3 Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp
Trang 84.2 Tổng hợp quy hoạch đất lâm nghiệp tham gia dự án JBIC tại
Tổng hợp sự tham gia của người dân trong quy hoạch thực
hiện các chương trình dự án phát triển lâm nghiệp xã Bình
Thành
49
4.5
Tổng hợp theo diện tích Kết quả thực hiện công tác đo đạc
giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp;
giao đất giao rừng
56
4.6
Tổng hợp theo số hộ Kết quả thực hiện công tác đo đạc giao
đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; giao
đất giao rừng
57
4.7
Tổng hợp sự kết quả điều tra phỏng vấn sự tham gia của người
dân trong công tác đo đạc cấp sổ đỏ đất lâm nghiệp theo các
chương trình dự án phát triển lâm nghiệp xã Bình Thành
Trang 9dân trong công tác đo đạc thiết kế trồng rừng theo các chương
trình dự án phát triển lâm nghiệp xã Bình Thành
4.11 Tổng hợp sự kết quả trồng rừng theo các chương trình dự án
phát triển lâm nghiệp tại xã Bình Thành 70
4.12 Tổng hợp kết quả giải ngân vốn vay trồng rừng dự án WB3 tại
xã Bình Thành
77
4.13
Tổng hợp kết quả so sánh sinh trưởng của 2 loài Keo lai hom
và Keo tai tượng theo 2 cấp tuổi rừng trồng trong các dự án và
rư ̀ ng trồng tự phát của các hộ dân ta ̣i xã Bình Thành
81
4.14 Tổng hợp kết quả phân tích hiệu quả kinh tế từ các mô hình
4.15 Biến động cơ cấu thu nhập của các nhóm đối tượng hộ gia
đình tại xã Bình Thành giai đoạn 2005-2011 88 4.16 Biến động đất đai của xã Bình Thành giai đoạn 2005-2011 90
4.17 Biến động đất đai nhóm hộ dân tham gia dự án WB3 của xã
4.18 Biến động đất đai nhóm hộ dân tham gia dự án JBIC của xã
4.19 Biến động đất đai nhóm hộ dân chỉ trồng rừng tự phát, không
tham gia dự án JBIC và WB3 giai đoạn 2005-2011 96
4.20 Biến động đất đai nhóm hộ dân không tham gia các hoạt động
4.21 Thống kê các chỉ số phỏng vấn sự tham gia các hoạt động 101
4.22 Thống kê các chỉ số phỏng vấn về tình hình an ninh xã hội của
Trang 104.26 Thống kê kết quả hoạt động nâng cấp vườn ươm cung cấp cây
giô ́ng trồng rừng ta ̣i xã Bình Thành giai đoạn 2005-2011 112 4.27 Tổng hợp diện tích và độ che phủ rừng tại xã Bình Thành 114 4.28 Tổng hợp phỏng vấn hộ về khả năng tăng độ phì của đất 115
4.29 Tổng hợp kết quả phỏng vấn về khả năng chống xói mòn đất
4.30 Tổng hợp kết quả đo đếm độ xói mòn đất trên ÔTC bán cố
định tại xã Bình Thành phân theo vị trí ÔTC 118
4.31 Tổng hợp kết quả đo đếm độ xói mòn đất trên ÔTC bán cố
định tại xã Bình Thành phân theo thời điểm đo 120
4.32 Tổng hợp kết quả phỏng vấn về chất lượng nước giai đoạn 2005
4.33 Tổng hợp kết quả phỏng vấn về chất lượng nước giai đoạn
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
2.2 Sơ đồ bố trí cọc sắt theo dõi độ xói mòn đất trong ÔTC bán cố
3.1 Vị trí xã Bình Thành trong thị xã Hương Trà 37 4.1 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng xã Bình Thành
4.8 So sánh diện tích rừng trồng hàng năm tại xã Bình Thành 70
4.9 Biểu đồ biến động cơ cấu thu nhập bình quân theo hộ cho từng
4.10 Biểu đồ biến động diện tích một số loại đất 89
4.11 Biểu đồ biến động diện tích một số loại đất trong nhóm hộ dân
4.12 Biểu đồ biến động diện tích một số loại đất trong nhóm hộ dân
4.13 Biến động diện tích một số loại đất trong nhóm hộ dân trồng
rừng tự phát, không tham gia dự án JBIC và WB3 96
4.14
Biểu đồ biến động diện tích một số loại đất trong nhóm hộ dân
không tham gia các hoạt động phát triển rừng giai đoạn
2005-2011
99
4.15 Sơ đồ các yếu tố tác động tới xói mòn đất 119
4.16 Biến động đô ̣ xói mòn đất theo các vi ̣ trí các ô thí nghiê ̣m 120
Trang 12ĐẶT VẤN ĐỀ
Với các địa phương vùng miền núi, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi thì vai trò của ngành nông lâm nghiệp đóng góp vào cơ cấu chung của nền kinh tế là rất quan trọng Ở những vùng nông thôn miền núi có diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít ỏi, diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần đa số thì các sản phẩm lâm nghiệp đóng góp vào nguồn thu nhập của các hộ gia đình là rất
có giá trị
Bài toán “sinh kế” của người dân tại những xã, huyện vùng nông thôn miền núi, nơi có diện tích đất lâm nghiệp chiếm đa số, không thể tách rời với các hoạt động phát triển rừng Sự bố trí hợp lý trong quy hoạch phát triển ba loại rừng; tính khả thi, hiệu quả của các chương trình, dự án phát triển rừng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế của các hộ dân sống trên địa bàn Ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp tới môi trường sinh thái và tình hình xã hội tại địa phương
Bình Thành là xã nông thôn miền núi của thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế Theo số liệu thống kê năm 2011, diện tích tự nhiên của xã hơn 6.509 ha; diện tích đất lâm nghiệp của xã trên 4.066 ha, chiếm tỷ lệ trên 62%, trong đó: rừng tự nhiên có 1.847,7 ha; rừng trồng có 2.110,6 ha; số còn lại là đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp 107,6 ha Hầu hết diện tích đất lâm nghiệp là đất rừng sản xuất; một số ít là rừng phòng hộ; không có rừng đặc dụng Hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập của đại đa số các hộ dân; đời sống văn hóa xã hội và môi trường của người dân trong xã gắn liền lĩnh vực nông lâm nghiệp
Giai đoạn 2005 - 2011 tại xã Bình Thành các hoạt động phát triển rừng được triển khai thực hiện khá mạnh mẽ Bao gồm các hoạt động phát triển rừng tiêu tiểu biểu: (i) Trồng rừng sản xuất tự phát của các hộ gia đình (bằng nguồn vốn tự có); (ii) Trồng rừng theo chương trình, dự án đầu tư về lâm nghiệp gồm: dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (WB3); dự án trồng rừng
Trang 13JBIC (là các dự án ODA mang tính phát triển); và (iii) Trồng rừng theo chương trình, kế hoạch của các tổ chức kinh tế khác (công ty lâm nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp…)
Mỗi chương trình, dự án phát triển rừng có một mục tiêu đạt được khác nhau, phương pháp tiếp cận khác nhau, đối tượng tiếp cận khác nhau… Vì vậy, các kết quả đạt được và tác động của nó đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội
và môi trường là cũng rất khác nhau
Việc đánh giá kết quả và tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường của các hoạt động phát triển rừng tại địa bàn xã là một nhu cầu khách quan và cần thiết Đánh giá kết quả thực hiện và tác động của các hoạt động phát triển rừng tới tình hình kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương giúp có nhận thức đúng về hiệu quả của các hoạt động, chương trình,
dự án phát triển rừng tới các lĩnh vực nêu trên, đồng thời phân tích được các khó khăn, thuận lợi cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm và có được các đề xuất nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng và thực hiện các hoạt động, chương trình, dự án phát triển rừng tại địa phương trong tương lai
Xuất phát từ những lý do nêu trên đề tài: “Đánh giá kết quả và tác
động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường của các hoạt động thuộc các chương trình, dự án phát triển rừng tại xã Bình Thành thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2011” đã được lựa chọn
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Trên thế giới
1.1.1.1 Đánh giá tác động dự án
Đánh giá dự án là một nhiệm vụ nằm trong các chuỗi hoạt động của dự án Tùy thuộc mục tiêu đánh giá mà có quy mô thực hiện đánh giá khác nhau Đánh giá giai đoạn hoặc là đánh giá định kỳ là nhằm rà soát, so sánh nhiệm
vụ, mục tiêu theo một kế hoạch nào đó đồng thời dự đoán hiệu quả trong tương lai
Đánh giá dự án là một công việc diễn ra thường xuyên trong các hoạt động của dự án Đó là một khâu then chốt trong một chu trình dự án, nhằm đưa ra những nhận xét theo định kỳ về kết quả thực hiện các hoạt động của dự
án trên cơ sở so sánh một số chỉ tiêu đã lập trước, hay nói khác đánh giá là quá trình xem xét một cách hệ thống và khách quan nhằm cố gắng xác định tính phù hợp, tính hiệu quả và tác động của các hoạt động ứng với mục tiêu đã vạch ra
Trong các dự án mà ở đó vai trò tham gia của các bên liên quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, công tác đánh giá đòi hỏi phải có sự tham gia của các bên liên quan Đánh giá có sự tham gia là một hệ thống phân tích được thực hiện bởi các nhà quản lý dự án và các thành viên được hưởng lợi từ dự án, cho phép họ điều chỉnh, xác định lại chính sách hoặc mục tiêu, chiến lược, sắp xếp lại các tổ chức các đơn vị triển khai lại các nguồn lực nếu cần thiết Nó là cơ hội cho cả người bên trong và người bên ngoài cộng đồng dừng lại phản ánh về quá khứ và đưa ra quyết định cho tương lai
Trong nhiều dự án, đối tượng được đầu tư, thành phần tham gia dự án, đặc biệt thành phần được hưởng lợi thì việc đánh giá trên cơ sở hệ thống
Trang 15thông tin từ các thành phần đó là một pha không thể thiếu, nó phản ảnh khách quan sự phản hồi của các hoạt động trong quá trình thực hiện dự án Đây là kênh thông tin phục vụ cho công tác đánh giá có sự tham gia (Paticpatory Rural Apprisal – PRA) từ đó có thể có những điều chỉnh hoặc bổ sung để phù hợp với tình hình trong quá trình thực hiện dự án
Theo lý thuyết về đánh giá dự án thì tại các công trình nghiên cứu của một số tác giả như: L.Therse Barker [27], Who, Jim Woodhill Gittinger, Dixon và Hufschmidt…, đã thể hiện đánh giá liên quan đến việc đo lường, so sánh và đưa ra những nhận định về kết quả của hệ thống các họat động dự án,
so sánh kết quả với mục tiêu đề ra ban đầu Đối với một dự án, đánh giá còn
là xem xét một cách logic có hệ thống nhằm xác định tính hiệu quả, mức độ thành công của dự án, tác động đến các mặt của đời sống xã hội và tự nhiên Hoạt động đánh giá là một công tác được triển khai khi đã có một số các hoạt động chính của dự án diễn ra theo định kỳ hay gọi cách khác là đánh giá giai đoạn, hoặc khi tổng thể các họat động của dự án đã chấm dứt
Joachim Theis, Heather, M.Grady [26] đã phân loại đánh giá dự án bao gồm đánh giá tiến trình và đánh giá mục tiêu Đánh giá mục tiêu là xem xét, so sánh tính hiệu quả của dự án có đạt được mục tiêu hay không Đánh giá tiến trình là công việc ngoài sự xem xét các nội dung của dự án để đạt được mục tiêu thì còn xem xét tiến độ thực hiện dự án theo từng công đoạn của thời gian
Để đánh giá dự án, người ta sử dụng nhiều phương pháp thực hiện như điều tra khảo sát (servey), phỏng vấn (interview), thảo luận nhóm (focus group), phương pháp phỏng vấn, phương pháp động não… tất cả các nội dung của hoạt động đánh giá có ý nghĩa quan trọng nhằm điều chỉnh, sửa đổi để phù hợp khách quan với tình hình thực tế trong quá trình thực hiện dự án
Trang 161.1.1.2 Các khía cạnh đánh giá tác động của dự án
Đánh giá tác động của dự án trên thế giới đã có lịch sử lâu đời Đánh giá tác động của dự án là những việc làm để xem xét một cách toàn diện về các tác động của nó làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực của đời sống xã hội và tự nhiên mà cụ thể là kinh tế, xã hội và môi trường đã định trước ở mục tiêu của
dự án Về phương pháp đánh giá tác động dự án tùy thuộc loại dự án mà có phương pháp phù hợp Dự án mang tính chất sản xuất kinh doanh hay còn gọi
là dự án đầu tư sản xuất phát triển, kinh tế thì việc đánh giá tác động thường chú trọng xem xét tác động của lợi ích kinh tế Tương tự những dự án mang tính đầu tư cho bảo tồn thường đánh giá tác động chứa đựng hiệu quả của môi trường và cả văn hóa – xã hội Thời điểm và mục tiêu đánh giá khác nhau thì nội dung và phương pháp cũng khác nhau Những dự án có mục tiêu bao gồm nhiều lĩnh vực thì việc đánh giá tác động phải theo phương pháp tách riêng theo từng lĩnh vực Đánh giá tác động khi hoàn thành dự án là việc làm bao quát, phân tích so sánh mức hiệu quả của dự án với mục tiêu đề ra hay nói cách khác, sự tác động của dự án có làm chuyển hướng phát triển về các mặt
so với mục tiêu đầu tư hay không?
Theo FAO [26] thì đánh giá tác động của dự án về mặt kinh tế thường tập trung phân tích lợi ích và chi phí xã hội nên các lợi ích và các chi phí xã hội phải tính suốt cả thời gian mà sản phẩm dự án chưa có đoạn kết như dự án trồng rừng phải sau một thời gian nhất định mới có sản phẩm của rừng
Nhưng nhìn chung, để đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của dự án thì tổng mức đầu tư khi bắt đầu triển khai dự án đến khi có sản phẩm đầu ra ở điểm kết thúc dự án và mức chiết khấu nguồn đầu tư
Đánh giá tác động liên quan về xã hội, H.M Gregersen và Brooks nêu rằng: bất cứ khi nào có một sự thay đổi phát sinh qua một dự án như tạo việc làm mới, tăng diện tích canh tác, năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm tăng lên… thì quá trình đánh giá không những phải xác định phần lợi ích gia
Trang 17tăng mà còn xác định các yếu tố lợi ích liên quan xã hội, nếu chỉ căn cứ vào tiền mặt luân chuyển trong quá trình thực hiện dự án thì đây là một phân tích đánh giá tài chính đơn thuần chứ không phải một đánh giá kinh tế mang tính
xã hội Tất cả các tác động về lợi ích của dự án phải được tính toán cả các mặt
số lượng, chất lượng và về lợi ích kinh tế liên quan đến xã hội Schuster đã nêu các phương pháp để xác định độ lớn của các tác động theo vùng đối với các dự án Lâm nghiệp, đây là sự thể hiện kiểu ảnh hưởng loại ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của dự án đến con người là nhân tố chính
Về môi trường UNEP [28], đã xây dựng bản hướng đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm dự báo các tác động môi trường của một dự án, thể hiện sự ảnh hưởng của kết quả về các hoạt động của dự án đối với môi trường
1.1.2 Tại Việt Nam
1.1.2.1 Đánh giá tác động dự án
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một nước có nền kinh tế đang phát triển, được nhiều chương trình và dự án đầu tư Do vậy, đánh giá dự án
là một trong những công việc thường xuyên diễn ra trong các hoạt động của
dự án, đây là một khâu then chốt trong chu trình dự án nhằm giải quyết vấn đề xác định ảnh hưởng của dự án hoặc một hoạt động nào đó của dự án đến xã hội, môi trường xung quanh một cách tổng hợp đặc biệt là đối với dự án về Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp có nhiều yếu tố đặc trưng hơn so với các ngành sản xuất khác Đối tượng để đầu tư là rừng và đất rừng – nguồn tài nguyên sinh học có thể tái tạo được và là nhân tố không thể thay thế trong hệ sinh thái
và nền kinh tế quốc dân Do vậy các dự án lâm nghiệp phải đảm bảo tính bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường Vì vậy, việc đánh giá tác động của
dự án được đánh giá trên ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường
Trang 18Trước những năm 80 của thế kỷ 20, Việt Nam chỉ có những nghiên cứu rất nhỏ, không mang tính hệ thống và không toàn diện về đánh giá tác động môi trường Nhưng đứng trước nguy cơ cùng với sự phát triển kinh tế đất nước đã kéo theo nguy cơ suy giảm tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên rừng, việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường ngày càng được đặt ra khẩn trương với tầm quan trọng đặc biệt Năm 1983 chương trình nghiên cứu đầu tiên về tài nguyên thiên nhiên và môi trường chính thức được triển khai Năm 1985 trong quyết định về điều tra, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; Hộ đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có yêu cầu “Trong xét duyệt Luận chứng kinhtế kỹ thuật của các chương trình lớn hoặc các chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng, cần tiến hành đánh giá tác động môi trường” Khái niệm môi trường ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, đó là các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái Như vậy vấn đề đánh giá tác động dự án trở thành hoạt động không thể thiếu được trong các chương trình, dự án được thực hiện trên phạm vi lãnh thổ
Ngay từ những năm cuối của thế kỷ trước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam và các bộ trực thuộc Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật nhằm bảo vệ môi trường, xã hội và phát triển kinh tế Trong đó nhấn mạnh việc phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển và bảo vệ an ninh xã hội
và môi trường: Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Luật bảo vệ môi trường 2005 (Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ 01/07/2006); Luật đa dạng sinh học năm 2008; Luật tài nguyên nước năm 1998; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ TN&MT về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ TN&MT về Ban hành Quy chuẩn quốc gia về môi trường…
Hàng loạt các công trình về đánh giá hiệu quả và tác động của các dự
án, đặc biệt là các dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp của Việt Nam đã được các
Trang 19nhà nghiên cứu thực hiện trong những năm qua, nhất là trong thời gian gần đây khi mà xu thế quản lý rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu đòi hỏi tất cả các nước phải giám sát chặt chẽ các tác động từ các hoạt động dự án mang lại
Nghiên cứu tác động “Công tác giao đất đến một số yếu tố kinh tế, xã hội ở cấp gia đình ” thuộc Dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà - chương trình hợp tác kỹ thuật Việt- Đức đối với hệ thống canh tác trên địa bàn các huyện Yên Châu tỉnh Sơn La và huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu” [16] Scott Fritzen
đã đi sâu vào việc phân tích một số mô hình sử dụng đất cấp thôn và hộ gia đình, phân tích hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và lâm nghiệp của các hộ gia đình, đánh giá chiến lược phát triển kinh tế hộ, sản xuất cấp thôn và tác động của công tác giao đất do Dự án thực hiện đến đời sống kinh tế xã hội của các hộ gia đình về các mặt chủ yếu như cơ cấu thu nhập, chi phí, khả năng tiếp cận thị trường
Scott Fritzen và cộng sự cũng tập trung phân tích sự tác động qua lại giữa các vùng đầu nguồn và các hoạt động sản xuất kinh tế của nhân dân địa phương khi nghiên cứu “Tác động của Dự án quản lý rừng đầu nguồn có sự tham gia của người dân huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh” [15]
Trong báo cáo tổng kết đề án “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kinh tế xã hội nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở vùng lòng hồ huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La” [3], Đỗ Đức Bảo và cộng sự đã sử dụng phương pháp
ma trận môi trường để đánh giá tác động của các loại hình canh tác và phương
án canh tác lâm nghiệp ở vùng lòng hồ Huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La Các loại hình canh tác được đánh giá bao gồm: vườn tạp, cây ăn quả, Nông lâm kết hợp, rừng tự nhiên Trong phương pháp ma trận môi trường, việc phân tích số liệu dược thể hiện thông qua các hàng và các cột (hàng - các chỉ tiêu đánh giá; cột - trị số của chỉ tiêu đánh giá) Bằng phương pháp này có thể đưa
ra hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau thuộc các lĩnh vực chịu tác động như: kinh
Trang 20tế, xã hội và môi trường Những tác động cụ thể của từng hoạt động của từng phương án được đánh giá qua tổng điểm, mức tổng điểm càng cao thì DA càng có hiệu quả Tuy nhiên, chính tác giả cũng thừa nhận rằng phương pháp
ma trận môi trường là phương pháp “bán định hướng” và chỉ mang tính tương đối bởi vì việc cho điểm phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan Yếu tố này chủ yếu dựa vào trình độ và kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu Mặc dù vậy đây
là phương pháp đơn giản dễ vận dụng nên cho đến nay nó vẫn được sử dụng phổ biến trong nhiều nghiên cứu đánh giá tác động môi trường
Khi nghiên cứu “Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện mô hình trang trại lâm nghiệp hộ gia đình tại Lục Ngạn- Bắc Giang” [4], Trần Ngọc Bình đã phân tích đánh giá hiệu quả của các mô hình trang trại đến việc phát triển kinh
tế, xã hội và môi trường sinh thái trong khu vực Nhưng để đánh giá, tác giả chỉ sử dụng một chỉ tiêu phân loại kinh tế hộ gia đình nên tính mức độ thuyết phục của đề tài còn chưa cao
“Bước đầu đánh giá tác động của giao đất lâm nghiệp đến sự phát triển kinh tế vùng Bằng Lãng huyện Chợ Cồn tỉnh Bắc Cạn” (1999), Triệu Văn Lực [9], đã đề cập đến việc đánh giá tình hình sử dụng đất Lâm Nghiệp của các hộ gia đình sau khi nhận đất theo nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ và bước đầu đánh giá tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường bằng phương pháp phỏng vấn khi nghiên cứu đề tài Tác giả cũng cho rằng việc đánh giá chưa được thực hiện một cách toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường và cũng chưa đánh giá được tác động ngược lại của các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường trong khu vực nghiên cứu đến chương trình giao đất của chính phủ
“Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn” (1994), Lê Thạc Cán [5], đã có công trình tạo cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu về môi trường thực hiện những nghiên cứu tiếp theo
Trang 21“Bảo vệ đất và đa dạng sinh học trong các Dự án trồng rừng bảo vệ môi trường” (1994) Hoàng Xuân Tý [22], đã tiến hành những nghiên cứu về kinh tế, môi trường Tuy nhiên trong các phân tích và đánh giá, tác giả thường thiên về một mặt hoặc là kinh tế hoặc là môi trường hay xã hội mà không đánh giá một cách toàn diện các mặt trên
Dự án phát triển nông thôn miền núi tỉnh Tuyên Quang thuộc chương trình Phát triển nông thôn miền núi Việt Nam - Thụy Điển (2001), đã nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của Dự án trên địa bàn huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang [10], Maria Berlekom và nhóm cán bộ của Dự án đã đề cập đến sự thay đổi về kinh tế, xã hội, thay đổi về sản xuất và môi trường trên địa bàn các xã vùng Dự án vào các thời điểm trước và sau Dự án
Để đánh giá sự thay đổi về kinh tế - xã hội của Dự án này, các tác giả
đã tập trung vào việc phân tích sự thay đổi về số lượng hộ giàu nghèo trong các thôn bản Các tiêu chí phân loại hộ giàu nghèo của các hộ gia đình, khả năng tiếp cận thị trường, nhu cầu và cơ hội việc làm cho phụ nữ, phát triển tổ chức cơ sở như nhóm quản lý thôn bản, Ban quản lý Dự án xã, huyện Đánh giá sự thay đổi về sử dụng đất, sản xuất và môi trường, nghiên cứu tập trung đánh giá những thay đổi liên quan đến rừng, lâm sản và chim thú hoang dã, thay đổi về sản xuất, phát triển chăn nuôi, thay đổi về nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất Tất cả những đánh giá này thông qua việc phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình hay thông qua các cuộc họp thôn Việc đánh giá các chỉ tiêu
do người dân địa phương tự đánh giá định tính bằng phương pháp cho điểm
Năm 1996, Đoàn Hoài Nam [11] với luận văn thạc sỹ “Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế-sinh thái của một số mô hình trồng rừng tại Yên Hương, Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang” đã đề cập đến hiệu quả đã đề cập đến hiệu quả tổng hợp
về kinh tế và sinh thái, tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến vấn đề xã hội
Năm 1998, Cao Danh Thịnh [18] với đề tài thạc sỹ “Thử nghiệm ứng dụng một số phương pháp định lượng có trọng số để so sánh hiệu quả kinh tế
Trang 22và môi trường trong một số dự án lâm nghiệp khu vực phòng hộ đầu nguồn sông Đà” đã đề cập đến hiệu quả tổng hợp kinh tế, môi trường Tác giả cũng
đã nêu vấn đề định lượng có trọng số các chỉ tiêu đánh giá và cho biết phương pháp tính trọng số bằng tương quan đạt độ chính xác cao hơn cả
Năm 2005, Võ Đình Tuyên [21] với đề tài thạc sỹ “Nghiên cứu tác động của DA khu vực lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn (Việt Nam-ADB) tại tiểu dự án xã Lương Sơn, Thường Xuân, Thanh Hóa” đã đề cập một cách toàn diện về các tác động đến môi trương, sinh thái, kinh tế và
xã hôi trên cơ sở áp dụng các phương pháp phân tích định tính và định lượng
Năm 2000, Hubertus Kraienhorst, TS Ulrich Apel và các cộng sự [7]
đã nghiên cứu đánh giá Dự án KfW1, Thông qua kết quả khảo sát tại hiện trường, nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá kết quả thực hiện các dự án, phân tích ưu nhược điểm của các hoạt động, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện dự án Báo cáo đánh giá cũng đã nêu bật những thành công của dự án tại 2 tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn, trong đó nhấn mạnh: i) Đã góp phần đưa độ che phủ bình quân của các xã vùng dự án từ 15% đến 36%; ii) Tạo công ăn việc làm và phát triển kinh tế hộ cho một bộ phận dân cư miền núi; iii) Mô hình hỗ trợ công lao động thông qua tài khoản tiền gửi (TKTG) tỏ ra rất hữu hiệu trong việc quản lý nguồn vốn của dự án đúng mục tiêu và là đòn bẩy kinh tế quan trọng trong việc thúc đẩ các hộ nông dân tham gia trồng rừng; iv) Nhận thức của nông dân cũng được thay đổi khi được tiếp cận với những kiến thức về một nền lâm nghiệp bền vững; v) Về môi trường còn quá sớm để đưa ra nhận định một cách chính xác và có định lượng, tuy nhiên đã nhận thấy những dấu hiệu tích cực trong cải thiện môi trường tại khu vực: nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất dồi dào hơn, chim và thú nhỏ đã xuất hiện trở lại trong các khu rừng trồng, cây tái sinh đã bắt đầu xuất hiện trên các lập địa xấu mà trước khi trồng rừng không có… Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh tính rủi ro cao khi mà 84% diện tích rừng
Trang 23trồng (lập địa D) của dự án là cây thông Mã vỹ, sẽ vấp phải những vấn đề: cháy, sâu bệnh, đơn điệu về sản phẩm, cần phải có những biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp
Lê Thị Tuyết Anh (2006) [2] trong khóa luận tốt nghiệp Đại học “Đánh giá tác động của dự án trồng rừng Việt Đức _ KfW1 tại xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” Sau khi nêu bật các thành quả đã đạt được của dự
án tại một xã thuộc huyện miền núi, tác giả cũng đưa ra những kết luận về vấn
đề tác động của dự án tới kinh tế, xã hội và môi trường: i) Diện tích rừng trồng của dự án đã có những tác động ngày càng rõ rệt theo hướng tích cực tới môi trường trong khu vực; ii) Tác động của dự án về kinh tế là góp phần thay đổi cơ cấu sử dụng đất, phương thức sản xuất của các hộ nông dân theo hướng ổn định từ đó làm thay đổi cơ cấu thu nhập và đầu tư có lãi trong hoạt động trồng rừng Đây là cơ sở quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương; iii) Dự án đã xác lập được quyền làm chủ đất lâm nghiệp thông việc thực hiện cấp sổ quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho các hộ dân tham gia dự
án bằng nguồn kinh phí của dự án Cộng đồng đã có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong hoạt động thiết lập, chăm sóc và bảo vệ rừng Chất lượng cuộc sống của người dân và cộng đồng được nâng lên, sự bình đẳng trong xã hội được cải thiện
Với luận văn thạc sỹ “Đánh giá tác động của Dự án KfW1 tại vùng DA
xã Tân Hoa - Lục Ngạn - Bắc Giang” [19], Phạm Xuân Thịnh đã đề cập đến một số tác động của dự án, so sánh các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường trước và sau thực hiện dự án Tác giả đã dùng một số chỉ tiêu để phân tích những tác động tích cực về kinh tế, xã hội và môi trường, nhưng chưa đề cập xem xét những tác động có thể tiêu cực của dự án sau đầu tư Mặt khác tại thời điểm nghiên cứu, dự án mới hoàn thành xây dựng cơ bản Do vậy, tác động của dự án về kinh tế chỉ mới phụ thuộc vào kinh phí đầu tư mà chưa có được sản phẩm thu được từ rừng, nên phần nào tính hiệu quả về kinh tế lâu
Trang 24dài là chưa chắc chắn Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại phân tích các tác động tích cực chứ chưa đi sâu vào phân tích các tác động tiêu cực (rủi ro)
Năm 2010 với các luận văn thạc sỹ, các tác giả Đàm Quang Thành
“Đánh giá tác động của dự án 661 tại Ban quản lý rừng phòng hộ Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” [17] và Đoàn Hữu Nam “Đánh giá tác động của dự án 661 tại Ban quản lý vườn Quốc gai Xuân Sơn, Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” [12] đã áp dụng các tiêu chuẩn, chỉ số đánh giá khi đánh giá các tác động của dự án 661
về cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường
Vào năm 2004 và 2007, TS Ulrich Apel và các cộng sự đã thực hiện cuộc đánh giá cuối kỳ đối với 2 dự án “Trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn – KfW3” [23] và “Trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang
và Quảng Ninh – KfW3 pha 2” [24] Trong các báo cáo đã nêu rõ: Ngoài những thành quả nổi bật đã đạt được giống như dự án KfW1 trước đây về: độ che phủ, bảo vệ nguồn nước va chống xói mòn, góp phần phát triển kinh tế xã hội; báo cáo cũng nhận định: ở cả 2 dự án tính chất phát triển bền vững của các dự án KfW được củng cố hơn; những tác động tích cực tới môi trường, tới
sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội đã thể hiện ngày rõ nét bởi các tác động của dự án đã mang lại Những tiềm năng rủi ro đã nêu trong các báo cáo đánh giá về dự án KfW1 và KfW2 (Trồng rừng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình
và Quảng Trị” đã được 2 dự án KfW3 và KfW3 pha 2 cải thiện hoặc hạn chế như: Tăng cường diện tích trồng cây bản địa trong cơ cấu cây trồng, cải thiện việc kiểm soát trong lập và quản lý TKCN, cải thiện và phân cấp trách nhiệm trong hệ thống giám sát nội bộ các hoạt động của dự án, cải thiện các khâu trong đo đạc giao đất và thiết kế trồng rừng
Lý Văn Diểng (2011) với luận văn “Bước đầu đánh giá hiệu quả và một
số tác động của Dự án trồng rừng KfW3 pha 2 tại huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh” [6] tập trung nghiên cứu, đánh giá các hoạt động và những
Trang 25thành quả đã đạt được cũng như tác động của dự án đối với huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh
Nhìn chung các tác giả đã tập trung phân tích các đặc trưng về dự án, nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng đánh giá tác động của dự án bằng các phương pháp của các tác giả trong và ngoài nước Đồng thời cũng đưa ra những quan điểm và phương pháp đánh giá phù hợp đối với hoàn cảnh Việt Nam
Bên cạnh công tác giám sát, có thể nói đánh giá tác động các chương trình, dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp là một hoạt động không thể thiếu được và đòi hỏi phải được tuân thủ nghiêm ngặt Chỉ có như vậy mới có thể nhìn thấy rõ hiệu quả cũng như khiếm khuyết trong quá trình đầu tư Đánh giá tác động cần phải được thực hiện một cách toàn diện trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường; chỉ có như vậy mới có
đủ cơ sở đề xuất những giải pháp cho quá trình phát triển bền vững của đất nước nói chung và của ngành lâm nghiệp nói riêng theo tinh thần của Hội nghị quốc tế về môi trường năm 1992, tại Rio de Janeiro (Braxin) đã đi đến tiếng nói chung là: “Phải kết hợp hài hoà giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới một sự phát triển bền vững trong phạm vi từng nước và trên toàn thế giới”
Mặc dù khác với những nước đang phát triển, Việt Nam trong những năm gần đây mới chú trọng đến công tác nghiên cứu đánh giá tác động của các chương trình, dự án Tuy nhiên cũng đã đạt được những kết quả nhất định góp phần tạo tiền đề để hoạt động này phát triển hơn, hệ thống hơn là thước
đo đánh giá hiệu quả của công tác đầu tư
Ngày 18 tháng 4 năm 2011, Chính phủ ra Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường Nhằm cụ thể hóa nghị định này, ngày 18 tháng 7
Trang 26năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Thông tư số BTNMT quy định chi tiết một số điều của quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường Đây là các văn bản mang tính pháp quy của nhà nước về đánh giá tác động môi trường, cho thấy sự quan tâm của nhà nước trong vấn đề đánh giá tác động của các hoạt động sản xuất, kinh doanh; đầu tư phát triển đến lĩnh vực môi trường… nhằm mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái
26/2011/TT-1.1.2.2 Đánh giá tác động rừng trồng tự phát của các hộ dân
Cho đến thời điểm hiện tại, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá tác động của công tác phát triển rừng trồng tự phát của các hộ dân Nghiên cứu của một số tác giả như: Vũ Thị Kim Anh (2009) với luận văn
“Đánh giá tác động của quá trình GĐGR đến người dân tại xã Thượng Quảng
- huyện Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên Huế” [1]; Lê Thị Huyền (2009) với đề tài “Đánh giá tác động của chính sách giao đất lâm nghiêp đến phát triển kinh
tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái tại xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1996 – 2008” [8]… đã một phần đề cập tới ảnh hưởng của công tác phát triển rừng trồng tự phát hộ gia đình tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường Tuy nhiên, các nghiên cứu trên hầu hết chỉ sử dụng hình thức phát triển rừng trồng tự phát hộ gia đình như một mẫu đối chứng để so sánh tác động với các hình thức phát triển rừng khác Một số công trình nghiên cứu khác thì chỉ nghiên cứu ảnh hưởng công tác phát triển rừng trồng tự phát hộ gia đình tới một lĩnh vực kinh tế như đề tài tốt nghiệp của Tống Thị Ngọc (2011): “Đánh giá tác động của các phương thức quản lý rừng đến sinh kế của người dân xã Văn Minh - huyện Na Rì - Tỉnh Bắc Cạn” [13]; và Nguyễn Trường Thọ (2012): “Đánh giá tác động của chính sách giao đất nông, lâm nghiệp đến hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình trên địa bàn xã Vạn Hoà - thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai “ [20]
Trang 271.2 Cơ sở lý luận về giám sát và đánh giá của dự án
1.2.1 Mục đích của giám sát đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá giúp các tổ chức trả lời cho các câu hỏi: Những hoạt động phát triển tạo ra sự khác biệt gì? Dự án có đạt được những kết quả mong đợi không? Làm thế nào để đạt được mục tiêu và mục đích của dự án một cách tốt nhất?
Giám sát và đánh giá là các công cụ quản lý quan trọng để theo dõi tiến
độ thực hiện và hỗ trợ quá trình ra quyết định Giám sát và đánh giá là để đáp ứng yêu cầu của một vài nhà tài trợ, tuy nhiên chính các cộng đồng làm việc trực tiếp với tổ chức của bạn là những người hưởng lợi nhiều nhất từ kết quả của công việc theo dõi và đánh giá Thông qua việc xem xét kỹ lưỡng công việc, tổ chức của bạn có thể thiết kế các chương trình và hoạt động một cách hiệu quả hơn và mang lại những lợi ích lớn hơn cho cộng đồng Những khái niệm được trình bày dưới đây
1.2.2 Giám sát dự án
Giám sát dự án có thể định nghĩa là một chức năng được thực một cách
liên tục nhằm cung cấp cho cấp quản lý và các bên có liên quan các dấu hiệu
về tác động thành công hoặc không thành công ban đầu của các hoạt động, dự
án, chương trình đang triển khai Quá trình giám sát giúp các tổ chức theo dõi những thành quả thông qua việc thường xuyên thu thập thông tin để kịp thời
hỗ trợ việc ra quyết định, đảm bảo việc giải trình trách nhiệm và tạo nền tảng cho việc đánh giá và bài học kinh nghiệm
Trang 28giá cần cung cấp thông tin đáng tin cậy và hữu ích, cho phép lồng ghép những bài học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định của các nhà tài trợ và của đối tượng tiếp nhận tài trợ
Những câu hỏi mang tính chiến lược của hoạt động giám sát đánh giá dự án:
Những lĩnh vực đánh giá và giám sát cụ thể sẽ phụ thuộc vào dự án, hoạt động hoặc chương trình thực tế cũng như những kết quả dự kiến Những lĩnh vực và câu hỏi ví dụ bao gồm:
• Sự phù hợp: Các mục tiêu và mục đích có phù hợp với những vấn đề và
nhu cầu đang được giải quyết hay không?
• Hiệu suất: Dự án có được triển khai một cách kịp thời và tiết kiệm chi phí
không?
• Hiệu quả: Dự án/các hoạt động can thiệp đạt được các mục tiêu ở mức độ
nào? Những yếu tố thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai
là gì?
• Tác động: Dự án mang lại những kết quả gì? Kết quả của một dự án có thể
có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, theo dự kiến và ngoài dự kiến
• Tính bền vững: Lợi ích mà dự án mang lại có thể tồn tại lâu dài sau khi dự
án/hoạt động can thiệp đó kết thúc không?
Trang 29CÁC HOẠT ĐỘNG
Những hành động hoặc công việc được triển khai
Các hội thảo đào tạo được tổ chức
ĐẦU RA
Các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ do dự án phát triển mang lại
Số người được đào tạo;
Số các hội thảo được tổ chức
KẾT QUẢ
Là những ảnh hưởng hoặc thay đổi ngắn hạn hoặc trung hạn đạt được từ các đầu ra của dự án
Các kỹ năng được cải thiện;
Các cơ hội nghề nghiệp mới
Trang 30Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho quá trình thiết lập, tổ chức thực hiện và quản lý các dự án lâm nghiệp phù hợp với tiềm năng và nhu cầu từng vùng; đồng thời phát huy hiệu quả đầu tư của các chương trình, dự án
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được kết quả thực hiện một số hoạt động phát triển rừng tại
xã Bình Thành thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2005 đến năm
2011
- Đánh giá được tác động của các hoạt động phát triển rừng đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường tại xã Bình Thành thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2011
- Đề xuất được một số giải pháp để cải thiện, hoàn thiện về chính sách;
về công tác thực hiện dự án phát triển; về công tác quản lý và về kỹ thuật
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động phát triển rừng tại xã Bình Thành thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2005 đến năm 2011
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động của một số chương trình, dự
án tại xã Bình Thành thi ̣ xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2005 đến hết năm 2011, bao gồm: hoạt động trồng rừng theo chương trình của dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (WB3); hoạt động trồng rừng theo chương trình của dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên (JBIC); hoạt động trồng rừng tự phát của các hộ dân
Trang 31Đây là ba hoạt động phát triển rừng mang tính đặc thù và có liên quan mật thiết tới đời sống kinh tế, xã hội và môi trường của người dân địa phương trong giai đoạn nghiên cứu
2.4 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động phát triển rừng giai đoạn
năm 2005 – 2011 trên địa bàn xã
+ Hoạt động phát triển rừng dự án WB3
+ Hoạt động phát triển rừng của dự án JBIC
+ Hoạt động phát triển rừng tự phát của các hộ dân
- Đánh giá hiệu quả của các hoạt động phát triển rừng giai đoạn năm
2005 – 2011 trên địa bàn xã
+ Hoạt động phát triển rừng dự án WB3
+ Hoạt động phát triển rừng của dự án JBIC
+ Hoạt động phát triển rừng tự phát của các hộ dân
- Đánh giá tác động của các hoạt động, chương trình, dự án phát triển
rừng đến lĩnh vực kinh tế; xã hội và môi trường trên địa bàn xã
+ Hoạt động trồng rừng dự án WB3
+ Hoạt động phát triển rừng của dự án JBIC
+ Hoạt động trồng rừng tự phát của các hộ dân
- Đề xuất:
+ Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách; rút ra các bài học kinh
nghiệm để xây dựng chính sách cho các hoạt động phát triển rừng
+ Các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý, công tác thực hiện một số chương trình, dự án nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án trong tương lai được tốt hơn
Trang 322.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Quan điểm và phương pháp luận
Khi nói đến một hoạt động, chương trình, dự án đầu tư phát triển đó là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, đó là tạo mới hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định để đạt được
sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định Hoạt động, chương trình, dự án khi đi vào hoạt động đều có những tác động đến kinh tế, xã hội, môi trường Những tác động đó cũng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể là tích cực hay tiêu cực Tuy nhiên những tác động đó luôn thay đổi theo thời gian và không gian cụ thể Xác định được sự thay đổi đó con người có thể điều chỉnh theo mục đích của mình Cũng như các hoạt động của dự án chúng ta có thể nghiên cứu và điều chỉnh sao cho đạt hiệu quả cao nhất cả về kinh tế, xã hội và môi trường, hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực
Để đảm bảo tính khách quan và độ chính xác, khi đánh giá tác động của một hoạt động, chương trình, dự án nào đó phải đứng trên tổng thể các mối quan hệ của nó và quá trình đánh giá phải được thực hiện trong suốt thời gian hoạt động của dự án thì sẽ mang lại hiệu quả cao Với giới hạn nhất định của
đề tài chỉ nghiên cứu một số yếu tố cơ bản có liên quan mật thiết đến các hoạt động phát triển rừng tại địa phương Trong quá trình đánh giá các yếu tố, có thể đánh giá bằng định lượng (được tính bằng đơn vị đo lường) và định tính (bằng những chỉ tiêu khó lượng hoá hoặc không thể lượng hoá được) Do phạm vi và mức độ tác động của hoạt động phát triển rừng rộng vì vậy khi đánh giá các tác động của nó đến kinh tế, xã hội, môi trường cần phải áp dụng tổng hợp các mặt biểu hiện cả về định tính và định lượng thông qua các phương pháp tiếp cận các phương pháp phân tích vấn đề có sự tham gia của người dân trong khu vực nghiên cứu Toàn bộ quá trình nghiên cứu, đánh giá
đề tài được tóm tắt qua sơ đồ sau:
Trang 33Hi ̀nh 2.1: Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu
2.5.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
2.5.2.1 Lựa chọn đi ̣a điểm nghiên cứu
Với khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ và qua khảo sát thực tế, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại 03 thôn trong xã Lựa chọn những thôn tham gia đầy đủ nhất các hoạt động, chương trình, dự án phát triển rừng đã thực trong giai đoạn năm 2005 đến năm 2011 tại địa phương
Xác định vấn đề nghiên cứu
Xây dựng đề cương nghiên cứu
Thu thập thông tin hiện trường
Điều kiê ̣n tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường
Bối cảnh ra đời và mục tiêu của các hoạt động, chương trình, dự án
Kết quả thực hiện các hoạt động, chương trình, dự án
Trang 342.5.2.2 Phương pháp kế thừa tài liệu
Để rút ngắn khối lượng và thời gian nghiên cứu, một số tài liệu đề tài
kế thừa có chọn lọc bao gồm:
- Những thông tin về các hoạt động phát triển rừng được thu thập qua tài liệu, văn bản của Nhà nước như: các văn bản pháp luật, các nghị định, Quyết định của chính phủ, thông tư hướng dẫn của các bộ và cơ quan ngang
bộ, các văn kiện của các chương trình dự án: hiệp định ký kết về dự án, quyết định thực hiện dự án của chính quyền các cấp, sổ tay hướng dẫn thực hiện dự
án, quy chế quản lý và tổ chức thực hiện dự án, các quy định nội bộ dự án trong tổ chức thực hiện và giám sát, các báo cáo đánh giá của Ban quản lý dự
án các cấp
- Các tài liệu về điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng tài nguyên rừng
- Hồ sơ tài liệu qua các bước thực hiện các hoạt động, chương trình, dự
án từ các năm 2005 đến năm 2011 gồm: tài liệu về công tác quy hoạch sử dụng đất; tài liệu về đo đạc giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tài liệu về công tác điều tra lập địa sàng lọc các tiêu chí xã hội và môi trường; tài liệu về đo đạc thiết kế trồng rừng cấp lô; tài liệu về công tác khuyến lâm,
tổ chức các lớp tập huấn, các đợt tham quan; tài liệu về đầu tư nâng cấp vườn ươm; tài liệu về công tác trồng rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng; tài liệu về công tác tín dụng, tài chính cho hoạt động trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng; tài liệu về công tác phát triển kinh tế xã hội, dân tộc thiểu số; các bản đồ chuyên đề về quy hoạch, thiết kế và nghiệm thu trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng án của các chương trình, dự án tại xã Bình Thành thi ̣ xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, cẩm nang tín dụng thực hiện các chương trình, dự án; các tài liệu truyền thông của các chương trình, dự án phát triển rừng
Trang 35- Các báo cáo chuyên đề, báo cáo giám sát đánh giá định kỳ, báo cáo kết quả thực hiện của các hoạt động, chương trình, dự án phát triển rừng
- Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội, báo cáo đánh giá sự thay đổi môi trường, khí hậu tại địa phương của UBND xã, huyện và các phòng ban có liên quan; số liệu, báo cáo về tình hình sử dụng tài nguyên rừng (diện tích trồng, diện tích khai thác, diện tích/số vụ vi phạm luật bảo vệ tài nguyên rừng ) tại địa phương
- Các qui trình, qui phạm, các kết quả nghiên cứu tham khảo khác đã
có, các bảng biểu có liên quan
2.5.2.3 Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)
- Họp thôn, thảo luận nhóm cộng tác viên (CTV), khoảng 8-10 người/nhóm ở các thôn điển hình được lựa chọn nghiên cứu, đại diện về thành phần nhóm hộ, giới tính, tuổi… Nội dung thảo luận bao gồm:
+ Phân loại hộ gia đình (HGĐ) trước và sau khi tham gia các chương trình, dự án phát triển rừng;
+ Đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động, chương trình, dự án phát triển rừng tại địa phương;
+ Phân tích mặt mạnh, những hạn chế, khó khăn và những nguyên nhân của mỗi hoạt động, chương trình, dự án Đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm phát triển những hiệu quả tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực từ các hoạt động, chương trình, dự án
+ Đề xuất một số giải pháp phát triển các hoạt động, chương trình, dự
án phát triển rừng nói riêng và sinh kế cộng đồng nói chung tại địa phương;
- Điều tra thông qua phỏng vấn hộ gia đình (HGĐ) được đề tài tiến hành như sau:
Trang 36a Điều tra về kinh tế
+ Trong 03 thôn được lựa chọn làm địa điểm nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn ở mỗi thôn 40 hộ gia đình điển hình, gồm: 10 hộ tham gia dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (WB3); 10 hộ tham gia các chương trình, dự án phát triển rừng khác; 10 hộ tự trồng rừng (không tham gia các chương trình
dự án phát triển rừng); 10 hộ không sản xuất kinh doanh lâm nghiệp Tổng cộng là 120 hộ dân
Trong mỗi nhóm đối tượng hộ dân nêu trên, các hộ được lựa chọn nghiên cứu với mức độ giàu nghèo khác nhau theo tiêu chí của Chính phủ và chia ra làm 3 nhóm hộ, trong đó khoảng 3 hộ giàu, 4 hộ trung bình và 3 hộ
nghèo (Đây không phải là con số tuyệt đối và số hộ trong các nhóm sẽ có sự
biến động qua lại trong tổng số hộ được điều tra);
+ Các thông tin phỏng vấn được ghi chép trong phiếu điều tra HGĐ bao gồm các chỉ tiêu sau: Chi phí đầu tư tài chính, thu nhập mang lại từ các hoạt động phát triển rừng; Chi phí đầu tư, thu nhập mang lại từ các việc làm hoặc hoạt động đầu tư kinh tế khác; Tỷ lệ giá trị đầu tư, thu nhập trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình; Tỷ lệ diện tích đất sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trong cơ cấu sử dụng đất sản xuất của hộ gia đình; sự thay đổi về phân loại kinh tế hộ gia đình Mỗi chỉ tiêu được điều tra thông tin tại hai thời điểm năm 2005 và năm
2011 hoặc năm kết thúc hoạt động, chương trình dự án (nếu kết thúc trước năm 2011)
b Điều tra về xã hội
+ Tiến hành đồng thời với điều tra kinh tế, sử dụng công cụ là bộ câu hỏi ghi trong phiếu điều tra phỏng vấn tại 40 hộ gia đình nói trên ở mỗi thôn trong 3 thôn được lựa chọn nghiên cứu Tổng cộng là 120 hộ dân
+ Các thôn còn lại (8 thôn), tiến hành phỏng vấn sâu mỗi thôn 04 hộ điển hình, gồm: 03 hộ có tham gia hoạt động phát triển rừng giai đoạn 2005 –
Trang 372011 (01 hộ thuộc nhóm giàu, 01 hộ thuộc nhóm trung bình, 01 hộ thuộc nhóm nghèo; chú ý đến đối tượng phỏng vấn đại diện cho thành phần dân tộc, tuổi, giới tính) và 01 hộ không tham gia các hoạt động phát triển rừng Tổng cộng là 32 hộ dân
+ Phỏng vấn cán bộ địa phương: Tiến hành phỏng vấn trưởng thôn của
03 thôn điển hình; phỏng vấn lãnh đạo xã; phỏng vấn lãnh đạo huyện
+ Các chỉ tiêu điều tra về xã hội bao gồm: hiệu quả của chương trình phát triển dân tộc thiểu số (nếu có) của các chương trình dự án; nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới; vấn đề đảm bảo an ninh lương thực; vấn đề đảm bảo an ninh xã hội; vấn đề ý thức bảo vệ môi trường và phát triển rừng bền vững của người dân; kiến thức, kỹ năng của người dân trong sản xuất, kinh doanh rừng trồng thương mại; vấn đề tiếp cận tín dụng nhất là tín dụng cho vay của các hộ dân, nhất là đầu tư sản xuất lâm nghiệp; vấn đề phát triển thể chế, chính sách đối với nông dân trồng rừng thương mại; mức độ chấp nhận của người dân được thể hiện qua số hộ gia đình tham gia các hoạt động, chương trình, dự án phát triển rừng; mức độ thu hút lao động và cơ cấu sử dụng thời gian của các hộ tham gia các hoạt động, chương trình, dự án phát triển rừng; về vấn đề tạo công ăn việc làm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân từ các chương trình, dự án lâm nghiệp; quá trình nâng cấp vườn ươm cây lâm nghiệp tại địa phương; tác động lan tỏa của các hoạt động, chương trình, dự án lâm nghiệp
c Điều tra về môi trường
Thực hiện đồng thời bằng 2 phương pháp phỏng vấn hộ và điều tra thực địa Điều tra phỏng vấn đồng thời với điều tra về mặt xã hội Trong đó, các
số liệu, thông tin thu thập theo phương pháp PRA đều được kiểm tra tính thực tiễn thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo
Các chỉ tiêu điều tra phỏng vấn về môi trường gồm: Sự thay đổi về diện tích rừng, độ che phủ rừng; Sự thay đổi độ phì đất; Sự xói mòn đất; nhận thức
Trang 38của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình canh tác đất nông lâm nghiệp; vấn đề đào tạo tập huấn, truyền thông cho người dân về bảo vệ môi trường của các chương trình dự án lâm nghiệp;…
d Đánh giá về mức độ cải thiện nguồn nước trong khu vực
Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá nguồn nước địa phương tại hai thời điểm trước và sau dự án rồi tiến hành đánh giá theo phương pháp phỏng vấn
có kiểm tra đối chiếu với thực tế Các chỉ tiêu đánh giá gồm: Sự thay đổi về lượng nước trong các giếng đào trong thôn vào mùa khô; sự thay đổi lượng nước trong các khe suối trong khu vực vào mùa khô; sự thay đổi số trận lũ trong năm, cường độ các trận lũ; vấn đề đào tạo tập huấn, truyền thông cho người dân về ý thức bảo vệ nguồn nước của các chương trình, dự án lâm nghiệp… trong giai đoạn năm 2005 đến năm 2011
2.5.2.4 Phương pháp thu thập số liệu trên các ô mẫu:
Đề tài tiến hành khảo sát điều tra hiện trạng rừng theo 3 nhóm đối tượng: rừng trồng dự án WB3; rừng trồng tự phát của các hộ dân và rừng trồng của các chương trình dự án khác trên các ô tiêu chuẩn (ÔTC) điển hình
tạm thời
Số lượng lô rừng trồng được điều tra như sau:
Theo loài cây điều tra: Khu vực nghiên cứu chỉ có 2 loài cây
trồng tập trung chủ yếu là: Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lai (Acacia hybrid)
Theo độ tuổi điều tra: Theo thời vụ trồng và tập quán kinh doanh của nông dân địa phương: trồng rừng từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau và thường khai thác rừng trồng khi rừng đạt 5 đến 5,5 tuổi Vì vậy tuổi điều tra sẽ được xác định là 2,5 đến 2,8 tuổi (khi rừng đã khép tán hoàn toàn) và 5 đến 5,5 tuổi (khi chuẩn bị khai thác)
Trang 39 Theo địa hình: Ô tiêu chuẩn được lập ở các vị trí chân, sườn, đỉnh Tuy nhiên địa hình xã Bình Thành cũng như một số xã của thị xã Hương Trà chủ yếu là đồi thấp nên dự kiến chỉ lập ô ở 2 dạng địa hình là chân và sườn đồi
Theo chương trình, dự án: dự kiến tập trung vào rừng của dự án WB3, JBIC và của dân trồng tự phát
Tổng số ô tiêu chuẩn dự kiến: 40 ô, trong đó:
+ Đối với rừng trồng dự án WB3 và rừng trồng tự phát của hộ dân: 2 lần lặp (vì thời gian hạn chế) x 2 loại địa hình x 2 loài (Keo lai và Keo tai tượng) x 2 độ tuổi x 2 loại hình trồng rừng = 32 ô
+ Đối với rừng trồng dự án JBIC: 2 lần lặp x 2 loại địa hình x 1 loài (JBIC chỉ trồng Keo tai tượng) x 2 độ tuổi x 1 loại hình trồng rừng = 8 ô
Lô rừng trồng được điều tra được xác định bằng phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên nhưng đảm bảo phân bố các lô rừng được điều tra trong xã phải tương đối trải đều trên địa bàn các thôn; những lô có diện tích ≥ 0,5 ha mới được điều tra
Do rừng trồng của dự án WB3 và rừng trồng tự phát của các hộ dân hầu hết là rừng thuần loài keo lai và keo tai tượng; mật độ rừng dự án WB3 là 1.660 cây/ha và mật độ rừng trồng tự phát của các hộ dân thường >2.000 cây/ha nên diện tích ÔTC thực hiện đo đếm là 100 m2
Đối với dự án JBIC: ở thời điểm hiện tại không có rừng trồng ở 2 cấp tuổi mà đề tài nghiên cứu; đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa số liệu đo đếm sinh trưởng rừng trồng hàng năm của dự án JBIC làm cơ sở đánh giá, so sánh.Diện tích ÔTC đã được đo đếm sinh trưởng là 200 m2
a Điều tra cây gỗ
- Xác định tên lô, diện tích, loài cây, năm trồng, cấp tuổi; phương thức trồng, mật độ
Trang 40- Xác định vị trí lập ÔTC tạm thời trên các vị trí chân, sườn của lô; trên mỗi lô lập 02 ÔTC;
- Lập các ÔTC đại diện, điển hình cho khu vực nghiên cứu ÔTC có diện tích 100 m2 (10 m x 10 m) đến 200 m2 (10 m x 20 m) tùy theo mật độ trồng rừng;
- Dùng phấn đánh số thứ tự toàn bộ các cây gỗ trong ÔTC có D1.3 6 cm;
- Dùng thước kẹp kính để xác định D1.3;
- Dùng thước đo cao Blumleiss hoặc sào để đo Hvn;
- Dùng thước dây để xác định đường kính tán DT;
- Dùng địa bàn cầm tay xác định độ dốc, hướng dốc, lập ÔTC;
Kết quả điều tra cây gỗ được ghi vào mẫu biểu 01
b Điều tra cây tái sinh và sự hiện diện của cây bản địa trên diện tích lô rừng trồng
- Trong mỗi ÔTC, lập 3 ô dạng bản (ÔDB), mỗi ô có diện tích 4 m2 (2
m x 2 m); 01 ÔDB ở giữa ÔTC, 02 ÔDB ở 2 góc tạo thành đường chéo Dùng sào có khắc vạch đến cm để đo chiều cao của cây tái sinh Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu 02
c Điều tra diễn biến chất lượng đất dưới tán rừng trồng so với đối chứng:
- Sự thay đổi độ phì đất:
Ở mỗi một cấp tuổi 2,5 đến 2,8 tuổi (khi rừng đã khép tán hoàn toàn) và cấp tuổi 5 đến 5,5 tuổi (khi chuẩn bị khai thác) lấy 03 mẫu đất dưới tán rừng trồng dự án WB3; 03 mẫu dưới tán rừng trồng tự phát của hộ gia đình; 03 mẫu dưới tán rừng trồng của dự án JBIC Đồng thời lấy 03 mẫu đối chứng ở nơi đất trống Các mẫu đất đại diện cho mỗi nhóm nêu trên được lấy tại 3 vị trí chân, sườn và đỉnh Các mẫu đất được phân tích lý hóa tính chất đất