BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --- ĐẶNG KHÁNH NGỌC PHƯƠNG PHÁP TRÙNG TU THÁP CHĂM TẠI KHU DI TÍCH MỸ SƠN – QUẢNG NAM LẤY THÁP E7 LÀM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
ĐẶNG KHÁNH NGỌC KHÓA: 2015- 2017
PHƯƠNG PHÁP TRÙNG TU THÁP CHĂM TẠI KHU DI TÍCH MỸ SƠN – QUẢNG NAM (LẤY THÁP E7 LÀM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU)
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS KTS HOÀNG ĐẠO CƯƠNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
ĐẶNG KHÁNH NGỌC
PHƯƠNG PHÁP TRÙNG TU THÁP CHĂM TẠI KHU DI TÍCH MỸ SƠN – QUẢNG NAM (LẤY THÁP E7 LÀM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
PHỤ LỤC
Trang 3PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Bảng 1.1 Đánh giá hiện trạng bảo tồn di tích kiến trúc đền tháp Chăm PHỤ LỤC 2: Bảng 1.2 Đánh giá tình trạng bảo tồn kiến trúc tại khu di tích Mỹ Sơn PHỤ LỤC 3: Khảo sát các kiến trúc Kalan Chăm ở Mỹ Sơn
PHỤ LỤC 4: Báo cáo thi công Tu bổ, bảo tồn tháp E7- Khu di tích Mỹ Sơn PHỤ LỤC 5: Báo cáo tham luận Conservation of Monuments at Mỹ Sơn
Trang 4LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới TS.KTS Hoàng Đạo Cương, người trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo, dạy dỗ tác giả trong suốt quá trình học tập
Tác giả xin trân trọng cảm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Xin trân trọng cảm ơn
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đặng Khánh Ngọc
Trang 5LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đặng Khánh Ngọc
Trang 61.2 Lịch sử nghiên cứu và bảo tồn di tích Chăm và khu di tích Mỹ Sơn 21
1.2.2 Các nghiên cứu về đền tháp Chăm và khu di tích Mỹ Sơn 22 1.2.3 Các hoạt động bảo tồn trùng tu kiến trúc đền tháp ở Mỹ Sơn 29
1.3 Các vấn đề đặt ra về bảo tồn trùng tu kiến trúc đền tháp ở Mỹ Sơn 37
1.3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên tác động đến tình trạng bảo tồn di tích 37
Trang 71.3.2 Hiện trạng bảo tồn kiến trúc đền tháp 39 1.3.3 Nguyên nhân gây hư hại và những nguy cơ đối với di tích 42 1.3.4 Các tiền đề hình thành phương pháp trùng tu kiến trúc ở Mỹ Sơn 44
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ TRÙNG TU
ĐỀN THÁP CHĂM Ở MỸ SƠN
2.1.3 Hiến chương Burra 1979 (sửa đổi 1981, 1988, 1999) 49
2.1.5 Hiến chương về di sản xây cất bản xứ - 1999 51
2.2 Kinh nghiệm trùng tu di tích kiến trúc gạch, đá trên thế giới 51
2.2.1 Kinh nghiệm trùng tu di tích gạch, đá tại các nước Châu Âu 52 2.2.2 Kinh nghiệm trong trùng tu di tích gạch, đá tại một số nước khác 58 2.2.3 Kinh nghiệm trùng tu di tích gạch, đá tại các nước Đông Nam Á 60
2.3 Đánh giá thực tiễn công tác trùng tu kiến trúc đền tháp ở Mỹ Sơn 64
2.3.1 Các hoạt động trùng tu đầu thế kỷ XX đến trước năm 1975 64 2.3.2 Các hoạt động trùng tu tại Mỹ Sơn trong những năm 1980 đến 1999 65 2.3.3 Các hoạt động trùng tu tại Mỹ Sơn từ năm 2000 đến nay 68 2.3.4 Nhận xét về phương pháp trùng tu đã áp dụng ở Mỹ Sơn 70 2.3.5 Các yếu tố gốc cần bảo tồn trong trùng tu ở Mỹ Sơn 71
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRÙNG TU THÁP E7
KHU DI TÍCH MỸ SƠN
3.1 Quan điểm và nguyên tắc trùng tu đền tháp ở Mỹ Sơn 74
3.1.2 Nguyên tắc bảo tồn, trùng tu kiến trúc đền tháp 76
Trang 83.2 Giải pháp trùng tu kiến trúc đền tháp ở Mỹ Sơn 77
3.2.1 Định hướng về bảo tồn, trùng tu tại Mỹ Sơn 77 3.2.2 Giải pháp cụ thể trùng tu các kiến trúc đền tháp tại Mỹ Sơn 78
3.2.4 Lập dự án và thiết kế kỹ thuật thi công 82
3.3.2 Đánh giá tình trạng bảo tồn của tháp E7 95 3.3.3 Tình trạng kỹ thuật của các thành phần kiến trúc tháp 97 3.3.4 Phân loại các dạng hư hại trên kiến trúc tháp 101 3.3.5 Phương án trùng tu và nguyên tắc thực hiện 102 3.3.6 Các giải pháp cụ thể bảo tồn các nhân tố gốc 103
3.4 Giải pháp can thiệp trong quá trình trùng tu tháp E7 105
3.4.1 Thay thế các viên gạch đã bị hư hại trên bề mặt tường 105 3.4.2 Thay thế các mảng gạch mặt tường đã bị vỡ, mất 105 3.4.3 Gia cố ổn định các khối gạch bị mất liên kết 105
3.4.5 Phục hồi thể xây một phần không gian đã bị mất 107 3.4.6 Xử lý gia cố thể xây, tái định vị, ổn định kết cấu một bộ phận 108
PHẦN KẾT LUẬN
Trang 9TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
VBTDT Viện Bảo tồn di tích
Tiếng nước ngoài:
BEFEO Bulletin de l’École Frančaise d’Extrême Orient
EFEO École Frančaise d’Extrême Orient
EWEC East - West Economic Corridor
ICCROM International Centre for the Study of the Preservation and
Restoration of Cultural Property ICOMOS International Council on Monumnets and Sites
PKZ Pracownie Konserwacji Zabytków
UNESCO United Nation of Educational, Scientific and Organization
Trang 11DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
Hình 1.1 Vị trí các cụm đền tháp theo các phức hệ kiến trúc Chăm
Hình 1.2 Vị trí phân bố các đền tháp Chăm theo tiểu vùng địa lý Champa cổ Hình 1.3 Mặt bằng khu đền tháp Mỹ Sơn Bản vẽ của H Parmentier
Hình 1.4 Nhóm tháp B-C-D
Hình 1.5 Cảnh quan khu trung tâm Mỹ Sơn
Hình 1.6 Phế tích đế tháp B1
Hình 1.7 Kalan C1
Hình 1.8 Không ảnh Vòng tròn Mỹ Sơn Ảnh tư liệu của EFEO
Hình 1.9 Trùng tu A’1 (1938) Ảnh tư liệu của EFEO
Hình 1.10 Trùng tu A1 (1938) Ảnh tư liệu của EFEO
Hình 1.11 Làm đường vào khu di tich (1938) Ảnh tư liệu của EFEO
Hình 1.12 Tình trạng nhóm B-C-D, 3-1987 Ảnh tư liệu của EFEO
Hình 1.13 Dọn dẹp mặt bằng, 6-1987 Ảnh tư liệu của Viện BTDT
Hình 1.14 KTS Kazimier Kwiatkowski (Kazik), 6-1987 Ảnh tư liệu của VBTDT Hình 1.15 Tu sửa tháp B5, 7-1987 Ảnh tư liệu của Viện BTDT
Hình 1.16. Mặt bằng tổng thể khu trung tâm Mỹ Sơn.(1999-2000) Bản vẽ của
Eng C Lerici Foundation, Italia Hình 2.1 Pompeii, Italia
Hình 2.2 Colisseum, Roma- Italia
Hình 2.3 Cổng vòm Titus, Roma- Italia
Hình 2.4 Nhà thờ Đức bà Paris, Pháp
Hình 2.5 Quần thể Acropolis, Athen, Hy lạp
Hình 2.6 Đền Parthenon, Athen, Hy lạp
Hình 2.7 Kim tự tháp Djoser mất đi hình ảnh gốc sau khi trùng tu.(IB Time) Hình 2.8 Một đoạn của Vạn lý trường thành được phủ xi măng trắng (AFP) Hình 2.9 Công trường trùng tu di tích tại Siem Reap, Cam pu chia
Trang 12Hình 2.10 Các tháp chùa ở Bagan
Hình 2.11 Các mảng tường đã được tu sửa
Hình 2.12 Kalan G1 Ảnh tư liệu của EFEO
Hình 2.13 Kalan G1 trước trùng tu (2004)
Hình 2.14 Kalan G1 sau trùng tu (2015)
Hình 2.15 Mô hình phục dựng 3D nhóm G Ảnh của Politecnico di Milano Hình 3.1 Các vị trí gia cố bằng phương pháp khoan neo Bản vẽ tư liệu VBTDT Hình 3.2 Phương pháp phục hồi từng phần
Hình 3.3 Quy trình chuẩn bị vật liệu xây phục hồi
Hình 3.4 Quy trình xây phục hồi lớp vỏ tường tại Mỹ Sơn
Hình 3.5 Quy trình xây phục hồi lớp lõi tường tại Mỹ Sơn
Hình 3.6 Quy trình nối, phục chế cấu kiện đá trong tu bổ tháp Chăm
Hình 3.7. Mặt bằng tồng thể nhóm E- F, tháp E7 nằm tại góc Đông nam
Bản vẽ của H Parmentier Tư liệu của EFEO Hình 3.8 Mặt bằng khu vực tháp E7, nằm tại góc Đông nam nhóm E
Hình 3.9 Bản vẽ tư liệu của tháp E7 Bản vẽ của H Parmentier (EFEO) Hình 3.10 Bản vẽ và ảnh hiện trạng tháp E7 năm 2005
Hình 3.11 Bản vẽ và ảnh hiện trạng tháp E7 năm 2005
Hình 3.12 Ảnh chụp hiện trạng tháp E7 năm 2007
Hình 3.13 Ảnh chụp hiện trạng tháp E7 năm 2007
Hình 3.14 Ảnh hiện trạng các mặt tháp E7, tháng 12-2011
Hình 3.15 Ảnh hiện trạng các mặt tháp E7, tháng 12-2011
Hình 3.16 Ảnh hiện trạng các mặt tháp E7, tháng 12-2011
Hình 3.17 Ảnh hiện trạng các mặt tháp E7, tháng 12-2011
Hình 3.18 Thao tác xử lý các viên gạch cần thay thế trên măt tường
Hình 3.19 Thao tác xử lý các viên gạch cần thay thế trên măt tường
Hình 3.20 Thao tác xử lý thay thế gạch bề măt tường
Hình 3.21 Thao tác xử lý thay thế gạch bề măt tường
Hình 3.22 Chuẩn bị xử lý khối xây mái dưới của tháp
Trang 13Hình 3.23 Chuẩn bị xử lý khối xây mái dưới của tháp
Hình 3.24 Xử lý gia cố, phục hồi thể xây khối xây mái tháp
Hình 3.25 Xử lý gia cố, phục hồi thể xây khối xây mái tháp
Hình 3.26 Quy trình xây phục hồi khối xây cửa tháp
Hình 3.27 Quy trình xây phục hồi khối xây cửa tháp
Hình 3.28 Giải pháp xử lý một số thành phần trong trùng tu tháp E7 Hình 3.29 Giải pháp xử lý một số thành phần trong trùng tu tháp E7 Hình 3.30 Giải pháp xử lý một số thành phần trong trùng tu tháp E7 Hình 3.31 Giải pháp xử lý một số thành phần trong trùng tu tháp E7 Hình 3.32 Kiến trúc tháp E7 sau khi trùng tu hoàn thiện (năm 2015) Hình 3.33 Kiến trúc tháp E7 sau khi trùng tu hoàn thiện (năm 2015)
Sơ đồ 1.1 Cấu trúc mặt bằng của mô hình tổng thể bộ ba
Sơ đồ 1.2 Cấu trúc mặt bằng của mô hình tổng thể một kalan trung tâm
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
Bảng 1.1 Đánh giá hiện trạng bảo tồn di tích kiến trúc Chăm
Bảng 1.2 Đánh giá tình trạng bảo tồn kiến trúc tại khu di tích Mỹ Sơn
Trang 14PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Đền tháp Chăm là di sản đặc sắc mang tính biểu tượng của văn hóa Chăm, tồn tại rải rác suốt dọc miền Trung, từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận, từ ven biển lên đến vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk, tại các vùng đất của người Chăm xưa Kiến trúc đền tháp Chăm cũng là một bộ phận chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, có giá trị cao
về nhiều mặt: lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật Các công trình kiến trúc đền tháp được người Chăm xây dựng phục vụ tín ngưỡng thờ cúng các vị thần Ấn độ giáo (Hindu giáo) - được người Chăm tôn thờ - với kiến trúc chịu ảnh hưởng của nghệ thuật đền tháp Ấn độ Tuy vậy, đền tháp Chăm được xây dựng với vật liệu gạch là chủ đạo và kỹ thuật xây dựng, chất liệu và kỹ thuật liên kết độc đáo, cho tới nay vẫn còn nhiều bí ẩn Chính vì vậy, kiến trúc đền tháp Chăm, từ khi được tái khám phá, luôn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực kiến trúc, mỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật và vật liệu xây dựng
Di sản kiến trúc đền tháp Chăm còn lại cho đến nay trên dải đất miền Trung với khoảng 20 quần thể, nhóm đền tháp, gồm trên 40 kiến trúc (chỉ tính các đền tháp chính) trong đó có các cụm đền tháp nổi tiếng được nhiều người biết đến như Mỹ Sơn, Đồng Dương, Hưng Thạnh, Dương Long, Po Nagar, … Các kiến trúc đền tháp Chăm đều được xây dựng từ xa xưa, có niên đại trải dài từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XVIII, đều đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích cấp quốc gia và Di tích cấp quốc gia đặc biệt, được bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa Đặc biệt, khu di tích đền tháp Chăm Mỹ Sơn, tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã được tổ chức Văn hóa và Khoa học của Liên hợp quốc - UNESCO - đưa vào Danh mục Di sản văn hóa Thế giới
Trang 152
vào tháng 12 năm 1999
Trải qua thời gian tồn tại lâu dài, bị bào mòn bởi các điều kiện môi trường tự nhiên, sự xuống cấp của vật liệu xây dựng lại bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người, chiến tranh tàn phá… nên phần lớn di tích kiến trúc đền tháp Chăm đang trong tình trạng xuống cấp và hư hại nặng nề, có nguy
cơ mất mát cao Theo thống kê, trong hơn 40 kiến trúc đền tháp chính thuộc
20 nhóm đền tháp, mới chỉ có trên 10 kiến trúc đã được trùng tu, trong khi đó
số lượng di tích còn tồn tại trong tình trạng tương đối ổn định là rất ít
Trong lĩnh vực bảo tồn và trùng tu di tích tại Việt Nam hiện nay, công tác trùng tu các di tích kiến trúc gỗ đã được thực hiện khá bài bản, sử dụng các biện pháp kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến và đã tiếp cận được với trình độ của các nước có truyền thống trong khu vực và trên thế giới Riêng công tác bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc gạch đá, trong đó đặc biệt là các di tích kiến trúc Chăm, hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu giải mã các vấn
đề về kỹ thuật và vật liệu trùng tu, tìm kiếm các nguyên tắc áp dụng và giải pháp thực hiện
Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có một số công trình bảo tồn di tích kiến trúc đền tháp Chăm áp dụng một số nguyên tắc và đưa ra được một
số giải pháp kỹ thuật và vật liệu trùng tu Việc tổng hợp các giải pháp trùng
tu nhằm xây dựng một phương pháp trùng tu chuẩn mực, phù hợp với các nguyên tắc bảo tồn chính là một vấn đề cần được nghiên cứu
Việc nghiên cứu đánh giá kết quả thực tế công tác trùng tu tháp E7 trong nhóm tháp E khu di tích Mỹ Sơn, với các giải pháp kỹ thuật và vật liệu trùng tu cụ thể, là nội dung của đề tài luận văn này
Mục đích nghiên cứu
- Tổng kết và đánh giá các phương pháp trùng tu di tích kiến trúc đền
Trang 163
tháp gạch đã thực hiện tại khu di tích Mỹ Sơn;
- Xác định các quan điểm, nguyên tắc áp dụng trong công tác bảo tồn
di tích các đền tháp Chăm tại khu di tích Mỹ Sơn nói riêng và các di tích kiến trúc đền tháp Chăm khác ở Việt Nam nói chung;
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Hiện trạng và quá trình trùng tu tháp E7, nằm trong nhóm tháp E, và các kiến trúc đền tháp khác tại Mỹ Sơn
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã, khảo sát, nghiên cứu hiện trạng kiến trúc, kỹ thuật và vật liệu xây dựng các đền tháp tại khu di tích Mỹ Sơn;
- Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các hồ sơ, tài liệu, nghiên cứu
hồ sơ trùng tu các di tích đền tháp đã thực hiện tại khu di tích Mỹ Sơn;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu kết quả của các đợt trùng tu các tháp và các nhóm tháp khác nhau trong khu di tích Mỹ Sơn,
so sánh hiệu quả trùng tu của các lần trùng tu khác nhau trên tháp E7 khu di tích Mỹ Sơn;
- Phương pháp phân tích: phân tích các nguyên tắc đã áp dụng trong trùng tu cụ thể tại tháp E7; phân tích các kết quả thí nghiệm, các đánh giá kỹ thuật và quá trình trùng tu
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các quan điểm, nguyên tắc và giải
Trang 174
pháp đã áp dụng trong trùng tu tại khu di tích Mỹ Sơn và các kiến trúc đền tháp Chăm khác nhằm đưa ra quan điểm, nguyên tắc và phương pháp trùng tu phù hợp
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Củng cố, xây dựng quan điểm, đề ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn trùng
tu nhằm đảm bảo giữ gìn tính nguyên gốc và để cải thiện tình trạng kỹ thuật của di tích trong thời gian trùng tu;
- Lựa chọn giải pháp kỹ thuật tổng thể phù hợp, đưa ra giải pháp kỹ thuật cụ thể ứng dụng vào việc khảo sát, bảo quản, gia cố, tu sửa… trong trùng tu, nâng cao hiệu quả trùng tu bảo tồn di tích kiến trúc đền tháp ở Mỹ Sơn nói riêng và di tích kiến trúc đền tháp Chăm nói chung
Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn có phần nội dung bao gồm 3 chương
- Chương 1: Tổng quan về lịch sử bảo tồn, trùng tuđền tháp Chăm ở
Mỹ Sơn
- Chương 2: Cơ sở khoa học và thực tiễn về trùng tu đền tháp ở Mỹ Sơn
- Chương 3: Nghiên cứu trường hợp trùng tu tháp E7, khu di tích Mỹ Sơn