Đặc biệt có những bước đột phá mới, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước sản xuất thủy sản tiên tiến trong khu vực, không những cung cấp được sản phẩm cho xã hội mà còn xuất khẩu
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan về số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc Đồng thời tôi xin cam đoan trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên
Tạ Phú Quốc
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài Trường Đại học Lâm nghiệp
Hà Nội
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện và hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Hà, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và luôn tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kim Sơn; Chi cục thuỷ sản Ninh Bình; UBND huyện Kim Sơn cùng các hộ dân và ngư dân ở địa phương đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên
Tạ Phú Quốc
Trang 3MUC LUC
Trang Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MUC LUC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN 5
1.1 Một số khái niệm 5
1.1.1 Khái niệm về phát triển 5
1.1.2 Khái niệm phát triển ngành thủy sản 6
1.1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển ngành thủy sản 11
1.1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành thủy sản 12
1.2 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về phát triển bền vững ngành thuỷ sản 17
1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển ngành thủy sản [42,43] 17
1.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển ngành thủy sản 21
1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển thủy sản đối với huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 30
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1 Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 31
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên [55] 31
2.1.2 Đặc điểm môi trường, nguồn lợi và tiềm năng phát triển thủy sản 34
Trang 42.1.3 Đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội 39
2.2 Phương pháp nghiên cứu 48
2.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: 48
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu: 49
2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn: 50
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
3.1 Thực trạng phát triển thủy sản huyện kim sơn, tỉnh ninh bình những năm qua 52
3.1.1 Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản 52
3.1.2 Thực trạng phát triển khai thác thủy sản 68
3.1.3 Thực trạng phát triển chế biến thuỷ sản và thương mại thuỷ sản 78
3.1.4 Thực trạng phát triển ngành thủy sản về tài nguyên và môi trường 80
3.1.5 Thực trạng phát triển ngành thủy sản Kim Sơn về xã hội 85
3.2 Yếu tố ảnh hưởng và dự báo phát triển thủy sản huyện kim sơn, tỉnh ninh bình 90
3.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng 90
3.2.2 Dự báo các điều kiện phát triển thủy sản huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 92
3.3 Phương hướng và giải pháp phát triển ngành thủy sản huyện kim sơn, tỉnh ninh bình 104
3.3.1 Phương hướng phát triển ngành thuỷ sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình 104
3.3.2 Nhóm giải pháp khai thác thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình 111 3.3.3 Nhóm giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình 114
3.3.3 Giải pháp phát triển phát triển chế biến và tiêu thụ thủy sản 122
3.3.4 Giải pháp hỗ trợ phát triển thủy sản Kim Sơn, Ninh Bình 125
KẾT LUẬN 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5TĐTTBQ Tăng trưởng bình quân
TNMT
XKTS
Tài nguyên môi trường Xuất khẩu thuỷ sản
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1 Thống kê phân loại các loài cá ở thuỷ vực vùng ĐBSH 34
2.2 Diện tích phát triển NTTS huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình 37
3.1 Sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
3.2 Diện tích đưa vào nuôi trồng thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh
3.3 Sản lượng khai thác thủy sản huyện Kim Sơn năm 2012 -2014 55
3.4 Diễn biến sản lượng nuôi cá nước ngọt tại huyện Kim Sơn qua
3.9 Số lượng tàu thuyền được đưa vào sử dụng khai thác tại huyện Kim
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
2.1 Biểu đồ phân bổ diện tích đất sử dụng tại huyện Kim Sơn 42
3.2 Biểu đồ diện tích, sản lượng NTTS 2012 - 2014 53
3.4 Sản lượng khai thác so với tổng sản lượng thuỷ sản 2012-2014 68
3.5 Tỷ lệ sản lượng khai thác các loại hải sản tại Kim Sơn năm 2014 70
3.6 Tỷ lệ sản lượng khai thác các loại thuỷ sản tại Kim Sơn năm 2014 71
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Việt Nam là một quốc gia ven biển thuộc khu vực Đông Nam Á, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nên có tiềm năng để phát triển ngành thủy sản đạt giá trị cao
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, ngành thủy sản đã và đang trên đà phát triển, dần chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia Đặc biệt có những bước đột phá mới, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước sản xuất thủy sản tiên tiến trong khu vực, không những cung cấp được sản phẩm cho xã hội mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính trên thế giới như
Mỹ, Châu Âu, Nhật…Sự phát triển của ngành thủy sản đã góp phần đưa
KT-XH thoát khỏi khủng hoảng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đây là xu hướng tích cực, phản ánh sự chuyển biến về chất của ngành thủy sản Việt Nam [11]
Tỉnh Ninh Bình có khoảng 22.436 ha diện tích đất mặt nước có khả năng phát triển thuỷ sản trong đó: Diện tích ruộng trũng có khả năng NTTS9.956 ha;
ao hồ nhỏ: 2.439 ha; Mặt nước lớn: 1.549 ha; Thùng đào: 1.205 ha; vùng nước mặn, lợ: 7.287 ha có 113 km sông nước chảy có khả năng phát triển nuôi 1.960 lồng bè, 17 km bờ biển và 2 cửa sông thuận lợi cho giao thông và khai thác hải sản biển Tỉnh đã xác định khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn là vùng trọng điểm NTTStheo quy mô công nghiệp, bán công nghiệp với diện tích khoảng 14.040 ha giai đoạn 2011-2015, sau tăng lên 17.050 ha (năm 2020)[6] Tiềm năng lớn nhưng ngành thủy sản tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện Kim sơn nói riêng trước đây khá thô sơ và lạc hậu, mang tính tự cấp tự túc cao, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là cung cấp nhu cầu thiết yếu về thực phẩm cho xã hội Thủy sản chỉ là một nghề phụ, chưa phải là một ngành kinh tế Trong những năm qua, ngành thủy sản Kim Sơn - Ninh Bình cũng đang
Trang 9trên đà phát triển cùng với sự phát triển chung của ngành thủy sản cả tỉnh và
cả nước, dần chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 18/07/2005 về phát triển vùng kinh tế biển đến năm 2010, định hướng năm 2020 có nhấn mạnh đến việc phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh
Bình, cụ thể: “Phấn đấu đến năm 2020 kinh tế biển và ven biển đóng góp
khoảng 20% tổng GDP của toàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,5 lần so với bình quân thu nhập chung của cả tỉnh Định hướng phát triển mạnh cả khai thác, nuôi trồng, chế biến sản phẩm từ biển và các ngành dịch
vụ biển Xây dựng một số cơ sở chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ biển ” [35] Như vậy, ngành thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Ninh Bình
Mặc dù có những thành tựu đáng ghi nhận, song cần phải khẳng định rằng, những hạn chế của ngành thủy sản Ninh Bình vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để Vẫn còn trong vòng luẩn quẩn: sản xuất tự phát, nguồn nguyên liệu không ổn định, dịch bệnh thường xuyên, nhiều vấn đề nghề cá vẫn còn gay gắt, bức xúc Các hoạt động thủy sản đang diễn ra với tốc độ nhanh, mạnh, đa dạng đã gây sức ép lớn về nhiều mặt Phát triển thủy sản trong thời gian qua chưa quan tâm lớn đến mục tiêu kinh tế, chưa kết hợp hài hòa các mục tiêu xã hội, bảo vệ môi trường Điều này đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng có tính chất lâu dài về tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, xã hội Nhìn chung, quá trình phát triển của ngành thủy sản Ninh Bình trong thời gian qua thiếu tính bền vững về các vấn đề KT-XH nghề cá Trong khi đó, sản xuất, nuôi trồng và khai thác thủy sản của Kim Sơn đã được tỉnh Ninh Bình xác định những mục tiêu mới: Ngành thủy sản trở thành một cực tăng trưởng của nền kinh tế, phát triển tốc độ cao với chi phí sử dụng tài nguyên hợp lý, bảo vệ môi trường, tham gia tích cực giải quyết các vấn đề
xã hội nghề cá Như vậy, ngành thủy sản phải được xem xét trong những
Trang 10ngành kinh tế kỹ thuật cần được ưu tiên phát triển từ nay đến năm 2020 )[6]
Để đạt được những mục tiêu phát triển đòi hỏi Kim Sơn cần có sự tìm tòi hướng đi mới và chuyển biến cho phù hợp Từ đó cho thấy việc xây dựng định hướng lâu dài với những giải pháp phát triển ngành thủy sản của huyện là một
việc làm cấp thiết Do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển ngành thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” làm Luận văn thạc sỹ
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng phát triển ngành thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, đề tài sẽ đưa ra các giải pháp nhằm phát triển ngành thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành thuỷ sản;
- Phân tích và làm rõ thực trạng phát triển ngành thủy sản huyện Kim Sơn;
- Chỉ ra được những kết quả, hạn chế, nguyên nhân và nhận diện những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển ngành thủy sản huyện Kim Sơn
- Đề xuất được các giải pháp phát triển ngành thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển ngành thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1 Phạm vi về nội dung:
Luận văn tập trung nghiên cứu ngành thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bao gồm các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và thị trường tiêu thụ…
Trang 113.2.2 Phạm vi về không gian
Địa huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình
3.2.3 Phạm vi về thời gian
Từ năm 2011-2015 và đề xuất giải pháp đến đến năm 2020
4 Nội dung nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển ngành thủy sản
4.2 Đánh giá thực trạng phát triển ngành thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình những năm qua
4.3 Dự báo các điều kiện phát triển thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
4.4 Phương hướng phát triển ngành thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
4.5 Một số giải pháp phát triển ngành thủy sản huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận - thực tiễn về phát triển ngành thủy sản;
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NGÀNH THỦY SẢN 1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm về phát triển
Phát triển là chỉ sự vận động theo chiều hướng tiến lên, cái mới, cái tiến
bộ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu Nội dung của nguyên lý phát triển: Trong thế giới hiện thực, các sự vật hiện tượng đều vận động biến đổi chuyển hóa không ngừng từ trạng thái này sang trạng thái khác Phát triển là khuynh hướng chung tất yếu của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan Nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh qua các mặt đối lập trong bản thân sự việc, hiện tượng Phát triển là phổ biến trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy Tùy theo những lĩnh vực khác nhau của thế giới vật chất sự phát triển thể hiện dưới những hình thức khác nhau
Tính chất của sự phát triển là: Tính khách quan; tính phức tạp của sự phát triển
Phát triển không chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về lượng mà bao hàm cả
Khi trình bày nguyên lý này cần phê phán quan điểm siêu hình về sự phát triển Quan điểm này thể hiện ở 3 điểm sau: Quan điểm siêu hình nói chung phủ định sự phát triển; nếu nói đến phát triển thì chỉ là sư tăng về lượng, sự tuần hoàn lập lại theo đường trong khép kín; cho nguồn gốc của bên
Trang 13ngoài sinh vật hiện tại Cả 3 điểm đó đều không phản ánh đúng sự phát triển của sinh vật hiện tại trong thế giới khách quan
Ý nghĩa của phương pháp luận: Phát triển là khuynh hướng chung, là bản chất của sự vận động biến đổi Muốn nhận thức và cải tạo sinh vật phái có quan điểm phát triển có quan điểm phát triển tức là phải xem xét sinh vật, tìm
ra khuynh hướng phát triển cơ bản của chúng để cải biến sinh vật theo như cầu của con người Sự phát triển bao hàm cả sự thụt lùi tạm thời và diễn ra quanh co, phức tạp do đó trước nưững khó khăn không được hoang mang, dao động mà phải có niềm tin chắc chắn vào quy luật phát triển khách quan Cái mới nhất định thắng đó là xu hướng tất yếu )[32]
1.1.2 Khái niệm phát triển ngành thủy sản
Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, một ngành hoạt động kinh tế nằm trong tổng thể KT – XH của loài người Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, không những thế
nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân đặc biệt là ở vùng nông thôn và vùng ven biển Nhu cầu thuỷ sản cho nhân loại ngày càng tăng trong khi nguồn lợi của các tài nguyên này lại
có giới hạn và đã bị khai thác tới trần, vì vậy ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển để bù đắp vào những thiếu hụt đó Ngày nay NTTS đã cung cấp được khoảng 27% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới, nhưng chiếm tới gần 30% sản lượng dùng làm thực phẩm Đối tượng nuôi trồng rất phong phú gồm đủ các chủng loại: Cá, nhuyễn thể giáp xát, rong tảo và một số loài khác
NTTS có quy mô rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nước:
Từ quy mô nhỏ gia đình gắn liền với hệ thống canh tác tổng hợp đến những trang trại nuôi chuyên công nghiệp hoá có quy mô lớn
Cùng với việc gia tăng sản xuất, thương mại thuỷ sản toàn cầu cũng phát triển một cách nhanh chóng đặc biệt là các hàng hoá thuỷ sản sống và tươi
Trang 14đang tăng nhanh Sự bùng nổ dân số thế giới cộng với hậu quả của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ngày càng làm thu hẹp đất canh tác trong nông nghiệp cộng thêm sự diễn biến bất lợi của thiên nhiên …sẽ làm cho lương thực thực phẩm là mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới Trong điều kiện đó sản phẩm thuỷ sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng vì vậy phát triển sản xuất thuỷ sản ở những nơi có điều kiện không còn đơn thuần là sự đòi hỏi cấp bách và lâu dài cho việc giải quyết thực phẩm tại chỗ, giải quyết công ăn việc làm mà ngành sản xuất này đang và đầy hứa hẹn có thể trở thành ngành kinh doanh có lãi suất cao với xu hướng ổn định lâu dài trên thị trường quốc
tế Đó là tiền đề quan trọng bậc nhất của sản xuất kinh doanh thuỷ sản và tiếp tục là một trong những xuất phát điểm quan trọng cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta
Một số lý thuyết kinh tế liên quan đến phát triển ngành thủy sản:
Kinh tế học là sự nghiên cứu về sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hoá và các dịch vụ trong xã hội Nó có liên quan chặt chẽ với hai thông số chính là đầu vào (lao động, đất đai, nguồn lợi thủy sản…) và đầu ra (sản phẩm thủy sản) Khai thác, quản lý nguồn lợi, phát triển thủy sản bị ảnh hưởng đáng kể bởi rất nhiều phương cách kinh tế Vì thế, tìm hiểu các lý thuyết kinh tế nhằm đưa ra được tổng quan những vấn đề có liên quan đến phát triển bền vững KT – XH, đặc biệt là chúng ta có thể chắt lọc từ những lý thuyết đó những hạt nhân hợp lý để vận dụng vào thực tiễn phát triển bền vững ngành thủy sản
* Nguyên lý bảo tồn giá trị tài nguyên môi trường
Theo nguyên lý nguyên lý bảo tồn giá trị tài nguyên môi trường: “Mọi đền bù đòi hỏi sự chuyển giao thế hệ tương lai một TNTN không nhỏ hơn nguồn TNTN mà thế hệ hiện nay đang có” [2, tr117] Việc sử dụng tài sản nguồn vốn thiên nhiên cần phải được đền bù bằng cách tạo ra một nguồn vốn nhân tạo ngang giá trị với chúng một cách thực tế Một dự án sử dụng nguồn
Trang 15vốn thiên nhiên thì việc đền bù phải có một sự thay thế tương ứng Việc đánh bắt cá không vượt quá trữ luợng cá của ngư trường Từ nguyên lý bảo tồn giá trị tài nguyên môi trường nhìn về lâu dài thì nguồn vốn thiên nhiên được đảm bảo, những ưu việt của nguồn vốn thiên nhiên khiến cho chất lượng cuộc sống tăng lên, vì trong từng lĩnh vực của quá trình sản xuất thủy sản phải luôn chú
ý đến vấn đề tái tạo nguồn lợi, chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ vùng sinh thái; hoặc cần có dự án thích hợp song song với nó để đảm bảo nguồn TNTN được chuyển giao đầy đủ cho thế hệ tương lai Do vậy nguyên lý bảo tồn giá trị
TNMT xứng đáng là nguyên lý cho sự phát triển bền vững
* Lý thuyết tiếp cận hệ thống, liên ngành, liên vùng Quan điểm của lý thuyết này cho thấy: Trong nghiên cứu cần nhìn nhận một sự việc trong tổng thể các mối liên hệ, đặc biệt chú ý tới mức độ của các hoạt động, sự việc Tức là coi mỗi sự vật, hiện tượng như là một hệ thống, bản thân nó là thành phần của hệ thống khác lớn hơn, trong nó tồn tại của các hệ thống khác nhỏ hơn và luôn có các mối quan hệ tương tác bên trong và bên ngoài Nhìn sự vật, hiện tượng từ tổng quát đến những khía cạnh cụ thể, chi tiết
Trong quá trình quản lý ngành thủy sản, tính chất hệ thống, liên ngành, liên vùng rất dễ nhận thấy được như: giữa việc nuôi trồng thủy sản với việc trồng và bảo vệ rừng trên vùng đất ngập mặn; giữa việc phát triển NTTS ở hồ chứa với việc quản lý, điều tiết nước phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và trong phục vụ vận hành thủy điện; giữa yêu cầu về thủy lợi phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp với yêu cầu về thủy lợi phục vụ cấp thoát nước cho nhu cầu phát triển nuôi tôm; giữa trồng lúa với việc phát triển nuôi
cá trên vùng ruộng trũng v.v Đồng thời tính chất liên lĩnh vực trong nội bộ ngành thủy sản cũng rất rõ như: giữa khai thác với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, giữa xây dựng hệ thống nhà máy chế biến với xây dựng vùng
Trang 16
nguyên liệu…Nếu không chú trọng tới các tính chất trên thì dễ dẫn tới việc ngành này chồng chéo không tính tới lợi ích của ngành kia và dễ dẫn tới vì lợi ích cục bộ của một ngành, một địa phương mà để ảnh hưởng đến lợi ích của toàn cục
Như vậy, quản lý nghề cá hiệu quả phải dựa trên cơ sở tiếp cận hệ thống
và tiếp cận sinh thái liên vùng và từng vùng, liên ngành và từng ngành, phải cân nhắc tính hữu hạn của các hệ thống thủy vực, các hệ thống tự nhiên và nhu cầu phát triển của các ngành khác Tính chất này đảm bảo cho việc phát triển hài hoà, đồng bộ và lâu bền vì lợi ích toàn cục của đất nước chứ không
để nẩy sinh vấn đề cục bộ vì lợi ích của từng ngành hoặc từng địa phương, từng cộng đồng Trong quá trình này cần vận dụng các chính sách, biện pháp
và điều kiện cụ thể phù hợp cho từng giai đoạn phát triển nhằm hạn chế các tác động bất lợi do môi trường bên ngoài và bên trong gây ra Mặt khác, cần phải sử dụng đầy đủ hệ thống thông tin, nắm vững các định mức, tiêu chuẩn, quy luật hoạt động kinh tế của các tổ chức để định hướng và điều hành theo các mục tiêu đề ra phù hợp với sự phát triển của tổ chức và các ngành có liên quan
* Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Lý thuyết này cho rằng nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất
và xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối (tức chi phí lao động thấp hơn so với nước khác) và nhập khẩu những mặt hàng mà mình không có lợi thế tuyệt đối thì tất cả các quốc gia đều có lợi Lợi thế tuyệt đối ở đây có được là do sự khác biệt về nguồn tài nguyên thiên nhiên từ vị trí địa lý
mà có
* Lý thuyết về lợi thế so sánh
Lý thuyết này cho rằng nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất
và xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản
Trang 17phẩm mà mình không có lợi thế so sánh thì tất cả các quốc gia đều có lợi Lý thuyết này dựa vào trình độ phát triển các yếu tố sản xuất của mỗi quốc gia (ví dụ như trình độ nguồn lao động, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, ) và lợi thế so sánh không phải bất di bất dịch như lợi thế tuyệt đối mà
nó sẽ thay đổi tùy thuộc vào thời gian và trình độ phát triển của mỗi quốc gia Nhật Bản là nước nghèo nàn về TNTN nhưng nhờ có khoa học, kỹ thuật và tổ chức xã hội tốt, họ trở thành một cường quốc về kinh tế, phát triển hơn hẳn so với quốc gia được ưu đãi TNTN
*Lý thuyết phát triển cân đối và không cân đối
Ở quan điểm thứ nhất, các kinh tế gia cho rằng nền kinh tế phải phát triển một cách cân đối để tránh các bất hợp lý, các cú sốc có thể xảy ra do sự mất cân đối Tuy nhiên quan điểm này chỉ đúng trong trường hợp là thị trường cạnh tranh hoàn hảo Nhưng trên thực tế, thị trường không phải là lúc nào cũng độc quyền hay lúc nào cũng hoàn hảo, do đó xuất hiện quan điểm thứ hai, đó là chấp nhận phát triển không cân đối trong những khoảng thời gian nhất định nào đó Có nguyên nhân “không cân đối” ở đây là do sự khác nhau
về mức cầu đối với từng ngành, sự tích lũy khác nhau của mỗi doanh nghiệp, Vì vậy, Chính phủ có thể dùng các chính sách kinh tế vĩ mô của mình để tập trung phát triển nhanh hơn một số ngành nào đó có lựa chọn nhằm thúc đẩy các ngành có liên quan cùng phát triển Trên thực tế, hai quan điểm trên là không trái ngược nhau mà lại cần phải kết hợp với nhau trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
Phát triển đương nhiên là thay đổi môi trường và xã hội nhưng làm sao cho phát triển không tác động tiêu cực lên đó và sự thay đổi của môi trường vẫn thực hiện được chức năng bảo tồn và phát triển cho muôn loài và cho con người cả trong hiện tại và tương lai Muốn tồn tại và phát triển, loài người phải giải quyết thỏa đáng những xung đột này Như vậy “ không phải ở chỗ
Trang 18sản xuất ít đi, mà là sản xuất khác đi” Trước thực tế này, con người phải xem xét lại những hành vi ứng xử của mình với thiên nhiên, phương sách phát triển KT – XH Vấn đề là tìm ra con đường phát triển mà trong đó các vấn đề
về dân số, kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường được xem xét một cách tổng thể nhằm hạn chế những tác động cản trở đến sự phát triển của mỗi quốc gia Lựa chọn duy nhất là phát triển cùng một lúc kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo
vệ môi trường, tức là PTBV
1.1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển ngành thủy sản
Trước đây, các nhà quản lý nghề cá chưa quan tâm đầy đủ đến việc thu thập các dạng thông tin hữu ích khác nhau và cho rằng có thể quản lý nghề cá chỉ thông qua đánh giá khoa học về nguồn lợi Nói cách khác, các nhà khoa học phương Tây cho rằng không thể quản lý được nghề cá nếu không biết trữ lượng nguồn lợi Mô hình đánh giá nguồn lợi thủy sản kinh điển sản lượng bền vững tối đa (MSY) đã được sử dụng rộng rãi để ước tính trữ lượng nguồn lợi Mặc dù có một vài chỉ số khác được sử dụng ở cả những nước phát triển
và đang phát triển nhưng nhìn chung chỉ có MSY là chỉ số đánh giá nguồn lợi thủy sản cả về mặt lý thuyết cũng như về khoa học
MSY thường được xử lý để ước tính tổng sản lượng khai thác có thể cho phép (TAC) Trong hầu hết các trường hợp, MSY hoặc TAC được sử dụng chủ yếu để kiểm soát đầu ra Nói cách khác, khi đã đạt được chỉ số TAC, các đơn vị hoạt động nghề cá bị ngừng đánh bắt tới mùa tiếp theo Vì vậy, cùng với quản lý nguồn lợi phải quản lý ngư dân và những yếu tố liên quan đến thủy sản Phải đẩy mạnh xây dựng các chỉ số thực tế, đơn giản và có thể sử dụng rộng rãi để nắm được thực trạng và xu hướng của nghề cá làm cơ sở để phát triển và quản lý ngành thủy sản
Bộ chỉ số được sử dụng như các công cụ để quản lý và phát triển ngành thủy sản bao gồm [1, 21]:
Trang 19- Các chỉ số về năng lực đánh bắt, bao gồm số lượng tàu, công suất, thời gian khai thác, loại và số lượng ngư cụ dùng để khai thác Các chỉ số thu hoạch hoặc nguồn lợi, bao gồm khối lượng cá cập bến, năng suất đánh bắt trên mỗi đơn vị khai thác (CPUE), sinh khối, thành phần đánh bắt, số loài khai thác, ngư trường, kích cỡ trung bình và kích cỡ trưởng thành
- Các chỉ tiêu sử dụng diện tích đất đai, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản Các phương và mô hình NTTS Các vấn đề về công nghệ chế biến, thị trường tiêu thụ,…
- Các chỉ tiêu về KT – XH, bao gồm giá trị cập bến, doanh số trên mỗi đơn vị khai thác (RPUE), xuất khẩu và nhập khẩu (số lượng và giá trị), mức tiêu thụ cá tính trên đầu người, đầu tư cho nghề cá, số lượng ngư dân, học vấn ngư dân, vốn của ngư dân và thu nhập của ngư dân
- Các chỉ số về môi trường sinh thái như: tình hình trữ lượng nguồn lợi, rạn san hô, rừng ngập mặn, tình hình ô nhiễm môi trường và đa dạng sinh học,…
Sử dụng hiệu quả các chỉ số này đòi hỏi có một cơ sở dữ liệu lớn được thu thập trong một thời gian dài Sự thành công trong việc sử dụng các chỉ số quản lý nghề cá bền vững phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích cực của các cộng đồng và những người hưởng lợi nguồn lợi thủy sản
1.1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành thủy sản Nhân tố tự nhiên:
Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản phát triển và phân bố thủy sản Mỗi loại thủy sản chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện
tự nhiên nhất định Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất, nước, khí hậu Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi trồng các loài thủy trên từng lãnh thổ, khả năng áp dụng các quy trình sản xuất, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản
Trang 20Diện tích mặt nước: Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản là đất có mặt
nước nội địa bao gồm ao, hồ, đầm, phám sông ngòi, kênh rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản
Đất đai để nuôi trồng thủy sản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các loài động vật thủy sản vì nếu tách chúng ra khỏi môi trường nước thì chúng sẽ chỉ tồn tại được trong một thời gian rất ngắn Hơn thế nữa diện tích mặt nước còn quyết định tới quy mô phát triển nuôi trồng thủy sản Điều đố được thể hiện ở chỗ nếu diện tích có khả năng, nuôi trồng lớn thì quy mô để phát triển nuôi trồng thủy sản cũng lớn
Khí hậu, nguồn nước:
Khí hậu:
Các điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đếnh oạt động nuôi trồng thủy sản, nó có thể thúc đất hay kìm hãm sự phát sinh và lan tràn dịch bệnh cho vật nuôi
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đơi pha trộng tính ôn đới, vì vậy mà điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc đến ngành nuôi trồng thủy sản Nhưng tác động có lợi của điều kiện thời tiết tác động đến nuôi trồng thủy sản như: Khả năng nuôi trồng thủy sản có thể được tiến hành quanh năm; các giống loài động thực vật thủy sinh rất phong phú, đa dạng và
có nhiều loài có giá trị kinh tế cao
Những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão….gây thiệt hại nghiêm trọng cho nuôi trồng thủy sản Chính vì vậy ngành nuôi trồng thủy sản có tính bấp bênh, không ổn định
Lũ lụt, nước biển dâng sẽ tác động mạnh đến hệ thống ao hồ nuôi trồng thủy sản, làm tăng những điều kiện bất lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, làm
Trang 21tăng bất lợi cho việc nuôi tôm, cua, cá nước lợ do bờ đê, đập bị phá vỡ Đối với nuôi trồng thủy sản , có nhiều nhân tố như: Gió, nhiệt độ, không khí, môi trường nước, chế độ mưa, độ mặn… đã ảnh hưởng đến điển kiện sống, khả năng sinh sản và đi trú cua đàn cá
Nhiệt độ đóng một vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng của sinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng Mỗi loài có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định Sự tăng nhiệt đố có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao hồ Thay đổi nhiệt độ cũng là điều kiện phát sinh của nhiều loài bệnh dịch xảy ra cho các loài nuôi Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật gây hại
Tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh tới môi trường ao nuôi Nếu thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong ao nuôi, ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng và phát triển của thủy sản Đối với nghề nuôi thủy sản nước mặn, lợ, độ mặn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của loài nuôi Khi xảy ra mưa lớn, độ mạn trong ao nuôi giảm đi đột ngột vượt ra khỏi khả năng chịu đựng làm cho tôm, các bị sốc chết hoặc chậm lớn
Nguồn nước:
Có thể nói nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công cho phát triển nuôi trồng thủy sản Tính chất mặt nước có quyết định tới yếu tố giống loài thủy sản đều có những đặc điểm sinh lý, sinh thái riêng, có một môi trường sống riêng mà không phải môi trường nước nào nó cũng tồn tại được Môi trường nước được phân thành 3 loài: Nước ngọt, nước mặn, nước lợ Đối với mỗi loại mặt nước có một đối tượng nuôi trồng phù hợp
Trang 22Nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản yêu cầu về chất lượng khác nghiêm ngặt, nước không bị ô nhiễm, độ đục thấp, hàm lượng ôxi tan trong nước cao, hàm lượng chất hữu cơ trong nước thấp, hàm lượng các chất độc trong nước thấp hoặc không có (thuốc bảo vệ thực vật, H2S…) Để sử dụng nguồn nước mặt cho nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững phải chú ý giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật, giải pháp công cộng… làm cơ sở để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước mặt trên diện rộng, bảo vệ chất lượng môi trường nước
Nhân tố kinh tế, xã hội:
Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản ở hai mặt vừa là lực lượng sản xuất vừa là người tiêu thụ các nông sản Bất kể một ngành sản xuất vật chất nào cũng để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng Và ngành nuôi trồng thủy sản cũng thế, muốn tạo ra các sản phẩm thủy sản thì phải có lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất trong nuôi trồng thủy sản ở đây là các cá nhân, hộ gia đình làm việc trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
Chỉ có lao động của con người mới tạo ra được hoạt động nuôi trồng thủy sản Con người tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi thông qua quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng Nếu lao động có trình độ kỹ thuật cao thì sẽ thúc đẩy nuôi trồng thủy sản phát triển Dân số là nguồn cung cấp lực lượng lao động cho mọi ngành kinh tế trong đó có muôi trồng thủy sản Đồng thời dân số cũng là lực lượng tiêu thụ sản phẩm thủy sản
Nhân tố khoa học – kỹ thuật:
Xã hội ngày càng phát triển và kèm theo đó là những tiến bộ khoa học kỹ thuật ra đời
Trong lĩnh vực môi trường thủy sản cũng vậy, nhờ áp dụng những tiến
bộ này mà người ta đã có thể sản xuất ra những giống thủy sản mới, chất
Trang 23lượng cao, sinh trưởng nhanh, có khả năng chống chịu với những điều kiện ngoại cảnh tốt… Ngoài ra nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật mà người ta có thể kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, phát triển và mở rộng ứng dụng các kỹ thuật hiện đại chẩn đoán và xử lý kịp thời bệnh nguy hiểm ở động vật thủy sản
Nhân tố thị trường:
Bất kỳ một ngành sản xuất nào cũng nhằm mục đích là sử dụng các yếu
tố đầu vòa trong sản xuất để tạo ra sản phẩm đầu ra Nhưng để có được lợi nhuận thì các nhà sản xuất phải tìm kiếm được đầu ra cho sản phẩm của mình Muốn có được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình, điều đó không hề đơn giản chút nào trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như ngày nay
Nuôi trồng thủy sản cũng là một ngành sản xuất vật chất mà sản phẩm tạo ra là các sản phẩm thủy sản Khi tạo ra sản phẩm hoạt động nuôi trồng, thì các hộ sản xuất phải tìm cho mình một đầu ra để tiêu thụ cho sản phẩm cho mình đó chính là thị trường Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản có vai trò quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng cao Do tính chất đa dạng của nhu cầu thị trường tác động làm cho hoạt động nuôi trồng thủy sản biến đổi về mặt cơ cấu sản phẩm nhằm phục vụ tính đa dạng của như cầu thị trường, làm cho các vùng sản phẩm chuyên môn hóa ngày cành phát triển và liên kết với nhau để khai thác tốt lợi thế của từng vùng, sản xuất ra nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường Thị trường quyết định lượng cung – cầu và giá cả các loại mặt hàng nuôi trồng loại thủy sản Vì vậy thông qua thị trường mà người sản xuất mới biết được nên nuôi trộng loại thuỷ sản nào, số lượng là bao nhiêu mà thị trường đang cần để có được lợi nhuận cao
Trang 241.2 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về phát triển bền vững ngành thuỷ sản
Phát triển thủy sản ở nước ta nói chung và Ninh Bình nói riêng có những điều kiện bên ngoài và bên trong giống và khác với các nước Vì vậy, nghiên cứu những bài học lịch sử, và nhất là các định hướng phát triển thủy sản bền vững của các nước là cần thiết cho sự vận dụng sáng tạo, tránh giáo điều sao chép và ảnh hưởng của chủ nghĩa kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn Xuất phát từ hiện trạng nguồn lợi, trên thế giới hiện nay đang tích cực đề
ra các giải pháp để hướng đến phát triển bền vững, có thể xem như là những kinh nghiệm để vận dụng đối với ngành thủy sản nước ta như sau:
1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển ngành thủy sản [42,43]
Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Hiện nay Trung quốc là nhà cung cấp thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 35% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu Trung Quốc cũng là nước duy nhất trên thế giới có sản lượng nuôi trồng thủy của Trung Quốc đạt 49 triệu tấn, trong đó 64% là thủy sản nuôi Thủy sản nước mặn chiếm 56% tổng thủy sản nuôi, trong đó phần lớn là thủy sản có vỏ; thủy sản nước ngọt chiếm 44%, chủ yếu là họ cá chép
Dự báo, tiêu thụ thủy sản bình quân trong nước của Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, từ 25kg/người năm 2004 lên 36kg/người vào năm
2020 Việc Trung Quốc đầu tư mạnh vào sản xuất cá rô phi cũng góp phần phát triển ngành thủy sản trong nước, đưa Trung Quốc trở thành nhà sản xuất cá rô phi hàng đầu thế giới
Sự phát triển nhanh của ngành thủy sản không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường và cải thiện đời sống dân cư mà còn tạo nhiều cơ hội việc làm góp phần
cơ cấu lại ngành nông nghiệp
Trang 25Từ năm 1979 – 1996, ngành thủy sản tạo thêm khoảng 9 triệu việc làm cho người lao động Năm 1999, số lao động tham gia sản xuất thủy sản là 12,57 triệu người, trong đó lao động nuôi trồng thủy sản chiếm 70% Đời sống của ngư dân cũng được cải thiện rõ rệt thu nhapaj của lao động nghè cá từ 126 RMB năm 1979 tăng lên 4.474 RMB năm 1990, tức là gấp 35 lần sau 20 năm Mức thu nhập của lao động thủy sản gấp gần 2 lần so với thu nhập bình quan đầu người của dân cư nông thôn Đồng thời ngành thủy sản cũng tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan như chế biến, vận chuyển, thương mại…
Tuy nhiêm, trong suốt quá trình phá triển cho đến nay, ngành thủy sản phải thường xuyên đối mặt với những vấn đề ngày càng lớn lên, như suy giảm nguồn lợi tự nhiên, suy thoái môi trường, dự thừa lao động…
Bên cạnh những ưu đãi về điều kiện tự nhiên để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, Chính phủ Trung Quốc còn có nhiều biện pháp khuyến khích phát triển NTTS và tăng cường mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thủy sản (ngư dân, nông dân, hợp tác xã, công ty) Các biện pháp này góp phần quan trọng đảm bảo cho sự phát triển ngành thủy sản Trung Quốc trong tương lai Vì vậy đã tạo nên một sức mạnh mới cho ngành NTTS Trung Quốc phát triển mạnh mẽ sau này Các biện pháp quan trọng là:
Ưu tiên thúc đấy phát triển khoa học công nghệ thủy sản, chú trọng ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất Thông qua các chính sách ưu đãi của chính phủ, nhiều nhà khoa học được khuyến khích làm việc cùng ngư dân và người nuôi thủy sản Ước tính đóng góp của khoa học và công nghệ trong giá trị gia tăng của sản xuất thủy sản đã tăng từ 30% vào đầu năm 1980 lên 47% vào năm 1996 Ví dụ nhờ khoa học kỹ thuật năng sauats nuôi cả thương phẩm trong ao từ mức bình quan 724kg/ha năm 1979, đã tăng 4,7 lần đạt 4.097kg/ha năm 1996 Sự phát triển của công nghẹ nuôi lồng và nuôi rào
Trang 26chắn đã giúp tăng diện tích mặt nước có thể sử dụng để nuôi thủy sản sự thành công của công nghệ nuôi và sản xuất giống nhân tạo các loài có giá trị cao như tôm, bào ngư, điệp, hải sản, cá rô mo thân cao, cua đồng đã làm tăng thu nhập cho người nuôi và mở rộng thị trường xuất khẩu
Tăng cường hiệu lực hệ thống pháp luật thủy sản và quản lý nguồn lợi thủy sản Để bảo vệ và sử dụng nguồn lợi thủy sản hợp lý, Chính phủ Trung Quốc đã chú trọng đến việc xây dựng Luật Thủy sản Ngay từ năm 1979, Hội đồng Nhà nước đã thông qua “Quy định về bảo vệ và nhân giống nguồn lợi thủy sản”
Mở rộng hợp tác quốc tế: Trung quốc đã tến hành hoạt động hopwj tác thủy sản với hơn 60 quốc gia và các tổ chức quốc tế Những hoạt động này đã mang đến cho Trung Quốc một triển vọng mới rong nuôi trồng thủy sản Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tạo ra một môi trường đầu tư tốt để thu hút ngày cành nhiểu nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực nông lâm, thủy sản cua nước này
Kinh nghiệm của Thái Lan:
Nuôi trồng thủy sản ở Thái Lan đã góp một phần lớn vào sự gai tăng sản xuất của nước này Một báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc dự báo rằng nuôi trồng thủy sản đã đóng góp được gần một nửa tổng sản lượng sản xuất của đất nước này vào năm 2010 so với chỉ một vài phần trăm vào năm 1990
Thái Lan được xem như bắt đầu phát triển từ đầu thế kỉ 19 Nghề NTTS nước ngọt đã phát triển trước đó trong một thời gian dài, nhưng nghề nuôi thủy sản nước mặn ngày càng mở rộng trong thời gian gần đây Sự hoạt động của ngành NTTS ở Thái Lan có thể được chi thành 2 nhóm: Thủy sản nước ngọt và thủy sản nước mặn
Nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt chủ yếu là trong ao, hồ và trên cánh
Trang 27đồng lúa đã tồn tại ở Thái Lan trên 80 năm Sjw phát tiênr nghề nuôi thủy sản nước ngọt bắt đầu vào năm 1922 sau khi sự nhập khẩu cá chep Trung Quốc để
àm cá nuôi lan rộng toàn Bangkok Năm 1951 bộ thuy sản đã thiết lập một chương trình quảng bá nghề nuôi trồng thủy sản Hiên nay, có hơn 50 loài thủy sản nước ngọt đã và đang được nuôi trồng Có 5 loài quan trọng nuôi hàng năm thu sản phẩm có giái trị cao: Cá rô Nile, cá trê lai, cá ngạch bạc, tôm càng xanh, cá rô phi
Gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ven biển bắt đầy được phổ biến với kỹ thuật thâm canh và bây giò đã trở nên rất thành công cho những vụ nuôi Nó cũng được khuyến khích bởi vì nó hạn chế sự khai thác quá mức nguồn lợi ven biển và sự ô nhiễm môi trường Một trong nhưng loài thủy sản nước mặn quan trọng là: Cá vược, các mú, tôm he, nghêu, sò, cua, ghẹ Nó bao gồm hai hệ thống nuôi cá giống từ cá bột ở biển và những con đang thành thục mắc trong bấy nhưng là trường hợp của loài cua bùn Nghề nuôi trồng nghêu, sò và tôm mang lại hiệu quả cao nhất
Thái Lan đã triển khai Dự án: “Phát triển nuôi trồng hải sản và đánh giá nguồn lợi thủy sản tại biển Andaman, Thái Lan nhằm giúp người Thái có thể tự nuôi thủy sản theo kỹ thuật hiện đại Viện nghiên cứu biển (IMR)là nhà tư vấn chính của dự án Dự án này bao gồm 2 phần: “Phát triển nuôi trồng hải sản” và
“Đánh giá nguồn lợi thủy sản ở biển Andaman” Hai phần dự án đã được thực hiện đến hết năm 2009 IMR và Bộ nghề cá Thái Lan (DOF) cùng tham gia thực hiện dự án này
Theo mong muốn của cá nhà chức trách Thái Lan, trọng tâm của dự án là
phát triển cơ sở “nuôi lồng thử nghiệm” Mục tiêu của IMR là truyền đạt cho
người nuôi kiến thức về nuôi trồng thủy sản và việc áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động nuôi
Cá giò là loài mà DOF chọn để thí điểm Đây là loại cá biển sống ở vùng
Trang 28nước ấm nghiệt đới, thịt ngon và lớn rất nhanh, rất quên thuộc với ngư dân Loài cá này cũng đã từng đống một vai trò quan trọng trong việc phát triển những loài nuôi mới ở Đài Loan, Việt Nam và các nước Mỹ La Tinh
Dự án cũng tập trung vào điều chỉnh kích cỡ lồng nuôi Thái Lan đã ưu tiên thành lập một trung tâm nuôi trồng thủy san tại Phuket để sản xuất con giống hàng loạt Ba lồng nuôi ở Phuket là các lồng nuôi lớn lần đầu tiên được
sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Thái Lan Sự kiện này đã thu hút được rất nhiều mối quan tâm từ ngành thủy sản à nhiều đối tượng khác Một hội thảo khác được tổ chức tại Songkla, Thái Lan tập trung thảo luận các loại bệnh và kí sinh trùng thường thấy ở cá giò, những biện pháp phòng và trị bệnh tại lồng nuôi lớn
Sản lượng và kết quả dự án nuôi hải sản và trại sản xuất giống đã là nền tảng để Thái Lan xây dựng chiên lược cho phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2009 – 2013
1.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển ngành thủy sản
Tỉnh Bắc Ninh [ 46 ] :
Những thành tựu đạt được: Sau 15 năm thành lập tỉnh Bắc Ninh, ngành thủy sản của tỉnh đã có những bước phát triển đáng ghi nhận Từ diện tích NTTS khoảng 2.792 ha vào năm 1997, đã tăng lên 5.440 ha vào năm 2011 Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 32.450 tấn, tăng 27.190 tấn so với năm 1997 Năng suất thuỷ sản đã tăng từ 1,44 tấn/ha (năm 1997) lên 5,68 tấn/ha (năm 2011) Giá trị sản xuất thuỷ sản (theo giá cố định) tăng từ 43,57 tỷ đồng (năm 1997) lên 285 tỷ đồng (năm 2011)
Việc quy hoạch các vùng NTTS tập trung đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, bền vững Phương thức nuôi có
sự chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất bán thâm canh, thâm canh
Trang 29Trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung Toàn tỉnh có 3.288 ha nằm trong 165 vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) tập trung với quy mô từ 10 ha trở lên Các hộ nuôi cá thâm canh đều đạt hiệu quả kinh tế cao Nhiều hộ thoát nghèo, nhiều hộ trở nên khá giả, giàu có từ chăn nuôi thuỷ sản
Nuôi thuỷ sản thâm canh và bán thâm canh cũng phát triển Diện tích nuôi
cá bán thâm canh chiếm 75%; nuôi cá thâm canh chiếm 16%, trong đó khoảng 3% (150 ha) nuôi thâm canh cao bằng các giống cá rô phi, chim trắng… cho năng suất bình quân 12 tấn/ha Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 6 cơ sở sản xuất giống thuỷ sản cung cấp khoảng 110 triệu cá bột các loại mỗi năm và ương nuôi khoảng 80 triệu cá giống Trong tỉnh còn có diện tích ươm cá giống là 320ha, chiếm 5,85% diện tích sản xuất thuỷ sản, với 2.661 số hộ tham gia góp phần chủ động con giống phục vụ cho sản xuất trong tỉnh
Sản xuất thuỷ sản góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ gia đình ở nông thôn, nhất là các vùng thuần nông Một số giống thuỷ sản mới có năng suất cao, chất lượng tốt được người dân mạnh dạn đưa vào nuôi đã nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác từ 1,3- 3 lần so với độc canh cấy lúa Nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản mới được hình thành thể hiện người dân đã dần nhận thức được lợi ích tư việc nuôi thủy sản
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu [ 48,52 ] :
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từ đầu năm 2014, sản xuất ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 1.081,6 tỷ đồng, tăng 4,91% so với cùng kỳ năm 2013
Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 145 nghìn tấn, tăng 3,46%
so cùng kỳ Sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 6,7 nghìn tấn, tăng 4,26% so cùng
kỳ Ước 6 tháng giá trị sản xuất ngư nghiệp của địa phương này đạt khoảng 1.275 tỷ đồng, đạt 46% kế hoạch, tăng 4,91%
Trang 30Từ đầu năm đến nay, ngành chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã tổ chức 8 lớp tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật ngành thủy sản, quy chế chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường châu Âu cho 468 thuyền trưởng, ngư dân trên địa bàn tỉnh và thành lập được 75
tổ đội đoàn kết trên biển với 441 tàu cá với tổng số trên 5 trăm thành viên tham gia
Được biết, trong những năm qua, ngành thủy sản của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tốc độ tăng trưởng bình quân luôn đạt 7,78%/năm, liên tục là một trong
ba tỉnh đi đầu cả nước về lĩnh vực khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu xác định phát triển đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, vì vậy, tỉnh đã ưu tiên đầu tư xây dựng được nhiều cảng cá kiên cố và cụm cảng bán kiên cố, sáu cảng cá phân bố rải rác ở các huyện, thành phố, với tổng năng lực hàng hóa thông qua các cảng cá là 360 nghìn tấn/năm./
Nhiều chính sách phù hợp
Xác định nhóm nhiệm vụ trọng tâm, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch ngành thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2014, Hội Nghề cá đã đề xuất nhiều giải pháp đóng góp trực tiếp Theo
đó, Hội đã phân công hội viên trong Ban thường vụ, Ban chấp hành phụ trách các huyện, thành phố và lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần thủy sản; kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh, nhằm giúp hội viên cũng như ngư dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh thủy sản
Ngoài ra, còn tham gia giới thiệu, quảng bá thương hiệu ngành thủy sản tỉnh, với các hoạt động tổ chức gian hàng giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của ngành Hội đã cùng Sở NN&PTNT tham gia gian hàng triển lãm
"Chủ quyền biển đảo và Kinh tế biển" Đã trưng bày hơn 30 mặt hàng thủy sản xuất khẩu tiêu biểu, có thế mạnh của tỉnh… Đồng thời, kêu gọi ngư dân tham
Trang 31gia xây dựng các mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ quy mô nhỏ, góp phần khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của tỉnh một cách bền vững Bởi nhận thức đồng quản lý nghề cá là một cách có hiệu quả đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng ngư dân (giảm xung đột giữa những ngư dân; tăng sản lượng đánh bắt và tăng thu nhập; duy trì và tạo sinh kế; cung cấp thông tin và cải thiện kỹ năng ra quyết định hiệu quả hơn; tăng cường quyền hợp pháp trong quản lý nghề cá…)
Hoàn thành nhiệm vụ năm 2014
Hội nghề cá đã tổ chức hội nghị góp ý kiến về chuyên môn cho các hội viên, hoặc giao cho từng hội viên có chuyên môn phù hợp trực tiếp góp ý Vận động hội viên, nông ngư dân, doanh nghiệp ủng hộ công sức, kinh phí để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống nghề cá (Lễ Nghinh ông, tôn tạo Lăng Ông, xây dựng Bảo tàng nghề cá tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ…) Song song
đó là nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi chính đáng cho hội viên và ngư dân Hội đã tập hợp, đề xuất ý kiến đến các cơ quan quản lý nhà nước về cơ chế, chính sách khuyến khích ngư dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh thủy sản, nâng cao đời sống Vận động, tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý nghề cá đạt hiệu quả, bền vững Có tiếng nói kịp thời đối với các hành vi của nước ngoài xâm phạm quyền lợi của ngư dân và chủ quyền Việt Nam…
Cùng đó, phối hợp với các đơn vị thuộc Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn, vận động nông ngư dân tự nguyện tham gia tổ chức Hội, hướng dẫn hội viên khi gặp khó khăn về kỹ thuật, khoa học công nghệ, thủ tục hành chính sẽ liên hệ với Văn phòng Hội để được trả lời, hướng dẫn
Trong hoạt động khai thác và nuôi trồng, các hội viên tiếp tục phát triển nuôi trồng thủy sản trên diện tích nước ngọt, lợ và mặn, tăng năng suất, chất lượng và giá trị, đảm bảo phát triển nuôi trồng thủy hải sản hiệu quả và bền vững; Tổ chức lại nghề cá gần bờ theo hướng chuyển đổi nghề nghiệp hợp lý,
Trang 32nâng cao năng suất, sản lượng khai thác phải gắn chặt với việc bảo vệ nguồn lợi và tổ chức quản lý cộng đồng nghề cá ven bờ
Tỉnh Khánh Hòa [ 52 ] :
Là một tỉnh có thế mạnh trong việc khai thác đánh bắt thủy sản, ngư trường đánh bắt thủy sản nhiều tiềm năng, đặc biệt là nghề câu cá ngừ và khai thác thủy sản xa bờ có giá trị kinh tế cao, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngư dân tỉnh Khánh Hòa Tuy nhiên, trong năm 2014, việc Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou 981(HD-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa biển Việt Nam đã gây ảnh hưởng lớn đến việc khai thác thủy sản của ngư dân Việt Nam nói chung, cũng như ngư dân tỉnh Khánh Hòa nói riêng Nhưng với sự hỗ trợ kịp thời, thực hiện tốt các chủ trương và chỉ đạo của tỉnh, Bộ NN&PTNT, trong năm vừa qua ngành Thủy sản Khánh Hòa đã đạt những kết quả rất khả quan
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa, trong năm 2014 cùng với thời tiết thuận lợi, giá cả một số loại thủy sản tăng lên đã khuyến khích ngư dân ra khơi bám biển Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan giải quyết kịp thời chính sách khuyến khích ngư dân đánh bắt xa bờ và yên tâm bám biển Trong năm vừa qua, lĩnh vực Thủy sản tỉnh Khánh Hòa đạt những kết quả sau:
Về đánh bắt thủy sản: Sản lượng đánh bắt thủy sản năm 2014 đạt khoảng
85 nghìn tấn, bằng 95,18% KH, tăng 3,16% so năm 2013, trong đó trên 76 nghìn tấn cá tăng 3,86%, trên 1,3 nghìn tấn tôm tăng 13,17% và các loại hải sản khác
Về nuôi trồng thủy sản: Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2014 đạt 14 nghìn tấn, bằng 88,61% KH, tăng 1,81% so năm 2013, trong đó đạt trên 6,1 nghìn tấn tôm thẻ chân trắng tăng 6,57%, 0,43 nghìn tấn tôm sú giảm 25,42%,
do nhiều hộ nuôi tôm sú đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng có thời gian
Trang 33nuôi ngắn, năng suất cao, ít dịch bệnh, có hiệu quả kinh tế cao Diện tích nuôi trồng thủy sản từ đầu năm đến nay đạt 5.829,4 ha, tăng 1,5% so năm 2013 do thời tiết thuận lợi cho việc thả nuôi các loại thủy hải sản, trong đó diện tích nuôi tôm sú 330 ha giảm 36,3%, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 2.992,7 ha, tăng 8,9%
Dựa vào những kết quả đã đạt được năm 2014, tỉnh Khánh Hòa đã đề ra
kế hoạch thực hiện trong năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu sản lượng thủy sản đạt 102.270 tấn, trong đó sản lượng đánh bắt là 88.000 tấn và nuôi trồng là 14.270 tấn Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 470 triệu USD
Để thực hiện thắng lợi kế hoạch đã đề ra, trong thời gian tới UBND tỉnh Khánh Hòa, Sở NN&PTNT cần chỉ đạo các Chi cục Thủy sản tiếp tục triển khai thực hiện Nghị Định 67/NĐ-CP, hỗ trợ kịp thời cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu thuyền Tập trung hoàn thiện quy hoạch trong nuôi trồng thủy sản, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản Cùng với các giải pháp cụ thể
mà tỉnh Khánh Hòa đã để ra như:
Giải pháp về khai thác thủy sản:
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các trung tâm nghề cá
- Triển khai dự án điều tra khảo sát nguồn lợi hải sản vùng ven bờ tỉnh Khánh Hòa
- Tăng cường năng lực quản lý hành chính nhà nước, cải cách hành chính trong quản lý khai thác thủy sản
- Về kỹ thuật, công nghệ: áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đóng mới tàu thuyền khai thác, công nghệ khai thác xa bờ với các loại thiết bị kỹ thuật cao đang được sử dụng trên thế giới; cơ giới hóa quá trình khai thác; trang bị đầy
đủ các thiết bị phòng hộ, bảo vệ cho tàu thuyền hoạt động trên biển
- Giải pháp về vốn: gắn công trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch
vụ hậu cần nghề cá với các công trình kinh tế của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp
Trang 34và PTNT và tỉnh Khánh Hòa để tranh thủ tối đa nguồn vốn ngân sách; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá và phương tiện khai thác xa bờ
- Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm: tập trung phát triển lĩnh vực thủy sản, đa dạng hóa sản phẩm để cung cấp cho nhiều loại thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại với các thị trường truyền thống đồng thời
mở rộng thị trường mới; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về chế biến và an toàn
vệ sinh thực phẩm vào tất cả các khâu trong quá trình chế biến thủy sản xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa để nâng cao chất lượng các mặt hàng chế biến thủy sản tạo ra niềm tin, thương hiệu cho sản phẩm chế biến của tỉnh Khánh Hòa; tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn ngư dân trong khâu bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để tạo ra nguồn nguyên liệu có giá trị cao và đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.; chú trọng phát triển sản xuất nước mắm, chế biến hàng khô, thức ăn phục vụ chăn nuôi để tận thu tối đa nguồn sản phẩm khai thác hải sản
- Giải pháp về đào tạo huấn luyện: phối hợp với các trường Đại học, Viện nghiên cứu, Trung tâm khuyến ngư, Hội nghề cá và các trung tâm nghiên cứu liên quan đến thủy sản trong việc tổ chức hàng năm các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên về kỹ thuật đánh bắt, sử dụng các thiết bị kỹ thuật cao ; tổ chức các lớp tập huấn về
an ninh quốc phòng, tìm kiếm cứu nạn hàng năm cho ngư dân
Giải pháp về nuôi trồng thủy sản:
- NTTS nước lợ
+ Rà soát lại quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thủy sản nước lợ
+ Cải tạo và nâng cấp vùng nuôi: hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thủy lợi cho các vùng nuôi tập trung; quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tâng đã được đầu tư
Trang 35+ Giải pháp về cung cấp giống: khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng vùng sản xuất và kiểm định tôm sú giống tập trung Ninh Vân, tiếp tục tìm kiếm thêm địa điểm đầu tư để xây dựng 01 vùng sản xuất và kiểm định giống thủy sản mới; phối hợp với các trường Đại học, Viện nghiên cứu triển khai việc chuyển giao công nghệ sản xuất các loại giống thủy sản có giá trị kinh tế cao; vận hành duy tu, bảo dưỡng trại thực nghiệm Sông Lô để tiếp thu chuyển giao + Giải pháp về thức ăn công nghiệp: Khuyến khích người dân nuôi trồng thủy sản sử dụng thức ăn công nghiệp để tránh gây ô nhiễm môi trường
+ Giải pháp về khoa học công nghệ: Tiếp tục phối hợp với các cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình sản xuất các loại giống thủy sản nước lợ
+ Giải pháp về vốn đầu tư: Tận dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư của các tổ chức quốc tế, trong nước liên quan đến nuôi trồng thủy sản; kết hợp với UBND các cấp, các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách để tạo ra nguồn vốn vay cho người dân
+ Các hoạt động khuyến ngư: Đẩy mạnh các hoạt động khuyến ngư trên
cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học thuật mới trong nuôi trồng
- Nuôi trồng thủy sản nước mặn
+ Xây dựng quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản tại các vùng Vịnh - Khánh Hòa
+ Khẩn trương triển khai các vùng quy hoạch chi tiết
+ Giải pháp về cung cấp giống: Tái tạo, bảo vệ nguồn lợi nhất là các bãi
đẻ, cư trú, sinh trưởng của ấu trùng các loại thủy sản cần nuôi; có kế hoạch khai thác giống đúng thời vụ, số lượng để đảm bảo vừa cung cấp đủ giống vừa duy trì được thủy sản sinh trưởng trong tự nhiên
+ Giải pháp về thức ăn công nghiệp: Nhập hoặc sản xuất các loại thức ăn công nghiệp phù hợp với nuôi thủy sản trên biển
+ Giải pháp về khoa học công nghệ: Phối hợp với các trường đại học,
Trang 36Viện nghiên cứu tiếp tục triển khai các đề tài về giống hải sản nuôi trên biển; đưa các loại lồng tiên tiến của các nước vào địa bàn tỉnh Khánh Hòa
+ Chính sách hỗ trợ phát triển: Tiến hành sớm việc giao khoán mặt biển cho các hộ tham gia nuôi trồng mặt nước lớn, nuôi sinh thái; mở rộng và tái tạo thêm nguồn vốn dài hạn, trung hạn cho người dân; miễn, giảm thuế cho các hộ đầu tư nuôi sinh thái
Giải pháp về chế biến và thương mại thủy sản
- Giải pháp về tổ chức sản xuất, kinh doanh: Quy hoạch các nhà máy chế biến mới xây dựng vào các khu công nghiệp có quy hoạch chế biến thủy sản; dần dần chuyển các cơ sở chế biến thủy sản trong nội đô các thị xã, thành phố
ra các khu công nghiệp để giải quyết vấn đề ô nhiễm; xây dựng lực lượng nghề
cá nhân dân tham gia vào chế biến nước mắm, hàng khô, đông lạnh theo thành phần kinh tế hộ cá thể, trang trại nhằm phát huy được thế mạnh của đa thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh thủy sản
- Giải pháp để tạo nguồn nguyên liệu
+ Tạo nguồn nguyên liệu từ nguồn khai thác, nuôi trồng từ địa phương + Tạo nguồn nguyên liệu từ các địa phương khác
- Giải pháp về công nghệ và đầu tư: áp dụng các công nghệ chế biến mới
để đa dạng mặt hằng; đầu tư xây dựng; đầu tư xây dựng thêm một số nhà máy chế biến đông lạnh xuất khẩu với công suất 300TSP/ngày và 6000 tấn kho đông
- Giải pháp về đào tạo nhân lực: phối hợp với các trường Đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có thương hiệu để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề
- Giải pháp về vốn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến: chủ yếu là huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư bằng nguồn vốn vay, tự có, nhà nước hỗ trợ tối đa 20%
Trang 37- Quản lý chất lượng sản phẩm: gắn chặt quyền lợi của các nhà sản xuất nguyên liệu, thu mua với cơ sở chế biến thông qua các hợp đồng kinh tế có các điều khoản nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng con giống, thức ăn công nghiệp, thuốc thú y thủy sản, kiên quyết ngăn chặn các loại hóa chất, thuốc thú y có chất gây tác hại đến sức khỏe người tiêu dùng; tổ chức đội thanh tra thị trường đủ năng lực
để kiểm tra các cơ sở buôn bán thương mại thủy sản nhất là trong lĩnh vực thú
y thủy sản; khuyến khích tất cả các cơ sở chế biến xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa cải tạo nâng cấp nhà xưởng đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất an toàn chống ô nhiễm chéo, áp dụng các tiêu chuẩn chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế, phấn đấu tất cả các cơ sở chế biến xuất khẩu đạt tiêu chuẩn xuất hàng trực tiếp
1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển thủy sản đối với huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
Với kinh nghiệm đúc rút được từ thực tiễn áp dụng của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước nói trên đối với phát triển ngành thủy sản, ngành thủy sản huyện Kim Sơn cần rút ra những bài học cần thiết để có biện pháp phát triển thủy sản cho phù hợp
Trước yêu cầu ngày càng khắt khe và phức tạp thì thị trường trong và ngoài nước về mặt hàng thủy sản huyện Kim Sơn cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu theo chuỗi, đẩy mạnh đầu tư công nghệ, tích cực áp dụng các tiêu chuẩn Quốc gia, quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh Bên cạnh đó cần chú trọng về việc đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ của người lao động làm việc trong lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thủy sản…
Trang 38Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên [55]
2.1.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý
Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực Nam khu vực đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình và Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Đông nam giáp vịnh Bắc Bộ khoảng 17 km chiều dài
bờ biển Tổng diện tích tự nhiên của Ninh Bình là 139,3 ha vớí 8 đơn vị hành chính là thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và 6 huyện là Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn Trong đó Kim Sơn là huyện ven biển duy nhất của tỉnh, nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình và miền Bắc, đây là một huyện thuần khiết đồng bằng, được thành lập bởi nhà doanh điền
sứ Nguyễn Công Trứ trong công cuộc khai hoang lấn biển cách đây 2 thế kỷ Vùng đất được biết đến với vai trò trung tâm của xứ đạo Phát Diệm, nay là giáo phận Phát Diệm với mật độ dày đặc các nhà thờ công giáo 7 xã vùng ven biển
và biển đảo Kim Sơn với những giá trị đa dạng sinh học nổi bật toàn cầu đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới
Trang 392.1.1.3 Đặc điểm về khí hậu, thủy văn
Nằm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Kim Sơn chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hạ Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hạ có gió Nam từ biển thổi vào mang hơi nước nên thời tiết mát mẻ hơn các địa phương khác
Điều kiện khí hậu ở đây chịu sự chi phối của hai hệ thống gió mùa Đông Bắc và Tây Nam đã biến tính khi thổi vào vinh Bắc Bộ và tác động của Biển
Từ tháng 2 đến tháng 4 là thời kỳ suy thoái của gió mùa Đông Bắc, đồng thời gió Đông phát triển mạnh và trở nên thống trị Tần suất gió Đông trong các tháng này lên đến 50% ÷ 60%, hướng Bắc bẫn còn chiếm tỷ lệ khoảng 15% ÷ 25%
Từ tháng 4 đến tháng 7 là thời kỳ thống trị của gió hướng Nam đến Đông Nam, thồi từ biển vào đất liền đem lại thời tiết nóng ẩm ở dải ven bờ Trong
đố gió Nam chiếm ưu thế lến đến 50% ÷ 60% Gió Tây Nam cũng thường xuất hiện với tần suất trên dưới 10%
Từ tháng 8 đến tháng 9 là thời kỳ chuyển đổi hướng gió, tần suất phân phối cho nhiều hướng khác nhau Trong tháng 8 ưu thế thộc về các gió có thành phần Nam, nhưng sang tháng 9 ưu thế chuyển sang các hướng có thành phần Bắc
Vận tốc gió trung bình tại đây nhìn chung lớn Ở vùng sát bờ biển vận tốc gió trung bình thường xuyên đạt trên 3m/s
Trang 40Nhiệt độ:
Xét theo nhiệt độ trung bình năm đại bộ phận lãnh thổ của dải ven biển huyên Kim Sơn có địa hình thấp và bằng phẳng nên nền nhiệt tương đối cao, thuộc chế độ nhiệt nóng và có xu thế tăng dần từ Bắc xuống Nam Ở đây nhiệt
độ trung bình năm da động trong khoảng 22,2 ÷ 23,6° Chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của gió mùa Đông Bắc, chế độ nhiệt ở đât phân hóa ra làm hai mùa nóng lạnh rõ rệt, mùa nóng kéo dài từ 4 đến 5 tháng từ tháng 5 đến tháng 10 Tháng
7 có nhiệt độ không khí cao nhất đật trị số 28,2 ÷ 29,4° Mùa lạnh kéo dài 2 tháng (tháng 1 và tháng 2) Tháng 1 là tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình trong khoảng 14,3 ÷ 16,8°
Cũng do ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ không khí biến thiên khá lớn trong năm Giá trị biên độ nhiệt ở đây đạt 13,1 ÷ 13,3° Bên cạnh đó, do nằm sát biển nên nhiệt độ tương đối điều hòa trong ngày, trị
số biên độ nhiệt ngày đêm trung bình năm dao động trong khoảng 4,4 ÷ 6,9°
Độ ẩm không khí:
Độ ẩm trung bình năm tương đối cao dao động trong khoảng 82 ÷ 85% Thời kỳ nửa cuối mùa đông (tháng 2 đến tháng 4) do ảnh hưởng kiểu thời tiết mưa phùn ẩm ướt nên có độ ảm không khí cao, đạt 87 ÷ 92%, các tháng đầu mùa đông lại tương đối thấp khoảng 76 ÷ 82%
Lượng mưa:
Trong địa bàn huyện Kim sơn có dãy núi Tam Điệp ở phía Tây, dãy núi này chắn gió làm cho hơi nước từ biển Đông ngưng tụ nên lượng mưa hàng năm tại đât tương đối lớn Tuy nhiên lượng mua phân phôi không đều theo các tháng trong năm Trong 6 tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa chiếm 75% đến 85% lượng mưa cả năm
Đặc điểm chế độ thủy văn:
Sông Đáy: Chịu ảnh hưởng của Thủy triều rất mạnh đồng thưoif chịu ảnh