1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

lịch sử văn minh thế giới

9 448 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 31,67 KB

Nội dung

MỞ BÀI Ấn Độ là cái nôi của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Thi hào Tagore đã ca ngợi đất nước Ấn Độ: “Khi anh cất lên tiếng gọi thì Họ đến Ấn Độ Giáo và Phật Giáo, Kỳ Na Giáo và đạo Sikh, Đạo Parsi, Hồi Giáo và Thiên Chúa. Đông và Tây gặp nhau Thể xác đồng nhất với tình yêu nơi linh thiêng của anh Chiến thắng thuộc về kẻ tạo ra tâm hồn nhân loại Chiến thắng thuộc về kẻ kiến tạo định mệnh của Ấn Độ”. Nền tôn giáo Ấn Độ phát triển rực rỡ và ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đạo Hinđu và là tôn giáo có chính được đông đảo người dân Ấn Độ theo. Với lịch sử phát triển cũng như những tư tưởng quan điểm của mình, Hinđu giáo đã ăn sâu vào trong cuộc sống của người Ấn, và từ Ấn Độ, nó được truyền bá đến nhiều quốc gia. Vì vậy, trong bài này, em xin đi sâu làm rõ vấn đề: “Hoàn cảnh ra đời, giáo lý cơ bản và ảnh hưởng của Hinđu giáo trong nền văn minh Ấn Độ thời trung đại”. NỘI DUNG I – HOÀN CẢNH RA ĐỜI Hinđu giáo (hay Ấn Độ giáo) ra đời trên nền tảng của đạo Bàlamôn vào khoảng thế kỷ VIII, IX. Vào thiên kỉ II TCN, các tộc người Arian ở vùng Trung Á và nằm phía Đông của châu Âu đã thiên di ồ ạt vào vùng Tây Bắc của Ấn Độ. Lúc bấy giờ, phía bắc Ấn vùng ven sông Ấn (Indus) đã hình thành một nền văn minh phát triển rực rỡ đạt trình độ cao. Đó là nền văn minh sông Ấn. Tuy nhiên, bằng nhiều hình thức khác nhau, các tộc người Arian đã dần chiếm lĩnh Bắc Ấn và tàn phá , xua đuổi người Đraviđa bản địa. Cho nên, nền văn minh sông Ấn nhanh chóng bị lụi tàn. Mặc dù vậy, tín ngưỡng dân gian nguyên thủy của người Đraviđa lại có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành đạo Vêđa. Tục linh thiêng hóa các hiện tượng tự nhiên, động vật, …. Do quan niệm của người Ấn nguyên thủy tất cả các sự vật trong thiên nhiên đều chung một nguồn gốc và chúng chỉ là những dáng vẻ khác nhau của một thực thể thống nhất, tất cả đều có linh hồn và mọi vật đều có thể chuyển hóa lẫn nhau trong vòng luân hồi đến sự giao cảm giữa con người và thần linh. Những quan niệm ấy của Vêđa đã đặt những viên gạch vững chắc đầu tiên cho Hinđu giáo phát triển rực rỡ sau này. Đến những thế kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ I TCN, do sự phát triển của xã hội có giai cấp và do sự không bình đẳng về đẳng cấp ngày càng sâu sắc, từ các hình thức tín ngưỡng dân gian dần dần đã tập hợp thành một tôn giáo lớn gọi là đạo Bàlamôn. Như vậy đạo Bàlamôn là một tôn giá không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội chặt chẽ. Có thể nói rằng: giai đoạn Bàlamôn là một mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển của Hinđu giáo. Đồng thời, quá trình chuyển biến từ Vêđa sang Bàlamôn là sự chuyển biến tiếp nối và hoàn thiện thêm trong hệ thống giáo lí và thần linh. Thế nhưng, trong thời kì Bàlamôn vai trò quan trọng gắn liền với tầng lớp tăng lữ. Sở dĩ như vậy là do sự phân hóa giai cấp trong xã hội sâu sắc và có nhiều đổi thay lớn, một trong số đó là chế độ đẳng cấp Varna hà khắc đã ra đời. Sau giai đoạn phát triển của mình, Bàlamôn dần dần đi xuống do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, nguyên nhân chủ yếu nhất là do sự ra đời của đạo Phật. Khi Phật giáo ra đời nó đã chống lại quan điểm của đạo Bàlamôn, nhất là chế độ đẳng cấp Varna và đề cao sự công bình trong xã hội. Đồng thời đây cũng là tôn giáo của tất cả mọi người, trong đó có những người lao động khổ cực ở tầng lớp dưới cùng là Sudra. Đến khoảng thế kỉ VII, đạo Phật bị suy sụp ở Ấn Độ. Nhân tình hình đó, đạo Bàlamôn dần dần phục hưng, đến khoảng thế kỷ VIII, IX đạo Bàlamôn đã bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, về kinh điển, về nghi thức tế lễ,... từ đó, đạo Bàlamôn được gọi là đạo Hinđu. II – GIÁO LÝ CƠ BẢN CỦA HINĐU GIÁO 1. Nghiệp báo luân hồi (samsara) và sự giải thoát Tư tưởng nghiệp báo luân hồi trong “Phạn thư” và “Áo nghĩa thư” đã đề xuất, được đạo Bàlamôn xem là tín ngưỡng căn bản, Hinđu giáo lại tiến thêm một bước ra sức phát huy. Hinđu giáo tuyên bố: mỗi một sinh vật (bao gồm cả con người) đều có cuộc sống, đều có linh hồn, linh hồn dựa vào một loại nghiệp lực không thể nhìn thấy được, nghiệp lực là do tính chất của những hành vi có ý thức dẫn tới, khi thân xác của một sinh vật chết đi thì linh hồn này còn có thể sống lại được ở trong một cơ thể khác, trong quá trình sống lại dựa vào nghiệp lực của linh hồn đã khơi lên những tác dụng mang tính chất quyết định. Đối với con người, hình thái chuyển kiếp của một con người được quyết định bởi hành vi sống ở trên đời của bản thân người ấy: “Người làm điều thiện thì trở thành thiện, người làm ác thì trở thành ác”, “gieo hạt nào thì hái trái đó”. Đạo này còn cho rằng, kiếp luân hồi này vô thủy vô chung, cứ xoay vần từ đầu đến cuối, cần phải trải qua một hệ thống tuần hoàn sống chết và khổ sở, chỉ có trải qua sự tu hành gian khổ đặc biệt thì mới có thể thoát khỏi sự trói buộc của nó, từ đó sẽ được giải thoát. Phương pháp và con đường giải thoát, nói chung người ta cho rằng có ba loại: Con đường của hành vi (nghiệp đạo), cần phải nghiêm khắc thờ phụng “Pháp” của đạo Hinđu (những quy phạm của hành vi hoặc luân lý đạo đức), thực hiện nghĩa vụ đẳng cấp, giữ nghiêm giới luật, tế tự đúng quy định, từ đó sẽ được giải thoát. Con đường của tri thức, tức là thông qua việc học tập, tu dưỡng, khổ hành, thiền định nhất định để cho linh hồn mình được tồn tại ở nơi tối cao, hợp nhất với Phạn, từ đó giành được phúc vui hoặc giải thoát. Con đường kiền tín (lòng tin chân thành), tức là sự tin yêu, quy y đối với thần, giành được ân sủng, từ đó đạt được sự giải thoát. 2. Xác lập đẳng cấp Chế độ đẳng cấp Varna ra đời khi xã hội Ấn Độ đã bước qua thời kỳ bộ tộc, thị lạc để tiến đến với một chế độ xã hội mới cà ở đây đã có sự xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân công lao động sản xuất. Trong lịch sử Ấn Độ, chế độ đẳng cấp được xác định là cách đây khoảng 2000 năm TCN vào thời đại Vêđa. Trong truyền thuyết có giải thích: “khi các thần chia con người thì họ chia làm mấy mảnh? Mồm, tay, đùi, chân của con người họ gọi là gì? Mồm ư? Đó là người Brahman Tay ư? Đó là người Kshastriya Đùi ư? Đó là người Vaisya Còn chân ư? Đó là người Soudra” Khi vào Ấn Độ, những người Arian đã mang theo những kỹ thuật vào Ấn Độ, nhất là công cụ sản xuất. Điều đó đã khiến các công cụ được cải tiến, con người sản xuất ra được nhiều của cải hơn. Từ đó, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội và phá vỡ dần sự tồn tại của chế độ công xã nguyên thủy, sự phân hóa giai cấp và thành lập nhà nước dần được thiết lập. Dưới sự cai trị của người Aryan, Hinđu giáo trở thành tôn giáo chính và chế độ phân biệt đẳng cấp Varna bắt đầu xuất hiện rõ nét, được chế định hóa trong bộ luật Manu nổi tiếng: Brahman là vị thần tối cao, ngoài có năng lực siêu phàm đã quy định cho mỗi Varna một vị trí quyền hạn và công việc cụ thể tồn tại vĩnh hằng và bất biến. Theo đó, đẳng cấp cao nhất là những người Brahman, gồm các tăng lữ trông coi những việc tế lễ tôn giáo và các triết gia, học giả. Họ thâu tóm quyền lực trong lĩnh vực tôn giáo và văn hóa, một số tham gia vào công việc triều chính như cố vấn, niệm thần chú,... Họ tự nhận mình là hạng cao thượng, sinh từ miệng Brahman, thay Brahman cầm cương lãnh đạo dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính và an hưởng cuộc sống sung sướng nhất. Đẳng cấp thứ hai là Kshastriya. Họ là những võ sĩ, tự cho mình được sinh ra từ cánh tay của Brahman, thay mặt Brahman bắn quyền hành thống trị dân chúng. Họ họp thành tập đoàn quý tộc quân sự hành chính, nắm quân đội và chính quyền. Nhà vua thường thuộc tầng lớp này. Nếu trong đẳng cấp Brahman được coi trọng nhờ học tập và tri thức thì Kshastriya được trọng phụng nhờ lòng dũng cảm trong chiến đấu Tầng lớp thứ ba là Vaisya – tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, là người bình dân, gồm những người làm nghề nông, chăn nuôi và buôn bán. Họ là tầng lớp chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Những người Vaisya phải lao động vất vả và phải nộp những khoản thuế nặng nề cho Kshastriya. Thân phận người Vaisya không cho phép họ lười biếng và không cho phép họ quay lưng lại với lao động. Đẳng cấp thứ tư là Sudra, là những tiện dân và nô lệ. Đẳng cấp Sudra có nguồn gốc từ những bộ tộc người Dravida cổ xua bị người Arian chinh phục nên địa vị của người Dravida trong xã hội vô cùng thấp. Và duy nhất trong xã hội đẳng cấp Varna, Sudra không bao giờ được đọc kinh Vêđa, thậm chí là không được biết, không được nghe. Nếu một người Soudra dám cả gan nghe trộm tụng kinh sẽ bị đổ thiếc nung chảy vào tai. Họ được giáo dục rằng mình sinh ra từ gót chân của Brahman nên thủ phận làm khổ sai suốt đời cho các giai cấp trên. Họ làm những công việc nông tang, đánh cá, săn bắn và những việc nặng nhọc khác nhưng ở vào địa vị thấp kém nhất, không được pháp luật bảo hộ, không được tham gia vào các hoạt động tôn giáo. Họ chỉ có thể kết thúc việc hầu hạ phục dịch của mình cho đến khi nào sức cùng lực kiệt, chỉ khi nào họ chết họ mới được giải thoát. Vì thế nên có câu “sông và suối có thể cạn nhưng những giọt nước mắt của Sudra không bao giờ cạn”. Đẳng cấp thứ năm là Pariah, giống người cùng khổ, bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, vô cùng khổ nhục, tối tăm, là tầng lớp đáy cùng của xã hội. Chế độ phân biệt đẳng cấp được coi là bất biến, áp dụng từ khi mỗi người được sinh ra. Người ở đẳng cấp dưới có nghĩa vụ buộc phải tôn kính những người ở đẳng cấp trên. Kinh của Hindu giáo từng ghi rõ: “Một người Brahman dưới 10 tuổi cũng có thể coi là cha của một kẻ ở các đẳng cấp dưới, dầu cho kẻ ấy đã 100 tuổi”.

Trang 1

MỞ BÀI

Ấn Độ là cái nôi của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới Thi hào Tagore đã ca ngợi đất nước Ấn Độ:

“Khi anh cất lên tiếng gọi thì Họ đến

Ấn Độ Giáo và Phật Giáo, Kỳ Na Giáo và đạo Sikh,

Đạo Parsi, Hồi Giáo và Thiên Chúa.

Đông và Tây gặp nhau

Thể xác đồng nhất với tình yêu nơi linh thiêng của anh

Chiến thắng thuộc về kẻ tạo ra tâm hồn nhân loại

Chiến thắng thuộc về kẻ kiến tạo định mệnh của Ấn Độ”.

Nền tôn giáo Ấn Độ phát triển rực rỡ và ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đạo Hinđu và là tôn giáo có chính được đông đảo người dân Ấn Độ theo Với lịch sử phát triển cũng như những tư tưởng quan điểm của mình, Hinđu giáo đã ăn sâu vào trong cuộc sống của người Ấn, và từ Ấn Độ, nó được truyền bá đến nhiều quốc gia Vì vậy, trong bài này, em xin đi sâu làm rõ

vấn đề: “Hoàn cảnh ra đời, giáo lý cơ bản và ảnh hưởng của Hinđu giáo trong nền văn minh Ấn Độ thời trung đại”.

NỘI DUNG

I – HOÀN CẢNH RA ĐỜI

Hinđu giáo (hay Ấn Độ giáo) ra đời trên nền tảng của đạo Bàlamôn vào khoảng thế kỷ VIII, IX

Vào thiên kỉ II TCN, các tộc người Arian ở vùng Trung Á và nằm phía Đông của châu Âu đã thiên di ồ ạt vào vùng Tây Bắc của Ấn Độ Lúc bấy giờ, phía bắc Ấn vùng ven sông Ấn (Indus) đã hình thành một nền văn minh phát triển rực

rỡ đạt trình độ cao Đó là nền văn minh sông Ấn Tuy nhiên, bằng nhiều hình thức khác nhau, các tộc người Arian đã dần chiếm lĩnh Bắc Ấn và tàn phá , xua đuổi người Đraviđa bản địa Cho nên, nền văn minh sông Ấn nhanh chóng bị lụi tàn Mặc dù vậy, tín ngưỡng dân gian nguyên thủy của người Đraviđa lại có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành đạo Vêđa Tục linh thiêng hóa các hiện tượng tự nhiên, động vật, … Do quan niệm của người Ấn nguyên thủy tất cả các sự vật trong thiên nhiên đều chung một nguồn gốc và chúng chỉ là những dáng vẻ khác nhau của một thực thể thống nhất, tất cả đều có linh hồn và mọi vật đều có thể chuyển hóa lẫn nhau trong vòng luân hồi đến sự giao cảm giữa con người và thần linh Những quan niệm ấy của Vêđa đã đặt những viên gạch vững chắc đầu tiên cho Hinđu giáo phát triển rực rỡ sau này

Trang 2

Đến những thế kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ I TCN, do sự phát triển của xã hội có giai cấp và do sự không bình đẳng về đẳng cấp ngày càng sâu sắc, từ các hình thức tín ngưỡng dân gian dần dần đã tập hợp thành một tôn giáo lớn gọi là đạo Bàlamôn Như vậy đạo Bàlamôn là một tôn giá không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội chặt chẽ Có thể nói rằng: giai đoạn Bàlamôn là một mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển của Hinđu giáo Đồng thời, quá trình chuyển biến từ Vêđa sang Bàlamôn là sự chuyển biến tiếp nối và hoàn thiện thêm trong hệ thống giáo lí và thần linh Thế nhưng, trong thời kì Bàlamôn vai trò quan trọng gắn liền với tầng lớp tăng lữ Sở dĩ như vậy là do sự phân hóa giai cấp trong xã hội sâu sắc và có nhiều đổi thay lớn, một trong số đó là chế độ đẳng cấp Varna hà khắc đã ra đời

Sau giai đoạn phát triển của mình, Bàlamôn dần dần đi xuống do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, nguyên nhân chủ yếu nhất là do sự ra đời của đạo Phật Khi Phật giáo ra đời nó đã chống lại quan điểm của đạo Bàlamôn, nhất

là chế độ đẳng cấp Varna và đề cao sự công bình trong xã hội Đồng thời đây cũng là tôn giáo của tất cả mọi người, trong đó có những người lao động khổ cực ở tầng lớp dưới cùng là Sudra

Đến khoảng thế kỉ VII, đạo Phật bị suy sụp ở Ấn Độ Nhân tình hình đó, đạo Bàlamôn dần dần phục hưng, đến khoảng thế kỷ VIII, IX đạo Bàlamôn đã bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, về kinh điển, về nghi thức tế lễ, từ đó, đạo Bàlamôn được gọi là đạo Hinđu

II – GIÁO LÝ CƠ BẢN CỦA HINĐU GIÁO

1 Nghiệp báo luân hồi (samsara) và sự giải thoát

Tư tưởng nghiệp báo luân hồi trong “Phạn thư” và “Áo nghĩa thư” đã đề

xuất, được đạo Bàlamôn xem là tín ngưỡng căn bản, Hinđu giáo lại tiến thêm một bước ra sức phát huy Hinđu giáo tuyên bố: mỗi một sinh vật (bao gồm cả con người) đều có cuộc sống, đều có linh hồn, linh hồn dựa vào một loại nghiệp lực không thể nhìn thấy được, nghiệp lực là do tính chất của những hành vi có ý thức dẫn tới, khi thân xác của một sinh vật chết đi thì linh hồn này còn có thể sống lại được ở trong một cơ thể khác, trong quá trình sống lại dựa vào nghiệp lực của linh hồn đã khơi lên những tác dụng mang tính chất quyết định Đối với con người, hình thái chuyển kiếp của một con người được quyết định bởi hành

vi sống ở trên đời của bản thân người ấy: “Người làm điều thiện thì trở thành thiện, người làm ác thì trở thành ác”, “gieo hạt nào thì hái trái đó” Đạo này

còn cho rằng, kiếp luân hồi này vô thủy vô chung, cứ xoay vần từ đầu đến cuối, cần phải trải qua một hệ thống tuần hoàn sống chết và khổ sở, chỉ có trải qua sự

Trang 3

tu hành gian khổ đặc biệt thì mới có thể thoát khỏi sự trói buộc của nó, từ đó sẽ được giải thoát

Phương pháp và con đường giải thoát, nói chung người ta cho rằng có ba loại:

- Con đường của hành vi (nghiệp đạo), cần phải nghiêm khắc thờ phụng “Pháp”

của đạo Hinđu (những quy phạm của hành vi hoặc luân lý đạo đức), thực hiện nghĩa vụ đẳng cấp, giữ nghiêm giới luật, tế tự đúng quy định, từ đó sẽ được giải thoát

- Con đường của tri thức, tức là thông qua việc học tập, tu dưỡng, khổ hành, thiền

định nhất định để cho linh hồn mình được tồn tại ở nơi tối cao, hợp nhất với Phạn, từ đó giành được phúc vui hoặc giải thoát

- Con đường kiền tín (lòng tin chân thành), tức là sự tin yêu, quy y đối với thần,

giành được ân sủng, từ đó đạt được sự giải thoát

2 Xác lập đẳng cấp

Chế độ đẳng cấp Varna ra đời khi xã hội Ấn Độ đã bước qua thời kỳ bộ tộc, thị lạc để tiến đến với một chế độ xã hội mới cà ở đây đã có sự xuất hiện chế độ

tư hữu và sự phân công lao động sản xuất Trong lịch sử Ấn Độ, chế độ đẳng cấp được xác định là cách đây khoảng 2000 năm TCN vào thời đại Vêđa Trong truyền thuyết có giải thích:

“khi các thần chia con người thì họ chia làm mấy mảnh?

Mồm, tay, đùi, chân của con người họ gọi là gì?

Mồm ư? Đó là người Brahman

Tay ư? Đó là người Kshastriya

Đùi ư? Đó là người Vaisya

Còn chân ư? Đó là người Soudra”

Khi vào Ấn Độ, những người Arian đã mang theo những kỹ thuật vào Ấn Độ, nhất là công cụ sản xuất Điều đó đã khiến các công cụ được cải tiến, con người sản xuất ra được nhiều của cải hơn Từ đó, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội và phá vỡ dần sự tồn tại của chế độ công xã nguyên thủy, sự phân hóa giai cấp và thành lập nhà nước dần được thiết lập Dưới sự cai trị của người Aryan, Hinđu giáo trở thành tôn giáo chính và chế độ phân biệt đẳng cấp Varna bắt đầu xuất hiện rõ nét, được chế định hóa trong bộ luật Manu nổi tiếng:

- Brahman là vị thần tối cao, ngoài có năng lực siêu phàm đã quy định cho mỗi Varna một vị trí quyền hạn và công việc cụ thể tồn tại vĩnh hằng và bất biến Theo đó, đẳng cấp cao nhất là những người Brahman, gồm các tăng lữ trông coi những việc tế lễ tôn giáo và các triết gia, học giả Họ thâu tóm quyền lực trong

Trang 4

lĩnh vực tôn giáo và văn hóa, một số tham gia vào công việc triều chính như cố vấn, niệm thần chú, Họ tự nhận mình là hạng cao thượng, sinh từ miệng Brahman, thay Brahman cầm cương lãnh đạo dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính và an hưởng cuộc sống sung sướng nhất

- Đẳng cấp thứ hai là Kshastriya Họ là những võ sĩ, tự cho mình được sinh ra từ cánh tay của Brahman, thay mặt Brahman bắn quyền hành thống trị dân chúng

Họ họp thành tập đoàn quý tộc quân sự - hành chính, nắm quân đội và chính quyền Nhà vua thường thuộc tầng lớp này Nếu trong đẳng cấp Brahman được coi trọng nhờ học tập và tri thức thì Kshastriya được trọng phụng nhờ lòng dũng cảm trong chiến đấu

- Tầng lớp thứ ba là Vaisya – tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, là người bình dân, gồm những người làm nghề nông, chăn nuôi và buôn bán Họ là tầng lớp chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội Những người Vaisya phải lao động vất

vả và phải nộp những khoản thuế nặng nề cho Kshastriya Thân phận người Vaisya không cho phép họ lười biếng và không cho phép họ quay lưng lại với lao động

- Đẳng cấp thứ tư là Sudra, là những tiện dân và nô lệ Đẳng cấp Sudra có nguồn gốc từ những bộ tộc người Dravida cổ xua bị người Arian chinh phục nên địa vị của người Dravida trong xã hội vô cùng thấp Và duy nhất trong xã hội đẳng cấp Varna, Sudra không bao giờ được đọc kinh Vêđa, thậm chí là không được biết, không được nghe Nếu một người Soudra dám cả gan nghe trộm tụng kinh sẽ bị

đổ thiếc nung chảy vào tai Họ được giáo dục rằng mình sinh ra từ gót chân của Brahman nên thủ phận làm khổ sai suốt đời cho các giai cấp trên Họ làm những công việc nông tang, đánh cá, săn bắn và những việc nặng nhọc khác nhưng ở vào địa vị thấp kém nhất, không được pháp luật bảo hộ, không được tham gia vào các hoạt động tôn giáo Họ chỉ có thể kết thúc việc hầu hạ phục dịch của mình cho đến khi nào sức cùng lực kiệt, chỉ khi nào họ chết họ mới được giải

thoát Vì thế nên có câu “sông và suối có thể cạn nhưng những giọt nước mắt của Sudra không bao giờ cạn”.

- Đẳng cấp thứ năm là Pariah, giống người cùng khổ, bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, vô cùng khổ nhục, tối tăm, là tầng lớp đáy cùng của xã hội

Chế độ phân biệt đẳng cấp được coi là bất biến, áp dụng từ khi mỗi người được sinh ra Người ở đẳng cấp dưới có nghĩa vụ buộc phải tôn kính những

người ở đẳng cấp trên Kinh của Hindu giáo từng ghi rõ: “Một người Brahman dưới 10 tuổi cũng có thể coi là cha của một kẻ ở các đẳng cấp dưới, dầu cho kẻ

ấy đã 100 tuổi”.

Trang 5

Người thuộc đẳng cấp thấp không được có quyền kết hôn với những người thuộc đẳng cấp cao hơn Những người ở đẳng cấp trên có quyền lấy người ở cấp dưới làm vợ Nếu người đàn ông lớp dưới dám lấy một phụ nữ ở đẳng cấp trên, thì con cái họ sẽ bị xếp vào hạng tiện dân

3. Thừa nhận quyền uy của kinhVêđa

Kinh Vêđa được xem là kinh thánh của Hinđu giáo, dùng làm căn bản định chuẩn cho triết học Ấn Ðộ Những gì phù hợp với kinh ấy thì được đánh giá là chính thống, và không phù hợp thì bị cho là phi chính thống Chữ Vêđa có nghĩa

là “biết”, “minh triết” Người Trung Hoa dịch là Minh luận Các cuốn kinh Vêđa gồm khoảng 10.000 câu thơ xuôi Tuy không được sắp xếp phân minh, nhưng kinh Vêđa, ngoài giá trị sách thiêng liêng, còn là đại tác phẩm tiêu biểu cho một nền văn học

Bốn bộ kinh Vêđa gồm:

- Rig Vêđa – tán tụng minh luận Cuốn quan trọng nhất và cung cấp hầu hết những giảng huấn cốt tủy Nó là bộ xưa nhất trong bốn bộ, kết tập khoảng 1200TCN Những vị thần được ca tụng nhiều nhất là Indra, Varuna và Agni

- Sama Vêđa – ca cịnh minh luận Bao gồm các giai điệu và các thánh ca Gồm

585 khổ thơ tương ứng với các giai điệu được dùng trong những tụng ca hiến thế

- Yajur Vêđa – tế tự minh luận cung cấp những chi tiết cần thiết khi thực hiện các

lễ tế, là một chuỗi các công thức hàm chứa những nghi lễ khác nhau (nghi lễ dâng trăng tròn, trăng mới, nghi lễ dâng các vong nhân, dâng thần lửa, dâng bốn mùa, )

- Atharva Vêđa – nhương tai minh luận, bao gồm có các thần chú và bùa chú Đây

có thể là những sản phẩm gốc bản địa có từ trước khi người Arian xâm lăng Triển khai ý nghĩa ba bộ kinh trên – gồm các bài thuyết giáo, có nội dung thiết thực và triết học Các bài thuyết giáo chứa đựng thông điệp tâm kinh căn bản của Hinđu giáo Atharva Vêđa được lấy tên từ các vị tư tế xưa, chuyên lo việc cúng thần lửa gọi là các Atharvan, gồm những câu phù chú ma thuật và những phù chú trừ ma yểm quỷ

Mỗi bộ kinh Vêđa lại được chia làm bốn phần:

- Mantra tức thánh ca

- Brahmana – phạn chí, gồm những bài kinh cầu, thần chú, các nghi lễ dành cho giới tư thế

Trang 6

- Aranyaka Các bài này dành cho các tu sĩ khổ hạnh.

- Upanishad – áo nghĩa thư, gồm các bài thuyết pháp giải thích triết lý dành cho các nhà tư tưởng

Ngoài bộ kinh Vêđa là nền tảng chi phối mọi hoạt động, suy nghĩ tư tưởng của người Ấn Độ còn có thêm sự kết hợp giữa các tác phẩm văn học như Mahabharata, Ramayana, Upanisad

III - ẢNH HƯỞNG CỦA HINĐU GIÁO TRONG NỀN VĂN MINH ẤN

ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI.

1. Chữ viết

Khi đạo Hindu phát triển cực thịnh, tôn giáo này đã sáng tạo một thể loại chữ viết mới (chữ Sanscrit - chữ Phạn), có hệ thống ngữ pháp phức tạp thường không có quy tắc, vì vậy nó đã được cải tiến và chỉnh sửa rất nhiều lần Chữ Phạn là chữ viết rất quan trọng của nền văn minh sông Ấn, nó lưu giữ toàn bộ các bộ kinh Vêđa, bộ luật Manu, bộ kinh Upanisad…

2. Văn học

Ấn Độ là nước có nền văn học rất phát triển, gồm có hai bộ phận chính là Vêđa và sử thi Những tập Vêđa gồm những bài cầu nguyện, thần chú, những nghi thức cúng bái, những bài thuyết pháp, những lời giải thích triết lí trong kinh Vêđa Hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayata là những công trình sáng tác tập thể của nhân dân Ấn Độ trong nhiều thế kỷ và là niềm tự hào của nhân dân Ấn

Độ trong hai ngàn năm nay Cho đến nay, các nhà văn nghệ sĩ Ấn Độ thuộc các ngành thơ, kịch, họa, điêu khắc, vẫn tìm được ở trong hai tác phẩm vĩ đại ấy nhiều đề tài và cảm hứng để sáng tác

Nói đến văn học thì không thể không nhắc tới Caliđaxa – nhà thơ, nhà soạn kịch lớn nhất thời Gupta (thế kỷ V), đặc biệt là vở kịch Sơcuntla Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn bởi tôn giáo nhưng ông lại thể hiện trong các tác phẩm của mình

tư tưởng tự do, chống lại lễ giáo khắt khe, lên án bản chất giả dối, lừa gạt, không chung thủy của giai cấp thống trị và trong chừng mực đã chống lại quan niệm về chế độ đẳng cấp Varna

3. Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc

Trang 7

Phù điêu và thần tượng đã được tìm thấy trong khoảng thế kỷ thứ II và III, nhưng không có một kiến trúc đền thờ nào còn sót lại các học giả đưa ra giả thuyết rằng những ngôi đền cổ của Hindu giáo được mô phỏng theo cấu trúc một ngôi nhà của cư dân bản địa, hoặc một cung điện Những ý tưởng thiết kế và xây dựng đền thờ Hindu giáo giai đoạn này được cho là lấy hình mẫu từ những đền thờ của đạo Jain và Phật giáo, nhưng sau đó đã có sự phát triển và tiến hóa mạnh mẽ trong cuộc cạnh tranh của các tôn giáo với nhau

Với sự khởi đầu của triều đại Gupta thế kỷ thứ IV, đền thờ Hinđu phát triển và đổi mới mạnh mẽ về thiết kế, phạm vi, hình thức, sử dụng đá và vật liệu mới cũng như tổng hợp mang tính biểu tượng của nền văn hóa và những nguyên tắc trong các biểu hiện nghệ thuật Đây là giai đoạn hoàn thiện những ý tưởng về Purusa, Mandapa trong tâm thức các tín đồ, trong việc thực hiện các nghi lễ cúng tế, cũng như các họa tiết mang tính biểu tượng liên quan đến pháp, nghiệp chướng, ái dục, của cải, giải thoát… Đền thượng tầng được xây dựng từ đá, gạch

và nhiều loại vật liệu Cánh cổng, lối vào, tường và các cột được chạm khắc phức tạp, trong khi các phần của ngôi đền được trang trí bằng vàng, bạc và đồ trang sức Brama, Vishnu, Shiva và các vị thần khác đã được thờ trong ngôi đền Hinđu

Thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ VI đánh dấu sự ra đời của phong cách Vidharbha, thành tựu tồn tại ở miền trung Ấn Độ như hang động Ajanta, Pavnar, Mandhal và Mahesvar Ở Nam Ấn Độ, thời kỳ này được ghi dấu với một số ngôi đền bằng đá, sớm nhất trong khu vực như đền thờ Chalukya

Trong thế kỷ thứ VI và VII, ngôi đền được thiết kế tinh tế hơn nữa trong triều đại Maurya, bằng chứng mà ngày nay tồn tại ở Ellora và Elephanta

Khoảng thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VII, những kiến trúc đền thờ ngoài trời được xây dựng Những ngôi đền Hindu ở miền bắc Ấn Độ và phía nam Ấn Độ

đã bắt đầu có sự khác biệt Tuy nhiên, các hình thức, chủ đề, biểu tượng và ý tưởng trung tâm trong việc thiết kế vẫn giống nhau

Từ thế kỷ thứ IX, sự khác biệt trong kiến trúc Bắc – Nam Ấn Độ hình thành

rõ rệt và kéo dài đến ngày này, chủ yếu gồm 3 phong cách: Nagara – Bắc Ấn (thế kỷ thứ IX), Dravida – Nam Ấn (từ thế kỷ thứ XI đến thể ký XVIII), Vasara – Trung Ấn.

Khi nhắc đến những công trình kiến trúc tiêu biểu của người Ấn thì ta không

Trang 8

tuyệt vời nhất của Kiến trúc Môgôn, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách Kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo, là biểu tượng của tình yêu bất diệt giữa hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal

4. Khoa học tự nhiên

Khoa học tự nhiên thời kỳ này tiếp tục phát triển mạnh dựa trên nền tảng của những thành tựu thời kỳ trước nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như hoạt động tôn giáo

Về thiên văn học, người Ấn đã biết chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có

30 ngày, mỗi ngày 30 giờ và cứ 5 năm có thêm một tháng nhuận Họ đã biết đến trái đất, mặt trăng có hình cầu, phân biệt được 5 hành tinh Hỏa, thủy, mộc, kim, thổ, biết được một số chòm sao và sự vận hành của chúng

Trên lĩnh vực toán học, vào thế kỷ VIII, người Arập nhờ dịch vào tác phẩm Siddhantas mà học được chữ số Ấn Độ Từ Arập, hệ thống chữ số này được truyền đến châu Âu Đến khoảng thế kỷ VI, người Ấn Độ đã tính được một cách chính xác số là 3,1416; đồng thời còn phát minh ra đại số học

Về y dược học, các tập Vêđa cũng là những tác phẩm dược cổ nhất, trong đó

có nêu hàng trăm loại thuốc thảo mộc Song song với sự phát triển sớm của thuật giải phẫu, người Ấn Độ đã biết chế thuốc gây tê cho bệnh nhân uống để giảm đau khi mổ

IV - ẢNH HƯỞNG CỦA HINĐU GIÁO ĐẾN MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Ở Việt Nam, di tích cho thấy sự ảnh hưởng rõ ràng nhất của Hinđu giáo là thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, một công trình kiến trúc mang đậm chất Ấn giáo có ý nghĩa lịch sử lớn đối với quốc gia Người Chăm có những lễ hội bắt nguồn từ Ấn Độ giáo như lễ hội tháp bà Po Nagar vào tháng tư hàng năm

Ở Campuchia, vốn văn học nước này tiếp nhận những tinh hoa văn học của người Ấn Độ - Hinđu giáo Từ thế kỷ XIV trở đi, văn học Ấn Độ chiếm ưu thế, tiêu biểu là tác phẩm Riêmkê Kiến trúc Campuchia cũng mang màu sắc Hinđu giáo với đền Angkor Wat được ví như là nơi để linh hồn quốc vương đến ngao du

Trang 9

Một số lễ hội truyền thống của người Myanma có nguồn gốc từ Ấn Độ như lễ hội té nước đầu năm mới thagyarmin, lễ hội ánh sáng Diwali bắt đầu từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Thadingyut

Hinđu giáo đã xuất hiện ở Indonesia từ khá sớm với các thuyết waisya, thuyết Brahmana, thuyết Ksastria, chữ viết của Ấn Độ đã tạo điều kiện để người dân nơi đây phát triển loại chữ cho riêng mình như: Java, Sunda, Bali, từ đó, các trường học đã được mở rộng, mặc dù các trường chủ yếu chỉ dạy về tôn giáo

KẾT BÀI

Hinđu giáo hiện nay là tôn giáo chính của Ấn Độ với khoảng 80% số người theo đạo Sự ảnh hưởng của Hinđu giáo đã đi sâu vào tiềm thức của người dân mỗi người và trở thành đời sống sinh hoạt cộng đồng quan trọng không thể thiếu Với những ảnh hưởng đó, Hinđu giáo trở thành một trong mười tôn giáo lớn nhất trong lịch sự nhân loại, có tác động mạnh mẽ đến phong tục tập quán của nhiều quốc gia trên thế giới và là niềm tự hào lớn của người Ấn Độ

Ngày đăng: 29/08/2017, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w