1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bai 6 bai tap an mon kim loai n3

8 383 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 253,6 KB

Nội dung

Câu 4: Cho viên bi Fe vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl, theo thời gian, sắt sẽ bị ăn mòn Câu 5: Kim loại nào sau đây có khả năng tạo ra màng oxit bảo vệ để không bị oxi hóa ngoài không

Trang 1

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh

B. ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axít trong môi trường không khí

C. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó

D. ăn mòn kim loại được chia làm hai dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá

Câu 2: Loại phản ứng hóa học xảy ra trong sự ăn mòn kim loại là

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học?

A. Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện

B. Ăn mòn hoá học không phải phản ứng oxi – hóa khử

C. Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học

D. Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá

Câu 4: Cho viên bi Fe vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl, theo thời gian, sắt sẽ bị ăn mòn

Câu 5: Kim loại nào sau đây có khả năng tạo ra màng oxit bảo vệ để không bị oxi hóa ngoài không khí ẩm?

Câu 6: Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại Sau 1 thời gian, ngư ời ta thấy khung

kim loại bị gỉ Hoá chất có khả năng gây ra hiện tượng trên là

A. Ancol etylic B. Dây nhôm C. Dầu hoả D. Axit clohiđric

Câu 7: Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa học là

A. Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện ly

B. Các điện cực phải tiếp xúc với nhau

C. Các điện cực phải là những chất khác nhau

D. Cả 3 điều kiện trên

Câu 8: Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra

A. Sự oxi hóa ở cực dương

B. sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm

C. Sự khử ở cực âm

D Sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương Câu 9: Bản chất của sự ăn mòn điện hoá là

A. Các quá trình oxi hoá - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực

ĂN MÒN KIM LOẠI

(BÀI TẬP TỰ LUYỆN)

Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC

Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Ăn mòn kim loại” thuộc Khóa học luyện thi THPT quốc gia PEN-C: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocma i.vn để giúp các Bạn kiể m tra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài g iảng “Ăn mòn kim loại” sau đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này

Trang 2

B. Quá trình oxi hoá kim loại

C. Quá trình khử kim loại và oxi hoá ion H+

D. Quá trình oxi hoá kim loại ở cực dương và oxi hoá ion H+ ở cực âm

Câu 10: Sự khác nhau trong bản chất của 2 hiện tượng ăn mòn kim loại là

A. Sự phát sinh dòng điện B. Quá trình oxi hóa khử

C. Kim loại mất electron tạo ra ion dương D. Sự phá hủy kim loại

Câu 11: Để vật bằng gang trong không khí ẩm, vật bị ăn mòn theo kiểu

A. Ăn mòn hóa học

B. Ăn mòn điện hoá: Fe là cực dương, C là cực âm

C. Ăn mòn điện hoá: Al là cực dương, Fe là cực âm

D. Ăn mòn điện hoá: Fe là cực âm, C là cực dương

Câu 12: Một vật bằng hợp kim Fe - Cu để trong môi trường điện hóa thì vật bị ăn mòn điện hóa Tại cực

dương xảy ra quá trình

A. Oxi hóa Fe  Fe2+ + 2e B. Khử Cu2+ + 2e  Cu

C. Oxi hóa 2H+ + 2e  H2 D. Khử 2H+ + 2.1e  H2

Câu 13: Cho bột sắt vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 Hiện tượng quan sát thấy là

A. Bọt khí bay lên ít và chậm hơn lúc đầu

B. Khí ngừng thoát ra (do Cu bao quanh Fe)

C. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu

D. Dung dịch không chuyển màu

Câu 14: Cuốn một sợi dây thép vào một thanh kim loại rồi nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng Quan sát thấy bọt khí thoát ra rất nhanh từ sợi dây thép Thanh kim loại đã dùng có thể là

Câu 15: Ngâm một là Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm Nếu nhỏ thêm vào vài giọt

dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh Chất tan trong dung dịch X là

Câu 16: Cắm 2 lá kim loại Zn và Cu nối với nhau bằng một sợi dây dẫn vào cốc thuỷ tinh Rót dung dịch

H2SO4 loãng vào cốc thuỷ tinh đó thấy khí H2 thoát ra từ lá Cu Giải thích nào sau đây không đúng với thí

nghiệm trên?

A Cu đã tác dụng với H2SO4 sinh ra H2

B Ở cực dương xảy ra phản ứng khử: 2H + 2e   H 2

C Ở cực âm xảy ra phản ứng oxi hoá: 2+

Zn  Zn + 2e

D Zn bị ăn mòn điện hóa và sinh ra dòng điện

Câu 17: Một sợi dây Cu nối với một sợi dây Fe để ngoài không khí ẩm, sau một thời gian có hiện tượng

A. Dây Fe và dây Cu cùng bị đứt B. Ở chỗ nối, dây Fe bị mủn và đứt

C. Ở chỗ nối, dây Cu bị mủn và đứt D. Không có hiện tượng gì

Câu 18: Cho một thanh Al tiếp xúc với một thanh Zn trong dung dịch HCl, sẽ quan sát được hiện tượng

A. Thanh Al tan, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Zn

B. Thanh Zn tan, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Al

C. Cả 2 thanh cùng tan và bọt khí H2 thoát ra từ cả 2 thanh

D. Thanh Al tan trước, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Al

Trang 3

Câu 19: Một lá Al được nối với một lá Zn ở một đầu, đầu còn lại của 2 thanh kim loại đều được nhúng

trong dịch muối ăn Tại chỗ nối của 2 thanh kim loại sẽ xảy ra quá trình

A. Ion Zn2+ thu thêm 2e để tạo Zn B Ion Al3+ thu thêm 3e để tạo Al

C. Electron di chuyển từ Al sang Zn D. Electron di chuyển từ Zn sang Al

Câu 20: Trường hợp nào dưới đây kim loại bị ăn mòn điện hoá?

A. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl B. Thép (chứa C) để trong không khí ẩm

C Đốt dây Fe trong khí O2 D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng

Câu 21: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2 Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007)

Câu 22: Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá trong bốn thí nghiệm sau là:

- TN1: Cho thanh Fe vào dung dịch FeCl3

- TN2: Cho thanh Fe vào dung dịch CuSO4

- TN3: Cho thanh Cu vào dung dịch FeCl3

- TN4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi cho vào dung dịch HCl

(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008)

Câu 23: Khi để các cặp kim loại dưới đây ngoài không khí ẩm, trường hợp nào Fe bị mòn?

A Al – Fe B Cr – Fe C Cu – Fe D Zn – Fe Câu 24: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV) Khi tiếp xúc với dung dịch chất

điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là

A. I, II và III B. I, II và IV C. I, III và IV D. II, III và IV

(Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009)

Câu 25: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và

Ni Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là:

(Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007)

Câu 26: Một chiếc chìa khoá làm bằng hợp kim Cu-Fe bị rơi xuống đáy giếng Sau một thời gian chiếc chìa

khoá sẽ

A. Bị ăn mòn hoá học

B. Bị ăn mòn điện hoá

C. Không bị ăn mòn

D. Ăn mòn điện hoá hoặc hoá học tuỳ theo lượng Cu-Fe có trong chìa khoá đó

Câu 27: Có 2 chiếc thìa sắt như nhau, một chiếc giữ nguyên còn một chiếc bị vặn cong cùng đặt trong điều

kiện không khí ẩm như nhau Hiện tượng xảy ra là

A. Cả 2 chiếc thìa đều không bị ăn mòn

B. Cả 2 chiếc thìa đều bị ăn mòn với tốc độ như nhau

C. Chiếc thìa cong bị ăn mòn nhiều hơn

D. Chiếc thìa cong bị ăn mòn ít hơn

Câu 28: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Gỉ sắt có công thức hoá học là Fe2O3.xH2O

B. Gỉ đồng có công thức hoá học là Cu(OH)2.CuCO3

Trang 4

C. Các đồ dùng bằng sắt thường bị ăn mòn do không được chế tạo từ Fe tinh khiết mà thường có lẫn các tạp chất khác

D. Trong quá trình tạo thành gỉ Fe, ở anôt xảy ra quá trình: O2 + 2H2O + 4e  4OH

Câu 29: Các vật dụng bằng sắt trong đời sống đều không phải là sắt nguyên chất Đó là nguyên nhân dẫn

đến

A. Các vật dụng trên bị ăn mòn theo cơ chế ăn mòn điện hóa

B. Các vật dụng trên bị ăn mòn theo cơ chế ăn mòn hóa học

C. Các vật dụng trên dễ bị gỉ sét khi tiếp xúc với dung dịch điện li

D. A, C đều đúng

Câu 30: Những khí nào sau đây trong khí quyển là nguyên nhân gây ra sự ăn mòn kim loại

Câu 31: Trong khí quyển có các khí sau: O2, Ar, CO2, H2O, N2 Những khí nào là nguyên nhân gây ra ăn mòn kim loại?

A. O2 và H2O B. CO2 và H2O C. O2 và N2 D. A hoặc B

Câu 32: Cơ sở hóa học của các phương pháp chống ăn mòn kim loại là

A. Ngăn cản và hạn chế quá trình oxi hoá kim loại

B. Cách li kim loại với môi trường

C. Dùng hợp kim chống gỉ

D. Dùng phương pháp điện hoá

Câu 33: Người ta dự định dùng một số phương pháp chống ăn mòn kim loại sau:

1) Cách li kim loại với môi trường xung quanh

2) Dùng hợp kim chống gỉ

3) Dùng chất kìm hãm

4) Ngâm kim loại trong H2O

5) Dùng phương pháp điện hóa

Phương pháp đúng là

A. 1, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 4 C. 2, 3, 4, 5 D. 1, 2, 3, 5

Câu 34: Người ta gắn tấm Zn vào vỏ ngoài của tàu thuỷ ở phần chìm trong nước biển để

A. Vỏ tàu được chắc hơn

B. Chống ăn mòn bằng cách dùng chất chống ăn mòn

C. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hoá

D. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường

Câu 35: Có một thuỷ thủ làm rơi một đồng 50 xu làm bằng Zn xuống đáy tàu và vô tình quên không nhặt lại

đồng xu đó Hiện tượng xảy ra sau đó là

A. Đồng xu rơi ở chỗ nào vẫn còn nguyên ở chỗ đó

B. Đồng xu biến mất

C. Đáy tàu bị thủng dần làm con tàu bị đắm

D. Đồng xu nặng hơn trước nhiều lần

Câu 36: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước)

những tấm kim loại nào sau đây?

Câu 37: Để bảo vệ nồi hơi (Supde) bằng thép khỏi bị ăn mòn, người ta có thể lót những kim loại nào sau

đây vào mặt trong của nồi hơi?

A. Zn hoặc Mg B. Zn hoặc Cu C. Ag hoặc Mg D. Pb hoặc Pt

Trang 5

Câu 38: Trên cửa các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá Zn mỏng Phương pháp chống ăn

mòn đã được sử dụng trong trường hợp này là

A. Dùng hợp kim chống gỉ

B. Cách ly kim loại với môi trường

C. Phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt

D. Phương pháp điện hoá

Câu 39: Để bảo vệ tàu biển làm bằng thép (phần chìm dưới nước biển), ống thép dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt ngầm dưới đất người ta gắn vào mặt ngoài của thép những tấm Zn Người ta đã bảo vệ thép khỏi sự ăn mòn bằng cách nào?

A Cách li kim loại với môi trường B. Dùng phương pháp điện hoá

C. Dùng Zn là chất chống ăn mòn D. Dùng Zn là kim loại không gỉ

Câu 40 : Để bảo vệ những vật bằng Fe khỏi bị ăn mòn, người ta tráng hoặc mạ lên những vật đó lớp Zn

Làm như vậy là để chống ăn mòn theo phương pháp nào sau đây?

Câu 41: Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4 Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Cu kim loại, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là:

Câu 42: Cho các dung dịch: Fe(NO3)3 + AgNO3, NiCl2, CuCl2, HCl, CuCl2 + HCl, ZnCl2 Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh kim loại Ni, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là:

A 4 B 3 C 2 D 5

Câu 43: Nhúng bốn thanh sắt nguyên chất vào 4 d sau: Cu(NO3)2, FeCl3, CuSO4 + H2SO4, Pb(NO3)2 Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

Câu 44: Tiến hành 6 thí nghiệm sau đây

-TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3

-TN2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4

-TN3: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng

-TN4: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4

-TN5: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3

-TN6: Nhúng thanh nhôm vào dung d ịch H2SO4 loãng có hòa tan vài giọt CuSO4

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

Câu 45: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3

(2) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl

(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4

(4) Để miếng tôn( Fe trắng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm

(5) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M

(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là:

Câu 46: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl

Trang 6

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3

(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng

Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là

A (2), (3), (4), (6) B (1), (3), (4), (5) C (2), (4), (6) D (1), (3), (5)

Câu 47: Tiến hành 6 thí nghiệm sau đây

-TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3

-TN2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4

-TN3: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng

-TN4: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4

-TN5: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3

-TN6: Nhúng thanh nhôm vào dung d ịch H2SO4 loãng có hòa tan vài giọt CuSO4

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

Câu 48: Tiến hành các thì nghiệm sau đây

(1) Đốt dây sắt trong khí oxi khô

(2) Thép các bon để trong không khí ẩm

(3) Nhũng thanh kẽm nguyên chất vào trong dung dich HCl

(4) Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng

(5) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3

(6) Nhúng thanh Fe vào trong dung d ịch CuSO4

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

A 4 B 3 C 2 D 1

Câu 49: Tiến hành các thí nghiệm sau

(1) Ngâm 1 lá đồng trong dung dịch AgNO3

(2) Ngâm 1 lá kẽm trong dung dịch HCl loãng

(3) Ngâm 1 lá nhôm trong dung dịch NaOH

(4) Ngâm 1 lá sắt được quấn một dây đồng trong dung dịch HCl

(5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm

(6) Ngâm 1 miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là:

Câu 50 Phản ứng nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa

A. Fe + 2FeCl3 3FeCl2

B. Zn + 2NaOH + 2H2O  Na2[Zn(OH)4] + H2

C. Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu

D. Fe + 2HCl  FeCl2 + H2

Câu 51: Một sợi dây phơi quần áo bằng Cu được nối với một đoạn dây Al Trong không khí ẩm, ở chỗ nối của hai kim loại đã xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Chỗ nối hai kim loại Al – Cu trong không khí ẩm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá Kim loại Al là cực dương, bị ăn mòn

Trang 7

B. Chỗ nối 2 kim loại Al – Cu trong không khí ẩm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá Kim loại Al là cực âm, bị ăn mòn

C. Do kim loại Al đã tạo thành lớp oxit bảo vệ nên trong không khí ẩm không có ảnh hưởng đến độ bền của dây Al nối với Cu

D. Không có hiện tượng hoá học nào xảy ra tại chỗ nối 2 kim loại Al – Cu trong không khí

ẩm

Câu 52 Nhúng thanh Al vào dung dịch HCl loãng, sau đó cho vào vài giọt dung dịch CuCl2 Hiện tượng

nào sau đây là sai?

A. Ban đầu thấy khí thoát ra trên bề mặt thanh Al

B. Sau khi cho CuCl2 vào thì khí thoát ra nhiều hơn và thanh Al tan ra nhanh hơn

C. Sau khi cho CuCl2 vào thì khí thoát ra chậm hơn do có một lượng Cu bám vào thanh Al, ngăn cách tiếp xúc với HCl

D. Đây là quá trình xảy ra ăn mòn điện hóa, trong đó thanh Al đóng vai trò cựa âm, xảy ra quá trình oxi hóa

Câu 53 Cho một thanh Zn vào dung dịch HCl loãng, sau khoảng 1 phút lại cho tiếp vào hỗn hợp phản ứng

vài giọt dung dịch CuSO4 thì thấy tốc độ khí thoát ra thay đổi so với ban đầu Hỏi thanh Zn bị ăn mòn theo kiểu nào?

Câu 54: Tiến hành các thí nghiệm sau đây:

(a) Ngâm một lá kẽm vào dung dịch CuSO4

(b) Ngâm một lá đồng vào dung dịch FeCl3

(c) Cho thép cacbon tiếp xúc với nước mưa

(d) Cho thép vào dung dịch axit clohiđric

(e) Để sắt tây bi xây xát sâu bên trong tiếp xúc với nước tự nhiên

Trong các thí nghiệm trên có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa?

Câu 55 Nhúng thanh Zn vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó nhỏ vào đó vài giọt dung dịch CuSO4, hãy cho biết hiện tượng nào sau đây xảy ra?

A tốc độ khí thoát ra không đổi B khí thoát ra nhanh hơn

C khí thoát ra chậm dần D khí ngừng thoát ra Câu 56 Nhúng thanh sắt lần lượt vào các dung dịch sau: FeCl3, CuCl2, ZnCl2, NiCl2, AgNO3, HCl, HCl và CuCl2 Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A 4 B 3 C 6 D 5 Câu 57: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá ?

A Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3

B Đốt lá sắt trong khí Cl2

C Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng

D Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

Câu 58 Trường hợp nào sua đây xảy ra ăn mòn điện hóa

A. Đốt cháy dây sắt trong khí Cl2

B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3

C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl

D. Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa HCl và CuCl2

Trang 8

Câu 59 Nhúng thanh Zn vào dung dịch HCl, sau đó cho tiếp vài giọt dung dịch CuCl2 Cho các hiện tượng sau

(1) Ban đầu khí thoát ra trên bề mặt thanh Zn

(2) Thanh Zn tan ra nhanh hơn và khí thoát ra nhiều hơn

(3) Trên thanh Zn có một lớp kim lớp mỏng kim loại màu đỏ bám vào

(4) Sau khi cho dung dịch CuCl2 vào, khí thoát ra chậm hơn và phản ứng dừng lại

Số hiện tượng không đúng là

Câu 60: Giữ cho bề mặt kim loại luôn luôn sạch, không có bùn đất bám vào là một biện pháp để bảo vệ kim

loại không bị ăn mòn Phương pháp chống ăn mòn nào đã dùng ở đây là

A. Cách li kim loại với môi trường

B. Dùng phương pháp điện hoá

C. Dùng phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt

D. Giữ cho kim loại nguyên chất

Câu 61: Để chống ăn mòn cho đường ống dẫn dầu bằng thép chôn dư ới đất, người ta dùng phương pháp

điện hoá Trong thực tế, người ta dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hi sinh?

Câu 62: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3 Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni.Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

Câu 63: Cho các dung dịch: Fe(NO3)3 + AgNO3, FeCl3, CuCl2, HCl, CuCl2 + HCl, ZnCl2 Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe Số trường hợp có thể xảy ra ăn mòn điện hóa là

Câu 64: Nhúng 5 thanh Fe vào 5 dung dịch sau: Cu(NO3)2; (FeCl3, HCl); (CuSO4, H2SO4); (Pb(NO3)2, HNO3; (MgCl2, HCl) Số trường hợp ăn mòn điện hóa là:

Câu 65: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO4

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO4 và H2SO4

(4) Thả một viên Fe vào dung dịch H2SO4 loãng

(5) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4

Trong các thí nghiệm trên những thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hóa học là

Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc Nguồn : Hocmai.vn

Ngày đăng: 29/08/2017, 17:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w