1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nội dung đường lối đổi mới của đảng và những chuyển biến về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta từ 1985 đến nay

26 437 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 176,93 KB

Nội dung

Đảng đã thẳng thắn chỉ ra rằng: Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay đã không tạo đượcđộng lực phát triển làm suy yếu nền kinh tế, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

MỤC LỤC

I. Đường lối đổi mới của Đảng năm 1986

1 Hoàn cảnh đổi mới của đảng năm 1986

2 Nội dung đường lối đổi mới của Đảng năm 1986

II. Đặc điểm của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trước năm 1986

1 Đặc điểm của lực lượng sản xuất trước năm 1986

2 Đặc điểm của quan hệ sản xuất trước năm 1986

III. Sự chuyển biến của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đến nay

1. Sự chuyển biến về mặt lực lượng sản xuất

2. Sự chuyển biến về quan hệ sản xuất

IV. Những thành tựu, hạn chế của sự đổi mới của đảng

V. Những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam:

Trang 3

CHƯƠNG I: Đường lối đổi mới của Đảng năm 1986

1. Hoàn cảnh đổi mới của đảng năm 1986

- Về quốc tế: Trong 5 năm nhân dân ta tiếp tục nhận được sự giúp đỡ to lớn và sựhợp tác nhiều mặt của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác.-Vềtrong nước: Thực trạng xã hội nước ta đang ở trong tình trạng khủng hoảng kinh tế–xã hội

- Về trong nước: Thực trạng xã hội nước ta đang ở trong tình trạng khủng hoảngkinh tế –xã hội

- Sau 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội 1976 – 1985 ta đã đạt được một số thànhtựu đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém do sai lầm khuyết điểmgây ra, dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng

- Yêu cầu phải đổi mới để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt quakhủng hoảng và đầy mạnh công cuộc xây dựng CNXH tiến lên

- Tình hình thế giới có sự thay đổi, chủ nghĩa xã hội đang lâm vào khủng hoảngtoàn diện, trầm trọng Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật tác động mạnh đến cácquốc gia dân tộc yêu cầu phải đổi mới

2. Nội dung đường lối đổi mới của Đảng năm 1986

Trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn và đối mới tư duy lý luận nhậnthức rõ hơn về thời kỳ quá độ và về chủ nghĩa xã hội, những quy luật khách quanđang vận dụng trong thời kỳ quá độ, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diệnvới những nội dung cơ bản sau:

Đổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ về chủ nghĩa xã hội, về các quy luật kháchquan những đặc trưng của thời kỳ quá độ Trong nhiều năm qua, những quan niệmlạc hậu về chủ nghĩa xã hội, nhất là về công nghiệp hóa, về cải tạo xã hội Chủnghĩa, về cơ chế quản lý kinh tế, về phân phối lưu thông chính là nguyên nhânchậm phát triển và cụ thể hoá đường lối chung và đường lối kinh tế trong chặngđường đầu của thời kỳ quá độ Vì vậy, phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy.Đổi mới tư duy không có nghĩa là phủ nhận những thành tựu lý luận đã đạt được,phủ nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủnhận đường lối đúng đắn đã được xác định, trái lại chính là bổ sung và phát tnểnnhững thành tựu ấy

Trang 4

Đổi mới quan điểm chính sách kinh tế:

- Về đổi mới cơ cấu kinh tế, dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấuhợp lý, có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, chínhsách đó cho phép sử dụng nhiều hình thức kinh tế với quy mô và trình độ kỹ thuậtthích hợp trong từng khâu của quá trình sản xuất và lưu thông nhằm khai thác mọikhả năng của các thành phần kinh tế liên kết với nhau, trong đó kinh tế quốc doanhgiữ vai trò chủ đạo Đại hội xác định rõ các thành phần kinh tế ở nước a là: Kinh tế

xã hội chủ nghĩa (bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể): kinh tế tiểusản xuất hang hóa (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinhdoanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiềuhình thức mà hình thức cao là công tư hợp doanh: kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túctrong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng núi caokhác

Cùng với chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đại hội VI còn chủ trương bố trí lại

cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, tập trung thực hiện cho được bachương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuấtkhẩu Các chương trình đó là sự cụ thể hoá nội dung chính của công nghiệp hoá xãhội chủ nghĩa trong chặng đường đầu

- Về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI cho rằng, việc bố trí lại cơ cấu kinh

tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế Đảng đã thẳng thắn chỉ ra rằng:

Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay đã không tạo đượcđộng lực phát triển làm suy yếu nền kinh tế, kìm hãm sản xuất, làm giảm năngsuất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và đẻ ra nhiềuhiện tượng tiêu cực trong xã hội Phong cách quản lý quan liêu, cửa quyền tư duymang nặng tính chất chủ quan, duy ý chí Vì vậy, "Phương hướng đổi mới cơ chếquản lý kinh tế đã được khẳng định là xoá bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xâydựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách qua: và với trình độ phát triển củanền kinh tế" Thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hoátheo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, theo nguyên tắc tậptrung dân chủ, chú trọng tính kế hoạch; sử dụng đầy đủ và đúng đắn quan hệ hànghoá - tiền tệ, các đơn vị sản xuất có quyền tự chủ sản xuất - kinh doanh, tự chủ vềtài chính; sử dụng tốt các đòn bẩy kinh tế

Đổi mới chính sách đối ngoại, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại,nhận thức rõ nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu Đạihội VI nhấn mạnh sự cần thiết phải “Công bố chính sách khuyến khích nước ngoàiđầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòì hỏi

kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu Đi đôi với việc công bố luật đầu tư, cần có các

Trang 5

chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiềuvào nước ta để hợp tác kinh doanh”.

Đổi mới về vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước: Để thiết lập cơ chế quản lýmới, cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy nhà nước Tăng cường

bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, có sự phân biệt rõ chức năng quản

lý hành chính kinh tế với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh, kết hợp quản lýtheo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ Nhà nước có nhiệm vụthể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể.Xây dựng chiến lược kinh tế xã hội và cụ thể hoá chiến lược đó thành những kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội

Đổi mới nội dung và phong cách lãnh đạo của đảng, tăng cường sức chiến đấu vànăng lực tổ chức thực tiễn của Đảng Đại hội nêu rõ: " Đảng phải đổi mới vềnhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế: đổi mới tổ chức; đổi mới độingũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác" Đảng nhấn mạnh đổi mới

tu duy, nâng cao phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân là nhiệm

vụ chủ yếu của công tác tư tưởng Đổi mới đội ngũ cán bộ, kiện toàn các cơ quanlãnh đạo và quản lý Đổi mới phong cách làm việc, trong đó tập trung dân chủ lànguyên tắc quan trọng nhất Đại hội đề ra yêu cầu nâng cao chất lượng đảng viên,đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở,tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI gồm 124 ủy viên chínhthức và 49 ủy viên dự khuyết, bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức và 1 ủyviên dự khuyết,bầu Ban Bí thư gồm 13 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Linh đượcbầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Đại hội nhất trí trao tráchnhiệm cao cả cho các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ làm

cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Đại hội VI của Đảng đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt

dể Đó là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và cũng thể hiện tinh thầntrách nhiệm cao của Đảng trước đất nước và dân tộc Đường lối do Đại hội đề rathể hiện sự phát triển tư duy lý luận, khả năng tổng kết và tổ chức thực tiễn củaĐảng, mở ra thời kỳ mới của sự nghiệp cách mạng nước ta trên con đường đi lênchủ nghĩa xã hội

Trang 6

CHƯƠNG II: Đặc điểm của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trước năm 1986

1. Đặc điểm lực lượng sản xuất trước đổi mới

Công nghiệp

Trong thời kỳ thực hiện đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đã

đầu tư vào các ngành công nghiệp gần 65 tỷ đồng, chiếm trên 40% tổng số vốn đầu

tư vào khu vực sản xuất vật chất, có tốc độ tăng cao hơn mức tăng bình quân củatoàn bộ khu vực sản xuất vật chất Trong 10 năm (1976-1986) có nhiều công trìnhcông nghiệp tương đối lớn đã được xây dựng

Giai đoạn 1976-1980, mặc dù đầu tư của Nhà nước cho công nghiệp rất lớn, chiếm35,5% tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản và tăng lên không ngừng qua các năm,

nhưng sản xuất công nghiệp tăng lên rất chậm, giá trị sản lượng công nghiệp tronggiai đoạn này tăng 2,5%, bình quân chỉ tăng 0,6% năm Nguyên nhân của tìnhtrạng trên do một số yếu tố khách quan như: nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là sảnxuất nhỏ, chưa có tích lũy đáng kể từ nội bộ nền kinh tế, nguồn lực bên ngoài giảmdần Mặt khác, chiến tranh biên giới Tây Nam và chính sách bao vây cấm vận từnước ngoài lại gây thêm những thiệt hại cho nền kinh tế Nguyên nhân chủ quan là:

Trang 7

đầu tư công nghiệp nặng dàn trải, công nghiệp nhẹ chưa được chú ý đúng mức, vìvậy hiệu quả vốn đầu tư thấp Việc nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa , xóa bỏkinh tế tư nhân Các nguồn bao cấp của Nhà nước ngày càng hạn chế.

Giai đoạn 1981-1985, giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 57,4%, tốc độ tăngbình quân hàng năm đạt 9,5% Nhưng nhìn chung công nghiệp Việt Nam trong giaiđoạn này vẫn còn nhỏ bé, năm 1985 mới thu hút được 10,7% tổng số lao động xãhội và chủ yếu là lao động thủ công với năng xuất thấp Tuy chiếm 41% giá trị tàisản cố định của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhưng công nghiệp chỉ tạo ra được28,2% thu nhập quốc dân, hiệu quả sản xuất trên một đồng vốn đầu tư rất thấp

Giao thông vận tải và bưu điện

Trong 10 năm (1876-1986) nhà nước đầu tư cho ngành giao thông vận tải chiếm16,6% tổng số vốn đầu tư của Nhà nước cho nền kinh tế, làm cho giá trị tài sản cốđịnh mới tăng của ngành này là 22,2 tỷ đồng, của ngành bưa điện là 1,7 tỷ đồng

Đã có 41.000 km đường ôtô các loại, 10.000 km đường song, 3.100 km đường sắtđược khôi phục và xây dựng thêm, 30.000 m cầu được khôi phục và xây dựng mới

Cơ sở vật chất của ngành bưu điện tăng lên đáng kể Số trung tâm bưu điện tănghơn 2,2 lần, từ 34 cơ sở năm 1976 lên 75 cơ sở năm 1985 Tổng số chiều dàiđường thư tăng từ 85,9 nghìn km lên 209,7 nghìn km Số máy điện thoại sử dụngtăng từ 30,3 nghìn cái lên 103,1 nghìn cái Mặc dù vậy trình độ của nghành thôngtin liên lạc ở Việt Nam vẫn hết sức lạc hậu phương tiện điện thoại chủ yếu chỉđược dùng trong các công sở, còn trong gia đình chỉ là hiện tượng cá biệt

Trang 8

2. Đặc điểm quan hệ sản xuất trước đổi mới

a Cải tạo và phát triển nông nghiệp:

+Vấn đề củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN ở miền Bắc

Thực hiện các nghị quyết của Đảng về tổ chức lại sản xuất trên địa bàn huyện,đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong những năm 1976-1980,các hợp tác xã nông nghiệp miền Bắc tiếp tục mở rộng quy mô, tổ chức lại theohướng tập trung, chuyên môn hóa, cơ giới hóa

Hợp tác xã nông nghiệp có quy mô càng lớn, càng chuyên môn hóa, thì sảnxuất càng kém hiệu quả Mặc dù nhà nước tăng đầu tư cho nông nghiệp nhưng sảnxuất nông nghiệp lại giảm Mô hình hợp tác xã ở miền Bắc lâm vào tình trạngkhủng hoảng nặng nề Sản xuất không đủ tiêu dùng, thu nhập và đời sống của xãviên bị bấp bênh và yếu kém, nhiều hợp tác xã nằm trong tình trạng bị tan rã, nôngdân bỏ ruộng đồng trước tình hình đó, ở một số địa phương, có hợp tác xã đãphải khoán “chui” đến hộ gia đình dưới hình thức khác nhau

Do có sự khủng hoảng của mô hình tập thể hóa nông nghiệp trong giai đoạnnày nên tháng 1-1981, ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị 100 về khoán sảnphẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động Đây là một hình thức quản lý tiến

bộ, thích hợp với điều kiện lao động của ta- chủ yếu còn là thủ công và hình thứcbiểu hiện của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lựclượng sản xuất

Tuy nhiên vấn đề khoán sản phẩm vẫn gặp nhiều khó khăn cần được tiếp tụchoàn thiện ở giai đoạn sau Đồng thời với việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sảnxuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp ở miền Bắc, Đảng ta đã tiến hành cải tạo

xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam

+Cải tạo nông nghiệp ở miền Nam

Sau khi được giải phóng, quan hệ sở hữu ruộng đất đã biến đổi sâu sắc, bộphận ruộng đất đã về tay nông dân; quan hệ sản xuất phong kiến không còn là trởlực lớn trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa ở miền Nam Do đó, ở đây chúng

ta không cần tiến hành cải cách ruộng đất như ở miền Bắc mà chủ yếu là việc xóa

Trang 9

bỏ những tàn dư thực dân và phong kiến về ruộng đất, giả quyết vấn đề tranh chấpruộng đất trong nội bộ nông dân.

Trong những năm 1975-1976, có các cuộc vận động rộng lớn nông dân thamgia vào các hình thức kinh tế tập thể quá độ như tổ nông dân đoàn kết sản xuất, tổvần công, tổ đổi công, tổ hợp máy nông nghiệp, tập đoàn sản xuất

Tuy nhiên, cũng như ở miền Bắc trước đây, trong quá trình tiến hành hợp táchóa nông nghiệp ở miền Nam đã có những biểu hiện “chủ quan, nóng vội trong cảitạo, gò ép nông dân vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, đưa hợp tác xã lên quy môlớn, tập thể hóa triệt để tư liệu sản xuất trong khi chưa có đủ điều kiện, áp dụngmáy móc những hình thức tổ chức và quản lý giống nhau vào các vùng và các hợptác xã, tập đoàn sản xuất khác nhau”

b Cải tạo và phát triển công nghiệp

Cải tạo xã hội chủ nghĩa: củng cố quan hệ sản xuất trong các xí nghiệp quốcdoanh

Do cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam

và đầu tư xây dựng mới của nhà nước, số lượng cơ sở công nghiệp quốc doanh vàcông tư hợp doanh đã tăng lên từ 1.913 xí nghiệp năm 1976 lên 2.627 xí nghiệpnăm 1980 và 3.224 xí nghiệp năm 1985 Song, do thực hiện cơ chế kế hoạch hóatập trung quan liêu, bao cấp của nhà nước nên khu vực kinh tế quốc doanh đã bộc

lộ nhiều hạn chế Các xí nghiệp quốc doanh không có quyền chủ động trong sảnxuất vì phụ thuộc vào kế hoạch của Nhà nước về vật tư, tài chính, trong khi nguồnlực bao cấp của Nhà nước ngày càng hạn chế do các nguồn viện trợ bị cắt giảm.Trước tình hình đó, ngày 21-1-1981, hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyếtđịnh 25/CP về: “Một số chủ trương vè quyền tự chủ trương về biện pháp nhằmphát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính cho các

xí nghiệp quốc doanh” Các quyết định trên trên đã giảm bớt phần nào tính tậptrung bao cấp trong cơ chế quản lý của nhà nước đối với các xí nghiệp quốcdoanh , tạo điều kiện cho sự “bung ra” của sản xuất, và điều quan trọng hơn là từđây đã gợi mở ra hướng đổi mới không chỉ trong kế hoạch mà cả trong lĩnh vực giá

cả, lợi nhuận, và các biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất khác trong cơ chếquản lý kinh tế của Nhà nước ở giai đoạn tiếp theo

Trang 10

CHƯƠNG III: SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT SAU ĐỔI MỚI

1. Chuyển biến về lực lượng sản xuất

Từ sau khi đổi mới, lực lượng sản xuất ở Việt Nam đã không ngừng phát triển

Trình độ chuyên môn người lao động ngày càng được nâng cao, số lao động đã quađào tạo ngày càng tăng Theo báo cáo “Điều tra lao động việc làm năm 2012” củaTổng cục thống kê ( Bộ kế hoạch và đầu tư): Năm 2012, lực lượng lao động cảnước đạt 52,384 nghìn; trong đó người lao động không có trình độ chuyên môn kĩthuật chiếm 83,2%, trình độ dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại họctrở lên lần lượt chiếm 4,7%; 3,7%; 2,0% và 6,4% Theo thông tin được đưa ratrong buổi tổng kết điều tra lao động - việc làm từ năm 1996 đến 2005, do BộLĐTB-XH tổ chức sáng 11/4/2006 tại Hà Nội: Năm 2005, lực lượng lao động cảnước đạt 44.385 nghìn người, bình quân tăng 844 nghìn người/năm trong giai đoạn1996-2005, với tốc độ tăng bình quân 1,7% Về chất lượng lao động, nếu như năm

1996, tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo là 12,3% thì đến năm 2005 là24,79%, như vậy số lao động đã qua đào tạo tăng 2,5 lần.( Nguồn: dantri.com.vn).Theo số liệu của molisa.gov.vn (website của Bộ lao động – thương binh xã hội) tỉ

lệ lao động đã qua đào tạo nghề ở nước ta năm 2012 đạt 33,5% và mục tiêu năm

2015 đạt 40% Hệ thống trường dạy nghề ngày càng được mở rộng, góp phần nângcao trình độ người lao động Bên cạnh đó, ở Việt Nam những năm gần đây, đội ngũtrí thức tăng nhanh, chỉ tính riếng số sinh viên cũng đã cho thấy sự tăng nhanh vượtbậc Theo thống kê của Bộ Giáo Dục: Năm 2003-2004 tổng số sinh viên đại học vàcao đẳng là 1.131.030 sinh viên đến năm 2007- 2008 tăng lên 1.603.484 sinh viên.Năm 2008 tổng số sinh viên ra trường là 233.966 trong đó sinh viên tốt nghiệp đạihọc là 152.272; sinh viên tốt nghiệp cao đẳng là 81.694 Số trí thức có trình độ thạc

sĩ, tiến sĩ cũng tăng nhanh Theo thống kê cả nước đến 2008 có hơn 14 nghìn tiến

Trang 11

sĩ và tiến sĩ khoa học và đang đặt mục tiêu trong 10 năm tới sẽ có 20000 tiến sĩ.Năm 2008 nước ta có 275 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 209 trường cao đẳng,

160 trường Đại học và có tới 27.900 trường phổ thông, 226 trường dân tộc nộitrú… Nhìn vào những con số này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trình độ ngườilao động nước ta ngày một được nâng cao, góp phần quan trọng vào sự phát triểnkinh tế của đất nước

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: tâm lí coi trọng tấm bằng đại học,đào tạo sinh viên, thạc sĩ một cách tràn lan,… So với các nước khác thì chất lượngnguồn nhân lực Việt Nam đạt 3,79 điểm xếp 11/12 nước tham gia xếp hạng củaNgân hàng Thế giới (WB) (nguồn: nhandan.com.vn)

Máy móc trang thiết bị hiện đại ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trong sảnxuất

Trong nông nghiệp, các loại máy cấy, máy gặt đập liên hợp, máy tuốt,… đã xuấthiện và được đưa vào sử dụng rộng rãi Theo thống kê của ngành chuyên môn: ởđồng bằng sông Cửu Long, tính đến nay cả ĐBSCL có trên 7.000 máy gặt đập liênhợp và trên 3.500 máy gặt xếp dãy Dự kiến đến năm 2015, thì số lượng máy máygặt đập liên hợp tăng lên 15.000 chiếc (nguồn: thanhnien.com.vn) Cùng với đó là

hệ thống các giống cây trồng vật nuôi ngày càng được nâng cao Theo số liệu của

bộ NN $ PTNT: Đến nay đã có trên 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60%diện tích mía, cây ăn quả… được dùng giống mới, đã có 90 cây trồng được chọntạo, đưa tỷ trọng áp dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp lên35% (Nguồn: tiengiang.gov.vn)

Trong công nghiệp, việc ứng dụng công nghệ kỉ thuật mới cũng được đẩy mạnhnhư việc ứng dụng các hệ thống sản xuất tự động điều khiển bằng máy tính; ứngdụng sử dụng các nguyên liệu sinh học, hạt nhân vào quá trình sản xuất, sử dụngcác nguồn năng lượng mới như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,…Ngoài ra,các phương tiện máy móc hiện đại cũng được nước ta sản xuất như máy tính, máygặt, các loại máy móc trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp Một trongnhững thành tựu nổi bật phải kể đến như giàn khoan tự nâng 90m nước, lò phảnứng hạt nhân Đà Lạt tái hoạt động, máy soi cắt lớp điện toán trong công nghiệp,dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông,… Hệ thống điện, đường, trường,trạm cũng được nhà nước đầu tư và phát triển Ngành điện lực Việt Nam đã có

Trang 12

những bước phát triển rất lớn Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, cảnước chỉ có khoảng 6.000MW, sau 20 năm đổi mới đồng nghĩa với một quá trìnhđầu tư xây dựng mạnh mẽ, đến nay cả nước đã có tới 28.000MW và hàng trămngàn km đường dây, hàng trăm trạm biến áp từ 500kV trở xuống Nguyên nhiênvật liệu, tài nguyên khoáng sản, năng lượng không tái tạo nước ta được khai thác,phục vụ cho sản xuất, đời sống hiện nay rất nhiều Theo Tập đoàn Than khoáng sảnViệt Nam – TKV trữ lượng than tại Việt Nam rất lớn: riêng ở Quảng Ninh khoảng10.5 tỷ tấn, trong đó đã tìm kiếm thăm dò 3.5 tỷ tấn (chiếm khoảng 67% trữ lượngthan đang khai thác trên cả nước hiện nay), chủ yếu là than antraxit Khu vực đồngbằng sông Hồng được dự báo có khoảng 210 tỷ tấn, chủ yếu là than Asbitum, các

mỏ than ở các tỉnh khác khoảng 400 triệu tấn Riêng than bùn là khoảng 7 tỉ m3phân bố ở cả 3 miền (Nguồn: tổng cục thống kê và VINACOMIN) Năng lượng táitạo vẫn đang trong giai đoạn được đầu tư, phát triển như năng lượng gió, nănglượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng hạt nhân,…

Tuy nhiên, tư liệu sản xuất ở nước ta vẫn còn kém phát triến so với nhiều nướckhác xung quanh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Nước ta còn phải nhậpkhẩu nhiều máy móc trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu từ nước khác TrungQuốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta, chiếm chiếm 25,3% tổng kimngạch nhập khẩu của Việt Nam, trong đó chủ yếu là khí đốt, phân bón, rau hoaquả, thuốc trừ sâu, điện thoại các loại và linh kiện, vải, máy móc thiết bị dụng cụphụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may da Đứng thứ 2 là Hàn Quốc, chiếm 13,6%tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam; thứ 3 là Nhật Bản, chiếm 10,2%, thứ 4 là

EU, chiếm 7,7%;…(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam)

Như vậy, lực lượng sản xuất ở nước ta tuy vẫn còn nhiều hạn chế nhất định nhưng

đã có sự phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước đổi mới Sự phát triển khôngđồng đều của lực lượng sản xuất dẫn tới sự sở hữu không đồng đều về tư liệu sảnxuất của mọi người trong xã hội

2. Chuyển biến về quan hệ sản xuất

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội

và đổi mới hiện nay, Nhà nước luôn coi trọng mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng cácquan hệ sản xuất của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa Có thời kỳ, Nhà nước tậptrung nhấn mạnh thiết lập, củng cố chế độ công hữu; thời kỳ khác, Nhà nước chủtrương xây dựng các quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Đến Đại hội X (2006),

Trang 13

Đảng đã cụ thể hóa một trong những đặc trưng, phương hướng của chủ nghĩa xãhội ở nước ta là xây dựng các quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển củacác lực lượng sản xuất Đại hội XI của Đảng đã bổ sung, phát triển đầy đủ hơn luậnđiểm rất quan trọng này là: xây dựng các quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp.

Trước hết, đây là các quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất ở nước ta hiện nay Kế thừa thành tựu của công cuộc đổi mới từnăm 1986 đến nay, Đại hội XI đề cập đến các quan hệ sản xuất một cách đúng đắn

và đồng bộ trên cả 3 bình diện:

Về mặt sở hữu, Trước đổi mới, cơ cấu sở hữu ở Việt Nam là công hữu (vớihai hình thức cơ bản là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) chiếm vị trí độc tôn Bắtđầu từ Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế hànghóa có cả công hữu, tư hữu và sở hữu tập thể với nhiều hình thức sở hữu, nhiềuthành phần kinh tế Cùng với đó, cơ cấu sở hữu ở Việt Nam đã có biến đổi mangtính chất bước ngoặt so với thời kỳ trước đổi mới Từ chỗ độc tôn công hữu chuyểnsang thừa nhận đa dạng các hình thức sở hữu trong nền kinh tế Kinh tế nhà nước

giữ vai trò chủ đạo Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển Kinh

tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc củanền kinh tế quốc dân Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế.Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển Ngoài ra còn cónhững biến đổi cơ cấu chủ thể sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước từ đó hìnhthành nên chủ thể sở hữu hỗn hợp Như vậy, thời kỳ đổi mới, Nhà nước nhấn mạnhcác thành phần kinh tế đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bìnhđẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.Thực hiện chủ trương trên, trong những năm đổi mới, Nhà nước đã ban hành nhiềuchính sách và luật pháp nhằm đa dạng hóa các hình thức của quan hệ sản xuất đểkhuyến khích, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, giải phóng mọi tiềm năngcủa sản xuất, tạo thêm động lực cho người lao động Những chính sách, pháp luật(điển hình là Hiến pháp; Bộ luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Doanh nghiệp,… )đều quan tâm chú trọng đến đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của kinh tế nhànước, nhất là doanh nghiệp nhà nước, đến việc củng cố và phát triển kinh tế tậpthể, đến phát huy vai trò động lực của kinh tế tư nhân, thu hút mạnh mẽ và pháthuy hiệu quả của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao chất lượng và hiệuquả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế hỗn hợp Sự chuyểnbiến này chính là kết quả của việc nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật về sựphù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Đồngthời, đây cũng là biểu hiện của sự thay đổi nhận thức về vị trí, vai trò của sở hữu

Ngày đăng: 28/08/2017, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w