Giáo sư Văn Như Cương

14 459 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Giáo sư Văn Như Cương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIÁO VĂN NHƯ CƯƠNG 1. "NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN" CỦA CÁC HỌC SINH DÂN LẬP Giờ đây với tuổi đời 70, ông vẫn đứng lớp và vẫn đảm nhận công việc của một hiệu trưởng. Cống hiến cả đời cho sự nghiệp giáo dục nhưng GS Văn Như Cương lại rất sợ các danh hiệu thi đua. Với ông, danh hiệu ảo chẳng để làm gì, sự tin tưởng của nhân dân mới là danh hiệu cao quý và được học sinh, sinh viên nghe giảng một cách mê say là thành công nhất đối với ông. Năm 1989, ngành giáo dục nước nhà rơi vào tình trạng khủng hoảng. Giáo viên bỏ nghề hàng loạt vì đời sống quá khó khăn, học sinh thất học ngày càng đông. Trước tình thế đó GS Văn Như Cương, lúc đó đang là cán bộ giảng dạy ở trường ĐH phạm, nung nấu ý định mở trường tư thục. Ý tưởng của ông được thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, giảng viên của trường ĐH Tổng hợp (nay là ĐH QGHN) nhiệt tình ủng hộ. Ngôi trường dân lập đầu tiên ở nước ta được mở ra với 1600 học sinh đăng ký vào trường. Sinh ra tại mảnh đất nghèo nhưng có truyền thống hiếu học Quỳnh Lôi - Nghệ An, cầm bút qua 2 cuộc kháng chiến của dân tộc ta bởi ông có một quá trình đi học liên tục. Khi ông tốt nghiệp lớp 9 thì đất nước được hòa bình, cấp 3 lăn lộn với cái nghèo ở trường Huỳnh Thúc Kháng cách nhà 60km. Sự khó khăn đó cũng không ngăn nổi ước mơ ra Hà Nội đi thi đại học và ông đã đỗ vào trường Đại học Phạm. Khi tốt nghiệp ông lại được giữ lại trường bởi thành tích xuất sắc của mình trong quá trình học tập. Cơ hội được trở về quê hương để đóng góp công sức của mình cho quê cha đất tổ đến với ông khi có quyết định thành lập trường Đại học Vinh - Trường Đại học đầu tiên được thành lập không phải ở thủ đô vào năm 1959. Nhưng chiến tranh lại nổ ra, thầy trò cứ cùng nhau mang sách vở, nồi niêu, bình thí nghiệm . đi sơ tán về tận Thanh Hóa. Năm 1966 ông nhận được quyết định đi Nga học ở Viện toán thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên xô về toán. Giáo Cương về nước năm 1971 và đến năm 1974 ông ra Hà Nội giảng dạy tại trường Đại Học Phạm. Ý tưởng về ngôi trường dân lập của GS Văn Như Cương và thầy giáo Nguyễn Xuân Khang là một khái niệm hết sức xa lạ với cả những lớp người đã gần 50 tuổi. Nhưng hai ông đánh liều viết một bức thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục! Không ngờ, ý tưởng của hai ông được Bộ trưởng Giáo dục lúc đó, GS Phạm Minh Hạc, chia sẻ. Ngày 1/8/1988, Bộ Giáo dục tổ chức một cuộc hội thảo để hai ông lên thuyết trình về kế hoạch thành lập trường dân lập. Hội thảo "thành công rực rỡ" với sự cho phép của Bộ nhưng yêu cầu cầu đổi chữ TƯ THỤC thành DÂN LẬP. Và 1/6/1989 trường dân lập đầu tiên ra đời với tên Lương Thế Vinh. Khi trường vừa được mở ra, đăng ký tuyển sinh đã có 1600 học sinh đăng ký vào trường bởi họ nộp đơn trong tân trạng hoang mang với hiện tại và mong chờ một sự đổi mới. Sau đó GS Cương phải tổ chức thi tuyển chọn ra 800 học sinh. Ngay năm đầu đã có 42% học sinh thi đỗ ĐH, năm thứ 2 tăng lên 63% và không chỉ dừng lại ở đấy, 5 năm vừa qua tỉ lệ tốt nghiệp của trường là 100% với 90% học sinh đỗ đại học. Để có được những thành quả đó trường Lương Thế Vinh đã bước qua biết bao khó khăn. Từ những ngày đầu con dấu không có, địa điểm cũng không . Sau đó được trường phạm cho thuê địa điểm, các giáo viên đến đăng ký dạy không công và còn đề nghị đóng góp thêm vào kinh phí. Học phí trường thu một tháng tương đương 10 kg gạo. Nhiều gia đình nông dân đã nộp gạo thay tiền. Nhưng dưới sự "chèo chống" của GS Văn Như Cương và thầy Nguyễn xuân Khang đã đưa đến những thành quả đáng để cho bao đời sau còn khâm phục và biết ơn. Số học sinh dự thi, dự tuyển vào trường cứ leo thang, năm sau cao hơn năm trước . Trường PT TH DL Lương Thế Vinh thực hiện . 3 không: Không họp hành; Không bầu bán; Không khen thưởng. Lịch làm việc được yết trên bảng từ đầu năm học. Đi khắp trường không thấy khẩu hiệu thi đua, chỉ duy một bức phù điêu phía trong cổng "Có chí thì nên!". Lấy phương châm "học sinh chấm điểm giáo viên", để cho chính các em học sinh nói lên tiếng nói của mình và em cần gì để học tập được hiệu quả hơn nữa. Ông giải thích: "Một thầy dạy nhiều lớp nên tôi tin kết quả điều tra là rất khách quan. Có thể không đúng 100% nhưng cũng không thể sai vì chúng tôi đã theo dõi, có nhiều thầy cô dạy ở lớp học sinh chưa thật giỏi, chưa thật ngoan nhưng lại được tín nhiệm rất cao". Cách làm này một thời từng bị phản bác vì cho rằng nó không hợp với đạo thầy trò. Là dân chủ quá trớn. Nhưng nhà trường vẫn kiên định trong suốt những năm qua vì cái lý họ đưa ra: "Chúng tôi không cho phép học sinh đánh giá cách sống riêng tư của giáo viên. Nhưng cũng phải cho chúng đánh giá chất lượng giảng dạy chứ. Như thế cũng tốt cho người dạy vì sự phản hồi của học sinh sẽ làm cho giáo viên biết, và điều chỉnh cho phù hợp". Có lẽ đây chính là nguyên tắc vàng để làm nên thành công trong việc dạy và học của trường dân lập Lương Thế Vinh. Mới đây, trường PTDL Lương Thế Vinh được UBND TP.HN cấp 13.000m2 đất để xây dựng trường. GS Cương kỳ vọng xây một ngôi trường đạt đẳng cấp quốc tế để học sinh các nước trong khu vực và quốc tế có thể đến học. Hiện nay trường có 3000 học sinh, mỗi tháng thu được trên 700 triệu tiền học phí. Một năm gần chục tỷ. 75% số tiền ấy được dùng trả lương cho giáo viên. Tiền thuê địa điểm hết 1 tỷ đồng/năm. Số tiền còn lại, sau khi chi trả các khoản khác ông cho vào quỹ dự phòng may rủi và ngoại giao. Với một ngôi trường có quy mô như GS Cương đang dự tính, ít nhất cũng phải có 30 tỷ đồng để đầu tư. Đã có nhiều doanh nghiệp muốn góp vốn nhưng ông không nghe ."Thà đi vay chỗ khác chứ cái kiểu chỉ cho mình góp 49% vốn để họ cầm trịch rồi muốn chọn giáo viên học sinh thế nào tùy họ thì có mà nát trường. Giáo dục đâu phải là chuyện làm ăn bình thường. Dù nó là một dịch vụ nhưng bao giờ cũng phi vụ lợi" - Ông Cương khảng khái. Giờ đây với tuổi đời 70, ông vẫn đứng lớp và vẫn đảm nhận công việc của một hiệu trưởng. Cống hiến cả đời cho sự nghiệp giáo dục nhưng GS Văn Như Cương lại rất sợ các danh hiệu thi đua. Với ông, danh hiệu ảo chẳng để làm gì, sự tin tưởng của nhân dân mới là danh hiệu cao quý và được học sinh, sinh viên nghe giảng một cách mê say là thành công nhất đối với ông. 2. GÕ ĐẦU TRẺ VÀ LÀM TOÁN Bảy mươi tuổi, vẫn đứng lớp và vẫn đảm nhận công việc của một hiệu trưởng, cống hiến cả đời cho sự nghiệp giáo dục nhưng GS Văn Như Cương lại rất sợ các danh hiệu thi đua. Với ông, danh hiệu ảo chẳng để làm gì, sự tin tưởng của nhân dân mới là danh hiệu cao quý nhất Bố là một ông đồ, lại sinh ra ở vùng Quỳnh Lưu, Nghệ An, nơi mà sự hiếu học ngấm vào máu từng người dân, nên từ nhỏ, cậu bé Văn Như Cương đã rất chăm học. Nhớ lại ký ức của những ngày bắt đầu rèn chữ gần bảy mươi năm trước, GS kể, làng ông nghèo, chẳng đủ đất để làm nông, chỉ có một cách kiếm sống duy nhất là phải học chữ, chỉ có học thật giỏi mới mong đổi đời. Năm 1954, học xong phổ thông, ông ra Hà Nội học ĐH phạm, khoa toán. Tốt nghiệp, nhờ học giỏi, ông trở thành một trong số ít sinh viên được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy, sau đó là theo học nghiên cứu sinh tại Liên Xô (cũ). Hồi ấy, ông kể lại, cứ hết giờ giảng trên lớp là lại chạy sô đến các lớp học thêm để kiếm thêm tiền cho nhu cầu đọc và viết sách, đam mê đặc biệt của mình. Đến thời điểm này, GS Văn Như Cương đã xuất bản trên 60 đầu sách giáo khoa và nghiên cứu về toán học. Hiện ông đang hoàn thiện nốt cuốn sách giáo khoa môn toán của chương trình phổ thông cải tiến mà Bộ GD-ĐT đặt hàng. Nói về mình, GS Văn Như Cương ngắn gọn, nghề chính là gõ đầu trẻ và làm tóan. Nghề chính? Thế còn nghề phụ? Ông cười, rất hài nước, cũng nhiều, ví như nuôi lợn chẳng hạn. Nhắc đến Văn Như Cương, người ta thường nhắc đến giai thoại tiến sĩ và . lợn. Năm 1971, sau khi học ở Liên Xô về, mang tiếng là phó tiến sĩ nhưng lương chẳng đủ ăn, ông liền cùng vợ quây mảnh sân nhà làm chuồng nuôi lợn. Mỗi tháng, trừ các loại chi phí rau cám, chú lợn của ông cũng đem lại cho chủ 70 đồng, bằng đúng lương giảng viên của chủ. Bạn bè đến chơi, có người cám cảnh, nhưng ông chỉ cười, nhà có hai phó tiến sĩ đấy, một tôi, một lợn. Nhưng rồi lợn cũng chỉ nuôi được 2 - 3 lứa là phó tiến sĩ hết tiền mua thức ăn, đành phải bán sớm. Lại có người đến chơi hỏi sao ông cho nó “bảo vệ” sớm thế, lần này ông cười, vẫn rất hài hước, hết đề tài (rau cám) nên tôi cho nó “bảo vệ” sớm chứ sao! 3. HIÊU TRƯỞNG TRƯỜNG DÂN LẬP ĐẦU TIÊN Ký ức của những năm tháng khó khăn đã tạo cho GS Văn Như Cương một sự nhạy bén đặc biệt với những đổi mới. Sau Đại hội Đảng VI, đổi mới đã len vào mọi ngành nghề, trừ giáo dục. GS kể, hồi đó ngành giáo dục bê bết lắm, học sinh bỏ học ngày càng nhiều, giáo viên bị nợ lương nhiều tháng, không ít người không chịu nổi đã tính đến việc nghỉ dạy. Nguyên nhân của sự xuống dốc không phanh ấy chính là khả năng điều hành quá kém của các nhà quản lý. Và chính thời điểm ấy, GS Văn Như Cương quyết định cùng một người bạn vong niên của mình là Nguyễn Xuân Khang, giảng viên của Trường ĐH Tổng hợp (nay là ĐH Quốc gia Hà Nội), đứng ra mở trường tư thục. Ý tưởng của hai người đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục lúc đó, GS Phạm Minh Hạc, ủng hộ. Tháng 8-1988, Bộ Giáo dục tổ chức hẳn một cuộc hội thảo để hai ông lên thuyết trình về kế hoạch thành lập trường dân lập. Và ngày 1-6-1989, sau nhiều khó khăn về quy chế, thuê mướn cơ sở vật chất, hợp đồng với các thầy cô giáo, về cả tư duy cũ của không ít lãnh đạo, bà Nguyễn Thị Tâm Đan, lúc ấy là Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đã ký quyết định đồng ý thành lập Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh. “Đêm 1-6-1989, ông Khang chạy sang ôm chầm lấy tôi, vừa khóc vừa nói: “Thầy ơi . ký rồi!”. Nước mắt tôi trào ra vì sung sướng. Cuối cùng thì niềm mong ước bấy lâu đã thành hiện thực” - GS kể lại. Có quyết định thành lập trường nhưng lại không có vốn, không có thầy, không có cơ sở vật chất, tóm lại là không có đủ thứ. Nhưng sự quyết tâm của hai thầy giáo đã được đền đáp bằng sự tin cậy của các phụ huynh. GS Văn Như Cương nhớ lại, năm đầu tiên, tôi đã tính nếu có trên 100 học sinh là được, dưới 100 là đóng cửa trường. Thế nhưng không ngờ có tới hơn 1.000 em đăng ký vào Trường Lương Thế Vinh, đến nỗi chúng tôi phải tổ chức một cuộc thi tuyển để nhận khoảng 800 em. 4. ÔNG ĐỒ GÀN XỨ NGHÊ Tự nhận mình là đồ gàn, nguyên tắc, cứ đến mùa tuyển sinh của trường là GS Văn Như Cương lại tắt điện thoại, để khỏi phải nhận những lời nhờ vả của người quen. Thế nhưng cũng rất nhiều trường hợp “không nguyên tắc” đã được ông nhận vào trường. Một trong số đó là em Đào Thu Hương, một học sinh khiếm thị nhưng học rất giỏi, đặc biệt là ngoại ngữ (đã được Báo Người Lao Động giới thiệu). Dù điểm thi của Đào Thu Hương thừa đỗ vào bất cứ trường nào, nhưng mẹ của em đã khóc hết nước mắt vì tất cả các trường công lập lẫn dân lập của Hà Nội đều từ chối không thể nhận một học sinh khiếm thị. Nhưng đến Trường Lương Thế Vinh thì lại khác và gặp GS Văn Như Cương thì lại khác. Không những nhận Hương, GS còn miễn toàn bộ học phí cho cô bé. Cuối cùng Hương đã được tuyển thẳng vào Trường ĐH phạm Hà Nội. Bảy mươi tuổi, vẫn đứng lớp và vẫn đảm nhận công việc của một hiệu trưởng, GS Văn Như Cương có cách làm việc rất đặc biệt. Cống hiến cả đời cho sự nghiệp giáo dục, nhưng ông lại không nhận một danh hiệu thi đua nào. Nhiều năm nay, trường Lương Thế Vinh thực hiện . “ba không”: không họp hành, không bầu bán, không khen thưởng. Quan điểm của ông, phải học thật, dạy thật mới có thể học tốt, dạy tốt chứ không vì những thành tích báo cáo. Ông bảo, danh hiệu ảo chẳng để làm gì, sự tin tưởng của nhân dân mới là danh hiệu cao quý nhất. Năm học 2007-2008, ngành giáo dục phát động cuộc vận động “Nói không, với vi phạm đạo đức nhà giáo”. Mỗi nhà giáo là một tấm gương về tự học . Hỏi ông, GS nghĩ sao về đạo đức nhà giáo ngày nay? Ông cười buồn, Bộ GD-ĐT phát động cuộc vận động như thế, tức là đạo đức nhà giáo có vấn đề rồi. Mỗi năm có khoảng chục trường hợp ăn chặn tiền cơm của học sinh, “đổi tình lấy điểm”, đánh đập học sinh . Những điều này làm xã hội không thể chấp nhận được. Tất cả mọi người đều nghĩ, giáo dục con người là quan trọng bậc nhất, muốn dạy người, thầy cô giáo phải là một tấm gương. Nhưng phải nói thật, đặt vấn đề đạo đức nhà giáo, mình thấy hơi tủi, vì đó chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh. Vẫn còn hàng chục ngàn giáo viên tình nguyện lên miền núi dạy chữ cho học sinh dân tộc không một lời kêu ca, vẫn còn rất nhiều người cống hiến cả đời cho giáo dục. 5. NHÀ PHẠM VĂN NHƯ CƯƠNG Rất khó tìm phần thích hợp trên Saga để chia sẻ bài viết về Giáo Văn Như Cương. Khó là vì không biết nên đưa bài vào mục Doanh nhân hay Danh nhân, Khởi nghiệp hay Giảng đường. Ở đâu cũng hợp lý, cũng thấy bóng dáng của ông. Cuối cùng, Thầy Cương thì ở phần Giảng đường chắc là phù hợp nhất. Xin chia sẻ cùng các bạn một vài đoạn phỏng vấn và trao đổi của báo chí với ông. Trao đổi với Báo Lao động ngày 18/11/2004 về "Giáo đức" * Thầy đánh giá thế nào về "giáo đức" hiện nay? - Gần đây có nhiều ý kiến cho rằng cơ chế thị trường đã làm thầy cô không còn được trong sáng như trước kia. Họ lấy hiện tượng dạy thêm, học thêm, xin điểm, cho điểm, trù dập hoặc thiên vị học sinh . làm dẫn chứng. Tôi thấy đây là vấn đề quan trọng, cần có nhận định, đánh giá chính xác, công bằng và có sức thuyết phục. Như tôi đã nói, đạo đức cụ thể của người thầy là hiểu rõ trách nhiệm của mình và làm tốt trách nhiệm đó. Đất nước chúng ta có gần 1 triệu thầy cô giáo từ nhà trẻ đến đại học và sau đại học. Không phải chỉ tập trung ở những thành phố lớn, đầy đủ tiện nghi mà lực lượng thầy cô giáo được rải ra khắp mọi miền đất nước, cả những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người . Nếu những chiến sĩ ở hải đảo, chiến sĩ biên phòng khó khăn như thế nào thì các cô giáo vùng cao, vùng biên giới còn khó khăn gấp bội, không phải chỉ là vấn đề sức khoẻ, lương bổng, phụ cấp, mà còn vấn đề tình cảm gia đình, cuộc sống mai sau khi về già . Đã có ai thống kê thử xem có bao nhiêu cô giáo miền xuôi lên vùng cao dạy chữ và không thể lập được gia đình? Nếu không biết rõ trách nhiệm của mình với nhân dân, họ đã bỏ về từ lâu rồi. * Vẫn có không ít ý kiến cho rằng, thầy cô giáo đang đứng ngoài "dòng chảy" giáo dục? - Đứng trước tình hình giáo dục hiện nay, hầu như mọi thầy cô giáo đều lo lắng, băn khoăn. Đừng vội cho rằng họ vô cảm, thờ ơ, thiếu trách nhiệm. Nếu chỉ cần 25% giáo viên vô cảm và thờ ơ thì có tài thánh cũng không xoay chuyển được tình hình. Nhưng họ biết trách nhiệm lớn nhất hiện nay của mình là phải phấn đấu nâng cao chất lượng bài giảng theo định hướng mới, từ bỏ lối thầy giảng, trò ghi, thầy nói, trò chép đang bị phê phán. Nhưng công việc này đâu có dễ và đâu có phải một lúc đã thay đổi được ngay cái tập quán đã lâu đời. Đáng lý ra xã hội phải quan tâm, động viên, hỗ trợ để giúp họ. * Người ta cũng đang nói đến tính gian dối tràn ngập ngành giáo dục, thể hiện ở những báo cáo chạy theo thành tích, nạn bằng giả, bằng rởm .ý kiến của thầy như thế nào? - Quả thật gian dối là một biểu hiện của vô đạo đức. Đáng lý ngành giáo dục phải nêu một tấm gương về việc chống lại thói gian dối đang ngày càng thâm nhập vào mọi mặt của xã hội ta, nhưng hình như nó bất lực! Một chỉ thị của cấp tỉnh để chỉ đạo tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh phổ thông trong tỉnh là điều không hiếm có, mà trong trường hợp đó, Giám đốc sở giáo dục không thể không nghe. Cũng không ít thư tay của các quan chức gửi hiệu trưởng đề nghị chiếu cố em này em khác . và hiệu trưởng cũng không thể không "nghiên cứu cẩn thận" . Đó là cơ chế hiện nay dạy người ta nói dối! Lecmôntốp đã nói rất hay, đại ý: Lúc nhỏ tôi chỉ nói thật, nhưng nói thật không ai nghe thành ra phải nói dối. * Thầy đánh giá thế nào về hình ảnh người thầy trong cơ chế thị trường? - Trước đây ông thầy như ông thánh trong làng xã, đạo cao, đức trọng, có việc gì trong làng mọi người đều đến hỏi. Vì là một người rất có uy tín nên thầy giáo phải rèn mình cho xứng đáng với uy tín đó. Trong cơ chế mới không thể bắt buộc người thầy phải thanh cao đến như thế được. Ông thầy vẫn có thể đi hát karaoke, đi uống bia . nghĩa là cũng phải sống với đời sống thường nhật của cuộc sống hiện đại. Thầy giáo cũng có thể làm kinh doanh để tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng thu nhập cho gia đình. Có điều, dù làm gì, người thầy vẫn phải làm đầy đủ trách nhiệm đối với học sinh. * Thầy nhìn nhận thế nào về thực trạng giáo dục hiện nay và xu hướng cải cách? - Đánh giá về giáo dục hiện nay tôi là người không bi quan. Thắng lợi lớn nhất của giáo dục là đã vì dân. Một nước như VN mà phổ cập được cấp 1, đang phấn đấu phổ cập cấp 2, không phải chuyện dễ. Không nên so sánh với học trò này, học trò khác ngày xưa vì ngày xưa giáo dục của chúng ta là giáo dục tinh hoa, bây giờ là giáo dục đại chúng ắt hẳn phải có em giỏi, em yếu. Đối với giáo dục phổ thông, tôi cho rằng ta không yếu kém so với các nước. Về cải cách giáo dục, đã có nhiều ý kiến khuyên nên phá đi làm lại nhưng theo tôi, ta không nên đổi mới theo kiểu phá bỏ cái cũ. Không nên dập khuôn theo nước ngoài. Tôi nhớ ngày xưa có 10 con gà công nghiệp, ăn cám con cò, lớn nhanh như thổi, hồi đó thấy thế làm sung sướng lắm. Nhưng bây giờ dân HN lại đi tìm gà ri, gà tre, nuôi theo kiểu VN . Đó là một ví dụ để thấy, cái gì cũng vậy, ta vẫn có cách của ta . Vì sao thầy hiệu trưởng phải đi trốn? (Minh Thụy, VietNamNet, 7/10/2005) Dịp tuyển sinh năm học vừa rồi, mới 3 giờ sáng phụ huynh học sinh đã chen vai thích cánh trước văn phòng trường PTDL Lương Thế Vinh. Mặc dù còn 4 - 5 tiếng nữa mới tới giờ làm việc nhưng họ vẫn bảo nhau xếp hàng, tự lập danh sách, photo làm hai bản, một đưa cho cán bộ tuyển sinh, một giữ lại để theo dõi . Những người đến muộn là hết suất, có gọi để nhờ Hiệu trưởng can thiệp thì cũng chỉ nghe thấy tiếng ò e í ò e í .!? Tìm đến nhà thì thấy cửa đóng im ỉm. Hỏi thì luôn nhận được câu trả lời: "Thầy Cương đi công tác nước ngoài!" GS Văn Như Cương cho biết, thời gian tuyển sinh ông thường phải tắt điện thoại "trốn" lên Tam Đảo hay ra Đồ Sơn viết sách. Cũng có lần ông đi du lịch nước ngoài thật nhưng nhiều khi cũng chẳng thoát. Cách đây 3 năm, khi ông đang "trốn" ở Tam Đảo thì bị một quan chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hiện . Ông đã thẳng thắn, điểm của con anh thấp, tôi không thể nhận được. Đây là quy định tuyển sinh do tôi đặt ra và thực hiện công khai. Bây giờ tôi nhận con anh thì cấp dưới họ sẽ không phục . Tình huống khó xử nhất là lần ông "trốn" sang tận nước Nga. Người đồng hành bao ngày chăm sóc ông tận tình chu đáo, hướng dẫn đi thăm thú đây đó . có con thi vào trường bị thiếu nửa điểm. Họ nhờ. Ông bảo, anh thông cảm! Ơn của anh tôi ghi lòng . nhưng tôi không trả bằng cách nhận con anh được! Làm như thế sẽ bất công cho những cháu khác! - Ông khó nhưng còn vợ con ông? Ông Cương thẳng thắn: Tất cả đều qua tôi hết. Nhiều lần tôi nhận được quà, trong có phong bì mấy trăm đô, tôi liền gọi họ lên bảo: Nếu ông bà không mang về thì con ông bà có thi đậu tôi cũng gạch tên. - Chẳng lẽ từ xưa tới nay ông không nhận trường hợp nào đặc biệt sao? - Cứng nhắc quá cũng không được. Nhưng phải có lý có tình và phải được giáo viên và phụ huynh học sinh đồng tình. Lần nhận cháu của cố GS Tạ Quang Bửu, thầy giáo cũ, tôi cũng phải nói rõ để cho mọi người hiểu. Lần khác là một cháu khiếm thị, học rất giỏi ở một lớp hoà đồng nhưng khi đậu vào một trường khác họ lại không nhận. Tôi cũng nói rõ lý do. Lần gần đây là học sinh có bố là chiến sĩ quân giải phóng, người lái xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập vào thời khắc lịch sử ngày 30/4/1975. Tôi nửa đùa nửa thật :"nhận nó vì bố nó thế, mình không nhận có ngày nó húc đổ trường mình .". Mọi người đều cười vui vẻ . 6. LÀ NGƯỜI DỄ GẦN NHƯNG RẤT THẲNG TÍNH Suốt cả đời tận tụy với nghề “đưa đò”, nếu ví giáo dục Việt Nam là một con thuyền thì ông có thể cho biết tình trạng của con thuyền này đang như thế nào? Tốt gỗ hay tốt nước sơn? - Về “Con thuyền” ấy thì có thể nói rằng gỗ còn tốt và sơn chưa bị bong nhiều. Nói cho công bằng, con thuyền ấy đã hoàn thành được sứ mạng của mình “chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm:…”. Nhưng dẫu sao thì đó vẫn chỉ là con thuyền, thậm chí là con thuyền cũ kĩ và nhỏ bé. Trong thời kì mới của đất nước, chúng ta cần có một “con tàu” giáo dục ngang tầm với sức vóc của đất nước, một con tầu hiện đại, có tải trọng lớn và chuyển động với tốc độ cao để có thể vươn ra ngoài biển lớn chứ không chỉ quanh quẩn gần bờ. Bao năm nay trường THPTDL Lương Thế Vinh mà ông làm hiệu trưởng thực hiện ba không: không họp hành; không bầu bán; không khen thưởng. Có vẻ “đi ngược lại” với những “phong trào” mà trường học ở các cấp hàng năm vẫn thực hiện, thưa ông? - Tôi tự phong cho mình chức hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh và được các cơ quan quản lí giáo dục chấp nhận, và cố nhiên cũng được phụ huynh và học sinh chấp nhận. Tôi chưa từng được học qua một lớp quản lí giáo dục nào, bởi vậy tôi phải “vừa làm vừa học”, như ông Bộ trưởng bộ GD&ĐT cũng đã nói như thế khi ông được cử làm Bộ trưởng. Tôi không định “đi ngược lại” phong trào mà chỉ muốn làm cách nào để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh. Tôi làm việc trong ngành giáo dục nhiều năm và tự mình hiểu được những điều nên làm hoặc không nên làm. Họp hành mà có lợi, có hiệu quả thì phải họp quá đi chứ, còn họp hành cho có lệ … thì thà đừng họp còn hơn… Chúng tôi không bầu bán, khen thưởng giáo viên mà cố tìm cách trả lương giáo viên sao cho xứng đáng với công sức của người thầy…Thi đua là đúng, vì thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua như Bác Hồ đã dạy. Nhưng nếu thi đua là nguyên nhân gây ra bệnh thành tích, bệnh nói dối, báo cáo láo… thì thà đừng thi đua còn hơn. Ông có bị sức ép phải nhận con cái ông to bà lớn vào trường (mặc dầu thiếu điểm) hay không? Nghe nói ông rất “cứng” trong việc tuyển sinh. Hình như ông là người rất thẳng tính, khó gần? - Điểm thấp không được vào trường là dĩ nhiên. Nhưng sức ép thì vẫn có và từ nhiều phía. Tôi thỉnh thoảng vẫn giải quyết “linh động” một số trường hợp, nhưng không phải vì đó là con ông cháu cha, mà vì những lí do khác nhau mà tôi cho là chính đáng. Tôi không nghĩ mình là người khó gần, và mọi người cũng không cho tôi là người khó gần. Là một nhà giáo dục, khó gần là một tính cách không thích hợp. Tôi rất thích giao lưu với mọi người vì điều đó làm tôi học hỏi thêm nhiều điều. Còn thẳng tính thì có lẽ vì tôi là người Nghệ và đồng thời là nhà khoa học. 7. VĂN NHƯ CƯƠNG, TOÁN CŨNG NHƯ CƯƠNG Người ta mới chỉ biết ông là một nhà toán học, một nhà phạm, nhưng ít ai biết rằng ông là một người rất có năng khiếu và giỏi về văn chương. Có phải như vậy không? - Về Toán học tôi có làm được cái luận án phó tiến sĩ (bây giờ gọi là Tiến sĩ ) ở Liên xô, và sau đó không làm được điều gì lớn hơn nữa. Về nghề phạm, tôi cũng được cái chức phó giáo (nhưng có khi người ta gọi nhầm là giáo sư). Chỉ thế mà thôi… Tôi thích toán học và cũng ham mê thơ phú và văn chương. “Văn như Cương, toán cũng như Cương / Một cuộc đời hai nửa vấn vương”… (thơ của bạn tôi). Dạy toán, làm toán, viết sách toán, viết báo, làm thơ… là những việc mang lại cho tôi niềm vui … Nhưng chắc chắn về văn chương tôi cũng xoàng xoàng như về toán học mà thôi. Nếu không nhầm thì ông đã từng có phóng sự do mình viết kịch bản phát sóng trên truyền hình. Ông có thể cho biết nội dung của phóng sự này và những câu chuyện xung quanh việc thực hiện nó? Tôi và nhà báo Hàm Châu có làm một phóng sự truyền hình về Giáo Nguyễn Thúc Hào, thầy học của tôi, một người thầy mà tôi rất yêu quý và kính trọng. Năm ấy là lúc thầy tôi lên thọ 80, hiện nay thầy đã lên tuổi 95. Chúng tôi được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của đài Truyền hình Việt nam về đạo diễn, kĩ thuật viên, quay phim, máy móc và phương tiện vận chuyển, đi lại… nên phóng sự đã thành công và được phát sóng nhiều lần vào những dịp ngày nhà giáo Việt nam. Chúng tôi về Vinh quay tại trường ĐH Vinh nơi thầy làm hiệu trưởng 15 năm, quay cả những cảnh đổ nát của ngôi trường cũ do bị bom Mỹ hủy diệt. Chúng tôi còn về Nam đàn, quê hương của thầy, nơi mà 60 năm trước đây thầy đã mở các khoá Toán học đại cương, mầm mống đầu tiên của các trường ĐH Việt Nam… Người ta vẫn nhớ chuyện vui: Có lần ông bị lập biên bản vì nuôi lợn trên tầng ba, nhưng ông chỉ chịu ký nếu người lập biên bản sửa thành “lợn nuôi Văn Như Cương”. Trong mọi hoàn cảnh, có vẻ ông luôn có thể… cười được? - Câu chuyện “tôi nuôi lợn hay lợn nuôi tôi” được kể đi kể lại và cố nhiên bị “tam sao thất bản”. Câu chuyện mang tính gây cười, nhưng dẫu sao để nhớ lại một thời đáng… nhớ. Cái thời mà đến bữa cơm chỉ thấy toàn hạt bo bo và canh rau muống, khiến ta phải ao ước “nay ở trong cơm nên có… gạo” hoặc “nay ở trong canh nên có…thịt”. Trong những lúc khó khăn, tiếng cười có tác dụng giải toả ưu phiền… Với các thế hệ học trò của ông, có rất nhiều người thành đạt. Vậy chức danh cao nhất hiện nay họ đang nắm giữ là gì? [...]... thấy nó “to” và “đẹp” như thế nào Tôi mời thật tình vì chẳng bao lâu nữa ngôi nhà và cả khu vườn sẽ thuộc vào quy hoạch khu Công nghệ cao Hoà Lạc 8 MINH BẠCH CHƯA CHẮC ĐÃ THIẾU TIỀN TT - Để đề án học phí tìm được sự đồng thuận của xã hội, Bộ Giáo dục đào tạo (GDĐT) đang tìm kiếm ý kiến góp ý của một số nhà giáo dục có uy tín Tuổi Trẻ tiếp tục có cuộc trao đổi với GS Văn Như Cương, ủy viên Hội đồng... đến vấn đề học phí Ông Cương nói: "Trước hết phải khẳng định một điều là đã làm phổ cập thì không nên nói đến vấn đề tăng học phí nữa Phổ cập giáo dục (GD) tiểu học, THCS thì cần phải miễn hoàn toàn chi phí nói chung và tiền học phí nói riêng cho HS Thậm chí nếu HS nào trong độ tuổi phổ cập mà cha mẹ không cho đến trường, thì các bậc cha mẹ đó bị phạt Nếu chúng ta GS Văn Như Cương đặt ra mục tiêu phổ... tặng vợ) Một câu hỏi rất thẳng, ông có nói làm nghề giáo thì không nhiều cơ hội để tham nhũng, nhưng nghe nói ông có ngôi nhà rất to, ở vị trí đẹp? - Câu hỏi đó chưa thật thẳng lắm đâu ! Thẳng là phải hỏi như thế này: “nghe nói ông có ngôi nhà rất to, ở vị trí đẹp Vậy ông có tham nhũng hay không?” Nếu đúng như vậy thì tôi cũng xin trả lời thẳng Là dân thường, tôi có thể là kẻ buôn gian bán lận, kẻ đầu... Nhiều dự án GD như dự án thay sách giáo khoa, bồi dưỡng giáo viên các cấp , mỗi dự án ngốn hết 50-70 triệu đôla Số tiền này được lấy từ nguồn vay, nhưng tôi không thấy thể hiện trong các giải trình về tài chính của Bộ GD-ĐT Một số trường công lập hiện nay bộ máy cồng kềnh, chi phí cho những hoạt động ngoài GD trực tiếp quá nhiều Những khoản đó lớn hơn nhiều số tiền học phí dự kiến tăng * Nhưng nếu giải... và bồi dưỡng người tài cho đất nước * Nhưng như vậy những vùng, miền, nhóm đối tượng không được ưu tiên sẽ khó chấp nhận vì sự không công bằng và các cơ sở GD ở khu vực này sẽ lại gặp khó khăn? - Những nơi có kinh tế phát triển, người dân có khả năng đóng góp thì nên khuyến khích mở trường có thể thu học phí cao tương ứng với chất lượng phục vụ Có ý kiến cho rằng như thế là đào sâu khoảng cách giàu nghèo... Theo đó, thu nhập 1 triệu đồng, sẽ chi 40.000 đồng/người con Nhưng thực tế không như vậy HS ở các trường công lập hiện nay đi học phải nộp đến "1.001 khoản tiền", nhiều khoản núp dưới danh nghĩa "cha mẹ tự nguyện" Nếu học phí chỉ có 30.000 đồng/HS thì tổng cộng các khoản phải nộp có khi lên đến cả triệu đồng/tháng Thực trạng này kéo dài, nhưng ngành GD-ĐT không giải quyết được Và trong hoàn cảnh "bội... ngân sách cho GD không đủ chi, theo GS, lý do trên có xác đáng không? - Vấn đề sử dụng ngân sách GD như thế nào chưa được công khai, minh bạch thì làm sao có thể khẳng định "ngân sách GD chưa đủ chi" Tôi nghiêng về luồng ý kiến cho rằng nếu ngân sách GD được sử dụng đúng mục đích thì ngân sách cho GD như hiện nay là không thiếu Có nhiều con số giải trình về tài chính mà tôi nghi ngờ Ví dụ ngành GD-ĐT... lập, kể cả bậc ĐH, nhưng thay vào đó cần yêu cầu cao hơn về tính minh bạch tài chính của họ Trong xu thế hội nhập, sẽ có những trường quốc tế được mở, những trường VN thật sự có thương hiệu Cũng cần có cơ chế mở đối với những mô hình trường đặc biệt trong việc xác định mức thu học phí * Nhìn ra các nước, việc mở trường chất lượng cao với học phí tương ứng là chuyện bình thường, nhưng so với hoàn cảnh... viết báo, làm thơ… Có khi nào ông nghĩ đã đến lúc phải giải tán mọi việc để vui thú điền viên cho riêng mình? - Tôi đã nghỉ hưu lâu rồi, nhưng vẫn nuối tiếc cái nghề mình đã gắn bó bao nhiêu năm “Ta phải về thôi, tuổi xế chiều / Dẫu còn dan díu chút tình yêu / Bài ca phạm không đành bỏ/ Sự nghiệp trồng người vẫn cố theo/…” Bởi vậy còn làm việc được (nhờ sức còn khoẻ), và nhất là còn làm được việc... lượng phục vụ Có ý kiến cho rằng như thế là đào sâu khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Tôi không nghĩ thế Cần phải làm sao để người giàu hơn chia sẻ cho người nghèo Người có khả năng đóng học phí cao, như ng ngân sách cho vùng khó khăn cũng là một cách chia sẻ Trong khi đó, người đóng học phí cao cũng không bị thiệt vì họ được hưởng một điều kiện học tập tốt * Nếu các trường ngoài công lập ở khu vực . đời cho giáo dục. 5. NHÀ SƯ PHẠM VĂN NHƯ CƯƠNG Rất khó tìm phần thích hợp trên Saga để chia sẻ bài viết về Giáo sư Văn Như Cương. Khó là vì không biết. thời là nhà khoa học. 7. VĂN NHƯ CƯƠNG, TOÁN CŨNG NHƯ CƯƠNG Người ta mới chỉ biết ông là một nhà toán học, một nhà sư phạm, nhưng ít ai biết rằng ông

Ngày đăng: 08/07/2013, 01:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan