1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài tập Ngữ văn 9

17 2,3K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 81,5 KB

Nội dung

Phòng giáo dục hng hà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Trờng thcs tt hng hà Độc lập Tự do Hạnh phúc Vở giải bài tập bộ môn Ngữ Văn 9 Họ và tên: Nguyễn Tiến Hoạt Chức vụ : Phó Hiệu trởng Đơn vị công tác : Trờng THCS Thị trấn Hng Hà Năm học : 2007 - 2008 Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) Câu hỏi: Kể tên những ngời Việt Nam đợc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới? Phong cách Hồ Chí Minh có điểm gì giống và khác so với phong cách của các danh nhân trong lịch sử dân tộc ta? Trả lời: - Có 3 ngời Việt Nam đợc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh - Nét giống và khác: * Giống nhau: Cả ba danh nhân trên đều giản dị mà thanh cao trong cuộc sống, gắn bó hòa hợp với tự nhiên để di dỡng tinh thần. Đó là cách sống rất dân tộc, rất Việt Nam, rất phơng Đông. * Khác nhau: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du là con ngời thời trung đại nên những gì hai ông tiếp thu đợc là tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa phơng Đông. Còn Hồ Chí Minh, do điều kiện lịch sử của thời đại, ở Ngời là sự kết tinh văn hóa nhân loại từ phơng Đông tới phơng Tây, từ châu á, châu Âu đến châu Phi, châu Mĩ; với những tinh hoa văn hóa truyền thống và hiện đại. Điều này do giới hạn của mối quan hệ giao lu thời trung đại mà Nguyễn Trãi và Nguyễn Du không có đợc. Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ( G. Mác-két) Câu hỏi: Tại sao chiến tranh và hòa bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại? Tài năng viết văn nghị luận của G. Mác-két trong văn bản này là gì? Trả lời: - Chiến tranh và hòa bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại, vì nó quan hệ đến cuộc sống và sinh mệnh của hàng triệu ngời và tất cả các dân tộc trên thế giới. Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và rất nhiều những cuộc chiến tranh khác. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn, và đặc biệt vũ khí hạt nhân đợc phát triển mạnh đã trở thành hiểm họa khủng khiếp nhất, đe dọa toàn bộ loài ngời và tất cả sự sống trên trái đất. - Bài viết của nhà văn G.Máckét giàu sức thuyết phục và gây đợc ấn tợng mạnh vì tác giả đã huy động đợc nhiều chứng cứ từ đời sống và trong các lĩnh vực khoa học có liên quan, với nhiều số liệu so sánh rất cụ thể, bằng lập luận chặt chẽ, cách nói thông minh, đầy trí tuệ, giàu cảm xúc. Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền đợc bảo vệ và phát triển của trẻ em (Liên hợp quốc) Câu hỏi: Tại sao Việt Nam lại tham gia kí Công ớc về quyền trẻ em của Liên hợp quốc năm 1989? Trả lời: Bởi vì, Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng: - Trẻ em là tơng lai của một dân tộc, của nhân loại, là lực lợng xây dựng xã hội mai sau. - Đợc sống trong vui tơi, thanh bình, đợc học và phát triển là quyền lợi tất nhiên của mọi trẻ em. Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thơng và còn phụ thuộc, nên rất cần đợc bảo vệ và chăm sóc. - Thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay đang bị đe dọa từ nhiều phía với nhiều hiểm họa khác nhau. Văn bản chuyện ngời con gáI nam xơng ( Trích Truyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ) Câu hỏi 1: Trong tác phẩm văn học có những chi tiết nghệ thuật rất quan trọng mà không có nó câu chuyện sẽ không phát triển đợc hoặc phát triển theo cách khác. Em hãy tìm 1 chi tiết nh thế trong văn bản Chuyện ngời con gái Nam Xơng của Nguyễn Dữ và lí giả tại sao chi tiết đó lại quan trọng nh vậy? Trả lời: - HS có nhiều cách lựa chọn , miễn sao phân tích hợp lí thuyết phục. - Dới đây là một cách lựa chọn: * Chi tiết đắt giá: cái bóng trên tờng vách. * ý nghĩa: Chi tiết này trực tiếp dẫn đến cái chết oan khốc của Vũ Nơng, đồng thời cũng là chi tiết giải oan cho nàng. Nguyễn Dữ muốn phê phán chiến tranh phong kiến, phê phán chàng Trơng đa nghi và thiển cận, gửi tới bạn đọc thông điệp: hạnh phúc chỉ có đợc khi con ngời thông hiểu, tin cậy và thực sự yêu thơng nhau. Câu hỏi 2: Kể lại Chuyện ngời con gái Nam Xơng, tác giả Nguyễn Dữ muốn để ngời đọc suy nghĩ những duyên cớ sâu xa khiến một con ngời dung hạnh nh Vũ Nơng bị dẫn tới chỗ không thể sống đợc nữa. Nêu rõ nguyên nhân dẫn tới nỗi oan khiên đau đớn của VN. Trả lời: - CNCGNX là một trong 20 truyện ngắn đợc viết theo lối văn xuôi chữ Hán.Truyện đã đợc dịch ra tiếng Việt. Nhân vật chính diện trong nhiều truyện chủ yếu là những ngời phụ nữ bình thờng có phẩm chất tốt đẹp, khao khát hạnh phúc nhng gặp nhiều đau khổ bất hạnh. - CNCGNX là câu chuyện nàng Vũ Nơng tính hạnh, t dung tốt đẹp nhng phải chịu nỗi oan khiên; nguyên nhân trực tiếp tạo nên nỗi oan đó là chiếc bóng trên vách tờng. - Nguyên nhân sâu xa của câu chuyện bi thảm này là tính ghen tuông mù quáng, sự thô lỗ cùng với biểu hiện quyền thế độc đoán của một kẻ vô học nhng lại là con nhà hào phú trong xã hội phong kiến nam quyền của Trơng Sinh. - Chiến tranh phi nghĩa cũng là một nguyên nhân làm cho gia đình họ Trơng tan nát, VN phải chịu nỗi bất hạnh đau thơng to lớn. Câu hỏi 3: Trong CNCGNX, chi tiết cái bóng có ý nghĩa gì trong cách kể chuyện? Trả lời: - CTCB trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ. + Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì: * Đối với VN: Trong những ngày chồng đi xa, vì thơng nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng ngời cha nên hàng đêm, VN đã chỉ cái bóng trên tờng, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của VN với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. * Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, cha hiểu biết những điều phức tạp nên đã tin là có một ngời cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhng nín thin thít và không bao giờ bế nó. * Đối với Trơng Sinh: Lời nói của bé Đản về ngời cha khác(chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thuỷ, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi VN đi để VN phải tìm đến cái chết đầy oan ức. + Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện. * Chàng Trơng sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tờng đợc bé Đản gọi là cha. * Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của TS và VN đều đợc hoá giải nhờ cái bóng. + Chính cách thắt nút, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của VN thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền bất công với ngời phụ nữ càng thêm sâu sắc. Câu 4 : CNCGNX của ND có nhiều yếu tố kì ảo. Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo ấy và cho biết tác giả muốn thể hiện điều gì khi đa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc? Trả lời : - Các chi tiết kì ảo: + Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa; Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, đợc cứu giúp; gặp lại VN trong động rùa; đợc sứ giả của Linh phi rẽ đờng nớc đa về dơng thế; hình ảnh Vũ Nơng hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến đi mất. - ý nghĩa của các chi tiết kì ảo: + Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp trong tính cách VN. + Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm. + Tố cáo xã hội. Câu 5: Chi tiết cuối cùng trong CNCGNX là một chi tiết kì ảo. a. Em hãy kể lại ngắn gọn chi tiết ấy bằng 1 đoạn văn từ 3-5 câu văn. b. Nhận xét về chi tiết cuối cùng này, có ý kiến cho rằng: Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo. nhận xét đó có đúng không? Vì sao? Trả lời: a. Khi TS lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang ba ngày, ba đêm, VN đã hiện về trên một chiếc kiệu hoa, theo sau là 50 chiếc thuyền, cờ hoa rợp một khúc sông đa nàng trở về. VN đứng giũa dòng sông, nói lời từ biệt TS, rồi bóng nàng loang loáng, mờ nhạt dần mà biến đi mất. b. Nhận xét trên là hoàn toàn đúng đắn. Dù câu chuyện có kết thúc phần nào có hậu, VN đã đợc sống một cuộc sống khác, ở một thế giới khác, giàu sang, đợc tôn trọng, yêu thơng nhng tất cả chỉ là ảo ảnh. Dù cho VN trở lại dơng thế, rực rỡ, uy nghi nhng cũng chỉ thấp thoáng, ẩn hiện và ngậm ngùi từ tạ: Thiếp đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian đợc nữa, rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất. Tất cả chỉ là ảo ảnh, là một chút an ủi cho ngời bạc phận. ngời đã chết không thể sống lại, hạnh phúc thực sự đâu còn có thể làm lại đợc nữa. Đấy chính là bi kịch. Và điều đó một lần nữa khẳng định niềm cảm thơng của tác giả đối với số phận bi thảm của ngời phụ nữ trong chế độ phong kiến. Câu 6: (BTVN) T mt truyn dân gian, bng t i n ng v s cm thng sâu sc, Nguyn D ó vit th nh Chuyn ngi con gái Nam Xng. ây l m t trong nhng truyn hay nht c rút t tp Truyn kì mn lc. a. Gii thích ý ngha nhan Truyn kì mn lc. b. Trong Chuyn ngi con gái Nam Xng, lúc vng chng, V Nng hay đùa con, ch v o bóng mình m b o l cha n. Chi tit ó nói lên iu gì nhân vt ny? Vic tác gi a v o cu i truyn yu t k o nói v s tr v chc lát ca V Nng có l m cho tính bi k ch ca tác phm mt i không? Vì sao? Câu 7: Nếu Lê Thánh Tông( Thế kỉ 15) đi trớc thời đại trong việc lấy con ngời làm đối tợng trung tâm phản ánh của văn học thì Nguyễn Dữ( Thế kỉ 16) lại đi xa hơn một bớc. Nhà văn đã lấy ngời phụ nữ dung hạnh nhng bất hạnh làm nhân vật chính. Tại sao đó đợc coi là nét mới mẻ, độc đáo thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dũ? CNCGNX có nhiều nhân vật nhng VN là nhân vật chính. Vai trò của nhân vật này trong tác phẩm cụ thể là: - Hình ảnh của nàng đựơc lấy làm nhan đề của truyện, chỉ riêng nàng mới đuợc giới thiệu đầy đủ họ tên, quê quán ngay ỏ dòng ở đầu tác phẩm. - Các nhân vật khác chỉ xuất hiện từng chặng, còn VN xuất hiện xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Tác phẩm khép lại cũng bàng chính câu nói và hình ảnh cuối cùng của nàng. - Thể hiện chủ đề tác phẩm : Số phận bi kịch của ngời phụ nữ trong chế độ phong kiến. - Trớc ND, văn học viết VN hầu nhu vắng bóng hình ảnh nguòi phụ nữ, nhất là nguời phụ nữ trong khung cảnh gia đình. Sự xuất hiện của VN trong t cách nhân vật chính cho thấy sự thức tỉnh của những giá trị nhân bản, sự quan tâm đến hạnh phúc đời thờng trong văn học VN. Đó là nét mới mẻ của CNCGNX, báo trớc sự xuất hiện của những nàng chinh phụ, Thúy Kiều, ở giai đoạn văn học sau này. Câu 8 : Những chi tiết nào cho thấy VN dù đã ở cõi tiên nhng vẫn nặng lòng trần ? ý nghĩa của những chi tiết đó ?- VN dù ở cõi tiên nhng vẫn nặng lòng trần, điều này thể hiệnqua chi tiết : -Chủ động nói chuyện với Phan Lang : Tôi với ông vốn ngời cùng làng, cách mặt cha bao, đã quên nhâu rồi ?. Câu nói này cho thấy lòng quê cha dứt ở VN. - Tôi bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây cung nớc, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy ngời ta nữa ! Lời nói này vẫn còn nguyên sự hờn giận trách cứ. - Khi nghe PL hỏi :Nơng tử dù không nghĩ đến, nhng tiên nhân còn mong đợi nơng tử thì sao ?, nàng đã ứa nớc mắt khóc, đổi giọng, hứatôi tất phải tìm về có ngày. - Nh vậy, VN tuy ở cõi tiên nhng những lời nói và hành động của nàng vẫn tha thiết với cuộc đời trần thế. Dù sống bao nhiêu cuộc đời, bao nhiêu cõi đời thì cõi trần vẫn là nơi nàng tha thiết gắn bó. Điều ấy cũng có nghĩa là những mất mát và khổ đau nơi dơng thế vẫn nguyên vẹn trong nàng, vẫn khiến nàng rơi lệ. VN đợc cứu sống bằng phép kì ảo nhng mất mát hạnh phúc của nàng là vĩnh viễn, chẳng có phép màu nào có thể cứu vãn và bù đắp. Câu9 : Làm rõ giá trị tố cáo xã hội và giá trị nhân đạo sâu sắc của CNCGNX. Gợi ý : CNCGNX là một truyện hay trong TKML, một tác phẩm văn xuôi bằng chữ Hán ở VN thế kỉ 16. Truyện đợc ND viết trên cơ sở một truyện dân gian VN, cốt truyện và nhân vật gắn với 1 không gian cụ thể để phản ánh vấn đề bức thiết của xã hội VN đơng thời, đó là thân phận con ngời nói chung, ngời phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến. Truyện kể về cuộc đời và số phận bi đát của VN, ngời con gái ở huyện NX nết na thùy mị. Chồng là TS con nhà giàu có nh- ng ít gọc, tính vốn đa nghi, đối với vợ thờng phòng ngừa qua s sức. Khi chồng đi lính, nàng sinh con trai và hết lòng dạy dỗ con, chăm sóc mẹ chồng. Khi giặc tan, TS về nhà thì mẹ chàng đã qua đời, con trai đang học nói. Đứa con nhất định không chịu nhận chàng làm cha nó vì bố nó đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi. Nghe con nói, chàng ngờ vợ thất tiết, đánh đuổi nàng đi. Uất ức quá, nàng gieo mình xuống sông mà chết. Đợc các nàng tiên cứu, nàng đợc sống ở thủy cung cùng vợ vua Nam Hải. Một lần gặp ngời làng là Phan Lang cũng đợc tiên cứu, nàng nhờ PL về nói với chồng lập đàn giải oan cho nàng. Trong lễ giải oan nàng hiện về và ngỏ lời từ biệt chàng vĩnh viễn. Câu chuyện chỉ là một vụ ghen tuông bình thờng trong một gia đình cũng bình thờng nh trăm nghìn gia đình khác, nhng có ý nghĩa tốc áo xã hội vô cùng sâu sắc. Một ngời phụ nữ nết na, dung hạnh lấy phải một ngời chồng hay ghen lại độc đoán. Và chỉ vì một chuyện bông đùa với con khi xa chồng, vì chồng nàng qua tin lời con trẻ, nghi oan cho nàng, tàn nhẫn đối với nàng khiến nàng phải tìm đến với cái chết trên bến Hoàng Giang. Nỗi oan tày đình của nàng đã vợt ra ngoài phạm vi gia đình ,là một trong muôn vàn oan khốc trong xãhội vùi dập thân phận con ngời, nhất là ngời phụ nữ. Sống trong xã hội đầy rẫy oan trái, bất công, quyền sống con ngời không đợc đảm bảo, ngời phụ nữ với thân phận bèo dạt, mây trôi, có thể gặp biết bao nhiêu tai họa giáng xuống đầu mình vào bất c lúc nào vì những nguyên cớ vu vơ không thể tởng tợng đợc. Rõ ràng xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những TS với đầu óc nam quyền độc đoán, đã là nguyên nhân sâu xa của những đau khổ của ngời phụ nữ. Vì vậy, khi sống ở thủy cung, nàng cũng có lúc định trở về quê cũ. Nhng tại lễ giải oan, mặc dù còn nặng lòng với quê hơng, lỗi lầm xa của chồng , nàng cũng đã tha thứ, nhng nàng vẫn dứy áo ra đi, đành phải sống ở cõi chết : Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian đợc nữa. Chi tiết mang tính chất truyền kì này đã nói lên thái độ phủ định của VN, của ngời phụ nữ đơng thời đối với nhân gian, đối với xã hội phong kiến thối nát vì ở đó họ không tìm thấy niềm vui, không tìm thấy hạnh phúc. Bên cạnh giá trị tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, CNCGNX còn đề cao phẩm giá của ngời phụ nữ. Khi còn sống, VN là ng- ời vợ đảm, dâu hiếu. Lúc sống bên chồng, nàng giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng bất hòa. Lúc chồng đi lính, một mình nàng quán xuyến mọi việc, nuôi con, phụng dỡng mẹ chồng đau ốm và khi mẹ chồng mất, nàng lo liệu nh đối với cha mẹ đẻ mình. Còn đối với chồng, nàng một dạ thủy chung. Sau khi đã chết, đợc sống ở thủy cung nguy nga, lộng lẫy, khi Phan Lang gợi nhớ đến quê hơng, nàng xúc động ứa nớc mắt khóc. Nàng giãi bày tâm sự : Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây đợc mãi để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày. Đọc đến đây, không ai không xúc động trớc tấm lòng nặng nghĩa, nặng tình với quê hơng bản quán của nàng. Tuy vừa đợc cứu sống, tuuy đợc sống trong nhung lụa, bên cạnh có những nàng tiên tốt bụng và là ân nhân của mình , nhng lòng nàng lúc nào cũng nghĩ đến quê cha đất tổ, vẫn tâm niệm sẽ có ngày trở về. VN dới ngòi bút của ND lúc sống trên trần thế với cuộc đời thờng cũng nh khi khi làm tiên ở thủy cung lộnglẫy đều là một phụ nữ đẹp, đẹp cả về hình dáng, cả về phẩm giá, về tâm hồn. Ngời phụ nữ đó lẽ ra phải đợc hởng cuộc đời hạnh phúc. Nhng tiếc thay xã hội phong kiến đã chà đạp lên cuộc đời nàng. Nh phần trên đã nói, viết CNCGNX, ND đã lấy cốt truyện trong dân gian. Nhng rõ ràng với tấm lòng yêu thơng con ngời sâu nặng, bằng bút pháp kể chuyện già dặn, với tình tiết lúc thì chân thật đời thờng, lúc thì lì ảo hoang đờng, ông đã xây dựng đợc hình tợng nhân vật vô cùng sống động, mang ý nghĩa xã hội cao. Do đó tác phẩm của ông đã giáo dục chúng ta tình yêu thơng con ngời sâu sắc, lòng quyết tâm sống chiến đấu vì quyền sống và hạnh phúc con ngời. Văn bản : Truyện Kiều 1. Thuyết minh nét chính về Nguyễn Du và Truyện Kiều. - ND(1765-1820), tên chữ Tố Nh, hiệu Thanh Hiuên, quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - ND xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống khoa bảng và sáng tạo nghệ thuật. Cha là Nguyễn Nghiễm, từng giữ chức tể tớng. Anh là Nguyễn Khản, đợc chúa Trịnh rất sủng áI, nổi tiếng về thơ Nôm. Truyền thống gia đình khiến Nguyễn Du từ nhỏ đã đã tiếp thu và đặc biệt am hiểu về văn học cổ điển Trung quốc. - ND sống trong một giai đoạn lịch sử bão táp với 2 đặc điểm nổi bật: Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra nh sấm sét mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã quét sạch các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh-Nguyễn. - Sau này những biến cố chính trị khiến ông phảI lu lạc trong dân gian. Những nếm trảI trong cuuộc sốg giúp ND chiêm nghiệm và thấm thía lẽ đời, thân phận con ngời trong 1 thời đại loạn lạc dâu bể. Nó cũng giúp ông có cơ hội thâm nhập và tiếp thu văn hóa dân gian. - Thiên tài ND vì thế đợc hình thành từ vốn sống, trảI nghiệm cuộc sống phong phú và sự tích hợp giữa văn học bác học và văn học dân gian. [...]...- ND sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm Thơ chữ Hán có 3 tập, gồm 243 bài Sáng tác chữ Nôm tiêu biểu nhất là Đoạn trờng tân thanh(thờng gọi là Truyện Kiều) - Truyện Kiều thuộc thể loại truyện Nôm-một thể loại tự sự đợc viết bằng hình thức thơ lục bát(cũng có khi viết... thành tựu tiêu biểu của cả hai dòng truyện Nôm nói trên - Về nội dung: TK có2 giá trị lớn: giá trị hiện thự và giá trị nhân đạo - Về nghệ thuật: TK là kết tinh thành tựu nghệ thuật của văn học dân tộc trên các phơng diện ngôn ngữ và thể loại Với TK, thể loại thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ với t cách là mtj thể loại tự sự: cách dẫn chuyện, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách nhân vật,... TV tác giả nghiêng nhiều về vẻ đẹp trang trọng Với TK nhà thơ nghiêng nhiều về vẻ đẹp sắc sảo mặn mà - TV đụơc tập trung miêu tả ngoại hình( tất cả những chi tiết đều gợi lên vẻ tôn quý của nàng): gơng mặt, nét ngài, tiếng cời, giọng nói, làn da, máI tóc - Ngoại hình của Thúy Kiều chỉ đợc tập trung vào đôI mắt: làn thu thủy, nét xuân sơn Đây là nghệ thuật điểm nhãn nhằm làm bật lên cáI thần trong trong... đẹp của tài: ti-họa-cầm kì- những tài năng thờng dành cho ngời quân tử trong văn học trung đại Nho giáo không khuyến khích tài, nhất là cáI tài ở một ngời phụ nữ Kẻ có tài thờng có sự phá cách, bất chấp thói tục để khẳng định cáI tôI của mình Ca ngợi tài năng bên cạnh sắc đẹp của Kiều- một ngời con gái- cho thấy cảm hứng nhân văn của tác phẩm: đòi quyền tự do bình dẳng cho ngời phụ nữ Ông miêu tả ngời... hòa về cảm xúc.ND trái lại, trong lời giới thiệu vẻ đẹp của Kiều nh thấy đợc sự trân trọng chiêm ngỡng trớc tài sắc của nhân vật TháI độ này góp phần thể hiện cảm hứng nhân văn trong tác phẩm: đề cao những giá trị đẹp đẽ của con ngời Văn bản: Kiều ở lầu Ngng Bích 1 Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con ngời ở 6 câu thơ đầu có đặc điểm gì? có gì khác với 8 câu cuối? 2 Thiên nhiên trong 6 câu đầu là thiên... tái tê: thềm hoa một bớc lệ hoa mấy hàng Văn bản: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh( Phạm Đình Hổ) 1 Phạm Đình Hổ sinh ra trong 1 gia đình khoa bảng, cha từng đỗ cử nhân, làm quan dới triều Lê Bản thân PĐH đã thi đỗ sinh đồ Qquốc tử giám Gia đình và học vấnbản thân đã đem lại cho PĐH một tri thức uyên bác Ông là tác giả của nhiều công trình khảo cứu quan trọng Về văn học, PĐH nổi danh với hai tác PĐH: Vũ... báo trớc cho những tai họa sẽ ập đếnvới Kiều- bbất ngờ và không thể né tránh Quả nhiên, ngay sau đây là sự xuất hiện của Sở Khanh và buộc Kiều phải lâm vào cảnh: Cũng liều mặt phấn cũng rồi ngày xanh Văn bản: MGS mua Kiều Phân tích những nét về ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của MGS? - MGS xuất hiện trong TK với một lai lịch, tông tích không rõ ràng: ngời viễn khách mà quê cũng... qua nhanh, ống kính không nhanh, không nhạy thì không thể Thì không thể ghi lại đợc - Nhà thơ cũng rất nhanh khi lại cách nói năng cộc lốc của MGS: Hỏi têncũng gần - Câu trả lời nhát gừng, không có chủ ngữ, không thèm tha gửi chỉ có thể là lời của kẻ vô học, hợm của, cậy tioền, Sự cảm nhận về MGS: Khác màu kẻ quý ngời thanh/ Ngẫm ra cho kĩ nh hình con buôn.chắc đã đến với Kiều ngay từ khi Mã mới xuất... đều đạt tới trình độ cổ điển Truyện Kiều cũng góp phần làm cho tiéng Việt thêm giàu có, tinh tế - vì những lí do trên mà TK tuy có nguồn gốc cốt truyện từ TQ nhng vẫn là một kiệt tác của thiên tài ND 2 Văn bản Chị em Thúy Kiều a.Nhận xét bút pháp miêu tả TK và TV của ND? - TK, TV là 2 nhân vật chính diện( TK, thậm chí còn là nhân vật lí tởng), chính vì thế, khi miêu tả vẻ đẹp của hai nhân vật này, ND . giải bài tập bộ môn Ngữ Văn 9 Họ và tên: Nguyễn Tiến Hoạt Chức vụ : Phó Hiệu trởng Đơn vị công tác : Trờng THCS Thị trấn Hng Hà Năm học : 2007 - 2008 Văn. đợc là tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa phơng Đông. Còn Hồ Chí Minh, do điều kiện lịch sử của thời đại, ở Ngời là sự kết tinh văn hóa nhân loại

Ngày đăng: 08/07/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w