Bốn ngón tay mang găng đặt vào nếp gấp mặt ngoài cổ gang để mang găng cho tay còn lại 5.. Quy trình tháo găng 1Nắm vào mặt ngoài của găng ở cổ tay Kéo găng lật mặt trong ra ngoài
Trang 1BS.CKII Nguyễn Thúy Nga
SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN
PHÒNG HỘ
Trang 2Mục tiêu
1 Nắm vững thông tin, có khả năng chọn lựa và
sử dụng đúng các phương tiện phòng hộ cá nhân (PTPHCN)
2 Thực hành được cách mặc và tháo PTPHCN
một cách an toàn
3 Xử lý để dung lại hoặc thải bỏ các phương tiện
phòng hộ theo đúng quy định
Trang 3Nội dung trình bày
1. Khái niệm phương tiện phòng hộ cá nhân
2. Sử dụng găng
3. Sử dụng khẩu trang
4. Sử dụng phương tiện che mặt, mắt
5. Sử dụng áo choàng
Trang 4Khái niệm phương tiện phòng hộ
Là loại quần áo hoặc dụng cụ chuyên dụng giúp bảo vệ NVYT, người bệnh, người nhà và người thăm bệnh khỏi bị nguy cơ lây nhiễm và hạn
chế phát tán mầm bệnh ra môi trường bên
ngoài
Trang 5Nguyên tắc sử dụng phương tiện phòng hộ
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng
Khi dự kiến làm thao tác có bắn máu, dịch tiết vào cơ thể
Việc lựa chọn trang phục PHCN căn cứ vào
sự nhận định nguy cơ khi tiến hành thao tác chuyên môn
Trang 6Lựa chọn PTPHCN
Bối cảnh VST Găng
tay
Áo choàng
KT y tế
Kính bảo hộ
Luôn sử dụng trước và sau
khi tiếp xúc với NB và sau
khi tiếp xúc với môi trường
nhiễm khuẩn
x
Nếu tiếp xúc trực tiếp với
máu, dịch cơ thể, chất bài
tiết, đờm, dịch mũi, da không
lành lặn
x x
Nếu có nguy cơ bắn dịch lên
cơ thể nhân viên y tế x x x
Nếu có nguy cơ bắn dịch lên
cơ thể và mặt nhân viên y tế x x x x x
Trang 7Các tình huống mang găng
Găng vô khuẩn: thực hiện thủ thuật vô khuẩn, phẫu thuật
Găng sạch:
Thao tác không đòi hỏi vô khuẩn
Dự kiến bàn tay tiếp xúc với máu, dịch tiết
Khi da tay NVYT bị bệnh hoặc trầy xước
Găng vệ sinh: thu gom chất thải đồ vải, xử lý dụng cụ y tế và các dụng cụ chăm sóc BN
Trang 8HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GĂNG
Trang 9Quy trình mang găng vô khuẩn
1 Chọn kích cỡ phù
hợp
2 Cầm mặt trong của găng ở nếp gấp cổ
găng, mang găng cho tay kia
3 Bốn ngón tay mang găng
đặt vào nếp gấp mặt ngoài cổ
gang để mang găng cho tay
còn lại
5 Chỉnh lại găng khít bàn tay
Trang 10Quy trình tháo găng (1)
Nắm vào mặt ngoài của găng ở cổ tay
Kéo găng lật mặt trong ra ngoài
Găng tháo ra được cầm bởi tay đang mang găng
Trang 11Quy trình tháo găng (2)
Tay tháo găng nắm vào mặt trong của găng ở
cổ tay
Kéo găng lật mặt trong
ra ngoài sao cho găng này trùm vào găng kia (hai trong một)
Bỏ găng dơ vào túi rác lây nhiễm
Vệ sinh tay
Trang 12Những điều không nên làm khi
sử dụng găng
Mang găng không thay thế việc rửa tay
Không mang một đôi găng để chăm sóc cho nhiều người bệnh
Không được rửa găng
Không mang găng nếu tiếp xúc vùng da lành lặn như: vận chuyển bệnh, đo huyết áp, phát thuốc
Trang 13HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHẨU
TRANG
Trang 14Các tình huống mang khẩu trang
Dự kiến bị bắn máu, dịch tiết vào mặt, mũi
Làm việc trong khu phẫu thuật/các khu vực đòi hỏi vô khuẩn
Chăm sóc người bệnh có nghi ngờ/mắc
nhiễm khuẩn đường hô hấp
NVYT đang có bệnh đường hô hấp
Trang 15Cách mang khẩu trang y tế
Mặt có màu của khẩu trang ở phía ngoài và thanh kim loại ở phía trên
Dây đeo khẩu trang phải đảm bảo giữ khẩu trang trên mặt một cách chắc chắn
Che được mũi, miệng và cằm
Thanh kim loại uốn ngang khít với sống mũi
Trang 16Kỹ thuật mang khẩu trang
Bước 1: Đặt khẩu trang che kín mũi miệng và cằm, thanh kim loại để ngang qua sống mũi, nếp gấp khẩu trang theo chiều xuống, dây chun nằm phía trong
Bước 2: Buộc dây trên và dưới phía sau đầu hoặc quàng dây qua tai
Bước 3: Dùng ngón tay của 2 bàn tay miết thanh kim loại cho ôm sát sống mũi
Bước 4: Điều chỉnh vành khẩu trang sao cho khít với khuôn mặt
Bước 5: Kiểm tra độ khít của khẩu trang
- Hít vào: Khẩu trang ép sát miệng
- Thở ra: Khẩu trang phồng lên
Trang 17Cách tháo khẩu trang y tế
Không sờ vào mặt ngoài khẩu trang
Tháo dây cột khẩu trang
Bỏ vào thùng chất thải lây nhiễm
Trang 18Cách mang khẩu trang N-95
1 Đặt khẩu trang vào lòng
bàn tay, dây buông lỏng
dưới ngón tay
2 Đặt phần mũi khẩu trang hướng lên, dây trên qua đầu Dây dưới vòng sau cổ, dưới tai
3 Vuốt phần mũi của khẩu
trang theo hình dạng mũi
4 Kiểm tra độ vừa (fit test)
Trang 19Các tiêu chuẩn kiểm tra độ vừa
khẩu trang N95 (fit test)
Xem vị trí cằm có thích hợp
Dây buộc vừa phải, không quá chặt
Vị trí bắt ngang mũi vừa vặn
Khoảng cách đủ rộng giữa mũi và cằm
Không dễ tuột
Không để tóc nằm giữa da mặt và khẩu trang
Trang 20Các tiêu chuẩn kiểm tra độ vừa khẩu trang N95 (fit test) (2)
Các thao tác kiểm tra:
Thở bình thường
Thở sâu
Quay đầu sang hai bên
Cúi và ngẩng đầu
Nói chuyện
Trang 21Các tiêu chuẩn kiểm tra độ vừa
khẩu trang N95 (fit test) (3)
Kiểm tra độ chặt
Che phần trước khẩu trang bằng hai tay,
không làm xê dịch khẩu trang
Thở ra mạnh Nếu hở, điều chỉnh lại vị trí
hay căng lại dây Kiểm tra lại Lặp lại các
bước đến khi khẩu trang khít hoàn toàn
Hít vào sâu Nếu không hở, khẩu trang bám chặt vào mặt
Trang 22Cách tháo khẩu trang N95
Kéo dây đeo phía dưới qua khỏi đầu
Dùng tay còn lại kéo dây phía trên
Bỏ vào thùng rác lây nhiễm
Vệ sinh tay
Không sờ vào mặt ngoài khẩu trang
Trang 23HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
PHƯƠNG TIỆN CHE MẶT, MẮT
Trang 24Tình huống sử dụng phương tiện che mặt, mắt
Mang kính bảo hộ, mạng che mặt khi làm các thủ thuật có nguy cơ bắn toé máu và dịch vào mắt như: đỡ sanh, đặt nội khí quản, nạo hút, hút dịch…
Trang 25Cách mang phương tiện che mặt, mắt kính
Đặt kính hoặc mạng che mặt lên mặt
Điều chỉnh sao cho vừa khít
Trang 26Cách tháo phương tiện che mặt, mắt kính
Không sờ vào mặt ngoài của kính hoặc mạng che mặt
Dùng tay nắm quai kính hoặc mạng
Bỏ vào thùng rác hoặc vào thùng quy định để xử lý lại
Vệ sinh tay
Trang 27HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ÁO
CHOÀNG
Trang 28Các tình huống mặc áo choàng,
Trang 29Cách mặc áo choàng
Vệ sinh tay
Chọn áo, để phần
mở ở lưng trước mặt
Cho tay vào ống tay
Cột dây ở cổ
Cho bờ áo chòang chéo vào nhau, cột hoặc dán lại
Trang 30Cách tháo áo choàng
Tháo dây lưng
Tháo dây cổ, dây eo
Kéo áo choàng từ
mỗi vai hướng về
phía tay cùng bên, để mặt ngoài vào trong, đưa xa cơ thể
Cuộn lại và bỏ vào thùng rác
Vệ sinh tay
Trang 32Sử dụng áo choàng và tạp dề đúng
Thay và loại bỏ áo choàng và tạp dề
- ngay sau tiếp xúc với NB, vật dụng, hay bề mặt
có khả năng nhiễm bẩn,
- và trước khi tiếp xúc với NB hay môi trường khác
Có thể sử dụng cùng 1 áo choàng khi chăm sóc cho nhiều NB nếu những NB đó có cùng chẩn đoán và nằm trong cùng 1khu vực điều trị nhưng
chỉ khi áo choàng không tiếp xúc trực tiếp với NB
Trang 33CẢM ƠN SỰ LẮNG NGHE!