1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI GIẢNG Bệnh Tay - Chân-Miệng

36 513 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 4,82 MB

Nội dung

Biểu hiện của bệnh T-C-MLoét miệng: các bóng nước ở miệng có ĐK 2-3mm Thường khó thấy vì nó vỡ rất nhanh => vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt... Diễn tiến của bệnh T-C-MBệ

Trang 1

Bệnh Tay - Chân-Miệng

Trang 2

Bệnh Tay chân miệng

• Được phát hiện trên thế giới từ năm 1969

• Sau đó liên tục được ghi nhận ở các quốc gia thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương với chu kỳ 2-3 năm bùng phát 1 đợt dịch

• Năm 2011, bệnh có xu hướng tăng cao: Nhật Bản 373.266 trường hợp, Trung Quốc

1.340.259 trường hợp, Singapor 18.721 trường hợp

Trang 4

Tình hình dịch bệnh 2012

Việt Nam:

Tổng số 103.561 ca mắc, chủ yếu dưới 3 tuổi Hiện đã xuất hiện rải rác tại hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước

41 trường hợp tử vong.

Trang 7

Nhiều nhà trẻ, trường Mầm non có trẻ bệnh

Không có trường hợp biến chứng nặng, không có ca

tử vong.

Trang 8

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi Rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi

Trang 9

Điều trị bệnh tay cân miệng tại bệnh viện

Trang 11

Lây truyền

• Vi-rút có khả năng lây lan rất nhanh qua đường

“phân - miệng” và tiếp xúc trực tiếp.

- Gặp nhiều hơn là tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh (trong lúc ho, hắt hơi); đồ chơi, sàn nhà

- Ngoài ra có thể qua bàn tay người chăm sóc.

• Vi-rút xâm nhập qua niêm mạc miệng hay ruột

=> vào hệ thống hạch bạch huyết=> Phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc

Trang 12

Biểu hiện của bệnh T-C-M

• Loét miệng: các bóng nước ở miệng có ĐK 2-3mm

Thường khó thấy vì nó vỡ rất nhanh => vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt

• Bóng nước: từ 2-10mm, màu xám, hình bầu dục.

Ở vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban

Ở lòng bàn tay, bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau

• Không điển hình: bóng nước rất ít xen kẻ với hồng ban, hoặc chỉ có hồng ban hay loét miệng đơn thuần

Trang 13

Biểu hiện của bệnh T-C-M

Loét miệng: các bóng nước ở miệng có ĐK 2-3mm Thường khó thấy vì nó vỡ rất nhanh => vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt

Trang 15

Bóng nước: từ 2-10mm, màu xám, hình bầu dục.

Ở vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban

Ở lòng bàn tay, bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau

Trang 18

Diễn tiến của bệnh T-C-M

Bệnh diễn tiến qua 4 giai đoạn:

• GĐ1: trường hợp ít bóng nước thường có biến chứng

• GĐ 2:

   - Viêm màng não: trẻ có biểu hiện run chi, giật mình nhưng chưa thay đổi tri giác (vẫn tỉnh, không mê).

   - Viêm não: vật vả, kích thích, chới với, thay đổi tri

giác, yếu chi, liệt mặt…

• GĐ 3:   - Giảm chức năng co bóp thất trái trên siêu âm

   - Phù phế nang, phù phổi, sùi bọt hồng

• Giai đoạn 4: Hồi phục, di chứng hay tử vong

Trang 19

Biến chứng

• Các biến chứng thường gặp: viêm màng não, viêm não màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp…

• Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng 1 bệnh nhân.

• Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ

• Theo các nghiên cứu cho thấy biến chứng nặng

thường do Enterovirus 71

Trang 20

Biến chứng viêm não màng não

• Không có biểu hiện mê sâu

• Biểu hiện ban đầu: quấy khóc, ngủ nhiều, hoảng hốt

hay giật mình run chi, yếu chi, đi đứng không vững.

• Diễn tiến rất nhanh đến co giật, khó thở, suy hô hấp,

rối loạn vận mạch, sốc thần kinh.

• Lưu ý: biến chứng VNMN vẫn có thể xuất hiện khi

các nốt phỏng nước trên da trẻ đã khô và đóng vảy.

Cần chú ý phát hiện sớm và đưa trẻ đến bênh viện

trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện.

Trang 21

Điều trị bệnh tay chân miệng

• Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu,

• Chủ yếu là điều trị triệu chứng.

• Cần đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế

=> có hướng điều trị phù hợp.

Trang 22

Điều trị bệnh tay chân miệng

Có 4 cấp độ điều trị

Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện:

   + Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh bội nhiễm

   + Giảm đau, hạ sốt.

   + Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng.

   + Không cậy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.

   + Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu VNMN

Khi có các biểu hiện bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Trang 23

Nguyên tắc phòng chống dịch

Định nghĩa ổ dịch: khi ghi nhận từ 2 ca (lâm

sàng hoặc xác định) trở lên, trong vòng 7 ngày

và có liên quan dịch tễ với nhau.

Kết thúc ổ dịch: nếu sau 14 ngày không phát hiện

ca mắc mới (kể từ ngày khởi phát ca cuối cùng)

- Các biện pháp chuyên môn:

Phát hiện sớm các trường hợp mắc để xử lý và điều trị kịp thời.

Cách ly ngay các trường hợp mắc, không để

lây lan ra cộng đồng.

Trang 24

Nguyên tắc phòng chống dịch

C ăn cứ theo đường lây của bệnh:

Phân – Miệng

Cơ chế giọt bắn

Trang 25

Nguyên tắc phòng chống dịch

Thực hiện 3 sạch: ăn (uống )sạch; ở sạch; bàn tay sạch và đồ chơi sạch.

Làm sạch bề mặt và khử trùng dụng cụ sinh hoạt, nhà vệ sinh bị nhiễm chất tiết và bài tiết của bệnh nhân tay-chân-miệng

Điều trị đúng phác đồ Bộ Y tế đã ban hành.

Trang 26

PC bệnh lây lan tại nhà trẻ

a) Vệ sinh cá nhân: Vs răng miệng, rửa tay sạch và thường xuyên trước, sau khi nấu ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là mỗi lần thay tã cho trẻ, ăn chín, uống chín.

b) Trẻ mắc bệnh không đến lớp cho đến khi hết loét miệng và các phỏng nước

c) Tùy mức độ nghiêm trọng của dịch mà cơ quan y tế tham mưu cho chính quyền địa phương quyết định đóng cửa lớp học/trường học trong vòng 10 ngày.

Trang 27

c) Khi trẻ đến lớp có sốt, loét miệng, phỏng nước phải thông báo cho gia đình và cơ quan y tế.

d) Hàng ngày làm sạch dụng cụ học tập, đồ chơi và các dụng cụ khác bằng xà phòng và chloramin B 2% Bát, đũa, cốc; ngâm, tráng nước sôi trước khi ăn, sử dụng

Trang 28

Tại gia đình bệnh nhân

Cách ly BN Khi có biến chứng thần kinh hoặc tim mạch (rung giật cơ, loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao (>=39,5 0 C)) thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

BN đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác; che miệng ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện.

Phân và chất thải của BN phải được khử trùng chloramin B;

Quần áo, chăn màn dụng cụ của BN được khử trùng bằng đun sôi, ngâm dung dịch chloramin B 2%;

Trang 29

Đối với người chăm sóc bệnh nhân: thực hành VS

cá nhân, đặc biệt rửa tay ngay khi thay tã cho trẻ; thường xuyên vệ sinh răng miệng.

Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh.

Khi trẻ còn triệu chứng bệnh không tham gia các hoạt động như đến lớp, đi bơi,

Theo dõi các sốt, loét miệng, phỏng nước đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em để có thông báo cho cơ quan y tế xử lý, điều trị kịp thời.

Trang 30

Tại cơ sở y tế

Cán bộ y tế phải áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm qua đường tiếp xúc để phòng ngừa lây lan trong bệnh viện:

Rửa tay ngay bằng dung dịch sát trùng khi có tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân dù có hay không có mang găng tay.

thủ thuật trên bệnh nhân có nguy cơ tạo giọt bắn tới niêm mạc.

Điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Bệnh tay-chân-miệng ban hành kèm theo Quyết định số 1732/QĐ-BYT ngày 16/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trang 31

Phòng bệnh cộng đồng

1 Rửa tay: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tả, vệ sinh cho trẻ

2 Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà, bề mặt bằng nước và xà phòng, khử trùng bằng

cloraminB.

3 Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.

4 Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh

(thường ít nhất là 7 ngày).

 

Trang 32

Giám sát bệnh

Định nghĩa ca bệnh: Những trường hợp có sốt (>37,50C) và có ban chủ yếu ở dạng

phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng (loét ở lợi, lưỡi) hoặc vùng mông,

đầu gối

Tiêu chuẩn xét nghiệm: Các trường hợp có triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm dương tính với vi rút (Coxsackievirus A (từ 2 đến 8, 10, 12, 14, 16),

Coxsackievirus B (1, 2, 3, 5), Enterovirus 71)

Trang 33

Thu thập, vận chuyển và bảo quản

2 Thời gian lấy mẫu

Càng sớm càng tốt, ngay sau khi xuất hiện nốt

phỏng

Yêu cầu: <= 3 ngày kể từ khi khởi bệnh

Bảo quản và vận chuyển mẫu đến phòng xét

nghiệm

Trang 34

Thông tin, báo cáo

Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm B Thực hiện việc giám sát, thông tin, báo cáo theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Thông tư 48 của Bộ Y tế về thông tin, báo cáo dịch (phụ lục 6).

Báo cáo ca bệnh theo phụ lục 1 của Hướng dẫn giám sát phòng chống bệnh Tay chân miệng.

Trang 35

10 lít nước + 200gram CloraminB loại 25%.

Cách dùng: Lau chùi bề mặt, sàn nhà, đồ chơi, vật dụng…

Ngày đăng: 25/08/2017, 08:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w