Tr. GIÁO ÁN BÀI34SINH HỌC 12 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ I. Mục tiêu bài giảng : 1/ Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải: + Trình bày được nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào. + Giải thích được vì sao tế bào chỉ sinh ra từ tế bào sống trước nó. + Nêu được những bằng chứng sinh học phân tử về nguồn gốc thống nhất của sinh giới. + Giải thích được mức độ giống và khác nhau trong cấu trúc của ADN và prôtêin giữa các loài. 2/ Kỹ năng: + Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thông tin. + Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh khái quát hoá. 3/ Thái độ : + Nâng cao nhận thức đúng đắn khoa học về học thuyết tế bào và bằng chứng sinh học tế bào và phân tử. + Xây dựng thái độ yêu thích khoa học, tìm tòi nghiên cứu, liên hệ với thực tế. II/ Trọng tâm : Nội dung của học thuyết tế bào và bằng chứng sinh học tế bào và phân tử. III. Phương pháp: Đàm thoại tìm tòi, giảng giải IV. Chuẩn bị: : - GV chuẩn bị các tranh ảnh TB, TV, bảng mã di truyền…. - HS đọc trước bài mới ở nhà. V. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ . Câu 1: Vì sao vùng Cổ bắc và Tân bắc có hệ động vật về cơ bản là giống nhau? Sự tồn tại một số loài đặc trưng ỏ mỗi vùng được giải thích như thế nào? Câu 2. Giải thích nguyên nhân hình thành đặc điểm hệ động vật, thực vật lục địa úc. Từ đó rút ra được kết luận gì? 3. Vào bài mới : Như chúng ta đã biết tất cả sinh vật đều được cấu tạo từ các đơn vị cơ bản là tế bào. Dựa trên cơ sở nào để chứng minh? Cũng như để đi sâu tìm hiểu sự thống nhất về nguồn gốc của sinh giới chúng ta nghiên cứu bài34 . 4 . Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIỂU KẾT ? Học thuyết tế bào được hình thành nhờ vào sự ra đời của loại phương tiện nghiên cứu nào? GV giảng thêm: Lịch sử phát hiện tế bào gần như là lịch sử phát minh ra kính hiển vi vì hầu hết các tế bào có kích thước rất nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường. VD: Khi có kính hiển vi: Tế bào thực vật được ( Rô bơc Huc) phát hiện 1665 Tế bào động vật được ( Lơvenhuc) phát hiện 1674. ? Thuyết tế bào đã gợi ra ý tưởng gì về nguồn gốc của sinh giới? ? Do đâu có sự khác nhau giữa các dạng tế bào (nhân sơ, nhân thực, động vật và thực vật) ? ? Tế bào có vai trò gì đối với cơ thể sống? ? Theo em các tế bào sống được sinh ra từ đâu ? TL: Kính hiển vi. Do đến thế kỷ XIX khi kính hiển vi đã hoàn thiện thì M.Slâyđen(1938), T.Sơvan (1939)… đi sâu nghiên cứu về cấu trúc tế bào TV, ĐV, và VK đã đưa ra học thuyết tế bào. TL: + Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị cơ sở là tế bào. ( trừ vi rút) . + Mọi tế bào sống đều có những đặc trưng tương tự nhau về cấu tạo và chức năng. TL: + Do trình độ tổ chức và thực hiện những chức năng khác nhau, vì vậy đã tiến hoá theo những hướng khác nhau. TL : Như tiểu kết TL: Năm 1858 bác sĩ người Đức (Richrchow) chứng minh rằng tế bào sống được I/ BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC: 1/ Nội dung của học thuyết tế bào: a/ Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào . b/ Sự khác nhau giữa các loại tế bào. * Do trình độ tổ chức. * Thực hiện các chức năng . * Hướng tiến hoá. c/ Vai trò của tế bào sống: Tế bào có liên quan đến sự sinh sản, sinh trưởng và phát triển của cơ thể sống. d/ Các hình thức sinh sản : Các phương thức sinh sản và sự lớn lên của cơ thể đa bào GV: Đưa thêm ví dụ : Ngay cả vi sinh vật cũng được Pasteur 1862 chứng minh bằng thực nghiệm VSV sinh ra từ VSV. ? Học thuyết tế bào có ý nghĩa gì? ? Nguồn gốc thống nhất của sinh giới còn được thể hiện ở những bằng chứng sinh học phân tử nào? ? ADN có đặc điểm, cấu tạo và chức năng gì? (HS nhắc lại kiến thức đã học). ? Vì sao ADN lại đặc trưng cho từng loài. sinh ra do tế bào sống có trước. HS xem hình 28.2 ( Sự phân bào ở VK) TL: Chứng minh được mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị cơ sở là tế bào và có chung một nguồn gốc. TL: Ở bằng chứng sinh học phân tử . - Cho thấy sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN, của prôtêin, về mã di truyền… của các loài. TL: + Cùng với prôtêin thì Axit nuclêic (ADN, ARN) là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống. + Có 4 loại nu A,T,G,X… + ADN mang và truyền đạt thông tin di truyền. TL: Do số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp nuclêôtit trong ADN. đều liên quan đến sự phân bào (sinh sản) của tế bào: VD : + VK sinh sản (trực phân) + Các cơ thể đa bào sinh sản vô tính (nguyên phân) . + Những loài sinh sản hữu tính sinh sản qua (nguyên phân, giảm phân và thụ tinh). 2/ Ý nghĩa của học thuyết tế bào . - Chứng minh được mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị cơ sở là tế bào . - Cho thấy nguồn gốc thống nhất của sinh giới. II. BẰNG CHỨNG SINH HỌC PHÂN TỬ: 1/ ADN . a/ ADN giống nhau giữa các SV: + Đa số các loài sinh vật đều chứa vật chất di truyền (ADN) + ADN mang và truyền đạt thông tin di truyền. + ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nu A,T,G, X. b/ ADN khác nhau giữa các SV: Do SL, TP và trật tự sắp xếp nuclêôtit trong ADN (tính đặc trưng của ADN). GV cho HS xem ví dụ về trình tự các nuclêôtit của người, tinh tinh, gorila, đười ươi trong mạch mang mã gốc theo SGK từ đó có thể rút ra nhận xét gì về mối quan hệ giữa loài người với các loài vượn người. XGA-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TAT TGT-TGG-TGG-GTX-TGT-GAT ? Mối quan hệ từ gần đến xa giữa người với các loài vượn người theo trình tự ? ? Sự giống và khác nhau của ADN có ý nghĩa gì? ? Tính thống nhất của sinh giới còn được thể hiện qua đâu? ? Mã di truyền là gì? HS nhắc lại kiến thức đã học. TL: Tinh tinh có quan hệ họ hàng gần người nhất (vì chỉ khác 1 bộ ba), tiếp đến gôrila (khác 2 bộ ba), sau cùng là đười ươi (khác 4 bộ ba). TL : Mối quan hệ đó là: Người - tinh tinh - gôrila - đười ươi . TL : Sự giống và khác nhau của ADN phản ánh mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài. TL: Tính thống nhất của sinh giới còn được thể hiện qua mã di truyền . HS xem lại bài cũ ở phần II trang 7 và 8 SGK sinh12 chương trình nâng cao. HS xem lại bảng mã di truyền. Cây sơ đồ phản ánh mối quan hệ đó là: Người Tinh tinh Gôrila Đười ươi Dạng tổ tiên chung 2/ Mã di truyền: Mã di truyền đều có đặc điểm giống nhau và rõ nhất là tính phổ biến của thông tin di truyền là mã bộ ba. VD : Bộ ba AAT của tất cả các loài đều mã hoá cho aa lơxin. ? Ngoài ra tính thống nhất của sinh giới còn được thể hiện ở phân tử nào? ? Vì sao prôtêin lại đặc trưng cho từng loài? ? Qua nghiên cứu bảng 34 các em rút ra nhận xét gì về mối quan hệ họ hàng giữa các loài? GV yêu cầu HS vẽ cây sơ đồ phát sinh phản ánh quan hệ nguồn gốc giữa các loài nói trên? HS tham khảo thêm ví dụ về tỉ lệ và trình tự sắp xếp axit amin trong phân tử Hb của Đười ươi, ngựa, lợn sau: …Val-His-Leu-Thr-Pro-Glu-Glu-Lys-Ser …Val-His-Leu-Ser-Gly-Glu-Glu-Lys-Ala… …Val-His-Leu-Ser-Ala-Glu-Glu-Lys-Ser… TL : Đó là phân tử pôtêin: TL : Như phần tiểu kết. TL: Bảng 34 phản ánh mức độ quan hệ họ hàng giữa người với các loài từ gần đến xa là. Người - chó - kỳ nhông - cá chép - cá mập. TL: Cây sơ đồ như tiểu kết. TL: So với đười ươi, Ngựa (khác 3 aa), lợn (khác 2aa). Xếp theo mối quan hệ : Đười ươi - lợn - ngựa. 3/ Prôtêin: Có nhiều chức năng : Như cấu trúc, xúc tác, điều hoà . Với hơn 20 loại axit amin, nhưng do có sự khác nhau về thành phần, số lượng, trật tự sắp xếp của các loại axit amin tạo nên tính đặc trưng của prôtêin. Vì Chó chỉ khác người 16,3%, Kỳ nhông khác người 44,0% … * Cây sơ đồ phản ánh quan hệ nguồn gốc giữa các loài. Người Chó Kỳ nhông Cá chép Cá mập Dạng tổ tiên chung Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự, tỉ lệ các axit amin và các nuclêôtit càng giống nhau. ? Từ các bằng chứng sinh học tế bào và phân tử đã làm sáng tỏ được vấn đề gì về nguồn gốc sinh giới. TL : Các bằng chứng sinh học tế bào và phân tử cho thấy nguồn gốc thống nhất của các loài III/ KẾT LUẬN: Các bằng chứng sinh học tế bào, phân tử cho thấy nguồn gốc thống nhất của các loài. VI. Củng cố: - GV cho HS nhắc lại nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào. - Các em hãy cho biết nguồn gốc thống nhất của sinh giới được thể hiện ở những bằng chứng sinh học phân tử nào? - Em hãy gọi tên của loài tương ứng với các chữ số trên cây sơ đồ phản ánh mức độ quan hệ họ hàng giữa người với các loài vượn người từ gần đến xa . 1 2 3 4 Dạng tổ tiên chung VI. Hướng dẫn HS học bài ở nhà: - Học bài và trả lời các bài tập cuối bài - Sưu tầm những tư liệu về bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. - Soạn trước bài 35: Học thuyết tiến hoá cổ điển. MỘT SỐ TRANH SƯU TẦM ĐỂ THAM KHẢO MỘT SỐ TRANH ĐỂ THAM KHẢO BẢNG MÃ DI TRUYỀN . BÀI 34 SINH HỌC 12 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ I. Mục tiêu bài giảng : 1/ Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh. phân bào (sinh sản) của tế bào: VD : + VK sinh sản (trực phân) + Các cơ thể đa bào sinh sản vô tính (nguyên phân) . + Những loài sinh sản hữu tính sinh sản