1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005 2015 ở việt nam

243 534 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 243
Dung lượng 9,79 MB

Nội dung

Đi cùng với các con số đầy triển vọng nêu trên là những tác động của nhà nước về mặt chính sách xã hội nhằm nâng cao chất lượng xuất bản và văn hóa đọc được thể hiện qua những sự kiện cụ

Trang 1

Bùi Quang Tiến

NGHỆ THUẬT CHỮ TRONG THIẾT KẾ BÌA SÁCH

GIAI ĐOẠN 2005-2015 Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Trang 2

Bùi Quang Tiến

NGHỆ THUẬT CHỮ TRONG THIẾT KẾ BÌA SÁCH

GIAI ĐOẠN 2005-2015 Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách

giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

trích dẫn, số liệu, ý kiến, nhận định khoa học, hình ảnh minh họa và kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng

Tác giả luận án

Bùi Quang Tiến

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 4

MỞ ĐẦU 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGHỆ THUẬT CHỮ TRONG THIẾT KẾ BÌA SÁCH 20

1.1 Cơ sở lý luâ ̣n và một số khái niệm sử dụng trong luận án 20

1.2 Khái lươ ̣c về lịch sử Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách 28

1.3 Khái quát về Giải thưởng Sách đẹp, Bìa đẹp giai đoạn 2005-2015 của Hội Xuất bản Việt Nam 48

Tiểu kết 50

Chương 2: NHẬN DIỆN NGHỆ THUẬT CHỮ TRONG THIẾT KẾ BÌA SÁCH GIAI ĐOẠN 2005-2015 52

2.1 Cấu trúc của Nghệ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 52

2.2 Cách điệu hình chữ của Nghệ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 67

2.3 Màu sắc của Nghệ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 71

2.4 Bố cục của Nghệ thuâ ̣t chữ và các thành phần khác trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 74

2.5 Đối sánh Nghệ thuâ ̣t chữ trên bìa sách Việt Nam giai đoa ̣n 2005-2015 trong tương quan vớ i mô ̣t số ấn phẩm nước ngoài 83

Tiểu kết 89

Chương 3: NHỮNG BÀN LUẬN RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 91

3.1 Bàn luâ ̣n về vai trò của Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 91

3.2 Bàn luâ ̣n về vai trò của kỹ thuâ ̣t công nghê ̣ đối với Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 95

3.3 Bàn luâ ̣n về các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 102

3.4 Nhận định về Nghệ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 109

Tiểu kết 121

KẾT LUẬN 123

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO 129

PHỤ LỤC 142

Trang 5

TGLA Tác giả luận án

TLTK Tài liệu tham khảo

VHDT Văn hóa dân tộc

VHTT Văn hóa Thông tin

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

Biểu đồ 3.1: Tổng hơ ̣p thông tin khảo sát sở thích của độc giả

đối vớ i các yếu tố ta ̣o hình trên bìa sách 113 Biểu đồ 3.2: Tổng hơ ̣p thông tin khảo sát độc giả

về các da ̣ng sách thường mua 120

Sơ đồ 2.1: Tác động của NTC khi kết hợp giữa ngữ nghĩa và hình ảnh

đối với cảm nhận thị giác 71

Sơ đồ 3.1: Sự tương tác giữa họa sỹ thiết kế, kỹ thuật công nghệ,

Nghệ thuật chữ và độc giả 101

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Hiê ̣n nay ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới, từ lâu “chữ” đã được thừa nhâ ̣n như mô ̣t bô ̣ môn nghê ̣ thuâ ̣t đă ̣c thù, có chỗ đứng ngang bằng với các môn nghê ̣ thuâ ̣t thi ̣ giác khác Đã có trường phái nghệ thuật đi chuyên sâu vào việc

nghiên cứu giá trị thẩm mỹ tự thân của chữ với tên go ̣i Typography và được dịch sang tiếng Việt là Nghệ thuật chữ

Nguyên lý thiết kế của NTC dựa trên những yếu tố cơ bản gồm: Hệ thống quy định về cấu trúc ngữ pháp, hình ảnh các ký tự, cùng với các nguyên tắc sử

du ̣ng, sau đó sẽ bố cục, sắp xếp, sáng tạo sao cho có được một tác phẩm đẹp, ấn tượng về hình thức Thông qua hình thức để biểu đạt nội dung

Ở Việt Nam, vai trò của NTC chưa được văn bản chính thức nào ghi nhận

vì vậy nó chưa xác lập được vị trí cho mình như các bộ môn nghệ thuật khác Tuy nhiên trên thực tế, NTC đã xuất hiện từ khá sớm trong tiến trình li ̣ch sử mỹ thuâ ̣t của dân tô ̣c Cho đến nay nó vẫn đóng vai trò như mô ̣t yếu tố không thể tách rời đối với một số lĩnh vực nghê ̣ thuâ ̣t đă ̣c thù gắn liền với các công trình kiến trúc, nội thất (chữ trên các hoành phi, câu đối, trên cổng chùa, đình làng, cổng chào, lăng tẩm, văn bia, cột trụ…), thậm chí các kiểu dáng chữ Đinh, chữ Công hay nội Công ngoại Quốc đã được lấy làm cảm hứng cho kiến trúc mặt bằng của một số ngôi chùa xây trong thời kỳ phong kiến Ngay cả những kiến trúc hiện đại như dinh Thống Nhất (dinh Độc Lập) ở Tp Hồ Chí Minh cũng có sự hiện diện của chữ Toàn thể bình diện của dinh làm thành hình chữ Cát Mặt trước toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ Hưng… Ngoài ra chữ còn xuất hiện trên các bô ̣ tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống với mục đích làm rõ nghĩa cho tranh, hay còn được nhắm tới như là đối tượng để sáng ta ̣o trong nghê ̣ thuâ ̣t thư pháp chữ Hán và chữ Quốc ngữ Như vậy, ở các các trường hợp nói trên “chữ” đã trở thành đối

Trang 8

tượng của nghê ̣ thuâ ̣t Nó không chỉ có vai trò làm rõ nghĩa, mà còn có tác du ̣ng như một thành tố làm tăng giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm

NTC được ứng dụng rất đa dạng và có vai trò quan trọng đối với nhiều lĩnh vực như: Thiết kế bao bì, logo, tem, quảng cáo đa phương tiện, phim ảnh, bích chương, poster, graffiti… nhưng rõ nét nhất là lĩnh vực thiết kế bìa sách bởi đặc trưng, số lượng, sự tinh tế và mật độ chiếm chỗ của chữ trên diện tích bìa

Sách là một sản phẩm văn hóa Đối với xã hội sách có vai trò quan trọng như một công cụ tuyên truyền giáo dục, giúp con người thay đổi nhận thức và tri thức Công chúng tìm đến sách bởi giá trị tự thân của nó Nhưng với cùng một nội dung thì bìa sách nào có thiết kế ấn tuợng hơn, đẹp hơn sẽ được người đọc chọn mua Giá trị cuốn sách càng được tăng thêm gấp bội nếu được khoác lên một tấm áo bìa thẩm mỹ Đã qua rồi cái thời chỉ coi tro ̣ng nô ̣i dung mà quên đi vẻ đe ̣p bên ngoài Bây giờ thâ ̣t khó chấp nhâ ̣n mô ̣t quyển sách hay la ̣i ẩn dưới

mô ̣t vẻ tuềnh toàng, giống như đóng rượu Sâm banh (champagne) vào chai

“quốc lủi” vâ ̣y Bản thân bìa sách phải thể hiện được tinh thần của tác phẩm thông qua sự cảm nhận tinh tế của người thiết kế, phải trở thành cặp phạm trù hài hòa giữa hình thức và nội dung Cùng với hình ảnh và màu sắc thì NTC cũng

là một thành tố mỹ thuật quan trọng cần được quan tâm vì chữ là phương tiện chuyển tải đầu tiên về tên sách đến đọc giả Một bìa sách có thể không cần hình minh họa nhưng chữ thì bắt buộc Hiện nay, như các lĩnh vực nghệ thuật khác, thiết kế minh họa sách trên thực tế đã trở thành một nghề độc lập mang tính chuyên nghiệp cao ở Việt Nam

Từ năm 2005 trở lại đây, số lượng các sách được xuất bản ngày càng tăng mạnh Theo thống kê tại hội nghị tổng kết công tác xuất bản sách của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Văn hóa - Thông tin [110], nếu năm 2004 cả nước chỉ có 19.695 đầu sách với 242.7 triệu bản thì đến năm 2013 đã là gần 25.000 cuốn sách, với 274 triệu bản Con số này lại được tăng thêm vào năm

Trang 9

2014 với hơn 25.000 đầu sách và trên 361 triệu bản được ấn hành [108] Đi cùng với các con số đầy triển vọng nêu trên là những tác động của nhà nước về mặt chính sách xã hội nhằm nâng cao chất lượng xuất bản và văn hóa đọc được thể hiện qua những sự kiện cụ thể như:

Tổ chức Giải thưởng sách Việt Nam từ năm 2005 với mục đích tuyển

chọn trao thưởng và tôn vinh các tác giả, Nxb, cơ sở in, họa sỹ thiết kế… đã góp phần tạo nên những cuốn sách hay, sách đẹp phục vụ đời sống văn hóa xã hội của quần chúng nhân dân

Thông qua Luật xuất bản (sửa đổi) (7/2005) với những điều khoản thông

thoáng, cởi mở hơn

Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam

Các số liệu và thông tin trên là những chỉ dấu, tín hiệu khả quan cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường xuất bản cũng như thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước trong việc nâng cao kiến thức và đời sống văn hóa tinh thần đối với công chúng Việt Nam

Nhìn đại thể về chính sách vĩ mô và số liệu thống kê thì thế Nhưng thực

tế hiện nay lĩnh vực thiết kế minh họa sách nói chung và bìa sách nói riêng ở Việt Nam đang gặp phải một số vấn đề về chất lượng chuyên môn Khi được hỏi

về tình hình mỹ thuật sách Việt Nam, họa sỹ Văn Sáng - người đã có nhiều năm gắn bó với nghề thiết kế minh họa, đã thẳng thắn nhận định:

Mỹ thuật sách Việt Nam còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan: Chưa đa dạng về phong cách thể hiện, lực lượng họa sỹ chuyên nghiệp rất ít và thiếu kinh nghiệm, hệ thống đào tạo trong các trường mỹ thuật còn thiếu đội ngũ giáo viên giỏi, các nhà xuất bản chưa dám đầu tư nhiều cho công việc thiết kế sách Vì thế chúng ta chưa có nhiều cuốn sách đẹp Thiết kế sách Việt Nam

Trang 10

thời gian gần đây đã có thay đổi về chất, nhưng sự quan tâm lại chưa đồng bộ [114]

Tuy là ý kiến cá nhân nhưng những nhận định trên cũng phần nào phản ánh đúng các vấn đề ha ̣n chế còn tồn ta ̣i của mảng thiết kế minh họa sách nước ta

Hiện nay trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, kỹ thuật in

ấn và sự lấn át của các ngôn ngữ, chữ viết quốc tế khác trong thị trường xuất bản Việt Nam Việc đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh để trước mắt tránh hậu quả mất thị phần ngay ở sân chơi trong nước Sau đó hướng tới xuất khẩu sách nhằm giới thiệu quảng bá nền văn hóa, văn học cùng các giá trị thẩm mỹ đặc sắc của Việt Nam ra thế giới là một vấn đề cấp thiết

Từ những đòi hỏi về lý luận và thực tiễn đã trình bày ở trên cho thấy: Tìm hiểu về lĩnh vực Thiết kế minh họa nói chung và NTC trên bìa sách nói riêng để chuyên nghiệp hóa ngành nghề, theo kịp phong cách, kỹ thuật mới của thế giới nhằm mục đích khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy mặt mạnh, mặt tích cực là công việc thiết thực và có ý nghĩa Phù hợp với đi ̣nh hướng của Đảng,

nhà nước trong Nghi ̣ quyết hô ̣i nghi ̣ Trung ương lần thứ 9 khóa XI về xây dựng

và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước [22] Vì vậy NCS chọn đề tài Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và

Lịch sử Mỹ thuật Qua đề tài luận án, hy vọng có thể khẳng định, chỉ rõ vai trò

và tìm ra đặc điểm của NTC trên bìa sách ở giai đoạn này Kết quả vấn đề luận

án nghiên cứu sẽ là một cố gắng cá nhân trong nỗ lực chung nhằm đưa NTC trên bìa sách của nước ta phát triển ngang bằng với các nước trên thế giới, mà vẫn giữ gìn, phát huy được bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa

2 Mục đích nghiên cứu

2.1 Mục đích tổng quát

Xây dựng luận cứ khoa học, bổ sung làm đa dạng thêm về mặt lý luận

Trang 11

cũng như thực tiễn đối với lĩnh vực NTC trong thiết kế bìa sách

Hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến NTC và ứng dụng NTC trong lĩnh vực Thiết kế bìa sách ở Việt Nam

2.2 Mục tiêu cụ thể

Luận án nghiên cứu để làm rõ:

Đặc điểm nhận diện của NTC trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015

ở Việt Nam

Phân tích, so sánh những biến đổi NTC trong thiết kế bìa sách giai đoa ̣n

2005-2015 dưới tác động của kỹ thuật công nghệ với các thời kỳ trước qua việc tìm hiểu cấu trúc, cách điệu hình và màu sắc

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Nghệ thuật vận dụng biểu đạt chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam Cụ thể luận án nghiên cứu cấu trúc, cách điệu hình, màu sắc của NTC trên những tác phẩm tiêu biểu

nằm trong và ngoài hệ thống giải thưởng Sách đẹp, Bìa đẹp do Hội Xuất bản tổ

chức Ngoài ra để tăng tính khách quan, toàn diện NCS có mở rộng khảo sát thêm một số ấn phẩm nước ngoài nhằm lấy đó làm cơ sở so sánh với các bìa sách Việt nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: NTC mà luận án nghiên cứu được giới hạn ở

trang bìa 1 các sách đoạt giải thưởng Sách hay, Sách đẹp của Hội Xuất bản Việt

Nam và một số sách khác

Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2015 Tuy nhiên với mục đích chứng minh, so sánh nhằm làm nổi bật đặc điểm của giai đoạn nghiên cứu, thông tin ở một số thời điểm khác có liên quan cũng được đề cập và sử dụng

Trang 12

4 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

4.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

NTC là chủ đề được các học giả nước ngoài nghiên cứu khá nhiều Các nghiên cứu này thường khai thác về lịch sử, văn hóa, cấu trúc, hiệu quả thị giác… của NTC in (Typography) và NTC viết tay (Calligraphy)

Liên quan đến những vấn đề về lịch sử, văn hóa có các cuốn: Kнижный шрифт [100] của М В Большаков, xuất bản năm 1964 Sách là tài liệu tổng hợp

về lịch sử ra đời cũng như cấu trúc hình dáng các kiểu chữ thịnh hành ở châu Âu từ thời Hy Lạp - La Mã đến thế kỷ XX Ngoài những hướng dẫn cơ bản về bố cục, thiết kế chữ in, chữ viết tay trên bìa các loại ấn phẩm Sách còn đề cập về NTC của Nga Người đọc có thể hình dung và so sánh phong cách thiết kế của nước này với phong cách thiết kế châu Âu Năm 2015 phối hợp cùng Nxb Waco, Texas, USA

Lindsay B.Larimore đã cho ra mắt cuốn Abstract the history of book jacket design

& its cultural significance [93] Đây là luận án nghiên cứu của Lindsay B.Larimore Trong đó tác giả tập trung khai thác mảng lịch sử và ý nghĩa văn hóa

của bìa sách Đa dạng về nguồn tư liệu cùng với những đánh giá nhận xét cụ thể, khách quan Tác giả đã chứng minh thành công tác động của các yếu tố văn hóa xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nghệ thuật thiết kế minh họa trên bìa sách

Tiếp cận NTC dưới góc độ thực hành, nghiên cứu tâm lý thị giác đối với

hiệu quả của thiết kế, giải thích các khái niệm và thuật ngữ… có cuốn: Type & Typography [89] của Phil Baines và Andrew Haslam, xuất bản năm 2005 Sách

giới thiệu các kỹ thuật tạo hình cũng như NTC trong in ấn Hai tác giả hướng tới phân tích những ví dụ trên ấn phẩm đã xuất bản để chứng minh vai trò quan

trọng của thiết kế chữ tác động vào thị giác Cuốn The Elements of Typography Style [90] của Robert Bringhurst, xuất bản năm 2004 đề cập tớ i sự thay đổi trong phong cách nghệ thuật của chữ có tác động mạnh mẽ đến cảm nhận giữa hình thức và nội dung Tác giả còn trình bày chi tiết về các yếu tố làm nên những

Trang 13

thay đổi này qua những ví dụ cụ thể Cuốn What is typography [92] của David

Jury, xuất bản năm 2006 đi theo chiều hướng lý giải những khái niệm và tác dụng của NTC trong thiết kế Vai trò của chữ được đề cập và giới thiệu như là

một công cụ thể hiện ý tưởng nghệ thuật Nếu Thinking with type [94] của SA

Ellen Lupton, xuất bản năm 2010 khai thác những vấn đề lý luận nhằm chứng minh giải thích cho những phương án có sử dụng chữ và những tác động tích

cực đối với thị giác thì cuốn Typography essentials: 100 design principles for working with type [97] của Ina Saltz, xuất bản năm 2004 có vai trò như một tài

liệu tham khảo cho người thực hành nghề Nội dung sách khai thác về thực tiễn khi hướng tới phân tích, so sánh các thiết kế nổi tiếng có sử dụng NTC

Ngoài ra còn có: A course in Hand Lettering [91] của Maryanne Grebenstein,

xuất bản năm 2006 Sách là những chỉ dẫn thực hành cho người yêu vẻ đẹp đường nét được tạo ra bởi nghệ thuật Calligraphy (viết chữ bằng ngòi sắt) và có mong

muốn thử nghiệm môn này The Art of lettering [95] của tác giả Byron J Macdonald

xuất bản năm 2001 tập trung nghiên cứu những tác phẩm chữ viết tay của các nhà

“thư pháp” phương Tây đã thành danh thông qua phân tích vẻ đẹp của bố cục,

đường nét, tỷ lệ… Năm 2001, Alan Power cho ra mắt cuốn Front cover, great book jacket and cover design [96] Đây là một tài liệu quý, tổng hợp hơn 300 hình

ảnh bìa sách nổi tiếng thế kỷ XX của các Nxb châu Âu và Mỹ Sách phân tích, nhận xét, đánh giá cụ thể về phong cách thiết kế, ảnh hưởng của các trào lưu nghệ thuật, kỹ thuật in… đối với từng ấn phẩm Năm 2005, Thomas S Hansen cùng

Nxb Princeton Architectural Press, New York, USA cho ra mắt cuốn Classic book jackets [98] Sách nói về sự nghiệp sáng tác của George Salter, một nhà thiết kế

bìa sách nổi tiếng người Đức gốc Do thái Trước năm 1945 ông từng sống và làm việc ở Đức Sau đó chạy trốn sang Mỹ do chính sách bài Do thái của chủ nghĩa Phát xít và được coi là một trong những người tiên phong có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực thiết kế bìa sách ở Đức và Mỹ

Trang 14

Điểm qua các công trình, tài liê ̣u, sách… nước ngoài ở trên Có thể thấy nội dung đều tập trung nghiên cứu khai thác những vấn đề lý thuyết, lý luâ ̣n và ứng du ̣ng có liên quan đến NTC Những nghiên cứu này giúp NCS tiếp câ ̣n các thông tin liên quan đến dòng chữ Latin Trên cơ sở đó có thể so sánh đối chiếu với NTC trên bìa sách Viê ̣t Nam Tuy nô ̣i dung các tài liệu rất phong phú, đa

da ̣ng nhưng chưa có công trình nào đề cập và lấy NTC trong thiết kế bìa sách ở Việt Nam làm đối tượng mục tiêu nghiên cứu

4.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

NTC ở Việt Nam tuy chưa xác lập được vị trí rõ ràng như các bộ môn nghệ thuật khác nhưng từ lâu đã là chủ đề được một số nhà nghiên cứu trong nước quan tâm Việc tìm hiểu về li ̣ch sử; nghiên cứu chữ với quan điểm là đối tượng của sáng tạo nghệ thuật; ứng dụng chữ trong thực tiễn… đã được đề cập tới ở một số tiểu luận, sách và các bài báo trên tạp chí chuyên ngành

4.2.1 Tài liê ̣u nghiên cứu về li ̣ch sử NTC, kỹ thuật in và một số vấn đề có liên quan

Nghiên cứu về NTC Quốc ngữ sớm nhất có thể kể đến hai cuốn sách: Tìm hiểu dáng chữ in gốc La-tinh, Tập 1, Chữ nét trơn [8] (1970) và Tìm hiểu dáng chữ in gốc La-tinh, Tập 2, Chữ có nét chân [9] (1974) của ho ̣a sĩ Nguyễn Viết

Châu Nội dung đề cập tới lịch sử ra đời, phát triển dòng chữ có nét chân và không có nét chân cùng với tỷ lệ, kích thước, cấu trúc của các kiểu chữ tiêu biểu Tác giả cũng chia sẻ những kinh nghiệm khi áp dụng chữ trong các công việc thực tế như quảng cáo, kẻ khẩu hiệu, bích chương, bìa ấn phẩm Sách tạo cái nhìn tổng quát hơn về nguồn gốc chữ Quốc ngữ cũng như đặc điểm cấu trúc kiểu dáng của nó khi được sử dụng ở Việt Nam Theo ghi nhận đây là những nghiên cứu đầu tiên về chữ dưới góc độ đồ họa ở Việt Nam

Cùng hướng nghiên cứu với ho ̣a sĩ Nguyễn Viết Châu, năm 1992 kỹ sư

Hồ Xuân Hạnh xuất bản cuốn Nghệ thuật chữ trang trí và quảng cáo [27] Cuốn

Trang 15

sách nói về lịch sử hình thành, phát triển của chữ Latinh, chữ Quốc ngữ Ngoài

ra cấu trúc, kỹ thuật kẻ, nguyên tắc xây dựng, sáng tác bộ chữ mới, kinh nghiệm dàn trang đối với ấn phẩm sách báo và tạp chí cũng được tác giả đề cập tới

Nghiên cứu tiếp cận chữ ở góc độ li ̣ch sử, kỹ thuâ ̣t ngành in… có thể kể tới

cuốn Kỹ thuật chữ [65] của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn xuất bản năm 1996 Với mục

đích làm rõ vai trò quan trọng của nghề in trong lịch sử văn minh nhân loại Tác giả

đi sâu nghiên cứu các thời kỳ hình thành phát triển công nghệ ấn loát, kinh nghiệm

sử dụng kiểu chữ, kỹ thuật, hóa chất, phương pháp tính toán dàn trang, bế trang…

Là một tư liệu có tính tổng hợp nên sách được sử dụng như một giáo trình cho sinh viên khoa Ngữ Văn, Báo chí và Công nghệ in ấn…

Với nội dung nghiên cứu giống vớ i với cuốn Kỹ thuật chữ [65], năm 2008 Nxb Văn hóa Sài Gòn cho ra mắt cuốn Đại cương về kỹ thuật in [49] của tác giả

Huỳnh Trà Ngộ Sách là tài liê ̣u làm phong phú đa dạng, bổ sung thêm độ chính xác, tin cậy của các thông tin có liên quan đến lịch sử công nghệ ngành in trên thế giới cũng như ở Việt Nam

4.2.2 Tài liê ̣u nghiên cứu về li ̣ch sử, in ấn chữ Hán Nôm

Liên quan đến hướng nghiên cứu này có thể kể đến “Nghề in và đồ họa

sách thời Nguyễn” trên tạp chí Thông báo Hán Nôm học [84] (1998) của hai tác

giả Lê Quốc Việt, Cung Khắc Lược Trong bài báo, thông tin về số lượng, làng nghề, nội dung, cách thức đồ họa của sách thời kỳ này cùng với nghiên cứu so sánh hình thức giữa các ấn phẩm được cung cấp khá đầy đủ Ngoài ra còn có một số nhận định quan trọng liên quan đến hình thức của NTC trên bìa sách Trung Quốc và Việt Nam

Năm 1999 hai tác giả trên kết hợp với nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng

Cuốn xuất bản cuốn Đồ họa cổ Việt Nam [74] Đây là một công trình khảo cứu

có nhiều giá trị Ngoài việc tìm hiểu kỹ thuật khắc, vẽ, in… của dòng tranh Đông Hồ, Kim Hoàng, Hàng Trống, làng Sình, tranh thờ đồng bào dân tộc, sách

Trang 16

còn cung cấp những thông tin hữu ích, chi tiết về nghề in mộc bản Số lượng, chủng loại, hình thức, bố cục, kiểu chữ… của dòng sách Hán Nôm giai đoạn trước thế kỷ XX ở Việt Nam cũng được đề cập tới

Năm 2011, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng ra mắt cuốn Văn minh vật chất của người Việt [75] Trong đó ở mục 28: Giấy bút và sách vở cung cấp nhiều

thông tin và nhận xét có giá trị khảo cứu về tình hình “nghề sách” nước ta thời phong kiến Ngoài những nội dung liên quan đến thị trường in khắc, loại sách được ưa chuộng, tổ nghề thì thông tin về kim sách, ngân sách, cỡ chữ dùng in kinh Phật và dòng sách tư nhân cũng được mô tả khá kỹ Đặc biệt tác giả còn cung cấp cách đóng sách, làm bìa trong dân gian rất chi tiết và thú vị

Năm 2013, Nxb Tổng hợp, Tp Hồ Chí Minh ấn hành cuốn Nghề sách Trung Quốc [32] của hai tác giả Dương Hổ, Tiêu Dương (Nguyễn Mạnh Sơn dịch) Không chỉ mang lại thông tin về nghề sách cổ Trung Quốc từ khâu in ấn

đến đóng bìa, minh họa, loại giấy… sách còn có nhiều ảnh chụp minh họa bìa, ruột các thư tịch cổ với chú giải tỉ mỉ Ngoài ra những vấn đề liên quan khác như: Chất liệu các dạng sách, văn hóa trong thú chơi, cách bảo quản và thị trường xuất bản từ xưa đến nay… cũng được đề cập một cách khá chi tiết và đầy

đủ Phải nói đây là nguồn tư liệu quý có thể sử dụng để so sánh yếu tố đồng quy,

dị biệt, tiếp biến của nghề in ấn, đóng sách cổ truyền ở nước ta với “nghề sách” Trung Quốc

4.2.3 Tài liê ̣u nghiên cứu về các ứng dụng của Nghệ thuật chữ

Với xu hướng tiếp câ ̣n NTC trong lĩnh vực ứng du ̣ng, tác giả Tố Nguyên từ

một phần tư liệu dịch của nước ngoài đã cho ra mắt cuốn Thiết kế logo, nhãn hiệu, bảng hiệu theo tập quán Việt Nam và phương Đông (1998) [73] Sách nói về các

đặc điểm phong tục, màu sắc, biểu tượng, tập quán nước ta cũng như văn hóa

phương Đông… mà họa sỹ cần chú ý khi thiết kế chữ, logo, nhãn hàng, biển hiệu

Năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Hợp ra mắt sách Nghệ thuật Đồ họa bao bì

Trang 17

[37] Trong nội dung có nhắc đến vai trò của NTC đối với bao bì sản phẩm Tác giả coi chữ không chỉ là phương tiện truyền tải thông tin ngữ nghĩa, mà còn dùng

để trang trí làm đẹp về mỹ thuật Khả năng biểu cảm của NTC là thành tố mỹ thuật được đánh giá cao trong nghệ thuật đồ họa bao bì nói riêng và nghệ thuật đồ họa ứng dụng nói chung Ngoài ra một yếu tố quan trọng quyết định đến giá trị thẩm mỹ của chữ là màu sắc cũng được tác giả quan tâm nghiên cứu

4.2.4 Tài liê ̣u về Giải thưởng sách Viê ̣t Nam

Năm 2012, 2015 và 2016 Hội Xuất bản Việt Nam lần lượt cho ra mắt

Những tác phẩm tiêu biểu được Giải thưởng sách Việt Nam [34], Các tác phẩm đoạt Giải thưởng sách Việt Nam 2014 [35], Các tác phẩm đoạt Giải thưởng sách Việt Nam 2015 [36] Nội dung cả ba cuốn đều nhằm mục đích tổng kết, giới thiệu

các tác phẩm đoạt Giải thưởng sách Việt Nam hàng năm của hiệp hội từ 2005 đến

2015 Cùng thông tin về tác giả, Nxb, họa sỹ thiết kế, cơ sở in ấn, thời gian phát hành… sách còn cung cấp các văn bản pháp lý liên quan đến quyết định, thể lệ, tiêu chí của giải Đây là nguồn thông tin tham khảo chính thống, minh bạch về các tác phẩm đoạt giải mà luận án nghiên cứu

Sau khi điểm qua nội dung các tài liệu, tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy: “Chữ” đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực khác nhau Đã có không ít công trình dưới dạng sách, luận văn, luận án, đề tài, bài báo khoa học… liên quan tới chữ, NTC được công bố Những công trình này ít nhiều cũng đã góp phần quan trọng trong việc sưu tầm, cung cấp thông tin, tạo ra góc nhìn đa diện về đối tượng nghiên cứu Tuy chủ đề về “chữ” khá phong phú, nhưng đến thời điểm hiện nay theo những tài liệu mà NCS có thể tiếp cận thì vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về NTC trong thiết kế bìa sách Việt Nam mà

cụ thể là giai đoạn 2005-2015 Hơn nữa, hướng tiếp cận về cấu trúc, cách điệu hình, màu sắc… cùng vai trò ảnh hưởng của kỹ thuật công nghệ, yếu tố xã hội

Trang 18

đối với NTC trên bìa sách thuộc giai đoạn trên cũng chưa thấy ai tìm hiểu Khoảng trống trong nghiên cứu này chính là nguồn cảm hứng để NCS khai thác và theo đuổi dựa trên cơ sở kế thừa dữ liệu những công trình có liên quan được công bố trước đây

5 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của luận án là NTC trong thiết kế bìa sách NCS lựa chọn phương pháp Nghệ thuật học thông qua phương pháp tiếp cận liên ngành dựa trên thành tựu của: Xã hội học, văn hóa học, sử học, mỹ thuật học…

Phương pháp liên ngành có ưu thế tổng hợp tri thức của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành học Mối quan hệ qua lại của các ngành khoa học sẽ giúp hỗ trợ, nhìn nhận các vấn đề một cách tổng thể và hệ thống hơn Qua đó bổ sung cho khung lý thuyết lịch sử mỹ thuật để đạt hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu của đề tài Phương pháp liên ngành còn giúp NCS xây dựng một tư duy tổng hợp với mục đích tìm hiểu và khai thác các khía cạnh của đối tượng nghiên cứu Tìm ra những yếu tố biến đổi của NTC trong thiết kế bìa sách từ góc độ mỹ thuật,

xã hội và công nghệ Từ đó tiến tới nhận diện đặc điểm của bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam

Song song với phương pháp liên ngành, phương pháp Nghiên cứu trường hợp (Case study) cũng được NCS áp du ̣ng để nghiên cứu các tác phẩm đoa ̣t giải

thưởng Sách đẹp, Bìa đẹp do Hô ̣i Xuất bản Viê ̣t Nam tổ chức Đây là phương

pháp được sử dụng rất phổ biến trong các ngành giáo dục học, xã hội học, quản trị học Mục tiêu cơ bản của phương pháp là tìm hiểu rõ về trường hợp nghiên cứu bằng cách theo dõi sát sao và toàn diện đối tượng trong một thời gian đủ dài ngay chính tại môi trường khách quan của nó Kết quả thu được sẽ cho phép người nghiên cứu đưa ra lời giải thích tại sao các dữ kiện diễn biến như vâ ̣y Thông qua

đó xác định các vấn đề quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu rộng rãi hơn

Trang 19

trong tương lai Hơn nữa trên phương diện nghiên cứu khoa học khi vấn đề cần nghiên cứu là mới chưa có các lý thuyết và nghiên cứu trước đó thì Nghiên cứu trường hợp là một phương pháp tỏ ra hữu hiệu Lúc này phương pháp sẽ cho cái nhìn sâu về vấn đề nghiên cứu để xây dựng các lý thuyết và lâ ̣p luâ ̣n

Để phục vụ cho phương pháp nghiên cứu tiếp cận Nghệ thuật học mang

tính liên ngành và phương pháp Nghiên cứu trường hợp, một số thao tác cụ thể

sau đây sẽ được sử dụng trong luận án:

- Thu thập, tổng hợp, phân tích, phân loại, thông tin: Tiếp cận với nguồn sử

liệu, hình ảnh bìa sách còn lưu giữ được Tra cứu từ điển, các tài liệu đã xuất bản thành sách, các bài đăng trên báo, tạp chí, tư liệu thư tịch gồm chính sử, sưu tập

cá nhân Sử dụng những tiện ích của Internet (khai thác thông tin hình ảnh, bài báo, phóng sự, diễn đàn có liên quan đến sách…) để có được cái nhìn bao quát cho đề tài luận án dưới nhiều hình thức khác nhau Thống kê tài liệu, kết quả nghiên cứu của những học giả đi trước nhằm tìm hiểu lĩnh vực ứng dụng NTC trong thiết kế minh họa bìa sách với mục đích làm rõ đặc điểm giai đoạn và đối tượng nghiên cứu

- Pho ̉ng vấn, điều tra xã hội học: Phỏng vấn mô ̣t số giảng viên để tìm

hiểu thực tra ̣ng chương trình giảng da ̣y môn NTC và các đồ án liên quan tới minh họa sách, bìa sách trong trường đa ̣i ho ̣c hiê ̣n nay; Phỏng vấn các ho ̣a sĩ nhằm tìm hiểu quy trình thiết kế minh ho ̣a bìa sách nói chung và NTC nói riêng cùng các yếu tố ta ̣o hình được ho ̣ ưu tiên; Điều tra khảo sát độc giả thu thâ ̣p thông tin khách quan về tâm lý cảm thu ̣ nghê ̣ thuâ ̣t trên bìa sách và thể loa ̣i ấn phẩm thường mua… Lập biểu đồ tổng hợp để có được cái nhìn toàn cảnh cũng như số liệu để chứng minh cho những nhận định của NCS nêu ra trong luâ ̣n án

- Phân tích, so sánh tác phẩm: Để tìm hiểu phong cách và dấu ấn của kỹ

thuật công nghệ tác động đến NTC trên bìa sách Từ đó rút ra đặc điểm biến đổi của nó qua từng thời kỳ li ̣ch sử

Trang 20

6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học của đề tài luận án

6.1 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận án

Trong thực tế, chữ là thành phần tương tác nhanh nhất, ấn tượng nhất đối với độc giả khi giao tiếp với bìa ấn phẩm Nguyên nhân vì nó là tín hiệu thị giác quen thuộc, chiếm diện tích khá lớn và được sắp đặt ở vị trí quan trọng trên bìa Cùng một quyển sách nhưng thiết kế bìa và chữ khác nhau cũng khiến cho cảm nhận về thẩm mỹ có đôi phần khác biệt Vậy câu hỏi nghiên cứu sẽ được đă ̣t ra là:

Các yếu tố cấu tru ́ c, cách điê ̣u hình, màu sắc của NTC tác động đến thẩm mỹ bìa sách như thế nào?

NTC trên bi ̀a sách có gì đặc thù khi chịu chi phối bởi những quy luật, nguyên tắc của nghệ thuật tạo hình thị giác và kỹ thuật công nghệ?

Phong cách NTC có bi ̣ chi phối bởi các yếu tố, trào lưu mới xuất hiê ̣n trong xã hội?

6.2 Giả thuyết khoa học của đề tài luận án

Một bìa sách đẹp là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau về mặt tạo hình như bố cục, màu sắc, mảng diện, đường nét, hình ảnh trong đó nổi bâ ̣t lên vai trò quan tro ̣ng của NTC với sự đảm nhiê ̣m đồng thời hai chức năng thẩm mỹ và ngữ nghĩa Cũng như các thành tố thẩm mỹ khác, NTC chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi quy luật tạo hình và kỹ thuật công nghệ

Vì vậy giả thuyết khoa học mà NCS đặt như sau:

NTC là một thành tố mỹ thuật quan trọng không thể thiếu trong thiết kế bìa sách Ngoài chức năng chuyển tải về mặt ngữ nghĩa nó còn được sử dụng như là một đối tượng độc lập của nghệ thuật

NTC có quan hệ mật thiết, chịu ảnh hưởng tác động mạnh mẽ của kỹ thuật

và công nghệ

Phong cách NTC bi ̣ chi phối bởi những trào lưu, yếu tố mới xuất hiê ̣n trong xã hội, đặc biệt rõ nét ở giai đoạn 2005-2015

Trang 21

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Luận án có thể xem là công trình nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về NTC trong thiết kế bìa sách ở Việt Nam nói chung và giai đoạn 2005-

2015 nói riêng

- Luận án lý giải các mối quan hệ, tương tác trong sáng tạo của cá nhân họa sỹ với nhà văn, Nxb và cơ sở in ấn Đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn trong việc làm rõ vai trò, giới hạn của người họa sỹ đối với dạng tác phẩm đặc biệt là bìa sách

- Kết quả nghiên cứu của luận án trong một mức độ nào đó sẽ có giá trị gợi ý, làm cơ sở so sánh cho những nghiên cứu tương tự về chữ ở các thể loại đồ họa khác

- Việc hệ thống, nhận xét, đánh giá các tài liệu liên quan đến đề tài luận án trên cơ sở logic, khoa học là sự bổ sung hữu ích làm phong phú thêm nguồn thông tin tư liệu dùng để tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu, biên soạn giáo

án, bài giảng, chuyên đề của các cơ sở đào tạo có ngành Thiết kế minh họa sách

8 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu (15 trang), Kết luận (5 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và Phụ lục (98 trang), nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luâ ̣n và những vấn đề chung của Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong

thiết kế bìa sách (32 trang)

Chương 2: Nhâ ̣n diê ̣n Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn

2005-2015 (39 trang)

Chương 3: Những bàn luâ ̣n rút ra từ kết quả nghiên cứu (32 trang)

Trang 22

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGHỆ THUẬT CHỮ

TRONG THIẾT KẾ BÌA SÁCH 1.1 Cơ sơ ̉ lý luâ ̣n và một số khái niệm được sử dụng trong luận án

1.1.1 Cơ sơ ̉ lý luận của đề tài luận án

Luận án xem đối tượng nghiên cứu “Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách” ở Việt Nam giai đoạn 2005-2015 như là một hiện tượng văn hóa xã hội

Nó luôn vận động để phù hợp với quy luật của hiện thực khách quan Vì thế quá trình thay đổi giá trị thẩm mỹ của NTC đều chịu tác động, ảnh hưởng từ các mối quan hệ hữu cơ như xã hội, môi trường, thị hiếu, công nghệ… Mặt khác lịch sử Việt Nam trong diễn trình phát triển cho thấy xã hội nước ta luôn bị ảnh hưởng bởi giao lưu văn hóa với nước ngoài Vì vậy để phục vụ mục tiêu nghiên cứu

thuyết Truyền bá văn hóa sẽ được NCS quan tâm sử dụng

Thuyết Truyền bá văn hóa

Thuyết Truyền bá văn hoá nghiên cứu một hiện tượng văn hóa nghệ thuật

ra đời ở một dân tộc, quốc gia này có ảnh hưởng đến một hay nhiều dân tộc hay quốc gia khác Thuyết Truyền bá văn hóa chỉ ra loài người luôn xuất hiện những trung tâm văn minh Từ những trung tâm này các trào lưu tư tưởng, xã hội, văn học nghệ thuật… sẽ lan tỏa, ảnh hưởng ra các vùng lãnh thổ xung quanh Những

ví dụ cụ thể chứng minh cho thuyết này có thể kể đến trường hợp: Trung tâm văn minh Lưỡng Hà, văn minh Địa Trung Hải, văn minh Hoàng Hà - Dương

Tử… Từ điển Bách khoa Văn hóa học [63] giải thích về Thuyết Truyền bá văn hóa như sau: “Truyền bá Một trong những biện pháp quyết định của văn hóa,

khi hiện tượng của nền văn hóa này truyền sang nền văn hóa khác, ảnh hưởng đến nền văn hóa đó, gọi là sự ‘truyền bá’ những quá trình văn hóa” [63, tr.541]

Áp dụng các luận điểm của thuyết Truyền bá văn hóa vào vào nghiên cứu NTC trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam là hợp lý Nó giúp

Trang 23

củng cố, bổ sung thêm cơ sở lý luận cho việc lý giải những biểu hiện về phong cách bìa bị ảnh hưởng của Trung Quốc và phương Tây trong những thời kỳ đầu Cho phép nhìn nhận các hiện tượng thay đổi thẩm mỹ của NTC với nguyên tắc tôn trọng tính khách quan của lịch sử để hạn chế những suy đoán chủ quan, mơ hồ hoặc cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc thái quá Nếu phân định được cái gì ta tiếp nhận,

ta ảnh hưởng thì những sáng tạo về sau của NTC trên bìa sách lại càng có ý nghĩa

và giá trị Việc chủ động đón nhận và thay đổi hình thức NTC, cũng như bố cục trên bìa sách giai đoạn 2005-2015 chính là một minh chứng thuyết phục cho sự sáng tạo, phá vỡ các quan niệm, quy ước cũ trước đây để thiết lập nên một trật tự mới hoàn toàn do người Việt và của người Việt

Ngoài ra, NCS còn quan tâm tới các lý thuyết, luận điểm về tiếp biến, hỗn dung, biến đổi văn hóa… lấy ví dụ từ những trường hợp cụ thể ở Việt Nam của các học giả Nguyễn Từ Chi [12], Ngô Văn Doanh [15], Phạm Đức Dương [17], [18], Trần Quốc Vượng [86], [87], [88] để vận dụng giải quyết các giả thuyết nghiên cứu được nêu trong luận án

Nghệ thuật chữ trên bìa sách và mối quan hệ sáng tạo giữa họa sỹ thiết

kế, tác giả, đơn vị xuất bản

NTC là một thành tố khá đặc biệt và độc lập so với các thành tố mỹ thuật khác như hình ảnh, màu sắc… Dưới bàn tay của họa sỹ các thành tố này được kết hợp để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật là bìa sách Dù sáng tạo ở dạng nào, thủ công hay máy móc thì bìa sách vẫn là một sản phẩm của lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng (Applied art) trực thuộc chuyên ngành Thiết kế Đồ họa (Graphics design) Sản phẩm - tác phẩm này được chia làm hai trạng thái có thể rõ ràng phân biệt

Trạng thái thứ nhất, khi người họa sỹ thiết kế bìa thì đây là sản phẩm của sáng tạo cá nhân Họa sỹ được công nhận về tác quyền và bìa sách có thể đứng độc lập, được tôn trọng như mọi loại hình tác phẩm khác Đã có nhiều họa sỹ vẽ

Trang 24

bìa được trao giải thưởng của Hội Mỹ thuật và Hội Xuất bản Việt Nam [33], [34], [35], [36] Trong quá trình thiết kế bìa, họa sỹ có toàn quyền sáng tạo và thể hiện ý tưởng của mình Nhưng có một điều kiện: Sản phẩm của sáng tạo phải bám vào nội dung sách hay gợi ý của Nxb, tác giả, nhà văn Đây chính là điểm đặc thù của lĩnh vực nghệ thuật này Vì vậy có thể gọi quá trình nói trên là “quá trình sáng tạo có điều kiện” hay nôm na hơn “sáng tạo bị phụ thuộc”

Trạng thái thứ hai, khi phát hành trên thị trường, bìa chuyển hóa trở thành một phần của cuốn sách Mà cuốn sách bao gồm sự sáng tạo đóng góp của không chỉ riêng cá nhân họa sỹ Vì vậy lúc này cả cuốn sách được coi là một tác phẩm phản ánh nhiều giá trị sáng tạo hợp thành và có thể coi tác giả, họa sỹ, Nxb, nhà in… là các chủ thể đồng sáng tạo Minh chứng từ các giải thưởng cho thấy một quyển sách nếu hội đủ các điều kiện, nó có thể được trao nhiều giải

như: Giải Sách Hay dành cho tác giả; Giải Bìa đẹp dành cho họa sỹ; Giải Sách đẹp dành cho Nxb và các cơ sở in ấn [34]

Bìa sách cùng Nghệ thuật chữ trên nó là đối tượng của ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật

NTC và bìa sách từ lâu đã được giới chuyên môn công nhận là một sản

phẩm thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác Trong cuốn Lịch sử của sách khi đề cập

về loại hình trang trí sách cổ của châu Âu nhận định: “Những cuốn sách có hình

vẽ này đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong lịch sử hội họa” [41, tr.76] Như vậy có thể thấy rằng bìa sách, NTC, hình ảnh minh họa… đã được công nhận là một thành tố của lịch sử mỹ thuật từ khá sớm

Trong cuốn Nghệ thuật đồ họa bao bì [37] cũng có nhiều đoạn khẳng định

chữ là một môn nghệ thuật và là đối tượng của lịch sử mỹ thuật:

Nghệ thuật tạo dáng chữ có sự tương đồng với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa

Chữ viết là phương tiện khá độc lập trong thiết kế… Nó vừa là phương

Trang 25

tiện thông tin, vừa là phương tiện thẩm mỹ với khả năng biểu cảm mạnh

mẽ Có thể nói, hai thuộc tính này khiến cho chữ viết có vị trí sách ngang cùng hình ảnh, hình vẽ, thậm chí còn hơn nữa [36, tr.93-94]

Với các dẫn chứng trên, Có thể khẳng định: NTC hiển nhiên là đối tượng của chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Bìa sách là môi trường đặc biệt

để nó triển khai và ứng dụng Vì vậy tìm hiểu đặc điểm cùng diễn trình lịch sử của NTC trên bìa sách cũng có giá trị như tìm hiểu lịch sử ngành điêu khắc, kiến trúc và hội họa…

1.1.2 Mô ̣t số khái niệm sử dụng trong luận án

Để hệ thống những khái niệm có liên quan đến đề tài luận án, NCS đã tiếp cận, đối chiếu nhiều tài liệu khoa học bao gồm những công trình nghiên cứu lý luận nghệ thuật, từ điển (dưới dạng sách và công nghệ số)… với mục đích làm

rõ lại những khái niệm sau

Nghệ thuật chữ

Hiện nay ở Việt Nam khái niệm về NTC chỉ gói gọn trong giới hoạt động chuyên môn Ngoài ra nó chưa được đa số các thành phần khác trong

xã hội hiểu rõ cặn kẽ vì đây là một khái niệm bao gồm nhiều nội hàm phức

tạp Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, NTC được giải thích là: “Nghệ

thuật xử lý chữ viết, chữ in hoặc các ký hiệu thị giác khác để truyền đạt lời,

ý một cách gợi cảm và đẹp mắt” [71, tr.90] Những năm gần đây trong giao

tiếp và văn bản người ta thường dùng thẳng từ Typography để chỉ NTC

Typography là một môn nghệ thuật xuất phát từ châu Âu Có khá nhiều cách giải thích từ này Định nghĩa cốt lõi mới nhất về Typography của

Encyclopedia Britannica (Từ điển Bách khoa toàn thư số) viết: “The design,

or selection, of letter forms to be organized into words and sentences to be

disposed in blocks of type as printing upon a page” (Thiết kế, lựa chọn, các hình thức, kiểu dáng chữ để tổ chức thành các từ và câu được xử lý trong

Trang 26

những khối chữ trên một trang in) [103] Còn tạp chí Heidelberg thì viết về

Typography như sau:

Theo nghĩa gốc, trình bày chữ (Typographie) có nghĩa “nghệ thuật trình bày các ấn phẩm theo quan điểm mỹ học” Từ này xuất phát từ tiếng

Hy Lạp typo có nghĩa là đặc tính và graphein có nghĩa là ghi chép Sau

hàng thế kỷ, ý nghĩa này đã thay đổi và ngày nay trong thời đại truyền thông và bùng nổ thông tin, trình bày chữ đã trở nên chìa khóa của thông tin thị giác Nó làm cho các nội dung và khái niệm được thể hiện

và sinh động - trong in ấn cũng như trên màn hình [30, tr.5]

Như vậy Typography (NTC) chủ yếu là dùng kỹ thuật sắp xếp, thiết kế, thay đổi hình dạng các ký tự, để tạo nên một loại ngôn ngữ mang tính hiển thị

Sự sắp xếp này liên quan đến việc lựa chọn kiểu chữ, kích thước, chiều dài, khoảng trống, điều chỉnh khoảng cách giữa các ký tự và nhóm ký tự

Qua trích dẫn từ các tài liệu ở trên, đầu tiên có thể khẳng định NTC là một thành tố quan trọng thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác nói chung và mỹ thuật nói riêng Nói như vậy bởi dựa trên các định nghĩa và nguyên lý thiết kế của NTC

có thể thấy nó bao hàm hai yếu tố chính:

Một là hệ thống quy định về cấu trúc ngữ pháp, hình ảnh các ký tự, cùng các nguyên tắc sử du ̣ng

Hai là yếu tố mỹ thuật trong đó bao gồm các thành tố như bố cục, cấu trúc, nhịp điệu, đường nét, mảng, khối, khoảng cách, biểu tượng, hình ảnh, màu sắc…

NTC chính là một loại hình nghệ thuật kết hợp giữa thẩm mỹ thị giác và ngữ nghĩa Thông qua hình thức chữ để diễn đạt nội dung Khái niệm NTC mà chúng ta sử dụng ở Việt Nam có thể hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm Typography (nghệ thuật sắp xếp chữ in) và Calligraphy (nghệ thuật thư pháp-bao gồm nghệ thuật viết bằng ngòi sắt áp dụng cho hệ thống chữ Latin và nghệ thuật viết bằng bút lông áp dụng cho hệ thống chữ tượng hình như chữ Hán, chữ

Trang 27

Nhật…) Hiện nay NTC không chỉ giới hạn ở đồ họa mặt phẳng mà còn được ứng dụng trên nhiều hình thức khác

Khái niệm thiết kế, minh họa, trang trí bìa sách

Ở Việt Nam ta thường nghe đến các cụm từ trang trí, minh họa, thiết kế… khi nói về những vấn đề liên quan tới việc làm đẹp cho bìa sách Thậm chí từ năm

2002 cụm từ ghép Việt hóa “đi-dai bìa sách” đã được ghi nhận và nhắc tới [45,

tr.133] Về khái niệm thiết kế, Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông giải thích:

Thiết kế: (A: design P: design) Sáng tạo ra mẫu đồ vật theo ý tưởng

của các nhà mỹ học bằng bản vẽ, phác thảo, phác họa, mô hình nhằm đạt tới mức hoàn thiện để có thể áp dụng vào sản xuất

…Thiết kế là một ngành mới trong nhiều lĩnh vực, vì vậy, trên thế giới xuất hiện nhiều khái niệm khác nhau: design thị giác, design môi trường, tạo dáng công nghiệp (industrial design), mỹ thuật ứng dụng,

mỹ thuật đời sống, mỹ thuật công nghiệp v.v… [45, tr.133]

Khái niệm minh họa được Từ điển bách khoa Việt Nam [70] diễn giải và

đưa ra ví dụ thực tế khá chi tiết:

Minh họa: Gắn liền với bài viết giống như tiểu họa trong các cuốn sách viết tay cổ Minh họa vừa có chức năng tư liệu, vừa có chức năng thẩm mỹ, làm sáng tỏ thêm nội dung bài viết, vừa tạo hứng thú cho người đọc Những minh họa đầu tiên được biết đến ở Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI Ban đầu minh họa chỉ đóng vai trò thứ yếu, và nói chung có tính chất tư liệu trong những cuốn sách tôn giáo Đầu thế kỷ XVI, minh họa mới đi vào những cuốn sách đời thường như lịch sử, văn học [70, tr.920-921]

Khái niệm trang trí được Từ điển Mỹ thuật phổ thông [45] định nghĩa:

Trang trí (A decoration: P décoration) Nghệ thuật làm đẹp, phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người Nhờ những yếu tố

Trang 28

trang trí, các vật dụng vừa có giá trị thẩm mỹ vừa nâng cao được giá trị sử dụng, vì vậy trang trí nằm trong nghệ thuật ứng dụng (art appliqués)

…Trang trí ấn loát: Nghệ thuật trình bày in ấn sách báo và các ấn

phẩm khác [45, tr.134]

Như vậy cả ba khái niệm nêu trên đều được dùng trong những trường hợp

cụ thể gắn với nghệ thuật trình bày sách và bìa của nó Hiện nay cách nói trực tiếp như design sách, design bìa sách được khá nhiều người chấp nhận Khái niệm

thiết kế và minh họa tùy thói quen ngôn ngữ có thể dùng riêng hoặc được ghép

chung để chỉ công việc này Trên thế giới khi nói về trình bày sách các nhà

chuyên môn thường sử dụng từ book design (thiết kế sách), book cover design (thiết kế bìa sách) hay decorative book cover (trang trí bìa sách)… Theo cách hiểu được đa số chấp nhận thì trường hợp dùng từ design hay đi cùng với các công cụ trợ giúp như máy tính, phần mềm khi thiết kế Còn từ decorative thường gắn

liền với các thao tác thủ công hoặc bán thủ công

Để đảm bảo tính chính xác trong cách diễn đạt Khi nói về nghê ̣ thuâ ̣t trình bày của các bìa ấn phẩm in từ năm 1945 trở về trước NCS sử dụng khái

niệm trang trí bìa sách Sau mốc thời gian này cụm từ thiết kế bìa sách hay thiết

kế minh họa bìa sách sẽ được sử dụng cho phù hợp với cách gọi chung phổ biến

trên thế giới Với những ấn phẩm không thể minh định rạch ròi do xuất bản trong giai đoạn giao thời hay in sau 1945 nhưng vẫn áp dụng kỹ thuật cũ thì sẽ

tạm gọi theo cách giải thích trên hoặc dùng cụm từ minh họa bìa sách để đảm

bảo tính thống nhất, liên tục trong luận án

Bìa sách và nghệ thuật thiết kế sách

Dù có tính chuyên môn hóa và đặc thù nhưng bìa sách vẫn được giới chuyên môn và nghiên cứu mỹ thuật khẳng định nó là một dạng tác phẩm nghệ thuật cũng như các loại hình tranh, tượng, đồ họa, video art… Trong

Trang 29

những văn bản chính thức của hội Xuất bản Việt Nam đều dùng từ “tác

phẩm” để nói về các sách được giải thưởng Sách đẹp, Bìa Đẹp [34], [35],

[36] Đã có khá nhiều họa sỹ đoạt giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam cho tác phẩm bìa sách của mình Ví dụ như: Họa sỹ Lê Thanh Đức giải Ba năm 1994, họa sỹ Công Quốc Hà giải C triển lãm khu vực 1 năm 1999, họa

sỹ Nguyễn Việt Hải giải Ba năm 2000… [33] Trong Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông cũng có nói rõ:

Nói đến bìa sách là nói đến nghệ thuật trình bày sách

…Người vẽ bìa sách có thể dùng tất cả các thủ pháp nghệ thuật để thể hiện (dùng nét, dùng mảng màu, vẽ vờn, dùng các kỹ thuật đồ họa, dùng ảnh vẽ chữ…) làm cho sách đẹp về mặt nghệ thuật, đồng thời hàm chứa được nội dung của cuốn sách Bìa sách thể hiện nhiều phong cách khác nhau vừa phản ánh được nội dung của sách, vừa thể hiện nét độc đáo mang cá tính riêng của từng họa sỹ [45, tr.24-25]

Từ điển còn giải thích thêm bìa sách là: “Bộ phận bọc ngoài một quyển sách, dùng để bảo vệ sách, giới thiệu và làm đẹp sách Bìa sách luôn được làm bằng loại giấy dày hơn so với các trang giấy trong sách Có loại bìa sách mềm, bìa sách cứng, bìa sách cứng bọc vải” [45, tr.24-25]

Qua trích dẫn trên có thể hiểu bìa sách trước tiên là để bảo vệ sách Nó gồm nhiều thể loại theo tên gọi của độ cứng (bìa cứng, bìa mềm) và vật liệu làm nên Bao giờ tờ bìa cũng làm từ chất liệu hoặc loại giấy dầy hơn so với các trang

ở bên trong Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nay, luôn song hành với bìa là nghệ thuật thiết kế, trang trí, minh họa phong phú đa dạng dưới nhiều hình thức Trong đó không thể thiếu vai trò của NTC với mục đích làm đẹp và chuyển tải một phần thông điệp nội dung ấn phẩm Vì vậy bìa sách là một tác phẩm nghệ thuật được tạo nên bởi những thành tố mỹ thuật như NTC, hình ảnh minh họa, màu sắc, đường nét và bố cục…

Trang 30

1.2 Khái lược lịch sử Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách

Do nhu cầu của thực tế cuộc sống, loài người đã tìm ra nhiều hình thức diễn đạt khác ngoài tiếng nói và có khả năng khắc phục được những nhược điểm của ngôn ngữ Những hình thức này giúp họ có thể lưu trữ, truyền tải thông tin

từ người này đến người khác, từ vùng này đến vùng kia và từ thế hệ trước đến các thế hệ sau Trước khi có những hệ thống chữ hoàn thiện như ngày nay, loài người đã trải qua rất nhiều các hình thái chữ Đầu tiên là những “hình vẽ” xuất hiện trong các hang động thời kỳ đồ đá (khoảng 20.000 năm TCN) Sau đó là các chữ được thể hiện bằng hình ảnh ở Ai Cập (5000 năm TCN) Chữ hình nêm

ở Lưỡng hà (khoảng 4500 năm TCN) Chữ tượng hình ở Trung Quốc (khoảng

5000 năm TCN) Chữ ghi âm của người Phenicie (khoảng 1000 năm TCN) Giống như tiếng nói, chữ viết cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và trải qua quá trình sàng lọc hàng chục nghìn năm cho tới ngày nay Nhờ có chữ viết, xã hội loài người sở hữu một công cụ lưu trữ và truyền đạt đắc lực Nó giúp họ trở nên văn minh và “quyền năng” vì làm chủ một hệ thống tri thức, kinh nghiệm khổng lồ Để truyền lại cho các thế hệ sau “quyền năng” ấy, trước khi có sự ra đời của giấy, loài người đã thử “viết” chữ lên rất nhiều chất liệu như đất sét, đá, gốm, kim loại, da thú, lụa, tre… Đây có thể tạm coi là những “trang sách” đầu tiên của nhân loại

“Cơ sở của nền văn minh chúng ta là chữ viết” [60, tr.6] Ý thức như vậy nên từ xa xưa con người đã vô cùng quý chữ và sách Đối với một vài dân tộc chữ viết là quà tặng trí tuệ thiêng liêng mà thần linh, đấng tối cao ban cho loài người Vì vậy đi cùng với sách thì bìa và nghệ thuật trang trí minh họa cho nó cũng dần dần xuất hiện, phát triển với mục đích bảo vệ, tôn thêm giá trị Cùng với những hoa văn trang trí, hình ảnh minh họa thì bản thân “chữ” cũng là yếu tố yêu thích hay được dùng để trang trí Thậm chí lịch sử nghệ thuật còn ghi nhận trường phái trang trí chữ trong các sách ở châu Âu Trên bìa, chữ lúc đầu được

Trang 31

sử dụng với mục đích làm tít sách cho tiện lợi, dễ phân biệt Về sau nó được nâng lên, trở thành “nghệ thuật” mà ngôn ngữ đặc trưng được thể hiện qua cách

sử dụng kiểu dáng, bố cục, trang trí và màu sắc

Theo các thông kê chưa đầy đủ, hiện nay thế giới có khoảng 5000 ngôn ngữ và đi cùng nó là hàng trăm hình thái chữ viết Trong khuôn khổ luận án đề cập về tất cả các hình thái chữ của nhân loại cho dù sơ lược cũng là điều bất khả

Vì vậy NCS chỉ tập trung tìm hiểu NTC trên bìa sách của châu Âu (đại diện cho phương Tây) và Trung Quốc (đại diện cho phương Đông) bởi nguyên nhân: Việt Nam do khách quan của lịch sử là nước có “nghề sách” chịu nhiều ảnh hưởng về phong cách, kỹ thuật đến từ các vùng lãnh thổ này Với bề dày về văn hóa, lịch

sử cũng như kinh nghiệm trong việc lưu trữ, bảo tồn các hiện vật, tư liệu liên quan đến sách, những khảo cứu, tìm hiểu về NTC trên bìa của sách Trung Quốc cũng như châu Âu là rất hữu ích và cần thiết Kết quả nghiên cứu thu được sẽ giúp cho việc phân tích, đối chiếu so sánh nhằm tìm ra nét riêng biệt của NTC trên bìa sách Việt Nam qua quá trình tiếp nhận và biến đổi hệ thống, hình dáng chữ cũng như kỹ thuật in

1.2.1 Khái lược lịch sử Nghệ thuật chữ trên bìa sách châu Âu

Người Phénicie có công phát minh ra bảng chữ cái cách đây trên 3000 năm [69, tr.543] Bảng chữ cái của họ được coi là thủy tổ của các hệ thống chữ viết mà sau này người Hy Lạp, La Mã sử dụng và phát triển rộng rãi ở phương Tây Điển hình có hai nhánh chính Nhánh phía Đông bao gồm chữ Hy Lạp cổ điển và chữ Byzantine - cơ sở cho dòng chữ Slaves, Gothique Nhánh phía Tây là khởi đầu của hệ thống chữ Latinh

Tuy kế thừa chữ viết từ Hy Lạp nhưng người La Mã cũng đã có thêm những thay đổi cho bảng chữ cái của mình bằng cách phát minh ra nét to, nét nhỏ trong một chữ Họ còn bổ sung một nét ngang mảnh trên đầu và dưới chân những chữ cái để làm chữ không chỉ đẹp hơn mà việc đọc cũng trở nên dễ dàng,

Trang 32

thuận tiện Loại chữ này được các nhà chuyên môn gọi là chữ có nét chân Nó xuất hiện dưới dạng những chữ hoa và trở nên thông dụng từ năm 98 tới năm

117 Đẹp nhất trong các thể loại chữ của thời kỳ này là kiểu chữ Romain Điển hình là bộ chữ được khắc trên cột kỷ niệm hoàng đế Trajan ở La Mã năm 113 (PL3, H.1, tr.150) Những điều chỉnh về tỷ lệ nét và thêm cấu trúc cho bộ chữ Romain vô tình khiến người La Mã trở thành dân tộc khởi nguồn cho bộ môn NTC Khác với trước kia chữ chỉ mang một tính năng duy nhất là công cụ ghi chép, lưu giữ thông tin thì bây giờ “họ thấy giá trị nghệ thuật của dáng chữ, thấy chữ cũng là một yếu tố trang trí” [8, tr.18] Vì vậy họ bắt đầu thêm một vài họa tiết như hoa lá, màu sắc… vào chữ trên những cáo thị và bảng hiệu Từ đó đến nay môn nghệ thuật này không ngừng phát triển và được gọi dưới cái tên Calligraphy (dạng thư pháp viết bằng ngòi áp dụng cho chữ ghi âm)

Về sau vào thời Phục Hưng, với phát minh, cải tiến kỹ thuật làm giấy và công nghệ in chữ rời bằng kim loại (1448) của Johann Gutenberg (Johannes Gensfleisch Zum Gutenberg) (1397-1468) Đã xuất hiện, hình thành thêm một môn nghệ thuật mới: Typography (nghệ thuật sắp xếp, sử dụng chữ in) Có tên này là do Gutenberg gọi các con chữ rời đúc từ đồng mô của mình là Type Do vậy từ thời điểm đó đến giờ người ta vẫn gọi nghề in là Typography

Tuy ra đời sớm nhưng NTC lại không được xuất hiện trên bìa suốt một thời gian dài (từ thế kỷ thứ II? đến thế kỷ XIX), do quan niệm bìa chỉ là chiếc áo ngoài bảo vệ cho cuốn sách Trước khi máy in ra đời (1448) ở châu Âu sách tồn tại chủ yếu dưới dạng chép tay Theo ghi nhận cuốn sách chép tay cổ nhất còn nguyên

vẹn được tìm thấy đến thời điểm này có tên Book of Psalms (PL3, H2, tr.150) có

niên đại giữa thế kỷ thứ III [32] Còn sách ấn loát bằng kỹ thuật in typo đầu tiên là

cuốn Kinh Phúc âm vào khoảng năm 1452-1455 với số lượng 200 bản [60]

Trước thế kỷ XIX, ở châu Âu sách được coi là tài sản có giá trị Người mua tự trang trí bìa theo sở thích và điều kiện kinh tế của cá nhân Vào thời kỳ đầu các

Trang 33

bìa sách thường làm bằng chất liệu gỗ, da thuộc hoặc gỗ bọc da và được trang trí cầu kỳ bằng nhiều chất liệu khác nhau Ở thời Trung Cổ, trên bìa sách còn có thêm các mấu lồi kim loại và được gắn móc Các móc này nối với một sợi xích nhỏ có đầu gắn chặt vào giá sách nhằm chống bị lấy trộm Một số bìa sách có thể coi là những tác phẩm nghệ thuật thực sự Chúng được trang trí, dát vàng, bạc, men sứ hoặc đá quý bởi họa sỹ và các thợ kim hoàn Đến thời Phục Hưng còn xuất hiện thêm bìa sách làm bằng giấy bồi nhẹ, thường được bọc da

Từ lúc xuất hiện sách chép tay và sách in, lĩnh vực NTC đã ghi nhận nhiều kiểu chữ tiêu biểu được coi là mẫu mực trong từng thời kỳ Có thể kể đến những

bộ chữ viết tay như: Romain (La Mã); Quadrata, Rustica, Orciale (thế kỷ V-XIV)

Từ khi xuất hiện chữ in typo thì thịnh hành bộ chữ của Leonard De Vinci, Luca Paxioli, Albrecht Dürer, Geoffroy Tory (thời kỳ Phục Hưng); Kiểu chữ Baroque (1650-1790); Bộ chữ của Francois Ambroise Didot (thế kỷ XVII-XVIII); Bộ chữ của Giambattista Bodoni, kiểu chữ Egypte (thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX)… Tuy chưa có mặt trên bìa nhưng cảm hứng từ các chữ cái cũng đủ làm nên một phong cách nghệ thuật trang trí sách nổi tiếng của châu Âu Có thể thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật này ở những chữ hoa đầu tiên của trang hay các tờ đề mục, chuyển chương… Tới mãi nửa đầu thế kỷ XIX, do phải đáp ứng nhu cầu thiết thực, tiện lợi của đời sống xã hội công nghiệp Một số Nxb đã chủ động đưa các phương án về NTC và minh họa lên bìa ấn phẩm Như vậy mặc dù có lịch sử lâu đời nhưng NTC phải đợi cả ngàn năm mới được chính thức xuất hiện lần đầu tiên trên bìa sách (PL3, H.3, tr.151)

Những cải tiến công nghệ, cùng sự góp mặt của các cuốn sách bìa mềm (paperback) thay thế cho bìa gỗ và da trước đây đã giúp làm hạ giá thành sản phẩm Sách được in nhanh chóng với số lượng nhiều, có màu sắc đẹp và bắt mắt hơn Tuy nhiên trong thời kỳ đầu mọi chuyện không phải đều diễn ra suôn sẻ

Đã có những phản đối từ một bộ phận người mua sách và các Nxb theo quan

Trang 34

điểm bảo thủ Những ý kiến phản đối này cho rằng giá trị nằm trong bản thân sách chứ không phải tờ bìa Việc trang trí bìa sách nên dành cho người mua (như

là một hứng thú cá nhân) và quan trọng nhất là phát sinh thêm chi phí Về sau khoảng năm 1920, đa số các Nxb đều dần nhận ra khả năng tiếp thị mạnh mẽ của tờ bìa sách Họ thấy nó có thể trở thành một công cụ quảng cáo hữu hiệu cho nội dung ấn phẩm [93] và nhiều thông tin khác Lúc này nghề thiết kế minh họa sách xuất hiện, bắt đầu được chú ý, coi tro ̣ng và trở nên chuyên nghiệp Cùng NTC trên bìa sách, tên người thiết kế đã có chỗ đứng và được thừa nhận (trước năm 1900 thông tin này không được ghi trên ấn phẩm)

Tóm la ̣i các sự kiện trên đã mở ra một thời kỳ mới Thời kỳ “người ta khai thác các đặc điểm thẩm mỹ của lối in ty-pô để áp dụng vào nghệ thuật sách như:

Sự hài hòa trong việc phối hợp các thành phần cấu tạo trang in, làm sao cho từng sách in ty-pô có dạng thích hợp với tính chất của tác phẩm; lựa chọn từng loại kiểu chữ phù hợp với chủ đề tư tưởng của tác phẩm” [8, tr.184]

Ngày nay ở châu Âu thiết kế minh họa sách được coi là một công việc đầy sáng tạo Các họa sỹ lấy cảm hứng ngay từ chữ như là đối tượng của nghệ thuật Những trào lưu, phong cách, xu hướng mới của thẩm mỹ xã hội đương thời được chuyển tải, cập nhật trên bìa với cách thể hiện mang đậm tính đặc thù và luôn gắn liền với công nghệ in ấn, phần mềm thiết kế (PL3, H.4, tr.152)

1.2.2 Khái lược lịch sử Nghệ thuật chữ trên bìa sách Trung Quốc

Cũng giống với các nền văn minh khác trên thế giới, trước khi tìm ra giấy người Trung Quốc cũng đã thử lưu trữ văn tự của mình lên nhiều loại chất liệu khác nhau Có thể kể đến như:

Giáp cốt (giáp là mai của con rùa, cốt là xương của trâu, bò) vào khoảng thời nhà Ân Thương và tây Chu (1046 TCN - 771 TCN)

Kim văn (chữ được khắc trên các đồ đồng như âu, vạc, khánh, chuông, đỉnh…) (1600 TCN - 771 TCN)

Trang 35

Thạch khắc (khắc chữ trên đá) thịnh hành từ thời Xuân Thu (770 TCN -

476 TCN) đến thời Tần Thủy Hoàng (259 TCN - 210 TCN)

Trúc mộc giản độc (viết chữ lên trên các thẻ làm bằng tre), vật liệu này được sử dụng từ rất sớm và tồn tại trong một khoảng thời gian dài Theo tư liệu khảo cổ nó có lẽ được sử dụng khoảng từ năm 2000 TCN

Bạch thư (viết chữ trên lụa) được sử dụng từ thời Xuân Thu (770 TCN)

Về sau với cải tiến làm giấy của Thái Luân (khoảng năm 63-121) và việc phát minh ra kỹ thuật in ván khắc (giữa thế kỷ VI và VII), kỹ thuật in hoạt tự (từ

1041 đến 1048) đã thay thế hoàn toàn các chất liệu kể trên [32, tr.48-50] Sự kiện này không những mở ra một chương mới trong “nghề sách” của Trung Quốc mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cả văn minh nhân loại

NTC trên bìa sách Trung Quốc chỉ thực sự xuất hiện ở loại hình sách có

tên gọi là Kinh chiết trang (PL3, H.5, tr.153) Dạng thức này được cải tiến từ Phạn giáp trang có nguồn gốc bên Ấn Độ (thế kỷ VII đến thế kỷ IX) Kinh chiết trang làm thay đổi hoàn toàn nhận thức về sử dụng Khi đọc sách không cần

phải giở lại phần đã xem từ trước mà có thể mở đến ngay trang mình muốn Sự

ra đời của Kinh chiết trang đã đặt dấu chấm hết cho các dạng sách theo quyển

trục Về cấu tạo sách có “thêm một tờ giấy cứng chắc để bảo vệ” đây có thể coi

là hình thức sơ khai của các bìa ấn phẩm sau này [32, tr.68] Người Trung Quốc gọi bìa sách là Thư y (bìa trước của sách), hoặc Hộ phong (bìa ngoài) Hiện nay thì gọi chung là Phong diện (bìa) Thư y hay dùng loại giấy màu và tương đối dày, có thể dùng để bảo vệ sách NTC trên bìa sách Trung Quốc chủ yếu được viết bằng tay trực tiếp lên bìa hoặc “Thư thiêm” Thư thiêm là một thẻ giấy đề tên sách thường được kẻ danh gia hoặc bậc sư trưởng thủ bút Cũng có khi chủ sách xin chữ của người viết đẹp, đem khắc bản in riêng rồi dán vào bìa (với trường hợp in nhiều) [32] Kiểu chữ thì tùy cảm hứng của “nhà thiết kế” Nhưng

từ khi chữ Khải thư xuất hiện thì đa phần những bản in chính thống mà NCS

Trang 36

khảo sát được đều dùng kiểu chữ này Khải thư xuất hiện vào những năm cuối thời Đông Hán do biến thể từ Hán lệ mà thành Đến thời Đường (618-907) nó đã tương đối hoàn chỉnh và còn được gọi dưới các tên như “Chân thư”, “Chính thư” Do dễ viết và đọc hơn các kiểu chữ khác nên Khải thư là loại chữ tiêu chuẩn và thông dụng nhất ở Trung Quốc cho đến tận ngày nay (PL3, H.6, tr.153) Trên bìa, ngoài tên sách có khổ chữ lớn nhất thì những thông tin khác như tên tác giả, tiết mùa, thời gian hoàn thành được viết với cỡ chữ nhỏ hơn

Về thời gian, NTC trên bìa sách Trung Quốc xuất hiện sớm hơn khoảng năm 618 so với giữa thế kỷ XIX của phương Tây Nguyên nhân là do cách đây trên dưới 3000 năm, về cơ bản Trung Hoa dưới thời Thương Chu, ruộng công gần như không còn Người nông dân chuyển thành tá điền, lệ thuộc vào địa chủ hoặc các thủ lĩnh địa phương Có sức mạnh và tiềm lực vật chất trong tay nên ở Trung Quốc đã sớm xuất hiện tầng lớp quý tộc, lãnh chúa Đây chính là bệ đỡ cho nền văn hóa Trung Hoa phát triển Nói vậy là vì sự xuất hiện quý tộc, lãnh chúa đã sản sinh theo nó một tầng lớp mới với mục đích phu ̣c vu ̣, giúp các việc như: Dạy học, tham mưu, quản gia, sinh hoạt văn chương thơ phú… Sử Trung Quốc có ghi lại trường hợp Mạnh Thường Quân (?-279 TCN) người nước Tề, thường lưu giữ trong nhà vài nghìn môn khách để cùng đàm đạo lo chính sự Nổi tiếng đến mức tên ông ngày nay được dùng với nghĩa bóng như là một nhà bảo trợ Vận mệnh kinh tế, chính trị của tầng lớp “nô tài” đương nhiên phụ thuộc hoàn toàn vào sự gia ân của chủ Vì vậy họ thường hay dâng sách, thơ văn hoặc luận điểm về chính trị… cho người chủ nhằm chứng minh khả năng của mình với mong muốn gây chú ý Nguyên nhân này dẫn đến việc đề thông tin trên bìa các thư văn, sách vở để phân biệt là hiển nhiên và tất yếu Từ đó mà nảy sinh ra NTC trên bìa sách

Vào đầu thế kỷ XIX Trung Quốc thất bại trong chiến tranh nha phiến với các nước phương Tây Hiệp ước Nam Kinh năm 1842, đã mở đường cho sự có

Trang 37

mặt của người nước ngoài ở các tô giới và nhượng địa Thế mạnh kỹ thuật tiên tiến và hiện đại đến từ “lục địa già” đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo xã hội Trung Quốc, trong đó có ngành Xuất bản Năm 1814, với sự tài trợ và biên tập

của giáo sỹ người Anh Robert Morrison (1782-1834) bộ sách Tân cựu ước toàn thư được in xong, trở thành tác phẩm khởi đầu cho thư tịch chữ Hán được in bằng

công nghệ typo [32, tr.123] Ở thời kỳ này song song với việc sử dụng NTC theo

bố cục truyền thống thì chữ nói chung và NTC trên bìa sách của Trung Quốc nói riêng đã có sự thay đổi lớn Thay vì viết theo lối “thụ tả” trước kia, thì đã có một

số ấn phẩm chuyển sang kiểu “hoành tả” bắt chước chữ Latinh Khải thư cùng những biến thể của nó là Tống thể, Hắc thể do có nét ngang bằng sổ thẳng, kết cấu cân đối rất hợp với việc làm khuôn chữ nên được sử dụng và hiện diện trên hầu hết các bìa Sự thay đổi về công nghệ đã khiến sách Trung Quốc chuyển từ in một mặt (đơn diện) sang in hai mặt (song diện) Từ những năm đầu thế kỷ XX việc đóng sách, thiết kế bìa cũng bắt chước hoàn toàn theo kết cấu của phương Tây [32, tr.125]

Sau thập niên 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc thi hành nhiều chính sách đổi mới về chính trị và kinh tế Sự kiện ký Công ước Bern, Công ước bản quyền thế giới (1992), gia nhập WTO (2003) và việc chữ Hán được sắp bản trên máy tính (1981)… đã khiến NTC trong thiết kế bìa sách cũng như ngành Xuất bản nước này có những bứt phá ngoạn mục Về chất lượng thiết kế có thể nói đã san bằng khoảng cách với các nước tiên tiến khác

Như vậy trước khi chịu ảnh hưởng hoàn toàn theo công nghệ và kết cấu sách của phương Tây, NTC trên bìa sách Trung Quốc và phương Tây có mấy điểm khác biệt như sau:

Thứ nhất, ở phương Tây từ khi có mặt trên bìa sách thì các kiểu chữ chủ yếu là chữ đúc chì và được ấn loát bằng công nghệ in typo Kiểu chữ thường là những mẫu chữ đẹp, thịnh hành của giai đoạn đó Còn chữ trên bìa sách Trung

Trang 38

Quốc đa phần được viết tay trực tiếp, hoặc tạo mẫu rồi mang đi khắc bản gỗ Sau đó in lên bìa hoặc in riêng ra từng tờ nhỏ rồi dán vào khi sách đã hoàn thành Các kiểu chữ chủ yếu đã được định hình như chữ Khải hay chữ Triện…

Thứ hai, NTC trên bìa sách phương Tây là nghệ thuật của sự sắp sếp về kiểu dáng, bố cục, màu sắc, minh họa, tác động trực tiếp vào chữ Còn của Trung Quốc chỉ là sử dụng các kiểu chữ đã có như Tiểu triện, Khải thư, Lệ thư (được cho là những kiểu thức mẫu mực) trên nền hoa văn mây, rồng… chứ không tác động trực tiếp vào kiểu dáng (chỉ áp dụng trong nghệ thuật Thư pháp) hay thêm chi tiết trang trí vào cấu trúc

Thứ ba, tuy tiếp thu kỹ thuật làm giấy và in ấn từ Trung Quốc nhưng nhờ liên tục cải tiến phát minh nên ngành Xuất bản phương Tây đã có những bứt phá ngoạn mục, trở thành người khổng lồ, tiên phong trong lĩnh vực này Điều đó chứng tỏ công nghệ, phần mềm thiết kế có vai trò quyết định và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của ngành Xuất bản là chuyện hiển nhiên, không thể phủ nhận

1.2.3 Khái lược lịch sử Nghê ̣ thuật chữ trên bìa sách Việt Nam

1.2.3.1 Phân kỳ lịch sử Nghệ thuật chữ trên thiết kế bìa sách Việt Nam

Ở Việt Nam từng tồn tại khá nhiều thể loại chữ viết cổ như: Chữ Khoa Đẩu (chữ Nòng nọc), chữ của các dân tộc Tày, Thái, Chăm Pa, Khơ Me… nhưng phổ biến nhất vẫn là hệ thống chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ Hoàn cảnh và biến động lịch sử đã tạo nên nhiều lần thay đổi trong chữ viết nước ta Lần thứ nhất từ thế kỷ I TCN đến thế kỷ XIX Viê ̣t Nam phải mượn văn tự của người Trung Quốc Lần thứ hai do chủ trương của người Pháp bắt bỏ chữ Hán để chuyển sang chữ Quốc ngữ từ năm 1882 tới nay Xen giữa hai thời kỳ này còn có thêm chữ Nôm - một kiểu chữ phát triển dựa trên cơ sở chữ Hán do các nhà Nho Việt Nam phát kiến Trong khuôn khổ luận án, NCS chỉ tập trung tìm hiểu về NTC trên bìa sách Hán Nôm và Quốc ngữ Do đặc điểm các bìa sách Hán Nôm khá giống nhau nên hai dòng sách này sẽ được xếp cùng một nhóm

Trang 39

Về phân kỳ lịch sử các giai đoạn của NTC trong thiết kế bìa sách, NCS căn cứ vào bản chất của phân kỳ là tìm ra những quy luật, phong cách, đặc điểm chung, hình thức, kỹ thuật, tính chất, sự kiện… của mỗi giai đoạn để xác lập và phân định chúng trong hệ thống lịch sử vấn đề nghiên cứu Cụ thể ở đây là hình thái chữ và kỹ thuật ấn loát được ưu tiên Với khả năng tiếp cận cho phép, NCS lấy thời điểm thế kỷ XI khi nghề in nước ta được nhiều tài liệu tin cậy xác nhận làm mốc khởi đầu cho đến 2015 (Năm kết thúc giai đoạn nghiên cứu) Phân kỳ lịch sử NTC trên thiết kế bìa sách Việt Nam theo nghiên cứu trong luận án được chia làm ba giai đoạn

Giai đoạn 1: Nghệ thuật chữ trên bìa sách Việt Nam từ thế kỷ XI đến 1882 Giai đoạn 2: Nghệ thuật chữ trên bìa sách Việt Nam từ 1882 đến 1986

Giai đoạn 3: Nghệ thuật chữ trên bìa sách Việt nam từ 1986 đến 2015

1.2.3.2 Nghệ thuật chữ trên bìa sách Việt Nam từ thế kỷ XI đến năm 1882

Sách ở Việt nam trước năm 1882 chủ yếu là sách chữ Hán Nôm Tuy nhiên

do chính sách bắt phải dùng chữ Quốc ngữ của người Pháp nên từ thời điểm này

về sau những sách dùng hệ thống chữ trên đã không còn được khuyến khích in và xuất bản Đến quãng thập niên 50 của thế kỷ XX thì dừng hẳn

Theo các cứ liệu lịch sử chữ Hán được truyền vào và sử dụng ở nước ta từ rất sớm Tuy thời gian cụ thể rất khó minh định chính xác vì mỗi tài liệu lại cho

một thông tin khác như Sử ký Tư Mã Thiên, Thủy kinh chú hay Đại Việt sử ký toàn thư… nhưng theo nghiên cứu thì khoảng trước năm 111 TCN chữ Hán ở

nước ta đã chính thức có mặt rồi Sau đó văn tự này được nhiều đời các thái thú cai tri ̣ truyền bá và nhân rô ̣ng Qua đó có thể suy luận rằng các sách Hán tự gốc đều được mang sang Việt Nam từ Trung Quốc Vì vậy NTC và cách trang trí trên bìa sách tính từ mốc trên đến thời tự chủ (thế kỷ XI) kể cả có sao chép lại hoặc sáng tác thêm thì đa phần cũng đều tham khảo hoặc bắt chước theo kiểu thức của họ

Trang 40

Từ thế kỷ XI, tuy chủ động trong việc chép, in khắc nhưng NTC trên bìa sách có thể nói cũng không thoát khỏi khuôn mẫu của những thời kỳ trước Nói vậy là bởi chúng ta chỉ làm công việc sao y và nhân bản kinh sách xin được từ Trung Quốc Những ghi chép từ các tư liệu cổ có thể chứng minh cho nhận định

này Trong Đại Việt sử ký toàn thư [31] có nhiều đoạn viết:

Mùa thu, tháng 9, Nguyễn Đạo Thanh đi sứ về, xin được kinh Tam Tạng

…Quý Hợi, [Thuận Thiên] năm thứ 14 [1023], (Tống Nhân Tông, húy Trinh, Thiên Thánh năm thứ 1) Mùa thu, tháng 9, xuống chiếu chép kinh Tam tạng để ở kho Đại Hưng

…Đinh Mão, [Thuận Thiên] năm thứ 18 [1027], (Tống Thiên Thánh năm thứ 5) …Mùa thu, tháng 8, xuống chiếu chép kinh Tam tạng [31, tr.85-86]

Bính Tý, [Thông Thụy] năm thứ 3 [1036], (Tống Cảnh Hựu năm thứ 3

…Tháng 2, xuống chiếu chép kinh Đại tạng cất ở kho Trùng Hưng [31, tr.95]

Các tư liệu khác như Đại Nam Nhất Thống Chí [61], Khâm định Việt sử thông giám cương mục [62] cũng có ghi:

Trước đây, Trần Khắc Dụng sang sứ bên nhà Nguyên, xin được kinh Đại Tạng Khi đem về, bản chính để ở phủ Thiên Trường và viết ra bản khác giao khắc để lưu hành [61, tr.242]

Trước đây, Trần Khắc Dụng sang sứ bên nhà Nguyên, xin được kinh Đại Tạng Khi đem về, bản chính để ở phủ Thiên Trường và viết ra bản khác giao khắc để lưu hành Đến đây, nhà vua lại sai in quyển Phật giáo, pháp sự đạo tràng công văn cách thức, ban bố khắp nước [62, tr.247]

Qua các dẫn liệu ở trên có thể thấy sách được in khắc “chính thống” ở nước ta thời Lý, Trần, Hồ chủ yếu là kinh Phật nhằm phục vụ triều đình phong

Ngày đăng: 24/08/2017, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w