1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005 - 2015 ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

243 263 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 243
Dung lượng 1,11 MB
File đính kèm Luận án Full.rar (9 MB)

Nội dung

Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 20052015 ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 20052015 ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 20052015 ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 20052015 ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 20052015 ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 20052015 ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 20052015 ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 20052015 ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 20052015 ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 20052015 ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 20052015 ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 20052015 ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

-

Bùi Quang Tiến

NGHỆ THUẬT CHỮ TRONG THIẾT KẾ BÌA SÁCH

GIAI ĐOẠN 2005-2015 Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội – 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

-

Bùi Quang Tiến

NGHỆ THUẬT CHỮ TRONG THIẾT KẾ BÌA SÁCH

GIAI ĐOẠN 2005-2015 Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật

Trang 3

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

trích dẫn, số liệu, ý kiến, nhận định khoa học, hình ảnh minh họa và kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng

Tác giả luận án

Bùi Quang Tiến

Trang 4

2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 4

MỞ ĐẦU 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGHỆ THUẬT CHỮ TRONG THIẾT KẾ BÌA SÁCH 20

1.1 Cơ sở lý luâ ̣n và một số khái niệm sử dụng trong luận án 20

1.2 Khái lươ ̣c về lịch sử Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách 28

1.3 Khái quát về Giải thưởng Sách đẹp, Bìa đẹp giai đoạn 2005-2015 của Hội Xuất bản Việt Nam 48

Tiểu kết 50

Chương 2: NHẬN DIỆN NGHỆ THUẬT CHỮ TRONG THIẾT KẾ BÌA SÁCH GIAI ĐOẠN 2005-2015 52

2.1 Cấu trúc của Nghệ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 52

2.2 Cách điệu hình chữ của Nghệ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 67

2.3 Màu sắc của Nghệ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 71

2.4 Bố cục của Nghệ thuâ ̣t chữ và các thành phần khác trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 74

2.5 Đối sánh Nghệ thuâ ̣t chữ trên bìa sách Việt Nam giai đoa ̣n 2005-2015 trong tương quan vớ i mô ̣t số ấn phẩm nước ngoài 83

Tiểu kết 89

Chương 3: NHỮNG BÀN LUẬN RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 91

3.1 Bàn luâ ̣n về vai trò của Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 91

3.2 Bàn luâ ̣n về vai trò của kỹ thuâ ̣t công nghê ̣ đối với Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 95

3.3 Bàn luâ ̣n về các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến Nghê ̣ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 102

3.4 Nhận định về Nghệ thuâ ̣t chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 109

Tiểu kết 121

KẾT LUẬN 123

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO 129

PHỤ LỤC 142

Trang 5

TGLA Tác giả luận án

TLTK Tài liệu tham khảo

VHTT Văn hóa Thông tin

Trang 6

4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

Biểu đồ 3.1: Tổng hơ ̣p thông tin khảo sát sở thích của độc giả

đối vớ i các yếu tố ta ̣o hình trên bìa sách 113 Biểu đồ 3.2: Tổng hơ ̣p thông tin khảo sát độc giả

về các da ̣ng sách thường mua 120

Sơ đồ 2.1: Tác động của NTC khi kết hợp giữa ngữ nghĩa và hình ảnh

đối với cảm nhận thị giác 71

Sơ đồ 3.1: Sự tương tác giữa họa sỹ thiết kế, kỹ thuật công nghệ,

Nghệ thuật chữ và độc giả 101

Trang 7

nghiên cứu giá trị thẩm mỹ tự thân của chữ với tên go ̣i Typography và được dịch sang tiếng Việt là Nghệ thuật chữ

Nguyên lý thiết kế của NTC dựa trên những yếu tố cơ bản gồm: Hệ thống quy định về cấu trúc ngữ pháp, hình ảnh các ký tự, cùng với các nguyên tắc sử

du ̣ng, sau đó sẽ bố cục, sắp xếp, sáng tạo sao cho có được một tác phẩm đẹp, ấn tượng về hình thức Thông qua hình thức để biểu đạt nội dung

Ở Việt Nam, vai trò của NTC chưa được văn bản chính thức nào ghi nhận

vì vậy nó chưa xác lập được vị trí cho mình như các bộ môn nghệ thuật khác Tuy nhiên trên thực tế, NTC đã xuất hiện từ khá sớm trong tiến trình li ̣ch sử mỹ thuâ ̣t của dân tô ̣c Cho đến nay nó vẫn đóng vai trò như mô ̣t yếu tố không thể tách rời đối với một số lĩnh vực nghê ̣ thuâ ̣t đă ̣c thù gắn liền với các công trình kiến trúc, nội thất (chữ trên các hoành phi, câu đối, trên cổng chùa, đình làng, cổng chào, lăng tẩm, văn bia, cột trụ…), thậm chí các kiểu dáng chữ Đinh, chữ Công hay nội Công ngoại Quốc đã được lấy làm cảm hứng cho kiến trúc mặt bằng của một số ngôi chùa xây trong thời kỳ phong kiến Ngay cả những kiến trúc hiện đại như dinh Thống Nhất (dinh Độc Lập) ở Tp Hồ Chí Minh cũng có sự hiện diện của chữ Toàn thể bình diện của dinh làm thành hình chữ Cát Mặt trước toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ Hưng… Ngoài ra chữ còn xuất hiện trên các bô ̣ tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống với mục đích làm rõ nghĩa cho tranh, hay còn được nhắm tới như là đối tượng để sáng ta ̣o trong nghê ̣ thuâ ̣t thư pháp chữ Hán và chữ Quốc ngữ Như vậy, ở các các trường hợp nói trên “chữ” đã trở thành đối

Trang 8

Sách là một sản phẩm văn hóa Đối với xã hội sách có vai trò quan trọng như một công cụ tuyên truyền giáo dục, giúp con người thay đổi nhận thức và tri thức Công chúng tìm đến sách bởi giá trị tự thân của nó Nhưng với cùng một nội dung thì bìa sách nào có thiết kế ấn tuợng hơn, đẹp hơn sẽ được người đọc chọn mua Giá trị cuốn sách càng được tăng thêm gấp bội nếu được khoác lên một tấm áo bìa thẩm mỹ Đã qua rồi cái thời chỉ coi tro ̣ng nô ̣i dung mà quên đi vẻ đe ̣p bên ngoài Bây giờ thâ ̣t khó chấp nhâ ̣n mô ̣t quyển sách hay la ̣i ẩn dưới

mô ̣t vẻ tuềnh toàng, giống như đóng rượu Sâm banh (champagne) vào chai

“quốc lủi” vâ ̣y Bản thân bìa sách phải thể hiện được tinh thần của tác phẩm thông qua sự cảm nhận tinh tế của người thiết kế, phải trở thành cặp phạm trù hài hòa giữa hình thức và nội dung Cùng với hình ảnh và màu sắc thì NTC cũng

là một thành tố mỹ thuật quan trọng cần được quan tâm vì chữ là phương tiện chuyển tải đầu tiên về tên sách đến đọc giả Một bìa sách có thể không cần hình minh họa nhưng chữ thì bắt buộc Hiện nay, như các lĩnh vực nghệ thuật khác, thiết kế minh họa sách trên thực tế đã trở thành một nghề độc lập mang tính chuyên nghiệp cao ở Việt Nam

Từ năm 2005 trở lại đây, số lượng các sách được xuất bản ngày càng tăng mạnh Theo thống kê tại hội nghị tổng kết công tác xuất bản sách của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Văn hóa - Thông tin [110], nếu năm 2004 cả nước chỉ có 19.695 đầu sách với 242.7 triệu bản thì đến năm 2013 đã là gần 25.000 cuốn sách, với 274 triệu bản Con số này lại được tăng thêm vào năm

Trang 9

7

2014 với hơn 25.000 đầu sách và trên 361 triệu bản được ấn hành [108] Đi cùng với các con số đầy triển vọng nêu trên là những tác động của nhà nước về mặt chính sách xã hội nhằm nâng cao chất lượng xuất bản và văn hóa đọc được thể hiện qua những sự kiện cụ thể như:

Tổ chức Giải thưởng sách Việt Nam từ năm 2005 với mục đích tuyển

chọn trao thưởng và tôn vinh các tác giả, Nxb, cơ sở in, họa sỹ thiết kế… đã góp phần tạo nên những cuốn sách hay, sách đẹp phục vụ đời sống văn hóa xã hội của quần chúng nhân dân

Thông qua Luật xuất bản (sửa đổi) (7/2005) với những điều khoản thông

thoáng, cởi mở hơn

Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam

Các số liệu và thông tin trên là những chỉ dấu, tín hiệu khả quan cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường xuất bản cũng như thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước trong việc nâng cao kiến thức và đời sống văn hóa tinh thần đối với công chúng Việt Nam

Nhìn đại thể về chính sách vĩ mô và số liệu thống kê thì thế Nhưng thực

tế hiện nay lĩnh vực thiết kế minh họa sách nói chung và bìa sách nói riêng ở Việt Nam đang gặp phải một số vấn đề về chất lượng chuyên môn Khi được hỏi

về tình hình mỹ thuật sách Việt Nam, họa sỹ Văn Sáng - người đã có nhiều năm gắn bó với nghề thiết kế minh họa, đã thẳng thắn nhận định:

Mỹ thuật sách Việt Nam còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan: Chưa đa dạng về phong cách thể hiện, lực lượng họa sỹ chuyên nghiệp rất ít và thiếu kinh nghiệm, hệ thống đào tạo trong các trường mỹ thuật còn thiếu đội ngũ giáo viên giỏi, các nhà xuất bản chưa dám đầu tư nhiều cho công việc thiết kế sách Vì thế chúng ta chưa có nhiều cuốn sách đẹp Thiết kế sách Việt Nam

Trang 10

Hiện nay trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, kỹ thuật in

ấn và sự lấn át của các ngôn ngữ, chữ viết quốc tế khác trong thị trường xuất bản Việt Nam Việc đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh để trước mắt tránh hậu quả mất thị phần ngay ở sân chơi trong nước Sau đó hướng tới xuất khẩu sách nhằm giới thiệu quảng bá nền văn hóa, văn học cùng các giá trị thẩm mỹ đặc sắc của Việt Nam ra thế giới là một vấn đề cấp thiết

Từ những đòi hỏi về lý luận và thực tiễn đã trình bày ở trên cho thấy: Tìm hiểu về lĩnh vực Thiết kế minh họa nói chung và NTC trên bìa sách nói riêng để chuyên nghiệp hóa ngành nghề, theo kịp phong cách, kỹ thuật mới của thế giới nhằm mục đích khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy mặt mạnh, mặt tích cực là công việc thiết thực và có ý nghĩa Phù hợp với đi ̣nh hướng của Đảng,

nhà nước trong Nghi ̣ quyết hô ̣i nghi ̣ Trung ương lần thứ 9 khóa XI về xây dựng

và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước [22] Vì vậy NCS chọn đề tài Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và

Lịch sử Mỹ thuật Qua đề tài luận án, hy vọng có thể khẳng định, chỉ rõ vai trò

và tìm ra đặc điểm của NTC trên bìa sách ở giai đoạn này Kết quả vấn đề luận

án nghiên cứu sẽ là một cố gắng cá nhân trong nỗ lực chung nhằm đưa NTC trên bìa sách của nước ta phát triển ngang bằng với các nước trên thế giới, mà vẫn giữ gìn, phát huy được bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa

2 Mục đích nghiên cứu

2.1 Mục đích tổng quát

Xây dựng luận cứ khoa học, bổ sung làm đa dạng thêm về mặt lý luận

Trang 11

9

cũng như thực tiễn đối với lĩnh vực NTC trong thiết kế bìa sách

Hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến NTC và ứng dụng NTC trong lĩnh vực Thiết kế bìa sách ở Việt Nam

2.2 Mục tiêu cụ thể

Luận án nghiên cứu để làm rõ:

Đặc điểm nhận diện của NTC trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015

ở Việt Nam

Phân tích, so sánh những biến đổi NTC trong thiết kế bìa sách giai đoa ̣n

2005-2015 dưới tác động của kỹ thuật công nghệ với các thời kỳ trước qua việc tìm hiểu cấu trúc, cách điệu hình và màu sắc

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Nghệ thuật vận dụng biểu đạt chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam Cụ thể luận án nghiên cứu cấu trúc, cách điệu hình, màu sắc của NTC trên những tác phẩm tiêu biểu

nằm trong và ngoài hệ thống giải thưởng Sách đẹp, Bìa đẹp do Hội Xuất bản tổ

chức Ngoài ra để tăng tính khách quan, toàn diện NCS có mở rộng khảo sát thêm một số ấn phẩm nước ngoài nhằm lấy đó làm cơ sở so sánh với các bìa sách Việt nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: NTC mà luận án nghiên cứu được giới hạn ở

trang bìa 1 các sách đoạt giải thưởng Sách hay, Sách đẹp của Hội Xuất bản Việt

Nam và một số sách khác

Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2015 Tuy nhiên với mục đích chứng minh, so sánh nhằm làm nổi bật đặc điểm của giai đoạn nghiên cứu, thông tin ở một số thời điểm khác có liên quan cũng được đề cập và sử dụng

Trang 12

10

4 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

4.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

NTC là chủ đề được các học giả nước ngoài nghiên cứu khá nhiều Các nghiên cứu này thường khai thác về lịch sử, văn hóa, cấu trúc, hiệu quả thị giác… của NTC in (Typography) và NTC viết tay (Calligraphy)

Liên quan đến những vấn đề về lịch sử, văn hóa có các cuốn: Kнижный

шрифт [100] của М В Большаков, xuất bản năm 1964 Sách là tài liệu tổng hợp

về lịch sử ra đời cũng như cấu trúc hình dáng các kiểu chữ thịnh hành ở châu Âu từ thời Hy Lạp - La Mã đến thế kỷ XX Ngoài những hướng dẫn cơ bản về bố cục, thiết kế chữ in, chữ viết tay trên bìa các loại ấn phẩm Sách còn đề cập về NTC của Nga Người đọc có thể hình dung và so sánh phong cách thiết kế của nước này với phong cách thiết kế châu Âu Năm 2015 phối hợp cùng Nxb Waco, Texas, USA

Lindsay B.Larimore đã cho ra mắt cuốn Abstract the history of book jacket design

& its cultural significance [93] Đây là luận án nghiên cứu của Lindsay

B.Larimore Trong đó tác giả tập trung khai thác mảng lịch sử và ý nghĩa văn hóa

của bìa sách Đa dạng về nguồn tư liệu cùng với những đánh giá nhận xét cụ thể, khách quan Tác giả đã chứng minh thành công tác động của các yếu tố văn hóa xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nghệ thuật thiết kế minh họa trên bìa sách

Tiếp cận NTC dưới góc độ thực hành, nghiên cứu tâm lý thị giác đối với

hiệu quả của thiết kế, giải thích các khái niệm và thuật ngữ… có cuốn: Type &

Typography [89] của Phil Baines và Andrew Haslam, xuất bản năm 2005 Sách

giới thiệu các kỹ thuật tạo hình cũng như NTC trong in ấn Hai tác giả hướng tới phân tích những ví dụ trên ấn phẩm đã xuất bản để chứng minh vai trò quan

trọng của thiết kế chữ tác động vào thị giác Cuốn The Elements of Typography

phong cách nghệ thuật của chữ có tác động mạnh mẽ đến cảm nhận giữa hình thức và nội dung Tác giả còn trình bày chi tiết về các yếu tố làm nên những

Trang 13

11

thay đổi này qua những ví dụ cụ thể Cuốn What is typography [92] của David

Jury, xuất bản năm 2006 đi theo chiều hướng lý giải những khái niệm và tác dụng của NTC trong thiết kế Vai trò của chữ được đề cập và giới thiệu như là

một công cụ thể hiện ý tưởng nghệ thuật Nếu Thinking with type [94] của SA

Ellen Lupton, xuất bản năm 2010 khai thác những vấn đề lý luận nhằm chứng minh giải thích cho những phương án có sử dụng chữ và những tác động tích

cực đối với thị giác thì cuốn Typography essentials: 100 design principles for

working with type [97] của Ina Saltz, xuất bản năm 2004 có vai trò như một tài

liệu tham khảo cho người thực hành nghề Nội dung sách khai thác về thực tiễn khi hướng tới phân tích, so sánh các thiết kế nổi tiếng có sử dụng NTC

Ngoài ra còn có: A course in Hand Lettering [91] của Maryanne Grebenstein,

xuất bản năm 2006 Sách là những chỉ dẫn thực hành cho người yêu vẻ đẹp đường nét được tạo ra bởi nghệ thuật Calligraphy (viết chữ bằng ngòi sắt) và có mong

muốn thử nghiệm môn này The Art of lettering [95] của tác giả Byron J Macdonald

xuất bản năm 2001 tập trung nghiên cứu những tác phẩm chữ viết tay của các nhà

“thư pháp” phương Tây đã thành danh thông qua phân tích vẻ đẹp của bố cục,

đường nét, tỷ lệ… Năm 2001, Alan Power cho ra mắt cuốn Front cover, great

book jacket and cover design [96] Đây là một tài liệu quý, tổng hợp hơn 300 hình

ảnh bìa sách nổi tiếng thế kỷ XX của các Nxb châu Âu và Mỹ Sách phân tích, nhận xét, đánh giá cụ thể về phong cách thiết kế, ảnh hưởng của các trào lưu nghệ thuật, kỹ thuật in… đối với từng ấn phẩm Năm 2005, Thomas S Hansen cùng

Nxb Princeton Architectural Press, New York, USA cho ra mắt cuốn Classic book

jackets [98] Sách nói về sự nghiệp sáng tác của George Salter, một nhà thiết kế

bìa sách nổi tiếng người Đức gốc Do thái Trước năm 1945 ông từng sống và làm việc ở Đức Sau đó chạy trốn sang Mỹ do chính sách bài Do thái của chủ nghĩa Phát xít và được coi là một trong những người tiên phong có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực thiết kế bìa sách ở Đức và Mỹ

Trang 14

12

Điểm qua các công trình, tài liê ̣u, sách… nước ngoài ở trên Có thể thấy nội dung đều tập trung nghiên cứu khai thác những vấn đề lý thuyết, lý luâ ̣n và ứng du ̣ng có liên quan đến NTC Những nghiên cứu này giúp NCS tiếp câ ̣n các thông tin liên quan đến dòng chữ Latin Trên cơ sở đó có thể so sánh đối chiếu với NTC trên bìa sách Viê ̣t Nam Tuy nô ̣i dung các tài liệu rất phong phú, đa

da ̣ng nhưng chưa có công trình nào đề cập và lấy NTC trong thiết kế bìa sách ở

Việt Nam làm đối tượng mục tiêu nghiên cứu

4.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

NTC ở Việt Nam tuy chưa xác lập được vị trí rõ ràng như các bộ môn nghệ thuật khác nhưng từ lâu đã là chủ đề được một số nhà nghiên cứu trong nước quan tâm Việc tìm hiểu về li ̣ch sử; nghiên cứu chữ với quan điểm là đối tượng của sáng tạo nghệ thuật; ứng dụng chữ trong thực tiễn… đã được đề cập tới ở một số tiểu luận, sách và các bài báo trên tạp chí chuyên ngành

4.2.1 Tài liê ̣u nghiên cứu về li ̣ch sử NTC, kỹ thuật in và một số vấn đề có liên quan

Nghiên cứu về NTC Quốc ngữ sớm nhất có thể kể đến hai cuốn sách: Tìm

hiểu dáng chữ in gốc La-tinh, Tập 1, Chữ nét trơn [8] (1970) và Tìm hiểu dáng chữ in gốc La-tinh, Tập 2, Chữ có nét chân [9] (1974) của ho ̣a sĩ Nguyễn Viết

Châu Nội dung đề cập tới lịch sử ra đời, phát triển dòng chữ có nét chân và không có nét chân cùng với tỷ lệ, kích thước, cấu trúc của các kiểu chữ tiêu biểu Tác giả cũng chia sẻ những kinh nghiệm khi áp dụng chữ trong các công việc thực tế như quảng cáo, kẻ khẩu hiệu, bích chương, bìa ấn phẩm Sách tạo cái nhìn tổng quát hơn về nguồn gốc chữ Quốc ngữ cũng như đặc điểm cấu trúc kiểu dáng của nó khi được sử dụng ở Việt Nam Theo ghi nhận đây là những nghiên cứu đầu tiên về chữ dưới góc độ đồ họa ở Việt Nam

Cùng hướng nghiên cứu với ho ̣a sĩ Nguyễn Viết Châu, năm 1992 kỹ sư

Hồ Xuân Hạnh xuất bản cuốn Nghệ thuật chữ trang trí và quảng cáo [27] Cuốn

Trang 15

13

sách nói về lịch sử hình thành, phát triển của chữ Latinh, chữ Quốc ngữ Ngoài

ra cấu trúc, kỹ thuật kẻ, nguyên tắc xây dựng, sáng tác bộ chữ mới, kinh nghiệm dàn trang đối với ấn phẩm sách báo và tạp chí cũng được tác giả đề cập tới

Nghiên cứu tiếp cận chữ ở góc độ li ̣ch sử, kỹ thuâ ̣t ngành in… có thể kể tới

cuốn Kỹ thuật chữ [65] của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn xuất bản năm 1996 Với mục

đích làm rõ vai trò quan trọng của nghề in trong lịch sử văn minh nhân loại Tác giả

đi sâu nghiên cứu các thời kỳ hình thành phát triển công nghệ ấn loát, kinh nghiệm

sử dụng kiểu chữ, kỹ thuật, hóa chất, phương pháp tính toán dàn trang, bế trang…

Là một tư liệu có tính tổng hợp nên sách được sử dụng như một giáo trình cho sinh viên khoa Ngữ Văn, Báo chí và Công nghệ in ấn…

Với nội dung nghiên cứu giống vớ i với cuốn Kỹ thuật chữ [65], năm 2008 Nxb Văn hóa Sài Gòn cho ra mắt cuốn Đại cương về kỹ thuật in [49] của tác giả

Huỳnh Trà Ngộ Sách là tài liê ̣u làm phong phú đa dạng, bổ sung thêm độ chính xác, tin cậy của các thông tin có liên quan đến lịch sử công nghệ ngành in trên thế giới cũng như ở Việt Nam

4.2.2 Tài liê ̣u nghiên cứu về li ̣ch sử, in ấn chữ Hán Nôm

Liên quan đến hướng nghiên cứu này có thể kể đến “Nghề in và đồ họa

sách thời Nguyễn” trên tạp chí Thông báo Hán Nôm học [84] (1998) của hai tác

giả Lê Quốc Việt, Cung Khắc Lược Trong bài báo, thông tin về số lượng, làng nghề, nội dung, cách thức đồ họa của sách thời kỳ này cùng với nghiên cứu so sánh hình thức giữa các ấn phẩm được cung cấp khá đầy đủ Ngoài ra còn có một số nhận định quan trọng liên quan đến hình thức của NTC trên bìa sách Trung Quốc và Việt Nam

Năm 1999 hai tác giả trên kết hợp với nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng

Cuốn xuất bản cuốn Đồ họa cổ Việt Nam [74] Đây là một công trình khảo cứu

có nhiều giá trị Ngoài việc tìm hiểu kỹ thuật khắc, vẽ, in… của dòng tranh Đông Hồ, Kim Hoàng, Hàng Trống, làng Sình, tranh thờ đồng bào dân tộc, sách

Trang 16

14

còn cung cấp những thông tin hữu ích, chi tiết về nghề in mộc bản Số lượng, chủng loại, hình thức, bố cục, kiểu chữ… của dòng sách Hán Nôm giai đoạn trước thế kỷ XX ở Việt Nam cũng được đề cập tới

Năm 2011, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng ra mắt cuốn Văn minh vật

chất của người Việt [75] Trong đó ở mục 28: Giấy bút và sách vở cung cấp nhiều

thông tin và nhận xét có giá trị khảo cứu về tình hình “nghề sách” nước ta thời phong kiến Ngoài những nội dung liên quan đến thị trường in khắc, loại sách được ưa chuộng, tổ nghề thì thông tin về kim sách, ngân sách, cỡ chữ dùng in kinh Phật và dòng sách tư nhân cũng được mô tả khá kỹ Đặc biệt tác giả còn cung cấp cách đóng sách, làm bìa trong dân gian rất chi tiết và thú vị

Năm 2013, Nxb Tổng hợp, Tp Hồ Chí Minh ấn hành cuốn Nghề sách

Trung Quốc [32] của hai tác giả Dương Hổ, Tiêu Dương (Nguyễn Mạnh Sơn

dịch) Không chỉ mang lại thông tin về nghề sách cổ Trung Quốc từ khâu in ấn

đến đóng bìa, minh họa, loại giấy… sách còn có nhiều ảnh chụp minh họa bìa, ruột các thư tịch cổ với chú giải tỉ mỉ Ngoài ra những vấn đề liên quan khác như: Chất liệu các dạng sách, văn hóa trong thú chơi, cách bảo quản và thị trường xuất bản từ xưa đến nay… cũng được đề cập một cách khá chi tiết và đầy

đủ Phải nói đây là nguồn tư liệu quý có thể sử dụng để so sánh yếu tố đồng quy,

dị biệt, tiếp biến của nghề in ấn, đóng sách cổ truyền ở nước ta với “nghề sách” Trung Quốc

4.2.3 Tài liê ̣u nghiên cứu về các ứng dụng của Nghệ thuật chữ

Với xu hướng tiếp câ ̣n NTC trong lĩnh vực ứng du ̣ng, tác giả Tố Nguyên từ

một phần tư liệu dịch của nước ngoài đã cho ra mắt cuốn Thiết kế logo, nhãn hiệu,

bảng hiệu theo tập quán Việt Nam và phương Đông (1998) [73] Sách nói về các

đặc điểm phong tục, màu sắc, biểu tượng, tập quán nước ta cũng như văn hóa

phương Đông… mà họa sỹ cần chú ý khi thiết kế chữ, logo, nhãn hàng, biển hiệu

Năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Hợp ra mắt sách Nghệ thuật Đồ họa bao bì

Trang 17

4.2.4 Tài liê ̣u về Giải thưởng sách Viê ̣t Nam

Năm 2012, 2015 và 2016 Hội Xuất bản Việt Nam lần lượt cho ra mắt

Những tác phẩm tiêu biểu được Giải thưởng sách Việt Nam [34], Các tác phẩm đoạt Giải thưởng sách Việt Nam 2014 [35], Các tác phẩm đoạt Giải thưởng sách Việt Nam 2015 [36] Nội dung cả ba cuốn đều nhằm mục đích tổng kết, giới thiệu

các tác phẩm đoạt Giải thưởng sách Việt Nam hàng năm của hiệp hội từ 2005 đến

2015 Cùng thông tin về tác giả, Nxb, họa sỹ thiết kế, cơ sở in ấn, thời gian phát hành… sách còn cung cấp các văn bản pháp lý liên quan đến quyết định, thể lệ, tiêu chí của giải Đây là nguồn thông tin tham khảo chính thống, minh bạch về các tác phẩm đoạt giải mà luận án nghiên cứu

Sau khi điểm qua nội dung các tài liệu, tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy: “Chữ” đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực khác nhau Đã có không ít công trình dưới dạng sách, luận văn, luận án, đề tài, bài báo khoa học… liên quan tới chữ, NTC được công bố Những công trình này ít nhiều cũng đã góp phần quan trọng trong việc sưu tầm, cung cấp thông tin, tạo ra góc nhìn đa diện về đối tượng nghiên cứu Tuy chủ đề về “chữ” khá phong phú, nhưng đến thời điểm hiện nay theo những tài liệu mà NCS có thể tiếp cận thì vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về NTC trong thiết kế bìa sách Việt Nam mà

cụ thể là giai đoạn 2005-2015 Hơn nữa, hướng tiếp cận về cấu trúc, cách điệu hình, màu sắc… cùng vai trò ảnh hưởng của kỹ thuật công nghệ, yếu tố xã hội

Trang 18

16

đối với NTC trên bìa sách thuộc giai đoạn trên cũng chưa thấy ai tìm hiểu Khoảng trống trong nghiên cứu này chính là nguồn cảm hứng để NCS khai thác và theo đuổi dựa trên cơ sở kế thừa dữ liệu những công trình có liên quan được công bố trước đây

5 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của luận án là NTC trong thiết kế bìa sách NCS lựa chọn phương pháp Nghệ thuật học thông qua phương pháp tiếp cận liên ngành dựa trên thành tựu của: Xã hội học, văn hóa học, sử học, mỹ thuật học…

Phương pháp liên ngành có ưu thế tổng hợp tri thức của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành học Mối quan hệ qua lại của các ngành khoa học sẽ giúp hỗ trợ, nhìn nhận các vấn đề một cách tổng thể và hệ thống hơn Qua đó bổ sung cho khung lý thuyết lịch sử mỹ thuật để đạt hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu của đề tài Phương pháp liên ngành còn giúp NCS xây dựng một tư duy tổng hợp với mục đích tìm hiểu và khai thác các khía cạnh của đối tượng nghiên cứu Tìm ra những yếu tố biến đổi của NTC trong thiết kế bìa sách từ góc độ mỹ thuật,

xã hội và công nghệ Từ đó tiến tới nhận diện đặc điểm của bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam

Song song với phương pháp liên ngành, phương pháp Nghiên cứu trường hợp (Case study) cũng được NCS áp du ̣ng để nghiên cứu các tác phẩm đoa ̣t giải

thưởng Sách đẹp, Bìa đẹp do Hô ̣i Xuất bản Viê ̣t Nam tổ chức Đây là phương

pháp được sử dụng rất phổ biến trong các ngành giáo dục học, xã hội học, quản trị học Mục tiêu cơ bản của phương pháp là tìm hiểu rõ về trường hợp nghiên cứu bằng cách theo dõi sát sao và toàn diện đối tượng trong một thời gian đủ dài ngay chính tại môi trường khách quan của nó Kết quả thu được sẽ cho phép người nghiên cứu đưa ra lời giải thích tại sao các dữ kiện diễn biến như vâ ̣y Thông qua

đó xác định các vấn đề quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu rộng rãi hơn

Trang 19

17

trong tương lai Hơn nữa trên phương diện nghiên cứu khoa học khi vấn đề cần nghiên cứu là mới chưa có các lý thuyết và nghiên cứu trước đó thì Nghiên cứu trường hợp là một phương pháp tỏ ra hữu hiệu Lúc này phương pháp sẽ cho cái nhìn sâu về vấn đề nghiên cứu để xây dựng các lý thuyết và lâ ̣p luâ ̣n

Để phục vụ cho phương pháp nghiên cứu tiếp cận Nghệ thuật học mang

tính liên ngành và phương pháp Nghiên cứu trường hợp, một số thao tác cụ thể

sau đây sẽ được sử dụng trong luận án:

- Thu thập, tổng hợp, phân tích, phân loại, thông tin: Tiếp cận với nguồn sử

liệu, hình ảnh bìa sách còn lưu giữ được Tra cứu từ điển, các tài liệu đã xuất bản thành sách, các bài đăng trên báo, tạp chí, tư liệu thư tịch gồm chính sử, sưu tập

cá nhân Sử dụng những tiện ích của Internet (khai thác thông tin hình ảnh, bài báo, phóng sự, diễn đàn có liên quan đến sách…) để có được cái nhìn bao quát cho đề tài luận án dưới nhiều hình thức khác nhau Thống kê tài liệu, kết quả nghiên cứu của những học giả đi trước nhằm tìm hiểu lĩnh vực ứng dụng NTC trong thiết kế minh họa bìa sách với mục đích làm rõ đặc điểm giai đoạn và đối tượng nghiên cứu

hiểu thực tra ̣ng chương trình giảng da ̣y môn NTC và các đồ án liên quan tới minh họa sách, bìa sách trong trường đa ̣i ho ̣c hiê ̣n nay; Phỏng vấn các ho ̣a sĩ nhằm tìm hiểu quy trình thiết kế minh ho ̣a bìa sách nói chung và NTC nói riêng cùng các yếu tố ta ̣o hình được ho ̣ ưu tiên; Điều tra khảo sát độc giả thu thâ ̣p thông tin khách quan về tâm lý cảm thu ̣ nghê ̣ thuâ ̣t trên bìa sách và thể loa ̣i ấn phẩm thường mua… Lập biểu đồ tổng hợp để có được cái nhìn toàn cảnh cũng như số liệu để chứng minh cho những nhận định của NCS nêu ra trong luâ ̣n án

- Phân tích, so sánh tác phẩm: Để tìm hiểu phong cách và dấu ấn của kỹ

thuật công nghệ tác động đến NTC trên bìa sách Từ đó rút ra đặc điểm biến đổi của nó qua từng thời kỳ li ̣ch sử

Trang 20

18

6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học của đề tài luận án

6.1 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận án

Trong thực tế, chữ là thành phần tương tác nhanh nhất, ấn tượng nhất đối với độc giả khi giao tiếp với bìa ấn phẩm Nguyên nhân vì nó là tín hiệu thị giác quen thuộc, chiếm diện tích khá lớn và được sắp đặt ở vị trí quan trọng trên bìa Cùng một quyển sách nhưng thiết kế bìa và chữ khác nhau cũng khiến cho cảm nhận về thẩm mỹ có đôi phần khác biệt Vậy câu hỏi nghiên cứu sẽ được đă ̣t ra là:

thẩm mỹ bìa sách như thế nào?

nguyên tắc của nghệ thuật tạo hình thị giác và kỹ thuật công nghệ?

Phong cách NTC có bi ̣ chi phối bởi các yếu tố, trào lưu mới xuất hiê ̣n trong xã hội?

6.2 Giả thuyết khoa học của đề tài luận án

Một bìa sách đẹp là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau về mặt tạo hình như bố cục, màu sắc, mảng diện, đường nét, hình ảnh trong đó nổi bâ ̣t lên vai trò quan tro ̣ng của NTC với sự đảm nhiê ̣m đồng thời hai chức năng thẩm mỹ và ngữ nghĩa Cũng như các thành tố thẩm mỹ khác, NTC chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi quy luật tạo hình và kỹ thuật công nghệ

Vì vậy giả thuyết khoa học mà NCS đặt như sau:

NTC là một thành tố mỹ thuật quan trọng không thể thiếu trong thiết kế bìa sách Ngoài chức năng chuyển tải về mặt ngữ nghĩa nó còn được sử dụng như là một đối tượng độc lập của nghệ thuật

NTC có quan hệ mật thiết, chịu ảnh hưởng tác động mạnh mẽ của kỹ thuật

và công nghệ

Phong cách NTC bi ̣ chi phối bởi những trào lưu, yếu tố mới xuất hiê ̣n trong xã hội, đặc biệt rõ nét ở giai đoạn 2005-2015

Trang 21

Luận án đầy đủ ở file: Luận án full

Ngày đăng: 19/03/2018, 21:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w