1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích chi tiết tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)

12 2,3K 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 311,06 KB

Nội dung

Trang 1

HANH PHUC CUA MOT TANG GIA (Vũ Trọng Phụng)

A KHÁI QUÁT I TAC GIA

a) Vũ Trọng Phung là một nhà văn có tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo, là cây bút văn xuôi có sức sáng tạo dồi dào trong giai đoạn 30 — 45 Bang sự nghiệp sáng tác phong phú về thể loại, đồ sộ về số lượng và đặc sắc về bút pháp nghệ thuật, Vũ Trọng Phụng đã có những đóng góp lớn lao cho sự phát triển của

văn xuôi Việt Nam hiện đại

b) Vũ Trọng Phụng viết nhiều thê loại nhưng đặc biệt thành công ở phóng sự và tiểu thuyết — về phóng sự ông được coi là ông vua phóng sự đất Bắc Về tiêu

thuyết, ông có những tiểu thuyết được coi là kiệt tác II TAC PHAM

= Doan trich thudc chương 15 của tiêu thuyết “Số đỏ”, có nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia — Văn Minh nữa cũng nói vào — một đám ma gương mẫu” Thông qua mâu thuẫn trào phúng và những chân dung biém hoạ của một đám ma gương mẫu, Vũ Trọng Phụng đã phê phán mạnh mẽ sâu sắc bản

chất lỗ lăng, tàn bạo của XH thượng lưu Việt Nam 1945

“_ Tiểu thuyết “Số đỏ” (1936) được coi là kiệt tác trào phúng của văn xuôi Việt Nam hiện đại, trong đó nhà văn đã sử dụng thành công nhiều thủ pháp nghệ thuật trào phúng từ văn hoá dân gian như phóng đại, hiểu nhằm, nói ngược kết hợp với bút pháp hiện đại như dùng giọng giễu nhại, mỉa mai, tạo những tình huống đối lập, xây dựng những tình huống phản diện mang tính chất biếm hoạ Nguyễn Khải đã xác định “Số đỏ là một cuốn sách ghê gớm có thể

Trang 2

= Mau thuan trao phúng đã xuất hiện khi “hạnh phúc” xuất phát từ một tang gia với mối quan hệ nhân quả - đám tang mà nhộn nhịp, tưng bừng — dé 1a sự trái tự nhiên, trái với lẽ thường, cũng là tình huống tạo nên tấn bi hài kịch

của nhân tình, thế thái, của đạo lý luân thường khi cái chết trở thành đại hi,

tang tóc trở thành niềm vui trong sự chờ đợi mong mỏi của đám con cháu đại bất hạnh Đó là niềm “hạnh phúc của một tang gia” vô phúc!

B TIM HIEU TAC PHAM: NGHE THUAT TRAO PHUNG TRONG TAC PHAM: “HANH PHUC CUA 1 TANG GIA”

1 Mau thuẫn trào phúng

1.1 Mâu thuẫn trào phúng qua nhan đề tác phẩm “Hạnh phúc của một

tang gia”

Theo đạo lý và tình cảm thông thường trong tang gia không thể có hạnh phúc Một gia đình có tang, hơn nữa lại là đại tang lễ thì lẽ ra mọi người phải hết sức đau buôn bởi sự mất mát và nỗi đau đớn, tiếc thương Không khí trong tang gia phải là một không khí bi ai, tang tóc Nhưng cái tang lớn trong một gia đình vẫn được coi là “danh giá, nền nếp gia phong” ở tác phẩm “Số đỏ” này lại không hề có không khí và những tình cảm thông thường ấy Trái lại, cái chết của cụ cô tô đã đem đến một niềm hạnh phúc, sung sướng cho tất cả con cháu, người thân và bạn bè của gia đình họ Thậm chí, niềm hạnh phúc ấy còn to lớn đến nỗi nó cứ tự phát mà bung ra, tràn trề, không thê ghìm nén lại được Vì sao lại có chuyện ngược đời ấy? Thì ra cái người nằm xuống là cụ cô Tổ nhà ấy vốn nắm giữ một gia sản lớn Cụ lại làm di chúc răng chỉ khi nào khi nào cụ khuất núi rồi thì mới được chia gia tài Thế là tất cả đám con cháu bất hiểu của cụ cứ mong ngày mong đêm cho cụ chết quách để cái chúc thư chóng được thực hiện Sau khi dùng kế “lây chữ hiếu để giết bố” của cô Hồng (con trai cụ cố tỗổ) và kế “nhiều thầy thối ma” của Văn Minh (cháu rê) để giết cụ không thành, ông Phán dây thép, chồng cơ Hồng Hơn, cũng là một ông

Trang 3

cháu rễ quý hoá của cụ liền dùng đến đôi sừng vô hình mà vợ ông cắm cho dé lam diệu kế, đánh vào danh dự gia đình, khiến cụ phải uất lên mà chết Cái chết bất ngờ

của cụ cô tố đã khiến cho cái chúc thư kia thực sự “đi vào thời kỳ thực hành chứ không còn lí thuyết viễn vông nữa” Do vậy mà nó cũng đem đến niềm hạnh phúc to lớn, làm thoả mãn nỗi ao ước bấy lâu cho tất cả mọi người trong gia đình cụ: “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm Bọn con cháu vô tâm ai cũng sung sướng thoả thích Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi

phường kèn, thuê xe đám ma” Gia đình cụ cô tô chuẩn bị đám ma vui vẻ như

chuẩn bị một đám hội, “thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả” Thật là một tình huống bỉ hài có một không hai

1.2 Sau nhan để, mâu thuẫn trào phúng đã được nhà văn miêu tả cụ thể, sinh dong, sac sao trong diễn biến đám tang Đó là mâu thuẫn giữa bất hạnh và hạnh phúc, giữa đau khổ và sung sướng, giữa sự trang nghiêm thành kính với cái bát nháo, nh nhăng Và bao trùm lên tất cả, đó là mâu thuẫn giữa cái lẽ tự nhiên cân có của luân thường đạo lý với những biểu hiện trái tự nhiên trong thực tế của đắm tang

- Cái chết của cụ tổ không hề làm con cháu buồn khổ theo lẽ thường mà trái lại, đó

là cái chết được chờ đợi, khao khát từ bao lâu nay Đề có được cái chết mà cả gia

đình mong đợi, ông cháu rễ đã phải dùng khô nhục kế một cách hào hứng bỏ tiền

ra thuê Xuân tóc đỏ tố cáo việc Ong ta moc sung khiến cụ tổ vì nhục nhã, tức uất lên mà lăn dùng ra cắm khẩu và “3 hôm sau Ong cu gia chết thật? — chữ “thật”

Trang 4

ơn to khi “gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết?” mà mãi không chết Và cũng vi su mong mỏi quái gở, tàn nhẫn ấy mà danh giá và uy tín của thăng Xuân càng cao hơn khi hắn chỉ nói một câu mà đã đưa đến cho đại gia đình cỗ Hồng niềm hạnh phúc lớn lao!

- Hạnh phúc do cái chết của cụ tổ đem đến con cháu đã được Vũ Trọng Phụng miêu tả rất sinh động Đó là thứ hạnh phúc tột bậc, tràn tré và không thể kiểm chế

dành cho tất cả mọi người, từ trong đến ngoài tang gia “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm ” Những từ “hạnh phúc, sung sướng, vui vẻ” được lặp đi lặp lại trong suốt màn bỉ hài kịch: “Con cháu tưng bừng, vui vẻ đi đưa cáo phó, gọi phường kèn, đi thuê xe đám ma Tang gia ai cũng vui vẻ cá Bọn con cháu vô tâm cũng sung sướng thoả thích”; rồi sư cụ Tăng phú, cảnh sát Min đơ Min toa; hàng phố; những người đưa đám tất cả đều sung sướng, rạng rỡ và phấn chấn Đoạn văn đã dựng lên sinh động cảnh “tang gia bối rối” với tất cả những “băn khoăn, lo lắng, bận rộn nhưng nguyên nhân của những lo lắng, băn khoăn, bận rộn ấy là để tô chức cho “to tát, linh đình, long trọng” một ngày vui, một đám hội để đem lại lợi ích, “danh giá” cho người sông chứ tuyệt nhiên không phải vì những khố sở, bối rỗi “khi lo đám tang cho người chết” Chỉ tiết cụ bà “sung sướng kéu: “Ay giá có không có món ấy thì là hiểu chưa được to, may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi!” Khi Xuân tóc đỏ - kẻ đã “gây ra cái chết” của cụ tỔ - xuất hiện cùng những chiếc xe che lọng và những vòng hoa đồ sộ càng cho thấy sự

lỗ bịch, tàn nhẫn của đám tang Không khí đám tang vui vẻ, om sòm, nhộn nhịp,

đông đảo như đám hội, đám cưới, cuốn hút sự chú ý và ban phát hạnh phúc cho tất cả mỌi người

- Không hề có không khí trang nghiêm, thành kính cần có, sự lỗ bịch, kệch cỡm và giả dối tộ cùng của đám tang đã được nhà văn miêu tả bằng giọng điệu hài hước qua những cảnh tượng hồ lỗn: Đám tang có “kèn bát công” có “lợn quay đi lọng”,

Trang 5

vòng hoa, bức trướng”, có “vài ba trăm người đi đưa, ăn mặc sang trọng”, có “tú Tân vừa chỉ huy những nhà tài tử chụp ảnh ram rộ nhảy lên những ngôi mả”, vừa “bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đâu, hoặc cong lưng, hoặc lau

mắt để cậu chụp ảnh lúc hạ huyệt ” Câu văn trần thuật “Đám cứ đi” được viết

thành một dòng riêng, lặp lại mấy lần, tạo ra ấn tượng sâu sắc và toàn cảnh viễn cảnh của một đám tang đông đúc và huyện náo, tạo ấn tượng vẻ sự diễn biến kéo dài tới trơ tráo, bất chấp mọi chê bai, khinh bỉ, ghê rợn của những người chứng

kiến có lương tri, nhờ đó, những sự 16 lang, đôi bai, gia dối của bọn người đi đưa

đám đã bày ra một cảnh vô sỉ giữa cuộc đời

1.3 Mâu thuẫn trào phúng còn được thể hiện trong những trạng thái tâm lý tương phản trước và sau khi phát phục:

- Với “một bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác của

cụ Tổ”, việc chậm trễ của đám tang bị coi la điều đáng chỉ trích, phê phán, phái trẻ

thì “la ó”, cậu tú Tân “điên người lên”, bà Văn Minh “sốt cả ruột”, ông Typn “rất

bực mình”, họ om sòm đỒ lỗi cho nhau, còn cố Hồng “cứ nhắm mắt lại kêu khổ

lắm” Tất cả những sự bất bình ấy đều xuất phát từ một nguyên nhân duy nhất: những mong muốn riêng tư của họ bị trì hoãn khi chưa có lệnh phát phục: Cậu tú Tân chưa được dùng đến những cái máy ảnh đã được chuẩn bị sẵn sang, bà Văn

Minh chưa được mặc những bộ đồ xô gai tân thời, “cái mũ mắn trắng viên đen dé

lăng xê mốt sáng tạo mới nhất của thời trang áo tang” ông Typn chưa được thấy “những sự chế tạo của mình ra mắt trước công chúng”

- Lệnh phát phục thông thường là giây phút đau buôn nhất của tử biệt sinh ly nhưng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”, đó lại là giây phút tưng bừng hạnh phúc bởi đã làm thoả mãn, toại nguyện những mong mỏi, khát khao, đợi chờ của tất cả những người tham dự đám tang Vũ Trọng Phụng đã để cho các

Trang 6

Min toa thi “sung sướng cực điểm' vì được thuê giữ trật tự cho đám tang, “giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buôn rau nhu nhà buôn sắp vỡ nợ”, sư cụ Tăng phú được “sung sướng mà vênh váo”, cô cháu gái người chết được mãn nguyện trong bộ trang phục Ngây thơ, lộng lẫy và lãng mạn Cụ cô Hồng được dịp

mếu máo và ngất đi theo đúng kịch bán, Tú Tân và bạn hữu “được dịp ram r6 nhay

lên những ngôi mộ” để chụp ảnh Các bạn của cô Hồng được dip khoe rau ria, khoe huân chương và nhất là được “cảm động” nhìn trộm “làn da trắng thập thò” trong ngực áo cháu gái người chết Đám trai thanh gái lịch được dịp hẹn hò, gặp gỡ để nói với nhau những câu “ý nhị”

—> Tóm lại, như vậy việc khai thác triệt để mâu thuẫn trào phúng trong những trạng thái tâm lý đơn giản này đã giúp Vũ Trọng Phụng phơi bày chân tướng xấu xa của một XH “chó đều”, khi cái chết của người này trở thành hạnh phúc của người kia; khi cái chết trở thành phương tiện thoả mãn ý đồ cho người sống: khi giờ phút tử biệt sinh ly trở thành ngày hội tưng bừng

1.4 Yếu tô gây cười chua xót nhất chính là mâu thuẫn giữa cái thật và cái giả, giữa hình thức và nội dung, giữa biểu hiện bên ngoài và bản chất bên

trong

- Bên ngoài là hình thức của một tang gia chí tình chí hiếu, lo tổ chức một đám ma to tát, linh đình đến mức “người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng nếu không gật gù cái đầu” — nhưng đăng sau những tiếng “khóc lóc”, những

gương mặt “méu mado, bu6én râu” lại là sự Sung sướng, phan khích bởi những lợi ích cả về tỉnh thần và vật chất mà cái chết và đám ma đem lại

- Ngòi bút sắc sảo của Vũ Trọng Phụng đã cho thấy tất thảy mọi người đi đưa đám đều là những diễn viên của màn bi hài kịch đáng buồn và đáng cười trong những chiếc mặt nạ giả dối Cụ cô Hồng “ho khóc, méu mao và ngất đi” không phải vì thương tiếc người cha mà là để hưởng niềm sung sướng được thấy “thiên hạ phải chi tro: Ui kia, con giai lớn đã già đến thế kia kìa!” Vẻ “đăm đăm chiêu chiêu” của

Trang 7

Văn Minh chồng có vẻ rất hợp với: “cái mặt một người lúc gia đình đương tang gia bối rối” thực ra lại không phải là đau buôn tiếc thương cho ông nội mà chỉ vì “không biết xử trí với Xuân tóc đỏ ra sao cho phải”; vẻ đẹp “buôn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám” của cô cháu gái người chết lúc đầu vì “không thấy bạn giai đâu trong mọi người đưa đám”; sau lại là để tăng thêm sự khêu gợi lăng lơ Ông Phán “oặt người đưa khóc mãi không thôi” chính là để “nhanh chóng và kín đáo cho thăng Xuân tóc đỏ”; phía sau những bộ mặt nghiêm chỉnh, buồn rầu của đám giai thanh gái lịch đi đưa đám là những lời thì thào vô giáo dục, những trò “shen tudng nhau, hen hò nhau ” — chúng nói tất ca

mọi điều từ tình đến tiền mà tuyệt nhiên không nhắc đến người chết mà chúng đi dua dam!

—>@ Qua việc xây dựng một tình huỗng bao ham những mâu thuẫn trào phúng đặc sắc, Vũ Trọng Phụng đã cho thấy toàn bộ đám tang là một trò bịp lớn, luân thường đạo lý đã bị huỷ hoại trong cả chiều sâu của quan hệ gia đình và chiều rộng của những quan hệ XH

2 Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng còn được thể hiện qua việc

nhà văn sử dụng thành công, linh hoạt những thủ pháp trào phúng đặc sắc

- Dân gian thường dùng cách nói phóng đại để tạo ra tiếng cười Con số 1872 câu gắt “Biết rồi, khô lắm, nói mãi” của cỗ Hồng do thăng bồi đếm được trong một buổi sáng là một chỉ tiết phóng đại Và nhờ đó nhà văn đã tô đậm sự lỗ bịch, kệch cỡm của một lão già thích tỏ ra quyền uy — cái quyền uy có được nhờ cha chết

- Giọng văn châm biếm đã được tạo ra băng những lời châm biếm, bình luận hải

Trang 8

giả dôi: “Bay con chau chi hiéu chi nong ruét cho chén cho chóng cái xác của cụ

Tổ”

- Thái độ châm biễm đặc biệt thé hiện trong những lời miêu fả, liệt kê tỉ mỉ, chính xác, những lời kế có vẻ khách quan nhưng vẫn không giấu được sự mỉa mai, cay độc Đó là khi nhà văn miêu tả các bạn thân của cụ cố Hồng “ngực đây huân

chương như Bắc đầu bội tỉnh, Long bội tinh, vân vân ”, “trên mép và cằm đều đủ râu ria, hoặc dài hoặc ngăn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay ram ram,

loan quan ”, “Khi trong thay lan da trang thap thd ai nay déu cam dong hon khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng”; hoặc nhà văn miêu ta đám giai

thanh gái lịch “cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau,

hẹn hò nhau = những vẻ mặt buôn rầu của người đi đưa ma”

- Cách dựng đoạn văn cũng rất đặc sắc, làm tăng thêm sắc thái trào phúng: kết hợp miêu tả toàn cảnh viễn cảnh với “đám cứ đi đám cứ đi”, với cận cảnh, khi phóng to, đặt vào những chỉ tiết kệch cỡm, nhố nhăng giả dối: về nhạc khí, về dáng vẻ, nét mặt từng người thậm chí trong câu nói thào thào vô giáo dục

3 Chân dung trào phúng (biém hoa)

3.1 Nhân vật cụ cỗ Hồng

Đây là nhân vật được Vũ Trọng Phụng khắc hoạ đậm nét trong số những diễn viên

của màn bi hài kịch tang gia hạnh phúc, nhân cách của cụ cô Hồng đã được thể hiện trong những lời nói, suy nghĩ, dáng vẻ và cả trong những hành vi, cử chi ma y đã diễn rất đạt ở đám tang cha

- Ấn tượng đâu tiên mà cỗ Hồng đem đến cho người đọc là câu gắt: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” Chi tiết thăng bồi tiêm đếm được 1872 câu gắt vô nghĩa, ngớ ngắn đã cho thấy sự lỗ bịch, kệch cỡm của một kẻ thích tỏ ra quyên uy, già cả, quan trọng nhờ cái chết của cha Sự chính xác của con số đêm là phóng đại, khó có

Trang 9

hình thức không có thực để thể hiện chân thực & sinh động cái lỗ bịch, kệch cỡm

có thực

- một chỉ tiết khác khá điển hình làm người đọc phải ghê sợ cho nhân cách cô Hồng đó là việc y “nói nhỏ vào tai ông Phán mọc sừng là sẽ chia thêm cho vợ chồng hắn vài nghìn đồng” Nói đến việc chỉa tài sản khi cha vừa chết, thậm chí khi chưa “phát phục”, đó là sự bất hiếu; ngầm trả công cho kẻ gián tiếp giết cha, đó là bất nhân Việc “nói nhỏ vào tai” con rễ cho thấy có Hồng hoàn toàn ý thức được sự bất hiếu, bất nhân đó, y không dám nói to lộ liễu, nhưng cũng không thể kiềm chế sự phấn khích, không thể trì hoãn niềm vui và sự biết ơn con rể bởi chính cái chết của cha đã đưa y lên vị trí cao nhất trong gia đình, được người ta gọi là “cụ cô” như niềm mong ước bấy lâu nay, được quyền cầm cân nảy mực phân chia tài

sản Và do vậy, sự bất hiểu, bất nhân càng được đây tới cao độ của sự đê tiện

- Sự lố bịch, ngu dốt, kệch cỡm của cố Hồng đã hiện ra trong chỉ tiết y “nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến lúc mặc đỗ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu”, diễn trò già nua ôm yếu giữa phố đông người Bồ ngữ nghệ thuật trong cụm từ “nhắm nghiền” có giá trị cực tả niềm sung sướng đến tột đỉnh của đứa con trai đang đê mê tận hưởng cảm giác lâng lâng khoan khoái đầy phấn khích khi tưởng tượng ra mình được coi là già cả trong đám tang cha, được hàng phố trầm trồ khen ngợi chỉ trỏ: “Úi kìa ” Khi đám tang có nhiều con cháu và con cháu càng khôn lớn cũng có nghĩa là người chết được hưởng thọ cao, đó được coi là gia đình có phúc Nhưng tâm địa bất nhân, bất hiểu của cô Hồng đã khiến cái gọi là phúc của gia đình này lại trở thành biểu hiện rõ nhất của sự vô phúc! Cái nhìn sắc sảo của nhà văn đã nhận ra từ trong dáng vẻ mơ màng của cỗ

Hồng một niềm vui bất nhân đến kì dị Chỉ rõ dã tâm của những đứa con bất nhân,

bất hiếu nên khi cố Hồng “mễu máo và ngất đi” lúc hạ huyệt, nhà văn không cần

bình luận một câu nào mà vẫn khiến người đọc ghê sợ vì hiểu rang đây là màn diễn

Trang 10

3.2 Vain Minh chong

Chỉ trong một đoạn văn ngắn khoảng vài dòng, Vũ Trọng Phụng đã khắc hoạ rõ nét chân dung của Văn Minh chồng với cả nội tâm cùng dáng vẻ

- Giọng điệu trào phúng trong câu văn miêu tả dòng độc thoại nội tâm của Văn Minh chồng vừa sung sướng vừa “Thế là từ nay mà đi cái chúc thư kia sẽ vào thời kỳ thực hành chứ không còn là lý thuyết viên vông nữa.” Đã thế trong niềm vui rất thực tế của đứa cháu đích tôn khát tiền mong mỏi cái chết của ông nội như

một điều kiện lý tưởng cho việc thực hiện chúc thư Hoà vào niềm vui chung của

cả tang gia hạnh phúc, niềm vui của Văn Minh thực tế hơn va do đó cũng lạnh

lùng, tàn nhẫn, đáng ghê so hon niềm vui kì dị, lỗ bịch của cố Hồng

- Lưỡi dao trào phúng sắc bén của nhà văn còn lách vào bên trong cái vẻ “dam dam chiêu chiêu” đúng với cái mốt một người lúc gia đình đương “tang gia

bối rối” để phát hiện tâm địa thật của hắn Hoá ra Văn Minh chồng phân vân vò

đâu bứt tóc không phải vì xót thương ông nội mà vì chỉ vì “Không biết xử trí với

Xuân tóc đỏ ra sao cho phải” khi Xuân tóc đỏ có “2 cái tội nhỏ, một cái ơn to” 2

cái tội nhỏ là “quyến rũ một em gái , tố cáo cái tội hoang dâm của một em gái khác”, nghĩa là huỷ hoại danh dự và danh tiết của 2 đứa em gái Văn Minh nhưng bù lại, hắn có “một cái ơn to” là “gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết”, cũng có nghĩa là giúp cho Văn Minh có tiền khi “cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành” Cách phần định “ơn và tội”, cách đánh giá “tội nhỏ và ơn to” trong suy nghĩ

của Văn Minh đã thể hiện chân thực bản chất đáng ghê sợ của hắn — một kẻ coi tiền bạc quan trọng hơn cả danh dự, đạo lý và tình cảm gia đình

3.3 Ông Phán mọc sừng

- Chất hài hước đã hiện ngay trong tên ghép “Ông Phán mọc sừng” của y, người ta thường gọi những ông chồng bị vợ phản bội bằng 2 chữ “mọc sừng” bon cợt, nhưng ít nhiều còn thương hại Còn với con rễ cô Hồng, đó lại là tên y phải thuê Xuân tóc đỏ gắn cho mình, cơng khai hố nỗi nhục nhã của mình một cách hả

Trang 11

hé, sung sướng Cái tên kép “Ông Phán mọc sừng” đã theo y trong cả tác phẩm như một minh chứng cho sự xuống cấp thê thảm của danh dự, nhân cách và đạo lí Sự hài hước không đặt ra trong tình cảnh một người đàn ông ngờ nghệch bị vợ căm

sừng mà lại xuất hiện ở thái độ sung sướng một cách bỉ ôi, đê tiện của một người

chồng ham ho, hào hứng dùng trò khô nhục kế, tìm cách khai thác danh tiết của vợ

và nỗi nhục của mình để kiếm tiền!

- Cảm giác ngạc nhiên, sung sướng của Phán mọc sừng khi “không ngờ giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông ta lại to đến thế” Sự ngưỡng mộ chân thành, ngu xuân về tài quảng cáo của Xuân tóc đỏ khi hắn chỉ nói có một câu mà làm cho hắn thêm được vài nghìn bạc, niềm phần chấn hi vọng khi Phán mọc sừng “muốn trù tính ngay với Xuân về một công cuộc doanh thương”; nỗi sốt ruột muốn sặp ngay Xuân để trả nốt 5 đồng, “trước khi buôn bán cũng phải giữ chữ tín làm

đầu” — đó là những trạng thái cảm xúc của một kẻ đê tiện, bất nhân, vô sỉ, đang tru

tính một công cuộc doanh thương băng số vốn kiếm được từ chính nỗi nhục nhã, dơ dáy

của mình

- Chi tiết Phán mọc sừng “oặt người đi khóc mãi không thôi” với những

tiếng “hứt hứt hứt” cũn tang — đó là niềm vui bệnh hoạn, quai go, bất nhân của

những kẻ sẵn sàng kiếm lợi trong tang tóc đau thương những kẻ nghĩ rằng ai cũng

như chúng, thản nhiên la ø là một màn diễn trò ghê sợ Trong trò bịp bợm của đám

tang cụ cô, y đã dùng những tiếng khóc lộ liễu để che đậy những cử chỉ lén lút, kín đáo khi “oặt người đi, dúi vào tay thằng Xuân một tờ giấy bạc 5 đồng gấp tư” trả công cho nó về việc gây ra cái chết của ông cụ già nua mà y đang khóc than thảm

thiết

3.4 Một số chân dung khác

- Bà Văn Minh vui sướng vì được lăng xê mốt thời trang áo y đám tang của

Trang 12

- Chân dung cô Tuyết cũng được phác hoạ thật ấn tượng từ cảm xúc, dáng vẻ, nét mặt đến trang phục Nỗi “đau khổ một cách rất chính đáng” và cảm giác “như bị kim châm vào lòng” của cô cháu gái trong đám tang ơng nội lại hồn tồn không phải xót thương cho cái xác chết đang nằm đấy: cô ta đau khô, lo lắng chỉ vì “không thấy bạn giai đâu trong bọn người đưa đám”.Trưng diện cho mình bộ trang phục Ngây thơ hở hang săm sẵn cho mình “một vẻ buồn lãng mạn” rất đúng mốt, sẵn sàng khêu gợi lăng lơ từ các ông già “mép và cằm đều đủ râu ria” đến liếc mắt đưa tình với thằng Xuân Cô cháu gái người chết đã bố sung cho sự bất nhân, bất

hiệu của cha, anh một nét sa doa, do day

© KL

Bang những thủ pháp trào phúng sắc sảo, bằng thái độ châm biém da kich thể hiện trong từng bức chân dung, từng câu đối thoại, từng lời trần thuật nhiều khi có giá trị như những lời bình luận dích đáng, cay độc, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt thói háo danh, hám lợi, thói hợm hĩnh rởm đời vô nghĩa lý, bao trùm lên là thói đạo đức giả của XH tư sản thành thị Việt Nam đâu thế kỷ XX Với nghệ thuật trào phúng sắc sảo, có thể khăng định như lời nhận xét của nhà văn Nguyễn Khải:

“Sô đỏ là một cuôn sách ghê gớm có thê làm vinh dự cho mọi nên văn học”

Ngày đăng: 17/08/2017, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w