Các ứng dụng khác của kỹ thuật lạnh Phụ lục A - MÔI CHẤT LẠNH B- CHẤT TẢI LẠNH C- KHÔNG KHÍ D-NƯỚC E- DỮ LIỆU THIẾT KẾ KHO LẠNH F- MÁY NÊN G- TỔ NGƯNG TỤ H- DÀN NGƯNG GIẢI NHIỆT GI
Trang 1~*~
THUAT LANH
`
BÀI TẬP ru roán
Trang 2EBOOKBKMT.COM
Tài liệu kỳ thuật Nhiệt Lanh & Thuy hye khi nén
Lời nói đầu
Chương 1 Các số liệu ban đầu
Chương 2 Chu trình máy lạnh nén hơi một cấp
Chương 3 Chu trình máy lạnh nén hơi hai và
nhiều cấp
Chương 4 Thiết bị ngưng tụ
Chương 5 Thiết bị bay hơi
Chương 6 Thiết bị tiết lưu
Chương 7 Tháp giải nhiệt
Chương 8 Thiết bị phụ của hệ thống lạnh
Chương 9 Kho lạnh truyền thống
Chương 10 Kho lạnh lắp ghép
Chương 11 Sản xuất nước đá
Chương 12 Các ứng dụng khác của kỹ thuật lạnh
Phụ lục
A - MÔI CHẤT LẠNH
B- CHẤT TẢI LẠNH
C- KHÔNG KHÍ D-NƯỚC
E- DỮ LIỆU THIẾT KẾ KHO LẠNH F- MÁY NÊN
G- TỔ NGƯNG TỤ
H- DÀN NGƯNG GIẢI NHIỆT GIÓ
I- DAN BAY HOI TRUC TIEP
K- VAN TIẾT LƯU Tính chuyển đổi các đơn vị theo hệ SI
Tài liệu tham khảo
Trang 3EBOOKBKMT.COM
Tài liệu kỳ thuật Nhiệt Lạnh đ: Thủy lực khi nên
LỜI NÓI ĐẦU
Cuốn Bài tập tính toán kỹ thuật lạnh là tài liệu đi
kèm bổ trợ cho cuốn Giáo trình kỹ thuật lạnh (trọn bộ)
của cùng tác giả
Nội dung cuốn sách bao gồm các bài tập nhằm
giúp sinh viên có thể thiết kế hoàn chỉnh được một hệ
thống lạnh như một kho lạnh truyền thống, kho lạnh
lắp ghép, một bể đá cây, một máy làm đá hoặc một
máy kết đông thực phẩm từ các khâu tính toán riêng
lẻ như chu trình lạnh một cấp, chu trình lạnh hai cấp,
các thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, thiết bị tiết lưu,
thiết bị phụ trợ, tháp giải nhiệt theo điều kiện thời
tiết của từng vùng khí hậu Việt Nam
Do khuôn khổ cuốn sách có hạn, ở đây không giới
thiệu các bài tập về máy lạnh hấp thụ, máy lạnh
ejectơ, máy lạnh nén khí cũng như các bài tập về tính
sức bền thiết bị áp lực Các phần này có thể tham khảo
tài liệu [1 8]
Cuốn Bài tập tính toán kỹ thuật lạnh có thể sử
dụng làm tài liệu giẳng dạy cho sinh viên ngành Nhiệt
lạnh hoặc các ngành có liên quan như thực phẩm, dét
may, công nghiệp nhẹ, chế tạo máy, giao thông vận tải, nông lâm ngư nghiệp, Cuốn sách cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, thiết kế, quản lý, vận hành các hệ thống
lạnh và điều hòa không khí Đặc biệt, phần phụ lục phong phú có thể giúp bạn đọc tra cứu những số liệu cần thiết về môi chất lạnh, chất tải lạnh, nước, không khí, về thiết kế kho lạnh, về máy nén, tổ ngưng tụ,
thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi, van tiết lưu cũng
như các chế độ bảo quản lạnh và tính chất các sản phẩm bảo quản lạnh
Đặc biệt trong lần tái bẩn này, cuốn sách được bổ
sung phần tính toán về tiết kiệm năng lượng (mục
1.5), vì tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà
kính, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu
đang là đề tài nóng bỏng của Việt Nam và thế giới
Ngoài ra cuốn sách còn được bổ sung phụ lục E5 về
chế độ bảo quần tối ưu cho các loại rau quả nhiệt đới
như nhãn, vải, thanh long từ tài liệu của Mỹ Các phụ
lục E được sắp xếp theo vần ABC Cuốn sách cũng được
bổ sung mục từ để tiện tra cứu
Mặc dù vậy, cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi
thiếu sót Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để nội dung sách được hoàn thiện hơn
Trang 4EBOOKBKMT.COM
Tài liệu kỳ thuật Nhiệt Lạnh đ: Thủy lực khi nên
Các ý kiến xin gửi về Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội
hoặc cho tác giả tại Viện Nhiệt Lạnh, Đại học Bách
Khoa Hà Nội, số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Xin trân trọng cảm ơn
PGS TS NGUYEN DUC LOI Phó Chủ tịch Hội Lạnh và Điều hòa không khí Việt
Nam
Mob: 0982288995; Tel.nr Fax: 04.7165860
Email: loidhbk@yahoo.com
Chương 1
CÁC SỐ LIỆU BAN ĐẦU
1.1 CÁC BÀI TOÁN THIẾT KẾ HỆ
độ ngưng tụ, nhiệt độ quá lạnh lỏng trước van tiết lưu
Để xác định được nhiệt độ bay hơi ta cần biết nhiệt
độ gia công hoặc bảo quản theo yêu cầu công nghệ
Từ nhiệt độ ngưng tụ và bay hơi, cần phải biết ga lạnh sử dụng để tính tỉ số áp suất và phân tích hệ thống để quyết định xem nên chọn chu trình một cấp hay chu trình hai cấp nén
Trang 5Cũng từ yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư và tỉnh chất
hệ thống cũng như công nghệ lạnh ta mới có thể
quyết định được các thiết bị ngoại vi phía nóng và
phía lạnh Phía nóng đơn giản nhất là dàn ngưng giải
nhiệt gió Phức tạp hơn là giải nhiệt nước bằng nước
sông, nước biển, nước thành phố và phức tạp nhất là
giải nhiệt bằng nước tuần hoàn có tháp giải nhiệt
Phía lạnh đơn giản nhất là dàn bay hơi trực tiếp làm
lạnh phòng, phức tạp hơn là dùng chất tải lạnh nước
muối, cồn hoặc etylen glycol
Những bài tập quan trọng nhất phải kể đến là việc
chọn và tính toán chu trình lạnh Tính toán chu trình
lạnh phải cần đến bảng hơi ẩm và đồ thị lgp - h của
các ga lạnh, do đó rất cần đến tài liệu [4, 14]
Những bài tập về thiết kế thiết bị ngưng tụ và bay
hơi theo cách tính hệ số trả nhiệt phía ga lạnh và phía
môi trường làm mát (giải nhiệt) hoặc làm lạnh (tải
lạnh) là rất khó, chỉ dùng cho đồ án môn học và tốt
nghiệp của sinh viên chuyên ngành Chủ yếu sẽ là các
bài tập chọn các thông số làm việc phù hợp như Q,,
Quy Atyp, k dé xác định diện tích trao đổi nhiệt và chọn
được thiết bị phù hợp theo bảng hoặc theo catalog
Bài tập về tính chọn tháp giải nhiệt và các thiết bị
khác cũng vậy, chủ yếu để lựa chọn các thiết bị phù
hợp cho một hệ thống lạnh đã cho theo thực tế, các
bảng biểu, catalog, không đi quá sâu về lý thuyết
Nếu thiết kế một hệ thống lạnh thì việc xác định
năng suất lạnh Q„ là quan trọng nhất Sau khi đã xác
định được năng suất lạnh Q thì tất cả thiết bị của hệ
thống lạnh đều lấy căn cứ từ năng suất lạnh Q¿ này
làm chuẩn để xác định
Tất nhiên trong quá trình tính toán lựa chọn các
thiết bị sẽ có những sai lệch, nhưng chúng ta phải chủ
động lựa chọn sao cho sai lệch đó là thấp nhất để khi
vận hành thực tế hệ thống có khả năng tự động cân
bằng Khi hệ thống tự cân bằng thì năng suất lạnh của
tất cả các thiết bị phải bằng nhau Nghĩa là năng suất
lạnh của máy nén bằng năng suất lạnh của dàn bay hơi, dàn ngưng tụ, van tiết lưu Hệ thống nước giải
nhiệt (tháp giải nhiệt) và hệ thống chất tải lạnh cũng
sẽ phải phù hợp tương ứng với năng suất lạnh này
Hệ thống lạnh sẽ tự động cân bằng nếu đặc tính các thiết bị biến thiên tỉ lệ đồng thuận Ví dụ, nếu
nhiệt độ bay hơi giữ nguyên (theo yêu cầu công nghệ)
mà nhiệt độ ngoài trời tăng (tạ tăng) thì năng suất
lạnh của máy nén, dàn ngưng, dàn bay hơi, van tiết
Trang 6EBOOKBKMT.COM
Tài liệu kỳ thuật Nhiệt Lạnh đ: Thủy lực khi nên
lưu cùng phải giảm Nhưng ngược lại đặc tính của các
thiết bị lại biến thiên không giống nhau, đôi khi trái
ngược nhau hoàn toàn Ví dụ, khi nhiệt độ bay hơi giữ
nguyên, nhiệt độ môi trường tăng (tạ tăng) thì Q„ của
máy nén giảm, Q;¿ của dàn ngưng giảm do khả năng
thải nhiệt giảm, nhưng ngược lại Qo„ của van tiết lưu
lại tăng (do hiệu áp qua van tăng), biến đổi trái ngược
với năng suất của máy nén và dàn ngưng
Xác định các thông số han đầu của hệ thống lạnh:
~ Nhiệt độ ngưng tụ nhiệt độ bay bơi độ quá lạnh lỏng và đồ quá
nhiệt lơi hút
~ Loại ga lạnh, chu trinh một cắp hoặc hai cắp
~ Nhiệt độ trung gian, ấp suất trung gian nếu có
~ Nhiệt độ mỗi trường lắm mát (nước, không khí ),
|Q„ k, At tính được diện tích trao đổi nhiệt (TIN) E, mỂ
“Thiết kế hoặc chọn thiết bị bay lxơi (TBIBH) theo bằng
4 Tinh chọn thiết bị tiết lưu từ Qu, lagi ga, te, Ap, Aty
Ỷ
Tinh clxyn các thiết bị phụ: bình chứa cao áp, tuần hoàn dự
thu hỏi, bình tách dẫu, tách lông, chứa dầu, ống hút, ống đi
eS Ser sen ga vn
khiến, điều chính, báo hiệu
Ỷ
Tính chọn các thiết bị ngoại vì như hệ thống tháp giái nhiệt (tháp, bơm nước giải nhiệt, hệ thông ống), hệ nh) muối dân lạnh nước nuôi, đường ống hệ thống đường ủag gió
Trang 71 Xác định các thông số ban đầu gồm:
~ Nhiệt độ, độ ẩm ngoài trời của địa phương lắp
đặt máy lạnh để có thể xác định được nhiệt độ ngưng
tụ và nhiệt độ quá lạnh trước van tiết lưu
~- Nhiệt độ, độ ẩm buồng lạnh theo yêu cầu công
nghệ để qua đó xác định được nhiệt độ bay hơi và
nhiệt độ quá nhiệt
~ Loại ga lạnh sử dụng:
~ Chu trình một cấp hoặc hai cấp
2 Xác định năng suất và máy nén, ở đây có thể xảy
ra ba trường hợp:
a Cho trước Qạ, ví dụ cho biét Q, = 100 kw
b Cho trước máy nén khi đó qua chu trình ta xác
định được Qọ
c Cho biết yêu cầu công nghệ ví dụ thiết kế hệ
thống lạnh cho một kho lạnh 1000 tấn, thiết kế máy
đá cây 50 tấn/24 h hoặc thiết kế máy kem 10.000
que/ca (8h) Từ đây qua tính toán cân bằng nhiệt ta
mới tính được Qọ
3 Xác định chu trình lạnh trong đó có Qạ, qọ, m,
Vier Vets Vs Ukr Qe Ay 1, Ni, Ns, Ne, Net, Nae -
4 Tính toán thiết kế hoặc tính chọn thiết bị ngưng
tụ
5, Tính toán thiết kế hoặc tính chọn thiết bị bay
hơi
6 Tính chọn van tiết lưu
7 Tính toán thiết kế hoặc tính chọn thiết bị phụ
8 Tính toán thiết kế đường ống ga
9 Tính toán thiết kế hoặc tính chọn thiết bị ngoại
vi như hệ thống nước giải nhiệt và hệ thống chất tải
lạnh
Trong phần bài tập thiết kế hệ thống lạnh, nhiều
phần không được đề cập đến (ví dụ thiết kế hệ thống
điện tự động, tính toán thiết kế sức bền của các hình
và thiết bị áp lực ), bạn đọc có thể tham khảo thêm ở
các tài liệu [3, 11] cũng như các tài liệu chuyên ngành
khác
1.2 NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM NGOÀI
TRỜI DÙNG ĐỂ TÍNH TOÁN CHO
HỆ THỐNG LẠNH
Trang 8EBOOKBKMT.COM
Tài liệu kỳ thuật Nhiệt Lạnh đ: Thủy lực khi nên
Muốn tính toán thiết kế được hệ thống lạnh, trước
hết chúng ta phải biết những thông số về khí tượng
Các thông số khí tượng bao gồm nhiệt độ, độ ẩm
không khí, bức xạ mặt trời, gió, mưa nhưng nhiệt độ
và độ ẩm là hai thông số quan trọng nhất Các thông
số này là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tổn thất
nhiệt (hoặc tải lạnh) của hệ thống lạnh
Ví dụ, khi thiết kế một kho lạnh thì nhiệt độ bên
ngoài dùng để xác định tổn thất nhiệt qua kết cấu bao
che, độ ẩm không khí và nhiệt độ dùng để xác định
chế độ làm việc của hệ thống lạnh Độ ẩm còn dùng để
tính toán độ dày cách ẩm Gió, hướng gió và tốc độ gió
ảnh hưởng đến dòng nhiệt tổn thất do trao đổi nhiệt
đối lưu giữa không khí và vách tăng Gió và mưa là cơ
sở để thiết kế bao che, thoát nước tránh cho cơ cấu
cách nhiệt không bị thấm ẩm, ngập nước, làm mất
khả năng cách nhiệt, giảm tuổi thọ và hiệu quả cách
nhiệt Bức xạ mặt trời với hướng gió chủ yếu dùng để
chọn hướng xây dựng phù hợp, giảm tổn thất nhiệt
qua kết cấu bao che
Để tính toán thiết kế hệ thống lạnh, lẽ ra phải sử
dụng nhiệt độ cao nhất đã quan sát được ở địa phương
lắp đặt Như vậy độ an toàn là tuyệt đối nhưng công
suất máy lớn, vốn đầu tư ban đầu cao Để giảm vốn
đầu tư và cũng đạt được độ an toàn đủ cao, người ta
chọn nhiệt độ và độ ẩm để thiết kế hệ thống lạnh như
Trong đó: tị - nhiệt độ tính toán ngoài trời;
ttbmax - nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất đã ghi nhận được theo TCVN;
tmạ„ - nhiệt độ tối cao tuyệt đối đã ghi nhận được
theo TCVN;
$¡ - độ ẩm tương đối tính toán ngoài trời;
$ạp - độ ẩm trung bình mùa hè (xem phụ lục E1) Ngoài tị, @\, ta còn phải xác định nhiệt độ ướt tư
và nhiệt độ đọng sương để tính kiểm tra đọng sương
của kết cấu cách nhiệt Hình 1.1 giới thiệu đồ thị h-x
của không khí ẩm Quan hệ giữa nhiệt độ không khí,
nhiệt độ đọng sương biểu diễn trên hình 1.2
Đầu tiên phải xác định điểm 1 là trạng thái không khí ẩm Điểm 1 là giao điểm của đường nhiệt kế khô t;
và đường độ ẩm @ Qua điểm 1 ta dựng đường thẳng
Trang 9entanpy h, = const cat ¢ = 100% tai A Nhiệt độ điểm
A chính là nhiệt độ nhiệt kế bầu ướt tự Qua điểm 1
dựng đường thẳng dung ẩm xạ = const, cắt đường © =
100% tại B Nhiệt độ điểm B chính là nhiệt độ đọng
sương t; của trạng thái không khí 1
Hình 1.2 Phương pháp xác định các giá trị trên đô thị h-x của không khí ám
1 = trạng thái không khi mùa hè 1,~ nhiệt độ không khí (nhiệt độ bâu khô) = t„
øv= độ Ấm không khí = eo 1„= nhiệt độ nhiệt kế ướt 1,~ nhiệt độ đọng sương
Các số liệu thời tiết về mùa đông dùng để thiết kế
hệ thống sưởi cho các kho lạnh rau quả do mùa đông ở
các xứ lạnh, nhiệt độ ngoài trời có thể xuống thấp hơn
0°C trong khi nhiệt độ bảo quản là trên O°C Thời tiết
cả miền Bắc và miền Nam nước ta đều không rơi vào
trường hợp trên nên không cần phải tính toán
Bài 1.1 Xác định nhiệt độ và độ ẩm tính toán cho
hệ thống lạnh lắp đặt tại Hà Nội
Giải: Tra tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4088 - 1985
về khí hậu Việt Nam ta được: tr›max = 32,8°C va tmax =
41,6°C, dep = 83%
Vậy nhiệt độ và độ ẩm tính toán cho hệ thống lạnh
lắp đặt tại Hà Nội là:
tị = (32,8 + 41,6)/2 = 37,2°C
= 83% Cac số liệu này đã được tính và cho sẵn
trong phy luc Ej
Bài 1.2 Xác định nhiệt độ và độ ẩm tính toán cho
hệ thống lạnh lắp đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP
HCM)
Gidi: Tra TCVN 4088 - 1985 C6 tebmax = 34,69C và
tmax = 40,0°C, dep = 74%, vậy:
ty = (34,6 + 40,0)/2 = 37,3°C
$1 = dup = 74%
Trang 10Các số liệu trên cũng đã được tính toán và cho sẵn
trong bang E)
Bài 1.3 Xác định nhiệt độ ướt và nhiệt độ đọng
sương theo nhiệt độ và độ ẩm tính toán tại Hà Nội t¡ =
37,29C, dy = 83%
Giải: Thực hiện theo chỉ dẫn ở hình 1.2
~ Xác định điểm 1 (giao điểm giữa @ = 83% và tị
Bài 1.4 Xác định nhiệt độ ướt và nhiệt độ đọng
sương theo nhiệt độ và độ ẩm tính toán cho TP HCM
Nhiệt độ ngưng tụ phụ thuộc vào dạng thiết bị
ngưng tụ (TBNT) cũng như thông số của môi trường
làm mát như nước, không khí (điều kiện khí hậu) địa
phương lắp đặt hệ thống lạnh Như ta đã biết, nhiệt độ ngưng tụ giảm được một độ thì năng suất lạnh tăng
khoảng 1,5%, điện tiêu thụ cũng giảm khoảng 1% Do
đó việc chọn đúng TBNT giúp tối ưu hệ thống lạnh, tiết kiệm năng lượng, tăng độ tin cậy và tuổi thọ hệ thống
1.3.1 Bình ngưng giải nhiệt nước
Khi sử dụng bình ngưng giải nhiệt nước, phải
phân biệt ba nguồn nước khác nhau là nước tuần
hoàn, nước giếng và nước thành phố
a Nước tuân hoàn qua tháp giải nhiệt Khi sử dụng nước tuần hoàn (hệ thống lạnh có
tháp giải nhiệt) thì nhiệt độ ngưng tụ có thể tính toán
như sau (hình 1.3):
Trang 11EBOOKBKMT.COM
Tài liệu kỳ thuật Nhiệt Lạnh đ: Thủy lực khi nên
ty = two + Atmin (1-3) two =twit Atw (1.4)
Aty - hiệu nhiệt độ nước vào và ra khỏi hình bay
hơi thường lấy bằng 5 K
Bài 1.5 Hãy xác định nhiệt độ ngưng tụ khi sử
dụng tháp giải nhiệt theo điều kiện tính toán cho Hà
Nội
Giải: Thay số vào phương trình (1.3) + (1.5) ta có:
Nhiệt độ nước ra khỏi tháp: tự; = 34,5 + 3,5 = 38°C
Nhiệt độ nước vào tháp: tụy; = 38 + 5 = 43°C Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất: tụ = 43 + 4 = 47°C (Thông thường khi chọn nhiệt độ nước ra khỏi tháp cao hơn nhiệt độ ướt 3,5 K (At¿ = 3,5) K thì kích thước của tháp giải nhiệt phải lớn hơn khoảng 1,5 lần
so với khi chọn Atu = 5 K (xem chương 7))
Bài 1.6 Hãy xác định nhiệt độ ngưng tụ theo điều
kiện tính toán cho TP HCM
Giải: Thay số vào phương trình (1.3) + (1.5) ta có:
tụi = 33,5 + 3,5 = 479C; tạ = 37 + 5 = 429C; tụ = 42 + 4
= 46°C
Nhận xét: Nhiệt độ ngưng tụ tại TP HCM thấp hon
ở Hà Nội 1 K do độ ẩm ở TP HCM thấp hơn ở Hà Nội
Độ ẩm không khí càng thấp càng thuận lợi cho việc
giải nhiệt nước bằng tháp giải nhiệt.
Trang 12b, Sử dụng nước giếng khoan
Nước giếng khoan lấy từ độ sâu > 6 m có nhiệt độ
bằng nhiệt độ trung bình năm (cột 3 bảng E1) Nước
giếng khoan được bơm cấp cho bình ngưng một lần
hồi xả vào lòng đất hoặc đưa đi sử dụng vào việc khác,
như vậy tự = tị» (hình 1.4)
Bài 1.7 Hãy xác định nhiệt độ ngưng tụ cho hệ
thống lạnh có bình ngưng làm mát bằng nước giếng
khoan tại Hà Nội
Giải: Tra bảng 1.1 ta có:
tự = tụy = 23,49C » 24°C (nước nóng lên chút ít do
bơm và môi trường )
tựa = 249C + 5 K = 299C
tụ = 299C + 4 K = 339C
Nhận xét: Tại Hà Nội, nếu sử dụng nước giếng
khoan, nhiệt độ có thể giảm tới 14 K, so với sử dụng
tháp giải nhiệt
Bài 1.8 Hãy xác định nhiệt độ ngưng tụ cho hệ
thống lạnh có bình ngưng làm mát bằng nước giếng
khoan tại TP HCM
Giải: Tra bằng 1.1 ta có:
tựi = 279C two = 27°C + 5K= 32°C
ty = 32°C + 4K = 36°C
Nhận xét: Tại TP HCM, nếu dùng nước giếng khoan, nhiệt độ ngưng tụ cũng có thể giảm được 10 K,
so với sử dụng tháp giải nhiệt
c Sử dụng nước thành phố, hô, ao, sông, suối
bình ngưng nếu lấy từ mạng nước thành phố và cũng chỉ sử dụng một
đích khác KHÍ SỬ inn 1.8 xác định nhiệt độ ngưng tự
thành phế lấy ty;
« tự (hình 1.5)
Bài 1.9 Hãy xác định nhiệt độ ngưng tụ cho hệ
thống lạnh có bình ngưng làm mát bằng nước thành
Trang 13Giải: Tra bằng 1.1 với tạ = 37,2°C va ¢ = 83% có tự
Nhận xét: So với đùng nước tuần hoàn, nhiệt độ
ngưng tụ giảm được 2 K khi dùng nước thành phố
Bài 1.10 Hãy xác định nhiệt độ ngưng tụ cho hệ
1.3.2 Dàn ngưng giải nhiệt gió
Tùy theo quy mô của hệ thống lạnh (cỡ nhỏ, trung bình, lớn ), tùy theo vật liệu chế tạo (đồng, nhôm
hoặc thép), tùy theo kiểu loại (đàn ống xoắn tĩnh hoặc
có quạt, ống có cánh hoặc kiểu tấm cánh ) mà hiệu nhiệt độ ngưng tụ có thể xê dịch từ 7 + 15 K, thậm chí
đến 17 K
ngưng tụ về tạ — Nhiệt độ không khí
nhiệt độ không E>
khí làm mát 0 0 n
(hinh 1.6) Hinh 1.6 Xác định nhiệt độ ngưng tụ
dàn ngưng giải nhiệt gió
At=ty—ti,K
(1.7)
Đối với hệ thống lạnh công nghiệp và dàn ngưng
quạt có ống xoắn, hiệu nhiệt độ ngưng tụ chọn khoảng 7 + 10 K Đối với các máy lạnh nhỏ và dàn
ngưng ống xoắn bằng đồng có quạt gió, chọn 13 + 17
K Đối với các máy diéu hoà không khí hai cụm,
khoảng 15 K (nhiệt độ không khí vào dàn ngưng ví dụ
Trang 1445°C + 1°C và nhiệt độ ngưng tụ khoảng 509 + 19C)
Bài 1.11 Xác định nhiệt độ ngưng tụ của hệ thống
lạnh công nghiệp lớn dàn ngưng giải nhiệt gió lắp đặt
tại Hà Nội
Giải: Do đây là hệ thống lạnh công nghiệp lớn nên
hiệu nhiệt độ ngưng tụ chọn là 8 + 10 K (lấy giá trị
trung bình là 9 K)
tự = tị +9 K= 37,29C + 9 = 46,2°C (lấy tròn 46°C)
Bài 1.12 Xác định nhiệt độ ngưng tụ của một máy
lạnh nhỏ dàn ngưng quạt lắp đặt tại Hà Nội
Giải: Do đây là hệ thống lạnh nhỏ, dàn ngưng bằng
đồng, gió cưỡng bức nên chọn Aty = 13 + 17 K (chon
giá trị trung bình là 15 K) nên:
tự = tị + 15 K = 37,2 + 15 = 52,2°C (lấy tròn 529C)
Nhận xét: Cùng là giải nhiệt gió tại Hà Nội nhưng
nhiệt độ ngưng tụ của các máy lạnh lớn thấp hơn
đáng kể so với máy lạnh nhỏ, hiệu nhiệt độ ngưng tụ
nằm trong bài toán tối ưu về kinh tế khi thiết kế hệ
thống lạnh, ở đây không trình bày
1.3.3 Tháp ngưng tụ
Tháp ngưng tụ còn được gọi là TBNT bay hơi Do dàn ngưng được bố trí ngay trong tháp ngưng nên nhiệt độ nước vào và ra khỏi tháp coi như bằng nhau
(tw = tựa) Như vậy nhiệt độ ngưng tụ sẽ chỉ cao hơn nhiệt độ (tự = ta) khoảng 5 K hoặc:
tựi = tựa = tự + (3 + 5 K)
tự “ tựa + Atmin “ tựa + (3 + 5 K), chọn Amin = 4K
(1.8) Bài 1.13 Xác định nhiệt độ ngưng tụ cho một máy
lạnh có tháp ngưng tụ lắp đặt tại Hà Nội
Giải: Thay các giá trị đã biết vào quan hệ (1.8) ta
có:
th = 34,5 + 3,5 K+ 4K =429C
Nhận xét: So với việc sử dụng bình ngưng và tháp
giải nhiệt, nếu sử dụng tháp ngưng tụ, nhiệt độ ngưng
tụ có thể giảm đến 5 K, với nước tuần hoàn Tuy nhiên, tháp ngưng tiêu tốn nhiều vật liệu chế tạo hơn
và công kềnh hơn Nên được ưu tiên ứng dụng cho các
hệ thống amoniac công nghiệp
Trang 15EBOOKBKMT.COM
Tài liệu kỳ thuật Nhiệt Lạnh đ: Thủy lực khi nên
1.4 XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ BAY HƠI
Nhiệt độ bay hơi phụ thuộc vào: Dạng thiết bị bay
hơi; chất tải lạnh lỏng (làm lạnh gián tiếp) hoặc không
khí (làm lạnh trực tiếp); chế độ vi khí hậu trong phòng
lạnh (nhiệt độ và độ ẩm) Chế độ vi khí hậu này phụ
thuộc vào yêu cầu công nghệ của sản phẩm bảo quần
giống như nhiệt độ ngưng tụ, nhiệt độ bay hơi ảnh
hưởng rất mạnh đến năng suất lạnh và nhiệt tiêu thụ
Khi nhiệt độ bay hơi tăng thêm được một độ, năng
suất lạnh của máy có thể tăng thêm khoảng 4% và
điện tiêu tốn giảm khoảng 1,5% Do đó việc lựa chọn
nhiệt độ bay hơi phù hợp là rất quan trọng để tiết
kiệm năng lượng
1.4.1 Chế độ bảo quản sản phẩm
Chế độ bảo quản sản phẩm là vấn đề khá phức tạp
và đã được nghiên cứu rất nhiều Nó luôn thay đổi
theo điều kiện, tính chất sản phẩm, phương pháp làm
lạnh và bảo quản Việc chọn đúng chế độ bảo quản
như nhiệt độ, độ ẩm, thông gió (hoặc không thông
gió), tốc độ gió trong buồng, số lần thay đổi không
khí sẽ làm tăng đáng kể thời gian bảo quản sản
phẩm với chất lượng dinh dưỡng, mùi vị, màu sắc cao
của sản phẩm bảo quản Các bảng 1.1 đến 1.3 giới thiệu các chế độ bảo quản cho rau quả tươi, rau quả đồ
hộp và các sản phẩm động vật theo tiêu chuẩn của Nga và phụ lục E4 giới thiệu chế độ bảo quản theo tài liệu của CHLB Đức
Đối với các sản phẩm sống có thở như rau, hoa, quả tươi, không được đưa nhiệt độ xuống thấp hơn
quy định, vì có thể làm chết rau quả hoặc rau quả không chín được nữa
Bảng 1.1 Chế độ bảo quản rau quả tươi (Nga)
Trang 16Bảng 1.2 Chế độ và thời gian bảo quản đồ
hộp rau quả (Nga)
Ahiệ pdm | THA plan
(Compot qua |Hộp sắt tây đóng hòm 0+5 65 +75 8
[Nude rau và nước quả |Chai đóng hòm
~ Tiệt trùng 0+10 | 65475
~ Thanh trùng 0+10 | 65475
[Rau ngâm muôi, quả ngâm giếm |Thùng gỗ lớn 0+1 90 + 95 10 {Nắm ướp muối ngầm giắm [Thùng gỗ lớn 0+1 90 +95 &
|Quả sắy, nắm sắy Hom, gi 0+6 68 +7% 12
|Rau sấy Hom, thing trong 0+6 65 +85 10
Chuỗi sanh Em 6 ° 3+ I0 tuần
Trang 17Sản phẩm BERG Le oe, Sates
“Thịt bồ, hươu, nai, cờu 05-05 | 82-85 Đồng | 10-15 agiy
Ca thu mudi, shy 75=80 Mỡ T2 tháng
‘Bo mudi ngăn ngày T5 ~80 Mở 38 tuần,
Đơ muôi lâu ngày: T5 ~ §0 12 tân
Tơ muôi lâu ngày 75 ~80 ° 36tuan
Tho mát cũng 70 ˆ 4+ 12 tháng
Tho mát nhão 7215 80=85 D Tt ngay
Sữa bột đông hộp 3 75=80 Đăng |3+6tháng
Sồa đặc cô đường 0-19 75~80 ° 6tháng
Sữa tươi 0~2 75 ~80 2 ngày
Ví dụ, chuối xanh (nhiệt độ bảo quản từ 11,5 đến
13,5°C) và cà chua xanh (nhiệt độ bão quản 5 + 15°C),
nếu để quá lạnh sẽ bị sượng, nên không được đưa
xuống đưới nhiệt độ bảo quản Ngược lại các sản phẩm
rau quả đã kết đông hoặc các sản phẩm động vật đã
giết mổ thì nhiệt độ bảo quần càng thấp, thời gian bảo
quản sẽ càng lâu, chất lượng sản phẩm càng tốt sau
bảo quản Thịt bò, lợn, gia cầm, cá thường được bảo quan ít nhất ở -12°C, thông thường ở ~18 đến -24°C
Thịt bò ở ~18°C có thể bảo quản được 2 năm, ở -78°C (CO; rắn thăng hoa) bảo quản được khoảng 100 năm
và ở -1969C (nitơ lỏng sôi) có thể bảo quản được tới
Nhi: bay hơi
phòng lạnh Hình 1.7 Xác định nhiệt độ bay
hơi làm lạnh không khí trực tiếp
Nhiệt độ bay
Trang 18EBOOKBKMT.COM
Tài liệu kỳ thuật Nhiệt Lạnh đ: Thủy lực khi nên
Nhiệt độ bay hơi không phụ thuộc vào địa phương
lắp đặt, chỉ phụ thuộc yêu cầu công nghệ bảo quản
Hiệu nhiệt độ At¿ có thể lấy giảm xuống đến 5 : 6
K khi cần độ ẩm phòng cao và tăng lên 13 + 15 K khi
cần độ ẩm phòng thấp Hiệu At¿ càng nhỏ (5 + 6 K) thì
điện tích trao đổi nhiệt càng lớn và ngược lại At, càng
lớn thì điện tích trao đổi nhiệt càng nhỏ, chỉ tiết xin
xem chương 7 tài liệu |4]
Bài 1.14 Cho biết kho lạnh bảo quản cam có dàn
bay hơi trực tiếp Hãy chọn nhiệt độ bay hơi phù hợp
Giải: Theo bảng 1.2, bảo quản cam có đàn bay hơi
trực tiếp ở nhiệt độ 0,5 + 29C và độ ẩm 85% Chon
nhiệt độ buồng là 1°C và Ato = 7 K Như vậy nhiệt độ
sôi tính toán theo biểu thức (1.9) sẽ là:
tọ = 12C - 7 K =~6°C
Bài 1.15 Cho biết kho lạnh bảo quản thịt lợn lạnh
đông có dàn bay hơi trực tiếp Hãy chọn nhiệt độ sôi
phù hợp
Giải: Theo bảng 1.3, nhiệt độ bảo quản thịt lơn
lạnh đông là từ -18 đến -23°C, chọn nhiệt độ bao
quản là -20°C Độ ẩm bảo quần là 80 + 85% nên có thể
chon At, = 10 K, vậy nhiệt độ bay hơi là:
tọ = -20°C - 10 K = -30°%C
1.4.3 Bình bay hơi và dàn lạnh nước
muối
Nước muối là chất tải lạnh trung gian nên phải
mất thêm một hiệu nhiệt độ trung gian nữa từ buồng lạnh đến nước muối và từ nước muối đến môi chất
lạnh sôi Ata sẽ gồm hai thành phần (hình 1.9)
Atoo = Hình 1.8 Xác định nhiệt độ sôi từ nhiệt độ
phòng và nhiệt độ nước muối
(8+10)K Hiệu nhiệt độ nước muối vào và 1a Aly = tyy = ty = 4 + 6 K;
Hiệu nhiệt đô không khi vào và ra 4t, = t„ = t= 4 + 8 K.
Trang 19Có thể chọn At,¡ như mục 1.4.2 (Dàn bay hơi làm
lạnh không khi)
Bài 1.16 Cho biết nhiệt độ kho lạnh bảo quản nho
Mỹ là 19C, xác định nhiệt độ bay hơi ở bình bay hơi
amoniac
Giải: Chon At, = 7 K do cần độ ẩm cao
Chọn Atg2 = 8 K do là bình bay hơi amoniac
Vậy hiệu nhiệt độ Ate = 7 + 8= 15 K
Và nhiệt độ bay hơi là tọ = tp — Ata = 1— 15 =—149C
Bài 1.17 Cho biết nhiệt độ kho lạnh bảo quần thịt
lợn lạnh đông là -20°C có hệ thống lạnh amoniac gián
tiếp qua nước muối Tính nhiệt độ bay hơi
Giải: Chọn Ate‡ = 10 K do độ ẩm yêu cầu không
cao
Chọn At,; = 8 K, vậy Ato = 16 K
Nhiệt độ sôi sẽ là to =~20°C ~ 16 K = -36°C
Nhận xét: Với cùng điều kiện nhiệt độ buồng lạnh
giống nhau, nếu sử dụng hệ thống lạnh gián tiếp qua
chất tải lạnh, nhiệt độ sôi thường thấp hơn so với dàn
lạnh trực tiếp khoảng 8 + 10°C Nếu đánh giá về TKNL thì hệ thống giản tiếp tiêu tốn năng lượng nhiều hơn
hệ thống trực tiếp đến 30% điện năng Nhưng vì có ưu
điểm về vận hành trong trường hợp có nhiều hộ tiêu
thụ lạnh hoặc do yêu cầu an toàn đối với môi chất
lạnh độc hại nên vẫn được sử dụng
1.5 SO SÁNH TIẾT KIỆM NĂNG
LƯỢNG CHO CÁC GIẢI PHÁP THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT KHÁC NHAU
Như chúng ta đã biết, tiết kiệm năng lượng
(TKNL) ngày nay là vô cùng quan trọng đối với hệ
thống lạnh và hệ thống điều hòa không khí (ĐHKK) vì
nó giúp bảo vệ môi trường sống, giảm phát thải khí
nhà kính, làm chậm quá trình nóng lên của Trái Đất
và biến đổi khí hậu toàn cầu TKNL liên quan chặt chẽ
đến hệ số lạnh z và hệ số lạnh lại phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố, trong đó các thiết bị trao đổi nhiệt như
thiết bị ngưng tụ (TBNT) và thiết bị bay hơi (TBEH)
đóng vai trò cơ bản Hệ số lạnh ngày nay được biết đến bằng tên tiếng Anh rất thông dụng trong TCVN là
Trang 20EBOOKBKMT.COM
Tài liệu kỳ thuật Nhiệt Lạnh đ: Thủy lực khi nên
hiệu suất năng lượng COP (Coefficient Of
Performance), va từ đây chúng ta cũng sử dụng COP
để so sánh TKNL cho các hệ thống lạnh và ĐHKK Để
trực quan, đầu tiên ta so sánh TKNL khi chọn các giải
pháp TBNT khác nhau, khi đó ta phải giả thiết thiết bị
bay hơi là giống nhau, nhiệt độ buồng lạnh là giống
nhau và nhiệt độ bay hơi cũng là giống nhau Sau đó
để so sánh TKNL khi chọn các giải pháp TBBH khác
nhau ta phải giả thiết TBNT là giống nhau và nhiệt độ
ngưng tụ là giống nhau Sau đó có thể so sánh TKNL
khi có các giải pháp TBNT và TBBH khác nhau khi có
các điều kiện giải nhiệt và làm lạnh phòng thay đổi
1.5.1 Phương pháp so sánh TKNL
Chỉ có thể so sánh TKNL giữa hai thiết bị ở các
điều kiện giống nhau, như các điều kiện tiêu chuẩn, ở
các điều kiện vận hành chuẩn hoặc các điều kiện lấy
làm gốc nào đó, ví dụ:
- Các điều kiện tiêu chuẩn (bẳng 2.1) với nhiệt độ
ngưng tụ, bay hơi, quá lạnh, quá nhiệt giống nhau
- Điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn của các máy
điều hòa phòng RAC hiện nay với nhiệt độ không khí
ngoài trời 359C, trong nha 27°C, nhiệt độ ướt trong
nhà 19,5°C giống nhau
- Các điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn của các
máy PAC, ngoài nhiệt độ môi trường giải nhiệt (không
khí, nước), nhiệt độ và độ ẩm trong phòng như đã nêu
giống nhau còn phải kèm theo các điều kiện về lắp đặt như chiều dài đường ống ga, chênh lệch độ cao giữa hai đàn nóng lạnh cũng phải giống nhau
- Các điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn của chỉiller
làm lạnh nước hoặc làm lạnh chất tải lạnh lỏng như
nhiệt độ nước giải nhiệt vào, ra, nước lạnh vào, ra ,
phải giống nhau (thường lấy theo ARI 550/590)
- Nếu không, cần phải quy định các điều kiện gốc
nào đó giống nhau Ví dụ điều kiện giải nhiệt (thời
tiết) và điều kiện làm lạnh theo yêu cầu công nghệ là
giống nhau Các bài tập sau đây sẽ đề cập tới một số
trường hợp đã nêu
1.5.2 So sánh TKNL theo COP cho trước Bài 1.18 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7828:2013
quy định 5 cấp hiệu suất năng lượng cho máy điều
hoà gia dụng RAC (Room Air Conditioner) từ 1 sao (1)
đến 5 sao (5”) lần lượt là 2,6; 2,8; 3,0; 3,2 và 3,4 Hãy so
sánh tiết kiệm năng lượng giữa máy 1 sao và máy 5
Trang 21sao
Giải: Khi cĩ COP, ta cĩ thể tính được chỉ số tiêu tốn
điện năng PIC (Power Input per Capacity):
PIC = 1/COP = Điện năng tiêu thụ/ Năng suất lạnh
hữu ích, kW/kW
PIC chính là hệ số nghịch đảo của COP Khi đã cĩ
PIC ta sẽ giả thiết là máy 1 sao tiêu tốn 100% điện
năng tương đổi và sẽ tính được % điện năng tiêu tốn
của máy 5 sao Qua đĩ cĩ thể đễ đàng so sánh được
TKNL của máy 5 sao so với 1 sao Bài giải được trình
bày đơn giản trên bảng 1.4
Bảng 1.4 So sánh TKNL giữa máy ĐHKK RAC 1 và 5
giải nhiệt khác nhau
Mục 1.3 đã giới thiệu cách xác định nhiệt độ
ngưng tụ Ở cùng điều kiện khí hậu, khi chọn các thiết
bị và giải pháp ngưng tụ khác nhau Khi tính tốn
theo hướng dẫn ở mục 3.2, ta cĩ thể lập được nhiệt độ ngưng tụ cho từng giải pháp TBNT khi thiết kế hệ thống lạnh cho Hà nội, Đà Nẵng và TP HCM như biểu điễn trên bằng 1.5 Cần lưu ý là các số liệu trong bảng 1.5 chỉ sử dụng để thiết kế hệ thống lạnh do yêu cầu
cĩ độ tin cậy cao Các giá trị nhiệt độ ngưng tụ cĩ thể
+1K đo chọn hiệu nhiệt độ tối thiểu cao hay thấp Hệ
thống ĐHKK phải thiết kế theo TCVN 5687 + 2010 và
cĩ cách tính riêng
Bảng 1.5 Nhiệt độ ngưng tụ tính tốn cho các giải pháp TBNT hệ thống lạnh cho Hà Nội, Đà Nẵng và
TP HCM khuyên dùng
đình ngưng với Thái: ngưng "Đàn ngưng giỏ
|0ịa phương Tháp giải | Naớc wiéng]| Nicde TP, hd, Với mước | Máy lạnh | Máy lạnh nhỏ và
nhiệt khoan - |à, xơng, suối tuằn hồn |cơng mghiệp| thương nghiệp
Bài 1.19 Tính tốn TKNL cho hệ thống lạnh bảo
quần rau quả lắp đặt tại Hà nội cĩ cùng nhiệt độ bay hơi là 0°C nhưng với các giải pháp TBNT khác nhau như trong bảng 1.5
Giải: Như đã giải thích trong mục 4.6.1 tài liệu 1,
Trang 22EBOOKBKMT.COM
Tài liệu kỳ thuật Nhiệt Lạnh đ: Thủy lực khi nên
Giải: Như đã giải thích trong mục 4.6.1 tài liệu 1,
ta có thể sử dụng COP của chu trình Carnot để xác
định TKNL tương đối Bài giải được trình bày trong
bảng 1.6
Bảng 1.6 So sánh TKNL cho hệ thống lạnh bảo quản
rau quả lắp đặt tại Hà Nội, nhiệt độ sôi 0°C với các
Bình ngưng với Tháp ngưng| Đàn ngưng gió
Nước | Nưức TP, x May lant | May lạnh Thông xố HN giếng | hỗ, ao, tải bún on dhươg khoan | sông, suỗi nghiệp | nghiệp
(FAi) (FA2) (FA3) (FAY (FAS) (FAW) Nhiệ độngngwy | “Cc | 4? 33 4 2 439 | 52
Nhiệt độ bay hơi “C/K| 0273 0/27 0/273 0/273 0/273 0/273
Trường hợp này ta so sánh khi môi trường giải
nhiệt (nguồn nóng) và môi trường lạnh (nguồn lạnh)
là giống nhau nhưng do có các giải pháp thiết bị trao
đổi nhiệt (TBTĐN) khác nhau nên cả nhiệt độ ngưng
tụ và nhiệt độ bay hơi đều thay đổi không giống nhau
Bài 1.20 Cho biết nhiệt độ nguồn nóng (môi
trường bên ngoài) là 35°C, nhiệt độ nguồn lạnh (nhiệt
độ buồng lạnh) là 59C để bảo quản rau quả Với hai chu trình:
a) Chu trình thực máy lạnh công nghiệp với hiệu nhiệt độ ở thiết bị trao đổi nhiệt At = 5 K;
b) Chu trình thực máy lạnh thương nghiệp với hiệu nhiệt độ ở dàn ngưng là Aty = 15 K và ở dàn bay hơi là Ate = 10 K Hỏi chu trình b tiêu tốn năng lượng
hơn chu trình a là bao nhiêu?
Giải: Ở đây ta cũng sử dụng chu trình Carnot để so sánh Các phần lời giải được trình bày trong bang 1.7
Bảng 1.7 Lời giải bài 1.20
a) Chu trink Carnot lt thnyét b) Chu trình Carnot lý thuyết với
Thông số Đơn vị | với hiệu mhiệt độ ở thiết bị hiệu nhiệt độ ở dân ngưng 4! =
trao déi nhigt Mun = 5K _ !§Ñ và dàn bay hoi At, = 10K
Nhiệt độ buy hơi "CIK 0/273 ~5/268
COP = T,/AT kW/kW 683 4,82 PIC = LCOP kW/kW (1.1464 (2053
Trang 23chu trình thực tế vì có thể coi chúng là đồng dạng chỉ
khác nhau At ở dàn ngưng và dàn bay hơi Chu trình b
tiêu tốn năng lượng cao hơn chu trình a đến 40,3%
nhưng lại có ưu điểm là đàn ngưng và dàn bay hơi đều
nhỏ hơn nên giá đầu tư ban đầu sẽ rẻ hơn Có thể
chứng minh như sau: Vì Q„ = k.F.Atyp không đổi, nên
khi giả thiết k là giống nhau mà hiệu nhiệt độ ngưng
tụ tăng ba lần (từ 5 K lên 15 K) thì điện tích trao đổi
nhiệt F sẽ giảm được ba lần Nghĩa là đàn ngưng chu
trình b chỉ bằng 1/3 dàn ngưng của chu trình a Có thể
suy luận tương tự cho dàn bay hơi Ta có thể thấy với
cùng công suất máy, đầu tư ban đầu lớn (dàn to hơn)
có thể tiết kiệm được điện năng tiêu thụ khi vận hành
và ngược lại Đây chính là bài toán tối ưu về kinh tế để
tìm được hiệu nhiệt độ tối ưu khi giá thành một đơn
Trong chương này chúng tôi chủ yếu để cập đến các chu trình thực ở điều kiện tiêu chuẩn cũng như điều kiện khí hậu Việt Nam
Để có thể nhanh chóng xác định được năng suất lạnh của máy nén, một số quốc gia quy ước ba chế độ tiêu chuẩn cho máy lạnh là một cấp nén (lạnh
thường), hai cấp nén (lạnh đông) và chế độ điều hoà
không khí (một cấp nén) Bảng 2.1 giới thiệu các chế
độ tiêu chuẩn đó
Bảng 2.1 Ba chế độ lạnh tiêu chuẩn
Trang 24
Thực tế, ở các nước ôn đới, các hệ thống lạnh
thường hoạt động ở các chế độ tiêu chuẩn này Việt
Nam là nước nhiệt đới có mùa hè khắc nghiệt, nhiệt
độ ngoài trời lên tới 35 + 379C, đôi khi trên 40°C,
chính vì vậy nhiệt độ ngưng tụ cao hơn nhiều so với
điều kiện tiêu chuẩn, năng suất lạnh giảm đáng kể Sự
sai lệch đó đòi hồi phải tính toán lại năng suất lạnh để
tránh sự thiếu hụt năng suất lạnh, không đảm bảo
nhiệt độ yêu cầu của quy trình công nghệ Theo kinh
nghiệm, với cùng tính năng, máy lạnh lắp đặt tại Việt
Nam năng suất lạnh thực chỉ còn bằng 0,75, thậm chí
0,5 so với lắp đặt ở các nước ôn đới Chính vì vậy,
nhiều công trình lạnh do nước ngoài tính toán lắp đặt
ở Việt Nam đều rơi vào tình trạng thiếu năng suất
lạnh nghiêm trọng
Vì sao như vậy, nếu ta lật lại các đặc tính của máy
nén lạnh, sẽ thấy nếu giữ nguyên nhiệt độ bay hơi mà
nhiệt độ ngưng tụ tăng 1°C thì năng suất lạnh giảm
khoảng 1,5% Như vừa tính toán ở chương I, nhiệt độ
ngưng tụ tiêu chuẩn ở bảng 2.1 chỉ là 30°C trong khi
nhiệt độ ngưng tụ thực ở Việt Nam lên tới 50°C Rõ ràng năng suất lạnh có thể giảm tới khoảng 30% vì nhiệt độ ngưng tụ tăng 20°C (từ 30°C lên 509C),
- Công nén riêng: f¿ = Ên - fan, kJ/kg
Ên: công tiêu thụ cho máy nén;
fan: công hữu ích thu được máy dẫn nở
~ Năng suất lạnh: Qạ = m qạ, kW
~ Năng suất lạnh riêng: qọ = hạ - hạ, kJ/kg
~ Lưu lượng môi chất qua máy nén: m = Q2/qo, kg/s.
Trang 25Bài 2.1: Xác định hệ số lạnh, công nén riêng, công
nén đoạn nhiệt của chu trình Carnot ngược chiều, cho
biết:
~ Nhiệt độ ngưng tụ tụ = 30°C (Tự = 303 K);
~ Nhiệt độ bay hơi tạ = ~159C (Tạ = 258 K);
~ Năng suất lạnh Qọ = 100 kW, môi chất lạnh NHạ
Giải: Chu trình Carnot bao gồm:
nhiệt, đẳng áp Hình 2.1 Chu trình Carnot
Biểu diễn trên đổ ngược chiêu
3
£c 5.7
Công nén riêng (ở đây bằng công nén trừ công hữu
ích thu được ở máy dãn nở):
Trang 26EBOOKBKMT.COM
Tài liệu kỳ thuật Nhiệt Lạnh đ: Thủy lực khi nên
Bài 2.2: Tính toán chu trình khô máy lạnh nén hơi
Trang 27cho biết:
~ Năng suất lạnh Qọ = 100 kW;
- Nhiệt độ bay hoi ty = -15°C;
-Nhiét 46 qua nhiét tgn = -10°C;
ha: Hình 2.3 Chu trình quá lạnh,
* quá nhiệt trên đồ thị Igp-h
4~ 1: bay hơi đẳng áp, đẳng nhiệt;
1'~ 1: quá nhiệt hơi hút;
3'~ 3: quá lạnh lỏng trước van tiết lưu
Trạng thái các điểm nút chu trình NHạ:
Entanpy, kJ/kp 'Thể tích riêng, mẺ/kg
2,37 -l§
1743 0,507
Trang 28Các điều kiện như bài 2.3
Giải: Trạng thái các điểm nút chu trình R12
- Lưu lượng nén qua máy nén:
~- Nhiệt thải ra ở bình ngưng:
Trang 29Các điều kiện khác như bài 2.3
Giải: Trạng thái các điểm nút chu trình R22
Trang 30
EBOOKBKMT.COM
Tài liệu kỳ thuật Nhiệt Lạnh đ: Thủy lực khi nên
R134a
Các điều kiện khác như bài 2.3
Giải: Trạng thái các điểm nút chu trình R134a
Bài 2.7: Máy nén lạnh 6AW95 của Nhà máy chế
tạo thiết bị lạnh Long Biên, Hà Nội chế tạo theo mẫu máy MYCOM N6WA với các đặc tính sau: năng suất
lạnh tiêu chuẩn theo lý lịch máy là 75.000 kcal/h, số
xi lanh 6, đường kính xilanh 95 mm, hành trình
pittông 76 mm, vòng quay trục khuỷu 1000 vòng/ph,
công suất động cơ máy nén 33 kW
Hãy tính kiểm tra năng suất lạnh, công suất động
cơ theo điều kiện tiêu chuẩn và tính chu trình lạnh theo điều kiện mùa hè Hà Nội: tạ = ~15°C, tạn = ~10°C,
TBNT là tháp ngưng
Giải: Do sử dụng tháp ngưng, theo bài 1.10 có tự =
42°C, tq = -37°C
Thông số các điểm nút chu trình tiêu chuẩn và
theo điều kiện Hà Nội:
Trang 31
a) Chu trình tiêu chuẩn
- Năng suất lạnh riêng:
do = 1128 kJ/kg
~ Thể tích quét (lý thuyết) của máy nén:
ae orn nO ones: ae =0,05387 m’/s = 194 m'fh
—Hiéu suat thé tich a:
Ac|Pe Bethe (tae Po ~ ĐA lệ Ty
c-thé tich chết: c = 0,03 + 0,05; chọn c = 0,03;
Aps - hiệu áp suất ở clapê hut: Ap, = 0,05 bar;
Ap, -hiéu áp suất ở clapé đẩy: Ap, = 0,1 bar
Nhận xét: Công suất động cơ lắp đặt lớn gần gấp
rưỡi công suất hữu ích tiêu chuẩn (33/23,07 = 1,43)
b) Chu trình theo điều kiện mùa hè ở Hà Nội
~ Năng suất lạnh riêng:
o = 1743 - 678 = 1065 kJ/kg
Trang 32Nhu vay, khi làm việc ở điều kiện mùa hè tại Hà
Nội, năng suất lạnh giảm khoảng 15%
- Công nén đoạn nhiệt:
Công nén hữu ích tăng khoảng 20%
Bài 2.8: Máy nén lạnh 2AT125 của Nhà máy Long
Biên, Hà Nội có đặc tính kỹ thuật sau (ghi trong lý lịch
Giải:
a) Điều kiện tiêu chuẩn Vịy = 0,02025 m3/s; À = 0,664 (với c = 0,05 vì kiểu
máy nén cũ)
Trang 33xilanh 130 mm, khoảng chạy pittông 100 mm, vòng
quay trục khuỷu 1200 vg/ph, thể tích quét lý thuyết
Qs = m.qo = 140,6 kW (nhỏ hơn 15 % so với catalog)
Sự khác nhau về năng suất lạnh này có thể do thể tích chết thực tế nhỏ hơn 0,05 như đã chọn một cách
Trang 34tự ý Nếu chọn c = 0,03;1 = 0,700 va Q, = 158,9 kW thi
chỉ nhồ hơn chút ít so véi catalog
- Công nén đoạn nhiệt:
Để đảm bảo an toàn cho máy, nên chọn động cơ 65
kW dự trù cho các tổn thất khác như truyền động đai,
truyền động điện và khi chế độ nhiệt độ bay hơi không
ổn định, điện áp dao động
Bài 2.10: Tính chu trình quá lạnh, quá nhiệt một
cấp cho môi chất R22 Các điều kiện như bài 2.3
Bài 2.11: Tính chu trình quá lạnh, quá nhiệt một
cấp cho môi chất R134a Các điều kiện như bài 2.3
Bài 2.12: Tính chu trình quá lạnh, quá nhiệt một
cấp cho môi chất R12 Các điều kiện như bài 2.3
Bài 2.13: Tính chu trình quá lạnh, quá nhiệt một
cấp cho môi chất R502 Các điều kiện như bài 2.3
Trang 352.4 CHU TRÌNH HỒI NHIỆT
Chu trình hồi nhiệt chỉ được ứng dụng với các môi
chất freôn vì nó không mang lại hiệu quả kinh tế đối
với amoniac Đặc điểm của chu trình là có một thiết bị
trao đổi nhiệt trong (hồi nhiệt) để trao đổi nhiệt giữa
lồng nóng trước khi vào van tiết lưu và hơi lạnh trước
khi về máy nén Nhiệt thải ra ở chất lỏng Aha›ạ đúng
bằng lượng nhiệt hơi lạnh thu vào Ah;:¡ Hiệu nhiệt
độ tối thiểu của hồi nhiệt AT pin = 5 K nam 6 phia tạ:
tị Hình 2.4 biểu diễn chu trình hồi nhiệt trên đồ thi
Hình 2.4 Chu trình hôi nhiệt trên đồ thị lgph
Bài 2.14: Hãy xác định chu trình hồi nhiệt R12 với
các điều kiện sau:
ty),
DoCy) >> Cyn
nên (tị -t›) > (tạ:— tạ)
Trang 36Như vậy hiệu nhiệt độ bé nhất nằm ở phía trên của
hổi nhiệt:
ATmin =5K=tạ:—t†y
Vậy tị =tạ:—5 K= 30-5 = 259C
Khi biết tị, có thể xác định được hạ và qua đó tính
được Ah Do nhiệt tỏa từ lỏng bằng nhiệt thu của
kiện khí hậu mùa hè Hà Nội giả thiết với dàn ngưng
làm mát bằng không khí với nhiệt độ ngưng tụ
Trang 37EBOOKBKMT.COM
Tài liệu kỳ thuật Nhiệt Lạnh đ: Thủy lực khi nên
a) tụ = 30°C, to = ~159C (điều kiện tiêu chuẩn)
b) ty = 48°C, ty = -15°C (làm mát bằng không khí,
khí hậu mùa hè Hà Nội)
©) tự = 429C, tạ = -15°C (thiết bị ngưng tụ là tháp
ngưng, khí hậu mùa hè tại Hà Nội)
Bài 2.17: Tính chu trình hồi nhiệt, môi chất R134a
với các điều kiện như bài 2.16
2.5 CHU TRÌNH VỚI MÁY NÉN
TRỤC VÍT
Bài 2.18: Máy nén một cấp trục vít NHạ có thể đạt
nhiệt độ bay hơi -30°C hoặc thấp hơn
Cho nhiệt độ ngưng tụ 45°C và nhiệt độ bay hơi
-30°C, môi chất NHạ Hãy chứng minh là có thể thực
hiện chu trình một cấp với máy nén trục vít nhưng
không thể với máy nén pittông
Bài giải
Hình 2.6 giới thiệu chu trình một cấp máy nén
trục vít và pittông NHg biểu diễn trên đồ thị lgp-h Tra
đồ thị hoặc bảng hơi bão hòa của NH¿ được pạ = 17,8
bar, py = 1,20 bar Ty sé nén t “ py/Ðẹ “ 17,8/1,2 = 14,8 Nhiệt độ cuối tầm nén của máy nén trục vít là 75°C, của máy nén pitténg 1a 180°C
Có hai điều kiện để sử dụng chu trình một cấp là
hệ số cấp hay hiệu suất thể tích À phải đủ lớn để đảm bảo tính kinh tế và nhiệt độ cuối tầm nén không được quá cao ảnh hưởng đến dầu bôi trơn (làm lão hóa dầu)
và làm giảm tuổi thọ thiết bị Đối với NHạ và máy nén
pittông, hiệu suất thể tích phải > 0,5 và nhiệt độ cuối
tầm nén không nên vượt qua 126°C 1a nhiệt độ phân
hủy của NH;ạ thành N¿ và Hạ Tuy nhiên vì nhiệt độ cuối tầm nén của NHạ là rất cao nên nhiệt độ cuối tầm
nén cho phép lên đến 140°C Tit hai diéu kién trên, theo kinh nghiệm đối với NH¿, máy nén pittông, khi
tỷ số nén 7 = px/Py 2 9 thì phải chuyển sang chu trình
hai cấp nén Trong trường hợp này, máy nén pittông không đáp ứng cả hai điều kiện trên nên không thể
thực hiện
Đối với máy nén trục vít, tỷ số nén cho phép lên tới
Tr = 20 (vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế) và nhiệt độ cuối
Trang 38máy nén trục vít vì chu trình một cấp đơn giản hơn
rất nhiều so với chu trình hai cấp Giả sử với x = 20 ta
tính được pạ = 17,8 / 20 = 0,89 Và với áp suất bay hơi
này ta có thể đạt nhiệt độ bay hơi tới ~3 59C,
Hình 26 Chu trình một cắp trục vít và plttông NH; biếu diễn trên đỗ thị igp-h
Bài 2.19: Tính toán chu trình máy lạnh với máy
nén trục vít kiểu tràn đầu có hồi nhiệt cho biết:
Năng suất lạnh 250 kW;
Nhiệt độ bay hơi tạ = —40°C;
Nhiệt độ ngưng tụ tự = 30°C;
Môi chất lạnh: R22
Giải: Theo lý thuyết của máy nén trục vít, lấy nhiệt
độ quá nhiệt của hơi môi chất Atan = 35 K, khi đó
nhiệt độ hơi hút vào máy nén trục vít là tị = 59C
Nhiệt độ hơi ra khỏi thiết bị bay hơi tọ = tị: =~409C
Năng suất lạnh riêng:
Trang 39
vit phụ thuộc vào tỉ số nên ø Profil ring acximet pr gerp Ap cap oper
1 =D, = 200 many; on) 31 ans; 4 * 30°C: = 5; vit fredn vào tí số nên x và cắp nén hình
R32; dâu XC-40 học ø khác nhau ——: = ==1)
3 = Như trên; đầu XA=30
3~ Như trên c= 4, dẫu XA=A0,
dụng tụ, đối với mây nén trục vÌt amoniac vio Nà 00100 aa
số nên xé về œ khác nhau:
0.3448 n= 0,78 = 0,4421 m’/s
Công nén đoạn nhiệt riêng:
£ =hạ-hị =782~711 = 71 kJ/kg
Công suất đoạn nhiệt của máy nén:
N; =m.£ = 1,4368.71 = 102 kW
Trang 40EBOOKBKMT.COM
Tài liệu kỳ thuật Nhiệt Lạnh đ: Thủy lực khi nên
Công suất hiệu dụng:
nạ 0,63
Ne tra d6 thi hinh 2.9 với m = 11,4, €, = 5, đường nét
lién
Công suất động cơ chọn cần có 5 + 10% công suất
dự trữ Cần tính toán công suất cần thiết ở chế độ làm
việc nặng nề nhất của máy để để phòng máy nén và
động cơ phải làm việc ở chế độ quá tải dẫn đến hồng
máy, cháy động cơ
Lưu lượng dầu phun vào máy nén trục vít không
những phụ thuộc vào các đại lượng khác nhau mà còn
phụ thuộc vào hệ thống bôi trơn máy nén Sử dụng hệ thống, theo đó dầu được đưa vào các vị trí ma sát giữa
các chỉ tiết (gối đỡ, bánh răng) từ phía hút, sau đó không đưa vào máy nén mà đi ra lỗ thoát Khi đó dầu
được phun vào máy nén phải mang đi một lượng nhiệt Lượng nhiệt này sẽ làm tăng nhiệt độ hỗn hợp
dầu và môi chất lạnh Ngoài ra dầu còn đảm bảo chức
năng khác trong máy nén là làm kín các khoang hơi Lưu lượng dầu khi đó có thể xác định theo biểu
thức:
`
Aty Ly Py
Pq = 0,83.10? kg/m? - khối lượng riêng của dầu;
Ca = 2,18 kJ/kgK - nhiệt dung riêng của dầu;
Ata = 20 + 40 K - độ chênh nhiệt độ của dầu phun
vào và ra khỏi máy nén
Nhiệt độ tối ưu của dầu khi phun vào máy nén