Luận văn cũng nghiên cứu các quy định trong pháp luật của một số nước điều chỉnh về việc chiatài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, có sự so sánh, đối chiếu với pháp luậ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ …
CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số: 60380103 Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị ………
HÀ NỘI - NĂM 2017
Trang 2MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
1.1.1 Khái niệm tài sản chung 8
1.1.2 Khái niệm thời kỳ hôn nhân 9
1.1.3 Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 12
1.2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲHÔN NHÂN 15
1.3 SƠ LƯỢC PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA
VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN 17
1.3.1 Sơ lược pháp luật Việt Nam về căn cứ, phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trongthời kỳ hôn nhân 18
1.3.2 Sơ lược pháp luật Việt Nam về hậu quả pháp lý của chia tài sản chung của vợ chồng trongthời kỳ hôn nhân 23
1.4 PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNGTRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN 26
Trang 32.1.4 Quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 48
2.2 PHƯƠNG THỨC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔNNHÂN 49
2.3 HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI
KỲ HÔN NHÂN 55
2.3.1 Hậu quả pháp lý về nhân thân 55
2.3.2 Hậu quả pháp lý về tài sản 56
2.4 CHẤM DỨT HIỆU LỰC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNGTRONG THỜI KỲHÔN NHÂN 59
3.1.4 Vướng mắc trong phương thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 75
3.1.5 Vướng mắc về nghĩa vụ thông báo của vợ chồng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hônnhân 77
3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢCHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 85
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan, đề tài: “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân – Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn ” là công trình nghiên cứu của riêng em, có sự hỗ trợ và giúp đỡ của
giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Thị Lan Các nội dung nghiên cứu trong đề tài này là trung thựcđược trình bày dựa trên sự hiểu biết của bản thân, cộng với việc tra cứu, cập nhật, tìm hiểu nguồntài liệu dựa trên các bài viết của các thầy cô trong trường, các báo cáo, sách chuyên khảo vàwebsite đã được liệt kê ở danh mục tài liệu tham khảo
Hà Nội, ngày……tháng…….năm 2017
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN THỰC HIỆN
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, là nơinhững người có quan hệ huyết thống, hôn nhân và nuôi dưỡng cùng chung sống Gia đình hoàthuận hạnh phúc sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững và phồn thịnh chung của xã hội Quanđiểm này được Ph.Ăngghen nhấn mạnh như một nguyên lý của nội dung lý luận Macxit vềHN&GĐ trong tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhànước” Sự ổn định và phát triển lành mạnh của gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung củatoàn bộ xã hội Đánh giá cao tầm quan trọng của gia đình trong đời sống xã hội nói riêng cũng nhưtrong việc xây dựng, phát triển đất nước nói chung, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâmđến việc xây dựng gia đình văn hoá, hạnh phúc
Khi nam nữ kết hôn cùng nhau xây dựng một gia đình thì sự bền vững của quan hệ hôn nhân làmong muốn của hai bên vợ chồng Mục đích của kết hôn là nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc,cùng nhau chung sống suốt đời nhưng cuộc sống gia đình không phải lúc nào êm đềm, hòa thuận.Trong mối quan hệ vợ chồng, yếu tố tình cảm đóng vai trò quan trọng hàng đầu, không có sự phânbiệt rạch ròi về nguồn gốc tài sản hay tài sản này của ai Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại nhucầu sử dụng riêng tài sản là rất lớn, vì lý do chủ quan hay khách quan nào đó mà vợ chồng có nhucầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Chính vì vậy, việc quy định chế định chia tài sảnchung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trở thành một nhu cầu tất yếu, một mặt giải tỏa đượcnhững xung đột trong gia đình, mặt khác giúp cho Tòa án giải quyết nhanh chóng các vụ việc
Trong quá trình xã hội hoá và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, Việt Nam đã thực sự chuyểnmình và có những thay đổi toàn diện, sâu sắc về mọi mặt của đời sống Dưới ảnh hưởng của nềnkinh tế mở đó đã tạo cho mọi người đều có cơ hội làm giàu cũng như tự khẳng định mình Đờisống gia đình được cải thiện đồng nghĩa với khối tài sản vợ chồng tăng lên, nhu cầu riêng cũngnhiều hơn, đa dạng hơn, theo đó nhu cầu chia tài sản chung của vợ chồng là rất cần thiết và hữuích, có nhiều ưu điểm
Trên cơ sở kế thừa Luật HN&GĐ 2000, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳhôn nhân của vợ chồng tại Luật HN&GĐ 2014 có những bước thay đổi tích cực, phù hợp với
sự phát triển của xã hội Các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đã từng bước đi vào
Trang 6cuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, Luật HN&GĐ 2014 có nhiều quy định mở hơn
so với luật Hôn nhân và Gia đình 2000, giúp cho việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân đạt được kết quả tốt nhất
Bởi lẽ đó, việc nghiên cứu về chế định chia tài sản chung của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân là
hết sức cần thiết Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm luận văn thạc sỹ Luật học.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực HN&GĐđã có nhiều công trình,bài viết về tài sản của vợ chồng nói chung và chia tàisản chung của vợ chồng trong thời kỳ hônnhân nói riêng, chẳng hạn như luậnán tiến sỹ “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân vàGia đình ViệtNam” đã được tác giả Nguyễn Văn Cừ bảo vệ thành công năm 2005; “Hậuquả pháp
lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hônnhân” của tác giả Nguyễn PhươngLan đăng trên Tạp chí Luật học số 6 năm2002; “Chế độ tài sản theo thoả thuận của vợ chồng trongpháp luật cộnghoà Pháp và pháp luật Việt Nam” của tác giả Bùi Minh Hồng đăng trên Tạpchí Luậthọc số 11 năm 2009… và rất nhiều công trình nghiên cứu khác Đây thật sự là những công trìnhkhoa học có giá trị rất lớn trong khoa học, lý luận và thực tiễn
Bên cạnh đó phải kể đến một số công trình nghiên cứu như: “Bàn thêmvề chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” của tác giả Nguyễn Hồng Hải; “Một số vấn đề chia tài sản của
vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000” của tác giả Nguyễn Thị Bích Vân.Nhìn chung, các công trình này đã nghiên cứu một cách khá toàn diện về chia tài sản chung của vợchồng trong thời kỳ hôn nhân theo Luật HN&GĐ 2000
Mặc dù vậy, với xu hướng ly hôn và các vụ chia tài sản chung của vợ chồng ngày càng tăng vàviệc Luật HN&GĐ 2014 đã được áp dụng thì việc nghiên cứu các quy định về chia tài sảnchung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định của Luật HN&GĐ 2014 là rất quantrọng và cần thiết, cần có cái nhìn tổng quan về những tiến bộ trong Luật HN&GĐ 2014 đồngthời chỉ ra những bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyếtcác tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Trang 7Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về chia tàisản chung của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân và một số công trình nghiên cứu cũng như những vụ việc cụ thể có liênquan đến vấn đề này.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về chia tài sản chungcủa vợ chồng trong thời kỳhôn nhân trong một số văn bản pháp luật như: Luật HN&GĐ 2000; Luật HN&GĐ 2014;BLDS 2005 và các văn bản pháp luật khác có liên quan Trong đó, luận văn tập trung nghiên cứu
về các quy định của Luật HN&GĐ 2014 về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Luận văn cũng nghiên cứu các quy định trong pháp luật của một số nước điều chỉnh về việc chiatài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, có sự so sánh, đối chiếu với pháp luật ViệtNam, qua đó học hỏi, tiếp thu và chọn lọc những quan điểm phù hợp để bổ sung, hoàn thiện cácquy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Luật HN&GĐ 2014.Nội dung nghiên cứu không bao gồm việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có yếu tốnước ngoài
Luận văn cũng đưa những khó khăn, bất cập còn tồn tại và đóng góp những ý kiến hoàn thiện cácquy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân kể từ khi LuậtHN&GĐ 2014 có hiệu lực, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc chia tàn sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
4 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề về chia tài sản chung của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân: căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; phươngthức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; hệ quả pháp lý của chia tài sản chungtrong thời kỳ hôn nhân; chỉ ra những vướng mắc, bất cập và đưa ra những kiến nghị về việc xâydựng và hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Luận văn nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:
- Khái quát chung về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hiệnhành, làm rõ khái niệm chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; sơ lược pháp luật Việt Nam vềcăn cứ, phương thức chia tài sản và hậu quả pháp lý khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân
Trang 8- Xác định hiệu lực pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và hệ quả pháp lý của chia tàisản chung của vợ chồng trongthời kỳ hôn nhân.
- Tìm hiểu thực trạng về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; những vướngmắc phát sinh từ thực tiễn vấn đề này và tìm ra phương hướng giải quyết, góp phần hoàn thiệnpháp luật
5 Câu hỏi nghiên cứu
Với các mục tiêu hướng tới như đã nên ở trên, luận văn đi vào giải quyết các câu hỏi sau:
1 Thế nào là chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?
2 Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có ýnghĩa gì?
3 Luật HN&GĐ 2014 khác gì so với Luật HN&GĐ năm 2000?
4 Pháp luật một số nước trên thế giới quy định như thế nào về chia tài sản chung của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân, Việt Nam có thể học hỏi gì từ pháp luật của những nước đó?
5 Luật HN&GĐ 2014 còn những vướng mắc, khó khăn gì trong việc áp dụng các quy địnhcủa pháp luật trong việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?
6 Hướng giải quyết trong thời gian tới để hạn chế những vướng mắc và hoàn thiện các quy địnhcủa Luật HN&GĐ như thế nào?
6 Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của triếthọc Mác-LêNin về chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhànước trong lĩnh vực HN&GĐ Ngoài ra để đạt được mục đích nghiên cứu luận văn còn vậndụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trang 9Luận văn phân tích các căn cứ về lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ sự cần thiết quy định về quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, nghiên cứu cũng nhưbổ sung, làm phong phúthêm cho lý thuyết về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hônnhân
Về thực tiễn, gia đình được coi là hạt nhân của xã hội Sự phát triển bềnvững của gia đình là nềntảng phát triển xã hội Do đó, trong sự phát triển vàbiến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thị trườnghiện nay, gia đình đóng vai tròvô cùng quan trọng trong sự thúc đẩy và phát triển kinh tế, xã hội.Như mộttất yếu của cuộc sống chung, vợ và chồng thực hiện những quan hệ về tài sản,nhân thânnhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình
Nhu cầu chia tài sản chung của vợ chồng để nâng khối tài sản riêng của mỗingười nhằm xác lậpnhững giao dịch riêng cũng có chiều hướng tăng Kéotheo đó, là những vấn đề không dễ giải quyết
về hậu quả pháp lý sau khi chiatài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, quyền và nghĩa
vụ của vợchồng sau khi chia tài sản chung Nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăntrong việc xácđịnh căn cứ chia, phương thức chia cũng như hậu quả pháp lýsau khi chia tài sản chung của vợchồng trong thời kỳ hôn nhân Trên cơ sởđó, tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao ý thức, tráchnhiệm cho các cặp vợchồng trong việc đưa ra các thoả thuận chia tài sản chung cũng nhưnhữngvấn đề phát sinh sau đó, góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn, vướngmắc trong sảnxuất, kinh doanh, quản lý cũng như các vấn đề về chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục con cái và cácthành viên khác trong gia đình
8 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 03 chương:Chương 1: Khái quát chung về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Chương 2: Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hiện hành
Chương 3: Vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung trong thời kỳ hônnhân của vợ chồng và một số kiến nghị
Trang 101.1.1 Khái niệm tài sản chung
Tài sản theo nghĩa từ điển học là “của cải, vật chất dùng vào mục đíchsản xuất và tiêu dùng” trongkhi đó theo quy định tại BLDS 2005: “tài sảnbao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tàisản” (Điều 163) Nhìn nhận trên phương diện khách quan, tài sản chung của vợ chồng có thể hiểu
là toàn bộ những quy định của pháp luật về việc hình thành khối tài sản chung của vợ chồng,quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản chung Trong quan hệ hôn nhân, vợ chồngcùng chung sức, chung ý chí tạo dựng khối tài sản chung nhằm đảm bảo nhu cầu đời sống chungcủa vợ chồng, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất - sở hữu chung mà trong
đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung…(Khoản 1 Điều 217 BLDS 2005) Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng là sở hữu chung có thểphân chia khi vợ chồng có lý do chính đáng hay khi quan hệ hôn nhân chấm dứt
Theo Điều 33 Luật HN&GĐ 2014 thì tài sản chung bao gồm: Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thunhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thunhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thìphần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sảnchung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác Phần tài sản cònlại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng
Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồngthỏa thuận là tài sản chung
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trườnghợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịchbằng tài sản riêng
Trang 11Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của giađình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tàisản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung
Như vậy, tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân thuộc khối tài sản chung của vợ chồng
1.1.2 Khái niệm thời kỳ hôn nhân
Thời kỳ hôn nhân theo quy định của luật thực định: “Thời kỳ hôn nhânlà khoảng thời gian tồn tạiquan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hônđến ngày chấm dứt hôn nhân” (Khoản 13 Điều 3Luật HN&GĐ 2014)
Thời kỳ hôn nhân ở đây được hiểu là khoảng thời gian mà quan hệ vợchồng còn tồn tại, tức là hônnhân được pháp luật thừa nhận Thời điểm bắtđầu thời kỳ hôn nhân được tính như sau:
Theo thủ tục đăng ký kết hôn, ngày đăng ký kết hôn sẽ được tính từngày hai bên nam nữ ký vàogiấy chứng nhận kết hôn, cán bộ Tư pháp hộ tịchghi vào sổ đăng ký kết hôn và giấy chứng nhậnkết hôn Ngày này cũng làngày tổ chức đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho haibênnam nữ để họ trở thành vợ chồng Đó chính là thời điểm bắt đầu thời kỳ hônnhân Tuy nhiêntrong trường hợp kết hôn trái pháp luật thì việc xác định thờikỳ hôn nhân như thế nào cho phùhợp? Khoản 2 Điều 11 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Trong trường hợp tại thời điểm Toà ángiải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kếthôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân đó.Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôntheo quy định của Luật này” Như vậy, nếu tại thời điểm có yêu cầu huỷ mà các bên kết hôn tráipháp luật không còn vi phạm điều kiện kết hôn, cuộc sống chung bình thường, hạnh phúc, có conchung, tài sản chung thì không nhất thiết phải áp dụng máy móc là xử huỷ
Như vậy, trường hợp này thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân được tính từ ngày đăng ký kết hôn,hay chính là từ thời điểm các bên không còn vi phạm điều kiện kết hôn
Trang 12Trường hợp kết hôn không đúng thẩm quyền, theo quy định tại Điều 13 Luật HN&GĐ 2014thì trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền khi có yêu cầu, cơ quan nhànước có thẩm quyền thu hồi, huỷ bỏ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật
về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩmquyền Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước Nhưvậy, thời kỳ hôn nhân trong trường hợp kết hôn không đúng thẩm quyền được xác định kể từ ngàyđăng ký kết hôn trước, vì kể từ thời điểm đó đã tồn tại quan hệ hôn nhân
Trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng theo quy định tại Điều 14 Luật HN&GĐ
2014 và hướng dẫn xử lý tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch số VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ thìnam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ 2014 chung sống với nhaunhư vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ vàchồng Vì vậy, quan hệ hôn nhân trong trường hợp này được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn,tức là thời kỳ hôn nhân của vợ chồng trong trường hợp này được xác định từ thời điểm đăng ký kếthôn
01/2016/TTLT-TANDTC-Thời kỳ hôn nhân trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết hoặc có quyết định của Toà ántuyên bố vợ, chồng chết mà sau đó người bị tuyên bố chết trở về và theo yêu cầu của người nàyhoặc người có quyền, lợi ích liên quan mà việc người đó còn sống là xác thực thì Toà án ra quyếtđịnh huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết (theo quy định tại Điều 83 BLDS 2005) vàtheo quy định tại Điều 67 Luật HN&GĐ 2014 thì khi Toà án ra quyết định huỷ bỏ tuyên bốmột người mà đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệhôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn, thời kỳ hôn nhân được tính từ thời điểm kết hôn.Tuy nhiên, trong khoảng thời gian người vợ hoặc chồng còn sống thì tài sản do vợ, chồng có được
kể từ thời điểm quyết định của Toà án về việc tuyên bố vợ, chồng đã chết có hiệu lực đến khiquyết định huỷ bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực thì tài sản trong khoảng thời gian này làtài sản riêng của người vợ, chồng không bị tuyên bố chết Tuy nhiên, trong một số trường hợp việcxác định tài sản phát sinh trong thời kỳ vợ, chồng bị Toà án tuyên bố chết gặp phải nhiều khókhăn, và nếu trường hợp sau khi vợ chồng đã chết trở về và được Toà án huỷ bỏ quyết định tuyênbố vợ, chồng đã chết mà có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì tàisản chung của vợ chồng là tài sản được xác lập trước khi vợ hoặc chồng bị Toà án tuyên bố chết,việc xác định tài sản chung theo các quy định của pháp luật hiện hành về tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân
Trang 13Thời điểm chấm dứt hôn nhân được xác định khi có các sự kiện sau: Chấm dứt hôn nhân do vợ,chồng chết Như vậy, ngày một trong hai bên vợ chồng chết được xác định là ngày chấm dứt hônnhân, xác định theo ngày thực tế vợ hoặc chồng chết được ghi trong giấy chứng tử Chấm dứt hônnhân khi có quyết định của Toà án tuyên bố vợ, chồng chết Việc xác định ngày nào là ngày chấmdứt hôn nhân được xác định theo quy định tại Điều 81 BLDS 2005, ngày chết sẽ được tính tuỳtừng trường hợp cụ thể, nếu bị tai nạn, thảm hoạ thiên tai thì ngày chết thông thường là ngày xảy ratai nạn thảm hoạ thiên tai đó, nhưng nếu không xác định được ngày chết của người đó thì ngàychết sẽ là ngày quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật và ngày này cũng được xác định làngày chấm dứt hôn nhân.
Chấm dứt hôn nhân do ly hôn Ngày chấm dứt hôn nhân sẽ là ngày bản án xử cho ly hôn hoặcquyết định thuận tình ly hôn của Toà án có hiệu lực
pháp luật Do vậy, đối với bản án sơ thẩm có thể chưa có hiệu lực pháp luật
ngay và đương sự có quyền kháng cáo Trường hợp này, thời kỳ hôn nhân còn
tiếp tục kéo dài cho đến khi hết thời hạn kháng cáo, mà đương sự không
kháng cáo, viện kiểm sát nhân dân không kháng nghị hoặc cho đến khi có bản
án ly hôn tại cấp phúc thẩm
1.1.3 Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Ở Việt Nam, qua mỗi giai đoạn phát triển, chế độ tài sản của vợ chồng
đều thể hiện những nét đặc thù riêng Trên cơ sở nền kinh tế thị trường, sự
phát triển của xã hội và gia đình, Luật HN&GĐ 2014 đã có quy định về chế
độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm chế độ tài sản chung và
chế độ tài sản riêng Như một tất yếu của cuộc sống chung, sau khi kết hôn
đòi hỏi vợ chồng phải cùng đồng lòng, chung ý chí để vun đắp hạnh phúc gia
đình Do đó, tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng đều cần được khai
thác nhằm đảm bảo cho sự phát triển và tồn tại của gia đình Trong điều kiện
kinh tế thị trường hiện nay, cùng với việc hội nhập quốc tế, mở rộng thị
trường, đẩy mạnh quan hệ giao thương với các nước trong khu vực và trên thế
16
giới đã làm phát sinh nhiều nghĩa vụ về tài sản mà vợ chồng phải gánh vác
Theo đó, nhu cầu có tài sản riêng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ riêng là rất
Trang 14cần thiết Vậy chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là gì?
Để hiểu thế nào là chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì trước
tiên cần hiểu như nào là chia, chia theo định nghĩa tại từ điển Tiếng Việt là
“phân ra, san ra từng phần từ một chỉnh thể” vậy chia tài sản chung của vợ
chồng hiểu đơn giản là phân tài sản ra thành hai phần từ khối tài sản chung
của vợ chồng Vậy, theo quy định của pháp luật thì chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân được hiểu như nào?
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân lần đầu tiên được nhắc
tới trong Luật HN&GĐ 1986 Trước đó, do phong tục tập quán cũng như tưduy của gia đình Việt là “của chồng công vợ” sự phân chia rạch ròi tài sản
trong thời kỳ hôn nhân là không hề có Trước đó Luật HN&GĐ 1959 vấn đềnày cũng không được đề cập tới bởi Nhà nước ta quy định chế độ tài sản của
vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản, toàn bộ tài sản vợ chồng có trước khikết hôn hoặc được tạo ra, có được trong thời kỳ hôn nhân không phân biệt
nguồn gốc tài sản, công sức đóng góp đều thuộc tài sản chung của vợ chồng.Từ cơ sở đó, Luật HN&GĐ 1959 chỉ dự liệu hai trường hợp chia tài sảnchung của vợ chồng là khi vợ chồng chết trước hoặc khi vợ chồng ly hôn
Luật HN&GĐ 1986 ra đời vào thời kỳ đầu của sự nghiệp đổi mới với nhiềuquy định khác về căn bản so với Luật HN&GĐ 1959 để phù hợp với tình hìnhkinh tế – xã hội Theo đó, Luật HN&GĐ 1986 quy định chế độ tài sản của vợchồng là chế độ cộng đồng tạo sản, vợ chồng có tài sản chung và có quyền cótài sản riêng và đặc biệt còn ghi nhận việc chia tài sản chung của vợ chồng khihôn nhân đang tồn tại nếu có lý do chính đáng Kế thừa Luật HN&GĐ 1986,Luật HN&GĐ 2000 tiếp tục quy định việc chia tài sản chung của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân tại Điều 29 và Điều 30 Theo quy định của Luật
Trang 15HN&GĐ 2000 thì khi hôn nhân đang tồn tại, trong trường hợp đầu tư, kinhdoanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khácthì có thể thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.Luật HN&GĐ 2014 tiếp thu những ưu điểm của luật cũ và quy định chi tiếthơn, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân Điều 38 Luật HN&GĐ 2014 quy định trongthời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộtài sản chung, trừ các trường hợp chia tài sản chung để: trốn tránh nghĩa vụnuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toánkhi bị Tòa án tuyên bố phá sản…(Điều 42 Luật HN&GĐ 2014) Nếu khôngthỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết Như vậy nhìn mộtcách tổng quát, chia tài sản chung của vợ chồng là tổng hợp các quy phạmpháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh việc vợ chồng thỏa thuận hoặcyêu cầu Tòa án nhân dân quyết định các trường hợp chia tài sản chung của vợchồng Việc chia tài sản chung của vợ chồng dựa trên điều kiện và nguyên tắcLuật định nhằm bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng đối với tàisản chung Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản Vănbản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định củapháp luật Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việcchia tài sản chung của vợ chồng theo quy định của Luật này về nguyên tắcgiải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Khái niệm chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chưa được ghi nhận
trong bất kỳ văn bản pháp luật nào nhưng qua phân tích ở trên có thể hiểu:Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là việc vợ
chồng thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản
Trang 16thuộc sở hữu chung của vợ chồng cho mỗi bên vợ, chồng dựa trên các căn cứluật định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên vợ, chồng và18
người thứ ba có liên quan mà không làm chấm dứt quan hệ giữa vợ và chồngtrước pháp luật
1.2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
Pháp luật HN&GĐ 1986 bắt đầu có quy định về chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại Điều 18: “Khi hôn nhân tồn tại, nếu mộtbên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ
chồng theo quy định ở Điều 42 của Luật này” Kế thừa và phát huy quy địnhnày, Luật HN&GĐ 2000 tiếp tục hoàn thiện quy định trường hợp chia tài sảnchung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Việc pháp luật thừa nhận vấn đềchia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có ý nghĩa hết sức tolớn đối với bản thân mỗi vợ chồng nói chung và với những người có quyền vàlợi ích liên quan nói riêng
Thứ nhất, chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là cơ
sở để vợ chồng tham gia vào các quan hệ xã hội, nâng cao đời sống gia đình,ngoài lợi ích đạt được, vợ chồng phải có nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba
có quan hệ giao dịch liên quan đến tài sản của vợ, chồng Chế định này cũngtạo cơ sở pháp lý để phân định rõ trách nhiệm của vợ, chồng trong quản lý, sửdụng và định đoạt tài sản phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và xây dựnggia đình hạnh phúc, hòa thuận
Thứ hai, tình hình kinh tế - xã hội nước ta ngày càng phát triển, hội
nhập sâu rộng nhất là khi đã ký kết hiệp định TTP - hiệp định đối tác xuyên
Trang 17Thái Bình Dương Nền kinh tế càng phát triển kéo theo nhu cầu kinh tế củacác gia đình cũng tăng cao, việc vợ chồng có ý định đầu tư kinh doanh riênghay tự chủ trong kinh tế riêng cũng ngày càng nhiều Chính vì vậy, để bảo vệquyền và lợi ích chung của gia đình cũng như tôn trọng quyền tự do định đoạtcủa cá nhân, quyền tự do kinh doanh được pháp luật công nhận, các quy định19
của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tấtyếu cũng được công nhận
Thứ ba, cuộc sống chung của vợ chồng khó tránh được những xung
đột, mâu thuẫn, nhiều trường hợp các bên vợ chồng chỉ yêu cầu chia tài sảnchung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà không muốn ly hôn Hơn nữa,sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân quan hệ hôn nhân vẫn còntồn tại nên vợ chồng vẫn có đầy đủ mọi quyền và nghĩa vụ nhân thân với nhau
và với gia đình Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không phải làgián tiếp quy định về ly thân nên không đương nhiên dẫn đến chế độ biệt sản
Do đó, việc duy trì đời sống chung là nghĩa vụ, trách nhiệm của cả hai vợchồng Đáp ứng nhu cầu này của vợ chồng và nhằm xây dựng hạnh phúc giađình êm ấm, hòa thuận, pháp luật cho phép chia tài sản chung trong thời kỳhôn nhân
Thứ tư, quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có ý
nghĩa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba, trường hợp
do vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng (những khoản nợ mà vợchồng vay từ trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân mà sử dụng vàomục đích riêng) trong trường hợp này nếu tài sản riêng không có hoặc không
đủ mà vợ chồng không thỏa thuận được về việc lấy tài sản chung để trả nợriêng cho một bên thì vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời
Trang 18kỳ hôn nhân để vợ chồng dùng phần tài sản đã chia đó thực hiện nghĩa vụ riêng.Những quy định này tạo điều kiện cho vợ chồng được tự do tham gia
vào các quan hệ xã hội, nâng cao đời sống gia đình Tuy nhiên, ngoài nhữnglợi ích đạt được vợ, chồng cũng phải có nghĩa vụ tài sản đối với bên thứ ba cóquan hệ giao dịch liên quan đến tài sản của vợ, chồng; bên cạnh đó, chế địnhchia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn tạo cơ sở pháp lý
để phân định rõ trách nhiệm của vợ chồng trong quản lý, sử dụng và định đoạt20
tài sản phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và xây dựng gia đình hạnh phúc,hòa thuận Chính nhờ có quy định này mà giảm thiểu được tối đa các mâuthuẫn phát sinh xuất phát từ khối tài sản chung của vợ chồng
Thứ năm, quan hệ vợ chồng là một quan hệ thiêng liêng và nhạy cảm, có
lúc êm đềm, có lúc sóng gió Đôi khi vì những lý do cá nhân nào đó mà vợchồng chia tài sản chung Vì vậy việc quy định về chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân khi chia sẽ giúp tránh được một số tranh chấp phát sinh giữa vợ vàchồng Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, mỗi bên vợ chồngcần xác định được quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình, tránh tìnhtrạng trốn tránh trách nhiệm đối với con cái và gia đình Từ đó duy trì đời sốngchung, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc và ngày càng phát triển hơn nữa.Mặt khác, quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân rất
quan trọng Nó giúp hai bên vợ chồng dễ dàng giải quyết các vấn đề phát sinhsau khi chia tài sản và hạn chế tranh chấp xảy ra về hoa lợi, lợi tức phát sinhtừ tài sản sau chia trong trường hợp chia một nửa khối tài sản chung Tóm lại,chế định chia tài chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng đóng vai trò vôcùng quan trọng và cần thiết
Trang 191.3 SƠ LƯỢC PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH VIỆC CHIA TÀISẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
1.3.1 Sơ lược pháp luật Việt Nam về căn cứ, phương thức chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Pháp luật dưới các triều đại phong kiến Việt Nam và thời kỳ pháp
thuộc không có quy định về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia
đình, giữa vợ và chồng và đặc biệt là chia tài sản chung của vợ chồng BộQuốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) dưới triều Lê chỉ dự liệu một số
trường hợp chia tài sản của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước còn
Bộ luật Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) dưới triều Nguyễn không có quy21
định nào về chia tài sản chung của vợ chồng Đến giai đoạn 1945-1954, ViệtNam ban hành sắc lệnh số 97/SL và sắc lệnh số 159/SL cũng không có quyđịnh cụ thể nào về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân màhiểu theo tinh thần của hai sắc lệnh thì có thể suy luận tài sản chung của vợchồng phải được chia đôi, mỗi bên vợ, chồng được chia một nửa giá trị tài sảnchung
Giai đoạn 1954-1975, dưới chế độ miền nam cộng hoà từ năm 1949
đến 1955 pháp luật dưới thời kỳ Ngô Đình Diệm không quy định về chia tàisản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà chỉ quy định về chế độ lythân và dự liệu về chế độ tài sản khi vợ chồng ly thân Luật HN&GĐ 1959quy định một chế độ tài sản duy nhất là chế độ tài sản chung Khi một bên vợ,chồng chết hoặc khi hai vợ chồng ly hôn tài sản chung sẽ được chia “căn cứvào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng
cụ thể của gia đình” (Điều 29), Luật HN&GĐ 1959 không quy định về chiatài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà chỉ quy định về chia tài
Trang 20sản khi ly hôn Sắc luật 15/64 chỉ dự liệu chia tài sản chung khi vợ, chồng lythân hoặc ly hôn Như vậy tính cho đến thời điểm này, pháp luật chỉ mới cónhững quy định sơ đẳng đầu tiên về chia tài sản chung khi vợ chồng ly thân,
ly hôn, tức là khi quan hệ hôn nhân không tồn tại hoặc chỉ tồn tại theo phápluật, vợ chồng không còn muốn cùng chung sức xây dựng gia đình, cùng
chung kinh tế, cùng nhau nuôi dạy con cái Trường hợp chia tài sản chung của
vợ chồng trong thời kì hôn nhân khi mà cả hai bên vợ chồng muốn việc chiatài sản chỉ tác động thuần túy đến tài sản chứ không phải quan hệ hôn nhânkhông được quan tâm đến và không hề xuất hiện trong bất cứ quy định nào
của pháp luật
Khi BLDS 1972 ra đời dưới chế độ Miền nam Cộng hòa, lần đầu tiên
trong lịch sử pháp luật Việt nam, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong22
thời kỳ hôn nhân được nhắc đến Bộ Luật này đã dự liệu cả ba trường hợp
chia tài sản đó là khi vợ, chồng chết; khi vợ chồng ly thân và ly hôn Trongthời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể làm đơn yêu cầu Toà án tuyên phán sự biệtsản trong một số trường hợp được luật dự liệu Các quy định về chia tài sảnchung trong thời kỳ hôn nhân bước đầu được nhắc đến nhưng rất ít, rất sơ sài
và chỉ quy định một số rất nhỏ các trường hợp vợ chồng được chia tài sản
trong thời kỳ hôn nhân mà không có thêm hướng dẫn khác, bó buộc vợ chồngtrong các trường hợp hạn chế mà pháp luật quy định
Từ năm 1975 đến nay, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Luật
HN&GĐ 1986 có hiệu lực trên phạm vi cả nước, pháp luật Việt Nam bắt đầu
có quy định cụ thể đầu tiên về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳhôn nhân tại Điều 18 “Khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do
Trang 21chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều
42 của Luật này” Theo đó, chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại đượcchia như khi ly hôn tại Điều 42: “Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi,nhưng có xem xét một cách hợp lý đến tình hình tài sản, tình trạng cụ thể củagia đình và công sức đóng góp của mỗi bên”, tức là việc chia tài sản chung
phụ thuộc vào tình hình thực tế về tài sản, nhân thân cụ thể và công sức đónggóp của vợ chồng Quy định này khá hợp lý và có nhiều ưu điểm, bảo vệ đượcquyền lợi cho gia đình, đặt lợi ích gia đình nên trước Như vậy, Luật HN&GĐ
1986 đã đánh dấu một bước tiến dài của pháp luật Việt Nam về chế định chiatài sản vợ chồng trong thời kì hôn nhân khi bắt đầu có quy định về căn cứ chiatài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân Tuy nhiên, những quy
đinh này vẫn còn sơ khai, căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng dựa trên
yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng, lý do chia chỉ quy định chung chung là
“có lý do chính đáng” nhưng chưa có quy định hướng dẫn thế nào là “lý do
chính đáng”
23
Kế thừa và phát triền các quy định của Luật HN&GĐ 1986, Luật
HN&GĐ 2000 đã có những quy định cụ thể hơn về căn cứ và phương thứcchia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Chế độ tài sản chungcủa vợ chồng được quy định tại các điều 27, 28 Luật HN&GĐ 2000 là chế độtài sản pháp định với hình thức chế độ cộng đồng tạo sản (tài sản mà vợ,
chồng có được trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung, trừ
những tài sản theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng)
Về nguyên tắc, khi hôn nhân tồn tại thì vẫn còn chế độ tài sản chung, chế độtài sản này chỉ chấm dứt khi hôn nhân chấm dứt về mặt pháp lý (ly hôn; mộtbên vợ, chồng chết)
Trang 22Căn cứ chia tài sản trong thời kì hôn nhân được quy định tại khoản 1
Điều 29 Luật HN&GĐ 2000:
“1 Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh
doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khácthì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chungphải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầuTòa án giải quyết”
Theo đó, các căn cứ để chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân theo
Luật này bao gồm: Vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân
sự riêng và các lý do chính đáng khác Trong trường hợp vợ chồng đầu tưkinh doanh riêng, việc kinh doanh buôn bán cần tận dụng thời cơ để đạt hiệuquả cao nhất Tuy nhiên, việc đầu tư cần có vốn lớn mà mà người vợ hoặcngười chồng không muốn mạo hiểm toàn bộ tài sản chung của cả gia đình,hoặc một trong hai vợ hoặc chồng muốn đầu tư kinh doanh nhưng vì rủi rocao nên người còn lại không đồng ý… Khi đó vợ hoặc chồng hoặc cả vợ vàchồng có quyền thỏa thuận để chia tài sản trong thời kì hôn nhân, nếu khôngthể thỏa thuận thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết với mục đích lấy phần24
tài sản của mình trong khối tài sản chung để làm vốn đầu tư kinh doanh.Trong trường hợp vợ hoặc chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng, nếu tàisản riêng không có hoặc không đủ mà vợ chồng không thỏa thuận được vềviệc dùng tài sản chung để trả nợ thì vợ, chồng có quyền yêu cầu chia tài sảnchung trong thời kỳ hôn nhân để lấy phần tài sản riêng của mình thực hiệnnghĩa vụ về tài sản đối với người thứ ba Trường hợp có lý do chính đángkhác, chẳng hạn như vì lý do nào đó mà vợ, chồng có mâu thuẫn nhưng không
Trang 23muốn ly hôn mà chỉ muốn ở riêng, chia tài sản để dùng riêng (sợ ảnh hưởngđến con cái, ảnh hưởng đến danh dự,…), hoặc vợ chồng từng có nhiều tài sảnriêng nhưng sau đó phần lớn tài sản riêng đã được chuyển thành tài sản
chung, nay vợ, chồng muốn khôi phục lại khối tài sản riêng của mình để cóthể chủ động trong các giao dịch riêng, hoặc trường hợp vợ hoặc chồng
thường có hành vi phá tán tài sản gia đình, người còn lại cũng có thể yêu cầuTòa án hoặc thỏa thuận với vợ, chồng để chia tài sản chung nhằm đảm bảo sựổn định của kinh tế gia đình
Luật HN&GĐ 2000 đồng thời quy định việc chia tài sản chung của vợchồng trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu trong một số trường hợp sau: theoyêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan thì việc chia tài sản chung của
vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản sau đây bị Tòa ántuyên bố là vô hiệu: Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khác theo quyđịnh của pháp luật; Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; Nghĩa vụ thanh toán khi bịToà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp; Nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài
chính khác đối với Nhà nước; Nghĩa vụ trả nợ cho người khác; Các nghĩa vụkhác về tài sản theo quy định của pháp luật (Điều 11 Nghị định số
70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ).Quy định này nhằm đã bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba khi bị25
vi phạm các quyền, lợi ích chính đáng, giúp cho quy định về chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng chặt chẽ hơn
Có thể thấy Luật HN&GĐ năm 2000 quy định tương đối rõ ràng về căn
cứ chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, nhưng lại không có quy định vềphương thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Tuy nhiên chính sựquy định rõ ràng về căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
Trang 24nhân lại vô hình chung hạn chế vợ chồng khi quyết định chia tài sản chung.
Vợ hoặc chồng chỉ được phép chia tài sản chung khi có một trong các căn cứ
nói trên, nếu thuộc trường hợp lí do chính đáng khác thì phải chứng minh
được tính chính đáng khi thỏa thuận hay yêu cầu Tòa án chia tài sản chung
Hơn nữa, pháp luật cũng chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là lý do chính
đáng và trong những trường hợp nào thì được chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân khi có lý do chính đáng? Và có phải trường hợp nào có lý do chính
đáng cũng được chia theo quy định của luật này?
Ngày 19 tháng 06 năm 2014, Quốc hội chính thức thông qua Luật
HN&GĐ mới, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 Luật
HN&GĐ 2014 đã khắc phục hạn chế của Luật HN&GĐ 2000 về các căn cứchia tài sản trong thời kì hôn nhân khi bỏ đi quy định về các trường hợp chia
tài sản cố định mà luật dự liệu, mở ra nhiều sự lựa chọn hơn cho các cặp vợ
chồng khi có nguyện vọng chia tài sản trong thời kì hôn nhân Thay vào đó,
quy định các giới hạn cần thiết để đảm bảo gia đình vẫn phát triển bền vững
và hạnh phúc, quyền và lợi ích hợp pháp của con cái vẫn được thực hiện đầy
đủ, quyền và lợi ích của người thứ ba không bị xâm phạm được quy định
bằng các trường hợp dẫn đến vô hiệu của việc chia tài sản chung tại Điều 42
Luật này Các quy định khác về hậu quả pháp lí và phương thức chia tài sản,
cách thức chia khối lượng tài sản chung của vợ chồng cũng có nhiều thay đổi
nhằm khắc phục các hạn chế của Luật cũ, và đảm bảo tốt hơn cho quyền và
26
lợi ích của người có quyền và lợi ích liên quan Như vậy Luật HN&GĐ 2014đã có những tiến bộ đáng kể so với Luật HN&GĐ 2000 Tính đến nay, đây làLuật có những quy định đầy đủ nhất, hoàn thiện nhất về chế định chia tài sản
Trang 25chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân.
1.3.2 Sơ lược pháp luật Việt Nam về hậu quả pháp lý của chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Giống với căn cứ và phương thức chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân, pháp luật dưới các triều đại phong kiến Việt Nam,
thời kỳ pháp thuộc và dưới chế độ Việt Nam cộng hòa không có quy định vềchia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng như hậu quả
pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Pháp luật về HN&GĐ trong giai đoạn từ năm 1945-1954 và 1954-1975cũng không có quy định nào về hậu quả pháp lý của chia tài sản chung của vợchồng trong thời kỳ hôn nhân
Luật HN&GĐ 1986 bước đầu quy định về chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân nhưng không quy định về hậu quả pháp lý củaviệc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng Luật HN&GĐ
2000 khi quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhânđã quy định hậu quả pháp lý khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳhôn nhân như sau: “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc
sở hữu riêng của mỗi người; phần còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chungcủa vợ chồng”
Như vậy, sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì quan hệ
nhân thân của vợ chồng vẫn được giữ nguyên như trước khi chia tài sản chungcủa vợ chồng, nói cách khác việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa hai vợ chồng
27
Có thể thấy, trong quan hệ hôn nhân, quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa
vợ và chồng là rất quan trọng, được pháp luật HN&GĐ quy định khái quát và
Trang 26điều chỉnh những quan hệ mang tính chất cơ bản nhất, chung nhất trong quan
hệ vợ chồng Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng thể hiện quan hệ
vợ chồng trong thực tiễn đời sống Trong thực tế vợ chồng thực hiện quyền vànghĩa vụ về nhân thân một cách đa dạng, phong phú, bằng nhiều hình thức
khác nhau mà pháp luật không thể điều chỉnh toàn diện hết mọi mối quan hệcủa vợ chồng trong xã hội
Hậu quả pháp lý về tài sản: theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 Luật
HN&GĐ 2000 thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có thể chỉ chia mộtphần hoặc chia toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng hiện có Trong cả haitrường hợp trên việc chia tài sản chung của vợ chồng sẽ dẫn đến hậu quả sau:khối tài sản chung của vợ chồng bị giảm sút hoặc không còn (trường hợp chiatoàn bộ) và được chuyển hóa thành tài sản riêng của vợ chồng; vợ, chồng làchủ sở hữu riêng đối với tài sản được chia cho mình cũng như đối với hoa lợi,lợi tức phát sinh từ tài sản được chia; đối với phần tài sản chưa chia vẫn thuộcsở hữu chung của vợ chồng Ngoài ra, Khoản 2 Điều 8 Nghị định số
70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định “Thu nhập do laođộng, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác củamỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trườnghợp vợ chồng có thoả thuận khác” Xét trong mối liên hệ giữa Luật HN&GĐ
2000 và Nghị định số 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ có thể thấy quy định tạihai văn bản này là mâu thuẫn nhau, hiểu theo Nghị định số 70/2001/NĐ-CPcủa Chính Phủ thì sau khi chia tài sản chung của vợ chồng thì hầu hết các tàisản do vợ, chồng tạo ra thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợchồng có thỏa thuận khác Vậy, hậu quả của chia tài sản chung của vợ chồng28
Trang 27trong thời kỳ hôn nhân có làm chấm dứt chế độ cộng đồng tài sản và chuyểnsang thực hiện chế độ tách riêng tài sản?
Như vậy, theo quy định của Luật HN&GĐ thì sau khi chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mặc dù hôn nhân vẫn còn tồn tại,
sự kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân kéo theo
những thay đổi trong việc xác định tài sản chung của vợ chồng đã được quyđịnh tại Điều 27 Luật HN&GĐ 2000 Sự thay đổi sẽ rất lớn nếu chia toàn bộsố tài sản chung của vợ chồng, theo đó thu nhập của vợ chồng trong thời kỳhôn nhân thuộc sở hữu chung của vợ chồng và như vậy hoa lợi, lợi tức phátsinh từ tài sản riêng của mỗi bên cũng là tài sản chung Trong khi đó, tài sản
mà mỗi bên vợ chồng nhận được khi chia tài sản chung là tài sản riêng của họ,nhưng theo Điều 30 thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác vẫn
thuộc sở hữu chung của vợ chồng Nhìn chung, dù tài sản chung của vợ chồngđược chia hết, chế độ cộng đồng tạo sản của vợ chồng vẫn tiếp tục hoạt độngvới sự phát sinh của những tài sản chung mới từ các nguồn theo quy định củaĐiều 27 Luật HN&GĐ 2000, trừ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản mà vợ,chồng đã được chia
Ngoài ra, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP của Chính Phủ còn quy định về
“khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng” tại Điều 9 và Điều 10 Nghịđịnh này, theo đó sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vợ chồngnếu muốn khôi phục lại chế độ tài sản như khi kết hôn, vợ chồng phải có thỏathuận bằng văn bản, thậm chí phải được công chứng hoặc chứng thực theoquy định của pháp luật Quy định này tiến bộ, tuy nhiên thuật ngữ “khôi phụcchế độ tài sản chung của vợ chồng” dùng trong trường hợp này không đượcchính xác bởi lẽ theo phân tích ở trên thì sau khi chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân chế độ cộng đồng tạo sản của vợ chồng vẫn tiếp
Trang 28tục hoạt động, thuật ngữ này cần được dùng một cách chuẩn xác hơn Điều
Mỗi quốc gia với những đặc điểm riêng về lịch sử, truyền thống và địa
lý…sẽ có những quy định khác nhau và tạo nên sự đa dạng về xã hội và hệ
thống pháp luật của những quốc gia này Pháp luật HN&GĐ một số nước trênthế giới cũng có nhiều điểm tương đồng với pháp luật HN&GĐ Việt Nam Sựgiao lưu giữa các nền văn hóa, những điểm tương đồng về lịch sử, truyền
thống dân tộc của các quốc gia trong khu vực cũng như trên toàn thế giới đãtạo điều kiện thuận lợi cho các hệ thống pháp luật có những điểm giống nhau:Dưới đây là những hình thức giống hoặc tương tự như hình thức chia
tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của một số nước:
BLDS Pháp có riêng Thiên V quyển thứ 3 để quy định về khế ước hôn
nhân và các chế độ tài sản của vợ chồng trong hôn nhân, theo pháp luật Phápthì chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm chế độ tài sản pháp định và chế độ tàisản ước định Theo đó, vợ chồng có quyền lựa chọn một chế độ tài sản phù
hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình
Điều 1400 BLDS Pháp quy định: “chế độ tài sản chung được xác lập
khi không có khế ước hôn nhân hoặc khi vợ chồng lựa chọn kết hôn theo chế
độ tài sản chung” chế độ tài sản chung ở đây bao gồm hai khối tài sản là khốitài sản có và khối tài sản nợ Tài sản chung của vợ chồng được xác định theopháp luật nước Pháp như sau:
Trang 29- Là tài sản mà vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản mà vợ chồng có được từ công việc của họ;
- Tài sản là những khoản tiếc kiệm có được do hoa lợi, lợi tức từ tài sản
riêng của vợ, chồng;
30
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung hoặc
được di tặng chung;
- Tài sản không chứng minh được là tài sản riêng
Theo BLDS Pháp, căn cứ để chia tài sản được quy định tại Điều 1443
là một trong những căn cứ dẫn đến việc chấm dứt tài sản chung của vợ chồng:
“Nếu do sự xáo trộn trong công việc làm ăn của vợ hoặc chồng, do vợ hoặc
chồng quản lý kém hoặc thiếu đạo đức, mà việc duy trì chế độ tài sản chunggây phương hại đến lợi ích của người kia, thì người có lợi ích bị phương hại
có thể yêu cầu Tòa án cho tách riêng tài sản Mọi trường hợp tự tách riêng tàisản đều vô hiệu”
Có thể thấy quy định này của pháp luật Pháp khá tương đồng với quy
định của pháp luật HN&GĐ Việt Nam Luật HN&GĐ Việt Nam mặc dùkhông quy định rõ ràng từng trường hợp chia tài sản chung như lại mở rộnghơn các trường hợp được chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hônnhân Trường hợp được quy định ở BLDS Pháp có thể hiểu thành việc chia tàisản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được chia làm hai trường
hợp Thứ nhất, trường hợp công việc làm ăn của vợ chồng có sự thay đổi; thứhai, vợ hoặc chồng quản lý kém hoặc thiếu đạo đức, chẳng hạn như có hành viphá tán tài sản chung hoặc tự mình thực hiện những giao dịch dân sự làm tổnthất khối tài sản chung, ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình và bên kia
Luật HN&GĐ Việt Nam quy định vợ chồng có thể thỏa thuận hoặc yêu
Trang 30cầu tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, nhưng pháp luật nướcPháp chỉ cho phép và ghi nhận việc chia tài sản thông qua con đường tư pháp
là Tòa án Mọi trường hợp vợ chồng tự tách riêng tài sản đều không có giá trị
Có thể thấy, đây là một quy định chặt chẽ, tiến bộ, pháp luật Việt Nam có thểhọc tập và tiếp thu, bởi lẽ nếu quy định vợ chồng có quyền thỏa thuận (khôngyêu cầu phải có người làm chứng và công chứng) thì chế định chia tài sản31
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân rất dễ bị lợi dụng để vợ, chồngtrốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình
Về việc tách riêng tài sản giữa vợ và chồng được quy định khá đầy đủ,
tuân theo những thủ tục chặt chẽ Điều 1445 BLDS Pháp quy định:
“Yêu cầu tách riêng tài sản giữa vợ và chồng, bản án cho tách riêng tài
sản giữa vợ và chồng phải được công bố theo những điều kiện và chế tài quyđịnh tại Bộ Luật Tố tụng dân sự, cũng như theo các quy định pháp luật vềthương mại, nếu vợ hoặc chồng là thương nhân;
Bản án tuyên bố tách riêng tài sản giữa vợ và chồng có hiệu lực kể từ
ngày nộp yêu cầu tách riêng tài sản;
Bản án tuyên bố tách riêng tài sản giữa vợ và chồng được ghi chú bên
lề giấy đăng ký kết hôn và bản chính của khế ước hôn nhân”
Nếu đối với pháp luật Việt Nam vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chungcủa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể công khai hoặc chỉ hai bên vợchồng biết thì đối với luật nước Pháp việc chia tài sản chung trong thời kỳhôn nhân phải được công bố công khai, và đặc biệt chú trọng đến chủ thể vợ,chồng là thương nhân Pháp luật Pháp quy định vợ chồng có nghĩa vụ phảicông bố bản án tách riêng tài sản giữa vợ và chồng, quy định này tiến bộ hơn
Trang 31quy định của pháp luật Việt Nam nhằm loại bỏ hoặc hạn chế những tranhchấp về tài sản có thể xảy ra Nguyên nhân là vì các bên có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan đến tài sản của vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng biết được sựdịch chuyển, thay đổi của các tài sản này sẽ có sự chuẩn bị tâm lý cũng nhưnhững hành động cần thiết, kịp thời để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng củamình Quy định này trong luật nước Pháp còn góp phần nâng cao ý thức, tráchnhiệm của mỗi bên vợ chồng, ngăn chặn việc vợ hoặc chồng chia tài sản
chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ Ngoài ra, pháp luật nước Pháp còn quy địnhkhá chặt chẽ ở chỗ bản án tuyên bố tách riêng tài sản phải được ghi chú bên lề32
giấy đăng ký kết hôn Quy định này rất tiến bộ và pháp luật Việt Nam nên họctập cách áp dụng trên, để tạo thành một hành lang pháp lý chứng minh nguồngốc tài sản nếu như có tranh chấp giữa vợ chồng hoặc giữa họ với người thứ ba.BLDS Pháp cũng quy định về hậu quả pháp lý của việc tách riêng tài
sản này Khi quyết định của Tòa án có hiệu lực thì chế độ tài sản giữa vợ vàchồng sẽ được chuyển sang chế độ tách riêng tài sản, chế độ tài sản chung sẽchấm dứt Vợ chồng cùng đóng góp chi phí cho cuộc sống chung theo cácthỏa thuận và tùy vào khả năng của mình, trong trường hợp một bên vợ hoặcchồng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêucầu bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự.Tóm lại, khi tìm hiểu sơ lược về pháp luật nước Pháp về chia tách tài
sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhận thấy pháp luật Pháp đã
có những quy định khá tỉ mỉ nhằm điều chỉnh các vấn đề phát sinh khi sự kiệnchia tài sản chung xảy ra Theo đó, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên vợchồng bị ràng buộc trong phạm vi nhất định để đảm bảo ổn định cho đời sốngchung, đảm bảo cho việc chăm lo và giáo dục con cái đồng thời đảm bảo
Trang 32quyền và lợi ích chính đáng của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan đến việc tách riêng tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Có thể nói, các quy định này có rất nhiều ưu điểm, là kinh nhiệm và bài
học quý để Việt Nam tiếp thu, học hỏi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về HN&GĐ trong vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân Chẳng hạn như việc tiếp thu quy định vợ chồng phải có nghĩa vụ
đóng góp chi phí cho gia đình và chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái theo
khả năng của mỗi bên vợ, chồng sau khi chia tài sản chung Thủ tục công bố
công khai việc tách riêng tài sản cũng là một quy định có nhiều ưu điểm để
học hỏi, tham khảo và vận dụng Quy định về lý do chia tài sản chung xuất
phát từ một bên phá tán tài sản, quản lý tài sản thiếu đạo đức trong quy định
33
của pháp luật Pháp có nhiều điểm phù hợp và tương đồng với pháp luật
HN&GĐ Việt Nam và nên chăng bổ sung quy định này vào một trong nhữngtrường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong khi hướng dẫn quy định
về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
* Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan
Khi nhắc đến các quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
theo pháp luật một số nước trên thế giới không thể không nhắc tới
BLDS&TM Thái Lan năm 1925 Bộ Luật này đã trải qua hơn 90 năm thực thi
và được tôi luyện trong nền kinh tế với nhiều thăng trầm khiến cho các quy
định trong nó trở thành một chuẩn mực và là tài sản quý giá để Việt Nam học
tập Các quy định về HN&GĐ được quy định tại quyển 5 từ Điều 1435 đến
Điều 1598 BLDS&TM Thái Lan Nhìn chung các quy định về HN&GĐ trong
Bộ Luật của Thái Lan khá cụ thể và có nhiều điểm tương đồng so với pháp
Trang 33luật HN&GĐ của Việt Nam.
Theo pháp luật Thái Lan quyền sở hữu của vợ chồng được điều chỉnh
bằng hai phương thức: theo hôn ước mà vợ chồng lập ra trước khi cưới; theoquy định của pháp luật khi vợ chồng không có hôn ước hoặc hôn ước đó vôhiệu Tài sản của vợ chồng theo pháp luật Thái Lan cũng tương tự như phápluật Việt Nam cũng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng, tài sản chung haycòn gọi là “Sin Somros”, tài sản riêng là “Sin Suan Tua”
BLDS&TM Thái Lan quy định về tài sản chung của vợ chồng (Sin
Somros) bao gồm những tài sản sau đây:
- Tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân thông qua một
di chúc hoặc tặng cho được làm bằng văn bản nếu trong di chúc hay văn bảnnày tuyên bố rõ tài sản đó là tài sản chung;
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng;
34
- Tài sản có nguồn gốc hợp pháp khác những không chứng minh được là
tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng thì tài sản đó được coi là tài sản chung.Quy định này khá giống với quy định về tài sản chung được quy định
tại Điều 33 Luật HN&GĐ Việt Nam Tuy nhiên, có một quy định khá chặtchẽ so với Luật HN&GĐ 2014 đó là “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sảnriêng là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” Theo quan điểm
cá nhân, tôi thấy quy định này rất hợp lý, bởi lẽ sau khi chia tài sản chung sẽảnh hưởng ít nhiều đến lợi ích của gia đình, đến quyền lợi của các thành viêntrong gia đình, việc cấp dưỡng hay nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái của vợ chồngcũng bị tác động, vì vậy nếu quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
là tài sản chung sẽ tốt hơn và quy định như vậy sẽ đảm bảo các nghĩa vụ của
Trang 34vợ chồng đối với gia đình như cấp dưỡng và nuôi dưỡng cha mẹ, con cái dượcbảo đảm.
Quy định về căn cứ chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của luật
Thái Lan cũng cụ thể, chi tiết tại Điều 1488, Điều 1484, Điều 1491, Điều
1598.17 BLDS&TM Thái Lan, theo đó tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân được chia trong những trường hợp sau đây:
- Một bên vợ chồng có nghĩa vụ tài sản riêng nhưng không có hoặc
không đủ tài sản riêng để thực hiện, phải thực hiện bằng phần tài sản của
mình trong khối tài sản chung;
- Vợ hoặc chồng là người quản lý tài sản chung “Sin Somros” mà có
những hành vi vi phạm như: gây mất mát tài sản chung mà không có lý do
chính đáng; không giúp đỡ người kia; lâm vào tình trạng nợ nần hoặc chịu
những món nợ vượt quá ½ giá trị tài sản chung; cản trở vợ hoặc chồng mìnhtrong việc quản lý tài sản chung mà không có lý do chính đáng;
- Người vợ hoặc người chồng bị tuyên bố phá sản;
35
- Một bên vợ chồng được tuyên mất năng lực hành vi và người kia bị
coi là không thích hợp để làm người giám hộ và do đó cha hoặc mẹ của người
đó hoặc một người được chỉ định làm người giám hộ thì người giám hộ đó sẽtrở thành người đồng quản lý tài sản chung với người kia Trong trường hợpnày vợ hoặc chồng của người bị mất năng lực hành vi có quyền yêu cầu Tòa
án chia tài sản chung nếu có tình huống quan trọng gây ra nguy hại cho họ
Mặc dù Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 không có điều luật cụ thể
quy định căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân,
ngoại trừ các trường hợp vô hiệu khi chia tài sản chung theo Điều 42 Luật
Trang 35HN&GĐ Việt Nam thì các trường hợp không vi phạm Điều này sẽ là được coicăn cứ chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Các quy địnhcủa BLDS&TM Thái Lan dù đã được ban hành rất lâu nhưng vẫn phù hợp vớitình hình kinh tế xã hội hiện nay và vẫn có nhiều ưu điểm trên thực tiễn áp
dụng Không chỉ quy định về căn cứ chia tài sản chung, BLDS&TM Thái Lancòn quy định rất cụ thể về hậu quả sau khi chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân và việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng,
cụ thể Điều 1492 BLDS&TM Thái Lan quy định: sau khi chia tài sản chungcủa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản của vợ chồng sẽ có thay đổi cụ
thể như sau:
- Phần tài sản được chia cho mỗi bên vợ hoặc chồng trở thành tài sản
riêng của mỗi người;
- Bất cứ tài sản nào mà người vợ hoặc người chồng có được sau khi chia
tài sản chung sẽ là tài sản riêng của người đó và không được coi là tài sản chung;
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung sau khi chia
tài sản chung sẽ là tài sản riêng;
Khá tương đồng với pháp luật Pháp, việc chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân của vợ chồng sẽ dẫn đến chế độ tài sản chung sẽ chấm dứt, mọi36
tài sản sau khi chia và tài sản có được sau khi chia đều là tài sản riêng, kể cả
trường hợp tài sản được tặng cho chung, thừa kế chung cũng trở thành tài sảnriêng bằng cách chia đều cho mỗi bên Tuy nhiên, sau khi chia tài sản chung
thì vợ chồng phải chịu trách nhiệm thanh toán những chi tiêu của gia đình
theo tỷ lệ tương ứng với số tài sản riêng của mỗi người Quy định này sẽ giúpnâng cao trách nhiệm cá nhân của mỗi bên vợ, chồng đồng thời cũng thể hiệnquyền bình đẳng giữa vợ và chồng Nhìn chung quy định của pháp luật Pháp
Trang 36và pháp luật Thái Lan khác với pháp luật Việt Nam về hậu quả pháp lý saukhi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Đối với Luật
HN&GĐ 2014 thì sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hônnhân không làm chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng, quy định nhưvậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên khác trong giađình và quyền lợi ích của người thứ ba liên quan Mặc dù theo pháp luật Pháp
và pháp luật Thái Lan việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hônnhân sẽ làm chấm dứt chế độ tài sản chung nhưng trong quy định của phápluật hai nước đều có quy định các bên có nghĩa vụ với gia đình căn cứ theo sốtài sản riêng đã được chia, quy định như vậy cũng có ưu điểm riêng và phùhợp với nền kinh tế của Thái Lan
Ngoài ra, BLDS&TM Thái Lan còn có quy định về việc khôi phục chế
độ tài sản chung cũng được ghi nhận: “trong trường hợp chia “Sin Somros”theo lệnh của Tòa án thì việc hủy bỏ sự phân chia đó sẽ được thực hiện theoyêu cầu của người vợ hoặc người chồng và Tòa án sẽ ra quyết định công
nhận việc này Nếu vợ hoặc chồng phản đối yêu cầu này thì Tòa án không
được ra quyết định hủy bỏ việc chia “Sin Somros” trừ khi lý do chia “Sin
Somros” đã chấm dứt”
Chế độ tài sản chung của vợ chồng sẽ được khôi phục khi có yêu cầu
của vợ, chồng hoặc khi có lý do chia đã chấm dứt Sau khi việc chia tài sản37
chung đã được hủy bỏ hoặc đình hoãn do vợ chồng đã thoát khỏi việc phá sảnthì tài sản là tài sản riêng vào ngày có quyết định của Tòa án hoặc vào ngày
mà người vợ hoặc người chồng thoát khỏi việc phá sản vẫn giữ nguyên là tàisản chung
Trang 37Tóm lại, pháp luật Thái Lan có một số quy định về hậu quả pháp lý sau
khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khác với quy địnhcủa pháp luật Việt Nam vì vậy cần có cái nhìn khách quan và vận dụng hợp lýcho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và truyền thống của Việt Nam
38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã đưa ra các khái niệm về chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và các khái niệm liên quan để người đọchình dung được thế nào là chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Đồng
thời qua chương 1 chúng ta cũng có góc nhìn khái quát và toàn diện những
vấn đề cơ bản của chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân quacác giai đoạn lịch sử, cũng như pháp luật HN&GĐ của Pháp và Thái Lan quyđịnh như nào về chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hônnhân Từ đó tạo tiền đề cho việc phân tích và so sánh tại chương 2 được thuậnlợi và bám sát hơn
39
Chương 2
CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
2.1 THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA
VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
2.1.1 Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có hiệu lực
khi không thuộc trường hợp chia tài sản bị coi là vô hiệu
Luật HN&GĐ 2014 quy định các trường hợp chia tài sản chung của vợchồng trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu tại Điều 42 Luật này Quy định nàyđã mở rộng sự lựa chọn căn cứ chia tài sản cho vợ chồng hơn rất nhiều so với
Trang 38Luật HN&GĐ 2000 Luật HN&GĐ 2014 quy định về căn cứ chia tài sảnchung trong thời kì hôn nhân theo hướng “làm những việc mà pháp luật
không cấm” Cụ thể, Luật HN&GĐ 2014 đã bỏ việc quy định các trường hợpchia tài sản chung như đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự
riêng,… Bỏ đi quy định này không có nghĩa rằng những trường hợp này khôngcòn là căn cứ để vợ, chồng thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chungtrong thời kì hôn nhân mà Luật HN&GĐ hiện hành đã mở rộng hơn, để cho vợchồng được tự do lựa chọn, tự do thỏa thuận căn cứ chia tài sản chung trong
thời kì hôn nhân cho phù hợp với yêu cầu thực tế trong cuộc sống, phù hợp vớimục đích hợp pháp của hai bên vợ, chồng, cũng là đảm bảo quyền tự do lựa
chọn, tự do định đoạt hợp pháp của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở
hữu của vợ, chồng
Nhưng không phải vì thế mà Luật HN&GĐ 2014 hoàn toàn bỏ ngỏ cho
vợ, chồng tự do định đoạt việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mà
không có nguyên tắc Điều 42 Luật này quy định các căn cứ dẫn đến chia tài
sản chung trong thời kì hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường
hợp:
40
“1 Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích
hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi
dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình;
2 Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
Trang 39c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, BLDS và quy
định khác của pháp luật có liên quan”
Khoản 1 Điều này quy định về trường hợp vợ, chồng chia tài sản chunggây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình, quyền, lợi ích hợp phápcủa con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặckhông có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Ví dụtrường hợp hai vợ hai vợ chồng anh A và chị B kết hôn được 3 năm, hiện anh
A yêu cầu chị B thỏa thuận chia hết khối tài sản chung của vợ chồng để đầu
tư, tuy nhiên nếu xét thấy việc chia hết số tài sản chung của hai vợ chồng sẽđẩy cuộc sống gia đình vào tình trạng khó khăn về tài chính, không đảm bảochi tiêu, nuôi dạy con cái thì không được phép chia hết số tài sản chung đócủa vợ chồng Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng còn có thể ảnhhưởng đến lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mấtnăng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản
để tự nuôi mình Như đã trình bày ở trên, khi hai vợ chồng đang nuôi con nhỏhoặc nuôi con thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khảnăng tự nuôi sống bản thân thì bố mẹ có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền chăm41
sóc, nuôi dưỡng Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuôi dưỡng con cái, đến lợi ích của cáccon thì việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bị vôhiệu Quy định này đã góp phần đảm bảo những thành viên trong gia đìnhphải có trách nhiệm đối với nhau, đặc biệt là nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng
Trang 40con được quy định tại Khoản 4 Điều 68, Khoản 2 Điều 69, Khoản 1 Điều 71,đồng thời cũng là đảm bảo những nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ vềviệc xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc…; bảo vệ, hỗ trợ trẻ em…;kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
về HN&GĐ được quy định tại Điều 2 Luật này
Không chỉ đảm bảo lợi ích chung của gia đình, đảm bảo gia đình ấm
no, hạnh phúc, đảm bảo quyền hợp pháp của các con trong gia đình, các quyđịnh của Luật HN&GĐ 2014 về căn cứ dẫn đến vô hiệu của việc chia tài sảnchung trong thời kì hôn nhân còn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
người thứ ba trong quan hệ pháp luật dân sự bằng việc quy định các trường
hợp vợ chồng thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung nhằm trốn
tránh thực thiện các nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành,
cụ thể:
Trường hợp chia tài sản chung vô hiệu do việc chia tài sản nhằm trốn
tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng (Điểm a Khoản 2 Điều 42 Luật
HN&GĐ 2014) Nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụđóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người khôngsống chung với mình mà có quan hệ huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dưỡngtrong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên màkhông có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc ngườigặp khó khăn túng thiếu theo quy định (Khoản 24 Điều 3 Luật HN&GĐ2014) Quy định này xuất phát từ truyền thống đạo đức tốt đẹp từ nghìn đời
42
nay của nhân dân Việt Nam, tuy nhiên có nhiều trường hợp vợ chồng chia tàisản chung để trốn trách nhiệm nuôi dưỡng con cái (kể cả con chung hay con