Bốn là, chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh; hoạt động trong
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Vai trò của Tổ hợp tác đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có độ chính xác cao; các đoạn trích dẫn đều được dẫn nguồn cụ thể từ các tài liệu tham khảo
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bằng cấp tốt nghiệp nào tại các trường Đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 4 năm 2017
Tác giả
Trần Văn Phong
Trang 4MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÀ
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA TỔ KINH TẾ HỢP TÁC 1
1.1 Chính sách phát triển Tổ hợp tác 1
1.2 Những lợi ích, kỳ vọng của Tổ hợp tác 3
1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 6
1.4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu……… …6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN TỔ KINH TẾ HỢP TÁC 8
2.1 Thông tin chung về huyện Trà Cú 8
2.1.1 Vị trí địa lý 8
2.1.2 Đặc điểm địa hình 8
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 9
2.1.4 Đặc điểm kinh tế 10
2.1.5 Đặc điểm xã hội, dân tộc, tôn giáo 11
2.1.6 Khái quát tình hình phát triển Kinh tế hợp tác huyện Trà Cú 11
2.2 Khái niệm Tổ hợp tác 13
2.3 Những lợi ích của Tổ hợp tác 14
2.4 Lược khảo các nghiên cứu về lợi ích của Tổ hợp tác 15
2.4.1 Tác động đến sinh kế của người nông dân 15
2.4.2 Tác động đến hiệu quả kỹ thuật 18
2.4.3 Sự đa dạng giống c y trồng và thời gian áp dụng công nghệ mới 20
2.4.4 Tác động của Tổ hợp tác đến Chi phí giao dịch, thương mại hóa và khả năng tiếp cận thị trường 22
Trang 52.4.5 Tác động xã hội và tác động môi trường của các hợp tác xã nông
nghiệp 24
2.4.6 Sự ph n biệt giới và tác động của các tổ chức hợp tác x 27
2.4.7 Ngh o đói và vai tr của các tổ chức hợp tác x 29
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1 Khung phân tích 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu và Mô hình kinh tế lượng 33
3.3 Dữ liệu nghiên cứu 35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 37
4.1 Hộ tham gia Tổ kinh tế Hợp tác 37
4.2 Thông tin về người quyết định tham gia Tổ kinh tế Hợp tác 37
4.2.1 Đặc điểm của giới tính tham gia Tổ kinh tế hợp tác 37
4.2.2 Nghề chính của chủ hộ tham gia Tổ kinh tế hợp tác 38
4.2.3 Những nghề phụ đem lại thu nhập cho hộ khi tham gia Tổ kinh tế hợp tác 38
4.2.4 Đặc điểm trình độ của chủ hộ khi tham gia Tổ kinh tế hợp tác 39
4.3 Về hoạt động trồng trọt 39
4.4 Các hình thức góp vốn của Tổ kinh tế hợp tác 40
4.4.1 Góp vốn tài sản 41
4.4.2 Góp vốn tiền mặt 41
4.4.3 Góp vốn công lao động 42
4.5 Các hoạt động hỗ trợ từ Tổ kinh tế Hợp tác 42
4.5.1 Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật 42
4.5.2 Hỗ trợ cho vay vốn 43
4.5.3 Hỗ trợ cho phân bón, thuốc trừ sâu 43
4.5.4 Hỗ trợ cho tham quan, học tập 44
4.5.5 Hỗ trợ cho thông tin, tư vấn thị trường 44
4.5.6 Hỗ trợ cho thông tin giá cả nông sản 45
4.5.7 Tiêu thụ và hỗ trợ tiêu thụ 45
Trang 64.6 Về hoạt động họp mặt, số lượng thành viên, trình độ học vấn của tổ
trưởng của hợp tác xã 46
4.6.1 Về thành viên tham gia quản lý Tổ kinh tế hợp tác 47
4.6.2 Tham gia Tổ kinh tế hợp tác giúp giảm chi phí sản xuất 47
4.6.3 Tham gia Tổ kinh tế hợp tác giúp cải tiến kỹ thuật sản xuất 48
4.6.4 Tham gia Tổ kinh tế hợp tác giúp giá bán tốt hơn 48
4.6.5 Tham gia Tổ kinh tế hợp tác giúp tăng thu nhập cho hộ 49
4.7 Tác động của tham gia Tổ kinh tế hợp tác 53
4.7.1 Lợi nhuận của hộ tham gia Tổ kinh tế hợp tác 53
4.7.2 Các yếu tố tác động ảnh hưởng đến lợi nhuận 53
4.7.3 Tác động của diện tích đất, kinh nghiệm, giới tính, giáo dục, thành viên hợp tác và Hỗ trợ của Tổ kinh tế hợp tác đến lợi nhuận 54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1 Kết luận 57
5.2 Kiến nghị 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC I: BẢNG CÂU HỎI
PHỤ LỤC II: STA HIỆU QUẢ TỔ HỢP TÁC
PHỤ LỤC III: ĐỒ THỊ
Trang 7DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh 8
Hình 3.1 Khung ph n tích đề nghị cho nghiên cứu 32
Bảng 3.1 Định nghĩa các biến trong mô hình 35
Bảng 4.1 Hộ tham gia Tổ kinh tế hợp tác 37
Bảng 4.2 Đặc điểm của giới tính hộ tham gia Tổ kinh tế hợp tác 37
Bảng 4.3 Nghề chính của chủ hộ tham gia Tổ kinh tế hợp tác 38
Bảng 4.4 Những nghề phụ đem lại thu nhập cho hộ khi tham gia Tổ kinh tế hợp tác 39
Bảng 4.5 Đặc điểm trình độ của chủ hộ khi tham gia Tổ kinh tế hợp tác 39
Bảng 4.6 Hoạt động trồng trọt 40
Bảng 4.7 Góp vốn tài sản 41
Bảng 4.8 Góp vốn tiền mặt 41
Bảng 4.9 Góp vốn công lao động 42
Bảng 4.10 Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật 42
Bảng 4.11 Hỗ trợ cho vay vốn 43
Bảng 4.12 Hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu 43
Bảng 4.13 Hỗ trợ cho tham quan học, học tập 44
Bảng 4.14 Hỗ trợ thông tin, tư vấn thị trường 44
Bảng 4.15 Hỗ trợ thông tin giá cả nông sản 45
Bảng 4.16 Tiêu thụ và hỗ trợ tiêu thụ 45
Bảng 4.17 Họp mặt, số lượng thành viên, trình độ học vấn của tổ trưởng 47 Bảng 4.18 Thành viên tham gia quản lý Tổ kinh tế hợp tác xã: 47
Bảng 4.19 Tham gia Tổ kinh tế hợp tác giúp giảm chi phí sản xuất 48
Bảng 4.20 Tham gia Tổ kinh tế hợp tác giúp cải tiến kỹ thuật sản xuất: 48
Bảng 4.21 Tham gia Tổ kinh tế hợp tác giúp giá bán tốt hơn 49
Bảng 4.22 Tham gia Tổ kinh tế hợp tác giúp tăng thu nhập cho hộ 49
Bảng 4.23 Lợi nhuận của hộ tham gia Tổ kinh tế hợp tác 53
Trang 8Bảng 4.24 Tác động của diện tích đất, kinh nghiệm, giới tính, giáo dục, thành viên hợp tác đến lợi nhuận 54
Bảng 4.25 Tác động của diện tích đất, kinh nghiệm, giới tính, giáo dục, thành viên hợp tác và Hỗ trợ của Tổ kinh tế hợp tác đến lợi nhuận 56
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
VÀ NHỮNG LỢI ÍCH CỦA TỔ KINH TẾ HỢP TÁC 1.1 Chính sách phát triển Tổ hợp tác
Phát triển kinh tế hợp tác là một chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng
và Nhà nước ta để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Điều đó đ được khẳng định trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta nhằm đổi mới toàn diện cả về nội dung, hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp cho phù hợp từng lĩnh vực nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng n ng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững theo hướng chuỗi giá trị gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và x y dựng nông thôn mới Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác x là phải xuất phát từ nhu cầu hợp tác thực sự của người d n, tôn trọng tính tự nguyện và đúng theo Luật Hợp tác x
Nghị quyết Đại hội IX (2011) của Đảng đ khẳng định “ Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế xã hội” Để kịp thời cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Quốc hội đ ban hành Luật
hợp tác xã; Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển Tổ hợp tác, cụ thể tại Nghị định số 193/2013/NĐ-
CP, ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định một số chính sách như sau:
Một là, chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Nhà nước hỗ trợ kinh
phí đào tạo chính quy, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đối với cán bộ quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên hợp tác xã
Hai là, chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường: Nhà nước hỗ trợ
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia các triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức các hội chợ, triển lãm dành riêng cho khu vực hợp tác xã; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Trang 10Ba là, về ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới: Quỹ Phát triển
khoa học và công nghệ quốc gia và cấp tỉnh hàng năm dành một phần kinh phí hỗ trợ các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đổi mới, ứng dụng công nghệ và thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.Nhà nước hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có dự án nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Bốn là, chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã: Hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh; hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn được ưu đ i về lãi suất và bảo lãnh tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; ưu tiên vay vốn tín dụng từ ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật; được vay ưu đ i theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã thực hiện nhiệm
vụ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Năm là, chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có đủ năng
lực được ưu tiên tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế
- xã hội như: Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn và quản lý các công trình sau khi hoàn thành, kể cả các công trình chợ và công trình hạ tầng phục
vụ phát triển cụm công nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn; các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn phù hợp với khả năng của hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã
Sáu là, chính sách thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Sáng lập
viên hợp tác xã được cung cấp miễn phí thông tin, tư vấn, tập huấn về quy định pháp luật hợp tác xã trước khi thành lập hợp tác xã Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hỗ trợ tư vấn xây dựng điều lệ, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Trang 11Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh cũng ban hành Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND về ban hành quy định về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác x trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Nghị quyết số 10/2015/NQ-HĐND về phê duyệt định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Nhìn chung, các chính sách trên đ góp phần nâng cao trình độ năng lực quản lý, nâng cao tay nghề và tạo được nguồn lực mới cho các Tổ hợp tác; khuyến khích những người có kinh nghiệm, có thâm niên trong việc tham gia quản lý các
Tổ hợp tác Chú trọng việc củng cố và phát triển, nhiều Tổ hợp tác bước đầu có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất được tăng cường, trang thiết bị không ngừng được đổi mới Các Tổ hợp tác hình thành và phát triển rất phong phú, đa dạng theo nhu cầu liên kết của các thành viên, hoạt động trên cơ sở giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau trong sản xuất; từng bước khắc phục được một số hạn chế, yếu kém của các kinh tế hộ đơn lẻ trước đ y như: thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật, nhân lực, kinh nghiệm sản xuất Tổ hợp tác giúp các hộ tổ viên sử dụng có hiệu quả hơn về đất đai, lao động, vật tư và vốn; đ y còn là cơ sở để hình thành và phát triển Hợp tác
xã, huy động các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, xây dựng nôn thôn mới, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nhất là khu vực nông thôn; góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho nhân dân, ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội
1.2 Những lợi ích, kỳ vọng của Tổ hợp tác
Việc phát triển các Tổ hợp tác là tiền đề để hình thành kinh tế tập thể có sự kết nối giữa người nông dân - doanh nghiệp - thị trường; đồng thời nhất thiết cần phải được hỗ trợ, hướng dẫn các Tổ hợp tác xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh trước và sau khi thành lập Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; theo đó đ nêu rõ mục tiêu
đó là: đưa kinh tế tập thể thực sự trở thành thành phần kinh tế quan trọng và cùng
Trang 12với kinh tế nhà nước dần dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị của địa phương và đóng
góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời đề ra nhiệm vụ “có biện pháp nhân rộng các mô hình tổ chức kinh tế tập thể điển hình tiên tiến”
Quán triệt Nghị quyết của Trung ương, ngày 09/9/2014 Tỉnh ủy Trà Vinh
ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU về “xây dựng và phát triển kinh tế tập thể tỉnh Trà Vinh giai đoạn năm 2015 - 2020”; ngày 31/12/2014 Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Kế hoạch số 26/KH-UBND về “xây dựng và phát triển kinh tế tập thể tỉnh Trà Vinh giai đoạn năm 2015, định hướng đến năm 2020”; ngày 25/5/2014 Huyện ủy Trà Cú ban hành “Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tổ chức đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể huyện Trà Cú”; đến ngày 23/3/2015, Huyện ủy Trà Cú tiếp tục ban hành Kế hoạch số 146-KH/HU “về xây dựng và phát triển kinh tế tập thể huyện Trà Cú giai đoạn 2015 - 2020”
Với những quan điểm, mục tiêu và ý nghĩa của Nghị quyết, chương trình, kế hoạch nêu trên là nhằm để giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, bức xúc trong sản xuất và cuộc sống của người dân, thu nhập thiếu ổn định, sản xuất manh mún thiếu tập trung, chất lượng giống chưa bảo đảm, trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp; máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất chưa đồng bộ; giá thành sản xuất cao, thị trường thiếu ổn định; có nhiều nguyên nh n, trong đó có 3 nguyên nh n cơ bản:
Một là, nông dân còn sản xuất theo hộ đơn lẻ, thiếu thông tin thị trường sản phẩm, các dịch vụ đầu vào phục vụ cho sản xuất và đầu ra tiêu thụ sản phẩm; từ đó,
có vị thế rất yếu trên thị trường; trong quan hệ với khách hàng, nông dân phải cạnh tranh lẫn nhau gay gắt (do làm ăn theo phong trào) với những sản phẩm của mình
Trang 13Ba là, do các doanh nghiệp kiểm soát, chi phối hai công đoạn đầu tiên hiện nay của người d n như đ nêu trên Do đó, giá dịch vụ sản phẩm đầu vào người nông dân sử dụng thường cao hơn từ 10% đến 15% so với giá đại lý bán ra; đầu ra sản phẩm bị ép giá chênh lệch trên 30% khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng Nói cách khác là người làm ra sản phẩm, nhưng nông d n không được phân chia lợi nhuận ở 2 công đoạn đầu và cuối của chuỗi giá trị
Vì vậy, với vai trò quản lý Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế, chúng ta không thể để cho nông dân tự bơi cứu lấy mình, không để tình trạng nhà nông sản xuất tự phát (theo phong trào, thấy cây gì, con gì có hiệu quả thì làm theo); do đó, chưa trở thành sức mạnh tập trung cho từng mũi nhọn tiến công trên thị trường
Vai trò của kinh tế hợp tác là góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong tổ chức lại sản xuất, giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn, tạo sự
ổn định về chính trị - xã hội, thúc đẩy tăng tưởng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; đặc biệt giải quyết những khó khăn, bức xúc của nông dân trong sản xuất theo kinh tế hộ Từ đó, khi tham gia Tổ kinh tế hợp tác sẽ mang lại những lợi ích,
kỳ vọng cho nông dân như:
(1) Là tổ chức đại diện của nông dân, thực hiện tốt các dịch vụ đầu vào và đầu ra đối với nhu cầu hoạt động của kinh tế hộ, mang lại lợi ích cho thành viên
(2) Giảm sự cạnh tranh giữa các thành viên và nông d n đối với những sản phẩm, dịch vụ chung thông qua Tổ hợp tác là người điều phối thống nhất đem lại lợi ích cho thành viên tốt nhất
(3) Khi tổ chức lại sản xuất thì thuận lợi cho việc hướng dẫn qui trình kỹ thuật (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản), thích hợp nhất để sản xuất đáp ứng cho doanh nghiệp
(4) Cung cấp dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư nông nghiệp cho thành viên (trách trình trạng mạnh ai nấy mua)
(5) Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể sản phẩm; đại diện kinh tế hộ nông dân ký hợp đồng với doanh nghiệp (hình thành liên kết ngang, liên kết dọc), tiến tới thực hiện chuỗi giá trị ngành hàng, giúp giảm được chí phí sản xuất, tăng
Trang 14năng suất, chất lượng; đặc biệt là liên kết thị trường tiêu thụ ổn định, đem lại hiệu quả và lợi ích thiết thực cho kinh tế hộ nông d n trong tương lai
1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này phân tích tác động của Tổ hợp tác đến thu nhập hay lợi nhuận của nông hộ Nghiên cứu việc phát triển Tổ kinh tế hợp tác nhằm:
- Góp phần xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp để Tổ hợp tác nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị một số sản phẩm nông sản ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
- Giúp cho nông d n thấy được việc tham gia các Tổ hợp tác sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp theo chuỗi giá trị khép kín
- Tiếp tục nâng cao chất lượng và phát triển về số lượng các Tổ hợp tác và các hình thức liên kết hoạt động có hiệu quả và bền vững; tạo được liên kết với các doanh nghiệp trong cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông
d n trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
C u hỏi nghiên cứu chính của đề tài là việc tham gia tổ hợp tác có cải thiện thu nhập nông hộ hay không
Để trả lời c u hỏi nghiên cứu, luận văn so sánh hiệu quả của hộ tham gia Tổ kinh tế hợp tác với hộ không tham Tổ kinh tế đơn lẻ trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh Việc phát triển kinh tế hợp tác có phải là chủ trương đúng đắn của chính quyền địa phương?
Hiệu quả kinh tế hợp tác trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh phụ thuộc vào biến động của giá cả thị trường, sự quản lý nhà nước về lĩnh vực này như thế nào? Sự cần thiết của việc đa dạng hóa các mô hình kinh tế hợp tác để tránh rủi ro trong sản xuất?
1.4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu khảo sát 231 nông hộ (gồm cả các hộ có và không có tham gia
Tổ hợp tác)
Trang 15- Nghiên cứu trong phạm vi trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp kiểm định và hồi quy OLS để phân tích
Kết cấu của Luận văn được trình bày trong 5 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Trình bày tổng quan về chính sách phát triển và những lợi ích của Tổ kinh tế hợp tác
- Chương 2: Trình bày các khái niệm và cơ sở lý thuyết, trong đó trình bày các nghiên cứu trước về vai trò của hoạt động Tổ hợp tác đối với các khía cạnh khác nhau của nông hộ
- Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu việc phát triển Tổ kinh tế hợp tác
Chương 4: Trình bày kết quả phân tích, bao gồm thống kê mô tả, kiểm định và kết quả mô hình hồi quy
- Chương 5: Từ kết quả nghiên cứu, rút ra kết luận và kiến nghị
Trang 16CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN TỔ KINH TẾ HỢP TÁC
2.1 Thông tin chung về huyện Trà Cú
bờ biển, có cao trình cao trên 2m, cao trình bình quân phổ biến từ 0,4m đến 0,8m so
Trang 17với mặt nước biển, cao trình tháp phân bố rãi rác ở các x Đại An, Đôn Ch u, Ng i Xuyên, Ngọc Biên Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển (có hai mùa mưa nắng rõ rệt trong năm) rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; nhiệt độ trung bình từ 24,9 - 28,5 oC; tổng lượng mưa bình qu n trong năm đo được khoảng 1.900 mm
Sông Hậu qua huyện Trà Cú là một trong hai nhánh chính của đoạn cuối sông Hậu phân cách bởi huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng); nhánh qua huyện có mặt rộng từ 1,5 km đến 2,5 km, sâu trên 10 m Các sông rạch chính: Rạch Trà Cú - Vàm Buôn dài khoảng 18 km, bắt nguồn từ sông Hậu nối thông với Rạch Trà Mềm qua cống Tập Sơn; Rạch Tổng Long dài khoảng 17 km bắt nguồn từ sông Hậu thông với kênh 3/2 Ngoài ra còn nhiều kênh rạch khác như: Kênh 3/2, kênh An Quảng Hữu, kênh Nguyễn Văn Pho, rạch Vàm Ray, rạch Bắc Trang
Chế độ thủy triều: chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông, trong ngày nước lên xuống hai lần, mỗi tháng có hai lần triều cường sau ngày mồng 01 và ngày 15 âm lịch (từ 2 - 3 ngày), biên độ triều hằng ngày rất lớn, nhất là khu vực gần cửa sông Vùng đất phía Tây Quốc lộ 53 của huyện bị xâm nhập mặn vào mùa khô, chủ yếu từ sông Hậu như rạch Trà Cú, Tổng Long, Vàm Ray
Với địa hình cặp sông Hậu với chiều dài trên 20 km có tiếp giáp cửa biển Định An, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản và giao thông đường thủy
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
Trà Cú có diện tích đất tự nhiên 40.035,69 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 28.906,58 ha, chiếm 72,20%; đất phi nông nghiệp 5.708,85 ha, chiếm 14,26%; đất nuôi trồng thủy sản 2.355,12 ha, chiếm 5,88%; sông rạch 3.043,24 ha, chiếm 7,06%; đất chưa sử dụng 21,9 ha, chiếm 0,05%
Tài nguyên khoáng sản: theo khảo sát lập bản đồ địa chất khoáng sản đồng bằng Nam Bộ, huyện Trà Cú có mỏ đất sét ở x Phước Hưng với trữ lượng tương đối lớn, người dân ở nơi đ y đ khai thác để làm gạch xây nhà, nhưng gạch thường
bị vênh và trọng lượng viên gạch nặng Nhìn chung, sét có thành phần hóa học đạt
Trang 18so với yêu cầu, nhưng lượng cát ít, trong sét có nhiều Hydrô-mica nên gạch dễ bị vênh khi nung
Huyện Trà Cú có nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm khá phong phú, trong đó nguồn nước mặt chủ yếu từ sông Hậu, rạch Trà Cú - Vàm Buôn, rạch Tổng
Long… phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân
2.1.4 Đặc điểm kinh tế
Là một trong những huyện nghèo của cả nước, Trà Cú được Chính phủ quan tâm triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ có mục tiêu từ ng n sách Trung ương như: Quyết định 615/QĐ-TTg, Chương trình 135/CTr-TTg, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng huyện điểm văn hóa d n tộc nên hầu hết các ngành kinh tế của huyện đều có sự phát triển tương đối ổn định, vốn và cơ
sở vật chất được tăng cường, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cả chiều rộng, lẫn chiều
s u, đời sống người d n được cải thiện đáng kể (thu nhập bình qu n đầu người tăng
từ 12,3 triệu đồng năm 2012 lên 26 triệu đồng vào năm 2016) Giá trị sản xuất giai đoạn 2012 - 2016 tăng bình qu n 15,19%/năm và giá trị sản phẩm nội địa (GDP) đạt 4.518,48 tỷ đồng vào năm 2016 Trong đó lĩnh vực nông - thủy sản tăng 9,63%; công nghiệp - xây dựng tăng 20,17% và dịch vụ tăng 15,19%
Bảng 2.1 Giá trị sản xuất giai đoạn 2012 - 2016
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
Tổng giá trị sản xuất 2.450,51 2.674,74 3.321,13 3.844,32 4.518,48 Khu vực I 1.086,6 1.157,79 1.280,39 1.323,05 1.456,81 Khu vực II 842,9 977,5 1.272 1.598,79 1.924,96 Khu vực III 521,01 539,45 768,74 922,49 1.137,71
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2016 của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Trà Cú)
Trang 19Nhìn chung, trong giai đoạn 2012 - 2016, kinh tế của huyện Trà Cú phát triển khá toàn diện, thu nhập bình qu n đầu người tăng hàng năm; từ đó đ tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn huyện
2.1.5 Đặc điểm xã hội, dân tộc, tôn giáo
- Về dân số: Theo số liệu thống kê dân số của Chi cục Thống kê huyện Trà
Cú (năm 2015), Trà Cú có 153.199 người, trong đó d n tộc Khmer 95.368 người; là một trong những địa phương có tốc độ tăng d n số nhanh, tỷ lệ tăng dân số bình
qu n 1,21%/năm, mật độ dân số 497 người/km2, tỷ lệ này có xu hướng tăng thêm trong những năm tiếp theo
- Về nguồn nhân lực: Trà Cú có nguồn nhân lực dồi dào, người dân Trà Cú
có đức tính cần cù, hiếu học, nghiêm túc trong lao động và có khả năng tiếp cận nhanh với môi trường làm việc mới, đó là điều kiện thuận lợi để hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn mới
- Ngoài ra, Trà Cú còn là một trong những huyện có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo sinh sống, với phong tục, tập quán khác nhau; từ đó đ tạo nên cảnh quang của Trà Cú trở nên đặc biệt hơn, hấp dẫn hơn, đặc sắc hơn với những đình, chùa và
lễ hội đặc trưng của đồng bào dân tộc Kinh, Khmer, Hoa tạo điều kiện tốt cho phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái
2.1.6 Khái quát tình hình phát triển Kinh tế hợp tác huyện Trà Cú
Với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên huyện Trà Cú rất chú trọng đến công tác x y dựng và phát triển Tổ hợp tác nông nghiệp, hướng đến mục tiêu phát huy sức mạnh tập thể để x y dựng một nền nông nghiệp tiên tiến theo hướng hiện đại Theo đó, tại các địa phương trong huyện chỉ trong v ng vài năm đ vận động hộ nông d n tham gia thành lập được 366 Tổ hợp tác với 8.788 thành viên (tính đến cuối năm 2016), với nhiều ngành nghề như: Tổ hợp tác trồng lúa, mía, màu, đan đát, các sản phẩm từ tre, dệt chiếu…; đặc biệt hiện huyện Trà Cú đang phát triển mô hình cánh đồng mẫu lúa, mía lớn và các làng nghề truyền thống, góp
Trang 20phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và n ng cao đời sống cho các hộ nông dân, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội
Để phát triển Tổ kinh tế hợp tác theo chủ trương của Trung ương, Tỉnh ủy,
Ủy ban nh n d n tỉnh, Trà Cú đ đề ra nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn,
n ng cao năng lực cho kinh tế tập thể như: đẩy mạnh việc triển khai các chính sách
ưu đ i đối với kinh tế tập thể về thuế, tín dụng, đất đai; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Tổ hợp tác được tiếp cận và tham gia vào các dự án phát triển kinh tế - x hội, các chương trình mục tiêu quốc gia về x y dựng nông thôn mới, đào tạo nghề, giải quyết việc làm Trong thời gian qua, Trà Cú đặc biệt quan t m công tác phát triển
Tổ kinh tế hợp tác gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản với qui mô là trang trại, cánh đồng lớn, cơ sở chế biến lớn; thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, đẩy mạnh tuyên truyền về kinh tế hợp tác kiểu mới, tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế hợp tác trong xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý hợp tác x , tăng cường công tác bảo vệ quyền và lợi ích của các Tổ kinh tế hợp tác
Nhìn chung, qua thời gian hoạt động, các Tổ kinh tế hợp tác ở huyện Trà Cú
đ tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy nhanh chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn mới hiệu quả, bền vững Việc tổ chức sắp xếp lại các Tổ kinh tế hợp tác trong thời gian qua nhằm tạo
sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, doanh nghiệp và thị trường, tạo sự liên kết vùng để giải quyết cho tiêu thụ sản phẩm, giúp nâng cao hiệu quả phát triển loại hình kinh tế tập thể theo hướng đổi mới, nâng cao chất lượng Tuy nhiên việc phát triển Kinh tế hợp tác của Trà Cú thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức
do thiếu nguồn nhân lực có đủ trình độ, chuyên môn để giúp cho loại hình kinh tế tập thể hoạt động đúng Luật, thiếu sự hỗ trợ, đầu tư kịp thời của Nhà nước về vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chưa x y dựng được thương hiệu sản phẩm đặc trưng, thu nhập của các Tổ hợp tác còn thấp nên chưa có những đột phá trong phát triển kinh tế tập thể, nhiều người dân còn giữ quan niệm cũ về kinh tế hợp tác…
Trang 21chính là những rào cản cho sự phát triển kinh tế hợp tác ở Trà Cú trong thời gian qua Đ y chính là những việc cần khắc phục để kinh tế hợp tác của Trà Cú phát triển mạnh về số lượng, loại hình, có sự liên kết chặt chẽ để xây dựng thương hiệu,
và mở rộng các loại hình hợp tác hoạt động hiệu quả trong thời gian tới, góp phần
nâng cao thu nhập cho người dân
2.2 Khái niệm Tổ hợp tác
Báo cáo tổng kết năm 2016 và kế hoạch năm 2017 của Cục Kinh tế hợp tác
và Phát triển Nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay, cả nước có trên 65.000 Tổ hợp tác (năm 2016) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Các tổ viên chủ yếu hợp tác theo từng hoạt động cụ thể như: chuyển giao kỹ thuật,
áp dụng giống mới, dịch vụ thủy lợi….; rất ít Tổ hợp tác có các hoạt động kinh doanh, nhất là sản xuất theo chuỗi Lợi ích kinh tế của các Tổ hợp tác chủ yếu phục
vụ các thành viên, ít có tích lũy của Tổ hợp tác Nó phản ánh thực tiễn nhu cầu hợp tác, liên kết, giúp đỡ nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và được chính quyền, người d n đánh giá là một trong những mô hình liên kết cộng động mang lại hiệu quả cao trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay Kinh tế hợp tác lúc đầu xuất hiện một cách sơ khai và tự phát, không chỉ ở nông thôn mà ở cả các thành thị, không chỉ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mà còn trong nhiều ngành sản xuất dịch vụ khác
Theo Điều 111 Bộ Luật dân sự (năm 2005), quy định về Tổ hợp tác như sau:
“Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự”
Theo đó, Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nh n theo quy định của pháp luật thì có thể đăng ký hoạt động với tư cách pháp nh n tại cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền Theo quy định trên thì Tổ hợp tác là một chủ thể trong pháp luật dân sự, khi Tổ hợp tác có đủ các điều kiện trở thành pháp nh n được quy định tại Điều 84 Bộ Luật Dân sự năm 2005, cụ thể như:
Trang 22- Được thành lập hợp pháp
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
- Có tài sản độc lập với cá nhân tổ chức và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập
Do đó, Tổ hợp tác có thể đăng ký hoạt động với tư cách pháp nh n tại các cơ quan có thẩm quyền, có thể đăng ký thành hợp tác xã hoặc một trong các loại hình doanh ngiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005
2.3 Những lợi ích của Tổ hợp tác
Kết quả sản xuất ở một số địa phương trong thời gian qua, thực tế cho thấy quá trình hình thành và phát triển mô hình Tổ hợp tác trong sản xuất nông, l m, ngư nghiệp thực sự là điểm tựa tin cậy cho người nông dân do nó đ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội Đ y là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất hàng hóa, là cơ sở để hình thành hợp tác xã kiểu mới, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp - hợp tác xã (hợp tác
xã cổ phần), các hiệp hội trong nông nghiệp, nông thôn, đồng thời Tổ hợp tác là vệ tinh quan trọng làm cho sức sống hợp tác xã kiểu mới càng lớn mạnh
Kinh tế hợp tác đ và đang từng bước đầu tư, tích lũy, x y dựng để hình thành những vùng sản xuất quy mô lớn, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân Mô hình kinh tế hợp tác có khả năng dẫn dắt, hỗ trợ và đảm nhiệm những công việc mà người nông dân làm ăn không hiệu quả, có vai trò bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trong các mô hình kinh tế hợp tác Việc phát triển Tổ hợp tác là tiền đề
để hình thành kinh tế tập thể có sự liên kết giữa nông dân - doanh nghiệp - thị trường như hiện nay; do đó, để thúc đẩy Tổ hợp tác phát triển mạnh mẽ và bền vững, tất yếu chúng ta cần nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ Tổ hợp tác, phát huy vai trò của các tổ chức hội, đoàn thể, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức hỗ trợ phát triển trong và ngoài nước trong việc hỗ trợ Tổ hợp tác phát triển
Để làm được điều đó, trước hết cần tiếp tục xây dựng thiết chế phù hợp cho các Tổ hợp tác, xây dựng các chính sách mới, phù hợp trong phát triển kinh tế hợp tác N ng cao năng lực quản lý quản lý nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác, tiếp
Trang 23tục có những sáng kiến, mô hình mới, thích hợp với thế mạnh của từng vùng, địa phương; cần có phương án hỗ trợ các hộ nông dân là thành viên của Tổ hợp tác để đạt được hiệu quả sản xuất tốt nhất
Tổ hợp tác là nơi để các thành viên có cơ hội trao đổi kinh nghiệm với nhau trong sản xuất; xây dựng được tình đoàn kết và sự gần gủi trong mối quan hệ xóm giềng; giúp các thành viên được tiếp cận và n ng cao trình độ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập Mặt khác, Tổ hợp tác đ bước đầu đ khắc phục được những mặt hạn chế, yếu kém của kinh tế hộ đơn lẻ như: thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật, nhân lực, kinh nghiệm sản xuất; qua đó, giúp các
hộ tổ viên sử dụng có hiệu quả hơn về đất đai, lao động, vật tư, vốn, tạo tiền đề quan trọng để phát triển thành Hợp tác xã
2.4 Lược khảo các nghiên cứu về lợi ích của Tổ hợp tác
2.4.1 Tác động đến sinh kế của người nông dân
Các hợp tác nông nghiệp được kỳ vọng sẽ hỗ trợ những hộ nông d n có quy
mô nhỏ có thể dễ dàng tham gia vào thị trường, góp phần cải thiện sản lượng và năng suất, và kết quả là làm tăng thu nhập và phúc lợi của những người nông d n (Kumar và cộng sự, 2013) Một số các nghiên cứu đ chỉ ra rằng, việc tích hợp với các hợp tác x sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người nông d n và nó như một chất xúc tác để tạo chuỗi liên kết giữa các hộ nông d n quy mô nhỏ với thị trường trong nước, cũng như thị trường thế giới (Cunningham, 2009; Birthal và cộng sự, 2009; Candler và Kumar, 1998) Sự tham gia của người nông d n vào các hợp tác x làm tăng sản lượng và năng suất nông nghiệp, đồng thời làm giảm chi phí trên mỗi đơn
vị sản phẩm tạo ra (Birthal và cộng sự, 2009; Mergos và Slade, 1987; Candler và Kumar, 1998; Shukla và Brahmankar, 1999; Singh và Das, 1994; và Singh và Pundir, 2000)
Điển hình như trong nghiên cứu của Getnet và Anullo (2012), kết quả phân tích tác động của các hợp tác xã nông nghiệp đến sinh kế (tổng thu nhập, tổng chi tiêu, sự tích lũy tài sản và tiết kiệm của hộ gia đình) của người dân ở khu vực nông thôn ở Ethiopia cho thấy việc tham gia vào các hợp tác xă nông nghiệp có tác động
Trang 24tích cực đến sinh kế của người dân Các hợp tác xã trong khu vực nghiên cứu bán các đầu vào nông nghiệp (phân bón và hạt giống cải tiến) cho thành viên của họ với mức giá thấp hơn so với mức giá bán ra trên thị trường, đồng thời các hợp tác xã này cũng thu mua nông sản từ các xã viên với mức giá cao hơn so với giá của những người thu mua nông sản khác Các hợp tác x có tác động dương đến thu nhập và tiết kiệm của các thành viên Tuy nhiên, tác động của các hợp tác xã này đến việc tích lũy tài sản sản xuất là không có ý nghĩa về mặt thống kê Kết quả nghiên cứu của Ma và Abdulai (2016) ph n tích tác động của các thành viên hợp tác
x đến các chỉ số hoạt động nông nghiệp như sản lượng, lợi nhuận ròng và thu nhập
hộ gia đình của 481 người nông d n trồng táo ở ba tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây và Sơn Đông của Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, so với các hộ nông d n hoạt động độc lập, trở thành thành viên của các hợp tác x làm tăng khoảng 5,36% sản lượng táo, lợi nhuận r ng tăng khoảng 6,06% và thu nhập của các hộ gia đình cũng tăng lên 4,66% Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đó của Bernard và Spielman (2009); Djanibekov và cộng sự (2015); Ito và cộng sự (2012); Tolno và cộng sự (2015); và Verhofstadt và Maertens (2014a) Như vậy, các hợp tác xã giúp cải thiện các chỉ số hoạt động nông nghiệp của các x viên như sản lượng, lợi nhuận ròng và thu nhập hộ gia đình
Tuy nhiên, khi ph n tích tác động có x t đến yếu tố quy mô của nông trại, kết quả có thể sẽ có những khác biệt đáng kể Ito và cộng sự (2012) kết luận rằng, hệ thống hợp tác xã nông nghiệp là một kênh hoạt động quan trọng giúp người nông dân cải thiện tình trạng kinh tế của họ Trở thành thành viên của các hợp tác x có tác động tích cực đến thu nhập của những người nông d n trồng dưa hấu ở Trung Quốc, nhưng hiệu quả điều trị của các hợp tác xã nông nghiệp là không đồng đều, lợi ích kinh tế từ việc tham gia vào các hợp tác x chỉ có ý nghĩa về mặt thống kê đối với các nông trại có quy mô nhỏ Và theo Ma và Abdulai (2016), những nông trại có quy mô nhỏ thì vai tr của các hợp tác x đến sản lượng, lợi nhuận ròng và thu nhập hộ gia đình càng cao, từ đ y, Ma và Abdulai (2016) đi đến kết luận cho rằng các hợp tác xã có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng thu nhập của
Trang 25các hộ nông d n có quy mô nhỏ, từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn Trung Quốc Ngược lại, kết quả nghiên cứu của Verhofstadt và Maertens (2014a) cho thấy, mặc dù trở thành thành viên của các tổ chức hợp tác x làm tăng đáng kể thu nhập của người nông d n ở Rwanda (khoảng từ 40 đến 45%), nhưng ảnh hưởng này là lớn nhất đối với những nông trại có quy mô lớn và nằm ở khu vực vùng s u vùng xa, quy mô nông trại càng nhỏ thì tác động của các hợp tác xã là không đáng kể
Loại hình hợp tác x cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh kế của các thành viên trong tổ chức Thông qua các chỉ số đo lường sinh kế của người nông d n như thu nhập của nông trại (thu nhập hàng năm của nông trại bằng tổng giá trị sản xuất c y trồng và vật nuôi (bao gồm những sản phẩm không mang đi trao đổi, được ước tính theo giá thị trường) trừ chi phí sản xuất (chi phí mua các đầu vào, thuê mướn nh n công và tiền thuê đất)); thu nhập của nông trại trên mỗi người lao động làm nông nghiệp; và tổng doanh thu từ sản xuất nông nghiệp, Verhofstadt và Maertens (2014b) ph n tích tác động của loại hình hợp tác
x đến sinh kế của những hộ nông dân trồng ngô và trồng rau ở Rwanda Hợp tác xã trồng ngô là hợp tác x đại diện cho nhóm “hợp tác xã tiếp thị và đất đai” Trong hợp tác xã trồng ngô, thành viên sẽ được ph n công canh tác độc lập trên một mảnh đất do hợp tác xã bàn giao; hoạt động gieo trồng và thu hoạch sẽ diễn ra đồng bộ, việc buôn bán và tiếp thị hàng hóa sẽ do hợp tác xã phụ trách và các thành viên sẽ nhận được phần tiền cho mỗi kg ngô họ thu hoạch hoặc được chia đều giữa các thành viên trong hợp tác xã Sau mùa ngô, các thành viên có thể tự do canh tác trên phần đất được phân công Họ thường trồng rau trong mùa này và các khoản thu được từ việc bán các loại rau sẽ thuộc về người nông dân Hợp tác xã trồng rau là đại diện cho hai hình thức “hợp tác xã sản xuất và đất đai” và “hợp tác x đất đai” Đối với “hợp tác xã sản xuất và đất đai”, các thành viên trong hợp tác xã cùng canh tác và tham gia sản xuất trên đất chung của hợp tác xã, doanh thu sẽ được chia lại cho các thành viên Đối với “hợp tác x đất đai”, các thành viên được phân công trên phần đất được giao và họ được hưởng lợi từ những gì họ thu hoạch được,
Trang 26nhưng khác với “hợp tác xã tiếp thị và đất đai”, trong nhóm này, các hợp tác xã không phụ trách khâu tiếp thị sản phẩm cho các thành viên Về bản chất, “hợp tác
xã sản xuất và đất đai” thực hiện theo nguyên tắc đất chung, sản xuất chung và tiền thù lao được trả định kỳ thông qua chi trả tập thể (chi trả tập thể), c n “hợp tác xã tiếp thị và đất đai” và “hợp tác x đất đai” thực hiện theo nguyên tắc đất chung, hoạt động sản xuất là độc lập giữa các cá nh n, thù lao được phân chia dựa trên sản lượng mà họ sản xuất được (chi trả cá nh n) Chính vì điều này đ tạo ra sự khác biệt trong thành quả nông nghiệp của từng loại hình hợp tác xã Mặc dù việc trở thành thành viên của các tổ chức hợp tác x làm tăng th m canh c y trồng, tăng mức độ thương mại hóa của các loại hàng hóa nông sản, góp phần làm tăng doanh thu, năng suất lao động và tăng thu nhập của người nông d n nhưng những lợi ích thu được là khác nhau giữa các hợp tác x , đặc biệt là sự khác biệt trong công tác tiếp thị và hình thức chi trả của từng loại hình tổ chức Trong các loại hình hợp tác
x thì “hợp tác xã tiếp thị và đất đai” mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất cho các thành viên (đặc điểm là hợp tác đảm nhận công tác tiếp thị và chi trả cá nhân), tiếp đến là
“hợp tác x đất đai” (hợp tác không đảm nhận công tác tiếp thị và chi trả cá nhân),
và cuối cùng là “hợp tác xã sản xuất và đất đai” (hợp tác xã chi trả tập thể), thậm chí
“hợp tác xã sản xuất và đất đai” không có tác động đến thu nhập của nông trại và năng suất lao động của từng thành viên
2.4.2 Tác động đến hiệu quả kỹ thuật
Với các mức độ thành công khác nhau, hợp tác x nông nghiệp đ tồn tại l u đời và là hình thức hợp tác phổ biến tại các quốc gia trên thế giới (Bernard và cộng
sự, 2008; Bernard và Spielman, 2009; Francesconi và Heerink, 2010; Francesconi
và Ruben, 2007; và Getnet và Tsegaye, 2012), tuy nhiên, tác động của các tổ chức này đến hiệu quả kỹ thuật của các thành viên hiện vẫn còn nhiều tranh c i Các hợp tác x nông nghiệp, điển hình như các tổ chức của các nhà sản xuất, được ủy quyền
để cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất, cũng như các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp cho người nông d n và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người nông d n và các
Trang 27nhà cung cấp dịch vụ khuyến nông, do vậy, thành viên của các hợp tác x này được
kỳ vọng sẽ thu được hiệu quả cao hơn về mặt kỹ thuật sản xuất
Nhằm mục đích trả lời c u hỏi, liệu rằng các hợp tác x nông nghiệp có góp phần cải thiện khả năng tiếp cận với các yếu tố đầu vào sản xuất và các dịch vụ khuyến nông (như tham gia các khóa huấn luyện kiến thức về kỹ năng sản xuất), từ
đó góp phần n ng cao hiệu quả của các thành viên hay không, Abate và cộng sự (2013) ph n tích sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật giữa các hộ gia đình là thành viên của các hợp tác x và giữa các hộ gia đình hoạt động độc lập ở Ethiopia Abate và cộng sự (2013) sử dụng mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic Production Frontier – SPF) để đo lường hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông nghiệp có quy mô nhỏ Sau khi ước lượng được thang điểm hiệu quả kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật ph n tích điểm xu hướng (Propensity Score Matching – PSM) để ước lượng tác động của các nông hộ là thành viên của tổ chức hợp tác x đến hiệu quả kỹ thuật, dựa trên cách tiếp cận của Bernard và cộng sự (2008), Francesconi và Heerink (2011) và Godtland và cộng sự (2004) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc tham gia vào các hợp tác x nông nghiệp là một trong những yếu tố góp phần cải thiện hiệu quả kỹ thuật trong nông nghiệp Với cùng một tập hợp các yếu tố đầu vào giống nhau, về mặt trung bình, các nông hộ là thành viên của các hợp tác x sẽ có thể đạt được mức sản lượng tối đa cao hơn các nông hộ độc lập, ước tính cao hơn khoảng 5%
Addai và cộng sự (2014) cũng thực hiện một ph n tích tương tự cho trường hợp của 453 người nông dân trồng ngô tại các vùng sinh thái nông nghiệp của Ghana để đánh giá ảnh hưởng của tổ chức nông d n đến hiệu quả kỹ thuật của những người nông dân trồng ngô Addai và cộng sự (2014) đi ngược lại với kết luận của Abate và cộng sự (2013), việc tham gia vào các tổ chức nông dân là không có ý nghĩa về mặt thống kê đến hiệu quả kỹ thuật và năng suất của người nông dân trồng ngô Kết quả này là không phù hợp với những dự đoán vai trò của các hợp tác xã nông nghiệp trong việc cải thiện hiệu quả thông qua việc dễ dàng tiếp cận các đầu vào sản xuất và các dịch vụ hỗ trợ (như hoạt động đào tạo và cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình sản xuất) Nghiên cứu của Wollni và Brummer (2012) cũng
Trang 28cho thấy tác động của các tổ chức nông d n đến hiệu quả kỹ thuật của cà phê ở Costa Rica là không r ràng, các nhóm nông d n làm tăng hiệu quả kỹ thuật của những người nông d n trồng cà phê thông thường, nhưng nó lại không có ảnh hưởng đến những người nông d n trồng cà phê chất lượng cao
Theo Herbert và cộng sự (2015), có hai cách tiếp cận khi ph n tích tác động của các tổ chức nông d n đến hiệu quả kỹ thuật của nông trại:
(1) Các nhóm nông d n được xem như một đầu vào trong hàm sản xuất, do vậy, nếu người nông d n tối đa hóa được các đầu vào của mình một cách tốt nhất thì
họ sẽ đạt được hiệu quả về mặt kỹ thuật, và ảnh hưởng của các nhóm nông d n đến thành quả nông nghiệp được xác định trực tiếp thông qua sản phẩm biên của nó (Dinar và cộng sự, 2007);
(2) Các nhóm nông d n được xem như một yếu tố quyết định để giải thích sự khác biệt hiệu quả kỹ thuật giữa các nông trại, và ảnh hưởng của nó đến thành quả nông nghiệp được đo lường gián tiếp thông qua sự thay đổi sản lượng, thông qua sự thay đổi của hiệu quả kỹ thuật Khi Herbert và cộng sự (2015) so sánh hiệu quả kỹ thuật của hai nhóm nông d n thì những người nông d n là thành viên của các nhóm đạt hiệu quả cao hơn khoảng 7% so với những nông d n độc lập Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào độ dài thời gian của sự tham gia, thời gian đầu tham gia vào các nhóm, sự tham gia này có tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật, nhưng nó sẽ
có tác động tiêu cực đối với những thành viên tham gia l u năm
2.4.3 S đa ạng giống câ trồng và thời gian áp ụng c ng nghệ m i
Sự đa dạng nguồn gen c y trồng làm tăng năng suất c y trồng và làm giảm
sự biến đổi năng suất theo thời gian (Smale và cộng sự, 1998) Trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, các tổ chức chính thức và phi chính thức có ảnh hưởng đến sự lựa chọn đa dạng hóa giống c y trồng của những người nông d n riêng lẽ Các tổ chức phi chính thức bao gồm mạng lưới x hội và các hội liên hiệp của làng hoặc thị trấn, tại đ y nông d n có thể thường xuyên tham gia các hoạt động trao đổi hạt giống hoặc truyền đạt kinh nghiệm canh tác các loại giống c y trồng khác nhau Các tổ chức chính thức có thể kể đến như các chương trình g y giống cây trồng, công ty
Trang 29giống c y trồng và thị trường Hợp tác x là một ví dụ điển hình của một tổ chức chính thức Các hợp tác x là nơi cung cấp những thông tin về hạt giống, quy trình trồng trọt và thị trường các sản phẩm, để tạo ra giá trị gia tăng và ph n phối thu nhập cho các thành viên Như vậy, sự đa dạng của các giống cây trồng ảnh hưởng tích cực đến sản lượng, và các tổ chức hợp tác x là một đại diện để phổ biến cho người nông d n về những lợi ích sinh thái và lợi ích kinh tế của sự đa dạng nguồn gen c y trồng Để hiểu r tầm quan trọng của các hợp tác x nông nghiệp đến sự đa dạng giống c y trồng và năng suất của c y lúa mì ở miền nam nước , Di Falco và cộng sự, (2008) ph n tích thông qua hai bước:
(1) Bước thứ nhất là đánh giá ảnh hưởng của các hợp tác x đến sự đa dạng giống c y trồng Sự đa dạng giống c y trồng được đo bằng chỉ số Simpson (là diện tích lúa mì phân bổ giữa các giống); và tầm ảnh hưởng của hợp tác x được đo bằng
số hợp tác x trên một ha;
(2) Bước thứ hai là kiểm tra ảnh hưởng của sự đa dạng giống c y trồng đến năng suất trong dài hạn, thông qua ước lượng hàm sản xuất Năng suất được tính bằng sản lượng lúa mì (tấn) trên một đơn vị diện tích (ha) Giá trị dự đoán từ bước thứ nhất được sử dụng như biến giải thích trong hàm sản xuất, cùng với các biến đầu vào thông thường (lượng thuốc trừ s u - 100kg/ha; và số lượng lao động trên một ha đất), và biến đại diện cho yếu tố điều kiện thời tiết (lượng mưa mỗi năm)
Kết quả là mật độ hợp tác x có tác động tích cực đến sự đa dạng giống lúa
mì ở cấp độ vùng nghiên cứu, điều này cho thấy, tại các khu vực có càng nhiều các
tổ chức hợp tác x thì mức độ đa dạng không gian của lúa mì càng cao Đồng thời, mức dự đoán của sự đa dạng không gian của lúa mì cũng có ảnh hưởng tích cực đến năng suất c y lúa mì trong khoảng thời gian nghiên cứu Các biến đầu vào thông thường như lượng thuốc trừ s u sử dụng và số lượng lao động cũng có tác động dương đến năng suất, tuy nhiên, lượng mưa lại không có ý nghĩa thống kê trong trường hợp này
Trang 302.4.4 Tác động của Tổ hợp tác đến Chi phí giao dịch, thương mại hóa và khả năng tiếp cận thị trường
Theo Chagwiza và cộng sự (2016), tỷ lệ chi phí giao dịch có xu hướng đặc biệt cao đối với các hộ sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ Do vậy, khi hội nhập vào thị trường, các hộ này phải đối mặt với một loạt các thách thức, nhất là thách thức liên quan đến chi phí giao dịch Các chi phí này liên quan đến khả năng tiếp cận thị trường của người nông dân, giá thành sản phẩm, số lượng sản phẩm bán ra và điều kiện giao hàng theo chuỗi giá trị, bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí tiếp cận các dịch vụ có chất lượng cao, công nghệ và nguyên liệu đầu vào (Kydd và Dorward, 2004)
Thương mại hóa sản lượng đầu ra từ những hộ nông dân có quy mô nhỏ góp phần làm tăng năng suất, tăng mức độ chuyên môn hóa và tăng thu nhập (Barrett, 2008) Trong một thị trường hoạt động hiệu quả, thương mại hóa dẫn đến các quyết định sản xuất khác nhau của các hộ gia đình – xuất phát từ các quyết định trong hành
vi tiêu dùng và đa dạng hóa thực phẩm Ở cấp độ vĩ mô, thương mại hóa tăng cường
an ninh lương thực và cải thiện hiệu quả phân bổ (Fafchamps, 2005; và Timmer, 1997) Tuy nhiên, khi đối mặt với thị trường không hoàn hảo và chi phí giao dịch cao, các nông hộ sản xuất nhỏ, lẻ khó có thể khai thác được tất cả các lợi ích tiềm năng từ thương mại hóa (de Janvry và cộng sự, 1991; Goetz, 1992; và Key và cộng sự, 2000) Trong trường hợp này, việc hình thành các tổ chức hợp tác x được xem là biện pháp khắc phục những nhược điểm thị trường của các nông hộ có quy mô nhỏ ở các quốc gia trên thế giới (Berdegue, 2001; Collion và Rondot, 1998; World Bank, 2003; Attwood và Baviskar, 1987; Sharma và Gulati, 2003; và Uphoff, 1993)
Bernard và cộng sự (2008) ph n tích tác động của tổ chức hợp tác x đến hành vi thương mại của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn Ethiopia thông qua hai chỉ số: (1) giá đầu ra, giá cả đầu ra phản ánh điều kiện của thị trường, trong trường hợp các hợp tác xã cung cấp cho các nông hộ một điều kiện thị trường tốt thì giá đầu ra sẽ cao hơn; và (2) tỷ lệ sản lượng được bán ra trong tổng sản lượng đ sản xuất Bernard và cộng sự (2008) sử dụng phương pháp ước lượng ảnh hưởng điều trị trung bình của việc điều trị (Average Treatment Effect on the Treated - ATT) để
Trang 31ước lượng tác động trung bình của sự khác biệt giá cả đầu ra và tỷ lệ sản lượng bán được giữa hai đối tượng: thành viên của các hợp tác x và các hộ gia đình hoạt động độc lập Kết quả cho thấy, mặc dù việc tham gia vào hợp tác x không có ý nghĩa về mặt thống kê đối với phần sản lượng bán ra, nhưng thành viên của các hợp tác xã bán được hàng hóa với mức giá cao hơn từ 7,2% đến 8,9% so với các nông hộ độc lập Điều này là phù hợp với kết quả nghiên cứu của Wollni và Zeller (2007) Wollni và Zeller (2007) ph n tíchtác động của sự tham gia các tổ chức hợp tác xã đến kết quả thị trường của cà phê ở Costa Rica, kết quả thị trường được đo bằng giá bán cà phê trung bình của người nông vào cuối mùa Thông qua mô hình hồi quy tuyến tính, Wollni và Zeller (2007) kết luận việc tham gia các tổ chức hợp tác xã làm tăng giá bán của cà phê
Chagwiza và cộng sự (2016) thực hiện phân tích cho mẫu gồm 384 nông hộ, trong đó có 192 hộ tham gia vào các tổ chức hợp tác xã và 192 hộ không tham gia vào bất kỳ tổ chức nào ở Selale (vùng Oromia), một trong những khu vực sản xuất sữa chính của Ethiopia, với khoảng 85% dân số làm nông nghiệp Sinh kế của địa phương chủ yếu phụ thuộc vào chăn nuôi và sản xuất sữa, nhưng các sản phẩm này
có tính chất là có hạn sử dụng ngắn, dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản trong các điều kiện phù hợp Chagwiza và cộng sự (2016) kết luận, các hợp tác xã sản xuất sữa ở Selale có ảnh hưởng tích cực đến mức độ thương mại hóa của các thành viên trong tổ chức Các hợp tác xã sản xuất sữa cung cấp các dịch vụ thị trường đến các thành viên thông qua các hoạt động đóng gói và vận chuyển sản phẩm Hơn nữa, hầu hết các hợp tác xã hiện đang tham gia vào quá trình chế biến sữa thành các sản phẩm có hạn sử dụng l u hơn như pho mát, sữa chua và bơ Do vậy, không có gì phải ngạc nhiên khi sự phân bổ các sản phẩm liên quan đến sữa trên thị trường giữa các thành viên hợp tác xã chiếm một tỷ lệ cao hơn so với những người nông dân hoạt động độc lập Tuy nhiên, kết quả phân tích của Chagwiza và cộng sự (2016) lại
đi ngược với kết quả của Bernard và cộng sự (2008),Chagwiza và cộng sự (2016) cho rằng các hợp tác xã này không gây ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm, bao gồm giá sữa và giá bơ
Trang 32Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Hellin và cộng sự (2009); Moustier và cộng
sự (2010); và Mujawamariya và cộng sự (2013) đều đi đến kết luận, tham gia vào các tổ chức hợp tác xã góp phần cải thiện khả năng tiếp cận thị trường của các loại hàng hóa nông sản, đặc biệt là việc đưa hàng hóa nông sản đạt chất lượng cao tiếp cận với chuỗi các siêu thị bán lẻ Điển hình như nghiên cứu trong của Moustier và cộng sự (2010) Moustier và cộng sự (2010) phân tích vai trò của các hợp tác x trong việc hỗ trợ các hộ nông d n tiếp cận với chuỗi các siêu thị bán lẻ tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại Việt Nam, các tổ chức nông d n là các nhà cung cấp hàng hóa nông sản trực tiếp cho các siêu thị Các tổ chức này là cầu nối trung gian trong mối liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông nghiệp giữa những hộ nông d n có quy mô sản xuất nhỏ và các siêu thị Việc mua hàng hóa từ các tổ chức nông d n cho ph p các nhà quản lý của các siêu thị có thể
dễ dàng kiểm soát chất lượng sản phẩm, thông qua các hoạt động khảo sát nông trại
và phỏng vấn người nông d n Chất lượng là yếu tố quyết định, có ảnh hưởng đến
sự lựa chọn hàng hóa của các siêu thị, phải đảm bảo không dư lượng thuốc bảo vệ trong các loại hàng hóa nông sản Các hợp tác x đóng vai tr quan trọng trong việc cải thiện chất lượng hàng hóa, vì các tổ chức này thường tạo điều kiện cho người nông d n tiếp cận với các nguồn lực tiên tiến và các dịch vụ nông nghiệp do chính phủ cung cấp
2.4.5 Tác động xã hội và tác động m i trường của các hợp tác xã nông nghiệp
* Tác động xã hội của các hợp tác xã nông nghiệp
Bên cạnh việc cải thiện thu nhập của các thành viên trong nhóm, các tổ chức hợp tác x c n cải thiện các loại vốn khác như vốn vật chất, vốn con người và vốn
x hội (Majee và Hoyt, 2010) Trên thực tế, sự hợp tác của những người nông d n
có thể vừa là nguyên nh n, đồng thời cũng là kết quả của sự hình thành vốn con người và vốn x hội Mối liên kết giữa vốn x hội và hợp tác x được hình thành theo hai cách: vốn x hội có thể là yếu tố ảnh hưởng đến sự thành lập của một tổ chức và sự quyết định tham gia của các thành viên vào tổ chức đó; đồng thời, việc
Trang 33tham gia vào các tổ chức này cũng là nguyên nh n tạo ra nguồn vốn x hội của các thành viên (Pinto, 2006) Điển hình như trong nghiên cứu của Paldam và Svendsen (2000) cho thấy một nhóm hành động vì mục tiêu chung (hợp tác x ) được thành lập dựa trên l ng tin và các mối quan hệ x hội, và vốn x hội ban đầu cũng sẽ ảnh hưởng đến thành quả của các hợp tác x sau này
Trong nghiên cứu của mình, Barham và Chitemi (2009) đưa ra tám giả thuyết vốn xã hội để xác định tầm ảnh hưởng của các tổ chức nông nghiệp đến sự cải thiện kết quả thị trường Tám giả thuyết được chia thành hai nhóm: (1) nhóm bắt buộc: những nhóm nông d n có được ba thuộc tính sau sẽ cải thiện được kết quả thị trường của họ, bao gồm nhận thức vốn xã hội (sự tin tưởng giữa các thành viên trong nhóm và hành vi vị tha), và cấu trúc vốn xã hội (mối quan hệ chặt chẽ với các
tổ chức khác bên trong và bên ngoài cộng đồng của họ); và (2) nhóm không bắt buộc: những nhóm nông dân sẽ cải thiện kết quả thị trường của họ nếu có được một
số hoặc tất cả các thuộc tính sau: nguồn vốn dồi dào (bao gồm vốn tự nhiên, vốn vật
lý, vốn tài chính, vốn con người và vốn xã hội); quy mô nhóm nhỏ hơn; kinh nghiệm thành công trong quá khứ; tính không đồng nhất của các tổ chức từ thiện; và tính đồng nhất của các đặc tính và lợi ích Thông qua kiểm định sự tương quan bằng các phân tích ANOVA và Pearson giữa kết quả thị trường và các biến giải thích, Barham và Chitemi (2009) kết luận rằng những nhóm được hình thành càng lâu với
sự tổ chức và vận hành trong nội bộ nhóm càng chặt chẽ; và có một nền tảng nguồn vốn tự nhiên tốt sẽ có nhiều khả năng để cải thiện tình hình thị trường của nhóm Trong khi, các yếu tố nhận thức vốn xã hội (sự tin tưởng (cao) giữa các thành viên trong nhóm và hành vi vị tha) và yếu tố cấu trúc vốn xã hội (mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức khác bên trong và bên ngoài cộng đồng) không phải là yếu tố quan trọng để cải thiện tình hình thị trường của nhóm
Mojo và cộng sự (2015) đo lườngchỉ số vốn x hội thông qua việc trả lời các
c u hỏi liên quan đến l ng tin, sự tương trợ giữa các thành viên trong tổ chức, mức
độ cam kết và sự hài l ng đối với hoạt động sản xuất và tiếp thị cà phê trên thị trường Mojo và cộng sự (2015) nhận x t các thành viên của các hợp tác x có hiệu
Trang 34quả x hội cao hơn so với những người nông d n hoạt động độc lập Nói cách khác, việc tham gia vào các tổ chức hợp tác x có tác động thúc đẩy sự tích lũy vốn con người, vốn xã hội, và các yếu tố cấu thành nó bao gồm niềm tin, sự hài l ng và sự cam kết Kết quả này có thể đến từ các cuộc họp thường xuyên và sự chia sẻ thông tin, kinh nghiệm lẫn nhau giữa các thành viên, góp phần cải thiện sự tin cậy, mức độ cam kết, và sự tham gia của các thành viên trong hợp tác x Đồng thời, các x viên trong hợp tác x cũng hài l ng đối với hoạt động sản xuất và tiếp thị cà phê trên thị trường hơn những người nông d n hoạt động độc lập
* Tác động xã hội và tác động môi trường của các hợp tác xã nông nghiệp
Hầu hết các nghiên cứu đánh giá tác động của sự hình thành các hợp tác x gắn liền với việc đánh giá các lợi ích về mặt kinh tế, và bỏ qua khía cạnh môi trường, một phần là do thiếu dữ liệu chính thức, mặt khác, nhu cầu kinh tế của người nông d n mới là yếu tố thu hút sự quan t m của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách Tuy nhiên, những thách thức của phát triển bền vững (như suy thoái tài nguyên thiên nhiên và ngh o đói) là vấn đề đ tồn tại từ l u trên toàn thế giới, và vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với các quốc gia đang phát triển, nơi mà ngành nông nghiệp đóng vai tr rất quan trọng trong nền kinh tế Các hợp tác x được kỳ vọng sẽ góp phần tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và tích lũy vốn con người Vốn con người được tạo ra qua giáo dục và đào tạo chính thức và phi chính thức, và hợp tác x là một kênh quan trọng để cung cấp vốn con người cho các thành viên trong nhóm Vốn con người (kiến thức được tạo ra) sau khi được áp dụng thực hành trong thực tế có thể cải thiện điều kiện môi trường của các hệ thống canh tác
Hiện nay, các nghiên cứu về tác động của các hợp tác x đến môi trường c n nhiều ý kiến trái chiều Mojo và cộng sự (2015) sử dụng kỹ thuật ph n tích điểm xu hướng (PSM) và ước lượng điều trị trung bình (ATT) để phân tích sự khác nhau trong hiệu quả môi trường giữa các thành viên tham gia vào các hợp tác x và những người nông d n trồng cà phê hoạt động độc lập tại vùng Jimma của Ethiopia Mojo và cộng sự (2015) đánh giá tác động điều trị (tham gia các tổ chức hợp tác x )
Trang 35đến môi trường thông quan chỉ số hiệu suất môi trường, bằng việc trả lời các c u hỏi liên quan đến tỷ lệ thay đổi (trong v ng ba năm qua) về độ phì của đất trồng cà phê, cường độ xói m n đất, sử dụng ph n bón hữu cơ, sử dụng ph n bón vô cơ, sử dụng hóa chất diệt cỏ, đa dạng hóa giống c y trồng, và số lượng tán c y/bóng c y trên trang trại cà phê Kết quả phân tích hồi quy cho thấy việc tham gia vào các hợp tác x lại có tác động tiêu cực đến hiệu suất môi trường của các nông trại trồng cà phê Nguyên nh n có thể là do các thành viên có xu hướng giảm số lượng các bóng
r m của các nông trại cà phê để có được nhiều không gian trồng thêm cà phê, điều này làm giảm khả năng tái tạo đất Mặc dù, một số hợp tác xã đ được chính phủ hỗ trợ các hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên, thông qua cung cấp các giống c y trồng nhưng công tác bảo vệ môi trường hay bảo tồn tài nguyên thiên nhiên không phải là mục đích chính của hợp tác x , do vậy, tác động của các hợp tác xã trong lĩnh vực này c n khá yếu Stellmacher và Grote (2011) cũng kết luận rằng các hợp tác x có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái của c y cà phê ở Ethiopia, vì sự cải thiện giá tại cửa nông trại (farm gate price: là giá người nông d n sẽ nhận được) tạo động lực cho người nông d n tăng sản lượng thông qua việc lấn chiếm đất rừng để sản xuất, và hậu quả là đ sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên không bền vững Nghiên cứu của Rodrigo (2013) cũng chỉ ra rằng, sự tham gia vào hợp tác x làm giảm động lực bảo tồn tài nguyên đất và nước ở Ethiopia Nghiên cứu của Blackman và Naranjo (2012) lại đi đến kết luận ngược lại, họ cho rằng việc tham gia vào các hợp tác x trồng cà phê ở Costa Rica góp phần cải thiện môi trường tự nhiên, vì các thành viên trong tổ chức được khuyến khích giảm sử dụng các đầu vào hóa chất và tăng sử dụng các đầu vào thay thế th n thiện với môi trường
2.4.6 S phân iệt gi i và tác động của các tổ chức hợp tác
Phụ nữ đóng góp một vai trò quan trọng đến sinh kế nông nghiệp và nông thôn, tuy nhiên khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất của họ như đất đai và nguồn vốn là khá hạn chế (Udry 1996; và Ibnouf, 2011) Trong một số các nghiên cũng đ chứng minh được, phụ nữ không có nhiều đóng góp trong các hoạt động thương mại hóa nông nghiệp, các khoản tiền bán được từ nông nghiệp phần lớn sẽ
Trang 36rơi vào tay nam giới (Von Braun và Webb, 1989; Sorensen, 1996; Doss, 2001; và Negin và cộng sự, 2009) và khi các cơ hội công nghệ mới xuất hiện thì nam giới thường có nhiều cơ hội tiếp cận với sự đổi mới này hơn, và vì vậy, các hoạt động sản xuất nông nghiệp thường tập trung dưới sự kiểm soát của nam giới Điều này có thể tạo ra các tác động tiêu cực làm hạn chế vai trò của phụ nữ trong việc tạo ra thu nhập, cũng như phúc lợi của các hộ gia đình Các nghiên cứu về tác động của giới đến các thành quả của các hợp tác x hiện nay c n khá hạn chế
Fischer và Qaim (2012) ph n tích tác động của các tổ chức nông nghiệp đến
sự kiểm soát của nữ giới đối với sản lượng đầu ra, thu nhập và những tác động có liên quan đến vấn đề dinh dưỡng gia đình ở các nông hộ trồng chuối ở Kenya Thông qua phương pháp thống kê mô tả để quan sát sự khác biệt giới giữa các hộ thành viên và các hộ hoạt động độc lập và kỹ thuật biến công cụ và điểm xu hướng (PSM), Fischer và Qaim (2012) kiểm tra ba giả thuyết:
(1) Các tổ chức nông dân góp phần làm tăng sự kiểm soát của nam giới trong doanh thu và sản xuất cây trồng;
(2) Sự kiểm soát của nam giới đối với doanh thu cây trồng có ảnh hưởng tiêu cực đến dinh dưỡng của hộ gia đình
(3) Các thành viên nữ trong các tổ chức nông dân góp phần làm tăng quyền kiểm soát doanh thu của nữ giới và có ảnh hưởng tích cực đến thị phần thu nhập của
nữ trong nhóm
Thông qua kết quả hồi quy, tác giả chứng minh được rằng các tổ chức nông dân góp phần làm tăng quyền lực kiểm soát của nam giới (đối với doanh thu) và các quyết định trong hoạt động sản xuất của hộ gia Mặc dù sự kiểm soát của nam giới đối với doanh thu không ảnh hưởng đến dinh dưỡng của gia đình (tổng số calo tiêu thụ), nhưng nó lại có tác động tiêu cực đến chất lượng của bữa ăn trong gia đình Điều này cho thấy lợi ích từ sự tập trung không được chia sẻ đồng đều giữa các thành viên trong hộ gia đình Những tác động tiêu cực về giới trong các nhóm nông dân có thể tránh được khi phụ nữ tích cực tham gia vào các nhóm nông d n này Và việc tham gia vào các tổ chức nông d n sẽ giúp phụ nữ tăng quyền lực kiểm soát đối
Trang 37với thu nhập trong các hộ gia đình Fischer và Qaim (2012) đ kết luận rằng các tổ chức tập thể và các biện pháp can thiệp trong tổ chức có thể làm cải thiện khả năng tiếp cận thị trường đối với các hộ nông dân có quy mô nhỏ, từ đó có thể làm thay đổi những quan điểm tiêu cực của sự ph n biệt giới Nếu phụ nữ là thành viên trong các nhóm nông d n, họ có thể n ng cao vị thế của mình trong các cuộc thương lượng diễn ra trong nội bộ gia đình
2.4.7 Ngh o đ i và vai tr của các tổ chức hợp tác
Một số quốc gia đang phát triển nhận định rằng thành lập các hợp tác x là một trong những chiến lược phát triển có thể giúp họ thoát khỏi tình trạng ngh o đói (Develtere và cộng sự, 2008; và Emana, 2009) Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, mặc dù các tổ chức hợp tác x mang lại nhiều lợi ích cho những cộng đồng ngh o sống ở khu vực nông thôn (như tăng quyền lực mặc cả của những hộ nông d n có quy mô nhỏ trên những thị trường không hoàn hảo, tạo điều kiện cho nông d n tiếp cận với các thị trường mới, chia sẻ rủi ro trong hoạt động sản xuất), nhưng trên thực tế, không phải tất cả những người nông d n ngh o đều có thể tiếp cận được những lợi ích do các tổ chức này mang lại Các nghiên cứu đ chỉ ra rằng, các hộ gia đình ngh o ít có khả năng tham gia vào các tổ chức hợp tác x và trong hầu hết các trường hợp, các hợp tác x được đặt ở những vùng có điều kiện kinh tế – x hội thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường, hơn là những vùng có điều kiện khó khăn (phần lớn d n số sống ở những vùng có điều kiện khó khăn thuộc diện ngh o và cận ngh o) Điều này cho thấy, các hợp tác x có xu hướng hỗ trợ những hộ gia đình có điều kiện khấm khá hơn (Bernard và cộng sự, 2008) Vì vậy, nếu cho rằng việc thành lập các hợp tác x là một trong những chiến lược để giảm ngh o, thì việc làm này cần đảm bảo có sự tham gia của những hộ ngh o, và sự tham gia này phải cung cấp được những biện pháp thoát ngh o cho những cá nh n ngh o thật sự
Verhofstadt và Maertens (2014a)sử dụng phương pháp ước lượng điểm xu hướng để ước lượng ảnh hưởng trung bình của các thành viên hợp tác x đến sự ngh o đói ở Rwanda Sự ngh o đói được đo bằng tỷ lệ ngh o (theo quy ước về chuẩn ngh o của Rwvàa) Kết quả cho thấy, các hợp tác x làm giảm đáng kể tình
Trang 38trạng ngh o đói (giảm từ 10 đến 14 điểm phần trăm) Đồng thời, dựa trên kết quả ước lượng ảnh hưởng trung bình của các thành viên hợp tác x đến sự ngh o đói, thì ảnh hưởng này là lớn nhất đối với những khu vực nằm ở vùng s u vùng xa
Trong trường hợp nghiên cứu của Rodrigo (2012), tác giả giả định biện pháp thoát ngh o hiệu quả nhất là hỗ trợ người nông d n tiếp cận với các công nghệ sản xuất tiên tiến Rodrigo (2012) giả định các hộ nông d n (các nhà sản xuất) phải chọn giữa công nghệ sản xuất tiên tiến và công nghệ sản xuất lạc hậu, những người nông d n chọn công nghệ lạc hậu là những người ngh o Khi những người nông d n ngh o này từ bỏ công nghệ sản xuất lạc hậu để chọn công nghệ tiên tiến hơn thì đó
là lúc người này thoát được tình trạng ngh o ngh o trong dài hạn Ph n tích mô hình dữ liệu bảng trong v ng 4 năm (1997, 1999, 2004 và 2009) ở Ethiopia cho thấy tham gia vào các tổ chức hợp tác x làm tăng năng suất của các hộ gia đình Tuy nhiên, nó không tạo điều kiện cho các hộ này tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến (các kinh nghiệm bảo tồn tài nguyên đất và công tác thủy lợi) Trên thực tế, việc tham gia vào các tổ chức hợp tác x có tác động tiêu cực đến sự tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại Nguyên nh n là do các hợp tác x đóng vai tr quan trọng trong việc cung cấp các đầu vào cho quá trình sản xuất ở Ethiopia như các loại ph n bón và hạt giống, trong khi tiếp cận với các loại ph n bón và hạt giống sẽ làm tăng năng suất các nh n tố tổng hợp của các hộ gia đình, chính vì vậy, nó không khuyến khích các hộ nông d n đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện tiên tiến hơn Do đó, khi người nông d n lựa chọn sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu thì các tổ chức hợp tác
x vẫn có thể làm tăng năng suất các nh n tố tổng hợp của họ, và đ y là lý do chính khiến người nông d n trì ho n với việc tiếp cận công nghệ tiên tiến Trong kết luận của mình, Rodrigo (2012) cho rằng mặc dù các hợp tác x có thể góp phần làm tăng thu nhập và lợi nhuận của người nông d n, nhưng các hợp tác x lại không đóng vai
tr quan trọng trong việc xóa ngh o
Qua các nghiên cứu trên cho thấy Kinh tế hợp tác trên thế giới đều lấy kinh
tế nông hộ làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển Phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ đảm nhiệm các khâu mà nêu từng hộ riêng lẻ thì sẽ
Trang 39làm không có hiệu quả như: áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, tín dụng… Người d n các nước họ rất tự giác tham gia vào mô hình kinh tế hợp tác, bởi vì trong sản xuất nông nghiệp theo mô hình kinh tế hợp tác đáp ứng nhu cầu dịch vụ của nông hộ, liên kết bền vững trong tiêu thụ nông sản là khâu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Đ y là vấn đề mà nông dân Việt Nam muốn hội nhập phải học tập kinh nghiệm trên thế giới
Các cơ sở lý thuyết nêu trên đ tạo tiền đề cho tác giả có phương pháp nghiên cứu hiệu quả của việc phát triển các mô hình kinh tế hợp tác sẽ được trình bày ở chương 3
Trang 40CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa vào khung lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước được trình bày ở trên, trong chương này, tác giả sẽ xây dựng khung ph n tích để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu ở Chương 1 Ngoài ra, mô hình hồi quy và các biến kiểm soát sẽ được trình bày và phương pháp ước lượng mô hình cũng được đề cập trong chương này
3.1 Khung phân tích
Hình 3.1 Khung ph n tích đề nghị cho nghiên cứu
Lợi nhuận