Lý tôichọn đề tài “ Nâng cao công tác chủ nhiệm lớp”nhằm giúp học sinh hứng thú trong họctập.1.2 .MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng t
Trang 1MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP I.MỞ ĐẦU:
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáoKhi đến trường cô giáo như mẹ hiền
Cô và mẹ là hai cô giáo
Mẹ và cô, ấy hai mẹ hiền…”
Từ lúc mới bắt đầu đi học vỡ lòng cho đến tận bây giờ, khi đã là một cô giáo với
10 năm đứng trên bục giảng, tôi vẫn còn nhớ như in những câu hát đó Đứa con gái bébỏng của tôi ngày nào đi học về cũng hát cho tôi nghe những câu hát đó Cũng như bao
bà mẹ khác, tôi cũng có những đứa con Nếu như ở nhà tôi chỉ có một đứa con duy nhất
đó thì ở trường tôi có tới 42 đứa con
Năm nào cũng vậy, tôi đều là mẹ của vài chục đứa con, là người mẹ thứ hai nhưtrong bài hát tôi vẫn hát từ thời thơ bé Thời gian tôi gần gũi với các em trong một ngàynhiều hơn rất nhiều lần so với thời gian tôi gần gũi với con tôi Bởi lý do rất đơn giản tôi
là giáo viên chủ nhiệm lớp – Giáo viên dạy nhiều môn Lớp 5 là lớp thuộc cấp tiểu học,lại là lớp bán trú nên thời gian cô và trò tiếp xúc, học tập cũng như các sinh hoạt khác gầnnhư là trọn ngày Đó là đặc thù của giáo viên tiểu học
Học sinh tiểu học như một tờ giấy trắng dễ vẽ nên một bức tranh đẹp nhưng cũng
dễ bị vấy bẩn Chính vì thế, là một giáo viên dạy tiểu học công việc không đơn giản chútnào Chúng ta không đơn thuần chỉ là dạy học, truyền đạt kiến thức từ sách vở đến họcsinh mà chúng ta phải giáo dục, uốn nắn đạo đức, rèn cho các em từng hành vi đạo đứcđơn giản nhất, để từ đó giúp các em hình thành một nhân cách, phẩm chất tốt đẹp
Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt Các em khác nhau về ngoại hình, tính cách vàkhả năng nhận thức, tư duy Các em khác nhau cả về đặc điểm tâm lý của lứa tuổi mình.Một lớp học có 42 em học sinh nghĩa là sẽ có 42 tính cách, 42 đặc điểm tâm sinh lý Có
em ngoan ngoãn, vâng lời, có em hiếu động, ngỗ nghịch, có em lại trầm tĩnh, ít biểu lộcảm xúc…Thật khó để đưa các em vào một khuôn khổ nhất định Để làm được điều này,
Trang 2đòi hỏi người giáo viên phải có làm hết sức quan trọng và cần thiết Ngay từ đầu nămhọc, mỗi giáo viên phải tự lập cho mình một kế hoạch chủ nhiệm thật cụ thể nhằm giáodục học sinh mình phát triển tốt cả về kiến thức, kỹ năng lẫn phẩm chất đạo đức Lý tôichọn đề tài “ Nâng cao công tác chủ nhiệm lớp”nhằm giúp học sinh hứng thú trong họctập.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hìnhthành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học
cơ sở và các cấp trên.Biết vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm vậy nên mục đích: -Trong đề tài này tập trung Đề ra một số biện pháp tích cực hiệu quả công tác chủnhiệm hiệu quả hơn
-Ghi lại những việc làm thành công để rút ra kinh nghiệm cho bản thân
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 5D của Trường Tiểu học Minh Khai I năm học 2016-2017,lớp mà tôitrực tiếp giảng dạy
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Phương pháp thu thập thông tin: Dùng thu thập thông tin của học sinh
2 Phương pháp trò chuyện:Dùng để nói chuyện với các đồng nghiệp, các học sinh và phụhuynh
3 Phương pháp giao nghiệm vụ cho học sinh
4 Phương pháp trải nghiệm:Thông qua thực tế tình hình trên lớp cái tốt cái hạn chế đểkhắc phục Được đi ra ngoài va chạm
1.5 ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào công tác chủ nhiệm lớp với các
nội dung cơ bản : Gây hứng thú trong học tập cho học sinh
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1 Cơ sở lý luận:
Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viêntiểu học Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các
bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh Đặc biệt trong trường tiểuhọc, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng Giáo viên chủ nhiệm thaymặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thànhnhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và
xã hội
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu họcphải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả Vì vậy, tôi khẳng định rằng côngtác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyếtđịnh chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
Trang 3Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày côngcủa người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hìnhcuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của giađình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường Điều đóhoàn toàn đúng ở trường Tiểu học Minh Khai I.Số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, họcsinh khuyết tật hoặc có ít con nuông chiều Cuộc sống bấp bênh, chỗ ở không cố định,cha mẹ phải bươn chải mưu sinh khiến cho việc quan tâm, giáo dục tới con em mình chưađược quan tâm nhiều.Phụ huynh bận có khi muộn mới đón con Phần lớn phụ huynh đãphó thác cho nhà trường, cho giáo viên chủ nhiệm Chính vì vậy, trách nhiệm của ngườigiáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học ngày càng lớn.
Trường thành lập được hơn 17 năm tập thể sư phạm nhà trường cũng như mỗigiáo viên trong trường đều đặt việc giáo dục tri thức song song với việc giáo dục đạo đứchọc sinh Vai trò của giáo viên chủ nhiệm luôn được đặt lên hàng đầu và luôn được sựquan tâm, chỉ đạo sâu sát từ phía Ban Giám Hiệu nhà trường
2.2 Thực trạng
Học sinh lớp 5 là lứa tuổi mà chúng ta thường ví như trái xoài ương Không cònxanh nhưng cũng chưa hẳn là đã chín Ở lứa tuổi này các em luôn muốn tự làm theo ýthích của bản thân và luôn muốn chứng tỏ rằng mình đã lớn Các em bắt đầu nhận thứcđược hành vi việc làm của mình, đã biết phân biệt đúng, sai Đồng thời các em cũng cảmnhận được sự quan tâm chăm sóc cũng như tình cảm từ phía cha mẹ, thầy cô dành chomình Vậy phải làm gì để giúp các em học tập tốt, rèn đạo đức theo những khuôn khổ ,giáo huấn của nhà trường với tâm lý thoải mái, thích thú? Muốn làm được điều này, côngtác chủ nhiệm lớp là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà giáo viên cần phải thựchiện
Tuy nhiên, thực hiện công tác chủ nhiệm lớp không phải là lúc nào chúng ta cũngthực hiện một việc làm giống nhau với tất cả các đối tượng và thực hiện suốt cả năm học,như thế sẽ gây tâm lý nhàm chán, không hiệu qủa Mỗi giáo viên cần có những biện pháp
cụ thể riêng, những cách làm việc riêng và luôn có sự đổi mới, có những biện pháp tíchcực để tạo sự mới mẻ, ham thích đối với học sinh nhằm thúc đẩy các em thực hiện tốtnhững yêu cầu mà giáo viên đưa ra
Bản thân tôi đã qua 10 năm làm công tác chủ nhiệm lớp, 1 năm giảng dạy tạitrường Minh Khai I và được giao phụ trách lớp 5 Tuy thời gian công tác chưa dài nhưngtôi cũng đúc rút cho mình một số kinh nghiệm quý báu nhằm nâng cao hiệu quả công tácchủ nhiệm lớp của mình Điều đó đã được chứng minh qua kết quả đạt được của tập thểlớp, đặc biệt với lớp 5D của tôi năm học 2016 – 2017, một lớp có tiếng ở trường là cực kìhiếu động
2.2.1 Thuận lợi và khó khăn:
Trang 4- Sự ủng hộ, phối hợp nhiệt tình từ phía phụ huynh học sinh.
- Sự năng nổ nhiệt tình của Ban cán sự lớp
2.2.1Các biện pháp giải quyết vấn đề:
* Biện pháp chung:
- Khi tiếp nhận lớp, tôi tìm hiểu cẩn thận từng em qua giáo viên chủ nhiệm cũ đểnắm bắt tình hình chung Tôi chú ý tới những đối tượng học sinh giỏi, học sinh yếu, họcsinh là cán sự lớp, học sinh có biểu hiện đặc biệt về tâm lý cũng như hoàn cảnh gia đìnhcác em Qua đó hiểu rõ hơn về các em cũng như có những biện pháp phù hợp cụ thể đốivới từng em
- Tìm hiểu về học sinh thông qua hồ sơ cá nhân của các em như: học bạ, sổ chủnhiệm cũ, … Tìm hiểu thông qua sơ yếu lý lịch của các em đầu năm, qua phụ huynh họcsinh và thông qua chính bản thân các em
- Ngay từ đầu năm học, tôi phải xây dựng cho mình và các em những nội quy, quyđịnh cụ thể dựa trên nguyên tắc vừa mềm mỏng vừa kiên quyết
- Tổ chức bầu Ban cán sự lớp, cán sự tổ bằng hình thức dân chủ không áp đặt máymóc, phát huy kỹ năng bày tỏ ý kiến của các em trước tập thể lớp Phân công công việc
cụ thể cho từng em trong Ban cán sự lớp, cán sự tổ
- Tổ chức lớp học theo mô hình nhóm
- Tổ chức thi đua học tập giữa các nhóm Có khen thưởng động viên kịp thời
2 3 Các sáng kiến :
2.3.1 Áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng:
a/ Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn :
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinhthần Kêu gọi học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó Đề đạt với chi hộiphụ huynh lớp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ những em đó Tính ưu việt của việc làmnày là vừa khắc phục được khó khăn lại vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh vàtranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường của hội phụ huynh học sinh
- Cụ thể trong năm học này, tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường xem xétgiúp đỡ em: Hải Những em này gia đình rất khó khăn nhưng lại không có hồ sơ thuộcdiện xóa đói giảm nghèo Do đó bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm đã đề xuất lên trườngxem xét hỗ trợ và đã được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường Mặt khác, tôi cũng
Trang 5trao đổi đề xuất với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp miễn cho các em một số khoảnđóng góp của lớp Dù những sự hỗ trợ đó không lớn nhưng phần nào đó giúp đỡ được các
em và gia đình, bản thân các em cũng yên tâm học tập, cố gắng vượt khó trên con đườnghọc vấn của mình
b/ Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:
- Thực tế ở lớp 5D của tôi có một số em, đặc biệt là các em nam, thật sự hiếuđộng, nghịch ngợm và thường xuyên không nghe lời thầy cô Theo các giáo viên chủnhiệm năm cũ thì đó là những thành phần lì và bướng Qua tìm hiểu nguyên nhân thì tôithấy một số nguyên nhân như sau:
+ Các em được gia đình quá nuông chiều nên sinh ra tâm lý thích gì làm nấy,muốn gì là phải được ngay Có em bố rất nghiêm khắc nhưng mẹ lại bênh vực, chiềuchuộng khiến các em thậm chí không nghe lời ngay cả cha mẹ mình
+ Một số em do gia đình còn gặp khó khăn về kinh tế, cha mẹ mải lo làm ăn nênphó mặc con cái cho nhà trường, không quan tâm tới việc giáo dục và rèn luyện của các
đã biết Internet cũng như con dao hai lưỡi, có mặt tích cực và cũng có mặt tiêu cực
- Biện pháp của tôi đối với những em này là:
+ Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưngkhông cứng nhắc Chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chêkịp thời Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm đểtừng bước điều chỉnh mình
+ Thường xuyên trò chuyện cùng các em, hỏi han quan tâm tới các em như mộtngười bạn lớn Cùng học, cùng chơi cùng hoạt động với các em
+ Xây dựng thói quen đọc sách giúp các em bồi dưỡng tâm hồn thơ trẻ, tạo điềukiện cho các em tìm hiểu thế giới xung quanh Tạo điều kiện cho các em tham gia cáchoạt động, phong trào của lớp, trường
+ Trao đổi, hỏi han với phụ huynh thường xuyên tạo mối liên kết chặt chẽ giữa giađình và nhà trường
c/ Đối với học sinh học còn yếu:
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào Có thể là
ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗhổng về kiến thức nên cảm thấy chán nản
- Lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau:
+ Giúp các em xác định động cơ học tập đúng đắn: Học để làm gì? Vì sao phảihọc? Học cho ai?
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gianngoài giờ lên lớp (giờ ra chơi, phút đầu giờ, tiết tự học,…)
Trang 6+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạohứng thú và củng cố niềm tin ở các em Sử dụng nhiều đồ dùng trực quan minh họa chocác em dễ nhớ, dễ tiếp thu Thường xuyên thay đổi các phương pháp và hình thức dạyhọc, khơi dậy sự tích cực học tập ở các em Áp dụng các kỹ thuật dạy học giúp các emchủ động tìm tòi khám phá tri thức.
+ Chấm chữa bài thường xuyên, kiểm soát việc học sinh làm bài và sửa bài, có lờinhận xét mang tính khích lệ theo đúng tinh thần của Thông tư 22
+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếukém tiến bộ
+ Xây dựng đôi bạn học tập cũng như nhóm học tập
+ Tổ chức thi đua giữa các tổ nhóm và thưởng những bông hoa điểm tốt cho các
em khi các em có tiến bộ về học tập và rèn luyện Mỗi tuần một lần giáo viên sẽ tổng kết
số bông mà các tổ, nhóm đạt được Tổ đạt được nhiều bông nhất sẽ nhận được phầnthưởng từ giáo viên Đồng thời giáo viên cũng động viên khích lệ các tổ, nhóm khác cốgắng trong đợt thi đua tiếp theo
+ Mỗi tháng một lần giáo viên sẽ cho lớp bầu chọn những gương mặt xuất sắcnhất và ghi tên lên Bảng danh dự của lớp Những em này cũng sẽ được nhận một phầnquà nhỏ của giáo viên chủa nhiệm
+ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộcủa con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em
+ Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổtrước bạn bè
d/ Đối với những học sinh giỏi, có năng lực đặc biệt:
- Quan tâm phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thểdục thể thao, hội hoạ…
- Phối hợp với giáo viên bộ môn lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cácđối tượng này
- Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hộithi, những buổi nói chuyện ngoại khoá hoặc gần gũi nhất ngay trong tiết học chính khoá
- Rèn cho các em kỹ năng trình bày trước đám đông, trước tập thể lớp Mỗi ngàygiáo viên dành ra 5 phút tập làm cán bộ lớp Mục đích rèn cho các em kỹ năng hướng dẫnnhóm, lớp học tập nhằm phát huy khả năng giao tiếp lưu loát, rèn tính mạnh dạn, tự tinkhi trình bày ý kiến Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp đỡ và giúp các
em đưa ra kết luận cuối cùng
Trang 7Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt
2.3.2 Xây dựng nề nếp lớp học:
a) Nắm thông tin về học sinh:
- Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề
ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh Do vậy, ngay từ
ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua sơ yếu lý lịch học sinh.
- Qua sơ yếu lý lịch này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh
để ghi vào Sổ Chủ nhiệm Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của
mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh
PGD TP THANH HÓA TRƯỜNG TH MINH KHAI I SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC SINH Họ và tên HS:……… Ngày sinh………
Nơi sinh:……….Dân tộc:………Tôn giáo:………
Quê quán:………
Địa chỉ gia đình:………
HKTT (Tạm trú):………
Họ tên cha:……… Nghề nghiệp:………
Nơi làm việc:……… Số điện thoại:………
Họ tên mẹ:……… Nghề nghiệp:………
Nơi làm việc:……… Số điện thoại:………
Là con thứ:………trong số:…… anh (chị, em) trong gia đình Có năng khiếu về:………
Trang 8Sợ nhất là:……….
Điều yêu thích nhất là:………
Sức khỏe của :………
Những vấn đề khác cần lưu tâm ở là:………
* Mọi thắc mắc của PH xin gọi về SĐT:
- GVCN lớp: Cô Đỗ Thị Tuyêt -0977864065
Xin chân thành cảm ơn quý phụ huynh!
GVCN
Đỗ Thị Tuyết
b) Bầu Ban cán sự lớp:
- Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan
trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới Bản thân tôi luôn muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của lớp Tiến trình bầu chọn Ban Cán sự lớp được diễn ra như sau:
- Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của người lớp trưởng, lớp phó
- Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử Sau đó chọn 5 học sinh tiêu biểu
để cả lớp bầu chọn
- Tổ chức cho học sinh bầu chọn bằng cách giơ tay Trong năm bạn được lọt vào danh sách bầu chọn chỉ chọn 3 bạn Do đó, mỗi học sinh được giơ tay ba lần để chọn 3 người xuất sắc nhất vào Ban cán sự lớp
- 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ” của mình (Lớp trưởng, Lớp phó học tập, và Lớp phó kỷ luật)
- Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 3 em được bầu chọn cũng cảm thấy “oai”, thấy tự hào
- Sau khi bầu xong ban cán sự lớp, các tổ tiến hành bầu Ban cán sự tổ, gồm có Tổ trưởng, Tổ phó và Thư ký Tiến trình thực hiện tương tự việc bầu Ban cán sự lớp, tất nhiên có sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm
- Cuối cùng, giáo viên giao nhiệm vụ cho từng bạn trong Ban cán sự lớp, cán sự tổ
Nhiệm vụ của mỗi em, tôi phân công rõ ràng rồi phát cho mỗi em một cuốn sổ.Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình Ngoài ra, lớp trưởng và 2 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung
Trang 9Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt độngcủa lớp Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng
em Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban Cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làmđược của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ nhữngthiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục
2.3.3 Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệuquả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tíchcực” Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì mới có “trường học thân thiện,học sinh tích cực”
“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gầngũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” Xâydựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực” Xây dựng được lớp họcthân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nângcao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến hành từngbước như sau:
a) Trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp:
Lớp học thân thiện phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo
tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao Do vậy, tôi cùng với học sinh thực hiện các công việcsau đây:
- Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao Mỗi tổnhóm có một bảng thi đua được gắn lên cửa số tại vị trí ngồi của tổ mình Xung quanhcác bảng thi đua đó được gắn các khẩu hiệu riêng của tổ
- Khi nhận xét hạnh kiểm của học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải căn cứ vào 5nhiệm vụ của học sinh Hằng ngày tôi nhắc nhở các em thực hiện các nhiệm vụ của ngườihọc sinh tiểu học và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
- Xây dựng nội quy lớp học, các bước học tập và các thói quen tốt cần có của họcsinh giúp các em hoàn thiện hơn bản thân mình Các nội quy, thói quen đó được gắn xungquanh lớp để các em có thề nhìn thấy hằng ngày, hằng giờ và luôn nhắc nhở mình thựchiện tốt
- Mỗi ngày có một tổ được phân công trực lớp Tổ được phân công có nhiệm vụlau các bảng nhóm sau mỗi tiết học, sắp xếp bàn ghế ngay ngắn gọn gàng, nhắc nhở các
Trang 10bạn không xả rác xuống sàn lớp, sắp xếp đồ chơi mỗi khi chơi xong và để ngay ngắn lêngiá sách, sắp xếp sách truyện gọn gàng, ngay ngắn.
b) Xây dựng mối quan hệ thầy - trò và bạn bè trong lớp:
* Xây dựng mối quan hệ thầy - trò:
Trước đây, quan hệ thầy, trò là quan hệ chịu ơn - ban ơn; bề trên - kẻ dưới; giảnggiải - ghi nhớ Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ phân công - hợp tác Thầythiết kế - trò thi công Thầy làm mẫu, giao việc - trò làm theo mẫu của thầy Mỗi lời thầynói ra phải là một “lệnh” (một lời giao việc) Do vậy, mọi yêu cầu tôi đưa ra, học trò phải
thi hành thật nghiêm Ngay từ đầu, tôi yêu cầu học trò phải cố gắng làm cho đúng Nếu
chưa đúng thì phải làm lại cho đúng mới thôi Đúng là đúng từ việc làm, nghiêm lànghiêm trong việc làm chứ không phải ở thái độ khắt khe, gay gắt Quan hệ cơ bản nhấtcủa tôi và học trò là quan hệ hợp tác làm việc: tôi giao việc - học trò làm; tôi hướng dẫn -học trò thực hiện
- Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự Tôi thường haynhắc nhở các em “Người nói thì phải có người nghe” Mình chú ý lắng nghe người khácnói là mình thể hiện sự tôn trọng của mình với họ Còn người khác nói mà mình khôngchú ý nghe thì khi mình nói cũng chẳng có ai nghe mình Với cách làm này, tự nhiên thầy
sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều Làm việc như thế nào thì đạo đức, ý thức sẽ kèmtheo như thế ấy Làm đến nơi đến chốn thì y thức kỉ luật cũng đến nơi đến chốn
- Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thànhtính cách của trẻ Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú y đến cả cách đi đứng, nói năng, cách
ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ, để học trò noi theo Lời nói phải đi đôi vớiviệc làm để các em thấy thầy cô không nói sai, nói xạo, nói rồi để đó Đã nói thì phải làm,
đã hứa thì phải thực hiện, đã sai thì phải nhận lỗi và sửa lỗi
- Khi học sinh làm bài tôi luôn nhắc nhở các em phải tự làm lấy bài của mình,không quay cóp, không ỷ lại vào người khác Tôi cũng khuyến khích các em phải giữvững lập trường quan điểm của mình, dù mình có làm sai Mạnh dạn nhận ra cái sai củamình và sửa sai thì sẽ nhanh tiến bộ Còn nếu cứ dấu diếm cái lỗi sai ấy vì sợ bạn bè chêcười thì sẽ không có cơ hội sửa sai và hiển nhiên sẽ không tiến bộ được
- Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng có những em học yếuhoặc có hôm không học bài, làm bài nhưng lỗi không phải hoàn toàn là do các em Có emham chơi nên quên học bài, có em do bị mất căn bản từ các lớp dưới Nhưng cũng có emhọc yếu, hoặc không học bài làm bài là do những điều kiện khách quan Đâu phải em nàocũng may mắn được bố mẹ, ông bà động viên trong mỗi bước học tập Và có biết baonhiêu bố mẹ phải lo làm thuê, làm mướn kiếm sống hoặc vì ăn chơi cờ bạc hay ốm đaubệnh hoạn, nên không ngó ngàng gì đến việc học của con cái, thậm chí các em còn bịmắng chửi, bị đánh đập, Những sóng gió đó đã tác động đến tâm lí trẻ thơ, cản trở việchọc tập của các em Nếu như giáo viên không biết được những nguyên nhân đó thì rất dễnổi giận đùng đùng, rồi la mắng, trừng phạt các em Điều đó rất bất lợi cho quan hệ thầy-trò sau này Vì vậy, đứng trước một học sinh quậy phá, hay lơ đãng không học bài, làmbài, tôi không kết án trừng phạt ngay mà gặp riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân.Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm,tôi phải liên hệ kịp thời với phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ,giáo dục các em
Trang 11- Hằng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, khuyến khích các emphát huy các ưu điểm Tôi cố tìm ra những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các
em, tặng các em những bông hoa điểm tốt gắn lên bảng thi đua của tổ mình Mỗi khiđược nhận bông từ cô, các em tỏ ra rất vui mừng và háo hức Bởi đối với các em, mộtphần thưởng nhỏ của cô, dù đó chỉ là một cái kẹo, một cái bánh cũng rất là đáng quý.Điều đó chứng tỏ sự tiến bộ của các em, sự giỏi giang của các em Đối với các em thì đó
là một niềm tự hào dù ở nhà các em đã được cha mẹ chuẩn bị cho đầy đủ cao lương mĩ
vị Trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục vàngày càng hoàn thiện hơn
- Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của họcsinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối vớihọc trò Theo quy luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy trước sau cũng sẽ được đáplại bằng tình cảm của học trò Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn cósức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh “Lớp học thân thiện” chỉ có được khingười thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình Cómột người thầy như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích
đi học
* Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
- Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình ra,
ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ Học sinh Tiểu học cũng vậy Nếu các em có nhiều bạn
bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạngiúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ (Học thầy không tày học bạn) Làmột giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến vấn đề này Xây dựng được mối quan hệbạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng môitrường học tập thân thiện Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập củalớp chắc chắn sẽ được nâng cao
- Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡnhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiềuhọc sinh Cách làm cụ thể như sau:
+ Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên cho học sinh làm việc theo nhóm
+ Hai tuần một lần tôi đổi chỗ ngồi cho các em, tạo điều kiện cho các em đượctiếp xúc, giao lưu với nhau
+ Khi tổ chức các hoạt trò chơi học tập, tôi thường chọn ngẫu nhiên các em từ 2 –
3 tổ vào một đội chơi
+ Xây dựng đôi bạn học tập, giúp nhau cùng tiến bộ