Hình thái đô thị Châu Âu du nhập vào nước ta từ nửa sau thế kỷ XIX đã dẫn tới sự hình thành những công năng phục vụ đời sống công cộng của cộng đồng dân cư đô thị, với những thiết chế ki
Trang 1bộ giáo dục đào tạo bộ xây dựng
Trường đại học kiến trúc hà nội
-
Tạ Nam Chiến
tổ chức không gian kiến trúc quảng trường
tại các đô thị lớn ở việt nam
Luận án tiến sĩ kiến trúc
Hà Nội-2012
Trang 2bộ giáo dục đào tạo bộ xây dựng
Trường đại học kiến trúc hà nội
-Tạ Nam Chiến
tổ chức không gian kiến trúc quảng trường
tại các đô thị lớn ở việt nam
Trang 3Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cám ơn tới GS.TS Hoàng Đạo Kính, người thầy đã tận tình hướng dẫn, cho tôi nhiều kiến
thức và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Xin trân trọng cám ơn thày hiệu trưởng, TS Đỗ Đình Đức, PGS.TS Nguyễn Tố Lăng, phó hiệu trưởng trường đại học Kiến trúc Hà Nội, những người đã chỉ
bảo, động viên và giúp đỡ tôi tận tình
Xin được cám ơn PGS.TS Đặng Đức Quang Chủ nhiệm khoa và TS
Nguyễn Tuấn Anh, Phó chủ nhiệm khoa Sau đại học Xin cám ơn TS Nguyễn Tiến Thuận, nguyên Chủ nhiệm và TS Hoàng Trinh, Chủ nhiệm bộ môn Kiến trúc công cộng - trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng các
thày, cô đã tận tình giúp đỡ và cho tôi nhiều ý kiến quí báu
Xin trân trọng cám ơn Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, khoa Sau đại học, bộ môn Kiến trúc công cộng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu Xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn với tôi
Trang 4T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn ¸n lµ trung thùc vµ cha tõng ®îc ai c«ng bè trong
bÊt cø c«ng tr×nh khoa häc nµo
Hµ néi, n¨m 2011
NCS T¹ Nam ChiÕn
Trang 5Mục lục
chương 1: tổng quan về quảng trường trong không
gian và trong đời sống cộng đồng đô thị 13 1.1 Vai trò và ý nghĩa của quảng trường trong đô thị, sự cần thiết
1.1.1 Vai trò và ý nghĩa của quảng trường trong đô thị 131.1.2 Sự cần thiết phải nghiên cứu quảng trường ở các đô thị Việt Nam 14 1.2 Các khái niệm và định nghĩa về quảng trường đô thị 16
1.4 Tổng quan về quảng trường ở các đô thị trên thế giới 18 1.4.1 Thời Cổ đại ở châu Âu (từ thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ IV) 19 1.4.2 Thời Trung đại ở châu Âu (thế kỷ V đến thế kỷ XV) 21 1.4.3 Thời Phục Hưng ở châu Âu (thế kỷ XV đến thế kỷ XVI) 22 1.4.4 Thời Barốc ở châu Âu (Baroque - thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII) 23 1.4.5 Thời Cận đại ở các nước trên thế giới (TK XIX đến nửa đầu TK
1.5.1 Quảng trường ở các đô thị thời quân chủ và phong kiến 27 1.5.2 Quảng trường ở các đô thị Việt Nam thời cận đại và hiện đại 30 1.5.2.1 Sự hình thành quảng trường ở các đô thị Việt Nam thời cận
Trang 61.6 Các nghiên cứu về quảng trường đô thị từ trước đến nay 38
1.6.1.1 Nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến quảng trường 38
1.6.2 Tổng hợp những nghiên cứu trước đây và xác định những nội
chương 2: đối tượng, phương pháp nghiên cứu và cơ sở
khoa học cho việc tổ chức không gian kiến trúc quảng trường tại các đô thị lớn ở việt nam 53 2.1 Xác định đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 53
2.2 Cơ sở lý luận cho việc tổ chức không gian kiến trúc quảng
2.2.1 Các quy định đối với quảng trường ở các đô thị Việt Nam hiện
2.2.2 Vị trí quảng trường trong cấu trúc không gian đô thị 58
2.2.3.3 Các yếu tố giới hạn không gian quảng trường 63 2.2.3.4 Yếu tố chủ đạo và các yếu tố phụ trợ, nghệ thuật khác 64
Trang 72.2.4.2 Tiếp cận và tổ chức giao thông quảng trường 67
2.3 Cơ sở thực tiễn từ việc tổ chức không gian kiến trúc và cải tạo
2.4 Cơ sở thực tiễn về tổ chức không gian kiến trúc quảng trường ở
2.4.1 Khảo sát hiện trạng quảng trường và phân tích dữ liệu 96
2.4.1.2 Phân tích các dữ liệu từ khảo sát thực địa 99 2.4.2 Điều tra, phỏng vấn thực trạng quảng trường và phân tích dữ liệu 108 2.4.2.1 Điều tra, phỏng vấn thực trạng sử dụng quảng trường 108
2.5 Đánh giá chất lượng và rút ra đặc điểm chung về tổ chức
không gian kiến trúc quảng trường ở các đô thị Việt Nam Xác
định các nội dung cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng
2.5.1 Đánh giá chất lượng tổ chức không gian kiến trúc quảng trường 111 2.5.1.1 Về vị trí quy hoạch và quan hệ với đô thị 111 2.5.1.2 Về công năng và các hoạt động sử dụng quảng trường 112
2.5.1.4 Về tiếp cận và tổ chức giao thông quảng trường 113 2.5.1.5 Về vi khí hậu, tiện nghi sử dụng, hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh 114 2.5.2 Đặc điểm tổ chức không gian kiến trúc các quảng trường hiện
Trang 82.5.3 Các nội dung cần giải quyết 116 chương 3: kết quả nghiên cứu và bàn luận 119 3.1 Đề xuất về quy hoạch, tổ chức không gian kiến trúc quảng
3.1.1 Đề xuất phân cấp, phân bố và các chỉ tiêu quy hoạch quảng
3.1.2 Hướng dẫn tổ chức không gian kiến trúc quảng trường 123
3.1.2.2 Về tổ chức không gian kiến trúc quảng trường 124 3.1.2.3 Về tổ chức giao thông quảng trường và cách thức tiếp cận 127 3.1.2.4 Về cải thiện vi khí hậu và tiện nghi sử dụng 127 3.2 Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn chỉnh hệ thống quảng
3.2.1 Quan điểm và giải pháp cải tạo, kiện toàn không gian kiến trúc
3.2.1.1 Quan điểm cải tạo, kiện toàn không gian kiến trúc các quảng
3.2.2 Tạo lập các quảng trường mới trong khu vực đô thị cũ 131 3.3 Đề xuất mô hình quảng trường phù hợp với các đô thị lớn ở
3.4.3 Cải tạo nút giao thông ngã 5 Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông 143
Trang 93.5.1 Bàn luận về định nghĩa và phân loại quảng trường của luận án 145
3.5.2.1 Bàn luận về phương pháp và lô-gíc nghiên cứu 146
3.5.2.3 Bàn luận về kết quả khảo sát và điều tra, phỏng vấn 149
3.5.3 Bàn luận về các kết quả nghiên cứu của luận án 152 3.5.3.1 Về quy hoạch và tổ chức không gian kiến trúc quảng trường, 153 3.5.3.2 Về cách thức và giải pháp tạo lập hệ thống quảng trường trong
Phụ lục 1 : Tóm tắt các nội dung khảo sát quảng trường
Phụ lục 2 : Bản vẽ hiện trạng các quảng trường
Trang 10Danh mục các bảng
Bảng 2 1: Chỉ tiêu đất khu dân dụng 56
Bảng 2 2: Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngòai đơn vị ở 57
Bảng 2 3: Thống kê các hoạt động phù hợp với không gian công cộng 67
Bảng 2 4: Thống kê các quảng trường đã nghiên cứu 78
Bảng 2 5: Thống kê các quảng trường cải tạo đã nghiên cứu 86
Bảng 2 6: Thống kê đối tượng khảo sát 97
Bảng 2 7: Thống kê các số liệu đã khảo sát 99
Bảng 2 8: Quan hệ về quy mô quảng trường với đô thị 100
Bảng 2 9: Sơ đồ hình thái không gian kiến trúc và tổ chức lối vào 101
Bảng 2 10: Xếp phân loại quảng trường theo vị trí, công năng sử dụng và hình thái không gian 106
Bảng 2 11: Số lượng người được phỏng vấn 109
Bảng 2 12: Tổng hợp nội dung phỏng vấn 110
Bảng 2 13: Tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn về quảng trường 111
Bảng 2 14: Các nội dung và phương hướng giải quyết nhằm nâng cao chất lượng tổ chức không gian kiến trúc quảng trường 116
Bảng 3 1: Tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng quảng trường 121
Bảng 3 2: Đề xuất các tiêu chuẩn, chỉ tiêu kỹ thuật của quảng trường 122
Bảng 3 3: Các công năng quảng trường phù hợp với chức năng khu vực 123
Bảng 3 4: Các loại hình thái không gian quảng trường phù hợp với từng loại công năng 124
Bảng 3 5: Các thuộc tính của các yếu tố cấu thành phù hợp với từng loại công năng quảng trường 126
Bảng 3 6: Công năng quảng trường phù hợp với loại không gian trống 132
Bảng 3 7: Các giải pháp đối với yếu tố cấu thành quảng trường cho từng loại không gian trống 133
Bảng 3 8: Xác định hình thái không gian quảng trường trên quan điểm về mô hình quảng trường phù hợp với các đô thị lớn ở Việt Nam 136
Bảng 3 9: Xác định công năng quảng trường phù hợp với quan điểm về mô hình và hình thái không gian quảng trường 137
Bảng 3 10: Minh họa kỹ thuật phân tích các yếu tố cấu thành quảng trường 151
Bảng 3 11: Bảng tham chiếu các số liệu của quảng trường ở thành phố Copenhagen-Denmark 153
Bảng 3 12: Bảng tham chiếu diện tích sử dụng quảng trường bình quân cho một người ở thành phố Sydney-Australia 153
Trang 11Danh mục các hình minh họa
Hình 1.5 Quảng trường St Mark (San Marco) ở Venice-Italy 23
Hình 1.15 Quảng trường trước chợ Bến Thành- Sài Gòn đầu thế kỷ XIX 33
Hình 2.1 Minh họa các dạng lối vào được kết hợp từ ba dạng lối vào
Hình 2.2 Minh họa về sự chuyển hóa không gian đóng - mở 62Hình 2.3 Ví dụ về sự chuyển biến từ không gian đóng, gợi mở 63
Hình 2.6 Minh họa khả năng kết hợp giữa các yếu tố cấu thành cùng
các thuộc tính của chúng để tạo thành các dạng hình thái
Hình 2.8 (a; b; c): Minh họa quảng trường định hướng 75
Hình 2.10 (a; b;c;d) Minh họa phân loại quảng trường nhóm 77 Hình 2.11 Minh họa phân loại quảng trường vô định hình 78Hình 2.12 Vị trí quảng trường ở các đô thị thời cổ đại 81
Trang 12Hình 2.18 Giữ lại các di tích trong không gian quảng trường 90Hình 2.19 Xây dựng các công trình giới hạn quảng trường 90
Hình 2.21 Xử lý màu sắc và vật liệu mặt nền quảng trường 92 Hình 2.22 Phân luồng giao thông và làm đường ngầm qua quảng
Hình 3.2 Quan điểm định hướng cho việc cải tạo, kiện toàn tổ chức
không gian kiến trúc các quảng trường hiện hữu 129
Hình 3.4 Mặt bằng hiện trạng quảng trường Lý Thái Tổ và Ngân hàng
Hình 3.10 Vị trí các thành phố đã được khảo sát ứng với các vùng khí
các chữ viết tắt sử dụng trong luận án
Trang 13a mở đầu
Sau hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc và thống nhất đất nước, sau thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa và tập trung bao cấp, từ năm 1986, Việt Nam bước vào Đổi mới, tiến hành công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Nhờ đó, nền kinh tế và xã hội đã có những bước phát triển mạnh mẽ vượt bậc
Song hành cùng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và công cuộc đô thị hóa cũng có những bước phát triển chưa từng thấy về tốc độ, về quy mô và về chất lượng Số lượng các đô thị và cấu trúc dạng đô thị đến nay đã thống kê được là ngót 700, dân số đô thị chiếm 30% Các đô thị cũ, lớn và nhỏ, đang trải qua quá trình cải tạo, hiện
đại hóa và mở mang quy mô cùng sự nhân lên gấp bội quỹ kiến trúc đô thị
ở các đô thị Việt Nam truyền thống, “phố” hầu như là xuất phát điểm
và cũng là sản phẩm cuối cùng của mỗi đô thị, dù nó có tồn tại cả trăm năm
Sự phát triển tự phát, chỉ có thể sản sinh những đường phố với tư cách là nhân
tố “công cộng”, hầu như duy nhất (ngay cả vỉa hè cũng không có) Vườn hoa, quảng trường, những thiết chế sinh hoạt cộng đồng khác (ngoại trừ các thiết chế tín ngưỡng và tâm linh), đều chưa xuất hiện
Hình thái đô thị Châu Âu du nhập vào nước ta từ nửa sau thế kỷ XIX
đã dẫn tới sự hình thành những công năng phục vụ đời sống công cộng của cộng đồng dân cư đô thị, với những thiết chế kiến trúc - đô thị tương ứng như nhà thương, thư viện, câu lạc bộ, nhà hát, sòng bạc, nhà trọ, đấu xảo, sân vận
động, trường đua, bưu điện, nhà ga vv… Trong quy hoạch mở rộng và xây mới các đô thị, đã xuất hiện nhân tố “công cộng” về chức năng và “tạo thị”
về vai trò, đó là các vườn hoa, và đặc biệt, các quảng trường là đối tượng nghiên cứu của bản luận án này
Trang 14ở Hà Nội, ở Sài Gòn và một số thành phố khác, người Pháp đã quy hoạch những khoảng trống dành cho các hoạt động công cộng của thành phố,
đồng thời lại là những nhân tố thu hút và tổ chức không gian đô thị Có những khoảng trống dần dà trở thành những quảng trường theo khái niệm phổ biến, có những khoảng trống do những điều kiện nào đó mà chỉ được duy trì chủ yếu cho các hoạt động tự phát và không được kiện toàn về phương diện kiến trúc đô thị, ở thời muộn hơn, biến thành những nút giao thông
Qua nhiều thập kỷ mở mang và xây dựng đô thị ở nửa sau thế kỷ XX,
đã hình thành nhiều cấu trúc đô thị và đô thị mới, song quảng trường vẫn chỉ
là hãn hữu Ngay trong số không nhiều quảng trường ấy, hầu hết chưa được kiện toàn về phương diện đô thị, hoặc chỉ phát huy vai trò của mình với tư cách là những nơi để tổ chức các sự kiện chính trị, huy động quần chúng
Ngày nay, khi dân cư đô thị đã sở hữu khá đầy đủ những điều kiện để
đáp ứng những nhu cầu sát sườn và nhất thiết về ăn, ở, đi lại, thì ngày càng có nhu cầu về sinh hoạt cộng đồng, không chỉ giới hạn ở các công trình ăn uống, giải trí, thể thao Người đô thị ngày càng cần những không gian rộng lớn, những khoảng xanh rộng lớn ngay trong thành phố, để cởi trói và giải tỏa cho mình, để tự do cùng làm những gì mà chỉ có thể trong đám đông, trên những không gian ít bị hạn chế, mà không e ngại giao thông, tiếng còi tuýt của công
an, sự phản ứng của xóm giềng Quảng trường, thiết chế kiến trúc đô thị mang bản chất cộng đồng, bản chất “dùng chung”, chính là những khoảng trống mà không hẳn đã trống ấy
Trong khi đó các quảng trường cũ ở các thành phố lớn rất ít ỏi, lại lạc hậu, chưa kiện toàn về kiến trúc đô thị, bị giao thông chiếm lĩnh hòan tòan Các quảng trường mới hãn hữu mới được quy hoạch ở hầu hết các thành phố lớn nhỏ, quảng trường chỉ là nơi diễn ra các sự kiện chính trị, nơi ngự trị của các kiến trúc cơ quan lãnh đạo hoặc quản lý Nhà nước, người dân thường ít lui tới, chưa nói là để sinh hoạt cộng đồng Quảng trường rộng 16 ha ở trung
Trang 15tâm Thành phố Vinh, quảng trường ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột là những ví dụ cho quan sát này
Vấn đề quảng trường đô thị, không có gì mới trong xây dựng đô thị trên thế giới, song trong thực tiễn ở nước ta, lại cần được xem xét và nghiên cứu hầu như toàn diện, trong đó có cục diện lý luận và nhận thức, đánh giá thực trạng, nghiên cứu và đề xuất định hướng cải tạo và phát triển chung, về loại hình và mạng lưới, về các giải pháp quy hoạch, kiến trúc và nghệ thuật
Đặc biệt, vấn đề thiết lập và phát huy vai trò của nó trong quy hoạch, trong xây dựng và trong quản lý ở các đô thị lớn phải trở thành mối quan tâm của giới hoạch định và quản lý đô thị, của giới quy hoạch, giới kiến trúc và giới văn hóa
Những năm gần đây, tại nhiều hội nghị và hội thảo của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp, vấn đề tăng cường thiết lập các nhân tố công cộng, các thiết chế phục vụ đời sống đô thị đã được đề cập
Đang định hình dần trong giới quản lý - quy hoạch - kiến trúc nhận thức về vai trò tổ chức không gian và tạo lập diện mạo đô thị của thiết chế quảng trường Giới quản lý văn hóa và văn học nghệ thuật nhận thức về vai trò văn hóa - xã hội và cộng đồng của quảng trường như và một biểu hiện văn hóa và nghệ thuật của mỗi đô thị
Nhận thức rõ nhu cầu từ thực tiễn, do làm công tác thiết kế kiến trúc ở
Hà Nội trong nhiều năm, tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về thiết chế quảng trường, và đặc biệt, thực trạng quảng trường ở Hà Nội Từ đó, tôi chuyển tải những hiểu biết, những nhận thức từ thực tế và những nghiên cứu
đề xuất của mình vào bản luận án tiến sỹ kiến trúc này
Bản luận án này hướng tới các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Phân tích, đánh giá chất lượng và xác định các đặc điểm
tổ chức không gian kiến trúc, hiệu quả sử dụng của quảng trường ở các đô thị Việt Nam hiện nay
Mục tiêu 2: Đưa ra các đề xuất đối với việc quy hoạch và tổ chức
Trang 16không gian kiến trúc đối với các quảng trường xây mới, ở các khu vực đô thị mới và tạo lập hoàn chỉnh hệ thống quảng trường ở các khu vực đô thị cũ
Mục tiêu 3: Xác định mô hình quảng trường phù hợp với các đô thị lớn ở Việt Nam nhằm định hướng cho việc tổ chức không gian kiến trúc và cải tạo quảng trường
Trang 17b nội dung chương 1: tổng quan về quảng trường trong không
gian và trong đời sống cộng đồng đô thị
1.1 Vai trò và ý nghĩa của quảng trường trong đô thị, sự cần thiết
nghiên cứu
1.1.1 Vai trò và ý nghĩa của quảng trường trong đô thị
Quảng trường là một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc không gian các đô thị từ xưa đến nay Về bản chất, quảng trường là không gian công cộng, vừa đóng vai trò tạo thị và tính chất thành thị cho mỗi đô thị, vừa đóng vai trò tổ chức và gắn kết cộng đồng dân cư đô thị với đặc trưng nổi trội là sự cân bằng giữa cái “riêng” và cái “chung”, thể hiện rõ trong việc đảm nhận những chức năng công cộng và chung sống của đô thị, với tư cách là nơi tổ chức hoạt động sự kiện xã hội, những sinh hoạt văn hóa – lễ hội, buôn bán
và, đơn giản, là nơi để thị dân xum họp hoặc dạo chơi
Quảng trường trong các đô thị xưa và nay, ở mức độ nào đó, phản ánh
và thể hiện tầng bậc phát triển văn hóa và cái riêng của mỗi đô thị Cùng với
đó, quảng trường bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo trong cấu trúc không gian
và hình thái cùng diện mạo kiến trúc - cảnh quan của mỗi chốn đô thị Về phương diện này, quảng trường là yếu tố thị giác - cảm quan và dễ được ghi nhận của bức tranh diện mạo đô thị Trong rất nhiều trường hợp, quảng trường trở thành những địa điểm lịch sử, những hình ảnh biểu trưng cho đô thị Chẳng hạn, quảng trường tòa thánh Pie ở Vatican, quảng trường Ngôi sao trên trục Champs élysée ở Paris, quảng trường Đỏ ở Moscow, quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, quảng trường Cách mạng tháng 8 trước Nhà hát lớn ở Hà Nội vv…
So với vai trò và hình thái quảng trường ở các đô thị trong quá khứ,
Trang 18quảng trường ở các đô thị hiện đại có những biến đổi nhất định về công năng,
về quy hoạch và về kiến trúc, song vai trò của nó và tác dụng của nó thì không suy giảm, mà có thể còn gia tăng
ở Việt Nam, quảng trường hình thành cùng với sự du nhập của mô hình đô thị châu Âu ở thời Cận đại Sự phát triển, vai trò và tổ chức không gian cùng hình thái kiến trúc - cảnh quan biểu hiện một số khác biệt so với quảng trường ở nhiều nước, đặc biệt châu Âu và Bắc Mỹ Trong công cuộc hiện đại hóa và xây dựng mới các đô thị ở Việt Nam, nhu cầu về quảng trường với tư cách là một cấu trúc cộng cộng - văn hóa - cộng đồng và kiến trúc trở nên hết sức bức thiết Việc tái khẳng định vị trí, việc cải tạo và kiện toàn các quảng trường hiện hữu, việc bổ sung và thiết lập chúng ở các phần
mở rộng của các đô thị lớn lại càng bức thiết hơn
1.1.2 Sự cần thiết phải nghiên cứu quảng trường ở các đô thị Việt Nam
a/ Quảng trường ở các đô thị nước ta, chủ yếu là các đô thị lớn, có thể hiện ở các đặc điểm sau:
- Quảng trường chỉ hiện hữu ở một số thành phố lớn, như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vinh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Buôn
Ma Thuột và một số ít thành phố khác, với số lượng rất hạn chế ở các thành phố quy mô nhỏ hơn, quảng trường hoặc không có, hoặc có ở dạng sân bãi, hoặc ở dạng chưa kiện toàn những yếu tố cấu thành
- Những quảng trường và không gian mở dạng quảng trường, hình thành từ cuối thế kỷ XIX, hầu hết chỉ ở dạng triển khai dở dang, chưa kiện toàn về mặt kiến trúc - cảnh quan đô thị, đặc biệt thiếu sự hiện diện của những công trình kiến trúc và quần thể kiến trúc định hình chúng, thiếu những thành phần kiến trúc nhỏ và các tác phẩm mỹ thuật, những tiện nghi phục vụ cộng đồng đô thị
- Tuy đang mở rộng mạnh mẽ các đô thị cũ, tuy đang xây dựng mới hàng trăm đô thị và cấu trúc đô thị, song trên thực tế, quảng trường chưa
Trang 19được chú trọng đưa vào quy hoạch và chưa được đầu tư đúng mức từ mọi phương diện
- Các quảng trường hầu hết biến thành các nút giao thông với mật độ
và với cường độ chuyển động cao của các phương tiện Các chức năng công cộng, văn hóa, giao lưu cộng đồng, ngay cả vai trò của chúng trong diện mạo kiến trúc đô thị cũng bị lu mờ hoặc triệt tiêu
b/ Thực trạng nêu trên đặt ra nhiều vấn đề bức xúc đối với các cơ quan quản lý đô thị, đối với các nhà quy hoạch phát triển đô thị, đối với giới kiến trúc sư và giới hoạt động văn hóa Trong đó:
- Các giải pháp trong điều chỉnh quy hoạch và giao thông, trong tạo lập môi trường kiến trúc và cảnh quan, nhằm khôi phục vị trí và các chức năng ban đầu của các quảng trường, trong việc tái gắn kết chúng với toàn bộ cơ thể
đô thị hiện hữu và, đặc biệt, trả lại chúng cho cuộc sống cộng đồng dân cư đô thị hiện đại
- Khả năng bổ sung các quảng trường hoặc các không gian mở trong quá trình cải tạo và hiện đại hóa các quỹ đô thị đã hình thành, trong điều kiện mật độ xây dựng và mật độ dân số tăng cao
- Những yếu tố và những thông số nào, những tiêu chuẩn và quy phạm nào có thể dùng làm cơ sở để xác định mạng lưới và quy mô, các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc quảng trường phù hợp với các đô thị, đặc biệt đô thị lớn, ở Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa và đô thị hóa
Bên cạnh đó, còn rất nhiều cục diện khác liên quan đến kiến trúc, mỹ thuật hoành tráng và đường phố, đến tính văn hóa và tính bản sắc của quảng trường với tư cách là một thành phần quan trọng, đặc biệt trong sự cấu thành hình thái và hình ảnh mỗi đô thị hiện nay Trong khi đó, chúng ta lâu nay chưa quan tâm đúng mức đến quảng trường cũng như chưa tích lũy nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng quảng trường
Chính từ thực tế ấy và những vấn đề đang đặt ra, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải thực hiện việc nghiên cứu quảng trường đô thị và trình bày
Trang 20trong khuôn khổ một luận án tiến sỹ, lấy vấn đề tổ chức không gian kiến trúc làm trọng tâm
1.2 Các khái niệm và định nghĩa về quảng trường đô thị
Quảng trường là một khỏang không gian công cộng trong đô thị, xuất hiện từ thời kỳ Cổ đại, ở Hy Lạp gọi là Agora, ở La Mã gọi là Forum Quảng trường hiện nay trong một số ngôn ngữ phổ biến như: tiếng Anh là Square, tiếng Pháp là Place và tiếng ý là Piazza
Với các tên gọi trên, một số tài liệu đã đưa ra các định nghĩa về quảng trường như sau:
- “Quảng trường là khu đất trống, rộng trong thành phố, chung quanh thường có những kiến trúc thích hợp, để dùng làm chỗ hội họp, mít tinh lớn, diễu binh lớn trong những ngày lễ trọng thể” [72, tr.456]
- “Quảng trường đô thị là một yếu tố cấu thành đô thị gắn kết với mạng lưới giao thông, là nơi sinh hoạt chính trị, văn hoá của đô thị, đồng thời cũng là đầu mối phân luồng giao thông” [32, tr.294]
- “Quảng trường: Khoảng trống và rộng ở trong đô thị dùng làm nơi tụ tập dân cư trong sinh hoạt của dân cư đô thị vào những dịp kỷ niệm hoặc tổ chức lễ hội, mít tinh (quảng trường trung tâm đô thị); cũng có thể là nơi tập trung giao thông ở chỗ giao nhau của nhiều tuyến giao thông quan trọng (quảng trường giao thông); cũng có thể là khỏang trống tạo tầm nhìn trước các công trình lớn, trước lối lên cầu trong ngôn ngữ ở miền Nam thường
được gọi là công trường (khoảng trống và rộng có chức năng công cộng)” [33, tr.381]
Trên cơ sở các định nghĩa nêu trên, từ phương diện công năng và vị trí quảng trường trong cấu trúc đô thị, từ các dạng hình thái không gian của chúng, xin đưa ra định nghĩa tổng hợp sau đây:
Quảng trường là khoảng không gian để trống trong đô thị, gắn kết với cấu trúc công năng và với hệ thống giao thông đô thị, dành cho các
Trang 21hoạt động đa dạng của đời sống chính trị, văn hóa và giao lưu của cộng
đồng dân cư mỗi đô thị Quảng trường được cấu thành bởi các cấu trúc vật thể đóng vai trò giới hạn không gian và/hoặc bởi sự liên kết của các thành
- Từ đó, quảng trường thường được bao quanh bởi các kiến trúc có tầm
cỡ của thành phố, tạo nên những điểm nhấn trong cơ thể và trong diện mạo của nó
1.3 Các thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu
Đô thị lớn là các đô thị ở Việt Nam có quy mô từ loại II trở lên (theo phân cấp trong nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5/01/2001 của Chính phủ
về phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị), hoặc các đô thị có quy mô không lớn, nhưng có giá trị đặc biệt như đô thị cổ, đô thị có đặc điểm về tự nhiên, cảnh quan Đây là thuật ngữ dùng trong luận án mang tính quy ước
Không gian là khoảng không bao quanh chúng ta Tuy nhiên, con người rất khó bao quát được một khoảng không bao la, nó chỉ trở nên hiện hữu khi có các vật thể hữu hình giới hạn nó
Không gian quảng trường là khoảng trống tạo nên quảng trường, là khỏang trống giữa các công trình kiến trúc hay các cấu trúc vật thể giới hạn không gian đó Không gian quảng trường được giới hạn bởi bình diện ngang hay bề mặt ngang (mặt nền, đường ), bởi bình diện đứng hay bề mặt đứng (công trình xây dựng, hàng cây, hàng cột hay các cấu trúc vật thể nào đó ),
Trang 22bởi đường bao đỉnh mái công trình (kết thúc đỉnh của bình diện đứng ) Đó cũng được coi là các yếu tố cấu thành nên không gian quảng trường
Kiến trúc quảng trường là diện mạo do sự tổng hợp các yếu tố vật thể thị giác của các bề mặt giới hạn không gian quảng trường (cả bề mặt ngang
và bề mặt đứng), tạo nên bởi hình khối của các công trình hoặc cấu trúc vật thể, sự sắp xếp, bố cục các công trình hoặc cấu trúc vật thể đó; hình thức, màu sắc, chất liệu của các bề mặt giới hạn
Không gian kiến trúc quảng trường là sự tổng hòa về kiến trúc của quảng trường, kết hợp khoảng trống, các công trình kiến trúc, các vật thể khác trong sự liên hệ với các không gian đô thị liền kề Tính chất, hình ảnh
và ý nghĩa của không gian một quảng trường trong sự nhận thức của con người phụ thuộc vào sự bố cục, tỷ lệ các chiều, tương quan khối tích, các yếu
tố cảm nhận và thị giác của bề mặt các vật thể, giới hạn hay ngăn chia không gian đó Vì vậy, không gian kiến trúc quảng trường là sự hợp thành một thể của các yếu tố cấu thành, tạo nên hình ảnh và mang lại cảm xúc về không gian đó
Hình thái không gian quảng trường là các thuộc tính thị sở của không gian một quảng trường, tạo nên bởi các yếu tố như hình dạng của mặt bằng; quy mô, tỷ lệ và tính chất của không gian; bố cục của các công trình và cấu trúc vật thể giới hạn; hình thức và diện mạo của bề mặt đứng của các yếu
tố kiến trúc cấu thành quảng trường
1.4 Tổng quan về quảng trường ở các đô thị trên thế giới
Trong lịch sử xây dựng đô thị trên thế giới, các đô thị cổ ở nhiều quốc gia và xứ sở như Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa, ấn Độ… đã hiện hữu nhân tố quảng trường, dưới hình thức những không gian bỏ trống, quây quần bởi các kiến trúc trang nghiêm và hoành tráng, hoặc những không gian để trống trong khu dân cư đô thị, đảm nhiệm chức năng công cộng và họp chợ
Trang 23Quảng trường trong kiến trúc các nước châu Âu từ thời cổ đại là một thiết chế kiến trúc và nghệ thuật hoành tráng (monumental), cho đến nay vẫn
được kế thừa về cơ bản ở các đô thị trên khắp thế giới
1.4.1 Thời Cổ đại ở châu Âu (từ thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ IV)
Các đô thị cổ đại hình thành và phát triển từ khoảng 3.500 năm TCN, chủ yếu ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã và muộn hơn, ở ấn Độ và Trung Hoa Các tài liệu lịch sử và các di tích cho thấy cách tổ chức không gian đô thị, phản ánh quan niệm thời cổ đại về sự phân chia thành các giai tầng xã hội, về sự sùng bái đặc biệt sức mạnh linh thiêng của các vị thần linh
Điều này thể hiện rõ ở việc phân chia không gian đô thị thành ba khu vực: dành cho người sống (acropol), dành cho người chết (nécropol) và dành cho các thần linh
Trung tâm đô thị tập trung các công trình tín ngưỡng, các dinh thự của tầng lớp thống trị và tầng lớp chủ nô hợp làm một bởi quảng trường trung tâm, còn dùng làm nơi tụ tập của thị dân Các tầng lớp lao động, thợ thủ công
và nô lệ trú ngụ ở các khu vực dành riêng, với đường phố chật hẹp, hình thành tự phát tuỳ thuộc vào địa hình
Hy Lạp cổ đại thịnh vượng từ khoảng 2.000 năm TCN đến 133 năm SCN, với quan niệm đô thị là một thiết chế của cộng đồng dân chủ Chính ý thức ấy đã dẫn tới sự hình thành các khu vực sinh hoạt công cộng, đảm bảo các hoạt động chính trị, xã hội, văn hoá và thương mại Không gian hạt nhân liên kết các hoạt động công cộng chính là Agora - quảng trường
Thoạt đầu, Agora là tên gọi của Hội đồng Công dân Nhà họp của Hội
đồng công dân có sảnh và hiên bao quanh, với hàng cột lớn nhìn ra một không gian rộng, nơi thường xuyên diễn ra các cuộc hội họp lớn Do cùng tính chất hoạt động nên người Hy Lạp gọi chung tên Agora cho cả Hội đồng Công dân và không gian quảng trường, nơi diễn ra các cuộc hội họp ấy
Thời này, các thành phố được xây dựng trên nguyên tắc thông thoáng,
Trang 24đón hướng gió lành, đảm bảo sức khoẻ cho dân cư, điều này liên quan mật thiết đến quy hoạch hệ thống đường, ngõ Tiếp đến là: “…xem xét vấn đề chọn địa điểm xây dựng các đền thờ, quảng trường và tất cả những địa điểm công cộng khác với quan điểm có ích thiết thực và tiện lợi chung Nếu thành phố ở ven biển, chúng ta chọn đất gần bến cảng làm nơi xây dựng quảng trường (forum); nhưng nếu là nội địa thì làm quảng trường ở giữa thành phố” [45, tr.31] Các Agora được bố trí ở trung tâm, những công trình quan trọng cũng được bố trí ở đây
Ban đầu các Agora có bố cục đối xứng nghiêm ngặt đối với từng công trình kiến trúc và nguyên tắc không đối xứng đối với tổng thể công trình Do
đó các Agora thường có dạng mặt bằng tự do và yếu tố điều kiện địa hình tự nhiên đóng vai trò quyết định Các công trình cộng cộng trên quảng trường thường trang trí đơn giản, có hàng hiên thoáng, rộng phía trước nhìn về quảng trường
Từ thế kỷ thứ V-TCN, do ảnh hưởng quan niệm xây dựng đô thị của Hippodammus (công dân thành Milet - thế kỷ V TCN), đối xứng trở thành nguyên tắc chủ đạo của bố cục các quảng trường công cộng Vì vậy, mặt bằng các Agora thời này thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông
Cũng trong thời này, các Agora có xu hướng liên kết với nhau tạo thành một phức hợp không gian, với các chức năng được phân biệt rõ ràng như quảng trường hành chính, quảng trường tôn giáo, quảng trường thương mại và quảng trường cảng
Người La Mã, từ thế kỷ VII TCN, đến năm 235, tiếp thu của người Etrusk nguyên tắc phòng vệ quân sự và của người Hy Lạp kinh nghiệm xây dựng các trung tâm sinh hoạt công cộng Đó là các quảng trường mà người
La Mã gọi là “Forum”, có nguồn gốc từ Agora của Hy Lạp Các chi tiết kiến trúc, các hàng hiên, thức cột (Doric, Ionic, Corinth), điêu khắc trang trí cũng
được khai thác và phát huy trong bố cục quảng trường Người La Mã áp dụng
Trang 25nghiêm ngặt nguyên tắc đối xứng trong thiết kế quảng trường Do đó, không gian quảng trường chặt chẽ và có quy tắc, trong đó vai trò của công trình chính được nhấn mạnh trong tổng thể (Hình 1.1 và 1.2)
1.4.2 Thời Trung đại ở châu Âu (thế kỷ V đến thế kỷ XV)
Thời Trung đại châu Âu bắt đầu từ thế kỷ V đến thế kỷ XV với kiến trúc đặc trưng Roman Cơ cấu không gian đô thị thời Trung đại châu Âu phong phú và đa dạng do có quá trình phát triển lâu dài và dựa bám vào địa hình địa thế
Việc xây dựng các đường phố, quảng trường, các công trình kiến trúc tuân theo điều kiện địa hình tự nhiên là một nguyên tắc nhất quán Chính vì vậy, quảng trường thời này thường không có hình dạng nhất định, song không gian thường khép kín (Hình 1.3)
Trang 26Hình 1.3 Quảng trường Campo -TP Siena-Italy (Nguồn:104) Thời này nhiều loại quảng trường mới được hình thành Các loại quảng trường thường thấy là:
- Quảng trường hành chính, với trọng tâm là toà thị chính, trụ sở các hội đồng, chính quyền dân sự
- Quảng trường tôn giáo, với trọng tâm là nhà thờ, tu viện
- Quảng trường chợ, với các trụ sở hội nghề nghiệp và bãi chợ, tỏa ra các đường phố hai bên là nhà ở kết hợp cửa hàng
1.4.3 Thời Phục Hưng ở châu Âu (thế kỷ XV đến thế kỷ XVI)
ở châu Âu từ đầu thế kỷ XV, nhiều trào lưu tư tưởng mới xuất hiện trên cơ sở phê phán cái cũ Tư tưởng nhân văn chủ nghĩa với sự đề cao năng lực toàn diện của con người hình thành và dần trở thành tư tưởng chủ đạo chi phối mọi hoạt động xã hội bấy giờ
Quảng trường trong đô thị thời Phục Hưng không chỉ đơn thuần là nơi gặp gỡ, hội họp công cộng mà trở thành bộ mặt, là biểu tượng văn hóa - nghệ thuật của mỗi đô thị, gắn chặt với đời sống dân cư đô thị (Ví dụ tiêu biểu là các quảng trường ở Venice, Siena và Florence, Italy) Quảng trường thời này thường tọa lạc ở các vị trí trung tâm, gắn liền với các công trình quan trọng Quy mô quảng trường mở rộng, có diện tích lớn và có hình thái không gian
rõ ràng, thường là đối xứng hoặc rất cân đối
Trang 27Nổi bật hơn cả là các quảng trường nhà thờ, một thể loại quảng trường
đẹp nhất trong lịch sử xây dựng đô thị ở châu Âu Nghệ thuật điêu khắc hoành tráng dạng cột trụ biểu tượng (obelisque), đài phun nước và các pho tượng rất được coi trọng trong không gian quảng trường So với các thời kỳ trước, các cột biểu tượng thời kỳ này quy mô hơn, cao hơn và có tỷ lệ đẹp (Hình 1.4 và hình 1.5)
Hình 1.4 Quảng trường St Peter ở Vatican (Nguồn: 1)
Hình 1.5 Quảng trường St Mark (San Marco) ở Venice-Italy (Nguồn:1) 1.4.4 Thời Barốc ở châu Âu (Baroque - thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII)
Sự xuất hiện và dần lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản cùng với các tư tưởng triết học, cải cách xã hội ở châu Âu trong thế kỷ XVII - XVIII tạo ra những biến đổi về tư tưởng và về kinh tế Nếu ở thời kỳ Phục hưng, con người với tư cách cá nhân được đề cao, thì ở thời kỳ này, các nghiên cứu về đô thị
Trang 28với phương pháp tiếp cận khách quan và tư duy duy lý đã đưa đô thị phát triển theo hướng hiện thực Sự phát triển đô thị dựa trên cơ sở cải tạo, mở rộng các đô thị đã có theo ngôn ngữ quy hoạch riêng Đó là sự mở rộng, xây mới các tổng thể kiến trúc quảng trường, các đại lộ lớn theo dạng hình tia, xuất phát từ quan điểm khai thác ngôn ngữ biểu hiện của các đường cong cùng những biến thể đa dạng của nó, dựa trên nguyên tắc bố cục đối xứng đa trục, đặc trưng cho phong cách Barốc Điểm quan trọng khác trong bố cục quy hoạch và cấu trúc không gian thành phố là sự liên kết các quảng trường với nhau bởi các tuyến chéo (Hình 1.6)
Đặc điểm quảng trường thời Barốc là dạng mặt bằng hình học tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình thang cân, hình tròn hoặc hình vòng cung Bên cạnh những kiến trúc với chức năng cụ thể như tòa thị chính, nhà thờ là các thành phần kiến trúc khác như đài phun nước, cổng vòm, tượng Các thức cột, kể cả các biến thể của những thức cột mang tính chất hàn lâm, với nhiều màu sắc, nhiều chi tiết trang trí phức tạp
Hình 1.6 Quảng trường Del Popolo ở Roma-Italy (Nguồn: 104) Các quảng trường trong đô thị là những không gian kiến trúc đặc trưng, chúng liên hệ với phần còn lại của đô thị thông qua hệ thống đường phố Thời này xuất hiện những quảng trường có không gian được liên kết với nhau tạo thành một nhóm các quảng trường
Trang 291.4.5 Thời Cận đại ở các nước trên thế giới (TK XIX đến nửa đầu TK XX)
Thời Cận đại ở châu Âu, các lý thuyết quy hoạch đô thị đã hình thành,
đô thị phát triển trên cơ sở có định hướng và tuân thủ các nguyên tắc về phân khu chức năng, phân cấp hệ thống giao thông… Quảng trường cũng rất được coi trọng ở thời kỳ này, chiếm vị trí trọng yếu trong đô thị, gắn kết các công trình quan trọng trong đời sống cộng đồng như các lâu đài, cung điện, các nhà hát, bảo tàng trong những quần thể hoặc phức hợp kiến trúc đô thị (Hình 1.7)
ở các nước phương Đông, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm hơn với những mô hình đô thị châu Âu được du nhập và khẳng định chủ yếu ở cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX
Hình 1.7 Quảng trường Concord ở Paris-Pháp (Nguồn: tác giả)
Hình 1.8 QT Thiên An Môn ở Bắc Kinh-Trung Quốc (Nguồn: tác giả) Quảng trường ở các đô thị cổ và cũ ở phương Đông hầu như không
Trang 30xuất hiện, ngoại trừ những không gian trống trước các cổng thành hoặc các bãi chợ (Hình 1.8) Đối với các đô thị phương Đông, các thành phần đặc trưng chủ yếu là thành lũy và phố thị, gồm nhiều dãy phố, không dành ra những khoảng trống dạng quảng trường
1.4.6 Thời hiện đại ở các nước trên thế giới (từ giữa thế kỷ XX đến nay) 1.4.6.1 Quảng trường ở các đô thị cũ trong quá trình hiện đại hóa
Vấn đề này chủ yếu liên quan đến một số rất lớn các đô thị đã hình thành trong lịch sử, với sự tích lũy lớn về quỹ kiến trúc đô thị, lại đang ở trong quá trình cải tạo và phát triển bứt phá ở những đô thị này, việc duy trì các cấu trúc quảng trường cũ hoàn toàn nằm trong các mâu thuẫn của sự phát triển, mâu thuẫn giữa việc duy trì và sự hoạt động bình thường của chúng với các đòi hỏi và thách thức của phát triển, mâu thuẫn giữa phần đô thị
“tĩnh”/quỹ kiến trúc và phần đô thị “động”/giao thông, mâu thẫn giữa quy mô cũ và những nhu cầu mới… Có thể đúc kết một số đặc điểm sau:
- Sự hư hại của quảng trường, của các công trình trong không gian quảng trường do thời gian, do quá trình sử dụng, dẫn đến nhu cầu phải cải tạo chỉnh trang để tăng giá trị thẩm mỹ
- Các công trình bị xâm hại, bị thay đổi về chức năng sử dụng, các công trình mới mọc lên một cách tự phát, phá vỡ hình thái không gian cũ của quảng trường, che khuất các hướng nhìn quan trọng, xâm lấn mặt bằng
- Sự chuyển đổi chức năng một cách bị động do cấu trúc không gian
đô thị thay đổi
- Do sức ép của sự gia tăng dân số, gia tăng các phương tiện giao thông cơ giới dẫn đến sự chồng chéo, lấn át không gian quảng trường của các luồng giao thông và các bãi đỗ xe
- Sự xuống cấp và quá tải của hệ thống hạ tầng, của các tiện nghi Những biến đổi trên làm ảnh hưởng đến chất lượng không gian quảng
Trang 31trường, đến các hoạt động sử dụng quảng trường khiến chúng (quảng trường) mất đi vai trò của một không gian công cộng quan trọng trong đô thị
1.4.6.2 Quảng trường xây dựng mới ở các đô thị cũ và mới
Trong các cấu trúc đô thị đã hình thành, việc xây dựng các quảng trường mới thường là hãn hữu, do những hạn chế về điều kiện mật độ dân số
và về đầu tư, Trong khi đó, việc tạo lập những quảng trường mới ở các vùng
đô thị mở mang và đô thị mới lại hết sức được chú trọng Quảng trường trong
đô thị hiện đại được bổ sung những chức năng mới, thường có quy mô rất lớn, không giới hạn trong sự bao bọc của các công trình kiến trúc từ các phía, thường là mở, với những diện tích sân bãi lớn, những thảm cỏ rộng, nối kết với các thành phần đô thị khác bằng những trục đường lớn, có các đường giao thông ngầm vv… Quảng trường thường được đặt trước các tòa nhà có tầm vóc lớn, trước các nhà ga, sân vận động vv… nơi cần tập trung đông người
Có thể đưa ra những ví dụ điển hình như quảng trường ở thành phố Brasilia
do Oscar Niemeyer thiết kế, quảng trường ở thành phố Chandihar ở ấn Độ do
Le Corbusier thiết kế, hay quảng trường ở trung tâm mới của thủ đô Kuala Lampua vv…
Vai trò của quảng trường trong đô thị hiện đại không những không bị giảm thiểu, mà có phần được khuyếch trương Đó là một trong những biểu hiện của hình ảnh về đô thị hiện đại
1.5 Sự hình thành và phát triển quảng trường trong các đô thị Việt
Nam
1.5.1 Quảng trường ở các đô thị thời quân chủ và phong kiến
Khuôn khổ thời gian xem xét là từ thời cổ đại đến thời cận đại, chủ yếu là giai đoạn 10 thế kỷ Đại Việt, kết thúc vào nửa sau thế kỷ XIX
Trước tiên, cần xem xét những cứ liệu lịch sử liên quan đến đô thị và
Trang 32nhân tố quảng trường trong lịch sử văn minh xây dựng của người Việt Cứ liệu lịch sử có thể là những thông tin khai thác từ các nguồn sử liệu và, quan trọng hơn, từ di sản vật chất hiện hữu
Những thông tin có được về kiến trúc cung đình và thành lũy của kinh
đô Tràng An dưới thời nhà Đinh và Tiền Lê, chỉ giới hạn bởi vài dòng chữ, không cho ta bất cứ dữ liệu nào về một đô thị đã tồn tại ở thời ấy Theo suy luận của chúng tôi, ở Tràng An có lẽ chỉ hình thành hệ thống thành lũy, trên cơ sở đắp các đoạn thành đất nối kết các quả núi hiểm trở và một hệ thống khá khiêm tốn những công trình kiến trúc cung đình Tràng An chỉ là kinh đô của giai đoạn cát cứ phong kiến và thời kỳ đầu của sự thống nhất giang sơn
Chúng ta cũng không có thông tin gì qua nguồn sử liệu đề cập tới thiết chế đô thị giai đoạn lịch sử kéo dài một nghìn năm trước đó Có những thông tin nhắc tới thành Luy Lâu, Long Biên và Đại La, song có lẽ đó là những thành lũy của những trung tâm hành chính cai trị Chưa tìm thấy những cứ liệu từ các nguồn sử sách nói về sự tồn tại của những cấu trúc dân cư dạng đô thị Một khi chưa có trong tay dữ liệu chữ viết, từ cách tiếp cận của kiến trúc sư, chưa thể chia sẻ nhận định của một vài nhà nghiên cứu về sự tồn tại của
đô thị, thậm chí từ thời An Dương Vương
Các nguồn sử liệu cho ta nhiều thông tin hơn về kinh thành Thăng Long từ thời Lý và dưới các triều đại tiếp theo Tuy nhiên, hầu hết cũng chỉ là những ghi nhận về thành lũy và các công trình kiến trúc cung đình, không có dữ liệu về một chốn đô thị Thăng Long
Tư liệu hình họa sớm nhất về kinh thành Thăng Long là từ nửa sau thế
kỷ XV, dưới thời vua Lê Thánh Tông, một sơ đồ cho ta thấy những hiểu biết tương đối chính xác về quy mô, cấu trúc thành lũy và tổ chức không gian Hoàng Thành, vị trí và tên gọi các công trình kiến trúc quan trọng… Tuy nhiên, tấm bản đồ này không thể hiện cấu trúc phố xá của Thăng Long, và, dĩ nhiên không thể tìm thấy sự ghi nhận nào đó về không gian trống gợi cho ta liên tưởng về quảng trường (Hình 1.9)
Trang 33Hình 1.9 Sơ đồ Thăng Long
TK XV(Nguồn: sở QHKT Hà
Nội)
Hình 1.10 Bản đồ Thăng Long thế kỷ XIX (nguồn: sở QHKT Hà Nội)
Người châu Âu ở các thế kỷ muộn hơn đã để lại khá nhiều hình vẽ và sơ đồ Thăng Long và Hà Nội, ta có thể nhận biết hình ảnh phố xá, song vẫn không thấy sự hiện diện của nhân tố quảng trường đô thị (điều đó được thể hiện rõ trong hình 1.10 trên đây) Bởi Thăng Long, "mãi đến thế kỉ XVIII - XIX vẫn chỉ mang tính chất một đô thị phiên chợ lớn nhất mà thôi, vẫn còn nhiều làng tồn tại xen kẽ và vẫn còn chia thành huyện, tổng, trại, thôn, phường như cơ cấu tổ chức nông thôn" [43, tr.60]
Chúng tôi cho rằng, với sự khai thác các nguồn sử liệu và tài liệu đồ họa có phần nghèo nàn, chưa có cơ sở để nói nhiều đến đô thị Việt thời quân chủ và phong kiến, càng không nên đưa ra các giả thuyết nào đó về nhân tố quảng trường đô thị Điều này chưa hẳn đã cần thiết, ngay cả cho khảo cứu của chúng tôi
Trong khuôn khổ phần nội dung về quảng trường dưới thời quân chủ
và phong kiến, chúng tôi nhận biết một không gian bỏ trống và dành cho công năng công cộng trong mỗi cấu trúc cộng cư nông thôn Việt, đó là sân
đình Các ngôi làng cổ truyền thống, đình cùng với đền, miếu, quán điếm,
Trang 34giếng khơi và bãi chợ tạo thành những thiết chế công cộng, xuất phát từ bản chất phục vụ đời sống tâm linh hoặc sinh hoạt cộng đồng dân cư
Dĩ nhiên, sân đình chưa hẳn là quảng trường, nó chưa phải là một không gian kiến trúc theo đầy đủ nghĩa của quảng trường, song rõ ràng nó
đảm bảo hơn cả nhu cầu tụ họp của cộng đồng dân làng, là yếu tố thu hút về mình, duy nhất trong một cấu trúc dân cư sinh tồn theo sơ đồ khép, lấy khuôn viên nhà - gia đình làm đơn vị khép kín, cả về mô hình sống lẫn mô hình sinh hoạt và quan hệ xã hội
Hình thái cộng cư đô thị dạng con phố và phố thị, có lẽ, định hình và phổ biến hơn cả trong quá khứ, như là một bước chuyển hóa dài từ làng sang
đô thị, khi những quan hệ trao đổi hàng hóa diễn ra và tiến hóa hết sức chậm chãi, với tư cách là một nét đặc trưng của chế độ phong kiến ở nhiều nước phương Đông Phố, phố thị cấu thành bởi những con đường với hai dãy nhà sắp đặt san sát hai bên, có bề ngang hẹp và bề sâu lớn, với tư cách là một đơn
vị cấu trúc không gian điển hình và lặp lại tùy thuộc ở độ lớn nhỏ của phố thị Phố xá, nếu phát triển, thường có thêm những thiết chế tín ngưỡng như
đình, chùa, miếu, quán Song không hề có những không gian để trống dành cho tụ họp và các hoạt động công cộng Chí ít, điều này có thể thấy được ở những cấu trúc phố và phố thị có từ đầu thế kỷ XIX, chắc hẳn kế thừa hình thái cộng cư dạng đô thị, định hình trong quá khứ lâu dài
Chúng tôi cho rằng quảng trường, với tư cách một không gian để trống
và dành cho các lễ nghi, chỉ tồn tại ở dạng những sân chầu trong kiến trúc cung đình mà thôi Nó chưa hiện diện trong cấu trúc dạng đô thị Việt truyền thống
1.5.2 Quảng trường ở các đô thị Việt Nam thời cận đại và hiện đại
1.5.2.1 Sự hình thành quảng trường ở các đô thị Việt Nam thời cận đại
Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh hơn ở Việt Nam kể từ khi người Pháp thiết lập bộ máy cai trị từ những thập niên cuối thế kỷ XIX và nửa đầu
Trang 35thế kỷ XX
Trong bài "Tìm hiểu lịch sử qua các bản đồ thành phố Hà Nội: 1951" [11, tr.99], có đoạn miêu tả quá trình đô thị hoá của Hà Nội : "Những vùng nông thôn ở phía Nam khi đó đã bị thành phố lấn xuống và việc quy hoạch các ô phố mới đã chiếm nửa phía Tây của khu thành cổ và kéo dài xuống tận nhà ga (phía Nam) và tới sát bờ hồ Trúc Bạch (phía Bắc)" Cùng với quá trình đô thị hoá ấy, các quảng trường cũng ra đời theo các lý thuyết quy hoạch và quan điểm thẩm mỹ của người Pháp "Song song với quá trình
1873-đô thị hoá những khoảng trống là hoạt động quy hoạch lại các ô phố và các tuyến đường hiện hữu (tại những khu vực của thành phố được xây dựng từ
đầu thế kỷ) Những hoạt động này được cụ thể hoá qua việc mở các quảng trường, mở rộng lòng đường và đề cao phép phối cảnh " [11, tr.99]
Quá trình phát triển của các quảng trường song cùng tiến trình đô thị hoá Ví dụ: ở Hà Nội, trục phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) được hình thành trước tiên nối khu nhượng địa với khu Tây thành phố, và cũng là trục
đường nối quảng trường Nhà hát Lớn (nay là quảng trường Cách mạng tháng tám) với quảng trường Tròn (nay là quảng trường Ba Đình)
Đối với Sài Gòn cũng vậy, các trục đường Đông Bắc - Tây Nam và
Đông Nam - Tây Bắc với hai điểm kết là công trình dinh Toàn quyền và nhà thờ Đức Bà được hình thành kể từ năm 1862, đã tạo nên bộ mặt đô thị theo phong cách châu Âu Cùng với các đường phố, các công trình lớn và quan trọng đặt ở các vị trí kết thúc hay giao lộ của các tuyến đường là các quảng trường được hình thành (Hình 1.11)
Để cai trị các vùng đất, các địa bàn dân cư, người Pháp đã thiết lập một
hệ thống các trung tâm hành chính, tạo nên những cấu trúc đô thị nhỏ Các
đô thị hành chính này hầu như không có các cơ sở hoạt động kinh tế hay sản xuất, nên sự phát triển diễn ra chậm chạp Một số ít các cơ sở khai thác quặng, sản xuất công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực thực phẩm như than
Trang 36Quảng Ninh, dệt Nam Định, cơ khí và bia rượu ở Hà Nội, Sài Gòn, xay sát gạo Hải Dương, Cần Thơ, Mỹ Tho, nước mắm Phan Thiết, Nam Ô, Cát Hải,
đồ gốm Thanh Hoá và Bát Tràng ở ngoại vi Hà Nội, đường Biên Hoà, sửa chữa toa xe Vinh, cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, cao su Đồng Nai, sơ chế kẽm Quảng Yên, xi măng Hải Phòng Cho đến những năm 1930, nổi lên một vài đô thị trung bình như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, Sài Gòn Dân số đô thị chỉ đạt dưới 10% tổng dân số cả nước
Sự khác biệt của đô
thị thời kì này so với các
đô thị thời phong kiến là
đồng thời tạo nên những hạt nhân đô thị mới kiểu châu Âu như Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ, vv
ở thời kỳ cận đại, trong quá trình phát triển các đô thị, đã xuất hiện các loại hình quảng trường theo khái niệm mới ở Hà Nội hình thành quảng
Trang 37trường trung tâm chính trị và hành chính mệnh danh là quảng trường Tròn (nằm trong quy hoạch khu phủ Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội) như ở hình 1.12, quảng trường văn hoá như quảng trường Nhà hát Lớn (Hình 1.13), quảng trường mang tính chất tôn giáo như quảng trường Nhà thờ Lớn thành phố vv
kỷ XIX (Nguồn: sở QHKT Hà
Nội)
ở Sài Gòn cũng hình thành những quảng trường: quảng trường trước tòa Đốc Lý (Hình 1.14), quảng trường chợ trước chợ Bến Thành (Hình 1.15) hay quảng trường Nhà thờ Đức Bà…
Vị trí và phân bố quảng trường theo quan điểm thẩm mỹ và lý thuyết
Trang 38quy hoạch phương Tây, theo sự phân khu chức năng: khu hành chính - chính trị, khu ở (phố Tây), khu thị dân Cùng với sự phân khu đó, các quảng trường
được đặt trong quy hoạch tổng thể đô thị cho phù hợp Tuy nhiên, một đặc
điểm dễ nhận biết trong bố cục, trong hình thái các quảng trường là chúng
được hình thành hầu hết trên cơ sở những không gian rộng, tạo nên bởi các trục lộ giao cắt nhau Không có những quảng trường với không gian đóng kín, hoặc những quảng trường bao quanh bởi một quần thể công trình kiến trúc có hình thái thống nhất, tương tự các quảng trường ở các đô thị châu Âu
Cho đến nay, các quảng trường hình thành từ cuối thế kỷ XIX và nửa
đầu thế kỷ XX ở Hà Nội và Sài Gòn vẫn ở dạng dang dở về phương diện kiện toàn không gian kiến trúc đô thị Vai trò của chúng, do vậy một phần bị lu
mờ Quá trình kiện toàn của chúng về phương diện kiến trúc, đang diễn ra, thể hiện rõ trên quảng trường Cách mạng tháng 8 ở Hà Nội, quảng trường Nhà thờ Đức Bà ở thành phố HCM, quảng trường trước chợ Bến Thành vv 1.5.2.2 Sự phát triển quảng trường ở các đô thị Việt Nam thời hiện đại
Thời hiện đại ước lệ có thể tính từ nửa sau thế kỷ XX Những đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là hai cuộc chiến tranh kéo dài (1946 - 1954 và 1965
- 1975); đất nước chia cắt làm hai phần, miền Bắc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và tiến hành chiến tranh chống phá hoại, miền Nam phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa chiến tranh; thống nhất đất nước năm 1975; công cuộc Đổi mới từ 1986 và phát triển nền kinh tế thị trường
Chúng tôi xem xét sự phát triển các đô thị và nhân tố quảng trường đô thị trong bối cảnh lịch sử đặc trưng ấy
ở miền Bắc sau năm 1954 và cho đến 1975, trong ngót 10 năm vừa xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, vừa hàn gắn vết thương chiến tranh và chống chiến tranh phá hoại của đế duốc Mỹ, công cuộc xây dựng đã diễn ra khá rầm rộ Về nhiều phương diện, đất nước đã phát triển vượt bậc so với những thập niên trước Hàng loạt nhà máy, xí nghiệp mọc lên, những đô
Trang 39thị mới ra đời như Việt Trì, Thái Nguyên cùng với sự mở rộng của nhiều thị xã, thị trấn Một hiện tượng nổi trội nữa là sự hình thành nhanh chóng những khu ở tập thể, xây dựng theo công nghệ mới của thời kỳ ấy, mà mô hình cô
đọng hơn cả là những tiểu khu với cấu trúc khép kín không gian ở và không gian dịch vụ đồng bộ Tuy nhiên, mô hình này đã bộc lộ những nhược điểm do
sự quy hoạch máy móc và đơn điệu, ngoài ra cấu trúc dân cư tiến bộ này bị bóp méo do nhu cầu ở quá bức bách và quá lớn, do nhận thức về yếu tố
“chung” và yếu tố “công cộng” còn quá hạn chế, bởi dân cư chuyển thẳng từ thôn quê ra
Trong quy hoạch các thành phố mới như Việt Trì và Thái Nguyên, hoặc trong sự mở rộng các thành phố như Lạng Sơn, Thái Bình, Vinh… đã chủ động để ra những khu đất trống dành cho quảng trường trung tâm, với sự
ưu tiên chức năng tổ chức các hoạt động chính trị Điển hình là quảng trường trên trục chính kéo dài ở thành phố Thái Nguyên, với các tòa nhà hành chính
và văn hóa xây dựng bao quanh Hầu hết các quảng trường ở thời ấy chỉ là những sân bãi khá rộng, thiếu vắng những nhân tố thiết yếu cấu thành một quảng trường thông thường, như sân lát, bồn hoa… hay cao hơn là đài phun nước, tượng đài… Tình trạng hoàn thiện dở dang kéo dài đến tận bây giờ
Giai đoạn đầu sau đổi mới (1986-1995) các đô thị phát triển với các khu ở nhỏ theo mô hình dãy phố và nhà ở chia lô, đất đai bị khai thác triệt để chỉ với mục đích để cư trú Quy hoạch đô thị manh mún, lộn xộn: nhà cửa nhỏ, đường xá chật hẹp, hạ tầng kỹ thuật thiếu thốn, không gian công cộng không còn Giai đoạn này có thể gọi là giai đoạn kiến trúc đường phố, chưa hẳn là xây dựng đô thị theo những khái niệm hiện đại
Việc phát triển đô thị chỉ thực sự tăng mạnh từ đầu những năm 2000, với sự xuất hiện ngày càng nhiều những khu đô thị mới Tuy nhiên, ngoài các quảng trường có từ thời Pháp thuộc và một số ít các quảng trường hình thành trong các giai đoạn trước, có thể thấy các quảng trường mới trong giai đoạn
Trang 40này không nhiều: ở Hà Nội hình thành quảng trường tại khu Trung tâm Thể thao Quốc gia Mỹ Đình ở thành phố Yên Bái hình thành quảng trường mới với việc quy hoạch khu trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh; ở thành phố Vinh xây dựng mới quảng trường Hồ Chí Minh rộng 16ha cạnh công viên thành phố; ở Pleyku xây dựng quảng trường 17 tháng 3 (Hình 1.16); ở thành phố Đà Nẵng và Vũng Tàu xây dựng quảng trường trung tâm với đài tưởng niệm (Hình 1.17) Hầu hết các đô thị loại II và loại III đã hình thành các quảng trường trung tâm
Hình 1.16 Quảng trường 17 tháng
3 ở TP Pleyku (Nguồn: tác giả) Hình 1.17 Quảng trường trung tâm
TP Vũng Tàu (Nguồn: tác giả) Các quảng trường đã được hình thành từ thời Pháp thuộc hầu hết không thay đổi quy mô, mà chủ yếu có sự thay đổi chút ít về bố cục hay diện mạo các công trình xung quanh Trong số này có quảng trường Ba Đình, quảng trường mùng 1 tháng 5, quảng trường nhà Ga xe lửa ở Hà Nội; quảng trường Nhà thờ Đức Bà hay quảng trường trước tòa nhà ủy ban nhân dân ở TP
Hồ Chí Minh vv
1.5.3 Quảng trường trong bối cảnh phát triển đô thị hiện nay
Thông qua sự xem xét quá trình hình thành và phát triển các quảng trường ở đô thị Việt Nam từ thời cận đại đến nay, có thể rút ra những nhận
định sau:
- Nhân tố quảng trường có mặt ở hầu hết các đô thị ở Việt Nam, trong