1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khai thác các điều kiện tự nhiên trong việc tổ chức cảnh quan đô thị đà lạt, tỉnh lâm đồng (tt)

22 227 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 616,92 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Sau quá trình được học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội với đề tài “Khai thác các điều kiện tự nhiên trong việc tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt, tỉnh Lâm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình được học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kiến Trúc

Hà Nội với đề tài “Khai thác các điều kiện tự nhiên trong việc tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn của mình

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn đến Bộ Xây Dựng, Ban giám hiệu và Khoa sau đại học Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, đã giúp tôi hoàn thành khoá học

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với GS TS Lê Hồng Kế, người

đã hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng Khoa học đã cho tôi những lời khuyên quí giá, các thầy cô trong khoa Quy hoạch vùng và Đô thị - trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp

đã động viên và giúp đỡ hết lòng để tôi có thể hoàn thành khoá học và bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 31 tháng 5 năm 2015

Học viên

Phạm Anh Tuấn

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan

- Luận văn này do chính tôi nghiên cứu, thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS TS Lê Hồng Kế

- Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, theo quy định (tên tác giả, tên công trình, thời gian công bố)

Hà nội, ngày 31 tháng 5 năm 2015

Tác giả

Phạm Anh Tuấn

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài 1

Mục tiêu nghiên cứu 3

Đối tượng nghiên cứu 3

Nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu 3

Phương pháp nghiên cứu 3

Đóng góp của đề tài 3

Cấu trúc của luận văn 4

Giải thích thuật ngữ 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CẢNH QUAN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT 7

1.1 Giới thiệu về thành phố Đà Lạt 7

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Đà Lạt 7

1.1.2 Dân cư, đặc điểm cư trú và những lễ hội truyền thống 14

1.1.3 Những cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng tại Đà Lạt 14

1.1.4 Hệ thống giao thông tiếp cận với khu vực 19

1.2 Đặc điểm tính đặc thù của đô thị Đà Lạt 20

1.2.1 Tính đặc thù về điều kiện tự nhiên Đà Lạt 20

1.2.2 Tính đặc thù về văn hoá – lịch sử 21

1.2.3 Tính đặc thù về phát triển kinh tế 22

1.3 Điều kiện tự nhiên trong cảnh quan đô thị Đà Lạt 22

1.3.1 Vị trí của điều kiện tự nhiên trong quy hoạch, kiến trúc cảnh quan 22

1.3.2 Vai trò của điều kiện tự nhiên trong cảnh quan đô thị Đà Lạt 22

1.3.3 Tác động của điều kiện tự nhiên trong tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt 29

Trang 6

1.4 Đánh giá việc khai thác các ĐKTN trong tổ chức cảnh quan ĐT Đà Lạt 31

1.5 Đánh giá tổng hợp (phân tích SWOT) 35

1.6 Những vấn đề đặt ra 36

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TRONG TỔ CHỨC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ ĐÀ LẠT 37

2.1 Cơ sở lý luận về tổ chức CQĐT trên cơ sở khai thác các ĐKTN 37

2.1.1 Cảnh quan nhân tạo và cảnh quan văn hoá 37

2.1.2 Cảnh quan đô thị 38

2.1.3 Các thành tố và cấu trúc của cảnh quan đô thị 39

2.1.4 Khai thác các ĐKTN trong QHXD trên thế giới và ở Việt Nam 44

2.1.5 Xu hướng chung trong QHXD phát triển đô thị hiện nay 45

2.1.6 Vấn đề khai thác ĐKTN trong lý luận QHXD đô thị 46

2.2 Vấn đề khai thác ĐKTN trong thực tiễn tổ chức cảnh quan đô thị 48

2.3 ĐKTN trong bố cục không gian kiến trúc đô thị 49

2.3.1 ĐKTN và các thủ pháp của nghệ thuật bố cục không gian 49

2.3.2 Điều kiện tự nhiên trong lý luận bố cục không gian đô thị 50

2.4 Phân vùng cảnh quan và đánh giá cảnh quan 52

2.4.1 Các tiêu chí phân chia vùng cảnh quan Việt Nam 52

2.4.2 Các loại cảnh quan trong quy hoạch xây dựng đô thị 52

2.4.3 Phương pháp đánh giá cảnh quan 53

2.5 Cơ sở pháp lý hiện hành 57

2.5.1 Các văn bản luật 57

2.5.2 Các văn bản dưới luật 58

2.6 Định hướng phát triển ĐT Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 58

62

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT KHAI THÁC CÁC ĐKTN TRONG VIỆC TỔ CHỨC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ ĐÀ LẠT 63

3.1 Quan điểm, mục tiêu về khai thác các ĐKTN trong việc TCCQ 63

3.1.1 Quan điểm 63

Trang 7

3.1.2 Mục đích và yêu cầu 66

3.2 Cấu trúc không gian đô thị trên cơ sở khai thác ĐKTN 67

3.2.1 Các đơn vị không gian đô thị 67

3.2.2 Cấu trúc cảnh quan tổng thể đô thị Đà Lạt 68

3.3 Phân vùng CQ đô thị Đà Lạt trên cơ sở khai thác các ĐKTN đặc trƣng 69

3.3.1 Đánh giá đặc điểm ĐKTN đô thị Đà Lạt 69

3.3.2 Đánh giá và phân vùng cảnh quan 74

3.3 Tổ chức CQ các không gian đặc trƣng đô thị Đà Lạt 84

3.3.1 Vùng phát triển đô thị 84

3.3.2 Vùng cảnh quan nông nghiệp 92

3.3.3 Vùng bảo tồn rừng cảnh quan và không gian xanh 95

3.4.4 Vùng phát triển du lịch sinh thái 99

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Kết luận 112

Kiến nghị 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

ĐKTN Điều kiện tự nhiên

ĐVĐT Đơn vị đô thị ĐVSTĐT Đơn vị sinh thái đô thị

GD – ĐT Giáo dục – đào tạo

VH – TT Văn hóa – thông tin

Trang 9

2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu

bảng biểu Tên bảng, biểu

Bảng 2.1 Phân biệt khái niệm “không gian đô thị” và “cảnh quan đô thị”Bảng 3.1 Các tiêu chí về độ dốc địa hình theo các đối tƣợng đất

Bảng 2.2 Các tiêu chí về thuỷ văn

Hình 1.7 Quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Đà Lạt năm 2010 đƣợc phê

duyệt năm 1994 Hình 1.8 Quy hoạch Tp Đà Lạt và vùng phụ cận theo QĐ 409/QĐ-TTg Hình 1.9 Quy hoạch Tp Đà Lạt và vùng phụ cận theo QĐ 704/QĐ-TTg Hình 1.10 Thung lũng tình yêu

Trang 10

3

Số hiệu

Hình 1.15 Dinh Bảo Đại (Dinh I, II, III)

Hình 1.16 Sơ đồ hiện trạng CQ tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ĐT Đà Lạt Hình 1.17 Sơ đồ xác định các vùng thung lũng, đồng bằng và cao nguyên Hình 1.18 Rừng bị mất dần do phát triển nông nghiệp và đô thị

Hình 1 19 Sơ đồ hiện trạng cảnh quan rừng của Tp Đà Lạt và vùng phụ cận Hình 1.20 Sơ đồ hệ thống thủy văn và hướng dòng chảy tại Đà Lạt Hình 1.21 Sơ đồ hiện trạng cảnh quan nông nghiệp Đà Lạt và vùng phụ cận Hình 1.22 Hiện trạng nông nghiệp xâm phạm các sườn đồi

Hình 1.23 Sơ đồ hiện trạng nông nghiệp xâm phạm rừng trên các sườn đồi Hình 1.24 Sơ đồ hiện trạng phát triển nông nghiệp: sản lượng các loại cây trồng Hình 2.1 Cấu trúc cảnh quan đô thị

Hình 2.2 Sơ đồ tổng quát các nội dung đánh giá cảnh quan (Nguyễn Cao Huần) Hình 2.3 Sơ đồ phạm vị lập điều chỉnh quy hoạch Tp Đà Lạt và vùng phụ cận Hình 2.4 Định hướng phát triển không gian Tp Đà Lạt và vùng phụ cận Hình 3.1 Cấu trúc cảnh quan đô thị Đà Lạt

Trang 11

thác ĐKTN Hình 3.12 Sơ đồ các trục không gian chủ đạo kết nối vùng đô thị và vùng du lịch Hình 3.13 Sơ đồ phân vùng cảnh quan đô thị Đà Lạt

Hình 3.14 Mạng lưới các không gian chủ đạo của CQ đô thị trung tâm Đà Lạt

trên cơ sở khai thác các ĐKTN đặc thù gắn với cảnh quan và lịch sử Hình 3.15 Sơ đồ các không gian chủ đạo của cảnh quan đô thị Đà Lạt Hình 3.16 Sơ đồ phân chia không gian nông nghiệp đô thị Đà Lạt Hình 3.17 Sơ đồ phân vùng phát triển không gian nông nghiệp đô thị Đà Lạt Hình 3.18 Sơ đồ phát triển không gian cảnh quan và không gian mở ĐT Đà Lạt Hình 3.19 Sơ đồ bảo tồn và phát huy giá trị rừng cảnh quan và không gian xanh Hình 3.20 Sơ đồ tổ chức không gian du lịch đô thị Đà Lạt

Hình 3.21 Đô thị Đà Lạt điểm đến của thể thao

Hình 3.22 Đô thị Đà Lạt điểm đến thiên nhiên

Hình 3.23 Sơ đồ tổ chức không gian du lịch sinh thái hồ Đankia

Hình 3.24 Sơ đồ tổ chức không gian du lịch sinh thái hồ Tuyền Lâm Hình 3.25 Sơ đồ tổ chức không gian du lịch sinh thái Prenn

Hình 3.26 Sơ đồ tổ chức không gian du lịch sinh thái hồ Đại Ninh

Trang 12

Tuy nhiên, thành phố đang đứng trước các thách thức về bảo tồn không gian kiến trúc, cảnh quan, quá tải về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, sự gia tăng mật độ dân số

và mật độ xây dựng, nguy cơ đánh mất bản sắc đô thị, nguy cơ ô nhiễm môi trường, thu hẹp quĩ đất rừng, nguy cơ phát triển không bền vững và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân

Trước bối cảnh phát triển đô thị còn nhiều bất cập hiện nay, ngày 12 tháng

05 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định 704/QĐ-TTG nhằm mục đích: Định hướng xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận trở thành thành phố loại I đặc thù cấp quốc gia; Phát triển mở rộng không gian kinh tế xã hội; Phát huy tiềm năng lợi thế, khắc phục các tồn tại bất cập trong công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch, đáp ứng thích ứng với biến đổi khí hậu; Đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu tầm nhìn về vai trò

vị thế mới, phát triển kinh tế, hình ảnh và chất lượng đô thị, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và di sản đô thị

Để đáp ứng các mục tiêu phát triển nêu trên đồng nghĩa với khai thác tốt các điều kiện tự nhiên vùng Đà Lạt và phụ cận trong việc triển khai các bước quy hoạch

và tổ chức cảnh quan kiến trúc Vì vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu nhằm “Khai

thác các điều kiện tự nhiên trong tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt

” là việc rất cần thiết và là một yêu cầu của thực tiễn khách quan

Trang 13

3

Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên đặc thù để phục vụ cho công tác quy hoạch và tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt

- Giữ gìn cấu trúc toàn phong cảnh khi phát triển mở rộng đô thị Bảo vệ các giá trị văn hóa-lịch sử…

- Góp phần cải tạo điều kiện vi khí hậu ứng phó biến đổi khí hậu miền núi

Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là các điều kiện tự nhiên trong quy hoạch và tổ chức cảnh quan đô thị ở Tp Đà lạt và vùng phụ cận

- Tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt

Nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu

- Trong phạm vi của luận văn chỉ tập trung nghiên cứu khai thác các ĐKTN đặc thù trong việc tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt

- Phân vùng cảnh quan các khu vực đặc thù, nghiên cứu các đặc điểm điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng

- Đề xuất giải pháp về tổ chức cảnh quan phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng

- Kết nối các khu vực nhằm liên kết chặt chẽ, mật thiết giữa các vùng trong

đô thị trên cơ sở khung cảnh quan thiên nhiên

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu, tổng hợp, đánh giá

- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

- Phương pháp điều tra, chụp ảnh thực địa

- Phương pháp SWOT

Đóng góp của đề tài

- Đề xuất cơ sở để xây dựng quy chế bảo tồn, phát huy giá trị dặc trưng của từng vùng

- Làm cơ sở để triển khai các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết

- Góp phần cải thiện công tác quản lý cảnh quan đô thị Đà Lạt

Trang 14

4

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Thực trạng về điều kiện tự nhiên, cảnh quan đô thị Đà Lạt

- Chương 2: Các cơ sở khoa học của việc khai thác các điều kiện tự nhiên

trong việc tổ chức cảnh quan tại đô thị Đà Lạt

- Chương 3: Những đề xuất về khai thác các điều kiện tự nhiên trong việc tổ

chức cảnh quan đô thị Đà Lạt

Giải thích thuật ngữ

Cảnh quan học và khái niệm cảnh quan: Tuy vẫn còn một số cách quan

niệm về cảnh quan nhưng dù xem cảnh quan ở góc độ nào đi chăng nữa thì cảnh quan vẫn là một địa tổng thể tự nhiên

Theo S.V Kalexnik (1959): "Cảnh quan địa lý là một bộ phận nhỏ của bề mặt Trái đất, khác biệt về chất với các bộ phận khác, được bao bọc bởi những ranh giới tự nhiên và bản thân là một sự kết hợp các hiện tượng và đối tượng tác động lẫn nhau một cách có quy luật được hiểu một cách điển hình trên một khoảng không gian rộng và có quan hệ mọi mặt với lớp vỏ địa lý”

Theo L.C.Berg: “CQ địa lý là một hợp phần hay một nhóm các sự vật, hiện tượng, trong đó đặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, thực vật và động vật cũng như hoạt động của con người hoà trộn với nhau vào một thể thống nhất hoà hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái đất”

Về bản chất, cảnh quan là một tổng thể tự nhiên phức tạp, vừa có tính đồng nhất, vừa có tính bất đồng nhất Tổng thể tự nhiên có thể tồn tại ở hai dạng: tổng thể

tự nhiên đầy đủ và tổng thể tự nhiên không đầy đủ Dạng thứ nhất bao gồm tất cả các hợp phần đang tồn tại ở nơi xác định, còn dạng thứ hai chỉ bao gồm các thành phần riêng biệt, hoặc các bộ phận của các thành phần có quan hệ chặt chẽ với nhau hơn cả Ví dụ về các địa tổng thể không đầy đủ như: địa mạo - thổ nhưỡng, thực vật

- thổ nhưỡng, đơn vị đất đai (FAO, 1993, 1986), đơn vị sinh thái cảnh quan (Fiedler H.J và nnk, 1981)

Trang 15

5

Như vậy, từ những định nghĩa trên có thể quan niệm một cách khái quát: cảnh quan là đơn vị cơ bản của sự phân dị lãnh thổ địa lý tự nhiên, và theo V.V Xôtsava đã nhấn mạnh rằng – Cảnh quan cũng là đơn vị mà ở đó người ta có thể đặt vấn đề về môi trường phát triển kinh tế thống nhất, cũng như về một hướng sử dụng

và cải tạo thống nhất [1]

Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô

thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi

bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị [20]

Kiến trúc cảnh quan: kiến trúc cảnh quan là một môn khoa học tổng hợp,

liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiền chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa, … nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc

Kiến trúc cảnh quan bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh….) [17]

Kiến trúc cảnh quan đô thị: “cảnh quan” là một phạm trù luôn luôn biến

đổi theo không gian và thời gian thì “kiến trúc” lại đề cao tính ổn định, lâu dài Kiến trúc cảnh quan tham gia vào việc quy hoạch môi trường, thiết kế, quy hoạch đô thị… và tạo dựng môi trường sống cho con người và thiên nhiên Chuyên ngành kiến trúc cảnh quan kết hợp tính đa dạng về mục tiêu và thể loại của đồ án thiết kế cảnh quan với sự biến đổi không ngừng của các điều kiện môi trường [16]

Phân vùng cảnh quan: miêu tả các đặc điểm đặc trưng các thể tổng hợp tự

nhiên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của địa lý tự nhiên, là khâu nối có quy luật của việc nghiên cứu cảnh quan và ứng dụng của nó trong mỗi vùng lãnh thổ Khái niệm “phân vùng cảnh quan” được các nhà địa lý tự nhiên xác định như là lời giải thích về sự tồn tại một cách khách quan trên bề mặt Trái đất các tổng hợp thể tự nhiên, đo vẽ nhóm gộp và đưa chung lên bản đồ, nghiên cứu thành phần cũng

Trang 16

Điểm dân cƣ nông thôn: là nơi cƣ trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết

với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định, đƣợc hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và các yếu tố khác [20]

Ngày đăng: 08/08/2017, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w