YÊNBÁI I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: YênBái là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, thuộc vùng Đông Bắc. Diện tích khoảng 6882 km vuông Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai. Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ. Phía Đông giáp tỉnh Tuyên Quang. Phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Là đầu mối giao thông giữa các miền Đông và Tây Bắc. YênBái nằm giữa quốc lộ 2, nối Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng với cửa khẩu Lào Cai ; tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai có đoạn chạy qua tỉnh YênBái với chiều dài là 84 km. Về đường thuỷ : có tuyến sông Hồng , tuyến hồ Thác Bà qua 25 xã ven hồ, hiện tại ở đây chưa có đường hàng không. Địa hình của tỉnh gồm nhiều đồi, núi, xen lẫn các thung lũng và đồng bằng giữa núi, nơi thấp nhất ở xã Minh Quân huyện Trấn Yên (20m), nơi cao nhất là đỉnh Pa luông (2985m). II HÀNH CHÍNH YênBái hai thị xã là :thị xã Yên Bái, TX Nghĩa Lộ, các huyện Lục Yên, Văn Yên, Mù Căng Chải, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Trạm Tấu. III TÀI NGUYÊN Rừng: YênBái là tỉnh có nhiều dải rừng, có nhiều loại gỗ quý như : đinh, liêm, sến, táu, lát, chò chỉ, pơ mu ., có nhiều loại động vật quý hiếm. Khoáng sản: tương đối phong phú, các mỏ thường thuộc loại nhỏ, không có khả năng khai thác trên quy mô lớn mỏ than có ở Hoàng Thắng, Hồng Quang, Suối Quyền (Văn Chấn); nhóm kim loại (41 điểm mỏ) gồm sắt, đồng, chì, kẽm, vàng .Mỏ đá quý ở Lục Yên rất nổi tiếng. Có nhiều nguồn nước khoáng ở YênBái Đất đai: do là một tỉnh miền núi với 55,6 % diện tích tự nhiên có độ dốc vượt quá 25 độ nên đất nông nghiệp ít, số đất đai chưa sử dụng còn rất lớn, khoảng hơn 33 vạn ha, chiếm 48% diện tích đất cả tỉnh. Trong số này, đất có khả năng khai thác phục vụ cho lâm nghiệp lên tới 305620 ha và cho nông nghiệp là 1972 ha. IV ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ VĂN: Khí hậu :chịu ảnh hưởng của địa hình núi cao , nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 – 23 độ C, lượng mưa TB hàng năm khoảng 1500 -2200mm. Độ ẩm 83-87%, mùa hạ mưa nhiều , có gió xoáy, lũ quét, mùa đông khô hạn , có sương muối, có nơi vùng cao nhiệt độ thấp hơn 0 độ C. Thủy văn: hệ thống sông suối phong phú, có giá trị về thuỷ điện, sông Hồng đoạn chảy qua YênBái dài khoảng 100 km, sông Chảy dòng sông nhỏ, sâu ,sâu, chảy xiết. Vùng hạ lưu sông chảy có hồ thuỷ điện Thác Bà (chiều dài hồ 80km, rộng 8-12 km, sâu tới 42m – cỡ nhà 7 đến 8 tầng. V DÂN CƯ: YênBái có số dân khoảng 682.171 người (1999) và có tới 31 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh . Đông nhất là người Kinh rồi đến người Tày, Dao, H’Mông, Thái, Mường, Nùng .) VI SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: Đất YênBái xưa thuộc bộ Tân Hưng, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Tỉnh YênBái được thành lập vào năm 1900. Sau năm 1975, YênBái sát nhập với Lào Cai và Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Năm 1991, Hoàng Liên Sơn tách thành 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái. VII VĂN HOÁ – DU LỊCH: Lễ hội ở YênBái mang nhiều màu sắc của nhiều dân tộc anh em -Lễ hội Đông Cuông (cách thị xã YênBái khoảng 50 km ), được mở sau tết Âm lịch. -Lễ hội tết Nhảy, tổ chức vào dịp tết Nguyên Đán của cộng đồng người Dao. Thắng cảnh: Hồ Thác Bà là hồ nước nhân tạo có diện tích mặt nước 23.400 ha, có 1.331 đồi đảo với thảm thực vật và cảnh quan sinh thái đa dạng. Nước hồ trong xanh, in bóng những vạt rừng già bao quanh hồ. Có dãy núi Cao Biền soi bóng ven hồ. Hàng ngàn đồi đảo trên hồ với các hang động như hang Hùm, hang Cẩu Cuôi, động Bạch Xà . và đền Thác Bà luôn tạo nên sự cuốn hút cho du khách. Hồ Thác Bà không chỉ là một thắng cảnh đẹp mà còn là một di tích lịch sử. Tại đây vào năm 1285 đã diễn ra trận Thu Vật do Trần Nhật Duật chỉ huy đánh tan một đạo quân nguyên Mông. Đền Đông Cuông: Đền ở cách thị xã YênBái 50 km .Đền còn có tên gọi là đền thờ thần Vệ Quốc vì ngoài thờ Mẫu Thượng Ngàn, đền còn thờ các vị có công với nước chống giặc Nguyên Mông (thế kỷ 13), đó là mộtsố tướng người dân tộc địa phương. Tại khu vực xung quanh đền Đông Cuông, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều di vật thuộc văn hóa Sơn Vi .Đền được xây dựng ở nơi có phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi sông hòa hợp nên vừa là di tích vừa là thắng cảnh đẹp của tỉnh Yên Bái. Đền Gia Quốc Công: Đền ở huyện Yên Bình, thờ Vũ Văn Mật, người ở Hải Dương lên xóm Khau Bàn sinh sống. Sau khi ông qua đời nhân dân đã lập đền thờ ông. Chùa tháp Hắc Y (Thần Áo Đen): Đây là một di tích đồng thời là thắng cảnh của tỉnh Yên Bái. Chùa tọa lạc trên đỉnh đồi Hắc Y, cách thị xã YênBái 80 km .Chùa mang kiến trúc độc đáo thời Trần. Quần thể di tích này gồm có tháp Hắc Y, đình Bến Lăn, núi Thần Áo Đen, đền Đại Cại. Trên đồi Hắc Y có Tháp Hắc Y, thành đất, bãi quần ngựa, . đã ghi dấu ấn lâu đời về lịch sử đấu tranh giữ nước. Tại khu vực Đại Cại, Bến Lăn còn tìm được nhiều công cụ đá cuội có đặc trưng văn hóa Sơn Vi. Chùa Tháp Hắc Y là một di tích thắng cảnh đang được đề nghị nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Chùa Bách Lẫm: Chùa tọa lạc trong một khuôn viên rộng, nhiều cây xanh, mát mẻ cạnh sông Hồng. Cảnh quan của chùa Bách Lẫm đẹp và cổ kính. Hiện nay trong khu chùa này dân còn lập thêm đền Bách Lẫm, thu hút nhiều khách thập phương đến thờ cúng. Đền Tuần Quán: Đền có từ lâu đời. Xưa kia khu đền Tuần Quán rất sầm uất thuộc phủ Quy Hóa, trấn Hưng Hóa. Từ thời Lê Cảnh Hưng, Thánh Mẫu Tuần Quán được triều đình phong sắc vì vậy tiếng tăm đền Tuần Quán được lưu truyền khắp dải sông Hồng. Khu di tích mộ Nguyễn Thái Học: Khu di tích này là nơi Pháp đã xử chém Nguyễn Thái Học và 16 chiến sĩ đã cùng ông tham gia khởi nghĩa YênBái vào tháng 2/1930. Khu mộ nằm ngay thị xã Yên Bái, được bảo tồn. Đây là điểm du lịch của du khách khi đến Yên Bái. Mọi người đều tới đây để thắp hương tưởng nhớ anh linh các chiến sĩ đã hy sinh anh dũng với lời hô "Việt Nam vạn tuế" . Khu mộ này được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. YênBái là nơi sinh sinh sống của người Việt cổ, những công cụ bằng đá, bằng đồng thau được tìm thấy trên tỉnh YênBái như Thạp Đồng Đào Thịnh được chạm khắc hoa văn đẹp độc đáo. VII KINH TẾ: Nông nghiệp: Cây lúa được trồng nhiều khắp trên những cánh đồng lúa nước và nương rẫy ; tiếp đến là cây ngô(bắp), sắn (mì), khoai lang . Cây chè là cây công nghiệp chính được phát triển mạnh ở Yên Bái(chè Suối Giàng rất nổi tiếng.); có nhiều cơ sở chế biến chè ở Phình Hồ, Trấn Yên ,Bảo Ái, Yên Ninh. Cây cà phê được trồng thử nghiệm ở đây từ năm 1995; ngoài ra còn có cây mía, đậu tương, lạc, bông . Cây ăn quả có hồng không hạt, mận, cam, quýt, nhãn . Đàn trâu chiếm số lượng nhiều hơn bò, ngoài ra còn có dê, lợn, gia cầm . Lâm nghiệp: Đối với YênBái , lâm nghiệp không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt về môi trường, liên quan mật thiết với cuộc sống của đồng bào dân tộc , diện tích trồng rừng ngày càng tăng, đáng chú ý là cây đặc sản quế ở Văn Yên. Ngư nghiệp: Là một tỉnh có gần 21.000 ha mặt nước, các huyện có sản lượng thuỷ sản lớn nhất là Yên Bình (gắn với hồ Thác Bà) rồi đến Văn Chấn , Lục Yên. Công nghiệp: Công nghiệp YênBái còn ở vị trí rất khiêm tốn, có các cơ sở đang khai thác và chế biến mộtsố khoáng sản như cao lanh, Graphít, đá vôi . Công nghiệp khai thác đá quý chủ yếu là Rubi Saphin, mộtsố mỏ chính là mỏ Lục Yên, Tân Hương, mỏ Ngòi Chi(Động Quan) . . huyện Trấn Yên (20m), nơi cao nhất là đỉnh Pa luông (2985m). II HÀNH CHÍNH Yên Bái hai thị xã là :thị xã Yên Bái, TX Nghĩa Lộ, các huyện Lục Yên, Văn Yên, Mù. PHÁT TRIỂN: Đất Yên Bái xưa thuộc bộ Tân Hưng, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Tỉnh Yên Bái được thành lập vào năm 1900. Sau năm 1975, Yên Bái sát nhập